Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Vận dụng phương pháp tổ chức và phát triển cộng đồng nhằm hỗ trợ giải quyết vấn đề xoá đói giảm nghèo tại xã thanh quang huyện nam sách tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.62 KB, 59 trang )

Bài tập điều kiện tốt nghiệp *** Nguyễn Thị Thu Hằng - Lớp CTXH K2-HD
LỜI MỞ ĐẦU
Để xây dựng thành công Nhà nước Việt Nam giầu mạnh, phồn vinh thì bên
cạnh việc xây dựng phát triển kinh tế. Đảng và Nhà nước ta luôn coi chính sách xã
hội là chính sách về con người là động lực to lớn thúc đẩy tiềm năng sáng tạo của
nhân dân trong cuộc sống đẩy mạnh CNH- HĐH đất nước
Đảng và nhà nước ta luôn coi vấn đề xoá đói giảm nghèo là một vấn đề
xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Xoá đói giảm
nghèo là yêuý tố cơ bản đảm bảo công bằng xã hội và phát triển bền vững thì mới
có sức mạnh vật chất để hoõ trợ người nghèo vươn lên thoát nghèo.
Cho đến nay, Việt nam đã đạt nhiều thành tựu đáng kể trong công tác xoá
đói giảm nghèo, nhưng đói nghèo vẫn đang tồn tại và là thách thức lớn cho sự phát
triển của xã hội. Tuy tỷ lệ hộ nghèo giảm nhưng tốc độ giảm giữa các vùng không
đồng đều, kết quả xoá đói giảm nghèo chưa thật bền vững. Trước tình hình đó
chính phủ vẫn tiếp tục thưcvj hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo
2006 – 2010.
Huyện Nam Sách nói chung, xã Thanh Quang nói riêngcó tỷ lệ hộ nghèo
tương đối cao hơn 5 năm thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo dơứi sự chỉ
đạo của hyuên uỷ cùng các sở ban trong tỉnh, huyện. Ban xoá đói giảm nghèo của
xã Thanh Quang đã nỗ lực phấn đấu thực hiện đạt được nhiều thành tựu đáng kể
trong công tác xoá đói giảm nghèo. Nổi bật là phong trào giúp nhà nghèo về chỗ ở,
vay vốn, kiến thức tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ sản xúât góp
phần tăng thu nhập giảm nghèo.
Là cán bộ công tác xã hội tại cơ sở trực tiếp điều hành mọi hoạt động của
ban văn hoá thương binh và xã hội ở địa phương, song trước đây chủ yếu là do
kinh nghiệm chưa được đào tạo cơ bản lên việc nắm bắt các vấn đề cung như trong
thực tế điều hành các hoạt động em không tránh khỏi những lúng túng. Từ khi
được theo học lớp công tác xã hội tại trường qua các bài giảng của các thầy cô giáo
1
Bài tập điều kiện tốt nghiệp *** Nguyễn Thị Thu Hằng - Lớp CTXH K2-HD
em đã hiểu ra nhiều điều, trong suốt quá trình công tác chưa nhận thấy, điều đó


giúp em thấy tự tin hơn trong công tác, hiệu quả tổ chức các hoạt động nâng lên
dần tạo được sự tin tưởng của lãnh đạo địa phương cũng như hội viên, nhân dân.
Sau hơn 3 năm vừa học vừa công tác trong thực tế em đã vận dụng những
kíên thức đã học ở trường và đi sâu tìm hiểu khảo sát các lĩnh vực đời sống văn
hoá, kinh tế – xã hội ở quê nhà nhất là sự hướng dẫn của các thầy, cô giáo trong
trường đại học sư phạm hà nội.
Trong quá trình học tập em xin cảm ơn các thầy, các cô trong khoa giáo dục
chính trị và tổ bộ môn công tác xã hội trường Đại học Sư phạm Hà Nội tận tình
giảng dạy và truyền đạt kiến thức chuyên môn về chuyên ngành CTXH. Em xin
cảm ơn ban xoá đói giảm nghèo của xa Thanh Quang đã giúp đỡ và tạo điều kiện
cho em hoàn thành báo cáo bài tập điều kiện tốt nghiệp của mình. Song do trình độ
chuyên môn, khả năng còn hạn chế nên báo cáo sẽ không tránh khỏi những sai sót.
Vậy em rất mong được sự quan tâm bổ sung ý kiến của các thầy, cô giáo để em có
cơ hội củng cố lại kiến thức đã học và hoàn chỉnh nội dung bài tập điều kiện tốt
nghiệp của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
2
Bài tập điều kiện tốt nghiệp *** Nguyễn Thị Thu Hằng - Lớp CTXH K2-HD
PHẦN I
1. Tính cấp thiết của đề tài – Lý do chọn đề tài
Nhân loại trên thế giới đã bước sang một thế kỷ mới đó là thế kỷ của khoa
học kỹ thuật và công nghệ thông tin, nhưng nghèo đói vẫn chưa được giải quyết
triệt để, nó là nỗi lo sinh tồn của tất cả loài người và của rất nhiều quốc gia trên thế
giới. Trong khi trí tuệ con người ngày càng được phát triển, sự bùng nổ của khoa
học công nghệ ngày càng cao mà nạn đói, nạn suy dinh dưỡng đang đeo đẳng 1/3
dân số thế giới. Khoảng cách về mức thu nhập của người nghèo so với người giàu
ngày càng có xu hướng rộng ra. Điều đó đang là nhức nhối của xã hội, của mỗi
quốc gia cần phải được giải quyết trong việc cải thiện mức thu nhập cho người
nghèo tiến tới thu hẹp khoảng cách giữa người giàu và nghèo.
Đối với nước ta vấn đề nghèo đói đã được đặt ra thành một trong những

nhiệm vụ trọng tâm và đã được bắt đầu ngay từ khi xuất hiện xu hướng phân hóa
trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế. Thực trạng đói nghèo là hậu quả sâu xa của
công cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc và giải phóng dân tộc kéo dài qua nhiều thời
kỳ dẫn đến đói nghèo, cùng với sự phát triển giữa các vùng trong cả nước không
đồng đều. Ngoài ra đói nghèo còn do nhiều nguyên nhân khác tác động đến như
nền kinh tế thị trường, cơ chế chính sách của nhà nước, kết hợp với đặc điểm về
điều kiện tự nhiên, khí hậu, thiên tai, mất mùa, trình độ dân trí, thiếu việc làm từ
đó làm cho một bộ phận dân cư nghèo đói chiếm tỷ lệ cao (chiếm 11% vào cuối
năm 2003) theo tiêu chí của tổ chức liên hợp quốc thì nước ta vẫn xếp vào diện các
nước nghèo trên Thế giới.
Trong bối cảnh ấy Đảng và nhà nước ta đã coi xóa đói giảm nghèo là một
trong những chiến lược, chương trình quốc gia và được đề cập nhiều trong các văn
kiện Đại hội, các nghị quyết, cũng như các chính sách của Đảng và nhà nước. Do
vậy Đảng, nhà nước ta có chiến lược và định hướng chương trình tổng thể, phải có
sự thống nhất về phương pháp tiếp cận, đánh giá, xác định đúng đâu là nguyên
nhân chính dẫn tới đói nghèo, đặc biệt là phải tìm hiểu sâu những đặc điểm của
3
Bài tập điều kiện tốt nghiệp *** Nguyễn Thị Thu Hằng - Lớp CTXH K2-HD
tình trạng đói nghèo từ đó đưa ra những biện pháp hữu hiệu thống nhất thực hiện
để công tác xóa đói giảm nghèo đạt kết quả cao phục vụ cho mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ và văn minh là mục tiêu để mọi người đều có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Xã Thanh Quang - huyện Nam Sách - tỉnh Hải Dương là xã có số lượng đối
tượng chính sách tương đối với gần 200 đối tượng, việc phát triển kinh tế trên địa
bàn xã còn gặp nhiều khó khăn. Theo thống kê năm 2009, trên địa bàn toàn xã có
75 thuộc diện đói nghèo (trong đó 65 hộ nghèo; 10 hộ đói) chiếm 17,03%. Vì thế,
công tác xoá đói giảm nghèo (XĐGN) đang là yêu cầu cấp bách được đặt ra trên
địa bàn xã
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề XĐGN, Đảng uỷ và chính quyền
địa phương trong những năm gần đây đã coi công tác XĐGN là công tác trọng tâm

trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn toàn xã và mỗi cơ sở thôn,
góp phần tạo ra sự ổn định xã hội và đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế.
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên nên tôi chọn đề tài: “Vận dụng phương pháp
tổ chức và phát triển cộng đồng nhằm hỗ trợ giải quyết vấn đề xoá đói giảm nghèo
tại xã Thanh Quang- huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương" làm bài tập điều kiện tốt
nghiệp của mình.
2. Ý nghĩa của đề tài
* ý nghĩa về lý luận
Đề tài góp phần làm rõ cơ sở lý luận thực hiện chính sách xoá đói giảm
nghèo, thông qua phương pháp tổ chức và phát triển cộng đồng tại địa phương.
Qua đó cho ta thấy được giá trị và sự cần thiết của phương pháp tổ chức và phát
triển cộng đồng về vấn đề xóa đói giảm nghèo.
Trên cơ sở khảo sát thực tế tại địa phương, bước đầu đã đưa ra những
nguyên nhân và hạn chế và kết quả thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo ở xã
4
Bài tập điều kiện tốt nghiệp *** Nguyễn Thị Thu Hằng - Lớp CTXH K2-HD
Thanh Quang – huyện Nam Sách – tỉnh Hải Dương dưới góc độ phương pháp tổ
chức và phát triển cộng đồng.
* Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua phương pháp tổ chức và phát triển cộng đồng giúp cho cộng
đồng kém phát triển, những đối tượng nghèo có thể tự vươn lên thoát nghèo, trở
thành cộng đồng khá, có cuộc sống ấm no hạnh phúc, ổn định và tái hòa nhập cộng
đồng.
Góp phần nâng cao hơn nữa nhận thức của người dân, cộng đồng về chủ
trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước trong công tác xóa
đói giảm nghèo hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phương pháp, phạm vi nghiên cứu.
* Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ bản chất, vai trò của phương pháp tổ chức và phát triển cộng
đồng trên cơ sở luận chứng và sự cần thiết khách quan, cần đổi mới phương pháp

cách tiếp cận, tiến trình thực nghiệm và xây dựng quy trình thực hiện phương pháp
tổ chức và phát triển cộng đồng trong việc hỗ trợ giải quyết vấn đề xóa đói giảm
nghèo trong giai đoạn hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Góp phần hệ thống hóa và từng bước hoàn thiện cơ sở lý luận cùng thực
hiện phương pháp tổ chức và phát triển cộng đồng để đẩy nhanh công tác xóa đói
giảm nghèo.
Khảo sát thực trạng và thực nghiệm so sánh việc thực hiện phương pháp tổ
chức và phát triển cộng đồng.
Xây dựng quy trình, giait pháp nhằm nâng cao hiệu quả của phương pháp tổ
chức và phát triển cộng đồng theo hướng pháp huy những tiền lực sẵn có của
5
Bài tập điều kiện tốt nghiệp *** Nguyễn Thị Thu Hằng - Lớp CTXH K2-HD
cộngđồng, kết hợp với những nguồn lực bên ngoài nhằm hỗ trợ cộng đồng kém
phát triển thành cộng đồng khá, tự lực tiến tới hội nhập.
* Đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu thực trạng tình hinhg đói nghèo tại xã Thanh Quang – Nam
Sách – Hải Dương từ đó vận dụng phương pháp tổ chức và phát triển cộng đồng,
nhằm phát huy tính tự lực của cộng đồng nghèo, cộng đồng kém phát triển, góp
phần thúc đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo tại địa bàn.
* Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận chung nhất trong nghiên cứu đề tài là quan điểm duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử trong triết học Mác leenin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, đường lối chủ chương chính sách của Đảng, Nhà nước, bao gồm
phương pháp nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu thực tiễn.
Sử dụng phương pháp nghiên cứu xã hội học : Phương pháp phân tích, thống
kê, khảo sát
Sử dụng phương pháp nghiên cứu công tác xã hội : tổ chức và phát triển
cộng đồng,
*Phạm vi nghiên cứu

Không gian nghiên cứu: ứng dụng phương pháp tổ chức và phát triển cộng
đồng trong công tác xóa đói giảm nghèo tại xã Thanh Quang – Nam Sách – Hải
Dương.
Thời gian nghiên cứu : Nghiên cứu công tác xóa đói giảm nghèo tại xã
Thanh Quang – Nam Sách – Hải Dương trong 3 năm gần đây (2007 - 2009).
6
Bài tập điều kiện tốt nghiệp *** Nguyễn Thị Thu Hằng - Lớp CTXH K2-HD
PHẦN II
KẾT CẤU BÀI TẬP ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP
Gồm 2 chương
Chương I. Thực trạng, tình hình xoá đói giảm nghèo trên địa bàn xã
Thanh Quang - huyện Nam Sách - Hải Dương.
Chương II: Vận dụng phương pháp tổ chức và phát triển cộng đồng
nhằm hỗ trợ giảI quyết vấn đề xóa đói giảm nghèo tại xã Thanh Quang – Nam
Sách – Hải Dương.
CHƯƠNG I. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
TẠI XÃ THANH QUANG – NAM SÁCH – HẢI DƯƠNG
1. TỔNG QUAN VỀ XÃ THANH QUANG
1.1. Đặc điểm tình hình chung
Xã Thanh Quang là xã nằm ở phía Đông Bắc- huyện Nam Sách - tỉnh Hải
Dương, là xã có địa bàn hành chính trung bình của huyện Nam Sách.
Diện tích: 370ha
Dân số: 4.415 người. Tổng số hộ là: 1217 hộ . Phân bổ theo 4 thôn
Trong đó: Nam là 2.200 người chiếm 49.6% dân số .
Nữ là 2.215 người chiếm 51.4% dân số .
Trong độ tuổi lao động là: 2700 người, chiếm 63% dân số. Số hộ nghèo
trong toàn xã là 75 hộ, chiếm 6.8% tổng số hộ trong xã. Xã có 4/4 Làng, được
UBND tỉnh Hải Dương công nhận là Làng văn hoá. Thu nhập bình quân đầu người
là 9 triệu đồng/ người/ năm . Thanh Quang là xã nội đồng chủ yến là sản xuất nông
nghiệp, hàng năm thường xuyên bị ảnh hưởng do thiên tai và dịch bệnh, đời sống

nhân dân còn gặp rất nhiều khó khăn, kinh tế xã vẫn còn có một số hộ nghèo đói
7
Bài tập điều kiện tốt nghiệp *** Nguyễn Thị Thu Hằng - Lớp CTXH K2-HD
xong công tác chăm lo đến đời sống tinh thần của các hộ đói nghèo trong xã luôn
được Đảng, chính quyền và nhân dân quan tâm.
1.2. Đặc điểm về tình hình kinh tế chính trị xã hội - an ninh quốc
phòng
* Sản xuất nông nghiệp:
Diện tích nông nghiệp là 285 ha. Diện tích dành cho nông nghiệp nhiều nên
sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa nước và nuôi trồng thủy sản, trồng rau
mầu và chăn nuôi.
* Thương mại, dịch vụ và nghành nghề :
Các ngành nghề trong xã tiếp tục được duy trì và phát triển như nghề Làm
hương, mộc, xây dựng, đun vôi, sản xuất gạnh không lung Phát triển mạnh các
hoạt động dịch vụ như vận tải, buôn bán, cơ cấu kinh tế giữa các ngành nông
nghiệp, công nghiệp xây dựng, dịch vụ đến năm 2010.
* Mục tiêu phát triển kinh tế của Đảng bộ và nhân dân xã Thanh Quang là
25%-20.5%-54.5% (ứng với Nông nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Thương mại
dịch vụ).
* Về lĩnh vực văn hoá, xã hội, y tế, giáo dục:
- Công tác văn hóa thông tin- thể dục thể thao
Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”,
Làng văn hoá đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Trong năm 2009 toàn
xã có 98.5% số hộ đạt gia đình văn hoá.
Phong trào văn hoá văn nghệ hoạt động sôi nổi, xã đã duy trì được đội chèo
truyền thống và các câu lạc bộ văn nghệ, hàng năm tham gia hội diễn của tỉnh và
huyện đều được giải.
8
Bài tập điều kiện tốt nghiệp *** Nguyễn Thị Thu Hằng - Lớp CTXH K2-HD
Xã đã có 4/4 thôn có nhà văn hóa. trong đó đã được nhận tiền hỗ trợ của tỉnh

là 50.000.000đ/nhà văn hoá, mục tiêu của Đại hội Đảng bộ khóa XXVII trong
nhiệm kỳ “giữ vững các Làng văn hóa và phấn đấu xã đạt danh hiệu xã văn hóa".
Làm tốt công tác quản lý Nhà nước với các hoạt động tôn giáo tín ngưỡng,
các lễ hội được tổ chức đúng quy định . Tuyên truyền thực hiện Chỉ thị số 26 của
Bộ chính trị về việc lành mạnh hóa trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Xã có 3 đình
và 02 chùa và 01 đền, 01 nghè. .
* Công tác giáo dục:
Các ngành học đều phát triền ổn định, thực hiện tốt các bước về phổ cập
giáo dục, đạt chuẩn cả về độ tuổi và số lượng, chất lượng dạy và học hàng năm đều
được nâng lên. Năm học 2009-2010 tỷ lệ huy động các cháu ra nhà trẻ đạt 100%;
số cháu ra lớp mẫu giáo đạt 100%; Tỷ lệ tốt nghiệp bập tiểu học đạt 100%; Tỷ lệ
tốt nghiệp THCS đạt 99%; Tỷ lệ học sinh vào lớp 10 là 75%. Trường Tiểu học và
THCS đạt chuẩn quốc gia.
Công tác xã hội hoá giáo dục thường xuyên được quan tâm, phối kết hợp
giữa Đảng, chính quyền, các đoàn thể và Nhà trường. Giữa nhà trường, gia đình,
xã hội trong việc chăm lo sự nghiệp giáo dục.
* Công tác y tế, dân số và gia đình
Công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân được quan tâm thường
xuyên, chiển khai thực hiện tốt các chương trình y tế cộng đồng và công tác phòng
dịch đảm bảo phòng, chống, ngăn chặn và dập dịch kịp thời không để dịch bệnh
lây nan. Đầu tư mới một số trang thiết bị cho Trạm y tế, xây dựng vườn thuốc
Nam, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ y tế.
Công tác dân số, gia đình, trẻ em được quan tâm, các cháu trong độ tuổi
được tiêm chủng theo chương trình tiêm chủng Quốc gia đạt 100%.
* Công tác chính sách:
9
Bài tập điều kiện tốt nghiệp *** Nguyễn Thị Thu Hằng - Lớp CTXH K2-HD
Đảng bộ và chính quyền thường xuyên quan tâm chăm lo thực hiện tốt
chính sách xã hội đối với các đối tượng hưởng chính sách xã hội, quan lý chi trả
kịp thời chính xác, duy trì tốt chế độ thăm hỏi, tặng quà các gia đình thương binh

liệt sỹ nhân các ngày lễ, tết, khi ốm đau, qua đời. Trong năm 2009 xã đã tổ chức
đón rước được 3 hài cốt liệt sỹ về an táng tại nghĩa trang liệt sỹ xã Thanh Quang.
Rà soát đề nghị đổi, cấp thẻ bảo hiểm khám chữa bệnh cho các đối tượng
chính sách và người hoạt động kháng chiến có huân huy chương, hộ nghèo và bảo
trợ xã hội,
Rà soát đề nghị cấp trên cho hưởng trợ cấp đối với trẻ mồ côi và người già
cô đơn theo chỉ đạo của trên.
Tỷ lệ hộ giàu, khá tăng, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống nhanh chóng. Đến năm
2010 còn 3,3%
* An ninh- Quốc phòng:
+ Công tác an ninh
Tình hình an ninh chính trị trật tự ân toàn xã hội trên địa bàn xã được duy trì
tốt, lực lượng công an viên được biên chế đúng theo pháp lệnh công an xã Ban
công an kịp thời nắm bắt tình hình an ninh chính trị, chủ động đấu tranh với các
loại tội phạm. Tập trung giải quyết tốt các vụ việc nảy sinh ở cơ sở, góp phần ổn
định tình hình chung, quản lý chặt chẽ hộ khẩu. Đấu tranh ngăn ngừa các tệ nạn xã
hội như cờ bạc, số đề, ma tuý, đồng bóng bói toán
+ Công tác quân sự địa phương:
Thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, Ban quân sự kết hợp với Hội
cựu chiến binh giải quyết tốt công tác xét duyệt hồ sơ cho các đối tượng hưởng chế
độ theo quyết định 142 của Chính phủ đối với quân nhân nhập ngũ trước ngày
30/4/1975. Làm tốt công tác củng cố và xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị
động viên theo pháp lệnh. Tổ chức tốt các chương trình huấn luyện, diễn tập, hội
10
Bài tập điều kiện tốt nghiệp *** Nguyễn Thị Thu Hằng - Lớp CTXH K2-HD
thi, hội thao, đảm bảo chế độ thường trực sẵn sàng chiến đấu, kết quả huấn luyện
dân quân cơ động đạt 100% quân số theo kế hoạch.
Hoàn thành tốt chỉ tiêu tuyển quân, hàng năm có 100% số thanh niên trong
độ tuổi đăng ký nghĩa vụ quân sự. Huy động thanh niên khám tuyển nghĩa vụ quân
sự đạt 100%. Trong 5 năm động viên được 57 thanh niên ưu tú lên đường nhập

ngũ, hoàn thành 100% chỉ tiêu giao.
* Công tác vệ sinh môi trường:
Công tác tuyên truyền giáo dục của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa
phương về giữ vệ sinh môi trường là trách nhiệm của Nhà nước, tập thể và những
người dân. Vì thế các hộ gia gia đình trong dân cư đều có trách nhiệm tham gia
hoạt động bảo vệ môi trường, giữ cho khu dân cư luôn xanh, sạch, đẹp.
Hoạt động thu gom rác thải của các thôn thường xuyên liên tục vào các buổi
sáng mỗi ngày.
Các thôn đều có quy hoạch bãi rác là nơi chứa rác thải, đảm bảo cho công
tác vệ sinh môi trường.
Nhân dân thường xuyên tham gia làm công tác vệ sinh môi trường như: Xây
dựng hệ thống tiêu thoát nước, thu gom rác thải, khơi thông cống, rãnh, trồng cây
xanh nhân những ngày lễ, tết, ngày môi trường thế giới 05/6, tuần lễ quốc gia nước
sạch và vệ sinh môi trường từ ngày 30/4 đến 06/5 hàng năm.
* Tiềm lực phát triển của cộng đồng:
Xã có vị trí địa lý thuận lợi cho sự phát triển kinh tế trên lĩnh vực tiểu thủ
công nghiệp - thương mại và dich vụ công nghiệp, xã là trung tâm trọng điểm của
huyện để phát triển các khu công nghiệp, dịch vụ, giao thông thuận tiện cho việc
trao đổi mua bán, giao lưu hàng hóa .
* Sự thay đổi căn bản của cộng đồng:
11
Bài tập điều kiện tốt nghiệp *** Nguyễn Thị Thu Hằng - Lớp CTXH K2-HD
Từ khi được có khu công nghiệp Nam Sách từ 2003, đô thị hóa trong xã đã
thay đổi toàn bộ cục diện nông thôn .
Về kinh tế :
- Nông nghiệp thu hẹp nhanh chóng, ngành nông nghiệp tập trung chủ yếu là
trồng cây lúa và cây màu có giá trị kinh tế cao phục vụ đời sống dân sinh.
- Tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ phát triển nhanh chóng .
- Các doanh nghiệp đầu tư xây dựng sản xuất công nghiệp phát triển, tạo
viêc làm cho người lao động .

Về xây dựng:
Quy hoạch khu công nghiệp được phê duyệt, vì thế tốc độ xây dựng hạ tầng
được phát triển nhanh chóng. Các tuyến đường giao thông nông thôn được quy
hoạch, việc xây dựng đường giao thông một phần do nhân dân đóng góp, số còn lại
do nhà nước đầu tư và các doanh nghiệp tài trợ. Hệ thống điện lưới quốc gia được
nâng cấp và rộng khắp đến từng hộ gia đình.
* Các dự án đã và đang được triển khai trên địa bàn:
- Dự án nâng cấp đường giao thôngWB2: đây là dự án có tính khả thi cao
nhằm quy hoạch các tuyến đường phục vụ giao thông công nghiệp và dịch vụ phát
triển.
- Dự án cho vay chuyển đổi nghề: nhằm giải quyết việc làm cho người lao
động, từ lao động nông nghiệp thành lao động thương nghiệp và dịch vụ.
- Dự án đang được triển khai như : Nước sạch ; bê tông hoá đường giao
thông nội đồng.
- Hiệu quả của các dự án trên đều mang tính khả thi cao, dự án được triển
khai nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
- Xoá đói giảm nghèo là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Là sự
nghiệp chung của toàn xã hội vì mục tiêu: “Dân giầu, nước mạnh, xã hội công
12
Bài tập điều kiện tốt nghiệp *** Nguyễn Thị Thu Hằng - Lớp CTXH K2-HD
bằng dân chủ và văn minh”. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác XĐGN
trên địa bàn xã, trong những năm qua Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND xã
Thanh Quang đã tập trung tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác XĐGN. Coi đây
là công tác trọng tâm nằm trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm của xã
và của từng cơ sở thôn, góp phần ổn định tình hình chính trị, đời sống văn hoá xã
hội, an ninh ở từng thôn xóm, khu dân cư.
- Ban chỉ đạo XĐGN của xã đã được thành lập và đi vào hoạt động tham mưu
cho Cấp uỷ, chính quyền chỉ đạo thực hiện chương trình XĐGN trên phạm vi toàn
xã. ở 4 cơ sở thôn, ban XĐGN cơ sở cũng đã được thành lập giúp cho Đảng uỷ và
UBND xã chỉ đạo tốt công tác ở từng thôn.

- Thông qua nhiều kênh truyền thông như: Quán triệt, bàn bạc trong các Hội
nghị của Đảng, Hội nghị bàn chương trình kinh tế xã hội hàng năm của các cấp
chính quyền, Hội nghị chuyên đề của các Đoàn thể xã hội. Thông qua việc tuyên
truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, đã tạo được nhận thức đến mọi
cấp, mọi ngành, mọi tổ chức xã hội cũng như mọi gia đình thấy rõ trách nhiệm
trong việc thực hiện công tác XĐGN.
1. 3. Biện pháp can thiệp.
* Tập trung phát triển kinh tế xã hội tạo nền móng vững chắc, thuận lợi cho
việc thực hiện XĐGN.
* Cung cấp đầy đủ các dịch vụ xã hội.
* Huy động và sử dụng tốt các nguồn lực từ cộng đồng dân cư cho công tác
XĐGN.
CHƯƠNG II
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC XÃ HỘI PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG ĐỂ
CAN THIỆP GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI
XÃ THANH QUANG - HUYỆN NAM SÁCH – HẢI DƯƠNG.
13
Bài tập điều kiện tốt nghiệp *** Nguyễn Thị Thu Hằng - Lớp CTXH K2-HD
1- Khái quát chung về phương pháp tổ chức và pháp triển cộng đồng.
- Cộng đồng là một tập hợp nhiều người cùng chung sống trên một địa bàn
nhất định.
- Cộng đồng là một tập hợp người có chung một nền văn hoá, ngôn ngữ
nhưng có thể sống chung trên một địa bàn.
Cộng đồng là một tập hợp người có sự ràng buộc lẫn nhau về thể chế, những
quy định về quyền lợi, nghĩa vụ, có chung mục đích.
- Phát triển cộng đồng là một tiến trình làm chuyển biến cộng đồng nghèo,
thiếu tự tinh thành cộng đồng tự lực thông qua việc giáo dục giúp người dân trong
cộng đồng nhận thức rõ tình hình, vấn đề hiện tại của họ, phát huy các khả năng và
tài nguyên sẵn có của họ, tổ chức các hoạt động chung tự giúp, bồi dưỡng và củng
cổ tổ chức, mở rộng các mối liên kết tiến tới tự lực phát triển.

- Phát triển cộng đồng bền vững làm một kiểu loại phát triển cộng đồng có
tính lâu bền dựa trên cơ sở cân đối liên hệ thống nội bộ cộng đồng giữa các cộng
đồng và với môi trường.
* Các nguyên tắc trong phát triển cộng đồng:
- Phải bắt đầu từ nhu cầu và tiềm năng của cộng đồng; phải tin tưởng vào
người dân, vào khả năng thay đổi phát triển của họ.
- Đáp ứng các nhu cầu và mối quan tâm bức xúc hiện tại của cộng đồng.
- Khuyến khích người dân cùng thảo luận lấy quyết định chung, hành động
chung để thực hiện duy trì phát triển.
- Nên bắt đầu từ những hoạt động nhỏ để đạt được thành công nhỏ, từ đó đạt
được mục đích phát triển.
- Vận động thành lập các nhóm nhỏ để thực hiện các dự án, không chỉ để thực
hiện giải quyết các vấn đề cụ thể mà qua đó còn để củng cố làm vững mạnh tổ
chức cộng đồng.
14
Bài tập điều kiện tốt nghiệp *** Nguyễn Thị Thu Hằng - Lớp CTXH K2-HD
- Khi tổ chức cần cung cấp nhiều cơ hội để người dân tương trợ lẫn nhau, hoạt
động chung qua đó hình thành các quan hệ tình cảm giúp cho tiến trình phát triển
đạt hiệu quả.
- Trong quá trình hành động cần rút kinh nghiệm để có những hành động mới
phù hợp để đạt được hiệu quả cao hơn.
- Trong quá trình tổ chức, hoạt động theo nhóm việc giải quyết mâu thuẫn
phát sinh trong nhóm sẽ giúp cho nhóm trưởng thành hơn qua đó củng cố tổ chức
hoạt động.
- Cần thiết lập các mối liên kết với các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội để
tạo ra sự hỗ trợ tích cực trong tiến trình phát triển cộng đồng.
15
Bài tập điều kiện tốt nghiệp *** Nguyễn Thị Thu Hằng - Lớp CTXH K2-HD
2. Xây dựng mô hình phát triển cộng đồng
“Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm xoá đói giảm nghèo tại xã Thanh

Quang - huyện Nam Sách- tỉnh Hải Dương"
* Dự án được thực hiện bằng phương pháp ABCD.
- Phương pháp thu thập thông tin và phân tích số liệu
- Báo cáo tập trung phân tích những chỉ tiêu liên quan trực tiếp đến công tác
xoá đói giảm nghèo ở xã Thanh Quang .
- Xây dựng kế hoạch và mục tiêu phấn đấu cho cộng đồng, vận động và liên
kết các nguồn vốn lại với nhau để phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Các hoạt động
đòn bẩy, đầu tư và nguồn lực từ các tổ chức bên ngoài.
* Khái niệm nghèo, đói.
+ Nghèo : Là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thoả mãn
những nhu cầu cơ bản tối thiểu của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống
trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện. Trong khái niệm nghèo lại
chia ra;
- Nghèo tuyệt đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thoả
mãn các nhu cầu tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống. Nhu cầu tối thiểu là những đảm
bảo ở mức tối thiểu những nhu cầu thiết yếu về ăn, mặc, ở và nhu cầu sinh hoạt
hàng ngày gồm văn hoá, y tế, giáo dục, đi lại, giao tiếp.
- Nghèo tương đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức
sống trung bình của cộng đồng tại địa phương đang xét.
+ Đói: Là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức sống
tối thiểu và thu nhập không đủ ddảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống.
Đó là những hộ dân cư hàng năm thiếu ăn đứt bữa từ 1 đến 2 tháng, thường vay nợ
cộng đồng và thiếu khả năng chi trả.
16
Bài tập điều kiện tốt nghiệp *** Nguyễn Thị Thu Hằng - Lớp CTXH K2-HD
3. Những đặc trưng
* Chủ quan
Được sự quan tẩm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước mà trực tiếp là huyện uỷ và
UBND huyện Nam Sách, sự cụ thể hoá trong thực hiện của Đảng uỷ và UBND
huyện, công cuộc phát triển kinh tế ở Thanh Quang đang có những đổi thay rõ rệt.

Mọi người dân đều được tạo điều kiện để vươn lên làm ăn khá giả, cải thiện đời
sống, XĐGN.
- Sự phối hợp giữa Đảng uỷ, Mặt trận tổ quốc, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân
dân và các đoàn thể quần chúng rất ăn ý, rất đồng bộ trong chỉ đạo và triển khai
thực hiện nhiệm vụ đã đề ra.
- Chương trình dồn điền đổi thửa, kiên cố hoá kênh mương được triển khai thực
hiện đồng bộ và rộng khắp trong toàn xã, góp phần không nhỏ vào việc tạo đà phát
triển kinh tế vùng, tạo ra bộ mặt nông thôn mới.
- Lao động dồi dào trong đó lao động nông nghiệp chiếm 80% lao động. Hàng
năm vẫn có một lực lượng lao động lớn thiếu việc làm. Người dân nơi đây thật thà,
chịu thương, chịu khó và có khát vọng làm giầu chính đáng đang cần có chính sách
phù hợp trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo việc làm cho người
lao động trên cơ sở tích cực đào tạo và sử dụng hợp lý nguồn lao động là vươn lên
làm giầu cho gia đình, cho địa phương và xã hội.
* Khách quan.
- Tiềm năng tăng năng suất lúa, cây trồng, vật nuôi còn lớn. Vấn đề chỉ là xác
định cho được trồng cây gì ? nuôi con gì ? để phù hợp với điều kiện khí hậu của
thiên nhiên ban tặng, đem lại hiệu quả kinh tế.
* Khó khăn.
- Thanh Quang là một xã có tỷ lệ số hộ nghèo đói tương đối, thường cao hơn
mức trung bình của cả huyện. Năng suất lúa bình quân hàng năm của xã còn thấp
17
Bài tập điều kiện tốt nghiệp *** Nguyễn Thị Thu Hằng - Lớp CTXH K2-HD
dưới mức bình quân chung của cả huyện do diện tích bãi trũng của xã nhiều. Đời
sống nhân dân còn rất nhiều khó khăn, bấp bênh.
- Địa hình phức tạp tạo thành vùng cao thấp. Đất đai hầu hết là đất pha cát dễ
gây úng ngập rửa trôi khi mưa và khô hạn, nắng kéo dài.
-Trình độ dân trí của một bộ phận dân cư còn thấp, các thôn có tỷ lệ hộ nghèo
đói cao. Gây khó khăn cho việc chuyển giao công nghệ và tiếp thu kiến thức làm
ăn mới.

- Điểm xuất phát về kinh tế của xã là thấp, hạn chế về đầu tư, sản phẩm làm ra
chưa tìm được thị trường tiêu thụ, nên còn rất nhiều những khó khăn trong việc tạo
vốn cho phát triển kinh tế vùng.
- Có nơi, có lúc sự chỉ đạo thực hiện của cấp uỷ Đảng, chính quyền còn chồng
chéo, thiếu đồng bộ và chưa kịp thời, việc kiểm tra giám sát còn lỏng lẻo.
4- Tìm hiểu cộng đồng : tại xã Thanh Quang - huyện Nam Sách - Hải
Dương.
* Điều kiện tự nhiên.
Thanh Quang là xã nội đồng có tổng diện tích tự nhiên là 370 ha, chiếm
1,15% diện tích toàn huyện; với 4 thôn. Đây là xã được đánh giá là có tiềm năng
phát triển kinh tế với nhiều điều kiện thuận lợi đang cần được đầu tư khai thác.
Tuy nhiên, trên thực tế đây vẫn là một trong những xã còn rất nhiều khó khăn
trong huyện, nhiều tiềm năng còn chưa được khai thác và sử dụng để phục vụ đời
sống dân sinh. Trong những năm tới cần có sự quan tâm đầu tư thích đáng để phát
triển kinh tế vùng, khai thác triệt để mọi tiềm năng của xã cho phát triển kinh tế, cải
thiện đời sống nhân dân.
* Địa hình.
Thanh Quang là xã có đường quốc lộ 37 chạy qua tiếp giáp với các xã Quốc
Tuấn - Nam Tân - An Bình - giáp huyện Chí Linh, có điều kiện để giao lưu phát
triển kinh tế xã hội.
18
Bài tập điều kiện tốt nghiệp *** Nguyễn Thị Thu Hằng - Lớp CTXH K2-HD
* Điều kiện kinh tế xã hội
*1 Dân số và chất lượng dân số.
Thanh Quang là xã có số dân trung bình của huyện; tốc độ tăng dân số tự
nhiên hàng năm là dưới 1% với chất lượng dân số là:
+ Chiều cao trung bình: Nam 1
m
60
cm

; Nữ 1
m
53
cm
.
+ Cân nặng trung bình: 48 kg- 52 kg
+ Chăm sóc y tế: Tỷ lệ bác sĩ / 1 người dân là 0,15
o
/
oo

.
+ Tuổi thọ trung bình: 60 tuổi.
+ Giáo dục: 100% xoá mù trong độ tuổi đi học; 96% phổ cập giáo dục tiểu
học.
+ Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng: 18% (dưới 14 tuổi).
+ Tỷ lệ hộ đói nghèo của xã là: 6.8%.
+ Thu nhập bình quân đầu người quy ra thóc: 374,5 kg/ người / năm.
+ Thu nhập bình quân đầu người / năm: 9.000.000 đồng / người / năm.
* Trình độ dân trí.
Là xã nằm xa trung tâm của huyện nên trình độ dân trí của toàn xã còn hạn
chế, trình độ canh tác vẫn còn lạc hậu, sản xuất cây lúa là chính. Số lượng cán bộ
kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng chế biến thuỷ hải sản chưa có nhiều,
chưa mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng. Sản xuất
còn mang tính thuần nông. Về mặt bằng dân trí còn chưa đáp ứng kịp thời với trào
lưu phát triển của xã hội.
* Mức sống dân cư
Nhìn chung đời sống dân cư giai đoạn 2008 - 2009 khá hơn những năm
trước đây, song do sản xuất phát triển không đồng đều giữa các thôn đã tạo nên
19

Bài tập điều kiện tốt nghiệp *** Nguyễn Thị Thu Hằng - Lớp CTXH K2-HD
chênh lệch về mức sống khác nhau. Nhiều thôn tỷ lệ số hộ đói nghèo còn cao. Phân
loại mức sống qua điều tra năm 2009 như sau:
Từ kết quả điều tra trên, đời sống nhân dân Thanh Quang còn gặp rất nhiều
khó khăn. Tỷ lệ hộ giầu và hộ khá còn thấp (xấp xỉ 35% tương đương với 75 hộ),
trong khi tỷ lệ hộ đói nghèo trong xã còn khá cao 6.8% (10 hộ).
Trong những năm tới, Đảng uỷ và chính quyền xã Thanh Quang cần đặc biệt
quan tâm về vấn đề phát triển kinh tế để nâng cao mức sống dân cư, XĐGN, từng
bước đưa nền kinh tế trên địa bàn xã phát triển tương xứng với tiềm năng của
huyện.
* Tình hình sản xuất.
Ngành nghề sản xuất chính ở đây là nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, Thủ
công nghiệp và dịch vụ.
+ Nông nghiệp:
-Trồng lúa: kinh tế nông thôn, chủ yếu là sản xuất lúa, chiếm 46.5%, nên
phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, đời sống của nhân dân luôn bị đe doạ bởi
thiên tai năng suất một số cây mầu chính còn thấp. Đặc biệt những năm xảy ra
thiên tai thì năng suất còn thấp hơn nhiều điều này khiến cho đời sống của người
nông dân nơi đây rất khó khăn.
+ Công nghiệp -Thủ công nghiệp.
Đang được khôi phục và mở rộng với các nghề: Làm hương, sản xuất vật
liệu xây dựng, chế biến lương thực thực phẩm, sửa chữa cơ khí, làm đồ mộc dân
dụng phục vụ sản xuất và đời sống, đồng thời mở rộng mạng lưới dịch vụ. Việc bố
trí được hàng ngàn lao động có công ăn việc làm giải quyết một phần vấn đề về
việc làm cho lao động nông nhiệp trong những dịp nông nhàn, góp phần giảm đáng
kể số lao động ra các thành phố lớn tìm việc làm và số trẻ em lang thang kiếm
sống, từng bước nâng cao đời sống cho nhân dân.
20
Bài tập điều kiện tốt nghiệp *** Nguyễn Thị Thu Hằng - Lớp CTXH K2-HD
Tuy vậy, sản xuất Công nghiệp -Thủ công nghiệp huyện còn gặp nhiều khó

khăn, lao động vẫn chưa đủ việc làm ổn định, thường xuyên; có việc làm thì thu
nhập cũng không cao do còn gặp nhiều khó khăn về vốn đầu tư và thị trường tiêu
thụ sản phẩm. Trong những năm tới, nếu vấn đề vốn và thị trường được giải quyết
thoả đáng thì chắc chắn ngành nghề Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp nơi đây
sẽ phát triển mạnh và tạo những giá trị kinh tế lớn, đóng góp vào sự phát triển kinh
tế chung của toàn huyện.
+ Ngành dịch vụ:
Đã và đang đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế vùng, làm cho
hàng hoá giữa các vùng được lưu thông trao đổi, giải quyết công ăn việc làm và tạo
thu nhập, góp phần xoá được đói, giảm được nghèo.
Nhờ có sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của các cấp Đảng uỷ, sự quan tâm giúp
đỡ và hỗ trợ của UBND từ huyện đến cơ sở, sự đồng tình ủng hộ tham gia phối kết
hợp công tác của các đoàn thể nhân dân. Công tác đổi mới của Thanh Quang có
những bước tiến triển nhanh mang lại những kết quả khả quan. Kinh tế có mức
tăng trưởng khá, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, an ninh chính trị, trật tự
an toàn xã hội được củng cố vững chắc. Diện người nghèo được thu hẹp dần (năm
2008 bằng 7,4%; năm 2009 còn 6.8%). Các công trình phúc lợi phục vụ đời sống
dân sinh được quan tâm phát triển.100% thôn dùng điện lưới quốc gia. Đời sống
nhân dân đã dần khấm khá lên, đã có của ăn, của để, đa phần nhân dân đã thoát
cảnh phải “chạy ăn từng bữa”, trong dân đã bước đầu có tích luỹ, xuất hiện những
điển hình vượt đói nghèo vươn lên làm ăn giỏi, trở thành hộ giầu; không ít những
hộ không những vươn lên làm ăn giỏi mà còn biết giúp đỡ nhau cùng làm kinh tế,
giúp nhau XĐGN cho gia đình mình cũng là làm giầu cho địa phương, cho đất
nước. Năm 2009, mức tăng trưởng kinh tế trong toàn xã đạt 12.9%.
 Sản xuất nông nhiệp tăng : 2,41%
 Nuôi trồng thuỷ sản tăng : 14,7%
21
Bài tập điều kiện tốt nghiệp *** Nguyễn Thị Thu Hằng - Lớp CTXH K2-HD
 TCN&XDCB tăng : 7,5%
 Dịch vụ thương mại và thu nhập khác tăng: 11%

 Giá trị bình quân thu nhập đầu người đạt : 1.000.000 đồng
 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên : dưới 1%
 Tỷ lệ đói nghèo giảm : 1,5%
 An ninh chính trị ổn định
 Các nghĩa vụ đối với nhà nước được cơ sở thực hiện đầy đủ và nghiêm túc.
Tóm lại Thanh Quang là xã có nhiều ưu thế và tiềm năng phát triển kinh tế.
Trong những năm qua cơ cấu kinh tế đã có bước chuyển dịch và phát triển đáng
kể, xã đã đầu tư khai thác, sử dụng các loại tài nguyên và đạt những kết quả bước
đầu, song so với nhu cầu và tiềm năng thì mức đạt được còn quá thấp. Do vậy
trong những năm tới Thanh Quang cần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ
cấu cây trồng, vật nuôi và chuyển dịch mùa vụ, phát triển kinh tế VAC, kinh tế
ngành nghề để kinh tế địa phương có sự phát triển hài hoà, khai thác được mọi
tiềm năng của địa phương, tập trung cho phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm,
tăng thu nhập, xoá được đói giảm được nghèo. Làm được như vậy đời sống nhân
dân Thanh Quang mới đỡ bấp bênh, ổn định vững chắc cuộc sống, chí thú làm ăn
trên mảnh đất của mình.
* Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Thanh Quang.
Được sự quan tẩm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước mà trực tiếp là huyện uỷ và
UBND huyện Nam Sách, sự cụ thể hoá trong thực hiện của Đảng uỷ và UBND xã,
công cuộc phát triển kinh tế ở Thanh Quang đang có những đổi thay rõ rệt. Mọi
người dân đều được tạo điều kiện để vươn lên làm ăn khá giả, cải thiện đời sống,
XĐGN.
22
Bài tập điều kiện tốt nghiệp *** Nguyễn Thị Thu Hằng - Lớp CTXH K2-HD
- Sự phối hợp giữa Đảng uỷ, Mặt trận tổ quốc, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân
dân và các đoàn thể quần chúng rất ăn ý, rất đồng bộ trong chỉ đạo và triển khai
thực hiện nhiệm vụ đã đề ra.
- Chương trình dồn điền đổi thửa, kiên cố hoá kênh mương được triển khai thực
hiện đồng bộ và rộng khắp trong toàn xã, góp phần không nhỏ vào việc tạo đà phát
triển kinh tế vùng, tạo ra bộ mặt nông thôn mới.

- Lao động dồi dào trong đó lao động nông nghiệp 2750 lao động, chiếm 64%
lao động toàn xã. Hàng năm vẫn có một lực lượng lao động lớn thiếu việc làm.
Người dân nơi đây thật thà, chịu thương, chịu khó và có khát vọng làm giầu chính
đáng đang cần có chính sách phù hợp trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông
thôn, tạo việc làm cho người lao động trên cơ sở tích cực đào tạo và sử dụng hợp lý
nguồn lao động là vươn lên làm giầu cho gia đình, cho địa phương và xã hội.
* Khách quan.
- Tiềm năng tăng năng suất lúa, cây trồng, vật nuôi còn lớn. Vấn đề chỉ là xác
định cho được trồng cây gì ? nuôi con gì ? để phù hợp với điều kiện khí hậu cũng
như thổ nhưỡng của vùng, đem lại hiệu quả kinh tế.
* Khó khăn.
- Thanh Quang là một xã có tỷ lệ số hộ nghèo đói cao, thường cao hơn mức
trung bình của cả huyện (năm 2009 về số tuyệt đối là 75 hộ , cao so huyện Nam
Sách ) năng suất lúa bình quân hàng năm của xã còn thấp dưới mức bình quân
chung của cả huyện. Đời sống nhân dân còn rất nhiều khó khăn, bấp bênh
-Trình độ dân trí của một bộ phận dân cư còn thấp, các thôn tỷ lệ hộ nghèo đói
cao. Gây khó khăn cho việc chuyển giao công nghệ và tiếp thu kiến thức làm ăn
mới.
-Điểm xuất phát về kinh tế của xã là rất thấp, hạn chế về đầu tư, sản phẩm làm
ra chưa tìm được thị trường tiêu thụ nên còn rất nhiều những khó khăn trong việc
tạo vốn cho phát triển kinh tế.
23
Bài tập điều kiện tốt nghiệp *** Nguyễn Thị Thu Hằng - Lớp CTXH K2-HD
- Có nơi, có lúc sự chỉ đạo thực hiện của cấp uỷ Đảng, chính quyền còn chồng
chéo, thiếu đồng bộ và chưa kịp thời.
5. Thực trạng đói nghèo và công tác XĐGN tại xã Thanh Quang
* Nhận thức vấn đề.
- Xoá đói giảm nghèo là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Là sự
nghiệp chung của toàn xã hội vì mục tiêu: “Dân giầu, nước mạnh, xã hội công
bằng dân chủ và văn minh”. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác XĐGN

trên địa bàn xã, trong những năm qua Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND xã
Thanh Quangng tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác XĐGN. Coi đây là công tác
trọng tâm nằm trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm của xã và của
từng cơ sở thôn, góp phần ổn định tình hình chính trị, đời sống văn hoá xã hội, an
ninh ở từng thôn xóm, từng xã và từng vùng dân cư.
- Ban chỉ đạo XĐGN của xã đã được thành lập và đi vào hoạt động tham mưu
cho Cấp uỷ, chính quyền chỉ đạo thực hiện chương trình XĐGN trên phạm vi toàn
xã. ở 4 thôn, ban XĐGN cơ sở cũng đã được thành lập giúp cho Cấp uỷ và chính
quyền thôn chỉ đạo tốt công tác ở từng thôn.
- Thông qua nhiều kênh truyền thông như: Quán triệt, bàn bạc trong các Hội
nghị của Đảng, Hội nghị bàn chương trình kinh tế xã hội hàng năm của các cấp
chính quyền, Hội nghị chuyên đề của các Đoàn thể xã hội. Thông qua việc tuyên
truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, đã tạo được nhận thức đến mọi
cấp, mọi ngành, mọi tổ chức xã hội cũng như mọi gia đình thấy rõ trách nhiệm
trong việc thực hiện công tác XĐGN.
* Chuẩn mực đói nghèo
Thanh Quang là vùng đồng bằng bắc bộ. Theo thông báo số 1751/ LĐ
TBXH thì chuẩn mực đói nghèo được xác định
- Hộ đói: Có thu nhập dưới 13 kg gạo / người / tháng, tương ứng với 45 ngàn
đồng/ người/ tháng.
24
Bài tập điều kiện tốt nghiệp *** Nguyễn Thị Thu Hằng - Lớp CTXH K2-HD
- Hộ nghèo: Có mức thu nhập dưới 20 kg gạo/người/tháng, tương ứng 70
ngàn đồng/ người/ tháng.
Các hộ gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn làm đơn. Nhân dân trong tổ,
thôn bình xét, xã lập danh sách gửi lên Huyện; Huyện tổng hợp báo cáo Tỉnh. Sau
khi xem xét, Ban chỉ đạo XĐGN Tỉnh sẽ uỷ quyền cho UBND huyện cấp sổ chứng
nhận hộ đói nghèo cho các hộ gia đình thuộc diện đói nghèo đã được công nhận.
* Hộ đói nghèo được hưởng chính sách ưu đãi.
- Được vay vốn XĐGN

- Khi ốm đau được khám chữa bênh, được hưởng chính sách miễn viện phí theo
Nghị định số 95/NĐ - CP.
- Con em hộ đói nghèo còn đi học, được nhà trường miễn học phí và tiền xây
dựng trường lớp theo quy định của Bộ và Sở Giáo dục - Đào tạo.
+ Học sinh, sinh viên mà gia đình (Gia đình, cha, mẹ hoặc người nuôi dưỡng)
thuộc diện hộ đói được miễn học phí 100%.
+ Học sinh, sinh viên mà gia đình (Gia đình, cha, mẹ hoặc người nuôi dưỡng)
thuộc diện hộ nghèo được miễn học phí 50%.
Ngoài ra đối với con em của các hộ thuộc diện đói nghèo là học sinh, sinh
viên đang theo học tại các trường Đại học và THCN công lập, hệ chính quy dài hạn
- tập trung sẽ được hưởng trợ cấp xã hội là 100.000 đồng/ tháng (cấp 12 tháng
trong năm) và được cấp học bổng nếu học tốt.
- Được miễn đóng góp lao động công ích và các khoản đóng góp xã hội khác
theo quy định của địa phương.
Bên cạnh những chính sách ưu đãi với gia đình thuộc diện đói nghèo đã nêu,
huyện còn tổ chức hỗ trợ về kỹ thuật, về kinh nghiệm làm ăn cho các gia đình
thông qua các lớp tập huấn ngắn ngày, các buổi hướng dẫn đầu bờ, các buổi nói
chuyện chuyên đề. Để các gia đình biết cách làm ăn, biết sử dụng đồng vốn vay
25

×