Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Kế thừa và phát triển truyền thống yêu nước, nhân ái, tinh thần cố kết cộng đồng của dân tộc Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.96 KB, 8 trang )

MỞ ĐẦU
Hồ Chí Minh, một danh nhân văn hóa thế giới, một nhà chính trị -
quân sự lỗi lạc, tài ba, một người con xuất sắc của dân tộc Việt Nam, đã để
lại cho dân tộc ta, cho toàn nhân loại một kho tàng lí luận vô giá. Đó là hệ tư
tưởng Hồ Chí Minh - ngọn đuốc soi đường, kim chỉ nam cho mọi hành động
đưa con thuyền dân tộc tới bến bờ thắng lọi trong công cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc, xây dựng đất nước. Trong hệ tư tưởng ấy, tư tưởng về đại
đoàn kết dân tộc có giá trị lí luận và giá trị thực tiễn hét sức quan trọng. Nó
là một trong những nhân tố quan trọng nhất bảo đảm thắng lợi của Cách
mạng Việt Nam. Mặc dù Đảng lãnh đạo, nhân dân làm cách mạng, nhưng
cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân đông đảo, nó không phải
của riêng Đảng Cộng sản. Đảng lãnh đạo để nhân dân đứng lên tự giải phóng
và xây dựng xã hội mới do mình làm chủ. Sự nghiệp ấy chỉ có thể thực hiện
bằng sức mạnh của cả dân tộc, bằng đại đoàn kết dân tộc. Trong suốt cuộc
dời hoạt động cách mạng của mình, trên những cơ sơ lí luận và thực tiẽn, tư
tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc dần được kết tinh và hình thành.
Đại đoàn kết dân tộc đã trở thành nội dung xuyên suốt trong tư tưởng cũng
như trong họat động thực tiễn của Hồ Chí Minh. Chính tư tưởng đó đã giúp
Hồ Chí Minh tập hợp, quy tụ được các dân tộc, các giai cấp, tàng lớp, đảng
phái, tôn giáo, nhân sĩ yêu nước, đồng bào trong và ngoài nước xây dựng
khối đại đoàn kết dân tộc trong suốt tiến trình cách mạng, từ cách mạng dân
tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa. Thằng lợi trong sự
nghiệp Cách mạng của Hồ Chí Minh mong muốn của toàn Đảng, toàn dân
ta. Để đạt được thắng lợi đó, chúng ta phải hình thành tư tưởng đại đoàn kết
dân tộc, mà trước hết phải nắm vững được cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí
Minh về đại đoàn kết dân tộc.
1
NỘI DUNG
I. Về mặt lí luận
1. Kế thừa và phát triển truyền thống yêu nước, nhân ái, tinh thần cố kết
cộng đồng của dân tộc Việt Nam


Giá trị truyền thống bao gồm chủ nghĩa yêu nước và tinh thần đấu
tranh anh dũng cho độc lập, tự do, tinh thần nhân nghĩa, đoàn kết, tương thân
tương ái, vị tha của dân tộc và ý thức tự lực, tự cường. Đất nước ta, một dải
đất hẹp nằm trọn trong vành đai nhiệt đới gió mùa, quay mặt ra biển Đông,
lưng tựa vào Trường Sơn hùng vĩ. Do điều kiện địa lý, tự nhiên và vị trí
quan trọng của mảnh đất này, những cư dân người Việt từ thuở xa xưa vừa
được hưởng sự ưu đãi của đất trời, vừa phải đối mặt với những thử thách
khắc nghiệt của thiên tai, địch họa. Lịch sử dựng nước và giữ nước diễn ra
trên mảnh đất này là sự nối tiếp hàng ngàn năm những cuộc đấu tranh không
mệt mỏi chống hạn hán, bão lụt, chống chiến tranh xâm lược của các thế lực
nước ngoài. Từ trong cuộc tranh đấu trường kỳ đó đã sớm nảy sinh và định
hình ý thức cộng đồng, ý thức tập thể, và cao hơn là ý thức dân tộc. Ý thức
này ngấm vào máu thịt con người Việt Nam và được trao truyền từ thế hệ
này sang thế hệ khác, để tạo thành truyền thống đoàn kết, nhân nghĩa trên
nền tảng chủ nghĩa yêu nước. Truyền thống ấy đã được phản ánh trong kho
tàng văn học dân gian với những câu ca dao, tục ngữ thấm sâu vào linh hồn
người Việt:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
hay:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
2
Truyền thống quý báu ấy cũng được những anh hùng dân tộc ở các
thời kỳ lịch sử khách nhau như Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi,
Quang Trung... đúc kết, nâng lên thành kinh nghiệm, thành phép đánh giặc,
giữ nước: "khoan thư sức dân làm kế gốc sâu rễ bén", trên dưới đồng lòng,
cả nước chung sức", "Tướng sĩ một lòng phụ tử"...
Không chỉ vậy, truyền thống ấy cũng được tiếp nối trong tư tưởng tập
hợp lực lượng dân tộc của các nhà yêu nước trong cuộc đấu tranh chống

thực dân Pháp xâm lược và bọn phản động tay sai như Phan Bội Châu, Phan
Chu Trinh. Đối với Hồ Chí Minh, hai cụ Phan là những bậc tiền bối đáng
kính, và những tư tưởng cứu nước, đặt biệt là tư tưởng tập hợp lực lượng dân
tộc, lực lượng quốc tế của hai cụ đã có ảnh hưởng đáng kể đến quá trình đi
tìm đường cứu nước và xây dựng đường lối cứu nước của Người.
2. Hấp thu tinh hoa của văn hóa Đông - Tây và tư tưởng tập hợp lực
lượng của các nhà Cách mạng lớn ở khu vực và trên thế giới
Sinh trưởng trong một gia đình nhà Nho yêu nước, Hồ Chí Minh sớm
có điều kiện tiếp xúc với những giá trị văn hóa phương Đông, trong đó có
những giá trị nhân bản của Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo. Trong quá trình
tiếp xúc, Người tiếp thu, vận dụng những yếu tố tích cực của Nho giáo (như
tư tưởng đại đồng, tư tưởng nhân ái, luân lí yêu thương) và Phật giáo (tinh
thần "Lục hòa" - sáu phương pháp cư xử nhằm tạo ra sự hòa hợp từ vật chất
đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm của chúng sinh nhằm đạt tới mục đích
cao đẹp). Bên cạnh đó, Người cũng đồng thời phê phán, loại bỏ những yếu
tố thủ cựu, tiêu cực của học thuyết đó, chẳng hạn như tư tưởng phong kiến
của Khổng Tử.
Là một người phương Đông, song cuộc đời hoạt động của Hồ Chí
Minh một thời gian dài lại gắn với môi trường phương Tây, do vậy, Người
đã tiếp thu nhiều giá trị nhân bản trong nền văn hóa phương Tây, đặc biệt là
3
những hạt nhân hợp lý của tư tưởng bình đẳng, bác ái, tự do được ghi trên lá
cờ của các trào lưu tư tưởng phương Tây. Những tư tưởng nhân văn đó đã
được Hồ Chí Minh tiếp nhận ngay từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường ở quê
hương và được Người tìm hiểu, kiểm chứng, sàng lọc trong suốt 30 năm bôn
ba hải ngoại.
Có thể nói, Hồ Chí Minh là biểu tượng cho sự kết hợp hài hòa cốt cách
phương Đông sâu lắng thâm trầm với phong cách khoáng đạt cởi mở
phương Tây.
3. Tiếp thu nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin

Cơ sở lí luận quan trọng nhất đối với quá trình hình thành tư tưởng
Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc là những quan điểm cơ bản của chủ
nghĩa Mác - Lênin: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhân dân là
người sáng tạo ra lịch sử, giai cấp vô sản lãnh đạo cách mạng phải trở thành
dân tộc, liên minh công nông là cơ sở để xây dựng lực lượng to lớn của cách
mạng, đoàn kết dân tộc phải gắn với đoàn kết quốc tế,...
Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin là vì chủ nghĩa Mác -
Lênin đã chỉ ra cho các dân tộc bị áp bức con đường tự giải phóng, đã chỉ ra
sự cần thiết và con đường tập hợp, đoàn kết các lực lượng cách mạng trong
phạm vi từng nước và trên thế giới để giành thắng lợi hoàn toàn trong cuộc
đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc thực dân.
Hồ Chí Minh đã sớm nắm được linh hồn của chủ nghĩa Mác - Lênin,
nhờ đó Người đã có cơ sở khoa học để đánh giá chính xác các yếu tố tích
cực cũng như hạn chế trong các di sản truyền thống, trong tư tưởng tập hợp
lực lượng của các nhà yêu nước Việt Nam tiền bối và các nhà cách mạng lớn
trên thế giới, những bài học rút ra từ các cuộc cách mạng trước, từ đó, hình
thành và hoàn chỉnh tư tưởng của Người về đại đoàn kết dân tộc.
4
II. Về mặt thực tiễn
1. Thực tiễn Việt Nam
Phong trào yêu nước Việt Nam đã diễn ra rất mạnh mẽ từ khi thực dân
Pháp xâm lược nước ta. Từ các phong trào Cần Vương, Văn Thân, Yên Thế
đến các phong trào Đông Du, Duy Tân, các thế hệ người Việt Nam yêu nước
đã nối tiếp nhau vùng dậy chống ngoại xâm. Song, do nhiều khó khăn khách
quan và hạn chế chủ quan, các phong trào yêu nước chống Pháp của nhân
dân ta đều lần lượt bị thất bại. Thực tiễn đó đã chứng tỏ rằng, vào thời đại
mới, muốn chiến thắng kẻ thù mới phải có sức mạnh đoàn kết tự giác của cả
dân tộc. Vận mệnh của đất nước phải đòi hỏi phải có một lực lượng lãnh đạo
cách mạng mới, đề ra được một đường lối cách mạng đúng đắn, phù hợp với
quy luật phát triển của lịch sử và những yêu cầu của thời đại mới, đủ sức quy

tụ được cả dân tộc vào cuộc đấu tranh chống đế quốc và thực dân xây dựng
được khối đại đoàn kết dân tộc bền vững thì mới giành được thắng lợi.
2. Thưc tiễn thế giới
Trong quá trình bôn ba ở nước ngoài, Hồ Chí Minh đã nghiên cứu các
cuộc cách mạng tư sản, đặc biệt là cách mạng Mỹ và cách mạng Pháp và
nhận thấy các cuộc cách mạng đó vẫn chỉ là cách mạng "không đến nơi".
Người tổng kết các cuộc đấu tranh của các dân tộc thuộc địa và thấy rõ: Các
dân tộc thuộc địa chưa có sự lãnh đạo đúng đắn, chưa biết đoàn kết lại, chưa
có tổ chức và chưa biết tổ chức.
Nghiên cức Cách mạng tháng Mười Nga đã giúp Người hiểu sâu sắc
thế nào là một cuộc "cách mạng đến nơi", những bài học về huy động, tập
hợp lực lượng quần chúng công nông để giành và giữ chính quyền cách
mạng, để chuẩn bị cho việc lãnh đạo nhân dân Việt Nam đi vào con đường
cách mạng mới những năm sau này.
5

×