Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

LUẬT BIỂN QUỐC TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.19 KB, 10 trang )

Tiểu Luận
MÔN CÔNG PHÁP QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI: LUẬT BIỂN QUỐC TẾ
Giáo Viên Hướng Dẫn: Nguyễn Ngọc Lan
Sinh viên: Hà Phương Nhi
Lớp: CD01C
Hà nội,ngày 29 tháng 10 năm 2010
1
MỤC LỤC
I. LUẬT BIỂN QUỐC TẾ
II. CÁC NGUYÊN TẮC LUẬT BIỂN VÀ PHƯƠNG
PHÁP VẠCH ĐƯỜNG CƠ SỞ THẲNG
III. LIÊN HỆ THỰC TẾ VIỆT NAM
2
I. LUẬT BIỂN QUỐC TẾ
Từ rất sớm, con người đã có các hoạt động trên biển. Đến thế kỷ XV, các nguyên tắc
lớn của Luật biển đã hình thành như Nguyên tắc tự do biển cả, chủ quyền quốc gia trên
biển. Năm 1609, Hugo Grotius ( Hà Lan) viết “Mare Liberum” tuyên truyền cho tư tưởng
tự do biển cả. John Selden (Anh) viết “Mare Clausum” năm 1653 đại diện cho xu hướng
mở rộng quyền lực của quốc gia ven biển ra hướng biển. Luật biển trong thời gian này chủ
yếu là các quy tắc, quy phạm mang tính tập quán.
Quá trình pháp điển hóa Luật biển phát triển mạnh sau Đại chiến thế giới thứ hai, thông
qua ba hội nghị lớn của Liên hợp quốc vào các năm 1958,1960 và năm 1973 – 1982. Trong
các hội nghị đó, nhiều vấn đề pháp lý về biển đặt ra trong thực tiễn quốc tế đã dần dần
được giải quyết và quan trọng hơn cả là những thành tựu về lập pháp quốc tế đã đạt được
của cộng đồng quốc tế trong lĩnh vực luật biển tại Hội nghị lần thứ ba của Liên hợp quốc.
Bằng việc thông qua Công ước 1982 của Liên hợp quốc về Luật biển ( Công ước 1982) tại
Moontegobay(Jamaica), ngày 10 tháng 12 năm 1982,với 320 điều khoản,17 phần và 9 phụ
lục, Công ước thực sự là bản hiến pháp về biển của cộng đồng quốc tế, đề cập toàn diện tất
cả các vấn thuộc pháp lý, kinh tế, khoa học kỹ thuật,hợp tác, giải quyết, tranh chấp…Đến
nay, Công ước đã được 158 nước phê chuẩn và Hiệp định 1994 thay đổi nội dung phần XI


của Công ước cũng đã có hiệu lực và ngày 28 tháng 7 năm 1995 và trở thành bộ phận hữu
cơ của Công ước. Sự ra đời của công ước quốc tế lớn nêu trên và các quy phạm tập quán
hiện hành đã khẳng định sự tồn tại độc lập của Luật biển quốc tế trong hệ thống luật quốc
tế. Luật biển quốc tế là tổng hợp các nguyên tắc và quy phạm luật quốc tế, được thiết lập
bởi các quốc gia, trên cơ sở thỏa thuận hoặc thông qua thực tiễn có tính tập quán nhằm
điều chỉnh quy chế pháp lý các vùng biển cũng như quan hệ hợp tác của các quốc gia trong
lĩnh vực này.
3
II. CÁC NGUYÊN TẮC LUẬT BIỂN VÀ PHƯƠNG PHÁP VẠCH
ĐƯỜNG CƠ SỞ THẲNG
1. CÁC NGUYÊN TẮC LUẬT BIỂN
Khi nhắc đến Luật biển thì những nguyên tắc không thể thiếu trong các quy định Luật
đề ra trong Công ước 1982 cũng nhưng trong Luật đề ra như: Nguyên tắc tự do biển cả,
Nguyên tắc đất thống trị trên biển,Nguyên tắc di sản chung của loài người, Nguyên tắc
công bằng.
Những nguyên tắc trên đều được áp dụng cho các vùng biền thuộc chủ quyền của mỗi
quốc gia. Những vùng biển đó là : Nội thủy va Lãnh hải, Vùng tiếp giáp lãnh hai, Vùng
đặc khu kinh tế hay là biển cả đều có những quy định và nguyên tắc chung trong Công ước
1982.
Nổi bật trong vùng Lãnh hải ta có thể nhắc đến đó là Phương pháp xác định ranh giới
lãnh hải và xác định đường cơ sở thẳng dùng để tính chiều rộng lãnh hải.
2. XÁC ĐỊNH RANH GIỚI VÀ VẠCH ĐƯỜNG CƠ SỞ THẲNG
Xác định ranh giới lãnh hải
Muốn xác định ranh giới lãnh hải của 1 nước , trước hết phải xác định được đường cơ
sở dùng để tính lãnh hải có được đường cơ sở rồi, chỉ cần vẽ tiếp một đường song song với
đường cơ sở và cách đường cơ sở một khoảng cách bằng chiều rộng lãnh hải đã được qui
định theo luật pháp của nước đó, là có được phạm vi ranh giới của lãnh hải một cách chính
xác. Nói cách khác xác định đường cơ sở dùng để tính lãnh hải tức là xác định đường ranh
giới phía trong của lãnh hải. vấn đề khó khăn nhất trong thực hiện là cách xác định đường
ranh giới phía trong của lãnh hải( đường cơ sở) như thế nào? Vì trên địa hình thực tế muôn

màu muôn vẻ, tồn tại nhiều vấn đề về đặc điểm thiên nhiên cần phải chú ý tới như bờ biển
thường ghồ ghề, khúc khuỷu có nhiều vịnh, vũng , cửa sông, lại có đảo, có nước thủy triều
lên xuống…….việc kẻ đường cơ sở dùng để tính lãnh hải có một ý nghĩa rất thiết thực, do
cách kẻ đường cơ sở mà một vùng biển có thể trở thành lãnh hải, hoặc một khu vực lãnh
hải có thể thàn vùng nội thủy.
4
Phương pháp vạch đường cơ sở
Đường cơ sở là đường ranh giới phía trong của lãnh hải và phía ngoài của nội thuỷ, do
quốc gia ven biển hay quốc gia quần đảo định ra phù hợp với công ước của Liên hợp
quốc về luật biển năm 1982 để làm cơ sở xác định phạm vi của các vùng biển thuộc chủ
quyền và quyền tài phán quốc gia (lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền
kinh tế, thềm lục địa). Đường cơ sở thẳng
Hiện nay trên thế giới thường áp dụng 2 phương pháp chủ yếu để kể đường cơ sở dùng để
tính lãnh hải. phương pháp kẻ đường cơ sở theo ngấn nước thủy triều xuống thấp nhất và
phương pháp kẻ đường cơ sở theo các đoạn thẳng gẫy khúc.
Phương pháp kẻ đường cơ sở theo nguyên tắc ngấn nước thủy chiều xuống thấp nhất.
phương pháp này thường được áp dụng ở những nơi địa hình bờ biển bằng phẳng không
lồi lõm.
Phương pháp kẻ đường cơ sở thẳng thường được áp dụng ở những nơi địa hình bờ biển
lồi lõm,khúc khuỷu, quanh co hoặc có nhiều hòn đảo gần bờ, ở đấy nước ngấn thủy triều
thấp nhất không thể hiện được rõ ràng, nên người ta chọn những điểm ở phía ngoài cùng
của các mũi,các điểm nhô ra nhất, các đảo ven bờ, mà khi nối liền chúng lại với nhau thành
một đường liên tiếp gãy khúc làm đường cơ sở để tính lãnh hải. đường cơ sở thẳng được
xác định bằng phương pháp nối liền bằng các đoạn thẳng những điểm thích hợp có thể
được lựa chọn ở những điểm ngoài cùng , nhô ra nhất của bờ biển, tại ngấn nước chiều
thấp nhất. trước khi được pháp điển hóa vào điều ước quốc tế, đường cơ sở thẳng là quy
định của luật tập quán quốc tế. phán quyết năm 1951 của Tòa án quốc tế trong vụ ngư
trường Anh- Na uy được luật quốc tế thừa nhận và được pháp điển hóa trong Điều 4 Công
ước GiơNevề lãnh hải và vùng tiếp giáp và điều 7 công ước luật biển 1982.cũng theo công
ước này, các điều kiện cần tuân thủ trong khi vạch đường cơ sở thẳng là tuyến các đường

cơ sở không được đi chệch quá xa hướng chung của bờ biển và các vùng biển ở bên trong
các đường cơ sở này phải gắn với đất liền đủ đến mức được đặt dưới chế độ nội thủy. tuy
nhiên, trong khi kẻ một số đoạn đường cơ sở thẳng theo điều 7 của công ước 1982, quốc
gia ven biển có thể tính đến những lợi ích kinh tế riêng biệt của khu vực đó mà tầm quan
trọng của nó đã được sử dụng một quá trình lâu dài chứng minh rõ ràng. Với đường cơ sở
thẳng, cần lưu ý đến việc lựa chọn những điểm xuất phát phải không từ bãi cạn nửa nổi
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×