Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

pháp lý cơ bản về tổ chức quốc tếđóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.79 KB, 15 trang )

Mục lục
1. Những vấn đề pháp lý cơ bản về tổ chức quốc tế
1.1. Định nghĩa
1.2. Đặc điểm
1.2. Phân loại
2. Tổ chức quốc tế liên chính phủ đóng một vai trò quan trọng trong việc
xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế
2.1. Hoạt động xây dựng pháp luật trực tiếp của các tổ chức quốc tế
2.1.1. Kí kết điều ước quốc tế
2.1.1. Chấp nhận tập quán quốc tế
2.2. Hoạt động xây dựng gián tiếp của các tôt chức quốc tế
2.2.1. Hoạt động đưa ra sáng kiến
2.2.2. Hoạt động bảo trợ kí kết các điều ước quốc tế
2.2.3. Tổ chức quốc tế tham gia soạn thảo các điều ước quốc tế
2.3.Tổ chức quốc tế lập nên các thiết chế để giám sát thực hiện điều
ước quốc tế mà tổ chức bảo trợ kí kết
Tổ chức quốc tế liên chính phủ là một trong những chủ thể của luật
quốc tế. Ngày nay, các tổ chức liên chính phủ ngày càng hoàn thiện cả về cơ
cấu tổ chức, phạm vi và chức năng hoạt động. Sự phát triển của các tổ chức
quốc tế thể hiện ở vai trò và những đặc trưng về cách thức thành lập, cơ cấu tổ
chức, giá trị pháp lý của các văn bản do tổ chức quốc tế ban hành. Đặc biệt,
các tổ chức quốc tế liên chính phủ có vai trò quan trọng trong lĩnh vực xây
dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế. Sau đây, bài viết xin đi sâu
vào bình luận về vấn đề này.
-------------------------
1. Những vấn đề pháp lý cơ bản về tổ chức quốc tế
Hiện tại tổ chức quốc tế là thuật ngữ pháp lý được sử dụng rộng rãi và
liên quan đến cả hai loại tổ chức quốc tế - tổ chức quốc tế liên chính phủ (liên
quốc gia) và tổ chức quốc tế phi chính phủ. Trong khuôn khổ của luật tổ chức
quốc tế, căn cứ theo điểm i, khoản 1 Điều 2 Công ước Viên về luật điều ước
quốc tế, thuật ngữ tổ chức quốc tế dùng để chỉ các tổ chức mà liên kết các


quốc gia hay “tổ chức quốc tế liên chính phủ” để có sự phân biệt với các tổ
chức quốc tế phi chính phủ (là loại hình hoạt động đóng vai trò quan trọng
trong đời sống quốc tế nhưng không được thừa nhận là chủ thể của luật quốc
tế).
1.1. Định nghĩa.
Tổ chức quốc tế là thực thể liên kết các quốc gia và các chủ thể khác
của luật quốc tế, hình thành trên cơ sở điều ước quốc tế, có quyền năng chủ
thể luật quốc tế, có hệ thống các cơ quan để duy trì hoạt động thương xuyên
theo đúng mục đích, tôn chỉ của tổ chức đó.
Tổ chức quốc tế là thực thể tồn tại dưới những tên gọi khác nhau, như
Tổ chức hiến chương Bắc đại tây dương – NATO, Tổ chức thống nhất Châu
Phi, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á – ASEAN, Quỹ tiền tệ quốc tế IMF,
Liên hợp quốc…
1.2. Đặc điểm.
* Là liên kết của các chủ thể luật quốc tế.
Thành viên của mô hình liên kết tạo thành tổ chức quốc tế chủ yếu là
các quốc gia độc lâp, có chủ quyền. Đặc điểm này được quy định ngay trong
điều ước quốc tế về thành lập tổ chức quốc tế đó. Đây cũng là điểm phân biệt
với tổ chức quốc tế phia chính phủ và các nhà nước liên bang (chẳng hạn như
thành viên của các tổ chức quốc tế phi chính phủ là các tổ chức, cá nhân mang
quốc tịch khác nhau). Ngoài ra, một số tổ chức quốc tế thừa nhận tư cách
thành viên của loại hình lãnh thổ hải quan (như Hồng Kông, Ma Cao…), của
một số liên minh thuế quan và một tổ chức quốc tế khác tham gia tại tổ chức
quốc tế đó, ví dụ như trường hợp EU là thành viên của WTO.
* Hình thành trên cơ sở một điều ước quốc tế kí kết giữa các thành viên
tham gia tổ chức đó.
Đây là cơ sở pháp lý hình thành nên tổ chức quốc tế và duy trì sự phối
hợp hoạt động giữa các quốc gia thành viên bình đẳng về chủ quyền và quyền
lợi. Các điều ước quốc tế này có thể có nhiều tên gọi khác nhau, như hiến
chương, quy chế, hiệp ước… Nhưng về bản chất có ý nghĩa là điều lệ của một

tổ chức quốc tế cụ thể với những quy định về mục đích, nguyên tắc, cơ cấu tổ
chức và hoạt động của tổ chức quốc tế. Ngoài ra, trong điều lệ thường có các
quy định về quyền và nghĩa vụ pháp lý quốc tế của các quốc gia thành viên
cũng như của tổ chức quốc tế này trong các mối quan hệ đối nội và đối ngoại.
Do tính chất của tổ chức quốc tế là một liên kết mang tính lâu dài nên các
điều lệ của tổ chức quốc tế thường là các điều ước quốc tế vô thời hạn.
* Có cơ cấu thường trực để duy trì mọi hoạt động chức năng.
Để tồn tại và phát triển đồng thời có thể thực hiện chức năng, nhiệm vụ
mà các quốc gia thành viên trao cho, các tổ chức quốc tế phải có cơ cấu tổ
chức nhất định. Các cơ quan của tổ chức quốc tế gồm các cơ quan chính và bổ
trợ. Các cơ quan chính của tổ chức quốc tế bao gồm: các cơ quan toàn thể (có
chức năng hoạch định chính sách), các cơ quan chấp hành và các cơ quan
chính (như ban thư kí mà đứng đầu là tổng thư kí). Để đảm bảo duy trì mọi
hoạt động chức năng, tổ chức quốc tế phải có trụ sở làm việc với một quốc gia
thành viên hoặc quốc gia trung lập, không phải là thành viên. Đây có thể là
một đặc điểm để có thể phân biệt tổ chức quốc tế với các hình thức hợp tác
khác hiện nay, như diễn đàn, các hội nghị quốc tế.
* Có quyền năng chủ thể hạn chế của luật quốc tế.
Về mặt pháp lý, tổ chức quốc tế là chủ thể của luật quốc tế. Khác với
quốc gia, tổ chức quốc tế có được quyền năng chủ thể luật quốc tế không phải
căn cứ vào thuộc tính tự nhiên vốn có là chủ quyền, mà do các quốc gia thừa
nhận trao cho va do sự thỏa thuận của các quốc gia thành viên.Tòa cũng làm
sang tỏ thêm lý thuyết về quyền năng chủ thể, khẳng định tổ chức quốc tế là
một chủ thể phái sinh của Luật quốc tế. Trong kết luận tư vấn ngày 11-4-1949
về Bồi thường các thiệt hại gây ra cho hoạt động của Liên hợp quốc, Tòa đã
đi đến kết luận rằng “Tổ chức (Liên hợp quốc) có quyền năng chủ thể. Điều
đó không có nghĩa là nói Tổ chức là một quốc gia, nó hoàn toàn không đúng
vậy, hoặc quyền năn chủ thể của nó, các quyền và nghĩa vụ của nó cũng giống
như các quyền và nghĩa vụ của quốc gia. Càng không đúng khi nói rằng tổ
chức là một “siêu quốc gia”, dù nghĩa của cách biểu thị này như thế nào. Điều

này cũng không hàm ý rằng tất cả các quyền và nghĩa vụ của Tổ chức phải
được tìm thấy trên trường quốc tế, càng không phái rằng các quyền va nghĩa
vụ của quốc gia không được đặt ở đó. Điều này có nghĩa rằng Tổ chức là một
chủ thể của Luật quốc tế, rằng nó có khả năng là bên thụ hưởng các quyền và
nghĩa vụ quốc tế và nó có khả năng thể hiện các quyền của mình và yêu sách
quốc tế”.
Phạm vi quyền năng chủ thể của các tổ chức quốc tế được xác định cụ
thể trong điều lệ của chính tổ chức đó. Do đó, số lượng các quyền và nghĩa vụ
của các tổ chức quốc tế khác nhau sẽ không giống nhau. Quốc gia sẽ có thể
tham gia ký kết bất kỳ điều ước quốc tế nào xuất phát từ lợi ích của chính
mình. Còn tổ chức quốc tế không tự xác định được phạm vi quyền và nghĩa
vụ cho mình khi tham gia quan hệ pháp lý quốc tế, mà tham gia trong phạm vi
quyền hạn được các thành viên trao cho. Do đó, tổ chức quốc tế là chủ thể
phái sinh (có quyền năng chủ thể bị hạn chế). VD: WIPO không được tham
gia ký kết các điều ước quốc tế liên quan đến vấn đề an ninh, quốc phòng,
thương mại...theo thỏa thuận của các thành viên, WIPO chỉ tham gia các điều
ước quốc tế liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
1.3. Phân loại:
* Theo tiêu chuẩn thành viên: Tổ chức quốc tế toàn cầu (Ví dụ Liên
hợp quốc, sau 60 năm tồn tại và phát triển, hiện nay Liên hợp quốc đã thực sự
trở thành cơ quan trung tâm trong quan hệ quốc tế với bộ máy các cơ quan,
các tổ chức quốc tế liên chính phủ đảm trách hầu như tất cả các lĩnh vực trong
đời sống quốc tế); Tổ chức quốc tế liên khu vực ( Ví dụ: NATO- khối liên
minh quân sự Bắc đại tây dương); và Tổ chức quốc tế khu vực (Ví dụ như
ASEAN- Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á).
* Theo phạm vi hoạt động: bao gồm Tổ chức quốc tế chung và tổ chức
quốc tế chuyên môn.
2. Tổ chức quốc tế liên chính phủ đóng một vai trò quan
trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp
luật quốc tế.

Sở dĩ chúng ta có thể khẳng định như vậy là do những hoạt động xây
dựng và hoàn thiện hệ thống quốc tế của các tổ chức quốc tế liên chính phủ
được thực hiện một cách có hiệu quả và đạt được nhiều thành tựu to lớn, góp
phần vào việc thúc đẩy việc hợp tác, cùng phát triển giữa các quốc gia trên
toàn thế giới. Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật của tổ chức
quốc tế liên chính phủ được thể hiện thông qua ba hoạt động chủ yếu được
trình bày dưới đây. Bên cạnh đó, bài viết xin minh họa bằng các hoạt động
thực tế của một số tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc và Tòa án công lý quốc
tế.
2.1. Hoạt động xây dựng pháp luật trực tiếp của các tổ chức quốc
tế.
Để xây dựng và hoàn thiện hế thống pháp luật quốc tế, không thể
không nhắc đến những hoạt động xây dựng pháp luật trực tiếp của các Tổ
chức quốc tế. Các tổ chức quốc tế kí kết các điều ước quốc tế hoặc chấp nhận
các tập quán quốc tế để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức quốc tế
trong khuôn khổ thẩm quyền mà các quốc gia thành viên trao cho tổ chức.
2.1.1. Kí kết điều ước quốc tế.
- Ký kết điều ước là một quá trình phức tạp, nó chỉ diễn ra khi các bên
tham gia được thể hiện ý chí của mình một cách rõ ràng vá dứt khoát. Đó là
sự gặp gỡ của các bên về các vấn đề của điều ước. Do đó, để có thể đạt được
kết quả là việc ký kết điều ước các bên phải vượct qua nhiều giai đoạn với
nhiều thủ tục khác nhau như: đàm phán để đi đến soạn thảo điều ước và các
thủ tục ký cũng như nhiều thủ tục khác nhằm làm cho điều ước phát sinh hiệu
lực.
- Tổ chức quốc tế cũng là một thực thể được thừa nhận có năng lực kí
kết điều ước quốc tế. Năng lực kí kết điều ước quốc tế là một vấn đề hết sức
quan trọng trong luật quốc tế do tính chất liên quan chặt chẽ của nó với việc
xác định quyền năng chủ thể vì chỉ có chủ thể của luật quốc tế mới có năng
lực này. Tuy nhiên, nếu quốc gia, trên cơ sở của chủ quyền quốc gia, có năng
lực kí kết điều ước đầy đủ thì tổ chức quốc tế có năng lực kí kết điều ước

quốc tế hạn chế. Tính chất hạn chế của năng lực kí kết điều ước quốc tế của tổ

×