Sáng kiến kinh nghiệm
LỜI CẢM ƠN
**************
Nghiên cứu về sáng kiến kinh nghiệm là một chuyên đề rất khó và rộng
lớn, phương pháp trình bày cũng như nội dung của nó có nhiều chi tiết phức
tạp, đòi hỏi rất nhiều công sức mới hoàn thành. Tuy rằng đó chỉ là những ý
kiến mang tính sáng tạo của người giáo viên được phát hiện hay đúc kết trong
quá trình giảng dạy của mình. Nhưng dù là sáng kiến nhưng cũng phải đảm
bảo tính nguyên tắc và nội dung phản ánh chính xác với thực tế hiện tại, các ý
kiến cũng cần được nắm bắt chuẩn xác và đúc rút từ thực tế nghiên cứu đó.
Chính vì thế chỉ riêng một mình thì tôi không thể hoàn thành được nhiệm vụ
này mà cần có sự giúp đỡ của các anh chò em đồng nghiệp tại trường tiểu
học – Krông Năng – Đăk Lăk.
Tôi xin thành thật cảm ơn ban lãnh đạo nhà trường, anh chò em đồng nghiệp
trong trường tiểu học đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi để tôi
được hoàn thành sáng kiến trong thời gian vừa qua.
Tuy rằng với những kiến thức của bản thân còn hạn chế, kinh nghiệm tuổi
đời cũng như tuổi nghề cũng chưa cao nên không thể tránh khỏi những sai sót
trong quá trình thực hiện. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ các
cấp lãnh đạo và quý bạn đọc cho sáng kiến của tôi được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
, ngày 05/11/2008
Người trình bày
Người thực hiện :
1
Sáng kiến kinh nghiệm
LỜI NÓI ĐẦU
1) Lý do chọn đề tài :
Phương tiện dạy học là phương tiện trực quan đã có từ lâu, gắn liền với hệ
thống các phương pháp dạy học theo quan điểm lấy giáo viên làm trung tâm.
Chức năng minh hoạ của phương tiện trực quan được coi trọng và khai thác có
hiệu quả trong dạy học. Nhờ có các phương tiện trực quan, các biểu tượng
được hình thành rõ nét hơn, nhiều sự vật hiện tượng tự nhiên, xã hội, khoa học,
lòch sử, đòa lý gần gũi và dễ hiểu hơn đối với học sinh.
Tuy nhiên, các phương tiện trực quan không phải chỉ đơn giản là hình ảnh
bên ngoài các sự vật hiện tượng, mà quan trọng hơn chúng là vật chất hoá các
tri thức. Các phương tiện trực quan chứa trong bản thân mình dưới dạng vật
chất cả hình ảnh bên ngoài lẫn những dấu hiệu, thuộc tính bên trong của các
đối tượng, mà nhờ sự phân tích, tìm tòi của học sinh, các đặc điểm đó được
biểu hiện ra ngoài. Như vậy, phương tiện trực quan thực sự là nguồn tri thức,
đòi hỏi sự khám phá, tìm tòi của học sinh. Vì vậy khi lên lớp giáo viên cần coi
trọng việc sử dụng các phương tiện dạy học để phục vụ cho tiết dạy của mình.
Phương tiện dạy học là “Hình ảnh ghép” của phương pháp dạy học. Mỗi
phương pháp dạy học – với đặc trưng là hệ thống các hoạt động của giáo viên
và học sinh nhằm đạt mực đích – đòi hỏi phải có phương tiện hoạt động phù
hợp. Như vậy nói đến phương pháp dạy học là nói đến phương tiện dạy học và
ngược lại. Nói cách khác, phương pháp dạy học và phương tiện dạy học có sự
thống nhất hữu cơ với nhau, hoà nhập vào nhau ở một số khía cạnh nào đó.
Hiện nay việc đổi mới phương pháp dạy học đi kèm với việc đổi mới các
phương tiện dạy học. Ngành Giáo dục đã cung cấp các phương tiện dạy học
cho các giáo viên nhằm hỗ trợ thêm phương tiện dạy học trong quá trình giảng
dạy. Nhưng với điều kiện kinh tế hiện nay của đất nước chúng ta còn nghèo
nên chưa đáp ứng hết các phương tiện dạy học nên giáo viên đã phải tự làm
thêm một số đồ dùng để sử dụng trong quá trình lên lớp của mình.
Xuất phát từ thực tế đó mà đề tài : “Một số hình thức tự làm đồ dùng dạy
học phục vụ cho công tác giảng dạy tại trường tiểu học ”
chính là nội dung sáng kiến của tôi nghiên cứu trong thời gian vừa qua của
năm học 2013 - 2014.
Người thực hiện :
2
Sáng kiến kinh nghiệm
2/ Phạm vi của đề tài :
Việc nâng cao chất lượng dạy và học là một trong những vấn đề luôn được
nhà nước và ngành giáo dục quan tâm. Cũng như sử dụng các phương pháp dạy
học, phương tiện dạy học nói chung, đồ dùng dạy học tự làm của giáo viên nói
riêng đóng góp một phần quyết đònh sự thành công trong quá trình dạy học
trong nhà trường, đó cũng là sự đóng góp to lớn trong việc rèn luyện nhân
cách, năng lực thẩm mỹ cho học sinh.
Yêu cầu đặt ra hiện nay đối với người giáo viên tiểu học là phải làm thế
nào để nâng cao chất lượng dạy học bằng nhiều hình thức. Để đáp ứng yêu
cầu đó, có nhiều phương pháp và hình thức tổ chức khác nhau. Sử dụng các
phương tiện nói chung và đồ dùng dạy học tự làm nói riêng cũng là một hình
thức đóng góp không nhỏ cho sự thành công đó. Ở đây bản thân tôi chỉ tập
trung nghiên cứu cho vấn đề tự làm đồ dùng dạy học của giáo viên phục vụ
cho công tác giảng dạy, các đồ dùng này có thể áp dụng được rất nhiều môn
học trong phạm vi trường tiểu học.
Người thực hiện :
3
Sáng kiến kinh nghiệm
PHẦN THỨ NHẤT: THỰC TRẠNG
I/ NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH :
1) Mục tiêu, vai trò của đồ dùng dạy học ở trường tiểu học hiện nay :
Phương tiện dạy học (đồ dùng dạy học ) có một vai trò hết sức quan trọng
đối với quá trình dạy học ở tiểu học hiện nay. Nó là công cụ để giáo viên tổ
chức, chỉ đạo hoạt động nhận thức của học sinh, đồng thời xem chúng là nguồn
tri thức để học tìm tòi, khám phá, rút ra những nội dung cần thiết cho nhận
thức của mình. Phương tiện dạy học là một yếu tố quan trọng để đạt đến mục
tiêu dạy học.
Phương tiện dạy học có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình dạy học
của giáo viên, được biểu hiện qua những vai trò sau :
- Hình thành biểu tượng về sự vật, hiện tượng tự nhiên và xã hội, khoa học,
lòch sử, đòa lý hay Tiếng Việt và Toán Học một cách rõ nét hơn, giúp học sinh
nắm vững kiến thức hơn.
- Giúp cho học sinh tiếp thu kiến thức dễ hiểu, dễ nhớ hơn.
- Tạo “Điểm tựa” cho hoạt động trí tuệ của học sinh, góp phần nâng cao
năng lực tư duy.
- Rèn luyện các kỹ năng : quan sát , so sánh, phán đoán và các phẩm chất :
cẩn thận, trung thực, cụ thể.
- Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy rằng hiệu quả của việc dạy học được tăng
cường khi đi từ bằng lời đến sử dụng phương tiện dạy học và hoạt động chính
của học sinh.
2) Nguyên tắc sử dụng các phương tiện dạy học :
Khi sử dụng các phương tiện dạy học ở tiểu học cần thực hiện đúng các
nguyên tắc sau :
Sử dụng phương tiện dạy học đúng lúc : Chỉ đưa phương tiện dạy học
vào lúc cần sử dụng đến nó. Không đưa vào trước, không để quá lâu khi sử
dụng xong làm phân tán tư tưởng của học sinh.
Sử dụng phương tiện dạy học đúng chỗ : Chọn vò trí để phương tiện
phù hợp để học sinh nào cũng nhìn thấy được và nếu cần học sinh có thể tiếp
cận.
Sử dụng phương tiện dạy học đủ cường độ : Tuỳ theo đối tượng học
sinh, việc sử dụng phương tiện dạy học diễn ra trong một thời lượng thích hợp,
đảm bảo có tác dụng tích cực đối với việc học tập củ học sinh.
Người thực hiện :
4
Sáng kiến kinh nghiệm
Sử dụng phương tiện dạy học phải đáp ứng mục đích : Sử dụng phương
tiện dạy học không thể diễn ra một cách tuỳ tiện đơn thuần mà phải đáp ứng
mục đích của việc dạy học, phù hợp với nội dung của việc dạy học.
Có nhiều phương pháp khác nhau : Sử dụng phương tiện dạy học có
nhiều phương pháp khác nhau nhưng phải luôn đề cao vai trò hoạt động chủ
động, tích cực của học sinh, tạo điều kiện tối đa tổ chức cho học sinh tự làm
việc với các phương tiện dạy học để học sinh khám phá, để tìm tòi các tri thức
cần thiết cho mình. Đảm bảo cho tất cả học sinh cùng được tiếp xúc với
phương tiện dạy học.
Phối hợp nhiều loại phương tiện dạy học khác nhau : cần Phối hợp
nhiều loại phương tiện dạy học khác nhau trong cùng một bài học, không nên
quá cường điệu một loại phương tiện nào đó, sử dụng liên tục làm gây sự
nhàm chán của học sinh.
Nên tích cực tìm tòi về việc tự tạo các phương tiện dạy học đơn
giản,rẻ tiền, dễ thực hiện, học sinh có thể làm được. Đồng thời khai thác tối đa
các chức năng của phương tiện dạy học.
3) Các dạng đồ dùng dạy học ở tiểu học hiện nay:
Hiện nay các phương tiện dạy học ở tiểu học bao gồm các loại sau:
1) Vật thật: là những vật, những chi tiết trong thực tế được đưa vào sử dụng
trong dạy học như : một số máy móc, thiết bò điện, sa bàn, nhiệt kế, cây, …
2) Mẫu vật : là những vật thật được ép, ngâm, nhồi để có được hình mẫu,
giữ gìn được lâu dài hơn.
- Mẫu vật ép : lá cây, hoa, bướm,…
- Mẫu vật ngâm : Giun đũa, ếch, ấu trùng,…
- Mẫu vật nhồi: chim, thỏ, gà, vòt,…
3) Tranh ảnh : Tranh ảnh là phương tiện được sử dụng nhiều nhất trong dạy
học ở tiểu học. Nó có thể dạng rời từng chiếc một, hoặc hệ thống thành bộ,
gồm các loại tranh, ảnh về quê hương, trường học, gia đình, môi trường, thiên
nhiên,…
4) Mô hình : là loại phương tiện dạy học hình khối, phản ánh mô phỏng
hoặc tương tự cấu tạo, hình dáng bên ngoài của vật thật. Chúng được làm bằng
nhựa, chất dẻo, đất sét, thạch cao, gỗ tạp,… mô hình được sử dụng trong trường
hợp vật thật không mang lên lớp được.
5) Dụng cụ thí nghiệm : là các thiết bò dùng để thí nghiệm từ dẫn chứng của
lý thuyết như : đèn cồn, ống thuỷ tinh, ống nhựa, pin, dây dẫn điện, bóng điện,
cầu chì, bếp điện.
Để nhận đầy đủ nội dung của sáng kiến, mời q thầy cơ bấm vào đây:
Người thực hiện :
5
Saựng kieỏn kinh nghieọm
/>Ngửụứi thửùc hieọn :
6