SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN HOẰNG HOÁ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC THEO NHÓM
Người thực hiện: Lê Thị Hương
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường THCS Hoằng Cát
SKKN thuộc môn: Hoá học
SKKN năm học: 2010 – 2011
1
A. Đặt vấn đề
I. Lí do chọn đề tài
Sự nghiệp xây dựng XHCN ở nước ta đang phát triển với tốc độ ngày
càng cao, với qui mô ngày càng lớn và đang được tiến hành trong điều kiện
cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão nó tác động một cách toàn
diện lên mọi đối tượng, thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội. Một trong những trọng
tâm của sự phát triển đất nước là đổi mới nền giáo dục, phương hướng giáo
dục của Đảng, Nhà nước và của ngành giáo dục & đào tạo trong thời gian
trước mắt cũng như lâu dài là đào tạo những con người " Lao động, tự chủ,
sáng tạo" có năng lực thích ứng với nền kinh tế thị trường, có năng lực giải
quyết được những vấn đề thường gặp, tìm được việc làm, biết lập nghiệp và
cải thiện đời sống một ngày tốt hơn.
Để bồi dưỡng cho học sinh năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn
đề, lý luận dạy học hiện đại khẳng định: Cần phải đưa học sinh vào vị trí chủ
thể hoạt động nhận thức, học trong hoạt động. Học sinh bằng họat động tự
lực, tích cực của mình mà chiếm lĩnh kiến thức . Quá trình này được lặp đi lặp
lại nhiều lần sẽ góp phần hình thành và phát triển cho học sinh năng lực tư
duy sáng tạo.
Tăng cường tính tích cực phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh trong
quá trình học tập là một yêu cầu rất cần thiết, đòi hỏi người học tích cực, tự
lực tham gia sáng tạo trong quá trình nhận thức. Bộ môn Hoá học ở phổ thông
có mục đích trang bị cho học sinh hệ thống kiến thức cơ bản, bao gồm các
kiến thức về cấu tạo chất, phân loại chất và tính chất của chúng. Việc nắm
vững các kiến thức cơ bản góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở bậc phổ
thông, chuẩn bị cho học sinh tham gia các hoạt đông sản xuất và các hoạt
động sau này.
Để đạt được mục đích trên, ngoài hệ thống kiến thức về lý thuyết và vận
dụng lí thuyết vào giải bài tập Hoá học giữ một vị trí và vai trò rất quan trọng
trong việc dạy và học Hoá học ở trường phổ thông nói chung, đặc biệt là ở lớp
8 trường THCS nói riêng. Tuy nhiên việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập
của học sinh là một họat động hết sức quan trọng trong xuốt quá trình dạy và
học. Từ đó phân loại học sinh để có kế hoạch bám sát với đối tượng, có biện
pháp bồi dưỡng các đối tượng HS phù hợp và có hiệu quả chất lượng dạy và
học cao. Qua nghiên cứu quá trình dạy và học, và đặc biệt là quá trình trãi
nghiệm bằng suốt quá trình dạy học của bản thân tôi thấy rõ nhiệm vụ của
mình trong giảng dạy cũng như trong việc giáo dục học sinh.
2
Người giáo viên dạy học nói chung, giáo viên dạy học môn Hoá học nói
riêng muốn nắm vững chương trình phổ thông, thì ngoài việc nắm vững nội
dung chương trình, phương pháp giảng dạy còn cần nắm vững chất lượng
từng đối tượng HS đánh giá được sự tiếp thu kiến thức thông qua các bài tập
Hoá học của từng chương, từng phần thông qua hệ thống các bài tập cơ bản
nhất và cách giải tổng quát cho từng dạng bài tập, biết sử dụng bài tập phù
hợp với từng công việc: Luyện tập, kiểm tra , nghiên cứu nhằm đánh giá
trình độ nắm vững kiến thức của học sinh. Từ đó cần phải sử dụng bài tập, và
phương pháp giảng dạy ở các mức khác nhau cho từng đối tượng học sinh
khác nhau: Giỏi, Khá , TB, Yếu.
Kiến thức và bài tập Hoá học rất đa dạng phong phú song với những
nhận thức trên, là một giáo viên giảng dạy tại địa bàn Huyện Hoằng Hoá cụ
thể là trường THCS Hoằng Cát. Tôi thấy chất lượng đối tượng học sinh ở đây
chưa đồng đều, một số học sinh Tiếp thu kiến thức và vận dụng kiến thức để
giải bài toán Hoá học chưa được thành thạo. Vì vậy muốn nâng cao chất
lượng người giáo viên cần suy nghĩ tìm ra phương pháp giảng dạy, phân loại
các dạng bài tập Hoá học phù hợp với đặc điểm của học sinh, nhằm phát triển
năng lực tư duy, sáng tạo và gây hứng thú học tập cho các em. Thì kết quả
của cả một quá trình hoạt động của Thầy và của Trò phải được thể hiện bằng
kết quả của việc: “kiểm tra đánh giá”. Nhưng để phù hợp với yêu cầu hiện
nay thì mỗi người giáo viên phải: “ Đổi mới phương pháp dạy học” để nâng
cao chất lượng dạy và học của giáo viên và HS.
Từ những vấn đề trên, với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào
việc tìm tòi phương pháp dạy học thích hợp với những điều kiện hiện có của
học sinh, nhằm phát triển tư duy của học sinh THCS giúp các em tự lực hoạt
động tìm tòi chiếm lĩnh tri thức, tạo tiền đề quan trọng cho việc phát triển tư
duy của các em ở các cấp học cao hơn góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục
đào tạo của huyện . Nên tôi đã chọn đề tài: "Đổi mới phương pháp dạy học
theo nhóm ở bộ môn Hoá học lớp 8 chương trình THCS".
II. Nhiệm vụ của đề tài:
1, Nêu lên được cơ sở lý luận của việc "Đổi mới phương pháp kiểm tra,
đánh giá Hoá học lớp 8 ở chương trình THCS".
2, Tiến hành điều tra tình hình nắm vững kiến thức cơ bản của học sinh
8 ở trường THCS .
3, Hệ thống phương pháp kiểm tra, đánh giá Hoá học theo từng dạng.
3
4, Bước đầu sử dụng việc phân loại các dạng phương pháp kiểm tra
đánh giá Hoá học, nhằm giúp cho học sinh lĩnh hội các kiến thức một cách
vững chắc và rèn luyện tính độc lập hành động và trí thông minh của học
sinh.
III. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh khối 8 ở trường THCS Hoằng Cát
IV Mục đích của đề tài:
"Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá Hoá học lớp 8 ở chương
trình THCS", nhằm nâng cao chất lượng học tập môn hoá học của học sinh
lớp 8 THCS
V. Giả thuyết khoa học:
"Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá Hoá học lớp 8 ở chương
trình THCS" sẽ đạt được hiệu quả cao và sẽ là tiền đề cho việc phát triển năng
lực trí tuệ của học sinh ở cấp học cao hơn khi giáo viên sử sụng linh hoạt và
hợp lý hệ thống phương pháp kiểm tra đánh giá theo mức độ của trình độ tư
duy của học sinh phù hợp với đối tượng học sinh lớp 8 THCS
VI. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này tôi đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học
như: Phân tích lý thuyết, điều tra cơ bản, tổng kết kinh nghiệm sư phạm và sử
dụng một số phương pháp thống kê toán học trong việc phân tích kết quả thực
nghiệm sư phạm v.v .
Tham khảo các tài liệu đã được biên soạn và phân tích hệ thống các
phương pháp dạy học hoá học theo chương trình cấp học.
Trên cơ sở đó tôi đã trình bày các phương pháp kiểm tra đánh giá được
học và thực hiện nghiên cứu để nâng cao khả năng, trí tuệ của học sinh.
VII. Thực trạng vấn đề
Một số học sinh có tư duy hoá học phát triển là năng lực quan sát tốt,
có trí nhớ lô-gíc, nhạy bén, có óc tưởng tượng linh hoạt phong phú, ứng đối
sắc xảo với các vấn đề của hoá học và làm việc có phương pháp.
Đổi mới phương pháp phương pháp dạy học được sử dụng trong quá
trình giảng dạy là một trong hệ thống các phương pháp quan trọng nhất, để
nâng cao chất lượng giảng dạy của mỗi giáo viên và nó có những tác dụng rất
to lớn đối với kết quả của mỗi giáo viên và mỗi Hs cần đạt được.
1. Đổi mới phương pháp dạy học có tác dụng làm cho học sinh hiểu sâu
sắc các khái niệm đã học.
4
Học sinh có thể học thuộc lòng các định nghĩa của khái niệm vận dụng
nó thông qua việc giải bài tập, học sinh chưa thể nào nắm vững được cái mà
học sinh đã thuộc.
1. Đổi mới phương pháp dạy học mở rộng sự hiểu biết một cách sinh
động, phong phú và không làm nặng nề khối lượng kiến thức của học sinh.
2. Đổi mới Phương pháp kiểm tra, đánh giá có tác dụng củng cố kiến
thức cũ một cách thường xuyên và hệ thống hoá các kiến thức hoá học.
3. Đổi mới phương pháp dạy học thúc đẩy thường xuyên sự rèn luyện
kỹ năng, kỹ xảo, cần thiết về hoá học. Việc giải quyết các bài tập hoá học
giúp học sinh tự rèn luyện các kỹ năng viết phương trình hoá học, nhớ các ký
hiệu hoá học nhớ các hoá trị của các nguyên tố, kỹ năng tính toán v.v
4. Đổi mới phương pháp dạy học tạo điều kiện để tư duy phát triển, khi
giải một bài toán hoá học bắt buộc phải suy lý, quy nạp, diễn dịch, loại suy.
5. Đổi mới phương pháp dạy học có tác dụng giáo dục tư tưởng cho học
sinh. Ví dụ: Khi giải bài tập hoá học là rèn luyện cho học sinh tính kiên nhẫn,
trung thực trong lao động học tập, tính sáng tạo khi sử lý các vấn đề đặt ra.
Mặt khác rèn luyện cho học sinh tính chính xác của khoa học và nâng cao
lòng yêu thích môn học.
6. Đổi mới phương pháp dạy học giúp nhiều HS lĩnh hội kiến thức dể
dàng hơn với khối lượng kiến thức rộng hơn, ít gây áp lực cho HS hơn và đặc
biệt đánh giá kịp thời chính xác sự lĩnh hội kiến thức của HS.
Từ thực trạng trên, để công việc đạt hiệu quả cao tôi đẫ mạnh dạn cải
tiến nội dung phương pháp dạy học theo nhóm.
B. Giải quyết vấn đề
1. Các giải pháp thực hiện
Trong quá trình dạy học, mỗi giáo viên đều phải sử dụng các PPDH
một cách nhuần nhuyễn liên tục. Nhưng với PPDH cũ thì hiệu quả đạt được sẽ
không cao, chất lượng dạy và học sẽ không đạt được yêu cầu thời đại. Vì vậy
mỗi giáo viên cần phải có những biện pháp thực hiện quá trình đổi mới PPDH
sao cho phù hợp với yêu cầu hiện tại.
Đổi mới phương pháp dạy học là sự đổi mới dựa vào những cái đã có
sẵn để thay đổi cách thực hiện sao cho có hiệu quả cao. Đổi mới phương pháp
dạy học, không có nghĩa là thay đổi hoàn toàn phương pháp dạy học cũ bằng
phương pháp dạy học mới, mà với phương trâm từ phương pháp cũ vốn có tôi
phát triển những ưu điểm của từng phương pháp đó và khắc phục những
5
nhược điểm của mỗi phương pháp để phù hợp hơn với yêu cầu hiện tại. Đặc
biệt tôi đã mạnh dạn thực hiện: “Đổi mới phương pháp dạy học theo nhóm ở
bộ môn hoá 8 chương trình THCS”.
Với đặc thù của bộ môn hoá học, các em phải thường xuyên thực hành
thí nghiệm, hay giải bài tập…Vì vậy hoạt động theo nhóm có vai trò rất quan
trọng trong việc giúp các em tạo thói quen hoạt động tập thể, biết hợp tác
cùng nhau lĩnh hội tri thức. Đặc biệt rèn kĩ năng thực hành, kĩ năng làm việc
khoa học và ai cũng được tham gia…
Trong quá trình thực hiện, bên cạnh việc phân chia nhóm phù hợp với
tình trạng lớp học và điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, thì tôi luôn sử
dụng kết hợp các phương pháp dạy học cơ bản sau:
1. Phương pháp dùng lời.
a. Phương pháp đàm thoại
- Đặc điểm: giáo viên dùng hệ thống câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn để
HS trả lời trực tiếp bằng lời.
- Ưu điểm:
+ Giáo viên xác định được tình trạng kiến thức của từng học sinh từ
đó điều chỉnh sai lệch cho HS, điều chỉnh nội dung cần ôn tập.
+ Có kết quả ngay về tình trạng kiến thức của HS
2. Làm việc với sách giáo khoa.
Hình thức và kết quả:
- Phụ thuộc nội dung ôn tập.
- Rèn cho HS kĩ năng dùng SGK.
- Giáo viên đưa ra câu hỏi hoặc đưa ra đề tài trong SGK mà HS yêu cầu
chuẩn bị để trả lời.
- Kiểm tra sự lựa chọn giữa HS với nhau.
3. Phương pháp trực quan.
a. Thí nghiệm biểu diễn
Với phương pháp này học sinh chỉ dừng lại ở nhớ kiến thức cụ thể
+ Cách 1:
- Bước 1. Nêu thí nghiệm.
- Bước 2. Làm thí nghiệm mới.
+ Cách 2:
- Trong lúc đàm thoại yêu cầu HS nhớ lại những thí nghiệm đã làm,
những kết luận đã nêu ra
6
- Giáo viên đồng thời làm một số thí nghiệm thích hợp để học sinh
quan sát rút ra kết luận (kiến thức đã học)
+ Cách 3:
- Giáo viên lặp lại một số thí nghiệm
- Học sinh quan sát và rút ra kết luận.
b.Trình bày thí nghiệm.
- Nhận biết các chất, tách các chất.
- Giải thích hiện tượng
- Điều chế các chất
- Yêu cầu học sinh giải bài tập bằng lí thuyết.
- Trình bày thí nghiệm
c. Bằng cách khác.
Đối với phương pháp trực quan ngoài các PPDH trên tôi còn sử dụng
kết hợp một số phương pháp khác, như cho quan sát bằng vật thật, quan sát
bằng hình ảnh trên powerpoit, sử dụng bảng phụ.
Với bảng phụ, để thuận tiện cho quá trình đi lại và có nhiều thời gian
chuẩn bị hơn tôi đã sưu tầm , tận dụng những tờ lịch treo tường để chi sẵn đầu
bài, sơ đồ … vào đó. Nên ở mỗi tiết dạy HS hiểu bài hơn và gây sự hứng thứ
cho HS hơn.
Ngoài ra tôi thương sưu tầm những câu hỏi, những câu đố vui về một
hiện tượng tự nhiên có liên quan đến bài học để HS tự tìm tòi giúp HS tự lĩnh
hội tri thức một cách tự nhiên. Và góp phần kích thích lòng yêu thích bộ môn
sự say mê khoa học và óc sáng tạo của mỗi HS.
4.Phương pháp kiểm tra đánh giá.
Phương pháp kiểm tra đánh giá là phương pháp tôi sử trong suốt quá
trình dạy học của tôi. Và cũng là phương pháp cuối cùng tôi sử dụng để đánh
giá kết quả dạy và học của giáo viên và HS trong suốt quá trình dạy và học.
Phương pháp này tôi đã kết hợp nhuần nhuyễn với các phương pháp dạy học
nêu trên sau khi hoàn thành kiến thức mới. Ở mỗi phương pháp nêu trên tôi
đã khéo léo biến đổi đi một chút cho phù hợp với yêu cầu kiểm tra, đánh giá
của mình. Dù là sử dụng cách nào thì điều mà tôi không thể quên được đó là
sử dụng các phương pháp phải phù hợp với đặc trưng bộ môn, với nội dung
của kiểu bài lên lớp.
Kiểm tra, đánh giá là kết quả cuối cùng thể hiện toàn bộ kết quả thực
hiện được của thầy và trò trong suốt quá trình hoạt động. Vì thế tôi luôn phải
chuẩn bị kĩ hơn, khái quát hơn.
7
2. Các biện pháp thực hiện
Các phương pháp trên tôi đã lựa chọn giao cho nhóm thực hiện, có sự
phối hợp tốt giữa các thành viên trong nhóm. Đặc biệt có sự thi đua giữa các
tổ với nhau, kết quả mà các em thực hiện được phần thưởng chỉ là lời khen
của giáo viên và tràng vỗ tay của các bạn trong lớp nhưng không khí vui vẻ
rất nhiều, giúp HS phấn khỏi chủ động lĩnh hội tri thức tốt hơn. Dù là phương
pháp nào thì khi thực hiện tôi cũng đều chú ý tới các biện pháp thực hiện sau:
a. Về hình thức
- Chia nhóm HS
- Giao nhiệm vụ cho các thành viên trong tổ
- Tổ chức thực hiện.
- Đánh giá kết quả thực hiện.
b. Về nội dung.
Bám sát mục tiêu của giáo dục và của môn học được cụ thể hoá bằng
chuẩn kiến thức kĩ năng của các đơn vị đó giúp khắc sâu kiến thức cho học
sinh.
c. Về mức độ.
Nhận biết, thông hiểu, vận dụng ( vận dụng thấp, vận dụng cao). Dù là
phương pháp nào thì vẫn là biện pháp tổ chức để HS lĩnh hội tri thức được dể
dàng, và khắc sâu kiến thức đã học. Rèn khả năng vận dụng, tăng khả năng
tiếp thu kiến thức và lòng yêu thích bộ môn, say mê tìm tòi sáng tạo của học
sinh.
d. Phương pháp.
Phối hợp tốt các phương pháp dạy học
C. Kết luận chung
Hoá học nó đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành nhân
cách cho học sinh, nó giúp học sinh phát triển tư duy sáng tạo, đồng thời nó
góp phần quan trọng trong việc lĩnh hội kiến thức của học sinh, bổ sung thêm
những phần thiếu sót về lý thuyết và thực hành trong hoá học.
Trong quá trình giảng dạy Môn Hoá học tại trường THCS cũng gặp
không ít khó khăn trong việc giúp các em học sinh lĩnh hội kiến thức, vận
dụng kiến thức vào giải bài tập và giải thích hiện tượng trong tự nhiên và
trong kĩ thuật. Song với lòng yêu nghề, sự tận tâm công việc cùng với một số
kinh nghiệm ít ỏi của bản thân và sự giúp đỡ của các bạn đồng nghiệp. Tôi đã
luôn biết kết hợp giữa hai mặt :"Lý luận dạy học Hoá học và thực tiễn đứng
8
lớp của giáo viên". Chính vì vậy không những từng bước làm cho đề tài hoàn
thiện hơn về mặt lý thuyết, mặt lý luận dạy học mà làm cho nó có tác dụng
trong thực tiễn dạy và học Hoá học ở trường THCS.
I . Kết quả của đề tài
Đề tài này được tôi áp dụng trong dạy học tại trường THCS Hoằng Cát
tôi thu được một số kết quả như sau:
- Số lượng học sinh hiểu bài thao tác thành thạo lĩnh hội kiến thức tốt
hơn, biết vận dụng kiến thức vào giải các dạng bài tập hoá học ngay tại lớp
chiếm tỷ lệ cao
- Giáo viên tiết kiệm được thời gian. Học sinh tự giác, độc lập làm bài.
Phát huy được tính tích cực của học sinh
- Dựa vào sự đổi mới phương pháp dạy học theo nhóm giáo viên có thể
dạy nâng cao chất lượng được nhiều đối tượng học sinh.
Kết quả cụ thể như sau:
Năm học
Lớp
Số học sinh hiểu bài và làm tốt các dạng bài
tập
Loại yếu Loại TB Loại khá Loại
giỏi
2009 – 2010
Khi chưa áp dụng
SKKN
9 0,9% 61,41% 26,47% 11,22%
2010 - 2011
Khi đã áp
dụng SKKN
9 0,1% 50,62% 31,68% 17,6%
II. Hướng tiếp theo của SKKN
- Bổ sung thêm các phương pháp dạy học hoá học theo nhóm ở mức độ
dành cho học sinh đại trà và học sinh khá giỏi.
- Áp dụng điều chỉnh những thiếu sót vào giảng dạy tại nơi công tác
- Vận dụng các kinh nghiệm giảng dạy, tiếp thu các ý kiến chỉ bảo,
tranh thủ sự đóng góp xây dựng của các đồng nghiệp để đưa đề tài này có tính
thực tiễn cao.
9
Trong quá trình thực hiện đề tài này không tránh khỏi sự thiếu sót. Tôi
rất mong được sự quan tâm giúp đỡ, đóng góp chỉ bảo ân cần của các thầy cô
để bản thân tôi được hoàn thiện hơn trong giảng dạy cũng như SKKN này có
tác dụng cao trong việc dạy và học.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hoằng Cát , ngày 05 tháng 04 năm 2011
Người thực hiện: Lê Thị Hương
Giáo viên trường THCS Hoằng Cát
D. Phụ lục
Nội dung Trang
A.Đặt vấn đề
I. Lí do chọn đề tài.
II. Nhiệm vụ của đề tài.
III. Đối tượng nghiên cứu.
IV. Mục đích của đề tài
V. Giả thiết khoa học
VI. Phương pháp nghiên cứu
VII. Thực trạng vấn đề
B.Giải quyết vấn đề
1. Các giải pháp thực hiện
2. Các biện pháp thực hiện
C.Kết luận chung
I. Kết quả đề tài
II. Hướng tiếp theo của SKKN
1
1
2
2
2
2
3
3
4
4
6
6
6
7
10
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN HOẰNG HOÁ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC THEO NHÓM
11
Người thực hiện: Lê Thị Hương
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường THCS Hoằng Cát
SKKN thuộc môn: Hoá học
SKKN năm học: 2010 – 2011
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN HOẰNG HOÁ
12
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC THEO NHÓM
Người thực hiện: Lê Thị Hương
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường THCS Hoằng Cát
SKKN thuộc môn: Hoá học
SKKN năm học: 2010 – 2011
13