Tải bản đầy đủ (.doc) (139 trang)

Giáo án: Cây và những bông hoa đẹp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (609.63 KB, 139 trang )

GV :Trần Thị Nỡ _ Lê Nguyễn Thục Uyên
Lớp : Nhà Trẻ Lớn 1
MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ
CÂY VÀ NHỮNG BÔNG HOA ĐẸP
Thời gian thực hiện: 4 Tuần ( từ ngày 22/12 - 16/01/2015).
LĨNH VỰC NỘI DUNG
PHÁT TRIỂN
THỂ CHẤT
* Phát triển vận động:
-Thực hiện một số vận động cơ bản(đi, bò, nhún,bật)
-Biết phối hợp vận động và các giác quan (phối hợp vận
động tay,mắt)
-Phối hợp được bàn tay, ngón tay
-Trẻ tham gia hoạt động tích cực
* Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe.
– Nhận biết tên một số món ăn quen thuộc và thích nghi
với chế độ ăn cơm, ăn các loại thức ăn khác nhau.
– Biết cách sử dụng một số đồ dùng trong sinh hoạt ở
trường mầm non: khăn, cốc, uống nước, thìa xúc cơm.
– Nhận biết và tránh một số vật dụng, nơi nguy hiểm
trong nhóm, lớp.
PHÁT TRIỂN
NHẬN THỨC
2.PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC.
- Phát triển khả năng quan sát, chú ý của trẻ. Thích tìm
hiểu, khám phá thế giới xung phong.
- Nhận biết một số đặc điểm nổi bật của các loại thực vật.
+ Các loại rau: Rau bắp cải, rau muống, rau cải xanh, su
hào, cà rốt, cà chua.
GV :Trần Thị Nỡ _ Lê Nguyễn Thục Uyên
Lớp : Nhà Trẻ Lớn 1


+ Các loại hoa: Hoa hồng, hoa cúc, hoa sen, hoa đào….
+ Các loại quả: Quả cam, quả dứa, đu đủ, táo, bưởi….
PHÁT TRIỂN
NGÔN NGỮ
3.PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ.
- Phát triển khả năng hiểu và trả lời các câu hỏi của cô, đọc
đúng và rỏ ràng tên các loại rau, hoa, quả.
- Thể hiện vần điều, ngữ điệu trong các bài thơ, câu
chuyện.
- Mạnh dạn, hồn nhiên lễ phép trong giao tiếp -
PHÁT TRIỂN
THẨM MỸ VÀ
TC-KN XH
4.PHÁT TRIỂN THẨM MĨ.
- Biết hát và vận động theo nhac một số bài hát về thế giới
thực vật.
- Biết phối hợp về đường nét, màu sắc, hình dạng qua nặn,
xé, dán, xếp hình để tạo ra các sản phẩm đa dạng về thế
giới thực vật.
- Thái độ hào hứng, yêu thích khi tham gia cấc hoạt động
nghệ thuật.
5.PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI.
- Yêu thích các loại cây và có ý thức bảo vệ cây. Nhận biết
được sự cần thiết giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp.
- Thể hiện sự hứng thú tham gia vào các hoạt động chơi,
phân vai của chủ đề.
- Thái độ hào hứng, yêu thích khi tham gia các hoạt động.
GV :Trần Thị Nỡ _ Lê Nguyễn Thục Uyên
Lớp : Nhà Trẻ Lớn 1
CHUẨN BỊ THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ

Thời gian thực hiện: 4 Tuần ( từ ngày 22/12 - 16/01/2015).
1/ Đối với giáo viên:
- Trường, lớp sạch đẹp,gọn gàng, ngăn nắp.
- Trang hoàn lớp học phù hợp với chủ đề.
- Lựa chọn một số trò chơi, bài hát, câu chuyện liên quan đến chủ đề.
- Bút màu, đất nặn, giấy vẽ để trẻ tô, nặn, vẽ.
- Có kế hoach hoạt động phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ .
- Các đồ dùng, đồ chơi cho cô và trẻ.
- Tổ chức tốt các ngày lễ, ngày hội cho trẻ.
2/ Đối với trẻ:
- Trẻ chơi theo sự hướng dẫn của cô.
3/ Đối với phụ huynh:
- Quan tâm, hướng dẫn thêm cho trẻ.
- Phối kết hợp với giáo viên.
- Ủng hộ các nguyên vật liệu.
GV :Trần Thị Nỡ _ Lê Nguyễn Thục Uyên
Lớp : Nhà Trẻ Lớn 1
MẠNG NỘI DUNG
CHỦ ĐỀ: CÂY VÀ NHỮNG BÔNG HOA ĐẸP
Thời gian thực hiện:4 Tuần ( từ ngày 22/12 - 16/01/2015).
CÂY VÀ NHỮNG
BÔNG HOA ĐẸP
VƯỜN CÂY ĂN
QUẢ
NHỮNG BÔNG
HOA ĐẸP
CÂY BÓNG
MÁT TRƯỜNG
EM
BÉ CHỌN RAU

GÌ?
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, màu
sắc của một số loại quả: (cam,
chuối, đu đủ…).
- Biết cách ăn một số loại quả
(bóc vỏ, bỏ hạt)
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, màu
sắc của một số loài hoa (hoa cúc,
hoa hồng, đồng tiền ).
- Biết lợi ích của các loài hoa.
- Biết yêu quý chắm sóc, bảo vệ
các loại hoa.
-Trẻ biết được tên gọi và đặc
điểm của một số rau quen thuộc
- Trẻ biết lợi ích của rau,củ
- Biết một số món ăn tù rau,củ
rarau,củ
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, một số
cây thường gặp(cây hoa, cây rau,
cây bong mát trong sân trường): tên
gọi, một số đặc điểm nổi bật
- Lợi ích của cây(cho bóng mát, cho
quả)
-Nơi sống và điều kiện sống của cây
(đất, nước ,ánh sáng)
-Cách chăm sóc và bảo vệ cây
GV :Trần Thị Nỡ _ Lê Nguyễn Thục Uyên
Lớp : Nhà Trẻ Lớn 1
MẠNG HOẠT ĐỘNG
CHỦ ĐỀ: CÂY VÀ NHỮNG BÔNG HOA ĐẸP

Thời gian thực hiện:4 Tuần ( từ ngày 22/12 - 16/01/2015).
CHỦ ĐỀ
CÂY VÀ NHỮNG BÔNG HOA ĐẸP
Phát triển nhận thức
- Quan sát trò chuyện ,tìm hỉu về:
+ Tên gọi,đặc điểm của một số cây, hoa, quả,
rau quen thuộc
+Một số bộ phận của cây,hoa, quả
+Biết yêu quý thiên nhiên, chăm sóc cây.
-Nhận biết hình dạng và màu sắc các hạt, sâu
hạt theo hình dạng,màu sắc.
+Nhận biết to-nhỏ. Màu đỏ-xanh.Trơn-xù xì
Phát triển ngôn ngữ
- Quan sát, trò chuyện về các loại
cây, rau, hoa, quả.
- Gọi tên cây và các bộ phận chính
- Đọc thơ nghe kể chuyên về các loại
cây, hoa, quả:
+Thơ: Quả thị, bắp cải xanh, hoa nở.
+Truyện : Cây táo.
+Đọc đồng dao: Dung dăng dung dẻ.
+Xem tranh ảnh, sách báo.
Phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội
và thẩm mĩ
-Trò chuyện về vẻ đẹp,lợi ích của cây,
hoa quả
-Di màu xé dán,xếp hình các loại cây,
hoa quả, củ
-Cùng cô làm hoa đồ chơi trang trí lớp
-Hát múa, vận động theo nhạc

-Nghe nhạc,nghe hát:cây trúc xinh
-Chơi các trò chơi âm nhạc
Phát triển thể chất
*Phát triển vận động
-Tập phát triển các nhóm cơ,hô hấp,vận động
-Đi và bê vật trên hai tay,nhún bật tại chỗ, bò
có vật trên lưng, tung bắt bóng cùng cô, tập
xâu vòng, …
*Giao dục dinh dưỡng và sức khỏe
-Trò chuyện về các món ăn từ rau, củ, quả
-Tập tự xúc ăn,uống nươc,rửa tay.
-Rèn thói quen vệ sinh,an toàn sức khỏe
GV :Trần Thị Nỡ _ Lê Nguyễn Thục Uyên
Lớp : Nhà Trẻ Lớn 1
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN I
CHỦ ĐỀ NHÁNH: CÂY BÓNG MÁT TRƯỜNG EM
Thời gian thực hiện: 1 tuần ( Từ ngày 22/12 – 26/12/2014 )
Tuần/Thứ
Tên
Tuần I
Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6
Đón trẻ, điểm
danh
Thể dục sáng
-Đón trẻ vào lớp, nhắc nhỡ trẻ cất đồ dùng cá nhân.
-Cô ân cần đối với trẻ để trẻ an tâm vào lớp.
-Trò chuyện về lớp học của bé
-Cô hỏi tên những bạn vắng mặt.
-Trò chuyện về những cây xanh trong lớp
-Tập theo bài hát: Tập với bóng

Chơi - Tập có
chủ định
Hoạt động
Tạo hình
Tô màu quả cà
chua
Hoạt động
Thể dục:
Tung bóng
bằng hai tay
Hoạt động
Nhận biết
Nhận biết
một số loại
cây
Hoạt động
Truyên:
Cây táo
Hoạt động
Âm nhạc:
TT: ( DH:
Qủa gì)
KH:nghe hát:
(em yêu cây
xanh)
Dạo chơi ngoài
trời
1.Quan sát:
2.Hoạt động tập
thể:

3.Hoạt động tự
do:
Cây bàng
a.TCVĐ:
Bịt mắt bắt dê
b.TCDG:
Chi chi chành
chành
Vẽ phấn, tưới
cây, Nhặt lá
vàng, đi cà
kheo, cầu trượt
, bập bênh…
Cây phượng
a.TCVĐ:
Hái quả
b.TCDG:
Lộn cầu vòng
Vẽ phấn, tưới
cây, Nhặt lá
vàng, đi cà
kheo, cầu
trượt , bập
bênh…
Cây bằng
lăng
a.TCVĐ:
Gà trong
vườn rau
b.TCDG:

Nu na nu
nống
Vẽ phấn,
tưới cây,
Nhặt lá vàng,
đi cà kheo,
cầu trượt ,
bập bênh…
Cây rau
khoai
a.TCVĐ:
Ô tô và
chim sẻ
b.TCDG:
Chi chi
chành chành
Vẽ phấn,
tưới cây,
Nhặt lá
vàng, đi cà
kheo, cầu
trượt , bập
bênh…
Cây hoa mười
giờ
a.TCVĐ:
Lộn cầu vồng
b.TCDG:
Chi chi chành
chành

Vẽ phấn, tưới
cây, Nhặt lá
vàng, đi cà
kheo, cầu
trượt , bập
bênh…
Hoạt động vơi
đồ vật
1. Góc hoạt dộng với đồ vật
- Chơi đẩy xe, kéo xe
- Chơi xâu hạt
- Xếp chồng các khối gỗ lên nhau
2. Góc thao tác vai
- Tắm cho em bé
- Nấu ăn, pha nước chanh
GV :Trần Thị Nỡ _ Lê Nguyễn Thục Uyên
Lớp : Nhà Trẻ Lớn 1
3. Góc học tập:
- Làm album về tranh ảnh đồ chơi, đồ dùng
- Tô màu các đồ chơi, đồ dùng bé thích
4. Góc thiên nhiên
- Tưới cây, chăm sóc cây
- Nhặt lá vàng
- Chơi cát nưới
Chơi tập buổi
chiều
- Trò chuyện
về ngày thành
lập quân đội
nhân dân Việt

Nam 22.12
- Chơi tự do
- Nêu gương
cuối ngày
- Chơi “Xìa cá
mè”
- Chơi hoạt
động góc
- Nêu gương
cuối ngày
- Hướng dẫn
trẻ cách xếp
đồ chơi gọn
gàng
- Chơi tự do
- Nêu gương
cuối ngày
- Chơi trò
chơi “ Con
thỏ”
- Chơi chi
chi chành
chành
- Nêu gương
cuối ngày
- Chơi trò
chơi “ Cáo và
thỏ”
- Chơi hoạt
động góc

- Nêu gương
cuối tuần.
Trả trẻ: Vệ sinh trẻ sạch sẽ, quần áo sạch sẽ, gọn gàng. Chơi tự do, nhắc trẻ về chào cô, chào
bố mẹ khi ra về.
GV :Trần Thị Nỡ _ Lê Nguyễn Thục Uyên
Lớp : Nhà Trẻ Lớn 1
TUẦN I
MẠNG NỘI DUNG
CHỦ ĐỀ NHÁNH: CÂY BÓNG MÁT TRƯỜNG EM
Thời gian thực hiện: 1 tuần ( Từ ngày 22/12 – 26/12/2014 )
CÂY BÓNG
MÁT TRƯỜNG
EM
- Tên gọi : của 1 số cây có bóng mát trong trường…
- Trẻ nêu được 1 số đặc điểm nổi bật như : thân,lá ,tán có màu sắc hình
dáng như thế nào?
-Trẻ biết và gọi tên được các loại cây
-Trẻ biết yêu quý và bảo vệ chăm sóc các loại cây.
-Biết đọc thơ,hát theo cô, nghe cô kể chuyện.
- Những việc bé có thể làm được.
GV :Trần Thị Nỡ _ Lê Nguyễn Thục Uyên
Lớp : Nhà Trẻ Lớn 1
TUẦN I
MẠNG HOẠT ĐỘNG
CHỦ ĐỀ NHÁNH: CÂY BÓNG MÁT TRƯỜNG EM
Thời gian thực hiện: 1 tuần ( Từ ngày 22/12 – 26/12/2014 )


Phát triển thể
chất

-Thể dục: Tập với bóng to
-Vận động: Tung bong bằng hai tay
-Tập phối hợp cử động tay, mắt
-Trò chơi vận động: Chạy đuổi theo
bóng
-Trẻ biết rửa tay, biết xúc cơm ăn
bằng thìa, đi dép, đội mũ,giữ gìn sức
khỏe
.
-Biết chăm sóc các cây trong trường, yêu
quý thiên nhiên
* Âm nhạc
-Dạy hát: Qủa gì?
-Nghe hát :Em yêu cây xanh
* Tạo hình
-Xem tranh về các cây xanh
-Tô màu quả cà chua
.
Phát triển TC-
KNXH và TM
-Trò chuyện và trả lời câu hỏi về
chủ đề.
-Làm quen văn học :truyện cây
táo

.
Phát triển nhận
thức
-Quan sát và trò chuyện về những
cây bong mát trong trường

.
CÂY BÓNG MÁT
TRƯỜNG EM
Phát triển ngôn
ngữ
GV :Trần Thị Nỡ _ Lê Nguyễn Thục Uyên
Lớp : Nhà Trẻ Lớn 1
KẾ HOẠCH TUẦN 1: CÂY BÓNG MÁT TRƯỜNG EM
HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC SÁNG VÀ HOẠT ĐỘNG GÓC
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
-Thể dục: Trẻ thực hiện được bài thể dục sáng nhịp nhàng, đúng yêu cầu .
-Hoạt động góc: Trẻ biết các góc chơi trong lớp, tên và cách chơi các trò chơi ở các góc.
2.Kĩ năng:
- Thể dục sáng: Tập thở sâu, phát triển cơ bắp, rèn luyện khả năng tập bài tập theo yêu cầu của cô
- Hoạt động góc: Phát triển thao tác chơi cùng bạn, trẻ biết chơi các trò chơi
3. Thái độ:
-Thể dục sáng: Giáo dục trẻ biết tác dụng của việc tập thể dục buổi sáng, trẻ hứng thú tham gia hoạt
động.
- Hoạt động góc: Trẻ biết cất dọn đồ chơi khi chơi xong.Trẻ biết chơi cùng bạn không tranh giành đồ
chơi của bạn.
II. Chuẩn bị:
-Thể dục sáng: Hoa đủ cho trẻ, sân tập sạch sẽ
-Hoạt động góc: Đồ dùng đồ chơi trong các góc
* Góc sách, truyện :
- Sách, tranh truyện cô và bé.
- Tranh cái áo của cô y tá.
* Góc bế em:
- Búp bê, bát, thìa, thức ăn cho búp bê
* Góc hoạt động với đồ vật:

- Đồ chơi xếp hình, xâu vòng.
* Góc vận động:
- Bóng, xe, bôlin…
* Góc âm nhạc: - Dụng cụ âm nhạc: trống lắc, xắc xô, mũ chóp, hoa nơ.
-Trò chuyện và trả lời câu hỏi về
chủ đề.
-Làm quen văn học :truyện cây
táo

.
GV :Trần Thị Nỡ _ Lê Nguyễn Thục Uyên
Lớp : Nhà Trẻ Lớn 1
HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC SÁNG
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Khởi động:
-Cô và trẻ cùng làm đoàn tàu kết hợp các kiểu đi ( đi bình
thường, đi bằng gót bàn chân, đi bằng mũi bàn chân,chạy,
đi chậm).Đứng thành vòng tròn.
2. Trọng động: BTPTC:
Động tác 1: Hô hấp :Vẫy cờ
*Tư thế chuẩn bị :Đứng tự nhiên hai tay cầm cờ thả xuôi .
1- Giơ cờ lên cao vẫy vẫy và hít vào thở ra.
2-Về tư thế chuẩn bị.
“Tập 4 lần”
Động tác 2:Lưng bụng :Cúi chạm cán cờ xuống đất .*Tư
thế chuẩn bị:như động tác 1
1- Cúi chạm cán cờ xuống đất .
2-Về tư thế chuẩn bị .
“Tập 4 lần”
Động tác 3: Chân :Ngồi xổm gõ cán cờ xuống đất.

*Tư thế chuẩn bị :Đứng tự nhiên tay cầm cờ thả xuôi
1 –Ngồi xổm chạm cán cờ xuống đất .
2- Về tư thế chuẩn bị .
“Tập 3-4 lần”
Động tác 4: Bật trẻ cầm cờ và nhảy bật tại chổ.
3. Hồi tĩnh:
Cho trẻ đi một vòng tròn nhẹ nhàng, vừa đi vừa hát bài “
chim mẹ chim con”.
-Trẻ khởi động
-Trẻ tập .
-Trẻ tập theo cô.
-Trẻ đi nhẹ nhàng.
GV :Trần Thị Nỡ _ Lê Nguyễn Thục Uyên
Lớp : Nhà Trẻ Lớn 1
HOẠT ĐỘNG CHƠI TẬP BUỔI SÁNG
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1.Ổn định tổ chức:
- Cho trẻ hát một bài hát về chủ đề và trò chuyện về chủ đề “ các
cô các bác trong nhà trẻ”.
Hoạt động 2.Hướng dẫn thực hiện:
1.Thỏa thuận chơi:
- Cô dẫn dắt giới thiệu đến giờ chơi ở các góc, cho trẻ quan sát và
phát hiện đồ chơi ở các góc.
-Cho trẻ kể tên các góc chơi trong lớp và gọi tên một số đồ chơi ở
các góc chơi.
-Cô nhận xét, động viên, khen ngợi trẻ.
-Cô dẫn dắt, giới thiệu từng góc chơi.
-Cho trẻ chọn góc chơi và gợi ý cho trẻ chơi.
- Cô gợi ý giúp trẻ có mối quan hệ giữa các góc chơi
- Nhắc nhở trẻ nề nếp trước và sau khi tham gia hoạt động.

2. Quá trình chơi:
- Cô cùng trẻ về các góc chơi, cùng thỏa thuận vai chơi, giúp trẻ
nhận vai chơi.
- Phân công công việc của từng vai chơi.
- Cô mời trẻ về góc chơi.
- Cô cùng trẻ xoay góc chơi .
- Khi trẻ thực hiện cô chú ý quan sát, cùng chơi để rèn các kỹ
năng, thao tác, cách giao tiếp với các vai chơi với nhau.
- Nhắc nhở và khuyến khích trẻ cùng hợp tác và tham gia hoạt
động, biết giữ gìn đồ chơi, nề nếp khi chơi.
Hoạt động 3. Kết thúc hoạt động:
- Cô đến các góc chơi nhận xét, nhắc nhở trẻ thu dọn đồ chơi.
-Cô nhận xét từng góc chơi về kĩ năng và các hành vi, ngôn ngữ
chơi của trẻ.
-Giới thiệu sản phẩm ở góc xây dựng, sau đó cho trẻ tham quan “
Trường học của bé”
-Trẻ hát và trò chuyện
-Quan sát đồ chơi ở các góc và nghe cô
giới thiệu.
-Trẻ về góc chơi và chơi cùng bạn.
-Trẻ thu dọn đồ chơi và cô cho trẻ đi
rửa tay.
GV :Trần Thị Nỡ _ Lê Nguyễn Thục Uyên
Lớp : Nhà Trẻ Lớn 1
-Cho trẻ vệ sinh rửa tay.

GV :Trần Thị Nỡ _ Lê Nguyễn Thục Uyên
Lớp : Nhà Trẻ Lớn 1
Thứ hai ngày 22 tháng 12 năm 2014
HOẠT ĐỘNG CHƠI TẬP CÓ CHỦ ĐỊNH

HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH
Đề tài : Tô màu quả cà chua.
-
1.1. Mục đích , Yêu cầu:
a. Kiến thức:
– Trẻ biết quả cà chua có màu đỏ.
b. Kỹ năng:
– Tập cho trẻ tô màu điều, không bị lem ra ngoài.
– Rèn luyện vận động tinh của ngón tay: cầm, nắm.
– Rèn kĩ năng cầm bút cho trẻ.
c. Thái độ:
– Giáo dục trẻ thích ăn các loại quả để giúp cơ thể khỏe mạnh và mau lớn.
1.2. Chuẩn bị:
– Giấy có vẽ hình quả cà chua
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
*Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, tạo hứng thú
- Cô và trẻ cùng hát bài “ Quả gì”
- Trò chuyện:
+ Các con vừa hát bài gì?
+ Trong bài hát có nói đến những loại quả nào?
+ Ngoài các loại quả đó ra các con còn biết thêm những
loại quả nào nữa?
Giáo dục : Trong quả có nhiều vitamin ăn vào thì giúp
cơ thể khỏe mạnh, đẹp da nên các con nhớ ăn thật nhiều
nhé.
*Hoạt động 2. Nội dung:
Quan sát tranh mẫu:
– Cô cho trẻ quan sát tranh ảnh về quả cà chua cô tô.
-Trẻ đọc thơ

-Trẻ trả lời
-Trẻ quan sát
-Trẻ quan sát
GV :Trần Thị Nỡ _ Lê Nguyễn Thục Uyên
Lớp : Nhà Trẻ Lớn 1
+ Bạn nào cho cô biết trong bức tranh con nhìn thấy gì
nào?
+ À trong bức tranh có quả cà chua.
+ Quả cà chua có màu gì đây?
+ Quả chuối có màu đỏ
– Giúp trẻ nhận biết, phân biệt màu đỏ
+ Ai cho cô biết trong bức tranh là quả cà chua màu gì?
Cô tô mẫu:
– Cô tô màu mẫu và hướng dẫn trẻ cách cầm bút và tư
thế ngồi.
Trẻ thực hiện.
– Trong khi trẻ thực hiện, cô quan sát, giúp trẻ khi trẻ
cần.
– Cô nhận xét sản phẩm của trẻ, khuyến khích và khen
trẻ.
* Hoạt động 3. Kết thúc:
Cho trẻ vận động theo nhạc bài hát " vườn cây của ba "
và nghỉ
-Trẻ trả lời
-Trẻ thực hiện
-Trẻ trưng bày sản
phẩm
-Trẻ nhận xét sản
phẩm
-Trẻ thu don đồ chơi


Thứ hai Ngày 22 Tháng 12 Năm 2014.
GV :Trần Thị Nỡ _ Lê Nguyễn Thục Uyên
Lớp : Nhà Trẻ Lớn 1
DẠO CHƠI NGOÀI TRỜI
1.Quan sát: Quan sát cây bàng
2. Hoạt động tập thể: -TCVĐ: “Bịt mắt bắt dê ”
3.Hoạt động tự do: Chơi với cát, câu cá,vẽ trên sân
I. Mục đích yêu cầu:
1.Kiến thức:
- Gọi đúng tên cây bàng, các đặc điểm màu sắc của cây bàng: có lá to, có trái, là cây xanh che bóng
mát
2. Kĩ năng:
- Giúp trẻ phát triển tư duy, ngôn ngữ và các giác quan.
3. Thái độ:
- Trẻ biết yêu quý và bảo vệ các loại cây xanh.
II. Chuẩn bị:
* Đồ dùng của cô:
-Địa điểm quan sát sân trường sạch sẽ.
* Đồ dùng của trẻ:
-Một số đồ chơi ngoài trời:
Mũ mèo, mũ chuột, vòng thể dục, cá bằng xốp, cần câu, lá, tăm.
III. Tiến hành:
*Hoạt động 1. Ổn định tổ chức:
Cho trẻ hát bài “ em yêu cây xanh”.
Trò chuyện về nội dung bài hát và chủ điểm.
*Hoạt động 2.Hướng dẫn hoạt động:
1. Quan sát:
Cho trẻ đứng quanh cây bàngvà khám phá. Cô dùng các câu hỏi và kích thích sự trả lời của trẻ.
+ Đây là cây gì?

+Thân cây như thế nào?
+ Lá cây bàng có màu gì?
GV :Trần Thị Nỡ _ Lê Nguyễn Thục Uyên
Lớp : Nhà Trẻ Lớn 1
+ Cây bàng có quả không ?
+ cây bàng trồng để làm gì?
2. Hoạt động tập thể:
a. Trò chơi vận động: Bịt mắt bắt dê
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Cách chơi: Cô sẽ làm người bắt dê (bị bịt mắt lại bằng một chiếc khăn để không nhìn thấy), trẻ đứng
thành vòng tròn quanh cô. Trẻ sẽ chạy xung quanh cô đến khi nào cô hô “bắt đầu” chạy tránh không
để cô bắt. Khi cô hô “đứng lại” thì trẻ phải đứng lại, không được di chuyển nữa. Lúc này cô bắt đầu
lần đi xung quanh để bắt được ai đó, trẻ thì cố tránh để không bị bắt và tạo ra nhiều tiếng động để
đánh lạc hướng. nếu cô bắt được ai thì trẻ đó sẽ mất 1 lượt chơi nếu đoán sai lại bị bịt mắt lại và làm
tiếp.
-Cho trẻ chơi 2-3 lần.
3. Hoạt động tự do: Cho trẻ vui chơi tự do, cô quan sát nhắc nhỡ trẻ chơi an toàn, động viên trẻ chơi
chung với bạn, không được tranh dành, xô đẩy bạn.
*Hoạt động3. Kết thúc:
Cô cho trẻ làm đoàn tàu và kết thúc.

Thứ hai Ngày 22 Tháng 12 Năm 2014
GV :Trần Thị Nỡ _ Lê Nguyễn Thục Uyên
Lớp : Nhà Trẻ Lớn 1
CHƠI TẬP BUỔI CHIÈU
Hoạt động :Trò chuyện về ngày thành lập quân đội nhân
dân Việt Nam
Hoạt động chơi ở các góc
I.Mục đích – yêu cầu:
1/Kiến thức:

- Trẻ biết hôm nay là ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22.12
- Trẻ biết chơi xong bỏ đồ chơi đúng nơi qui định
2/Kĩ năng:
- Biết trả lời các câu hỏi của cô, phát triển ngôn ngử, ghi nhớ
- Trẻ rủ bạn cùng chơi
3/Thái độ:
- Trẻ nhớ lời cô dặn yêu quý các chú bộ đội
II.Chuẩn bị:
-Trang phục của cô và trẻ gọn gàng
-Đĩa nhac : Cháu thương chú bộ đội
III. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động 1: Ổn định ,tạo hứng thú
-Cô cung trẻ hát bài:Cháu thương chú bộ đội
Hoạt động 2: Nội dung:
-Cô cho trẻ xem tranh các chú bộ đội, tranh bác Hồ
-Hỏi trẻ vừa xem được hình ảnh gì?
-Chú bộ đội mặc áo quần màu gì?, chú bộ đội đang làm gì?
-Chú bộ đôi và bác hồ đều là những người chịu bao gian khổ hi sinh vì đất nước, bảo vệ cho
chúng ta có được cuộc sống như ngày hôm nay.
+Gíao dục trẻ: yêu nước, đời đời nhớ ơn bác hồ, các vị anh hùng của đất nước
Cố găng thật ngoan , học thật giỏi để lớn lên giúp cho đất nước
*Cho trẻ chơi tự do ở các góc
-Cô giới thiệu giải thích cách chơi rõ ràng, dễ hiểu.
-Cho trẻ tự chọn đồ chơi theo ý thích.
-Cô động viên và hướng dẫn những trẻ chơi, chơi cùng trẻ.
Hoạt động 3: Kết thúc hoạt động:
-Nhận xét tuyên dương và cho trẻ nghĩ
Thứ ngày tháng năm 2014
GV :Trần Thị Nỡ _ Lê Nguyễn Thục Uyên
Lớp : Nhà Trẻ Lớn 1

Đánh giá cuối ngày:
- Tình trạng sức khỏe:



- Kiến thức:



- Kĩ năng:



- Thái độ:



- Kế hoạch tiếp theo:



Thứ ba Ngày 23 Tháng 12 Năm 2014
GV :Trần Thị Nỡ _ Lê Nguyễn Thục Uyên
Lớp : Nhà Trẻ Lớn 1
HOẠT ĐỘNG CHƠI TẬP CÓ CHỦ ĐỊNH
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG
Vận động cơ bản : Tung bóng bằng hai tay
Trò chơi vận động : Chạy đuổi theo bóng
I.Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức:

- Trẻ nhớ tên vận động: Tung bóng bằng hai tay
- Trẻ biết được tên của trồ chơi : Chạy đuổi theo bóng
2. Kỹ năng:
- Hình thành và củng cố kỹ năng tung bóng bằng hai tay
- Rèn luyện tính kiên trì, tính khéo léo khi thực hiện vận động tung bóng từ dưới lên bằng hai
tay
- Phát triển các cơ tay, chân và các tố chất vận động
3.Thái độ:
-Trẻ biết nhường bạn, không giành đồ chơi, xô đẩy bạn
- Khi chơi xong biết cất đồ chơi
II.Chuẩn bị:
1. Đồ dùng của cô
- Địa điểm chơi tập trong lớp
- Máy, băng nhạc
2. Đồ dùng của trẻ
- Số bóng đủ cho số trẻ
- Trẻ tham gia áo quần gọn gàng
III.Cách tiến hành
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Ổn định, tạo hứng thú
-Cô đưa rổ bóng có nhiều màu sắc đẹp cho trẻ xem,
kết hợp vừa hỏi cô vừa giới thiệu. Cô có những quả gì
đây? Màu gì? Hình gì?
Hoạt động 2: Nội dung trọng tâm
1.Khởi động: Mỗi trẻ 1 quả bóng, trẻ đi đầu 1 tay ôm
bóng, tay kia vung cao, chân nhấc cao vừa đi vừa hát
bài có nhịp đi “ bóng tròn to” sau đó cho trẻ đứng
vòng tròn
2.Trọng động:
a.Bài tập phát triển chung: Tập bài: “Tập với bóng

to”
- Động tác tay (3 lần): 2 tay cầm bóng xuôi về phía
trước, giơ bóng lên cao, kiểng gót, mắt nhìn theo
bóng, về tư thế cơ bản
- Động tác lườn (3 lần): ngồi trên sàn, 2 chân khép, 2
tay cầm bóng để lên đùi, quay người đặt bóng cạnh
sườn mỗi bên 2 lần, về TTCB
- Động tác chân (3 lần): ngồi xổm chạm bóng xuống
đất về TTCB
b.Vận động cơ bản: Cô giới thiệu tên vận động “Hôm
-Trẻ tập trung quan sát và trả lời
-Trẻ đi theo sự hướng dẫn của cô
-Trẻ tập theo cô từng động tác
-Trẻ chú ý lắng nghe
GV :Trần Thị Nỡ _ Lê Nguyễn Thục Uyên
Lớp : Nhà Trẻ Lớn 1
nay bạn thỏ đến lớp mình chơi và thích xem các con
chơi tung bóng bằng hai tay”. Cho trẻ quan sát một số
đồ dùng chơi tập như bóng, phấn vẽ
- Cô làm mẫu cho trẻ xem
+ Cô làm mẫu lần 1: không giải thích
+ Cô làm mẫu lần 2: giải thích kỹ năng tung bóng
bằng hai tay, cô đứng trước vạch cầm bóng bằng 2 tay,
lòng bàn tay hướng ra ngoài, người hơi cúi xuống, khi
nghe hiệu lệnh “tung bóng nào” thì tay cô hất bóng về
phía trước
- Hỏi trẻ cô đang làm gì?
- Cô cho trẻ thực hiện: Cô cho 1 trẻ lên tung bóng,
nhóm 2-3 trẻ lên chơi(mỗi trẻ 2-3 lần), chia tổ thi đua
lên chơi

Trong quá trình trẻ thực hiện, cô chú ý những trẻ chưa
mạnh dạn tự tin, sửa sai, động viên trẻ khuyến khích
trẻ kịp thời
- Cho cả lớp thi đua theo 2 tổ (1 lần)
- Cô làm mẫu lại 1 lần hỏi trẻ tên vận động
c.Trò chơi vận động: “chạy đuổi theo bóng”
- Cô tung bóng về phía trước yêu cầu trẻ chạy theo để
bắt bóng (trẻ chơi 2-3 lần)
Hoạt động 3: Kết thúc
Trẻ đi nhẹ nhàng quanh lớp 1-2 phút
-Trẻ chú ý xem cô làm mẫu
-Trẻ thực hiện
-Trẻ chơi hứng thú
-Trẻ đi nhẹ nhàng theo cô

Thứ ba Ngày 23 Tháng 12 Năm 2014
GV :Trần Thị Nỡ _ Lê Nguyễn Thục Uyên
Lớp : Nhà Trẻ Lớn 1
DẠO CHƠI NGOÀI TRỜI
Quan sát:Cây phượng
HĐTT: TCVĐ “ Hái quả”
TCDG: Lộn cầu vồng
HĐ tự do:Xé lá,đổ nước vào chai, chơi với bóng,
I - Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết quan sát cây phượng và trả lời được một số câu hỏi của cô.
-Trẻ biết cách chơi và luật chơi.
2. Kỹ năng:
- Phát triển sự chú ý và khả năng quan sát. Biết chơi thành thạo TCVĐ
3. Thái độ:

-Giáo dục trẻ biết bảo vệ cây xanh, bảo vệ môi trường.
II - Chuẩn bị:
- Cây phượng(cây thật) cô trồng trong lớp góc thiên nhiên.
- Chai nhựa, thau đựng nước, bóng, xe đồ chơi
III Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1:.Ổn định gây hứng thú:
-Cô và trẻ cùng hát bài hát “Đi chơi”
- Giới thiêu giờ chơi, Thỏa thuận trước khi chơi
Hoạt động 2: Hướng dẫn hoạt động
1.Quan sát :Cây phượng
Cho trẻ quan sát.
+ Hỏi trẻ 1 số câu hỏi về đặc điểm của cây cảnh cô trồng.
GD: Cây phượng cũng là một cây xanh, cây phượng mang lại bóng mát cho các con khi các
con ra sân chơi. Các con phải biết bảo vệ cây xanh nhé.!.
2. Hoạt động tập thể:
a.TCVĐ: "Hái quả"
+ Cô nêu luật chơi, cách chơi. ( 2- 3 lần).
GD: Cô giáo dục trẻ ý thức chơi tập thể.
b.TCDG: Lộn cầu vồng
cô nêu luật chơi, cách chơi. (2 - 3 lần)
3. Hoạt động tự do:
-Cho trẻ chơi ngoài sân
-Cô giới thiệu giải thích cách chơi rõ ràng, dễ hiểu.
-Cho trẻ tự chọn đồ chơi theo ý thích.
-Cô động viên và hướng dẫn những trẻ chơi, chơi cùng trẻ.
Hoạt động 3 : Nhận xét sau khi chơi.
-Nhận xét quá trình chơi-Kết thúc: cho trẻ thu dọn đồ chơi cùng cô, vào lớp


Thứ ba Ngày 23 Tháng 12 Năm 2014

GV :Trần Thị Nỡ _ Lê Nguyễn Thục Uyên
Lớp : Nhà Trẻ Lớn 1
CHƠI TẬP BUỔI CHIỀU
-Cho trẻ chơi : Xỉa cá mè
-Cho trẻ chơi tự do ở các góc chơi
I.Mục đích – yêu cầu:
1/Kiến thức:
- Trẻ biết cách chơi, tên trò chơi
2/Kĩ năng:
-Phát triển kĩ năng chơi cùng nhóm bạn
3/Thái độ:
- Trẻ hứng thú vận động cùng cô và các bạn.
II. Chuẩn bị:
-Đồ chơi ở các góc
-Đĩa nhạc không lời: lời chào buổi sáng
III. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động 1: Ổn định ,tạo hứng thú
-Cho trẻ hát bài hát “Lời chào buổi sáng”
Hoạt động 2: Hướng dẫn
a.Chơi “Xỉa các mè”
Cô giới thiệu tên trò chơi và cách chơi
-Cho trẻ chơi 2-3 lần
- Chú ý quan tâm đến trẻ
- GD trẻ: chơi hòa đồng với bạn
b. Chơi tự do ở các góc”
Cô giới thiệu cac góc chơi
-Cho trẻ tự chọn góc chơi
-Trẻ chơi cô chú ý quan sát
Hoạt động 3: Kết thúc hoạt động:
Nhận xét, tuyên dương.


Thứ tư Ngày 24 Tháng 12 Năm 2014
HOẠT ĐỘNG CHƠI TẬP CÓ CHỦ ĐỊNH
GV :Trần Thị Nỡ _ Lê Nguyễn Thục Uyên
Lớp : Nhà Trẻ Lớn 1
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NHẬN BIẾT
Đề tài: Nhận biết trò chuyện về một số loại cây.
1.1 Mục đích, yêu cầu:
a. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết tên gọi, đặc điểm, lợi ích của một số loại cây.
b. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng phát âm cho trẻ, nói rỏ từ, trọn câu, trả lời được các câu hỏi của
cô.
c. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết được lợi ích của cây xanh, biết chăm sóc và bảo vệ cây.
1.2 Chuẩn bị:
- Tranh về các loại cây xanh.
III.Cách tiến hành
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Ổn định, tạo hứng thú
Cô cho trẻ hát bài “ Em yêu cây xanh”
Trò chuyện về bài hát:
+ Các con vừa hát bài gì?
+ Bài hát nói về gì?
+ Bạn nhỏ trong bài hát có yêu cây xanh không?
+ Lớp mình có bạn nào biết được những loại cây
xanh nào?
Giáo dục: Cây xanh rất tốt cho cuộc sống của
chúng ta nên các con phải yêu cây xanh nhé.
* Hoạt động 2: Nội dung.

Hôm nay cô sẽ cho lớp mình làm quen với một số
loại cây xanh nhé.
-Trẻ hát và tham gia trò chuyện
với cô
-Trẻ tập trung chú ý quan sát
-Trẻ tham gia trả lời
-Trẻ tham gia trò chuyện trao đổi
với cô
-Trẻ trả lời một số đồ dùng trẻ đã
nhận biết
GV :Trần Thị Nỡ _ Lê Nguyễn Thục Uyên
Lớp : Nhà Trẻ Lớn 1
* Cho trẻ làm quen với cây chuối:
- Cô cho trẻ quan sát cây chuối và hỏi trẻ:
+ Đây là cây gì?
+ Cho trẻ đọc “ cây chuối”.
+ Thế đây là gì của cây chuối?
+ Lá chuối có màu gì?
+ Lá chuối như thế nào? ( to)
+ Thế đây là gì?
+ Thân chuối như thế nào?
+ Thé đây là gì?
+ Buồng chuối có rất nhiều trái chuối, khi sống
trái chuối có màu xanh, khi chín thì có màu vàng.
+ Cây chuối cho ta gì nào?
Cây chuối vừa cho ta quả này,vứa cho bóng mát
này nên các con phải thường xuyên chăm sóc bảo
vệ cây nhé.
* Cho trẻ làm quen với cây ổi
+ Đây là cây gì?

+ Cho trẻ đọc “cây ổi”.
+ Thế đây là gì của cây ôỉ?
+ Lá ôỉ có màu gì?
+ Lá ôỉ như thế nào? ( to)
+ Thế đây là gì?
+ Thân ôỉ như thế nào?
- Trẻ trả lời
-Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
-Trẻ hứng thú hát cùng cô

×