Tải bản đầy đủ (.docx) (85 trang)

Sử dụng graph vào dạy học bài đặc điểm loại hình của tiếng việt trong sách giáo khoa ngữ văn 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (508.19 KB, 85 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình triển khai thực hiện đề tài: Sử dụng Graph vào dạy học bài:
“Đặc điểm loại hình của tiếng Việt” trong sách giáo khoa Ngữ
văn 11, em đã thường xuyên nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi và sự chỉ
bảo tận tình của các thầy, cô giáo trong khoa Ngữ văn trường ĐHSPHN2, đặc biệt là
các thầy, cô giáo trong tổ Phưo’ng pháp dạy học Ngữ văn.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.s Phạm Kiều Anh đã tận tình hướng dẫn,
chỉ bảo cho em trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng thực hiện đề tài với quyết tâm cao nhưng chắc chắn
đề tài không thế tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp
của các thầy, cô để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2011 Tác giả khóa luận
Nguyễn Thị Ngọc
Khóa luận tốt nghiệp sv: Nguyễn Thị Ngọc - K33C - Ngữ vãn
1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng
dẫn của Th.s Phạm Kiều Anh.
Tôi xin cam đoan những kết quả nghiên cứu của khóa luận chưa từng được
công bố ở bất kỳ một công trình nghiên cứu nào, đó là những kết quả đúng, nếu sai
tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 20 thảng 5 năm 2011 Tác giả khóa luận
Nguyễn Thị Ngọc
DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIÉT TẮT
BCHTWD : Ban chấp hành trung ương Đảng
ĐH SP : Đại học sư phạm
G : Graph
GS : Giáo sư
GV : Giáo viên
HN : Hà Nội


Khóa luận tốt nghiệp sv: Nguyễn Thị Ngọc - K33C - Ngữ vãn
2
HT : Hiện tại
HT : Hoàn thành
HS : Học sinh
NXB : Nhà xuất bản
NV : Ngữ văn
SBT : Sách bài tập
SGK : Sách giáo khoa
SGV : Sách giáo viên
STK : Sách thiết kế
KHKT : Khoa học kỹ thuật
THPT : Trung học phổ thông
Tr : Trang
Th.s : Thạc sĩ
QK : Quá khứ
MỤC LỤC
Trang
Khóa luận tốt nghiệp sv: Nguyễn Thị Ngọc - K33C - Ngữ vãn
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế kỷ XXĨ là thế kỷ của khoa học công nghệ, thế kỷ của nền kinh tế tri thức.
Ngày nay, với việc phát triển kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa,
kinh tế Việt Nam đã có những thành tựu rực rỡ. Thêm vào đó, đời sống vật chất của
con người ngày càng được nâng cao, giáo dục - đào tạo cũng không nằm ngoài guồng
quay này. Đảng và Nhà nước đã xác định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” vấn đề đặt
ra là bên cạnh việc truyền thụ những kiến thức cơ bản đê các em có một nền học vấn
làm cơ sở, điều quan trọng là nhà trường phải dạy cho các em cách lĩnh hội tri thức,
phương pháp tự học, tự nghiên cứu để các em không ngừng mở rộng tầm mắt khoa

học.
Đe thực hiện sự nghiệp đổi mới giáo dục, các nhà giáo dục đã tiền hành việc
thay sách, cải cách sách giáo khoa trong nhà trường và đặc biệt là đổi mới phương
pháp dạy học. Ngay từ những năm đầu của thế kỷ XXI, vấn đề “Đỏi mới phương pháp
dạy và học, phát huy tư duy sảng tạo và năng lực tự học của HS được sự quan tâm ở
mọi cấp ngành trong giáo dục”. Hội nghị lần thứ 4 của BCHTWD khóa VII về tiếp tục
đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ: “Đôi mới phương pháp dạy và học ở
tất cả các cấp bậc học, kết hợp tốt học và hành, học tập với lao động sản xuất, thực
nghiệm và nghiên cứu khoa học, gan nhà trường với xã hội. Áp dụng phương pháp
Khóa luận tốt nghiệp sv: Nguyễn Thị Ngọc - K33C - Ngữ vãn
4
giáo dục hiện đại đê bồi dưỡng năng lực tư duy sảng tạo, năng lực giải quyết vẩn đề.
Đấy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ nghiên cứu những vẩn đề
khoa học phục vụ cho mục tiêu phát triến và sự nghiệp giảo dục (Theo, “Nghị quyết
hội nghị lần 4 BCHTWD khóa VII về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục đào tạo ”
(1991)).
Xuất phát từ mục tiêu đó, trong những thập kỷ gần đây, các nhà tâm lý học và
giáo dục học đã tìm tòi và đề xuất những phương pháp dạy học tốt nhất. Trong các
phương pháp dạy học mới phải kể đến một số phương pháp dạy học như: phương pháp
nêu vấn đề, phương pháp thảo luận nhóm, các phương pháp tự học Ngoài ra, họ còn
chú ý tới một số phương pháp dạy học mới mang tính tích cực đế đáp ứng yêu cầu của
nền khoa học hiện đại. Từ đó, những vấn đề lý luận của một số ngành khoa học được
vận dụng trở thành công cụ thâm nhập khoa học chung như mô hình hóa Alglorit,
Graph, được áp dụng ở nhà trường để dạy và học nhiều môn học khác nhau như: Toán
học, Hóa học, Địa lý, Vật lý Nó mở ra nhiều triển vọng cho việc dạy học trong nhà
trường, bởi đây là những lý luận khoa học có tính khái quát rất cao. Những lý luận này,
có thê giúp HS hình thành cho mình phương pháp chung của tư duy và tự học, một kỹ
năng rất quan trọng của người lao động mới trong thời đại mới.
Graph là lý thuyết của toán học, bản chất nó vừa mang tính khái quát, vừa mang
tính trực quan, cụ thể. Graph có nhiều điểm mạnh trong việc thể hiện mối quan hệ và

tính tầng bậc của các yếu tố ngôn ngữ. Do đó, sử dụng Graph trong dạy học tiếng Việt
Khóa luận tốt nghiệp sv: Nguyễn Thị Ngọc - K33C - Ngữ vãn
5
cho HS THPT là một việc làm hữu ích. Khi GV sử dụng Graph trong dạy học, HS sẽ dễ
dàng nhận thức các yếu tố, các khái niệm, sự kiện và hiện tượng ngôn ngữ. Cũng vì thế,
việc sử dụng Graph vào dạy học được coi như là một phương pháp dạy học mới của
GV. Với phương pháp mới này, GV sẽ chủ động, linh hoạt hơn khi hướng dẫn các em
lĩnh hội kiến thức.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: Sử dụng Graph
vào dạy học bài: “Đặc điểm loại hình của tiếng Việt” trong sách giáo khoa Ngữ văn
11.
2. Lịch sử vấn đề
Về mặt lịch sử, lý thuyết Graph ra đời từ 200 năm trước đây trong quá trình
giải các bài toán đố. Nhưng mãi đến những năm 30 của thế kỷ XX, lý thuyết Graph
mới được xem như một ngành toán học riêng biệt, được trình bày trong công trình của
Konig nhà toán học người Hunggari.
Cho đến năm 1965, A.M.Xokhor là người đầu tiên đã vận dụng một số quan
điểm của lý thuyết Graph để mô hình hóa nội dung của tài liệu sách giáo khoa. Nhờ đó,
Xokhor đã trực quan hóa được những mối liên hệ bản chất giữa các khái niệm tạo nên
tài liệu giáo khoa đó (tức là một đề tài dạy học).
Nói cách khác, chính Xokhor đã xây dựng được Graph của một kết luận hay
một lời giải thích cho một đề tài dạy học mà ông gọi là: Cấu trúc logic của kết luận hay
của lời giải thích. Nhờ đó, HS nhớ lâu hơn, rõ ràng hơn và vận dụng có hiệu quả hơn
nội dung của tài liệu.
Khóa luận tốt nghiệp sv: Nguyễn Thị Ngọc - K33C - Ngữ vãn
6
Cũng cùng năm 1965, dựa vào cách làm của Xokhor, V.X.Pôlôxin đã dùng
Graph để diễn tả trực quan những diễn biến của một tình huống dạy học (mô hình hóa
tự các thao tác dạy và học trong một tình huống dạy học).
Đến năm 1972, V.P.Garkunôp tiếp tục dùng Graph để mô hình hóa các tình

huống dạy học nêu vấn đề và phân loại chúng.
Tuy nhiên cả Xokhor, Pôlôxin, Garkunôp đều mới chỉ sử dụng Graph như một
công cụ thực nghiệm nghiên cứu khoa học về lý luận dạy học chứ chưa sử dụng lý
thuyết này vào dạy học ở trên lớp.
VI thế, sau này nhiều nhà khoa học, các nhà sư phạm qua nghiên cứu lý thuyết
và kiểm nghiệm thực tiễn đã nhận thấy rõ hiệu quả của giờ lên lớp khi dạy học bằng
Graph. Nhiều tài liệu viết riêng cho GV về những vấn đề này cũng đã chứng minh
rằng: sự ứng dụng lý thuyết Graph vào quá trình dạy học là hoàn toàn hợp lý, lý thuyết
có thể được ứng dụng ở tất cả các môn học, các bậc học. Trong số các tác giả Liên Xô
(cũ) khi nghiên cứu vấn đề này, có một số tác giả tiêu biểu.
Khóa luận tốt nghiệp sv: Nguyễn Thị Ngọc - K33C - Ngữ vãn
7
A.A.Opchinhicô, V.X.Pughirxiki, Morgunôp họ đã vận dụng lý thuyết Graph
để kế hoạch hóa quá trình dạy học ở Đại học.
A.A.Chêxôp nghiên cứu việc sử dụng các đồ thị mạng lưới khi lập kế hoạch
hoạt động.
Đặc biệt là Baxakep tác giả đã nghiên cứu vận dụng lý thuyết Graph vào
nhiều lĩnh vực khác nhau như: Văn học, Toán học, Hóa học, Vật lý, Sinh học
Trong cuốn sách “ Graph và mạng lưới hữu hạn”.
Ngoài ra, trong lĩnh vực Văn học có “ Graph và ứng dụng của chúng” (1968)
của Ore và “Lý thuyết Graph” (1976) của BeRop.
Bên cạnh đó, ở Việt Nam cũng có khá nhiều tác giả nghiên cứu vận dụng
Graph vào dạy học.
Hà Thúc Quảng, GV CĐSP Hải Phòng: “Dùng sơ đồ trong việc dạy Toán để
phát huy tác dụng của sách giáo khoa” (Nghiên cứu Giáo dục - số 3, T3/1974).
Nguyễn Xuân Trường: “Sử dụng sơ đồ trong giảng dạy Hóa học” (Tập san
Giáo dục cấp III - số 5/1978).
Trần Trọng Dương “Áp dụng phương pháp Graph để nghiên cứu cấu trúc và
phương pháp giải, xây dựng hệ thống bài toán về lập công thức hóa học ở trường
phổ thông” (Tiểu luận khoa học cấp T - Khoa Hóa ĐHSP Hà Nội T - 1980).

Nguyễn Ngọc Quang “Phương pháp Graph trong dạy học” (Tạp chí nghiên
cứu Giáo dục số 4,5/1989).
Phạm Tư, Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Đình Am, Nguyễn Cương: “Một
thực nghiệm dùng phương pháp Graph trong dạy học Hóa học” (Báo cáo tại Hội
nghị giáo dục toàn quốc lần thứ II - 2/1982).
Phạm Tư, “Dùng Graph trong giảng dạy Hóa học ỏ’ trường THPT” (Tập san
số 3/1982).
Nguyễn Thị Giang Tiến: “Hình thành hệ thống khái niệm Địa lý và áp dụng
phương pháp Graph hình thành khái niệm Địa lý kinh tế và dạy các khái niệm đó”.
Khỏa luận tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Ngọc - K33C - Ngữ văn
8
Nguyễn Tiến Trung: “Vận dụng lý thuyết Graph trong việc lập chương trình
môn học tối ưu và cải tiến phương pháp dạy học”.
Qua khảo sát ta thấy việc vận dụng Graph vào quá trình dạy học ở Việt Nam
được các nhà sư phạm quan tâm và vận dụng vào giảng dạy từ rất lâu bước đầu
khẳng định tác dụng của việc sử dụng Graph trong việc nắm vững kiến thức, phát
triển kỹ năng tư duy HS.
Tuy nhiên, hiện nay phương pháp dùng Graph để dạy học vẫn chưa được ứng
dụng ở diện rộng, chưa trở thành phương pháp phổ biến. Việc vận dụng Graph vào
dạy học Ngữ văn mà cụ thể là dạy môn tiếng Việt còn ít. Trong thực tế, mới chỉ có
thầy giáo ở tỉnh Hà Nam Ninh làm những thí nghiệm nhỏ vận dụng lý thuyết Graph
vào giảng dạy môn Văn. Riêng ở phân môn tiếng Việt có bài viết của PGS. PTS
Nguyễn Quang Ninh “Sử dụng phương pháp Graph” trong dạy học tiếng Việt, bài
viết này đã giới thiệu sơ lược về phương pháp Graph, những yêu cầu và cách tiến
hành Graph nội dung một bài học tiếng Việt. Đây mới chỉ coi là một nghiên cứu có
tính chất gợi mở giới thiệu.
Gần đây (1999), với luận án của tiến sĩ Nguyễn Thị Ban: “Sử dụng Graph đê
dạy những bài về từ và câu tiếng Việt ở cấp phố thông trung học cơ sở”, trường
ĐHSPHN, một lần nữa khắng định thế mạnh của việc ứng dụng Graph trong dạy học
tiếng Việt.

Như vậy, việc sử dụng G vào dạy học tiếng Việt nhằm nâng cao chất lượng
học tập cho HS không còn là vấn đề mới mẻ. Nhưng để cụ thể hóa phương pháp này
trong giảng dạy tiếng Việt và ứng dụng, triển khai nó trong việc dạy học tiếng Việt ở
diện rộng là vấn đề cần được tiếp tục suy nghĩ.
3. Mục đích, nhiệm yụ nghiên cứu
3.1.Mục đích nghiên cửu
Trong luận văn này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu, khảo sát nhằm các mục
đích sau:
Khỏa luận tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Ngọc - K33C - Ngữ văn
9
Trước hết là, giúp HS biết hệ thống các kiến thức về sự phân loại ngôn ngữ.
Đó là mục đích lĩnh hội kiến thức về ngôn ngữ, về loại hình ngôn ngữ.
Ngoài ra, trong luận văn chúng tôi còn thực hiện mục đích tạo ra hứng thú
học tập cho HS. Từ đó, HS có niềm say mê, hào hứng để khám phá tri thức, đây là
mục đích tác động đến tư tưởng của các em.
Bên cạnh đó, luận văn có mục đích tạo ra sự sáng tạo trong hoạt động dạy học
tiếng Việt của GV, thể hiện qua một bài dạy cụ thể là: “Đặc điểm loại hình của
tiếng Việt”.
3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
Khi viết đề tài này, chúng tôi đã đề ra được những nhiệm vụ quan trọng cần
thực hiện:
Thứ nhất là, trình bày những vấn đề cơ bản nhất về Graph.
Thứ hai là, xác định những cơ sở khoa học trong bài: “Đặc điểm loại hình
của tiếng Việt” để chỉ ra những vấn đề có thể sử dụng Graph.
Thứ ba là, ứng dụng G vào dạy học các bài tiếng Việt ở phố thông.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu
Với luận văn này, đối tượng nghiên cứu là cách sử dụng Graph khi dạy học
tiếng Việt.
4.2.Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu trong đề tài là vận dụng G đê dạy học bài: “Đặc điểm
loại hình của tiếng Việt” trong SGK NV 11 ở trường THPT.
5. Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ để xem xét, tìm hiểu
những vấn đề lý thuyết về: Loại hình ngôn ngữ, tiêu biểu là loại hình ngôn ngữ tiếng
Việt. Từ đó, vận dụng Graph vào dạy học bài: “Đặc điểm loại hình của tiếng Việt”.
Khỏa luận tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Ngọc - K33C - Ngữ văn
1
0
Bên cạnh phương pháp phân tích ngôn ngữ, chúng tôi sử dụng phương pháp
so sánh, phân loại, thống kê đế điều tra, khảo sát, xử lý các kết quả thu được làm cho
các vấn đề đưa ra trong luận văn có tính xác thực.
Có thể nói rằng, thực nghiệm vừa phương pháp nghiên cứu, vừa là một phần
của luận văn. Qua thực nghiệm mới có thể kết luận được về giá trị thực tiễn, tính khả
thi của những vấn đề được đặt ra trong luận văn.
6. Đóng góp khóa luận
Luận văn, góp thêm một hướng mới trong dạy học tiếng Việt nói chung, dạy
học bài: “Đặc điểm loại hình của tiếng Việt ” nói riêng cho HS lớp 11.
Góp phần làm cho giờ học trở nên hấp dẫn, lôi cuốn, tạo ra hứng thú học tập
và tích cực hóa quá trình dạy học.
7. Cấu trúc khóa luận
Luận văn của chúng tôi gồm ba phần:
Mở đầu Nội dung Kết luận
Phần nội dung gồm ba chương:
Chương 1: Loại hình ngôn ngữ và việc sử dụng Graph vào dạy học tiếng Việt
Chương 2: Sử dụng Graph vào dạy học bài: “Đặc điếm loại hình của tiếng
Việt ” trong sách giáo khoa Ngữ văn 11
Chương 3: Thực nghiệm
NỘI DUNG Chương 1: LOẠI HÌNH NGÔN NGỮ VÀ VIỆC sử
DỤNG GRAPH VÀO DẠY HỌC TIẾNG VIỆT

1.1.Loại hình ngôn ngữ
1.1.1. Khái niệm loại hình ngôn ngữ
Với hơn 5.000 thứ ngôn ngữ tồn tại trên thế giới thì mỗi ngôn ngữ đều có
một kiểu tổ chúc và cấu trúc không giống nhau. Nói cách khác là ở đây chúng tạo ra
sự khác nhau cơ bản về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và chúng còn khác nhau về khả
Khỏa luận tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Ngọc - K33C - Ngữ văn
1
1
năng kết hợp. Chính từ sự khác nhau cơ bản này, các nhà ngôn ngữ học đã quy các
ngôn ngữ thành những loại hình ngôn ngữ riêng biệt.
Khi tìm hiểu về ngôn ngữ, ngoài những đặc điểm chung: công cụ nhận thức
thế giới, công cụ giao tiếp thì mỗi ngôn ngữ còn có những đặc điểm chỉ xuất hiện
riêng ở từng nhóm ngôn ngữ một. Như vậy, trước tiên chúng ta cần xác định: thế nào
là một loại hình ngôn ngữ ?
Theo nhà loại hình học Xô Viết - XtanKeVich trong cuốn: “Loại hình các
ngôn ngữ” ông đưa ra hai cách hiểu về loại hình ngôn ngữ như sau:
Cách hiếu thứ nhất: “Loại hình là một khải niệm rất chung cho phép chỉ ra
những đặc điêm cơ bản nhất (nhưng không phải đầy đủ nhất) trong cơ cẩu một
ngôn ngữ. Nó ì loại hình của một ngôn ngữ nào đẩy tức là nói đến tông hợp những
đặc điềm chỉnh của ngôn ngữ đó. Tất cả những ngôn ngữ nào đều có chung tông
hợp những đặc điếm đó thì đều thuộc chung một loại hình đó”.
Cách hiếu thứ hai: “Mỗi loại hình là một nét đặc trưng, vỉ
dụ đặc trưng có hay không có những sự biến đôi ngữ
âm ở chỗ tiếp giáp, chap nối hai hình vị, tức là nét
đặc trưng theo loi chap dính hay theo loi hòa kết.
Hiêu như vậy thì trong một ngôn ngữ vừa cỏ thê có
nét của loại hình này mà cũng
Khỏa luận tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Ngọc - K33C - Ngữ văn
1
2

vừa cỏ thê cỏ nét của loại hình nọ. Đi theo hướng này, người ta thường phân
biệt loại hình về mặt hình thức và loại hình về mặt quan hệ. Loại hình về mặt quan
hệ là một điêm hết sức quan trọng vì nếu không xét đến mặt này thì tức là coi kết
cẩu của ngôn ngữ chỉ như một tổng số nhiều yếu tổ mà thôi” [25, 38].
Còn, Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên) trong giáo trình: “Dẫn luận ngôn ngữ
học” thì ông đưa ra khái niệm loại hình ngôn ngữ như sau: “Loại hình ngôn ngữ
không phải là một ngôn ngữ cụ thể nào, cũng không phải là một tông hoặc một tập
các ngôn ngữ. Loại hình ngôn ngữ là tổng thể của những đặc điểm hoặc thuộc tính
về cấu trúc và chức năng vốn có đối với một nhóm ngôn ngữ, là những đặc trưng
bản chất của các ngồn ngữ thuộc nhóm đó, phân biệt nhóm đó với các nhóm ngôn
ngữ khác” [8, 298].
Tuy có những cách định nghĩa khác nhau về loại hình ngôn ngữ nhưng các
cách định nghĩa trên đều bắt nguồn từ bản thân ngôn ngữ đó, từ đặc điểm cấu tạo,
mối quan hệ đối chiếu so sánh với các ngôn ngữ khác để tìm ra được những điểm
chung, phổ biến về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp để quy chúng vào cùng một nhóm
loại hình ngôn ngữ. Người ta có thể căn cứ vào các đặc điểm chung về ngữ âm (như
các ngôn ngữ có thanh điệu và các ngôn ngữ không có thanh điệu, hoặc ngôn ngữ
mà ở đó cái biểu đạt của đơn vị nhỏ nhất mà có ý nghĩa, tức hình vị, nhỏ hơn hay
bằng âm tiết, và ranh giới giữa các âm tiết có thể chuyển dịch hay không, so với các
ngôn ngữ không có những khả năng đó), có thể căn cứ vào những đặc điểm chung
trong cấu trúc nội dung (chẳng hạn hình thức biểu đạt phạm trù chủ thể và khách thể
hành động của các ngôn ngữ là cơ sở để xác định đặc điểm loại hình ngôn ngữ).
Nhưng chủ yếu họ căn cứ vào những đặc điểm về cấu tạo ngữ pháp (đặc điểm về
cấu trúc hình thái của từ và đặc điểm cú pháp), đê hình thành nên các nhóm loại
hình ngôn ngữ.
Khóa luận tốt nghiệp sv: Nguyễn Thị Ngọc - K33C - Ngữ vãn
1
3
Như vậy, có thế hiêu một cách đơn giản: Loại hình ngôn ngữ là những ngôn
ngữ được xếp vào cùng một nhóm, tuy không cùng chung nguồn gốc nhưng có

những đặc trưng cơ bản về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp giống nhau.
1.1.2. Sự phân loại loại hình ngôn ngữ.
Các ngôn ngữ trên thế giới có quan hệ nguồn gốc với nhau, và dựa vào đó có
thể phân loại chúng theo nguồn gốc, theo quan hệ họ hàng. Nhưng chúng còn có
quan hệ với nhau theo những đặc điểm cấu tạo bên trong. Chúng có thể có những
đặc điểm giống nhau trong cấu trúc, trong tổ chức ở các phương diện ngữ âm, từ
vựng, ngữ nghĩa và nhất là ở phương diện ngữ pháp. Các ngôn ngữ đó có thể không
cùng một họ, không có quan hệ nguồn gốc với nhau. Từ đó, các nhà loại hình học đi
đến xác lập tiêu chí phân chia ngôn ngữ theo loại hình. Vì vậy, trong ngành ngôn
ngữ học đã đưa ra hai tiêu chí cơ bản trong sự phân loại ngôn ngữ.
Trước hết, chúng ta cần hiểu cụ thể hơn về sự phân
loại ngôn ngữ theo nguồn gốc, để đối chiếu, xác định
sự phân loại ngôn ngữ theo loại hình. Sự phân loại
ngôn ngữ theo nguồn gốc, dòng họ là cách quy các
ngôn ngữ theo nguồn gốc phát sinh, điều kiện tồn
tại Trong ngôn ngữ học, người ta dùng thuật ngữ
họ ngôn ngữ hay ngữ tộc để chỉ tập hợp các ngôn ngữ
có chung một gốc cổ xưa nhất trong một họ, những
ngôn ngữ có chung một gốc trực tiếp hơn gọi là dòng,
trong một dòng, những ngôn ngữ có chung một gốc trực
tiếp hơn nữa gọi là nhánh Cứ như vậy, mỗi họ ngôn
ngữ có thể bao gồm nhiều dòng, mỗi dòng bao gồm
nhiều nhánh, mỗi nhánh bao gồm nhiều chi nhánh. Một
phương pháp quan trọng không thê thiếu mà các nhà
ngôn ngữ học sử dụng để phân loại ngôn ngữ theo
nguồn gốc là phương pháp so sánh - lịch sử, đối
chiếu về mặt lịch đại (lịch sử phát triển) của ngôn
ngữ, để tìm ra được các ngôn ngữ có chung nguồn gốc.
Theo như sự phân loại ngôn ngữ theo nguồn gốc thì có một số họ ngôn ngữ
sau: Ví dụ: Họ Ấn - Âu, họ Xmit - Hmit, họ Káp-ka-dơ, họ Hán Tạng

Khóa luận tốt nghiệp sv: Nguyễn Thị Ngọc - K33C - Ngữ vãn
1
4
Ngoài ra, tiêu chí thứ hai trong sự phân loại ngôn ngữ là sự phân loại ngôn
ngữ theo loại hình, dựa trên đặc điểm loại hình, tiêu chuẩn loại hình.
Để nghiên cứu phân loại ngôn ngữ theo loại hình người ta áp dụng phương
pháp so sánh loại hình. Là phương pháp hướng vào hiện tại, vào hoạt động của kết
cấu ngôn ngữ, tìm ra những cái giống nhau và khác nhau trong kết cấu của hai hoặc
nhiều ngôn ngữ. Phương pháp này dựa trên một mẫu trừu tượng về các kiểu tổ chức
của ngôn ngữ, từ đó người ta nghiên cứu cấu trúc của ngôn ngữ dựa trên những ý
nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp của từ đối chiếu với các mẫu trừu tượng để xếp
thành các kiểu, loại hình ngôn ngữ. Khi so sánh ngôn ngữ về ngữ âm, từ vựng, ngữ
nghĩa hay ngữ pháp, thì sự so sánh các ngôn ngữ về mặt cấu trúc ngữ pháp có ý
nghĩa lớn nhất, bởi vì cấu trúc ngữ pháp của các ngôn ngữ có tính ổn định, bền vững
lâu dài và chi phối sâu sắc cơ cấu tổ chức của toàn bộ ngôn ngữ. Trong cấu trúc ngữ
pháp có cấu trúc từ pháp và cấu trúc cú pháp.
Bằng phương pháp so sánh loại hình, ngôn ngữ học thường phân biệt ba loại
thuộc tính tồn tại trong ngôn ngữ là:
Thuộc tính thứ nhất: Những thuộc tính phổ quát (phổ niệm ngôn ngữ)
là những thuộc tính chung, vốn có đối với mọi ngôn ngữ của thế giới.
Thuộc tính thứ hai: Những thuộc tính loại hình, là những đặc điểm
chung về cấu trúc đối với các ngôn ngữ cùng một loại hình đó cũng là những đặc
điểm xác định một loại hình ngôn ngữ.
Thuộc tính thứ ba: Những thuộc tính riêng biệt là những thuộc tính chỉ
có ở một ngôn ngữ nào đó.
Như vậy, với việc xác định loại hình ngôn ngữ hay phân loại ngôn ngữ theo
loại hình, thì việc nghiên cứu so sánh các ngôn ngữ đế xác định những ngôn ngữ
thuộc tính loại hình (đặc điếm, đặc trưng loại hình) là quan trọng nhất. Mỗi loại hình
ngôn ngữ là một tập hợp một số ngôn ngữ cùng có chung một số thuộc tính đó. Tìm
hiểu phương pháp so sánh loại hình là việc làm cần thiết, hữu hiệu để tiến tới phân

loại ngôn ngữ theo nhóm loại hình.
Khóa luận tốt nghiệp sv: Nguyễn Thị Ngọc - K33C - Ngữ vãn
1
5
Đen nay, theo sự phân loại phổ biến được nhiều giới nghiên cứu chấp nhận
hơn cả là sự phân loại ngôn ngữ thế giới thành bốn loại hình lớn: Loại hình ngôn
ngữ hòa kết, loại hình ngôn ngữ chắp dính, loại hình ngôn ngữ đơn lập, loại hình
ngôn ngữ đa tổng hợp. Đe cụ thể hóa cho sự phân loại trên, trong cuốn “Dan luận
ngôn ngũ' học” của GS.TS Bùi Minh Toán, đã trình bày khá rõ ràng, đầy đủ về bốn
loại hình ngôn ngữ tiêu biếu trên thế giới.
1. Loại hình ngôn ngữ hòa kết (hoặc loại hình ngôn ngữ biến hình, ngôn ngữ
khuất chiết), là loại hình ngôn ngữ khá phổ biến, có những đặc điểm loại
hình nổi bật sau:
Thứ nhất: Mỗi từ thường được cấu tạo gồm hai bộ phận: Căn tố và phụ tố.
Căn tố thường không biến đổi và biểu hiện ý nghĩa từ vựng, còn phụ tố thường biến
đổi để biểu hiện các ý nghĩa ngữ pháp khác nhau. Tuy thế, căn tố và phụ tố gắn chặt
với nhau thành một từ đến mức chúng không thể sử dụng riêng một mình được. Đôi
khi ở ranh giới giữa chúng diễn ra sự biến đổi ngữ âm.
Chang hạn, từ tiếng Nga: pyka (tay)
Trong từ “pyka” thì “pyk” là căn tố, “-a” là phụ tố diễn đạt các ý nghĩa: Số ít,
giống cái, chủ cách Cả phụ tố và căn tố “pyk” không thể hoạt động độc lập để tạo
thành câu. Các phụ tố gắn bó chặt chẽ với căn tố thành một hình thái, hình thái đó
mới có khả năng hoạt động độc lập tạo câu.
Thú’ hai: Khi sử dụng vào hoạt động giao tiếp, từ thường biến đổi hình thức
để biểu hiện các ý nghĩa, quan hệ và chức năng ngữ pháp khác nhau.
Phần biến đối thường là phụ tố, còn căn tố giữ nguyên. Ví dụ:
Trong câu tiếng Pháp: II a beau coupd amis (nó có nhiều bạn).
Động từ “a” là biến đổi từ “avoir” (có) cho phù hợp với chủ ngữ
ngôi thứ ba số ít: “II” (nó).
Danh từ “amis” là biến đổi từ “ami” (bạn) để biểu hiện số nhiều.

Thứ ba: Mỗi phụ tố có thể biểu hiện nhiều ý nghĩa ngữ pháp, ngược lại một ý
nghĩa ngữ pháp có thể biểu hiện bằng nhiều phụ tố. Ví dụ:
Khóa luận tốt nghiệp sv: Nguyễn Thị Ngọc - K33C - Ngữ vãn
1
6
Câu tiếng Nga: O'Ha TTMcaTTa 3TY KhHTY.
(Cô ấy đã viết quyển sách này).
Phụ tố “7ta” ở động từ “nucamb” (viết) biểu hiện các ý nghĩa ngữ pháp, thời
quá khứ, số ít, giống cái, thức tường thuật. Ý nghĩa giống cái, số ít vừa biểu hiện ở
phụ tố “7ta” trong động từ, vừa biểu hiện ở hình thái của đại từ “'HaTt” (cô ấy). Ý
nghĩa giống cái, số ít, tân cách vừa biểu hiện ở phụ tố “-y” trong danh từ “KhMTY"
(sách) vừa biểu hiện ở hình thái của đại từ chỉ định “3TY" (này).
Giữa các ngôn ngữ cùng loại hình hòa kết, mức độ “hòa kết” có khác nhau.
Do đó thường có sự phân biệt loại hình ngôn ngữ hòa kết thành hai nhóm.
Nhóm một: Nhóm các ngôn ngữ hòa kết phân tích tính (tiêu biểu là tiếng
Anh, tiếng Pháp) ở nhóm ngôn ngữ này, sự biến đổi hình thái của từ diễn ra ở mức
độ thấp hơn và vai trò của hư từ, trật tự từ, ngữ điệu (đặc trưng tiêu biểu của loại
hình ngôn ngữ đơn lập) được tăng cường. Ví dụ:
Trong câu tiếng Pháp: Les enfants vont à lecole.
(trẻ em đến trường).
Ngoài sự biến đổi để biểu hiện số nhiều, danh từ “enfant” còn dùns hư từ
“les”, danh từ “école” không biến đổi để biểu hiện ý nghĩa về cách mà dùng giới từ
(à) trật tự các từ trong câu diễn đạt các quan hệ chủ thể - hành động - đích.
Nhóm hai: Nhóm các ngôn ngữ hòa kết tổng hợp tính (tiêu biểu là các ngôn
ngữ thuộc dòng Xla-vơ như tiếng Nga, các ngôn ngữ La Tinh, Hy Lạp cổ ). Nhóm
này biểu hiện các đặc điểm hòa kết ở mức độ cao: Sự biến đổi hình thái (sự tương
hợp, sự chi phối) của các từ trong câu rất chặt chẽ, một từ biến đổi theo nhiều ý
nghĩa ngữ pháp.
Ví dụ: Câu tiếng Nga:
HOble CTyeHTbl MMMaTOM 3Ty KHl/iry.

(Những sinh viên mới đang đọc quyển sách này).
Trong câu này không dùng một hư từ nào. Tính từ cùng với danh từ biến đổi
hình thái để biểu hiện các ý nghĩa số nhiều, chủ cách. Động từ biến đổi theo hình
Khóa luận tốt nghiệp sv: Nguyễn Thị Ngọc - K33C - Ngữ vãn
1
7
thái ngôi thứ ba, thời hiện tại, số nhiều, thức tường thuật. Còn đại từ chỉ định cùng
với từ “KHMrya” (sách) biến đổi hình thái thể hiện các ý nghĩa số ít, giống cái,tân
cách: Không có từ nào là không biến đổi hình thái. VI thế,
không cần dùng đến phương tiện hư từ, còn trật tự các từ có thể tựdo, linh
hoạt mà không làm thay đổi ý nghĩa cơ bản của câu.
Thuộc về các ngôn ngữ hòa kết là các ngôn ngữ họ Ân - Âu, họ Sê - mít
và một số ngôn ngữ Châu Phi.
2. Loại hình ngôn ngữ chắp dính (loại hình ngôn ngữ niêm kết) có những đặc
điểm nổi bật:
Thứ nhất: Mỗi từ bao gồm căn tố và phụ tố, do đó ý nghĩa ngữ pháp và quan
hệ ngữ pháp cũng được biểu hiện ngay trong bản thân một từ.
Thú’ hai: Căn tố không biến đổi hình thái và có thể tồn tại, hoạt động một
mình ngay cả khi không có phụ tố đi kèm. Mối liên hệ giữa các hình vị trong nội bộ
một từ không thật chặt chẽ.
Thứ ba: Mỗi phụ tố chỉ biểu hiện một ý nghĩa ngữ pháp và ngược lại, mỗi ý
nghĩa ngữ pháp chỉ được biểu hiện bằng một phụ tố:
V í d ụ : l - ev (căn tố) Căn phòng
evi: Căn phòng của tôi
Khóa luận tốt nghiệp sv: Nguyễn Thị Ngọc - K33C - Ngữ vãn
1
8
(tiếng Tacta)
3- Trong tiếng Melayu (ngôn ngữ quốc gia chính thức của Tnđônêxia -
Malaysia) phụ tố pe - (pen peng-, pem) chỉ người làm một nghề nào đó của một việc

gì đó.
-> penfahit (thợ may)
-> penulis (nhà văn)
-> pekedai (người bán hàng)
-> peladang (nông dân)
-> pembesar (người quan trọng) -> penjahat (tội phạm).
Các ví dụ này cho thấy căn tố và phụ tố trong loại hình ngôn ngữ này liên kết
với nhau một cách cơ giới theo kiểu “chắp dính” mà không “hòa kết” với nhau mật
thiết.
Thuộc loại hình chắp dính gồm các ngôn ngữ họ Thổ Nhĩ Kỳ, các tiếng Ugô,
Phần Lan, tiếng Mông cổ, tiếng Triều Tiên, tiếng Bantu
3. Loại hình ngôn ngữ đa tổng họp (hay hỗn nhập, lập khuôn) có hai đặc
điểm nổi bật:
Thứ nhất: Có một loại đơn vị đặc biệt vừa là từ, vừa là câu, được tạo ra trên
cơ sở động từ. Nó có thể bao gồm cả bổ ngữ, cả trạng ngữ và cả chủ ngữ. Người ta
gọi đó là đơn vị lập khuôn.
Ví dụ từ tiếng Suakhili:
Nitampenda : Tôi sẽ yêu nó
Atakupenda : Nó sẽ yêu anh
eviden
evleriden
2- kul
kul - lar
kul - lar-da
Từ căn phòng của tôi (ra)
Từ những căn phòng của tôi (ra)
Bàn tay (cách I, số ít)
Những bàn tay (lar chỉ số nhiều) (da
chỉ vị trí cách)
fa hit (may, cắt)

tulis (viết) kedai
(cửa hàng)
ladang (ruộng)
besar (lớn)
jahat (ác)
Trong đó:
+ penda : Yêu
+ ni : Tôi (chủ ngữ)
+ m : Nó (bổ ngữ)
+ ta : Sẽ
+ a : Nó (chủ ngữ)
+ ku : Anh
Thú’ hai: Ớ loại hình ngôn ngữ này vừa có sự chắp nối các yếu tố (giống
ngôn ngữ chắp dính), vừa có thể có sự biến đổi ngữ âm khi kết hợp (giống ngôn ngữ
hòa kết). Xem ở ví dụ trên, yếu tố có nghĩa là “nó” khi làm chủ ngữ thì có hình thức
là “a” khi làm bổ ngữ thì có hình thức “m”.
Thuộc vào loại hình này là ngôn ngữ của người da đỏ ở Châu Mỹ một số
ngôn ngữ Châu Á: Sucốt, Cam - chat, Suakhili
4. Loại hình đơn lập (ngôn ngữ không có hình thái, ngôn ngữ không biến hình,
ngôn ngữ đơn âm hay ngôn ngữ phân tiết) có những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất: Từ không biến đổi hình thái.
Thứ hai: Các ý nghĩa ngữ pháp và quan hệ ngữ pháp được biểu hiện chủ yếu
bằng: trật tự từ, hư từ và ngữ điệu.
Thứ ba: Âm tiết được tách bạch rõ rệt và thường là đơn vị có nghĩa.
Loại hình đơn lập xuất hiện sau loại hình khuất chiết, chắp dính, nó được biết
đến khi tiếp xúc với văn ngôn Trung Quốc.
Ví dụ: Câu tiếng Hán:
a in i m u ìấ w if.
(Thầy giáo của chúng tôi dùng tiếng Hán giảng bài)
Câu này có 10 âm tiết tách bạch, được viết thành 10 chữ rời. Mỗi âm tiết đều

là một đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, tất cả các từ đều không biến đổi hình thức để thể
hiện các ý nghĩa và chức năng ngữ pháp khác nhau (ví dụ các danh từ in” - thầy
giáo, thể hiện chủ thể hành động và làm chủ ngữ, “'/X ip- ” - tiếng Hán, “ìHc” - bài
(văn), thể hiện đối tượng của hành động và làm bổ ngữ - đều không có sự biến đổi về
hình thức. Các ý nghĩa ngữ pháp, chức năng ngữ pháp và quan hệ ngữ pháp trong
câu được thể hiện nhờ trật tự từ. (ví dụ định ngữ
u
d£\j fp” - chúng tôi, đi trước danh
từ trung tâm if]” - thầy giáo, bổ ngữ “W” - bài (văn) đi sau động từ “ Ị- giảng.
Phương diện hư từ trong câu trên có từ “ốíỉ ” - của) [17, 136].
XtanKeVich khi phân loại ngôn ngữ cũng chia ngôn ngữ thế giới ra thành bốn
loại hình lớn: Loại hình khuất chiết, loại hình chắp dính, loại hình đơn lập và loại
hình lập khuôn.
1. Loại hình khuất chiết (hay ngôn ngữ hòa kết, ngôn ngữ hình thức, ngôn ngữ
hữu cơ) có các đặc điểm:
Thứ nhất: Quan hệ ngữ pháp được diễn đạt ngay trong bản thân từ, nhờ có từ
biến hình ở trong câu nói. Trong từ - một trong những đơn vị cơ bản nhất của ngôn
ngữ loại hình này - có sự đối lập rõ ràng giữa căn tố và phụ tố.
Thứ hai: Căn tố và phụ tố (và nói chung là mọi hình vị trong từ) kết hợp chặt
chẽ với nhau, hòa làm một khối.
Thứ ba: Giữa phụ tố và các ý nghĩa mà chúng diễn đạt không có sự tương ứng
đơn giản kiểu một đối một (một phụ tố - một ý nghĩa).
Loại hình ngôn ngữ này gồm có các ngôn ngữ Ấn - Âu như tiếng Phạn,
tiếng Hi Lạp cố, tiếng La Tinh, các tiếng Xla-vơ, Giec-manh, Rooman
2. Loại hình chắp dính. Có các đặc điểm:
Thứ nhất: Quan hệ ngữ pháp cũng diễn đạt bên trong từ, trong từ cũng có sự
đối lập rõ rệt giữa căn tố và phụ tố.
Thứ hai: Căn tố ít biến đổi và có thể tách ra dùng độc lập thành từ.
Thú’ ba: Phụ tố kết hợp một cách cơ giới với căn tố, mỗi phụ tố thường diễn
đạt một ý nghĩa nhất định.

Ngôn ngữ thuộc loại hình chắp dính có ngôn ngữ Thổ Nhĩ Kỳ, các ngôn ngữ
U-Ran-An-Tai, một số ngôn ngữ Châu Phi kiểu như ngôn ngữ Băng-Tu
3. Loại hình đơn lập (ngôn ngữ không có hình thái, ngôn ngữ đơn âm, ngôn
ngữ hình tiết). Có các đặc điếm:
Thứ nhất: Quan hệ ngữ pháp chỉ được diễn đạt bằng trật tự trước sau của từ
và bằng các hư từ.
Thứ hai: Từ không có hiện tượng biến hình.
Thứ ba: Vỏ ngữ âm thường trùng với âm tiết, có khả năng vừa dùng như từ,
vừa dùng như hình vị. Khó có thể xác định ranh giới từ, khó phân biệt yếu tố hư với
yếu tố thực, cũng như vấn đề mặt cấu tạo từ ít phát triên.
Các ngôn ngữ Hán cổ, ngôn ngữ thuộc khu vực Đông Nam Á, ngôn ngữ A-
ran-ta ở Châu úc, ngôn ngữ Ê-ve, I-ô-ru-ba ở Châu Phi. Ngoài ra, còn có ngôn ngữ
tiếng Việt đều thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập.
4. Loại hình lập khuôn (ngôn ngữ hỗn nhập). Đặc điểm loại hình của ngôn
ngữ này là:
Thú’ nhất: Ngoài đơn vị là từ lại có những đơn vị nửa từ nửa câu. Đơn vị này
được xây dựng trên cơ sở một dạng động từ trong đó bao gồm cả trạng ngữ, chủ ngữ,
bổ ngữ.
Thứ hai: Loại hình lập khuôn gần gũi với loại hình chắp dính ở nguyên tắc
chắp nối hình vị với hình vị, gần gũi với loại hình khuất chiết ở điểm có xảy ra hiện
tượng biến đổi vỏ ngữ âm của hình vị khi hình vị kết hợp với nhau.
Loại hình lập khuôn gồm ngôn ngữ người da đỏ ở Châu Mỹ, loại hình của
mốt số ngôn ngữ như: Cap-ka-dơ và loại hình của ngôn ngữ Chu-côt, Cam - chat
[25, 39].
Như vậy, về cơ bản sự phân loại ngôn ngữ của các nhà ngôn ngữ học có sự
đồng nhất với nhau về quan điểm. Từ đó, họ đã khẳng định sự tồn tại và cho thấy vị
trí, ý nghĩa của bốn loại hình ngôn ngữ cơ bản trên thế giới.
1.2.Loại hình ngôn ngữ tiếng Việt.
1.2.1. Khái niệm loại hình ngôn ngữ đơn lập.
Trong các ngôn ngữ thế giới, các ngôn ngữ kiểu như tiếng Việt, tiếng Hán,

tiếng Thái, tiếng Mường thường được tách ra thành một loại hình riêng. Đó là loại
hình ngôn ngữ đơn lập. Việc tách các ngôn ngữ này thành một loại hình riêng đối
lập với các ngôn ngữ khuất chiết, chắp dính là một việc làm đã từ lâu được các nhà
loại hình học nhất trí.
Tuy nhiên ở mỗi thời điểm, các nhà ngôn ngữ học có nhiều cách gọi khác
nhau về loại hình ngôn ngữ đơn lập. Song về cơ bản chúng được xem xét, đánh giá ở
các phương diện sau: đây là ngôn ngữ âm tiết tính (đơn âm) và trong ngôn ngữ đó từ
không biến đổi hình thái (đơn lập).
Như vậy, “gọi một ngôn ngữ là đơn lập (không hình thái) tức là nói rằng
trong ngồn ngữ đó, từ không bị biên đôi hình thải. Loại này ý nghĩa ngữ pháp chỉ
được diễn đạt ra bằng những phương thức như: trật tự sắp xếp các từ, bằng những
hư từ và ngữ điệu
Còn “gọi một ngôn ngữ là âm tiết tính (là đơn âm) tức là nói rằng ỏ ngôn
ngữ đó cái đơn vị nhỏ nhất về mặt ý nghĩa thường trùng với âm tiết, mỗi âm tiết
thường là vỏ ngữ âm của một hình vị, và nhiều khi cũng là vỏ ngữ âm của một từ
gốc. Khi có hiện tượng âm tiết tính thì đường ranh giới giữa các âm tiết trong câu
nói vê cơ bản trùng với đường ranh giới giữa các hình vị hoặc đường ranh giới
giữa các từ” [25, 128].
1.2.2. Đặc điếm loại hình ngôn ngữ đon lập của tiếng Việt.
Loại hình đơn lập là một loại hình tương đối lớn, bao gồm khá nhiều ngôn
ngữ. Giữa các ngôn ngữ này ngoài những nét chung nhất, có chung trong toàn loại
hình, lại đang còn khá nhiều nét riêng biệt không kém phần quan trọng. Vì vậy, khi
nghiên cứu loại hình ngôn ngữ, các nhà ngôn ngữ học đã tìm ra các đặc điếm riêng
của mỗi ngôn ngữ và từ đó họ cũng khắng định rằng tiếng Việt thuộc loại hình ngôn
ngữ đơn lập. Ket luận này được rút ra từ những đặc điểm cơ bản sau:
1.2.2.1. về ngữ âm.
Trong tiếng Việt âm tiết (hay tiếng) là đơn vị phát âm tự nhiên, rất dễ nhận
biết. Khi nói, cũng như khi viết, mỗi âm tiết được tách bạch rõ ràng. Điều này, đối
với người Việt Nam, tự nhiên đến mức có thể dễ dàng xác định số lượng âm tiết (và
ranh giới âm tiết) trong một lời nói. Còn trong văn học, số lượng âm tiết được coi là

một đặc trưng của thể loại (thể thơ lục bát, song thất lục bát, thơ ngũ n g ô n . . v í dụ:
trong câu thơ sau đây, chúng ta dễ dàng nhận ra (khi đọc và khi nghe) có 14 âm tiết:
" Cỏ / non / xanh / rợn / chân / trời,
Cành I lê I trắng / điểm í một / vài / bông / hoa”.
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Trong thành ngữ, tục ngữ, phép đối giữa các vế, các câu chính là đối giữa các
âm tiết của chúng. Nghĩa là, đơn vị đối xứng ở đây là các âm tiết.
Ví dụ:
“Mẹ tròn con vuông”.
“Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”.
Đối: Mẹ - con; tròn - vuông.
Tay - hàm; làm - nhai; tay - miệng; quai - trễ.
(Ngoài ra, trong các thể văn biền ngẫu cũng có phép đối giữa các vế, đối
giữa các âm tiết).
Khi tìm hiểu về âm tiết tiếng Việt có những đặc điểm cần lưu ý sau đây: Thứ
nhất: Có cấu trúc chặt chẽ và rõ ràng. Mỗi âm tiết ở dạng tối đa thường gồm ba
phần: Phụ âm đầu, phần vần và thanh điệu. Phần vần tối đa lại bao gồm ba âm: âm
đệm, âm chính và âm cuối. Còn tối thiểu, âm tiết tiếng Việt phải có âm chính và
thanh điệu. Âm chính luôn luôn phải là một nguyên âm. Các phần và các bộ phận
này được sắp xếp theo một trật tự ổn định và mỗi vị trí chỉ do một số âm vị chiếm
giữ. Điều này, được thể hiện cụ thể qua mô hình sau:
Thanh điệu
Phu âm đầu Vần
Am đệm Am chính Am cuối
Chẳng hạn với âm tiết: “TOÀN” ta sẽ có cấu tạo như sau:
T // o - À N
Phụ âm đầu // vần (âm đệm: o, âm chính: a, âm cuối: n), thanh huyền. Thứ
hai, mỗi âm tiết luôn luôn mang một thanh điệu nhất định. Tiếng Việt là một ngôn
ngữ có thanh điệu và tất cả có sáu thanh.
Với những đặc điểm này là cơ sở dẫn đến hiện tượng nói lái (cá đua - cua

đá ) phép láy (vui vẻ, đo đỏ, lúng túng) tạo ra tính nhạc và tính đối xứng của câu
văn, câu thơ, của thành ngữ, tục ngữ, câu đối
Thứ ba, về mặt nghĩa, âm tiết tiếng Việt thường là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa.
Mỗi âm tiết thường tương ứng với một hình vị. Nhiều âm tiết vừa có nghĩa, vừa
được dùng độc lập như một từ (từ đơn) hoặc như một thành tố cấu tạo nên nhiều từ.
Ví dụ:
Âm tiết: “đẹp” được dùng độc lập như một từ đơn trong câu: Bức tranh này
đẹp. Hoặc nó được dùng để cấu tạo nên các từ láy {đẹp đẽ, đèm đẹp) và các từ ghép
(xinh đẹp, tốt đẹp, tươi đẹp ).
Có những âm tiết có nghĩa nhưng chỉ được dùng làm thành tố cấu tạo nên
những từ khác. Ví dụ “nhân” nghĩa là “người” tạo nên các từ: Nhân dân, nhân loại,
công nhân, nhân tính
Có những âm tiết không tự thân có nghĩa, nhưng có tác dụng góp phần tạo
nên nghĩa cho các từ mà chúng tham gia cấu tạo. Ví dụ: “đẹp đẽ” (khác nghĩa với
đẹp) “lạnh lùng” (khác nghĩa với lạnh), “nhỏ nhen ” (khác nghĩa với nhỏ)

×