Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

tổng hợp bài dự thi thuyết trình văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.16 KB, 24 trang )

Đề tài : TÂM HỒN TRONG SÁNG, VỊ THA
QUA “CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ”
Chúng ta đều biết tình cảm anh em trong cuộc sống gia đình thật cao đẹp và
đáng quí. Người xưa có câu:
“Anh em như thể tay chân,
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”
Anh em trong gia đình phải yêu thương quí trọng nhau bằng tất cả sự hồn nhiên,
trong sáng. Có lúc tình cảm ấy gắn bó thật bền chặt qua những kỉ niệm tuổi thơ.
Những con búp bê vô cảm có khả năng liên kết, làm cầu nối cho tình cảm ấy. Các bạn
chắc hẳn đã đọc bài văn “Cuộc chia tay của những con búp bê” rồi chứ? Các bạn có
thấy gì qua bài văn không? Đó là sự hồn nhiên, trong sáng lòng vị tha nhân hậu của
hai anh em Thành và Thuỷ như những con búp bê nhỏ bé .
Các bạn ạ! Thành và Thuỷ là hai anh em sống trong đình khá giả ở thành phố.
Điều kiện vật chất đảm bảo, tuổi thơ đẹp đẽ với những kỉ niệm với những món đồ
chơi hồn nhiên như những con búp bê Thế mà hoàn cảnh gia đình trớ trêu đã buộc
anh em phải xa nhau. Dù xa nhau nhưng tình cảm anh em họ thật trong sáng, hồn
nhiên. Đọc đến đoạn Thành nhớ lại những kỉ niệm tuổi thơ của mình với Thuỷ thì bạn
cũng như tôi sẽ xúc động vô cùng: Đó là Thuỷ mang kim ra tận sân vận động vá áo
cho anh. Thành giúp em mình đi học, chiều nào Thành cũng đón em đi học về, dắt tay
vừa đi vừa trò chuyện Anh em họ thật sự gắn bó yêu thương nhau quá. Lúc chia đồ
chơi Thành và Thuỷ cứ nhường nhau mãi chẳng ai chịu nhận cả. Khi Thành đặt hai
con búp bê sang hai phía thì Thuỷ đã tru tréo, giận dữ với anh của mình. Vì sao Thuỷ
lại có thái độ như thế ? Sau đó Thuỷ bảo: “Để em bắt con Vệ Sĩ gác cho anh” thì
chúng ta mới hiểu nỗi lòng của cô bé đối với anh của mình. Chứng tỏ Thuỷ rất yêu
thương anh trai. Còn Thành cũng vậy qua việc chia đồ chơi luôn nhường em, làm
theo ý em. Chúng ta càng xúc động hơn khi hai anh em đến lớp để chia tay cô giáo,
bạn bè. Mọi người chứng kiến đều tỏ thái độ bất ngờ và ái ngại. Ở đây chỉ nghe tiếng
khóc, chỉ có Thuỷ và cô giáo trò chuyện với nhau trong sự lưu luyến. Thành cảm thấy
mình điếng lặng không nói được câu nào. Còn gì đau buồn hơn khi chia tay những gì
thân thuộc và yêu mến của mình. Tâm hồn nhỏ bé của Thuỷ phải gánh chịu nỗi đau
chia li đầy thương cảm này!


Cảnh vật dường như chẳng thấu hiểu cho sự đau buồn của hai anh em “Mọi
người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”. Đây có phải
là dụng ý của tác giả để khắc sâu thêm sự bất thường, trớ trêu và đáng thương của hai
đứa trẻ hay không? Có lẽ chẳng cần câu trả lời cả bạn và tôi đã hiểu cuộc đời vẫn thế
trôi đi và nỗi đau buồn thì con người phải chấp nhận, phải chịu đựng. Vì đó là hoàn
cảnh không thể cưỡng lại được. Đêm trước cuộc chia tay cả hai anh em đã khóc thật
nhiều đến nỗi Thuỷ phải sưng cả mắt. Cả khi đến lớp thì nỗi buồn ấy cứ trào dâng.
Đến đây người đọc như nghẹn ngào với thảm cảnh sẽ diễn ra một cuộc chia tay của
hai anh em. Cuộc chia tay đầy nước mắt biết bao niềm luyến tiếc và cảm động sâu
lắng. Những con búp bê sẽ mãi ở lại bên nhau như tình cảm mãi bền vững. Tình yêu
thương, sự trong sáng hồn nhiên của tuổi thơ sẽ là kỉ niệm nhớ mãi trong mỗi con
người và giúp họ vượt qua tất cả sự khó khăn, vất vả.
Các bạn ạ! Nếu như nói về tình cảm trong sáng và hồn nhiên của hai anh em
Thành, Thuỷ mà không bàn đến sự nhân hậu của người em thì sẽ mất đi nữa ý nghĩa
của bài văn. Sự nhân hậu vị tha của Thuỷ đáng để cho tôi và các bạn học hỏi. Thuỷ lo
lắng cho anh trai bằng cách võ trang cho con Vệ Sĩ đặt đầu giường Thành vào mỗi
buổi tối. Một chi tiết mà chúng ta nhớ mãi là hai con búp bê : con Vệ Sĩ- con Em Nhỏ
không bao giờ xa cách nhau. Buổi sáng, trước khi đi Thuỷ đặt hai con quàng tay lên
nhau ghé đầu vào nhau thật thân thiết như thể hai con búp bê là biểu tượng cho tình
cảm của hai anh em thuỷ chung luôn gắn bó bảo vệ nhau. Bạn thấy ý nghĩa của tuổi
thơ thật đẹp đẽ vô cùng là như vậy đó. Hai con búp bê vẫn không xa nhau mà ngược
lại chúng gần nhau mãi mãi. Vì sao lại như thế ? Ở đây chúng ta thấy sự tài tình của
tác giả từ đầu đến cuối truyện, khi đưa tình huống ở phần cuối “con Em Nhỏ quàng
tay vào con Vệ Sĩ. Tấm lòng vị tha, nhân hậu của người em thể hiện rõ rệt nhất gợi
lên một ý nghĩa sâu xa. Những con búp bê hồn nhiên, ngộ nghĩnh, vô tội cũng giống
như sự ngây thơ trong sáng của hai anh em Thành, Thuỷ không có tội lỗi gì thế mà
phải chia tay nhau. Đây là tiếng chuông cảnh báo cho những cuộc chia tay vẫn cứ
diễn ra từng ngày, từng giờ trong xã hội chúng ta các bạn ạ. Điều mà chúng ta cần
biết và luôn nhớ là tình cảm trong sáng, hồn nhiên và lòng vị tha nhân hậu mà truyện
đã mang lại với một ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Tác phẩm khép lại với cuộc chia tay bằng những dòng lệ không ngớt. Những
số phận đau thương từ nay sẽ xa nhau mãi mãi. Đằng sau sự chia ly là cả một khoảng
trời tuổi thơ đầy ắp những kỉ niệm với bao điều mong ước cả sự hồn nhiên, vô tư
trong sáng, nhân hậu, vị tha. Chính nó sẽ nuôi dưỡng tình cảm con người lớn mãi với
thời gian. Điều sau cùng qua tác phẩm mội người cần thấy tầm quan trọng của tổ ấm
gian đình. những nười làm cha mẹ hãy yêu thương và lắng nghe con mình để tuổi thơ
của chúng được sống trong cảnh ấm no hạnh phúc :
“Nín đi em Em khản giọng khóc gào.
Chị mếu máo đầm đìa nước mắt.
Những bố mẹ bên bờ chia cắt .
Phút giây thôi hãy nghe tiếng con mình.”
Cảm nhận của em về đoạn trích "Bài học đường đời
đầu tiên" trong "Dế Mèn phiêu lưu kí"
của nhà văn Tô Hoài.
Kính thưa ban giám khảo,thưa quí thầy cô cùng tất cả các bạn học sinh thân mến, em tên là
Bríu Trần hiện em học lớp 6/2 của trường Nguyễn Bá Ngọc .Em đến tham dự cuộc thi hôm nay với
đề tài: Cảm nhận của em về đoạn trích "Bài học đường đời đầu tiên" trong "Dế Mèn phiêu lưu kí"
của nhà văn Tô Hoài.
Kính thưa thầy cô, đoạn "Tôi sống độc lập…" trích trong chương I "Dế Mèn phiêu lưu kí".
Sau hai ngày ở với mẹ, ba anh em Mèn được mẹ đưa ra bờ ruộng cho ra ở riêng. Mèn là đứa con út,
sau khi được mẹ đưa vào hang, mẹ còn bỏ cho một tí cỏ non trước cửa. Một cuộc đời tự lập bắt đầu.
Khoan khoái vì được ở một mình nơi thoáng đãng, mát mẻ. Sục sạo trong hang, ra đứng trước cửa
hang ngắm trời xanh, vỗ đôi cánh còn ngắn, gáy lên mấy tiếng rõ to. Mèn muốn cho thiên hạ biết là
mình đã lớn, đã sống độc lập rồi.
Mèn bắt tay vào xây dựng hang, hì hục khoét một cái ổ làm giường, đầu đường tắt hai ngả,
cửa sau, ngách thượng để phòng thân. Chập tối, Mèn ra đứng trước cửa hang họp mặt hàng xóm,
cao hứng gãy đàn hát một bài hát hoàn hôn. Đêm nào dế Mèn cũng tụ hội cả xóm nhảy múa ca hát
thâu đêm. Cuộc sống ấy tuy êm đềm, yên vui nhưng Mèn chán dần không hợp với tính cách của
Mèn. Đó là một bước phát triển về ý chí tự chủ của dế Mèn.
Tô Hoài là nhà văn có biệt tài trong miêu tả cảnh vật thiên nhiên, miêu tả thế giới loài thú, lũ

côn trùng. Đoạn văn tả dế Mèn là một đoạn văn độc đáo, đặc sắc mẫu mực. Mèn tự nói về mình một
cách hồn nhiên: " Tôi ăn uống điều độ… làm việc có chừng mực…tôi đã trở thành một chàng dế
thanh niên cường tráng". Đôi càng mẫm bóng. Những cái vút cứ cứng dần và nhọn hoắt có kém gì
nhát dao mỗi khi Mèn thử sự lợi hại. Chất kiêu hùng thượng vỏ của Mèn lộ rõ…Những tính từ chỉ
màu sắc, tích chất những động từ gợi tả…được nhà văn sử dụng rất hay, vừa tả ngoại hình, vừa tả
tâm tính của Mèn…rất đáng yêu. Một chú dế cường tráng bướng bỉnh, điệu bộ, rất trịnh trọng và
kiểu cách.
Bước vào đời Mèn tự hào về mình, chú ta đi đứng oi vệ lắm, tự xem mình là con nhà vỏ coi
thường bất cứ ai. Lúc thì chú cà khịa, lúc thì chí ta to tiếng, tự cho mình là giỏi là tài ba. Người ta
nhịn, người ta nể nhưng Mèn lại tưởng mình là tay ghê gớm có thể sắp đứng đầu thiên hạ. Cái hay
của đoạn văn là Mèn tự nói về tính xấu của mình, cái ngông nghênh của một thanh niên mới lớn,
Mèn rất trung thực. Sau này khi trưởng thành đi nhiều nơi học nhiều điều Mèn rất ân hận về những
hành động ngu dại nông nỗi của mình.
Bước vào đời Mèn hung hăn giám treo chọc chị Cóc. Mèn cất tiếng hát véo vang làm cho chị
Cóc trợn tròn mắt giương cánh lên. Trước phản ứng ấy Mèn biết sợ chui tọt vào hang lên giường
nằm. Sợ nhưng tỏ vẻ thách thức. Mèn đâu biết cái trò ngu dại của mình đã gây nên tai họa cho
người láng giềng gày gò vô tội. Dế Choắt đã bị chị Cóc mổ cho một cái quẹo xương sống chết. Mèn
ân hận về cái chết thê thảm ấy là do cái tội ngông cuồng dại dột của mình gây ra. Mèn đưa xác
Choắt chôn ở một vùng cỏ um tùm, đắp thành nấm mộ to. Lời trăng trối của Choắt mãi là bài học
đường đời cho Mèn và những ai đó: "Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ
sớm muôn rồi cũng mang vạ vào mình đấy".
Thưa thầy cô bài văn bài học đường đời đầu tiên cho thấy Tô Hoài có tài quan sát nghệ thuật
miêu tả hình dáng tính tình của dế Mèn rất độc đáo. Ông viết truyện này lúc mới 16 tuổi thật tài ba
và chửng chạc. Bài học về sự khác khao sống tự do, độc lập, tình thần lao động để sống, không nên
ngông cuồn mà làm đều ngu dại, biết ăn năng hối hận về những khuyết điểm của mình… Đó là
những bài học sâu sắc thấm thía được Tô Hoài tế nhị đưa vào dưới hình thức tự bạch hồi ký của chú
dế Mèn đáng yêu.
Kính thưa ban giám khảo thầy cô và các bạn bài thuyết trình của em đến đây là hết. Em xin
kính chúc thầy cô và các bạn sức khỏe, chúc cuộc thi thành công tốt đẹp.
Kh¸t väng cña mét tuæi th¬ bÊt h¹nh

- Kính thưa quí vị đại biểu!
- Kính thưa Ban giám khảo!
- Kính thưa các thầy cô giáo!
- Thưa các bạn học sinh có mặt trong cuộc thi ngày hôm nay!
Có ai đó đã từng nói rằng, người Việt Nam thật là hạnh phúc, bởi ngay từ thuở ấu thơ chúng ta
đã được nuôi dưỡng bằng những lời ru mượt mà hay những câu chuyện thần tiên mà bà và mẹ
thường hay kể. Và trong những truyện cổ ấy có những câu chuyện lung linh sắc màu cổ tích của
An-đec-xen. Nhắc đến An-đec-xen, nhà văn chuyên viết truyện trẻ em nổi tiếng thế giới ấy, không
ai là không biết. Tuổi thơ khắp năm châu đã quá quen thuộc với ông qua các tác phẩm: "Nàng tiên
cá", "Bầy chim thiên nga", "Bộ quần áo mới" … Truyện của ông nhẹ nhàng, trong trẻo, toát lên
lòng yêu thương con người- đặc biệt là những con người nghèo khổ. Truyện "Cô bé bán diêm" đưa
chúng ta vào khung cảnh một đêm giao thừa giá rét ở Đan Mạch, cách đây hơn một trăm năm. Cô
bé ấy nhà nghèo, mồ côi mẹ, bà vừa mất, bố sai đi bán diêm kiếm từng đồng xu nhỏ để sống.
Nhưng thật bất hạnh suốt ngày cuối năm cho đến tận giao thừa, em chẳng bán được que diêm nào.
Vừa đói, vừa rét, em bé thu mình lại trong xó tường của một toà nhà lớn để … ước ao, mơ tưởng.
Những khát vọng tuổi thơ ấy cứ sáng lên, sáng lên đẹp đẽ kì ảo nhưng cũng đầy bất hạnh.
Luận điểm 1 : Khát vọng được thắp sáng.
Hoàn cảnh cô bé thật éo le và tội nghiệp. Tác giả đã khéo léo sử dụng các hình ảnh đối lập
để tô rõ hơn cảnh ngộ ấy. "Trời đông giá rét, tuyết rơi" nhưng cô bé "đầu trần, chân đất" bước đi.
Ngoài đường "lạnh buốt và tối đen" nhưng "cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn". Cô bé "bụng
đói" mà "trong phố sực nức mùi ngỗng quay". Thật là đáng thương! Cái rét, cái đói, công việc kiếm
sống dày vò, đày đọa em. Em đã rét, đã khổ, có lẽ càng rét, càng khổ hơn khi thấy mọi nhà rực ánh
đèn. Em đã đói, có lẽ càng đói hơn khi ngửi thấy mùi ngỗng quay sực nức. Tội nghiệp quá, năm xưa
bà nội hiền hậu của em còn sống "em được đón giáo thừa trong căn nhà xinh xắn". Thế mà giờ đây,
giữa đêm giao thừa "em ngồi nép trong một góc tường, thu đôi chân vào người, mỗi lúc càng thấy
rét hơn". Hình ảnh tương phản giữa hiện tại và quá khứ ấy càng làm rõ hơn hoàn cảnh bơ vơ, côi
cút của cô bé. Cả nhà, chỉ có bà là người thương yêu em nhất, là chỗ dựa tinh thần vững chắc. Thì
giờ đây không còn nữa. Em phải bơ vơ ngoài phố kiếm từng đồng xu. Đọc đến đây, em chợt nghĩ
đến hình ảnh cô bé trong bài thơ "Mồ côi" của Tố Hữu :
"Con chim non rũ cánh

Đi tìm tổ bơ vơ
Quanh nẻo rừng hiu quạnh
Lướt mướt dưới dòng mưa"
Vâng, thưa Ban giám khảo cùng tất cả các bạn! Tuy hai số phận ấy khác nhau nhưng vẫn có
sự đồng cảnh ngộ khiến ta thấy đau lòng, rớm lệ!
Trong đêm giao thừa giá lạnh ấy, tưởng như cô bé sẽ chìm vào màn đêm mất hút cùng với
sự lạnh lẽo của thời tiết và con người. Nhưng không, cô đã biết đốt sáng lên những ước mơ, khát
vọng của tuổi thơ bằng những que diêm. Bằng ngoài bút độc đáo của mình, An-đec-xen đã đan cài
giữa thực tế và mộng tưởng, giữa cuộc đời và ảo ảnh làm cho chúng sóng đôi, bay cao lên… Cô bé
không dám quẹt diêm vì sợ bố mắng, nhưng rồi lạnh quá cô đã bạo gan quẹt que diêm thứ nhất.
Diêm sáng như than hồng. Cô tưởng như "đang ngồi trước một lò sưởi". Nhưng vừa duỗi chân ra
sưởi ấm thì "lửa vụt tắt, lò sưởi biến mất". Niềm vui của em bỗng vụt tắt. Thực tế phũ phàng lại
quay về. Em quẹt que thứ hai. "Bàn ăn dã dọn… trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quí giá và có cả một
con ngỗng quay". Nhưng, diêm lại vụt tắt trước mắt em chỉ là những bức tường dày đặc và lạnh lẽo.
Phố xá vắng teo. Mấy người qua đường vội vã về nhà không buồn bố thí cho em cả một nụ cười hay
cái nhìn. Thất là xót xa. Em chỉ còn biết tìm đến que diêm thứ ba để xua đi bóng tối và giá lạnh.
Một cây thông Nô-en hiện lên "cây này lớn và trang trí lộng lẫy", "hàng ngàn ngọn nến sáng rực".
Diêm tắt, tất cả các ngọn nến bay lên, bay lên mãi rồi biến thành những ngôi sao trên trời. Nếu như
các lần trước, thực tế đã xoá nhoà đi mộng tưởng của cô bé, thì đến que diêm thứ ba dường như
mộng tưởng đã uốn mình vươn dậy, cố vượt lên trên thực tại tối tăm. Có lẽ cô bé đang ngẩng đầu
nhìn sao trời rồi nhớ tới người bà thân yêu. Cho nên em quẹt que diêm thứ tư. Và thật là kì diệu, bà
hiện trong niềm sung sướng, reo hò của cô bé. Cô trò chuyện với bà, xin bà cho đi theo, "cho cháu
về với bà". Phải chăng đến lúc này, cô bé tội nghiệp ấy đã sức tàn, lực kiệt đang gục xuống cạnh
bức tường giá buốt. Em lịm dần, lịm dần và trôi vào trong một giấc mơ đẹp. Diêm lại vụt tắt, ánh
sáng, hơi ấm vụt tắt mọi "ảo ảnh" biến mất. Nhưng cô bé đã bừng tỉnh giống như ngọn đèn trước
khi tắt hẳn đã kịp loé lên chút ánh sáng cuối cùng. Cô đã quên hết mọi thực tế phũ phàng, quên đi
nhiệm vụ bán diêm, quên đi những lời trách mắng của bố. Những que diêm thứ sáu, thứ bảy… và
tất cả các que diêm còn lại được đốt sáng lên, chiếu sáng như ban ngày. Rõ ràng, mỗi lần quẹt diêm,
đốt lửa là một lần cô bé đói khổ kia ước mơ, khát vọng. Những ước mơ ấy thật trong sáng, hồn
nhiên gắn liền với tuổi thơ nhân hậu của em. Cô bé khao khát có cuộc sống vật chất đầy đủ, được

hưởng những thú vui con trẻ, được sống trong hạnh phúc gia đình êm ấm, được bàn tay chăm sóc,
chiều chuộng của bà. Và có thể em cũng mơ ước có được một nụ cười chia sẻ với em trong đêm
giao thừa giá lạnh kia. Vâng, các bạn ạ! Đó cũng là những ước mơ, khát vọng chính đáng, ngàn đời
của tất cả trẻ em nói riêng và của con người nói chung. Không một ai có thể cấm cô bé mơ ước. Đó
lẽ ra là những quyền, là những
điều em cần có. Thế nhưng, thật là bất hạnh em đã không thể có bất kì điều gì. Cho nên em chỉ còn
biết gửi gắm ước mơ, khát vọng vào những que diêm. Để thể hiện những khát vọng, ước mơ của cô
bé trong câu chuyện này, nhà văn Đan Mạch ấy hẳn đã cháy lòng mong muốn cô và mọi người,
trước hết là những kiếp người đói khổ hãy vượt qua những thực tế phũ phàng để vươn tới cuộc sống
ấm no, hạnh phúc!
Luận điểm 2 : Hãy lắng nghe tiếng nói trẻ thơ.
Bao giờ cũng vậy giữa thực tế và mộng tưởng dường lại qúa cách xa nhau. Cho nên khi
mộng tưởng đã hết thì thực tại sẽ kéo ta quay trở lại. Thực tế cuộc sống của đất nước Đan Mạch vào
những năm giữa thế kỉ XIX, đã xoá nhoà mộng tưởng của cô bé bán diêm. Và cái thực tế phũ phàng
ấy dường như không dừng lại ở một số phận bất hạnh nào. Vâng, các bạn ạ! Một đất nước Việt
Nam nhỏ bé đang từng ngày phát triển nhưng còn biết bao những mảnh đời đau thương, bất hạnh:
"Tại sao sinh em trong cuộc đời mà không cho em tình người. Tại sao em bơ vơ lạc loài em
nào có tội gì đâu. Tuổi thơ em không một mái nhà, tuổi thơ em không được đến trường. Tuổi thơ
em lang thang đầu đường. Em nào có tội gì đâu?
Với những số phận ấy, em mong rằng họ sẽ tìm thấy hạnh phúc cho riêng mình. Nhưng với
cô bé bán diêm niềm tin và ước mơ ấy thật mong manh, dễ vỡ, lúc gặp bà cũng là lúc cô bé lìa bỏ
cõi đời này. "Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa". Giữa ngày đầu năm hứa hẹn những mầm
sống mọc lên một cô bé đã chết. Thật là đau xót. Người chết trong băng giá từ đêm khuya mà đến
rạng sáng đôi má vẫn hồng, đôi môi đang mỉm cười. Cái chết ấy được nhà văn viết bằng bút pháp
vừa thực vừa ảo. Em đã chết nhưng chỉ là hình hài, thể xác còn linh hồn, khát vọng của em vẫn
sống, sống trên đôi má hồng, đôi môi đang mỉm cười cùng bà lên đón năm mới. Cái chết của cô bé
được viết bởi những đoạn văn lãng mạn, mang đậm sắc màu cổ tích.
Nhưng, đó chỉ là tấm lòng của An-đec-xen còn thực tế vẫn là thực tế. Trước cái chết của cô
bé, mọi người cũng chỉ biết xúm lại để thoả mãn sự tò mò của mình, họ chỉ trỏ và bảo nhau "Chắc
nó muốn sưởi ấm". Không một lời thương cảm, không một bàn tay nâng em dậy, không ai ban phát

nỗi cho em một giọt nước mắt sẻ chia, không ai mở cánh cửa chào đón em vào nhà trong đêm giao
thừa ấy. Tất cả đều dửng dưng, lạnh lùng làm như không có chuyện gì. Giá như trong đêm giao thừa
ấy, có một ai đó ban phát cho em một hơi ấm tình người hay một cái nhìn cảm thông thì có lẽ cô bé
đã không phải chết trong sự lạnh lẽo như thế. Em muốn sống, muốn được sưởi ấm, muốn được vui
chơi. Nhưng tất cả đều quay mặt đi. Cái chết của cô bé giống như một lời thức tỉnh đối với mọi
người. Trên thế giới còn biết bao nhiêu cảnh đời, bao nhiêu số phận cần có một mái ấm gia đình, có
một bàn tay che chở và nâng đỡ. Các em có quyền được sống, được đến trường, được vui chơi. Thế
nhưng những người lớn có thể vì nhiều lí do: Vì bận rộn, vì những lo toan để mưu
sinh hay chính vì sự thờ ơ của mình mà bỏ quên đi những trẻ thơ - những đứa trẻ đang khao khát
tình yêu thương. Qua câu chuyện em mong rằng tất cả chúng ta hãy lắng nghe, hãy nở nụ cười chia
sẻ, hãy giơ tay ra nâng đỡ cho những trẻ em bất
hạnh, cho những số phận ấy được sống, được hưởng những gì mà mình có quyền được hưởng. Hãy
để trên trái đất này không còn những hoàn cảnh, những mảnh đời như cô bé bán diêm.
Kính thưa ban giám khảo!
Kính thưa quý thầy cô giáo!
Thưa các bạn học sinh!
Truyện đã khép lại nhưng dư âm của nó vẫn còn vang vọng mãi. Bởi những khát vọng, ước
mơ của trẻ thơ còn dang dở, chưa thực hiện được. An-đec-xen đã khéo léo dẫn dắt chúng ta đi vào
khám phá tâm hồn trẻ thơ. Qua đó gieo vào lòng mỗi người niềm thương cảm đối với những số
phận bất hạnh, lay động trong ta tình thương và niềm tin ở con người. Nhất là những con người phải
đối mặt với những khó khăn, thử thách ở đời mà vẫn không nguôi mong muốn, ước ao những điều
tốt đẹp nhất. Một lần nữa xin cảm ơn nhà văn An-đec-xen – ông già kể chuyện cổ tích nổi tiếng thế
giới ấy. Ông đã mang đến cho chúng ta một câu chuyện thấm đẫm tinh thần nhân đạo và nhân văn.
Hãy biết ước mơ và khát vọng, đừng bao giờ từ bỏ nó các bạn ạ! Đó là điều cuối cùng mà em muốn
gửi gắm tới tất cả trẻ em trên thế giới này.
Bài thuyết trình của em đến đây là kết thúc. Em xin chân thành cảm ơn ban tổ chức đã tổ chức
ra cuộc thi đầy bổ ích và ý nghĩa này. Kính chúc quý vị đại biểu, ban giám khảo, quý thầy cô giáo
và các bạn sức khoẻ. Chúc hội thi chúng ta thành công tốt đẹp.
Hết
- Kính thưa BGK

- Kính thưa các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn HS thân mến !
Em tên là Bnướch Thị Nhung, HS lớp 6/2, Trường THCS BTCX Nguyễn Bá
Ngọc. Đến với hội thi hôm nay em rất vui mừng và tự hào đươc đại diện cho tập thể
lớp xin được thuyết trình đề tài : “Quả nhiên tham thì thâm”
Kính thưa BGK, kính thưa các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn HS thân
mến !
Không biết tự bao giờ cổ nhân đã dạy : “Tham thì thâm.” Lời dạy có vẻ ngắn
gọn nhưng thâm thuý. Đã có biết bao nhiêu bài học được rút ra từ lời dạy ấy, đặc biệt,
trong truyện cổ tích, lời dạy đó càng sâu sắc hơn hết bởi những câu chuyện cổ tích
bao giờ cũng có kết thúc có hậu. Người hiền lành sẽ được đền đáp xứng đáng. Còn kẻ
tham lam độc ác sẽ nhận được kết cục đáng thương. Hay như một thằng Lý Thông
độc ác, gian xảo bị biến thành loài vật - con bọ hung bẩn thỉu, hay như mẹ con nhà
Cám đôc ác tự chuốc lấy cho mình hậu quả đáng thương, bi thảm.
Vâng! cũng giống như môtíp quen thuộc của truyện cổ tích Việt Nam, truyên cổ
tích nước ngoài cũng có kết thúc như vậy. Một trong những câu chuyện tiêu biểu của
kho tàng truyện cổ tích thế giới đã làm say mê hàng triệu trái tim người đọc, đặc biệt
là trẻ em. Đó là truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” - một tác phẩm nổi tiến
của Pu-skin - đại thi hào người Nga. Chính ông đã viết lại nó bằng hai trăm linh năm
câu thơ cơ sở là truyện dân gian Nga, Đức. Chính vì vậy, mà nó vừa giữ được nét
chất phát dung dị của nghệ thuật dân gian vừa thể hiện được tài năng sáng tạo của Pu-
skin. Bằng biện pháp nghệ thuật độc đáo, sự đối lập của các nhân vật, sự tăng tiến lặp
đi lặp lại của các tình huống đã xây dựng nên hệ thống nhân vật hấp dẫn. Ông lão
hiền lành tốt bụng, mụ vợ tham lam độc ác, con cá vàng trọng ơn nghĩa…Và có lẽ
nhân vật làm nên cốt truyện thêm thú vị và hấp dẫn hơn là nhân vật mụ vợ. Một
người vừa tham lam, vừa là kẻ bội bạc, độc ác. Chính vì vậy, mà kết thúc truyện mụ
đã tự nhân lấy cho mình một kết cục đáng thương.Thật đúng với lời dạy - quả nhiên
“tham thì thâm”.
Kính thưa ban giám khảo, các thầy cô giáo cùng tất cả các bạn học sinh thân
mến !
Câu chuyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” hấp dẫn được người đọc ngay

từ lần đầu tiên nhờ tình huống truyện là năm lần ông lão ra biển gọi cá vàng, năm lần
mụ vợ nổi lòng tham và cũng năm lần thiên nhiên nổi cơn thịnh nộ. Những chi tiết về
cảnh biển thay đổi do đại thi hào người Nga Pu-skin đã khéo léo đan vào truyện
khiến tác phẩm trở nên mới lạ, độc đáo và sinh động. Lần thứ nhất, mụ đòi cái máng
lợn bằng lời mắng:
-Đồ ngốc! Sao lại không bắt con cá đòi cái gì? Đòi một cái máng lợn không được
à? Máng nhà gần vỡ rồi .
Với một người dân bình thường một cái máng lợn hẳn là một tài sản quí giá vì nó
gắn liền với đời sống của họ, như thế cũng là quí lắm rồi .Thế nhưng đâu chỉ dừng ở
đó được cá vàng đền ơn, được cái máng lợn, mụ lại quát to hơn khi người chồng trở
về:
-Đồ ngu! Đòi cái máng lợn thật à? Một cái máng thì thấm tháp vào đâu ? Đi tìm
con cá và đòi nó một cái nhà rộng .
Được cái nhà sáng sủa, có lò sưởi, quét vôi trắng xoá nhưng mụ đâu có chịu yên.Vật
chất tầm thường quá! Mụ đòi hỏi cái cao hơn, bà lại mắng như tát nước vào mặt ông
lão :
-Đồ ngu! ngốc sao ngốc thế! Đòi một cái nhà thôi à? Trời! Đi tìm ngay con
cá và nói với nó rằng ta không làm một mụ nông dân quèn ta muốn làm bà nhất phẩm
phu nhân kia !
Ông lão lại lóc cóc ra biển, khác với hai lần trước lần này biển xanh nổi sóng dữ
dội. Có đươc một tí địa vị, mụ tỏ ra hách dịch luôn mồm quở mắng, bắt ông lão
xuống quét dọn chuồng ngựa. Thế nhưng được ít tuần lễ, mụ lại giận dữ bắt chồng đi
tìm con cá :
- Lão đi tìm con cá và bảo rằng: Ta không muốn làm bà nhất phẩm phu nhân
nữa, ta muốn làm nữ hoàng kia !
Lòng tham của mụ ngay càng trổi dậy, vật chất thôi chưa đủ mụ còn muốn đến
cả địa vị trong xã hội nữa. Ông lão trở về thấy trước mặt mình cung điện nguy nga,
mụ vợ lão đã thành nữ hoàng ngồi trước bàn tiệc. Bọn thị vệ đang rót mời mụ những
thứ rượu quí của các nước phương xa và dâng cho mụ những thứ bánh rất ngon lành.
Xung quanh có cả một đội vệ binh gươm giáo chỉnh tề đứng hầu. Ông lão trông thấy

hoảng sợ cúi rạp xuống đất chào mụ vợ và nói :
-Kính chào nữ hoàng. Chắc bây giờ nữ hoàng đã thoả lòng rồi chứ?
Mụ vợ không thèm nhìn ra lện đuổi ông lão đi. Bọn thị vệ xô tới đẩy ông lão ra
ngoài. Bọn vệ binh cũng chạy đến tuốt gươm doạ chém. Nhân dân không rõ đầu đuôi
cũng chạy lại chế giễu và bảo :
- Đáng kiếp! Có thế mới sáng mắt ra. Bận sau đừng thấy người sang bắt
quàng làm họ nữa
Đọc đến đây, người đọc hẳn sẽ nghĩ rằng nữ hoàng thế là quá đủ rồi vì đó là địa
vị cao nhất rồi, chắc mụ vợ sẽ yên vị đây. Nhưng không, kịch tính hơn nữa là lần thứ
năm ông lão ra biển, biển nổi sóng ầm ầm với ham muốn của bà : làm Long Vương
ngự trên mặt biển - bắt cá vàng hầu hạ mình. Khi cái lòng tham không đáy ấy đã đến
tột đỉnh - Không ai có thể tưởng tượng được, không ai có thể chấp nhận dược. Tính
tham lam của nhân vật đã được xây dựng đén mức điển hình - thành một ấn tượng
khó quên. Qua năm lần đó các bạn nghĩ sao về mụ vợ? Hẳn ai cũng nghĩ mụ vợ là
người “được voi đòi tiên”, nhưng trong cái “được voi đòi tiên” đó của mụ vẫn còn
nhiều điều khác thường, hiếm thấy ở con người. Sự tham lam phát triển từ thực đến
hư từ ham mê của cải vật chất đến ham mê địa vị. Sự ham mê địa vị một cách điên
cuồng từ cái địa vị của người trần đến cái địa vị mơ hồ chỉ có trong tưởng tượng.
Lòng tham đã làm cho đầu óc mụ tăm tối hơn. Từ khi gặp cá vàng mụ chỉ sống với
những đòi hỏi vô lí và vô lối do mình tưởng tượng ra. Tham lam độc ác, tàn nhẫn lại
có quyền hành trong tay khiến cho mụ hoành hành ngang ngược chẳng coi ai ra gì.
Với ông chồng già, mụ không hề tỏ ra tôn trọng, ngược lại mụ luôn luôn tìm cớ sai
phái, cáu bẳn, hoạnh hoẹ, quát nạt, mắng chưởi, thậm chí đánh đuổi, làm nhục. Mỗi
lần thoả mãn lòng tham, mụ không những không hài lòng mà còn tỏ ra bội bạc, đểu
giả hơn. Mụ hoàn toàn coi chồng như tên đày tớ khốn nạn, nhất cử nhất động đều
phải làm theo mọi ý muốn tai quái của mụ. Mụ còn có ý định bắt cá vàng là người
cho mình tất cả các yêu cầu giàu sang, địa vị đẻ phục vụ cho lòng tham của mình. Rõ
ràng qua năm lần đòi, đặc biệt là lần thứ năm, mụ đã không chỉ bội bạc với chồng
-người xứng đáng nhận những đặc ân của cá vàng mà còn bội bạc với ân nhân .
Câu chuyện kết thúc theo một lối độc đáo, theo lối vòng tròn. Lòng tham quá

sức cũng phải trả giá. Sự đòi hỏi quá quắt của mụ cũng đã được cá vàng trả giá bằng
cái quẫy đuôi, lặn sâu xuống đáy biển. Cuối cùng mụ trở về với địa vị như xưa với tài
sản là cái máng lợn sức mẻ. Có lẽ kết thúc như vậy là quá nhẹ đối với mụ chăng? Đối
với một con người vưà tham lam vừa bội bạc như thế phải nhận lấy những bài học
thích đáng hơn. Hơn nữa với tính cách như mụ, đang trên đỉnh chóp của quyền lực,
danh vọng như vậy, phút cuối chỉ còn trơ lại cái máng lợn sứt mẻ có lẽ mụ sẽ phải uất
ức, tiếc mà chết ngất thôi. Chẳng biết rồi mụ sẽ sống những ngày tháng tiếp theo như
thế nào nhưng rõ ràng:
Của trời, trời lại lấy đi
Giương đôi mắt ếch làm chi được trời
Kính thưa ban giám khảo, quí thầy cô và các bạn! Qua nhiều lần thắt nút của
câu chuyện, cuối cùng thì người đọc cũng thở phào nhẹ nhõm - mỉm cười mãn
nguyện vì cuối cùng mụ vợ và ông lão cũng trở về cuộc sống như xưa - một cuộc
sống giản dị, bình yên như bao người nông dân nghèo khổ khác. Qua câu chuyện,
người đọc càng thấm thía hơn nữa ý nghĩa của câu “tham thì thâm”. Nó mãi mãi là
bài học có giá trị để răn dạy con người.
Bài thuyết trình của em đến đây là hế, lời cuối cùng em xin chúc quý thầy cô
và các bạn sức khoẻ, chúc hội thi thành công tốt đẹp.

******************Hết********************

DÀN BÀI BÀI THUYẾT TRÌNH VĂN HỌC
ĐỀ TÀI: HÌNH TƯỢNG THÁNH GIÓNG – NGƯỜI ANH HÙNG
CHỐNG GIẶC NGOẠI XÂM
I. Đặt vấn đề Truyền thuyết Thánh Gióng là bài ca chiến thắng hào hùng nhất của dân tộc Việt
Nam xưa. Hình tượng Thánh Gióng phản ánh bản lĩnh sức mạnh dân tộc Việt Nam về hình tượng
người anh hùng chống ngọa xâm
II. Giải quyết vấn đề:
Hình tượng Thánh Gióng – người anh hùng chống ngọai xâm.
III. Kết thúc vấn đề: Câu chuyện Thánh Gióng tiếp thêm sức mạnh về chủ nghĩa anh hùng của tuổi

trẻ Việt Nam, vừa nhắc nhở chúng ta không nguôi khát vọng «vươn tới » khát vọng về những điều
nên có và có thể có trong sự nghiệp giữ nước muôn đời của dân tộc.
ĐỀ TÀI
HÌNH TƯỢNG THÁNH GIÓNG – NGƯỜI ANH HÙNG
CHỐNG GIẶC NGOẠI XÂM
Kính thưa thầy cô và các bạn! Em tên là: Bling Thị Ê học sinh lớp 6.1. Lời đầu tiên em xin chúc
thầy cô sức khỏe, chúc các bạn thi tốt và chúc cuộc thi thuyết trình văn học hôm nay thành công tốt
đẹp. đến với hội thi thuyết trình hôm nay em xin gởi đến thầy cô và các bạn bài thuyết trình với đề
tài: “Hình tượng Thánh Gióng – Người anh hùng chống giặc ngoại xâm”
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Dân tộc Việt Nam ta có truyền thống đấu tranh chống giặc cứu nước, cứ mỗi khi có giặc ngoại
xâm thì lớp lớp thế hệ sẵn sàng ra trận, đối với họ ra trận cũng là một ngày hội:
Nếu được làm hạt giống để mùa sau
Nếu lịch sử chon ta làm điểm tựa
Vui gì hơn làm người lính đi đầu
Trong đêm tối tim ta là ngọn lửa
Có thể nói chủ đề đánh giặc cứu nước là chủ đề lớn, cơ bản, xuyên suốt lịch sử văn học Việt
Nam nói chung, văn học dân gian nói riêng.
Đúng vậy truyền thuyết Thánh Gióng là một trong những truyện cổ hay nhất, đẹp nhất, là bài
ca chiến thắng hào hùng nhất của dân tộc Việt Nam xưa. Hình tượng Thánh Gióng phản ánh bản
lĩnh sức mạnh dân tộc Việt Nam từ thưở bình minh vào thời đại Hùng Vương.
Thưa thầy cô và các bạn !
Nếu như Prô- mê- tê là một kì tích Hy Lạp thì Thánh Gióng là một kì tích Việt Nam.
Lịch sử Việt Nam mãi mãi ca ngợi Gióng – người anh hùng đầu tiên đã chiến thắng cho một
dân tộc hình thành sau hơn mười thế kỉ chống ách thống trị của đế quốc phong kiến phương Bắc.
II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :
Các bạn ạ !
Gióng có một tổ tiên thật thần kì khác với mọi đứa trẻ thường. Là người trời giáng sinh nhưng
lại sinh ra trong một gia đình nghèo, thụ thai đến muiwf hai tháng, ba tuổi chẳng biết nói, biết cười,
biết đi cho đến lúc « mắt sáng như sao » và cất tiếng nói « ầm ầm như sấm » đòi đánh giặc Ân : «

Ông về tâu với vua sắm cho ta con ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này »
Phải chăngThánh Gióng sinh ra không có mục đích nào khác là chờ lời rao cầu hiền tài cứu
nước để nói lên lời nói đầu tiên trong cuộc đời, lời nói hưởng ứng sự kêu gọi của Tổ quốc. Hình
tượng Gióng thật là sâu sắc và thấm thía ! cái vươn vai kì diệu của Gióng « bóng tre trùm cả thôn »
chính là biểu tượng cho mạnh tiềm ẩn của dân tộc được trổi dậy. Ý chí kiên cường của nhân dân đã
lớn lên cùng Gióng, lòng căm thù của nhân dân đã sôi lên trong tiếng thét của thần. Đó chính là sự
kết tinh của tinh thần đoàn kết, ý chí quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm, khát vọng khẳng định
của một dân tộc nhỏ bé nhưng anh hùng, bất khuất. Gióng mang vẻ đẹp vừa hiện thực, vừa lãng
mạn
Gióng đánh giặc đâu đơn thương độc mã mà có cả một sức mạnh lớn của dân làng Gióng. Bởi
lẽ không có cơm gạo, áo mặc của dân làng, của vua thì Gióng có thể thắng được giặc chăng? Theo
Gióng còn có người dân cày đang cầm vồ đập đất, có người cá sấu, người đi săn, có đàn trẻ chăn
trâu. Đến đây, Thánh Gióng đánh giặc không những bằng vũ khí vua ban mà có cả vũ khí tự tạo bên
đường. Chỉ với sức mạnh của cây tre làng bình dị, ngọn tầm vông của đất trời cũng đã làm nên
chiến thắng :
Quân Ân phải lối ngựa pha
Tan ra như nước, nát ra như bèo.
Cảnh giặc thu trận thật thảm hại :
Đứa thì sứt mũi sứt tai
Đứa thì chết chóc vì gai tre ngà
Thật tự hào biết bao khi Tổ quốc ta có một vị anh hùng như Gióng , với một tinh thần chiến
đấu quả cảm, mưu trí vô song. Thánh Gióng – từ hình tượng người anh hùng bộ lạc, đã trở thành
biểu tượng cho vẻ đẹp người anh hùng dân tộc là sản phẩm của những khát vọng lãng mạn thưở dân
tộc ta mới dựng nước :
Ôi Việt Nam từ trong biển máu
Người vươn lên như một thiên thần
Đã góp phần nuôi dưỡng tinh thần bất khuất của nhân dân ta mãi mãi, đã nuôi dưỡng bó
đuốc không bao giờ tắt soi đường cho dân tộc ta tiến lên trong đem dài hơn mười thế kỉ mất nước.
Bó đuốc ấy rực sáng qua các thời kì yêu nước của lớp lớp tuổi trẻ Việt Nam sau này. Trần Quốc
Toản bóp nát quả cam, hận mình chưa đến tuổi tòng quân, về nhà tập hợp gia binh, gia tướng phất

cờ đào đánh giặc. Những thanh niên thời chống Pháp, chống Mĩ giấu gạch giấu sắt trong người để
đủ cân, khai thêm tuổi để nhập ngũ.
Truyền thống yêu nước của dân tộc ta là vậy! Tuổi trẻ Việt Nam là vậy! Trước giờ phút lâm
nguy, nghe tiếng gọi cứu nước, từ em bé lên ba đến mỗi người dân dù già trẻ đều cũng « vươn lên
» dồn sức trổi dậy để dánh đuổi giặc cứu nước.
Ta càng tự hào hơn khi Thánh Gióng đánh tan giặc, không hề đợi vua ban thưởng mà một mình một
ngựa từ từ bay lên trời. Người con cứu nước ấy đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đánh giặc của
mình và ra đi một cách vô tư thanh thản không hề mơ màng tới công danh địa vị cho riêng mình.
Áo giáp sắt, nón sắt cũng là câu trả lời của nhân dân bởi lẽ Thánh Gióng là con của thần, của Trời
thì nhất định sẽ về Trời. Hình ảnh chàng trai chiến thắng giặc của làng Phù Đổng t ừ đỉnh núi Sóc :
Cúi đầu từ biệt mẹ
Bay khuất giữa mây hồng
Mà nhà thơ Huy Cận vẽ lai đẹp đẽ như một giấc mơ, trở thành hình tượng người anh hùng bất tử
trong lòng nhân dân, một đường nét đẹp rạng rỡ nhất, sáng nhất về người anh hùng.
III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ :
Kính thưa thầy cô và các bạn !
Gióng bay về trời không chỉ để lại dấu tích của tre đằng ngà, của ao đầm nằm rải rác ở ngoại
thành Hà Nội, Hà Bắc, đỉnh núi Sóc Sơn, làng Cháy mà còn để lại trong em những ấn tượng đẹp về
người anh hùng Thánh Gióng – biểu tượng của người dân Văn Lang, người dân Lạc Việt.
Để nhớ ơn Gióng, hằng năm nhân dân ta tổ chức cuộc thi nấu cơm, hái cà nuôi Gióng, tái hiện
lịch sử hào hùng của dân tộc và nhân dân ta đã có câu truyền miệng :
Mồng bảy Hội khám, mồng tám Hội Dâu
Mồng chín đâu đâu cũng kéo về thăm hội Gióng
Đúng vậy, sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng tình yêu nước thì không bao giờ nguôi trong
tim mỗi người. Đặc biệt là thề hệ chúng ta được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất có truyền thống
chống giặc ngoại xâm hào hùng.
Câu chuyện như tiếp thêm sức mạnh về chủ nghĩa anh hùng của tuổi trẻ Việt Nam, vừa nhắc nhở
chúng ta không nguôi khát vọng «vươn tới » khát vọng về những điều nên có và có thể có trong sự
nghiệp giữ nước muôn đời của dân tộc.
Kính thưa thầy cô và các bạn! Phần thuyết trình của em đến đây kết thúc cảm ơn thầy cô và các

bạn đã chú ý lắng nghe. Một lần nữa em xin chúc thầy cô và các bạn sức khỏe, chúc cuộc thi thành
công tốt đẹp.
CÂU HỎI
1. Ở truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường kỳ ảo, như vậy em hãy cho biết chi tiết kỳ
ảo truyện Thánh Gióng ?
Chi tiết kỳ ảo trong truyện thánh gióng là sự ra đời thần kỳ mẹ ướm vào dấu chân về thụ thai 12
tháng sau mới sinh, 3 tuổi mà không biết nói, biết cười biết đi, nghe sứ giả tìm người cứu nước thì
lên tiếng nói cứu nước, từ ngày gặp sứ giả ăn nhiều nhanh lớn, khi sứ giả mang ngự sắt, roi sắt đến
thì vươn vai thành tráng sĩ
2. Sau khi đánh xong giặc Gióng cởi áo giáp sắt bỏ lại cả người lẫn ngựa bay lên trời có ý
nghĩa gì ?
Qua chi tiết đó nhân dân ta muốn nói đến sự hi sinh to lớn của Gióng chiến đấu vì nhân dân vì đất
nước không màng đến danh lợi và qua đó muốn khẳng định về sự vĩnh hằng bất tử của nhân vật.
3. Qua nhân vật Thánh Gióng đã thể hiện ước mơ gì của nhân dân ?
Ước mơ về người anh hùng đánh giặc cứu nước thoát khỏi ách nô lệ của giặc phương Bắc của nhân
dân .
4. Hình tượng nhân vật Thánh Gióng có ý nghĩa gì ?
Thể hiện ước mơ về người anh hùng giết giặc cứu nước và thể hiện sức mạnh của nhân dân trong
công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc của dân tộc ta.

BÀI DỰ THI THUYẾT TRÌNH VĂN HỌC
A. Tên đề tài: “Tình mẫu tử bất diệt qua đoạn trích Trong lòng mẹ”
B. Dàn ý bài thuyết trình:
I. Đặt vấn đề.
- Giới thiệu vài nét về nhà văn Nguyên Hồng.
- Khẳng định tình mẫu tử bất diệt qua đoạn trích Trong lòng mẹ.
II. Giải quyết vấn đề:
- Luận điểm 1: Niềm tin vào tình mẫu tử bất diệt.
+ Hoàn cảnh của cậu bé Hồng và tình yêu, niềm tin của cậu đối với mẹ.
+ Niềm tin vào mẹ được khẳng định vững chắc.

- Luận điểm 2 : Niềm tin vào tình mẫu tử được đền đáp.
+ Cuộc gặp gỡ giữa cậu bé Hồng và mẹ thắm đượm tình yêu thương.
III. Kết thúc vấn đề:
- Giá trị của tác phẩm Những ngày thơ ấu, đoạn trích Trong lòng mẹ.
- Khẳng định tình mẫu tử sống mãi cùng thời gian.
Em là Bling Thị Nếp, học sinh lớp 8.1, Trường THCS BTCX Nguyễn Bá
Ngọc, huyện Tây Giang. Hôm nay, em rất vui mừng và vinh dự được đại diện cho
các bạn học sinh huyện biên giới Tây Giang tham gia cuộc thi thuyết trình văn học do
Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Nam tổ chức. Đến với hội thi hôm nay lời đầu tiên cho phép
em xin kính chúc quí vị đại biểu, các thầy cô giáo cùng các bạn học sinh lời chúc sức
khỏe, chúc Hội thi thuyết trình văn học cấp THCS tỉnh Quảng Nam năm học 2011-
2012 thành công tốt đẹp. Sau em xin kính mời Ban giám khảo, quý thầy cô giáo và
các bạn học sinh cùng theo dõi đề tài mà em sắp thuyết trình: Tình mẫu tử bất diệt
qua đoạn trích Trong lòng mẹ
Nhắc đến Nguyên Hồng, người ta nhớ ngay một giọng văn như trút cả bao xúc
động, đắng cay vào trong những câu chuyện của ông. Ngay từ khi xuất hiện trên văn
đàn nước ta, nhà văn đã được bạn đọc yêu mến. Bởi vì, ngay từ những tác phẩm đầu
tay, nhà văn đã hướng ngòi bút về những người cùng khổ, gần gũi mà ông yêu thương
với trái tim thắm thiết của mình. Trong đó nổi bật là những người bà, người mẹ,
người chị, những cậu bé, cô bé…Đoạn trích Trong lòng mẹ là đoạn trích đã gây nhiều
xúc động mạnh mẽ cho người đọc khi thể hiện gần như trọn vẹn những tình cảm sâu
sắc của tình mẫu tử thiêng liêng chất chứa trong từng câu chữ. Nó là những trang hồi
kí đầy nước mắt, thổn thức xót xa của một trái tim sớm phải nếm vị đắng cuộc đời,
thiếu vắng tình thương và luôn khát khao tình yêu của mẹ. Niềm khát khao ấy cháy
bỏng, mãnh liệt như muốn phá tung tất cả để tìm đến tình thương, tìm đến người mẹ.
Và cũng chính từ tình cảm ấy, người đọc nhận ra ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử.
Đó là động lực để giúp những đứa trẻ vượt lên khó khăn, vượt lên hoàn cảnh bất hạnh
để tìm đến một tương lai rạng ngời. Đó cũng là nguồn sức mạnh vô hình an ủi và chở
che cho những trái tim non trẻ.
Luận điểm 1: Niềm tin vào tình mẫu tử bất diệt.

Kính thưa Ban giám khảo!
Kính thưa quý thầy cô giáo!
Các bạn học sinh thân mến!
Đoạn trích Trong lòng mẹ là hồi ức đan xen cay đắng và ngọt ngào của chính
nhà văn - cậu bé sinh ra trong một gia đình bất hạnh: người cha nghiện ngập rồi chết
mòn, chết rục bên bàn đèn thuốc phiện, người mẹ cùng quẫn phải đi tha phương cầu
thực, cậu bé Hồng đã phải sống với gia đình họ nội, hứng chịu tất cả sự hắt hủi ghẻ
lạnh đến cay nghiệt, trở thành đứa trẻ bơ vơ luôn thèm khát tình yêu thương mà
không có. Trong những câu chuyện được thêu dệt bởi “bà cô bên chồng”, người mẹ
luôn bị khinh khi, chửi mắng thậm tệ nhưng nào ai hiểu rằng nỗi khổ tâm lớn nhất là
cảnh xa con? Chỉ mỗi bé Hồng hiểu mẹ và yêu mẹ hơn tất cả. Những thành kiến của
xã hội cay nghiệt ghi đậm dấu ấn trong tâm hồn non nớt của bé Hồng, tạo nên những
suy nghĩ già trước tuổi nhưng không thể nào xoá được những tình cảm kính yêu tôn
thờ người mẹ. Bé Hồng đặt ngay giữa ranh giới của thành kiến và tình thương. Nếu
bà cô là hiện thân của một xã hội đầy cổ tục để phê phán, đem đến những định kiến
cho chị dâu goá bụa trẻ trung thì bé Hồng lại hiện lên với tất cả tình thương, sự bao
dung tha thứ. Thiếu sự nhân ái, độ lượng đã đành, bà cô lại càng ích kỷ nhẫn tâm hơn
khi cố tình làm tổn thương tâm hồn thơ trẻ của chính đứa cháu ruột của mình bằng
cách “gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi,
một người đàn bà bị cái tội goá chồng, nợ nần cùng túng quá phải bỏ con cái đi tha
phương cầu thực”. Với bé Hồng, trong ký ức của tuổi thơ , ấn tượng của giọng nói và
nụ cười rất kịch là hình ảnh không thể xoá mờ. Nhưng dù hàng ngày phải đối mặt với
con người độc địa ấy, chú bé Hồng vẫn không “đời nào lòng thương yêu và lòng kính
mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến”. Chỉ một câu nói thôi
nhưng chứa đựng một lời khẳng định chắc nịch cho một điều tưởng chừng thật giản
dị, tình cảm mẹ con đã là một mối dây bền chặt mà không gì có thề chia cắt được.

Các bạn ạ! Mặc dù được sống trong một hoàn cảnh vật chất có phần sung
sướng hơn những đứa trẻ lang thang không có mái nhà, nhưng đối với bé Hồng có lẽ
hoàn cảnh ấy lại càng đáng thương hơn. Vốn dĩ đã không nhận đuợc một chút tình

thương từ họ hàng, ấy vậy mà tình thương dành cho mẹ lại đang bị người khác tước
đoạt mất. Nỗi đau đó lại càng đau hơn gấp ngàn lần so với sự thiếu thốn về vật chất.
Nhưng dù sống trong hoàn cảnh như vậy, tình cảm bé Hồng đối với mẹ vẫn không hề
mai một. Tâm hồn trẻ thơ thánh thiện ấy đáng quí biết dường nào! Vẫn là một đứa
trẻ vô tư, nhưng bé Hồng đã già trước tuổi khi biết căm tức thành kiến tàn ác, quyết
tâm bảo vệ mẹ đến cùng. Tuy vậy, vì tuổi thơ còn non nớt, nên khi khi nghe tiếp
những lời nói độc ác vẫn tuôn ra không ngớt, giọt nước mắt tủi buồn đã rơi “ròng
ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hoà đầm đìa ở cằm và cổ”. Đó là giọt nước mắt
mang đầy mặc cảm thân phận của tâm hồn tinh tế, dễ tủi thân và giàu xúc động. Lời
văn mô tả vào diễn biến tâm trạng bé Hồng một cách cụ thể từ một nụ cười tin tưởng
thơ ngây cho đến cười dài trong tiếng khóc. Khoảnh khắc hứng chịu lời xỉa xói của
bà cô thay cho mẹ đau đớn đến quặn lòng: “Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất, lòng
tôi thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay”. Giọt nước mắt nóng hổi trên gương mặt kia đã
đánh động lòng trắc ẩn trong tâm tư người đọc. Rồi tiếng cười dài bật ra trong tiếng
khóc nức nở đã vỡ bung những xúc cảm đè nén bấy lâu để sau đó lại “nghẹn ứ khóc
không ra tiếng”. Có lẽ chúng ta sẽ tự hỏi rằng, liệu cậu bé ấy có khi nào oán trích mẹ
mình đã bỏ con không? Nhưng không, một ý nghĩ táo tợn, bất cần, đầy phẫn nộ đã
trào sôi như cơn dông tố trong lòng cậu bé “Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là
một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy ngay mà cắn, mà
nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mà thôi”. Đến đây, tình thương và niềm tin đối với mẹ
đã xui khiến người con hiếu thảo ấy suy nghĩ sâu sắc hơn. Từ cảnh ngộ riêng của
mình, từ những lời nói kích động của người cô, bé Hồng nghĩ tới những “cổ tục”,
căm giận cái xã hội cũ kĩ đầy đố kị, thành kiến đối với những người phụ gặp hoàn
cảnh éo le. Qua cuộc đối thoại và những cung bậc cảm xúc của bé Hồng trước bà cô,
chúng ta thông cảm với những nỗi đau thấm thía, đồng thời rất trân trọng một tấm
lòng thiết tha của người con rất mực yêu thương mẹ.

Luận điểm 2: Niềm tin vào tình mẫu tử được đền đáp.
Kính thưa Ban giám khảo!
Kính thưa quý thầy cô giáo!

Các bạn học sinh thân mến!
Nhờ vào tình thương và niềm tin ấy, đến khi gặp mẹ, bé Hồng đã nhận được
niềm sung sướng, hạnh phúc lớn lao. Sự trở về đột ngột của người mẹ đúng ngày giỗ
thật bất ngờ. Bóng tối những ngày qua đã vụt tắt, tâm hồn chú bé ngập tràn ánh sáng,
bắt đầu từ giây phút diệu kì “chợt thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo
giống mẹ tôi”. Thế là “Mợ ơi… mợ ơi… mợ ơi!”, tiếng gọi thống thiết của bé Hồng
đã khuấy động cả không gian. Tiếng kêu vội vã, kéo dài mà mơ hồ có một sự sợ hãi
đã diễn giải đầy đủ những khát khao trong tâm hồn đứa trẻ thiếu thốn tình thương.
Thật xúc động biết bao trước giây phút lo lắng hồi hộp khi sợ nhận nhầm người mà
mình gọi là “mợ”. Điều đó lại càng khẳng định cho niềm mong mỏi được gặp mẹ của
bé Hồng. Bởi không phải những xúc cảm mãnh liệt thôi thúc thì tiếng nói cất lên sẽ
rất e dè, thận trọng, thậm chí không dám cất lên khi chưa chắc chắn. Nhưng dẫu cho
có sự mơ hồ, tình mẫu tử thiêng liêng, nỗi nhớ nhung khắc khoải trong bao năm xa
cách, tiếng gọi đã vang lên đến độ đã níu kéo được chân người, xé toạc không gian.
Nhưng sự “ngờ ngợ” ấy đã không còn mơ hồ nữa, khi người thiếu phụ dừng xe lại và
bé Hồng nhận ra đích thị là mẹ. Người mẹ trở về trong niềm vui, hân hoan và hạnh
phúc của đứa con trai bé bỏng. Lần nữa, bé Hồng lại cất tiếng khóc khi được đón
nhận sự chở che, thương yêu, bảo bọc: “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi thì tôi
oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Nếu những lần trước là tiếng khóc kìm nén, những
giõt nước mắt rưng rưng không tràn ra được thì giờ đây lại là những tiếng nức nở làm
vơi đi nỗi uất ức, tủi cực trong lòng. Tiếng khóc vang vọng hơn không còn chất chứa
nỗi niềm xót xa mà tràn trề niềm hạnh phúc. Giọt nước mắt hôm nay hoà chung giữa
hai con người, là sự oà vỡ của cả hai tâm hồn mẹ – con làm nên tình mẫu tử. Hình
ảnh người mẹ được diễn tả bằng những nét tươi tắn sinh động trong đôi mắt nhìn của
đứa con, mẹ vẫn đẹp một cách lạ lùng. Vẻ đẹp ấy không cần rực rỡ mà nó chỉ giản dị
và vô cùng thân thương. Bởi trong cái nhìn của bé Hồng bằng tất cả sự xúc động và
tình thương vô bờ bến thì mẹ bao giờ chẳng là người đẹp nhất! Từ đó, gợi đến niềm
ước mơ mà bất kỳ đứa con nào cũng khát khao khi đứng trước mẹ “Phải bé lại và lăn
vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để người mẹ vuốt ve
từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy mẹ có một êm dịu vô cùng”.

Dường như, đoạn văn đã ắp đầy những cảm xúc êm ái lan toả toàn bộ không gian và
thời gian. Phút giây gặp gỡ ấy như ngưng đọng mãi niềm hạnh phúc trong trái tim
nhân vật cũng như người đọc. Những tủi cực dồn nén bấy lâu nay dường như tức
khắc bị xua tan, nhường chỗ cho ăm ắp tình mẹ con đậm đà ấm áp.
Kính thưa quí vị đại biểu, kính thưa ban giám khảo cùng các bạn!
Trong lòng mẹ đem đến cho người đọc một hứng thú đặc biệt. Mỗi trạng thái,
sắc thái khổ đau và hạnh phúc của bé Hồng vừa gây xúc động mạnh mẽ vừa có ý
nghĩa lay thức những tình cảm nhân văn. Người đọc dường như hồi hộp cùng mạch
văn và con chữ, cùng ghê rợn hình ảnh người cô thâm độc, cùng xót xa một người
cháu đáng thương và cũng chia se hạnh phúc trong tiếng khóc nức nở của chú bé khi
gặp mẹ. Đoạn trích chính là lời khẳng định chân thành và cảm động niềm khao khát
bất diệt về tình mẫu tử. Thật đúng như vậy, có những tình cảm dễ dàng đổ vỡ trước
chông gai nhưng tình mẫu tử thiêng liêng của bé Hồng đã không hề lay chuyển. Đó
cũng là sự nhắc nhở cho mỗi con người phải biết thương yêu kính trọng mẹ với tất cả
tình cảm của mình. Có những tác phẩm đã mau chóng bị lãng quên nhưng giá
trị Trong lòng mẹ cũng như Những ngày thơ ấu sẽ mãi mãi trường tồn bởi nó không
những chứa đựng một tình cảm nhân đạo sâu sắc mà còn là một triết lí về giá trị tình
cảm gia đình, thấm đượm chất thơ giữa cuộc đời nhiều cay cực.
Bài thuyết trình của em với đề tài “Tình mẫu tử bất diệt qua đoạn trích Trong
lòng mẹ” đến đây là kết thúc. Một lần nữa em xin kính chúc quí vị đại biểu, ban tổ
chức, ban giám khảo, quý thầy cô và các bạn sức khoẻ! Chúc hội thi Thuyết trình văn
học hôm nay thành công tốt đẹp! Em xin trân trọng cảm ơn!

Em tên là Alăng Thị Nưa, học sinh lớp 8.3, Trường THCS BTCX Nguyễn
Bá Ngọc. Hôm nay, em rất vui mừng và vinh dự được tham gia cuộc thi thuyết trình
văn học của Trường chúng ta. Đến với cuộc thi hôm nay, em xin kính mời Ban giám
khảo, quý thầy cô giáo và các bạn học sinh cùng theo dõi đề tài mà em sắp thuyết
trình: Tức nước vỡ bờ - Một quy luật thật hiển nhiên.
Trong đội ngũ nhà văn hiện đại Việt Nam, Ngô Tất Tố là một nhà văn hiện
thực xuất sắc chuyên viết về nông thôn trước Cách mạng. Vốn xuất thân từ một nhà

Nho, nhưng ông lại có một tấm lòng yêu thương vô bờ bến đối vời người nông dân.
Nhắc đến ông chúng ta không thể nhắc đến tiểu thuyết Tắt đèn, một áng văn chương
mà Nguyễn Tuân từng nhận xét “Ngô Tất Tố đã xui người nông dân nổi loạn”. Đoạn
trích ở sách giáo khoa có tên là Tức nước vỡ bờ. Tức nước vỡ bờ, câu tục ngữ nêu lên
một quy luật của tự nhiên, mà có ý nghĩa xã hội sâu sắc, thâm thúy vô cùng. Tác giả
biên soạn sách đã vận dụng cách nói dân gian rất ngắn gọn, rất thông minh ấy để đặt
tên cho chương 18 của tiểu thuyết Tắt đèn, cũng thật thâm thúy và sâu sắc. Khi đọc
đoạn trích này, chúng ta sẽ tự đặt câu hỏi: Những điều gì làm “nước tức”? Khi nào thì
nước phá bờ? Nước phá, bờ vỡ…ra sao? Ý nghĩa của cuộc công phá và sự đổ vỡ?
Quy luật của tự nhiên, quy luật của xã hội sẽ thể hiện ra sao? Để trả lời cho những
câu hỏi đó, kính mời quý vị giám khảo, quý thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn học
sinh cùng đi vào khám phá câu chuyện.
Những điều gì làm tức nước? Câu hỏi không khó để trả lời. Trước hết, đó là
sự dồn dập những trận dông tố bất công từ phi lí từ chính sách thuế thân kì quặc của
thực dân Pháp, đến những thủ đoạn bóc lột trắng trợn của gia đình nhà Nghị Quế,
những hành động dã man của bọn lí dịch trong làng dội xuống gia đình chị Dậu.
Chính chị Dậu, nạn nhân trực tiếp của những cơn dông tố ấy- ở giữa nhà lí trưởng, đã
phải hét to lên những lời uất nghẹn thế này: “Ôi trời ơi! Tôi bán cả con lẫn chó và
hai gánh khoai mới được hai đồng bảy bạc. Tưởng rằng đủ nộp tiền sưu cho chồng,
thì chồng tôi khỏi bị hành hạ đêm nay. Ai ngờ lại còn suất sưu của người chết nữa!
Khốn nạn thân tôi! Trời ơi! Em tôi chết rồi còn phải đóng sưu, hở trời?”. Thật là đau
xót phải không các bạn? Ba lần người nông dân khốn khổ ấy kêu trời, hỏi đất! Nhưng
làm gì có trời để kêu, để hỏi? Chỉ có bọn đầu trâu, mặt ngựa đối diện với chị mà thôi.
Nhưng chúng thì làm gì có tai để nghe, làm gì có tim để rung cảm. Chúng chỉ biết
văng tục, chửi bới, ức hiếp, đánh đập, hành hạ người khác một cách dã man.
Đại diện cho bọn trâu ngựa ấy là tên cai lệ và tên người nhà lí trưởng. Chúng
chính là những cơn bão tố, những đợt sóng thần trực tiếp làm cho cái mặt nước cuộc
đời, những cơn sóng căm uất của chị Dậu dâng lên, căng ứ không thể kìm nén được!
Khi anh Dậu vừa tỉnh lại, run rẩy cất bát cháo kề vào miệng định cố ăn để cố níu kéo
chút hơi tàn của cuộc sống, thì chúng sầm sập tiến vào nhà, với roi song tay thước,

dây thừng, hệt hư những con quỷ dữ từ âm phủ hiện về. “ Thằng kia! Ông tưởng mày
chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!”. Cái giọng khàn khàn do hút
nhiều xái cũ của tên cai lệ đã thổi tắt phụt chút hơi tàn của anh Dậu “khiến anh lăn
đùng ra đó, không nói được câu gì”. Rồi tới tấp, dồn dập, hắn quát mắng, chửi bới,
đe dọa chị Dậu. Trong khi người đàn bà khốn khổ vừa ô tồn, vừa tha thiết xin khất
thuế, thì hắn cứ khăng khăng một mực đòi cho kì được. Hắn gọi chị Dậu là “mày”,
xưng là “cha”, rồi xưng “ông”. Hắn dọa “dỡ nhà”, rồi dọa “trói cổ” anh Dậu lôi ra
đình. Cuối cùng, hắn giật phắt cái thừng trong tay người nhà lí trưởng, sầm sập đến
chỗ anh Dậu. Và trắng trợn, táo bạo hơn nữa, tên ác quỷ đội lốt người ấy đã đánh chị
Dậu. Hắn “bịch vào ngực chị mấy bịch”, rồi “tát vào mặt chị một cái đánh bốp”…
Mỗi lần chị Dậu van xin, ngăn cản hắn, đỡ đòn cho anh Dậu là mỗi lần tên cai lệ ấy
hung hăng thêm. Vừa đánh, vừa chửi chị Dậu, hắn vừa “sấn đến”, “nhảy vào” cạnh
anh Dậu. Nhà văn đã sử dụng những từ ngữ thật thích hợp, ngắn gọn, miêu tả thật
chính xác cái bản chất ác thú, không còn tính người của tên tay sai mạt hạng trong cái
guồng máy bạo tàn của bon quan lại lúc bấy giờ. Nổi bật lên là những câu nói thô lỗ
của hắn: “Mày định nói cho cha mày nghe đấy à…”, “trói cổ thằng chồng nó lại”…
và những từ tượng thanh “bịch…bịch’’… “bốp”. Chị Dậu càng lùi, càng nhịn, thì tên
cai lệ càng lấn tới. Tình huống truyện thật căng thẳng. Bản chất súc vật của tên cai lệ
phơi bày trắng trợn. Bão táp, mưa sa đã đến độ phũ phàng, bức bối. Cơn lũ đã lên đến
đỉnh điểm. Nước đã tức! Sau cái tát giáng xuống chị Dậu, tên cai lệ đã bị chị “túm lấy
cổ hắn ấn dúi ra cửa…ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn lảm nhảm thét trói vợ
chồng kẻ thiếu sưu”. Thật là hả lòng, hả dạ phải không các bạn? Thảm hại thay cho
một kẻ cậy quyền, cậy thế, mượn uy danh lũ thống trị ức hiếp người dân! Cái hình
ảnh “ngã chỏng quèo”, mấy tiếng nói “lảm nhảm” và cả cái hành động “chạy thoát ra
đình” để trình báo cấp trên của cai lệ được nhà văn miêu tả thật đặc sắc. Đó là những
nét điển hình của bọn lính tráng, tay sai. Chúng chỉ mạnh ở cường quyền, bạo lực,
còn bản chất thì yếu hèn, xấu xa. Chúng xấu từ hình dáng bên ngoài đén tính cách
bên trong. Cai lệ là thế. Tên người nhà lí trưởng cũng vậy. Sự thất bại của chúng sau
trận hành hung và vật lộn với chị Dậu là lời cảnh cáo đối với những kẻ bạo tàn, cũng
đồng thời là sự miả mai, giễu cợt mạnh mẽ mà nhà văn nhằm vào bộ máy thống trị

với lũ quan lại, cường hào, tay chân lớn nhỏ lúc bấy giờ. Chúng hung hăng, tàn bạo,
xảo quyệt, độc ác đến mức nào rồi thì cũng phải “ngã chỏng quèo” trước người đàn
bà lực điền, giàu tình thương và hiên ngang, bất khuất. Cái gì thúc đẩy người đàn bà
chân yếu tay mềm ấy hành động? Có thể nói, chính sách thuế thân vô lí, thuế đánh
vào mạng người sống và không tha cả người chết, cùng những hành động ức hiếp
nhân dân của bọn thống trị không có tính người là nguyên cớ làm cho nước bị tức, xô
đẩy, dồn ép con người vào thế bức bách, không sao kìm nén, chịu đựng được. Nước
bị tức thì phải nổi sóng, tràn ra. Và phá vỡ bờ. Điều đó là tất nhiên.
Kính thưa Ban giám khảo!
Kính thưa quý thầy cô giáo!
Các bạn học sinh thân mến!
Vậy thì nước tức sẽ phá vỡ bờ như thế nào? Chị Dậu là biểu tượng cho những
đợt sóng làm tức nước và có sức mạnh công phá, đạp vỡ mọi bãi bờ. Giữa cơn bão tố
sưu thuế khốc liệt ở làng Đông Xá những ngày ấy, chị Dậu đã chịu bao nỗi cay đắng,
tủi nhục. Nào là bán con, bán chó, bán hai gánh khoai- những của cải cuối cùng của
gia đình. Nào là chăm sóc người chồng bị ốm đau, bị đánh trói. Nào là dỗ con nhỏ,
nào cầu cạnh nhà Nghị Quế, van xin người nhà lí trưởng, rồi than khóc, kêu trời Mọi
việc ấy đều đổ lên vai người đàn bà khốn khổ ấy. Không một chút phàn nàn với
chồng con, không một lời ân hận về vai trò, trách nhiệm của người vợ, người mẹ. Chị
vẫn bình tĩnh lo toan, cố gắng hoàn thành mọi việc. Tình thương, tấm lòng vị tha, đức
hy sinh và nghị lực… đã giúp cho người phụ nữ nông dân ấy đứng trước mọi bão tố.
Đến giây phút căng thẳng nhất- lúc anh Dậu ngất như một cái xác bị bọn tuần đinh
quẳng về nhà, chị vẫn cố gắng giữ bình tĩnh để chăm sóc, cứu anh thoát khỏi thần
chết. Buổi sáng hôm ấy, chị mới dịu dàng làm sao! Nấu xong cháo, quạt nguội, bưng
cháo đến tận chỗ chồng nằm, chị động viên anh: “Thầy em hãy ngồi dậy húp ít cháo
cho đỡ xót ruột”. Lúc bọn cai lệ sầm sập vào nhà, chị vẫn dịu dàng và bình tĩnh. Nói
với bọn chúng, giọng chị run run: “Nhà cháu đã túng, lại phải đóng cả suất sưu cho
chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước
đâu’’…Lời nói thật rành mạch, rất có tình, có lí. Trong ứng xử với bọn cai lệ, chị Dậu
cũng luôn giữ thái độ nhã nhặn, nhún nhường, đủ tình, đủ lí. Khi bọn cai lệ văng tục,

chị Dậu vẫn gọi chúng là “ông’’, “các ông’’, xưng là “cháu’’, “nhà cháu’’. Hai lần chị
xin chúng: “Hai ông làm phúc nói với ông Lí hãy cho cháu khất”…, “Nhà cháu đã
không có…Xin ông trông lại’’. Lần thứ ba, chị van lạy chúng: “Cháu van ông, nhà
cháu mới tỉnh được một lúc, ông tha cho”. Như vậy, người nông dân khốn khổ ấy đã
cố kìm nén, cố chịu đựng mọi nỗi đau khổ kể cả bị sỉ nhục, bị chửi bới. Phần vì yêu
thương chồng, phần cũng vì tôn trọng luật pháp, nể sợ người nhà nước đang thi hành
nhiệm vụ. “Nước’’ cố giữ mình trong khuôn khổ tự nhiên, trong phép tắc của xã hội,
của trật tự trên dưới. Thái độ ấy của chị Dậu đáng thông cảm biết bao!
Nhưng “cây muốn lặng, mà gió chẳng đừng’’, “nước” muốn ở yên mà báo tố cứ
quật xuống. Chị Dậu cố chịu đựng nhưng bọn cai lệ vẫn làm già. Thế là “nước” đã
tức. Sau khi bị bọn đánh và đe dọa không tha anh Dậu, chị Dậu tức quá, không thể
chịu đựng được liền cự lại: “chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!”. Và
sau khi tên cai lệ tát chị, nhảy vào cạnh anh Dậu, người đàn bà giàu tình thương
chồng và ngùn ngụt lòng căm giận đã đứng thẳng nghiến hai hàm răng, ngăn cản và
thách thức kẻ thù:
- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!
Thế là điều gì phải xảy ra đã xảy ra. Tất cả đã thay đổi. “Nước” đã nổi sóng.
Nhân vật thay đổi tính cách. Ngôn ngữ văn chương cũng chuyển sang giọng điệu
khác. Thể hiện lời nói của nhân vật, nhà văn dùng các từ thông tục “mày”, “bà” và
những câu ngắn, nhịp nhanh. Chị Dậu với sức khỏe của người đàn bà lực điền, sự
bùng cháy của lòng uất hận và của tình thương để bảo vệ chồng và tự vệ, đã vùng lên
nhanh nhẹn, táo tợn, ngang tàng trong chốc lát đã quật ngã hai tên ác ôn đầu trâu mặt
ngựa, Tới đây, tác giả chuyển từ văn kể sang văn miêu tả thất sống động, hào hứng.
Cuộc tỉ thí chia làm hai hiệp. Hiệp một: chị Dậu túm cổ tên cai lệ, ấn dúi ra cửa khiến
hắn ngã chỏng quèo. Hiệp hai: chị Dậu nắm được gậy của tên người nhà lí trưởng, đu
đẩy rồi buông gậy ra, áp vào vật nhau… Rồi chị Dậu “túm tóc lẳng cho một cái’’,
đối thủ ngả nhào ra thềm. Rõ ràng, trong cả hai hiệp, người đàn bà nhà quê ấy đều
chủ động, bình tĩnh, nhanh nhẹn, gan góc, dũng cảm. Chị đã chiến thắng giòn giã.
Viết đoạn văn này, lựa chọn được những từ ngữ đúng nhất, những câu văn đẹp nhất
dành cho nhân vật yêu mến của mình, hẳn nhà văn Ngô Tất Tố rất hả hê, sảng khoái!

Ông như nhập hồn cùng nhân vật yêu mến của mình để đồng cảm, đồng tình. Hẳn
người đọc chúng ta đều đồng cảm với nhà văn, đồng cảm với nhân vật, trân trọng nhà
văn, yêu mến nhân vật. Chị Dậu, đến phút này đã thay đổi căn bản: từ van xin lễ
phép, nhẫn nhục chịu đựng, chị trở thành con người quyết liệt, liều lĩnh, muốn chống
lại tất cả, muốn quật ngã tất cả. Khi nghe anh Dậu than thở, ngăn cản chị Dậu đã trả
lời: “Thà ngồi tù. Để chúng làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được”. Lời nói
mới rắn rỏi, khỏe khoắn làm sao! Người nông dân ấy dám chấp nhận tất cả, dám
thách thức tất cả. Không phải chỉ là tiếng nói của một con người mà là tiếng nói, là
bản lĩnh của hàng triệu con người bị áp bức lúc bấy giờ. Đó cũng là chân lí muôn đời
trong cuộc sống. Chị Dậu là điển hình xuất sắc của người phụ nữ nông dân Việt Nam
trong xã hội thực dân nửa phong kiến, tuy nghèo đói, vẫn giàu tình thương và tiềm ẩn
chí căm thù, tinh thần bất khuất, vẫn đủ sức mạnh để chống lại cường quyền, áp bức.
Chúng ta có thể thấy rõ rằng, nếu bão tố của bạo lực, bất công cứ liên tiếp dội xuống,
làm cho những đau khổ và lòng uất hận dâng đầy, thì sẽ tức nước và vỡ bờ. Khi nước
đã phá bờ rồi, nó không hề biết sợ, nó có thể phá vỡ tất cả.
Qua đoạn trích và toàn bộ tác phẩm, chúng ta vừa thấm thía cái quy luật diệu kì
của tự nhiên, vừa cảm phục ngòi bút hiện thực đầy tính nhân đạo của Ngô Tất Tố. Từ
quy luật tự nhiên đó, ta hiểu thêm về quy luật sâu sắc của xã hội: “Có áp bức thì có
đấu tranh, sự áp bức càng tàn nhẫn, thắt ngặt thì cuộc vùng lên, đấu tranh chống lại
càng mạnh mẽ”. Có thể nói đoạn trích Tức nước vỡ bờ được viết bằng ngòi bút hiện
thực sinh động, đã vạch trần bộ mặt tàn ác bất nhân của xã hội thực dân phong kiến
đương thời. Xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào tình cảnh vô vàn cực khổ, khiến họ
phải liều mạng chống lại. Đoạn trích còn cho thấy vẻ đẹp tâm hồn và bản lĩnh của
người phụ nữ nông dân giàu yêu thương, có sức sống tiềm tàng không dễ gì khuất
phục.
Vậy là chúng ta có thể trả lời cho những câu hỏi đặt ra rồi phải không nào? Ra
đời trong xã hội thực dân nửa phong kiến, tiểu thuyết Tắt đèn có tác dụng giáo dục,
thức tỉnh bạn đọc mạnh mẽ. Chính vì vậy mà Nguyễn Tuân đã nhận xét rằng: “Cách
viết lách như thế, cách dựng truyện như thế, không phải là phát động quần chúng
nông dân chống quan Tây, chống vua ta thì còn là cái gì nữa”. Chị Dậu đã nổi loạn,

chống lại bọn tay sai của quan Tây và vua ta. Song đó cũng chỉ là hành động bộc
phát, tự phát như Chí Phèo của Nam Cao. Muốn thực sự được giải phóng để vĩnh
viễn thoát khỏi sự hành hạ của bọn cai lệ, của ách thống trị thực dân, phong kiến, chị
Dậu cũng như những người nông dân khác và cả dân tộc ta phải biết đoàn kết nhau
lại, phải làm cách mạng, phải theo cách mạng. Khi viết tác phẩm Tắt đèn, tác giả
chưa giác ngộ cách mạng. Song điều đáng trân trọng ở ông là ông đã phát hiện những
khả năng tiềm tàng trong quần chúng nông dân, phát động họ chống lại bộ máy thống
trị lúc bấy giờ. Ngòi bút của ông sắc mạnh như gươm giáo. Và ông xứng đáng được
xem là người bạn tích cực của cách mạng.
Bài thuyết trình của em đến đây là kết thúc. Kính chúc ban giám khảo, quý
thầy cô và các bạn sức khoẻ! Chúc hội thi thành công tốt đẹp!


×