Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tế thông tin ngày trái đất năm 2000 đến hành động nhỏ bảo vệ môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.08 MB, 7 trang )


SỞ GD & ĐT TỈNH ĐĂK LĂK
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN CƯ KUIN
TRƯỜNG THCS EATIÊU


Vận dụng kiến thức liên môn
để giải quyết tình huống thực tiễn
Họ và tên nhóm học sinh :
1. Nguyễn Hoàng Long
2.Nguyễn Lê Minh Tuyền
3. H Đoan B Krông
Học sinh lớp 8E - Trường THCS Ea Tiêu
Điện thoại : 0500 3636072



- 1 -
TÊN TÌNH HUỐNG :
TỪ
BÀI HỌC “ THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000”
ĐẾN
MỘT HÀNH ĐỘNG NHỎ GÓP PHẦN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG :
Vận dụng kiến thức liên môn các môn học : Ngữ Văn, Vật lí, Hóa học, Sinh học,
Giáo dục công dân, kết hợp với các kiến thức thực tế để đọc – hiểu ý nghĩa của một
văn bản thuộc môn học Ngữ Văn, từ đó có ý thức và hành động cụ thể góp phần nhỏ
vào cuộc vận động lớn của toàn nhân loại : Bảo vệ môi trường, bảo vệ Trái Đất –
Ngôi nhà chung của chúng ta.
II. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN GIẢI QUYẾT TÌNH
HUỐNG


1. Thực trạng của việc sử dụng bao bì ni lông ở Việt Nam và địa phương
( xã Ea Tiêu – huyện Cư kuin, tỉnh Đăk Lăk ) :
a. Ở Việt Nam – Đất nước của chúng ta :
Ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung, ni lông và những sản phẩm của
nó được sử dụng rất phổ biến trong đời sống hàng ngày của con người. Khi mới phát
minh ra, nhiều người tiêu dùng coi đây là một phát minh quan trọng cho cuộc sống
bởi tính tiện dụng và phạm vi sử dụng rộng rãi của nó. Tuy nhiên, ngày nay chúng ta
biết rằng hàng loạt tác hại lâu dài của chúng đối với sức khỏe con người và môi
trường , thậm chí chúng ta đã phải gọi bao bì ni lông là “ô nhiễm trắng”.
b. Ở địa phương của chúng em - xã Ea Tiêu , huyện Cư Kuin, tỉnh Đăk Lăk)
Túi ni lông được sử dụng ở nhiều lĩnh vực trong cuộc sống : các tiểu thương ở
chợ dùng để gói , đựng thực phẩm cho khách ( mỗi ngày một sạp hàng nhỏ sử dụng
khoảng 1-1,5 kg bao bì ni lông) ; ở mỗi gia đình : dùng bao bì ni lông để đựng các
loại thức ăn, có một số gia đình còn đựng thức ăn đã nấu chín để mang đi làm nương
rẫy … ( trung bình sử dụng khoảng 15-25 túi ni lông /1 tuần ). Sau khi sử dụng, rác
thải bao bì ni lông được người dân xử lí chủ yếu theo các cách sau :
- Để chung với các loại rác thải khác cho công ty vệ sinh môi trường thu
gom.
- Một số gia đình tự xử lí ( thu gom lại và đốt trong vườn của gia đình)
- Một số gia đình khác, mang các loại rác thải trong đó phần lớn là bao bì ni
lông mang vứt ra các đoạn đường vắng, đường lên nương, rẫy …
Đây là những hành động gây tổn hại lớn đến môi trường sống của chúng ta.
2. Tác hại của bao bì ni lông :
Qua tìm hiểu, chúng em biết được các nhà khoa học đã nghiên cứu và nhận
thấy bao bì ni lông có 7 tác hại lớn là :
- Thứ nhất : làm xói mòn đất đai
Túi ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật
bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn đất đai.

- 2 -

- Thứ hai : tàn phá hệ sinh thái
Túi ni lông nằm trong đất khiến đất không giữ được nước, chất dinh dưỡng.
Cây trồng trên đất vì thế không thể phát triển đượcvì không thể chuyển nước và chất
dinh dưỡng cho cây, ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ sinh thái.
- Thứ ba : gây ngập úng lụt lội
Bao bì ni lông vứt xuống cống, hồ, đập thoát nước làm tắc nghẽn đường ống
dẫn nước thải làm tăng khả năng ngập lụt của đô thị vào mùa mưa.
- Thứ tư : hủy hoại sinh vật
Bao bì ni lông trôi xuống sông, hồ, biển…làm chết các sinh vật khi chúng
nuốt phải.
- Thứ năm : gây tổn hại sức khỏe con người
Bao bì ni lông đặc biệt là bao bì ni lông màu chứa các kim loại như chì, ca-đi-
mi gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi. Nguy hiểm nhất là khi
bao bì ni lông bị đốt , các khí thải ra đặc biệt là khí đi-ô-xin có thể gây ngộ độc, gây
ngất, khó thở, ho ra máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch,
gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh của trẻ sơ sinh.
- Thứ 6 : gây ô nhiễm môi trường
Sự lạm dụng các sản phẩm ni lông cùng với sự bừa bãi, vô ý thức của con
người khiến nó trở thành thứ rác thải bị vứt bừa bãi, không chỉ làm mất mĩ quan
đường làng, đường phố mà còn là tác nhân gây bệnh , làm tắc nghẽn cống rãnh, gây
ứ động nước thải, hôi thối, ô nhiễm môi trường …
- Thứ 7 : đây là tác hại nguy hiểm nhất – Túi ni lông gây ung thư, biến đổi giới
tính bởi vì những phụ gia được dùng để tạo độ dẻo, dai ở túi ni lông có khả năng gây
độc cho con người nếu bị làm nóng ở nhiệt độ cao. Ở 70-80
0
C có thể làm tổn
thương và thoái hóa thần kinh ngoại biên và tủy sống;chất DOP(dioctin phthalate –
có công thức hóa học là : C
6
H

4
(COO C
8
H
17
)
2
); chất DBP( dibutin phthalate – có
công thức hóa học là : C
6
H
4
(COO C
4
H
9
)
2
) khi đi vào cơ thể người các chất hóa dẻo
này các các sản phẩm phân hủy của chúng ( butanol, axit anhydric phthalic ) ít có
khả năng tan trong nước nên tích lũy trong gan, gây nhiều tác hại khác; các hợp chất
phthalate có thể gây ung thư, hủy hoại thận, phá hủy hệ thống hooc-môn của cơ thể,
trẻ em dễ có nguy cơ mắc các bệnh hen suyễn và dị ứng …
III. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG :
Qua bài học văn bản “ Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000” ,trước thực trạng
và tác hại đã trình bày ở trên, dưới sự hướng dẫn của các thầy cô dạy bộ môn Ngữ
Văn chúng em đã thực hiện một số hành động - việc làm nhỏ để hạn chế việc sử
dụng bao bì ni lông góp phần nhỏ bảo vệ môi trường sống.Đó là :
- Làm tờ rơi, áp-phích cổ động và tổ chức một số buổi cổ động nhỏ về đề tài :
Không hoặc hạn chế sử dụng bao bì ni lông.

- Tổ chức làm các túi đựng thực phẩm khô ( bánh, kẹo ,các loại đậu, cá khô , tôm
khô …) từ giấy,báo,lịch treo tường cũ …để phát miễn phí cho một số hộ kinh doanh .
- Vận động người thân, gia đình không sử dụng hoặc hạn chế sử dụng bao bì ni
lông.
- Vận động các hộ kinh doanh thực phẩm hạn chế sử dụng bao bì ni lông.
- 3 -
IV. THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
- Bước 1 : Lập nhóm học tập và thực hành theo sự hướng dẫn của thầy cô giáo.
- Bước 2 : Tìm hiểu thực trạng sử dụng bao bì ni lông trong gia đình và trên địa
bàn xã Ea Tiêu – huyện Cư Kuin – tỉnh Đăk Lăk.
- Bước 3 : Tìm hiểu sách vở, tài liệu, tìm kiếm thông tin trên mạng internet về thực
trạng sử dụng và tác hại của bao bì ni lông.

- Bước 4 : Trình bày trước nhóm và lớp các thông tin đã tìm hiểu được.
- Bước 5 : Thảo luận, trao đổi để tìm ra giải pháp hạn chế việc sử dụng bao bì ni lông
- 4 -
- Bước 6 : Các nhóm thực hiện các hoạt động ứng dụng để giải quyết tình huống
trong thực tiễn ( vẽ tranh cổ động,làm túi từ giấy,báo,lịch treo tường cũ …; thực
hiện các buổi ngoại khóa vận động và phát bao bì làm từ giấy cũ đến các gia đình, hộ
kinh doanh để hạn chế sử dụng bao bì ni lông trong sinh hoạt và kinh doanh)
V. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG :
- 5 -
Việc kết hợp các kiến thức liên môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Giáo dục công
dân để đọc – hiểu một văn bản nhật dụng như “ Thông tin về Ngày Trái Đất năm
2000” thuộc môn học Ngữ Văn, giúp chúng em hiểu sâu sắc và toàn diện hơn về một
vấn đề bức thiết trong cuộc sống : sử dụng bao bì ni lông gây ô nhiễm môi trường,
ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người và tương lai của Trái Đất .
Như vậy, vận dụng các kiến thức liên môn để giải quyết một tình huống thực tiễn
được nêu ra trong một bài học Ngữ Văn, tạo điều kiện cho chúng em chủ động ,tích
cực, sáng tạo hơn trong việc tìm hiểu kiến thức bài học; giúp chúng em có ý thức hơn

về vấn đề học phải đi đôi với hành, rèn luyện các kĩ năng giải quyết tình huống trong
thực tiễn…
°
- 6 -
- 7 -

×