Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

Tìm hiểu những khó khăn trong giao tiếp của học sinh lớp 4 trường Tiểu học Lưu Quý An, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc_Khóa luận tốt nghiệp khoa GDTH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.22 KB, 76 trang )

Khoá luận tốt nghiệp
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
**************

ĐỖ THỊ THU TRANG

TÌM HIỂU NHỮNG KHÓ KHĂN
TRONG GIAO TIẾP CỦA HỌC SINH
LỚP 4 TRƯỜNG TIỂU HỌC
LƯU QUÝ AN, THỊ XÃ PHÚC YÊN,
TỈNH VĨNH PHÚC
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Tâm lý học

HÀ NỘI – 2008

Đỗ Thị Thu Trang
– GDTH

1

K30A


Khoá luận tốt nghiệp
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
**************

ĐỖ THỊ THU TRANG



TÌM HIỂU NHỮNG KHÓ KHĂN
TRONG GIAO TIẾP CỦA HỌC SINH
LỚP 4 TRƯỜNG TIỂU HỌC
LƯU QUÝ AN, THỊ XÃ PHÚC YÊN,
TỈNH VĨNH PHÚC
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Tâm lý học

Người hướng dẫn khoa học:
Th.S HÀ KIM DUNG

HÀ NỘI – 2008

Đỗ Thị Thu Trang
– GDTH

2

K30A


Khố luận tốt nghiệp

Lời cảm ơn
Trong q trình nghiên cứu đề tài: "Tìm hiểu những khó khăn trong
giao tiếp của học sinh lớp 4 trường Tiểu học Lưu Quý An, thị xã Phúc Yên,
tỉnh Vĩnh Phúc", em đã gặp phải một số khó khăn vì đây là lần đầu tiên
nghiên cứu khoa học. Nhưng được sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của Th.s
Hà Kim Dung, cùng sự giúp đỡ của các cô giáo Nguyễn Thị Đức - giáo viên

chủ nhiệm lớp 4A1, Nguyễn Thị Minh - giáo viên chủ nhiệm lớp 4A2 và
Nguyễn Thị Tuyết Mai - giáo viên chủ nhiệm lớp 4A3, cùng toàn thể các em
học sinh trường tiểu học Lưu Quý An, thị xã Phúc n, các thầy, cơ trong tổ
bộ mơn Tâm lí - Giáo dục, các thầy cô trong khoa Giáo dục Tiểu học Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội 2, bạn Lê Thị Yến cùng nhóm.
Qua đây, em xin trân trọng gửi tới các thầy cô, các bạn sinh viên, các
em học sinh, đặc biệt xin trân trọng gửi tới cô giáo Hà Kim Dung lời cảm ơn,
sự biết ơn chân thành và sâu sắc nhất.

Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2008
Sinh viên
Đỗ Thị Thu Trang

Đỗ Thị Thu Trang
– GDTH

3

K30A


Khố luận tốt nghiệp
LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu
của tơi dưới sự chỉ bảo, dìu dắt của các thầy cơ giáo, đặc biệt là sự hướng dẫn
nhiệt tình của cơ giáo Hà Kim Dung.
Khóa luận tốt nghiệp với đề tài: "Tìm hiểu những khó khăn trong
giao tiếp của học sinh lớp 4 trường Tiểu học Lưu Quý An, thị xã Phúc n,
tỉnh Vĩnh Phúc" khơng có sự trùng lặp với các khóa luận khác và kết quả thu
được trong đề tài là hoàn toàn xác thực.


Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2008
Sinh viên
Đỗ Thị Thu Trang

Đỗ Thị Thu Trang
– GDTH

4

K30A


Khoá luận tốt nghiệp
MỤC LỤC
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
4. Đối tượng, khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
4.2. Khách thể nghiên cứu
5. Phạm vi nghiên cứu
6. ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
7. Giả thuyết khoa học
8. Phương pháp nghiên cứu
9. Dự kiến dàn ý cơng trình nghiên cứu
Nội dung
Chương 1. Cơ sở lí luận
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.2. Những vấn đề lí luận chung
1.2.1. Giao tiếp là gì?
1.2.2. Các trở ngại trong giao tiếp
1.2.3. Đặc điểm giao tiếp của học sinh Tiểu học
1.2.4. Một số nét về nhân cách học sinh Tiểu học
Chương 2. Thực trạng khó khăn trong giao tiếp của học sinh lớp 4
trường Tiểu học Lưu Quý An, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
2.1. Biểu hiện của khó khăn trong giao tiếp của học sinh lớp 4
trường Tiểu học Lưu Quý An, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh
Phúc
2.1.1. Khó khăn trong giao tiếp với giáo viên
2.1.2. Khó khăn trong giao tiếp với bạn bè
2.1.3. Khó khăn trong giao tiếp với người thân trong gia đình
2.2. Ngun nhân dẫn đến khó khăn trong giao tiếp của học
sinh lớp 4 trường Tiểu học Lưu Quý An, thị xã Phúc Yên, tỉnh

Đỗ Thị Thu Trang
– GDTH

5

1
1
2
2
2
2
2
2
3

3
3
4
5
5
5
7
7
9
11
12
15
15

15
18
23
27

K30A


Khoá luận tốt nghiệp
Vĩnh Phúc
2.2.1. Nguyên nhân chủ quan
2.2.2. Nguyên nhõn khỏch quan
Chơng 3. Một số tác động thử nghiệm nhằm hạn chế khó
khăn trong giao tiếp của học sinh líp 4 trêng TiĨu häc
Lu Q An, thÞ x· Phóc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
3.1. Mục đích thử nghiệm

3.2. Cơ sở khoa học để lựa chọn các biện pháp thử nghiệm
3.3. Nội dung thử nghiệm
3.4. Kết quả của quá trình thử nghiệm
3.4.1. Kết quả thử nghiệm một số biện pháp tác động
nhằm giảm bớt khó khăn trong giao tiếp với giáo viên
3.4.2. Kết quả thử nghiệm một số biện pháp tác động
nhằm giảm bớt khó khăn trong giao tiếp với bạn bè
3.4.3. Kết quả thử nghiệm một số biện pháp tác động
nhằm giảm bớt khó khăn trong giao tiếp với gia đình
Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận
2. Kiến nghị
Phụ lục
Phụ lơc 1. PhiÕu trng cÇu ý kiÕn
PhiÕu sè 1
PhiÕu sè 2
Phụ lục 2. Một số trò chơi
1. Trò chơi: "Hiểu nhau"
2. Trò chơi: "Nếu thì"
3. Trò chơi: "Đặt tên cho bạn"
Tài liệu tham khảo

Th Thu Trang
GDTH

6

27
32
40

40
40
41
41
41
47
50
53
53
54
56
56
56
60
62
62
63
63
65

K30A


Khoá luận tốt nghiệp

Đỗ Thị Thu Trang
– GDTH

7


K30A


Khoá luận tốt nghiệp
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Con người từ khi xuất hiện trên Trái đất, để có thể tồn tại và phát triển,
đã không ngừng nhận thức thế giới xung quanh cũng như thế giới bên trong
mình. Trong q trình nhận thức, lồi người phải tiến hành giao tiếp, không
chỉ để trao đổi thông tin, truyền đạt kinh nghiệm, mà cịn trao đổi cả tư tưởng,
tình cảm, góp phần làm cho cuộc sống của mình trở nên đa dạng, phong phú.
Việc trao đổi, truyền đạt những kinh nghiệm đã được tích lũy, đã được
khái qt hóa và hệ thống hóa dẫn đến sự ra đời của hoạt động giáo dục. Nhờ
có giáo dục mà nhân cách con người được hình thành và phát triển đúng đắn.
Ở lứa tuổi học sinh Tiểu học, nhân cách đang được hình thành và phát
triển. Lúc này, giao tiếp cũng có vị trí đặc biệt quan trọng, bởi vì các phẩm
chất nhân cách chỉ được hình thành trong hoạt động học, hoạt động cùng
nhau, trong đó giao tiếp là điều kiện.
Đối với học sinh bậc Tiểu học, sự phát triển chung nhiều mặt của nhân
cách, trong đó đặc biệt là sự phát triển thể chất và ngôn ngữ ảnh hưởng rất lớn
đến việc giao tiếp với những người xung quanh. Lúc này, cơ thể trẻ đang có
sự phát triển mạnh mẽ, hoạt động học tập, vui chơi cũng được mở rộng, theo
đó, vốn ngôn ngữ của trẻ cũng mở rộng thêm.
Mặt khác, trình độ phát triển tâm lý của giai đoạn lứa tuổi này cũng ảnh
hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển nhu cầu giao tiếp của các em. Có thể nói,
đây là giai đoạn "quá độ" chuyển từ tuổi nhi đồng sang tuổi thiếu niên, đã tạo
sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động giao tiếp, nhất là giao tiếp với bạn cùng
tuổi. Vì thế, học sinh cuối bậc Tiểu học sẽ gặp phải một số khó khăn trong
giao tiếp. Nội dung những khó khăn đó như thế nào, nhiều hay ít, cản trở đến


Đỗ Thị Thu Trang
– GDTH

8

K30A


Khoá luận tốt nghiệp
hoạt động học tập, vui chơi của các em như thế nào cần phải được nghiên cứu
để xác định những biện pháp và nội dung giáo dục phù hợp cũng như điều
khiển, điều chỉnh quá trình phát triển nhân cách của học sinh lứa tuổi này.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu những khó khăn học sinh lớp 4 gặp phải trong giao tiếp và
nguyên nhân dẫn đến những khó khăn này.
- Tiến hành thử nghiệm nhằm tìm ra những biện pháp tác động để hạn
chế khó khăn trong giao tiếp cho học sinh Tiểu học.
- Đề xuất một số giải pháp để giảm khó khăn của học sinh trong quá
trình giao tiếp.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lý luận của đề tài.
- Xây dựng phiếu điều tra tìm hiểu khó khăn trong giao tiếp của học sinh
lớp 4.
- Tiến hành điều tra qua một số phương pháp nghiên cứu để lấy số liệu.
- Phân tích kết quả nghiên cứu để làm rõ khó khăn trong giao tiếp của
học sinh lớp 4 và nguyên nhân gây ra khó khăn này.
- Đề xuất một số biện pháp tác động nhằm giảm bớt khó khăn trong
giao tiếp của học sinh lớp 4.
4. Đối tượng, khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

- Khó khăn trong giao tiếp của học sinh lớp 4 trường Tiểu học Lưu Quý
An, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
4.2. Khách thể nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu là học sinh lớp 4 trường Tiểu học Lưu Quý An,
thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
5. Phạm vi nghiên cứu

Đỗ Thị Thu Trang
– GDTH

9

K30A


Khố luận tốt nghiệp
- Nghiên cứu những khó khăn mà học sinh lớp 4 bậc Tiểu học gặp phải
trong giao tiếp với giáo viên, bạn bè và những người thân trong gia đình.
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
Đề tài nghiên cứu trên học sinh lớp 4 trường Tiểu học Lưu Quý An, thị
xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc là quan trọng và cần thiết, trên cơ sở đó cung
cấp những kiến thức, hiểu biết cơ bản về khó khăn trong giao tiếp và việc điều
tra sẽ trang bị cho ta những hiểu biết về khó khăn trong giao tiếp của học sinh
lớp 4 trường Tiểu học Lưu Quý An, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Từ đó
có biện pháp tích cực giúp học sinh Tiểu học khắc phục khó khăn trong giao
tiếp, góp phần tạo thuận lợi cho sự phát triển nhân cách của các em.
7. Giả thuyết khoa học
Học sinh lớp 4 bậc Tiểu học là những nhân cách đang hình thành và
phát triển. Mặc dù cơ thể và các đặc điểm tâm lý của các em đã phát triển hơn
so với giai đoạn trước nhưng các em vẫn gặp một số khó khăn trong giao tiếp.

Nếu phát hiện kịp thời những khó khăn này của các em và có biện pháp tác
động đúng đắn thì sẽ tạo thuận lợi cho học sinh Tiểu học phát triển nhân cách
toàn diện.
8. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp trò chuyện.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp thống kê toán toán học.

Đỗ Thị Thu Trang
K30A – GDTH

10


Khố luận tốt nghiệp
9. Dự kiến dàn ý cơng trình nghiên cứu
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
4. Đối tượng, khách thể nghiên cứu
5. Phạm vi nghiên cứu
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
7. Giả thuyết khoa học
8. Phương pháp nghiên cứu
9. Dự kiến dàn ý cơng trình nghiên cứu
Nội dung

Chương 1. Cơ sở lý luận
Chương 2. Thực trạng khó khăn trong giao tiếp của học sinh lớp
4 trường Tiểu học Lưu Quý An, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Chương 3. Một số tác động thử nghiệm nhằm hạn chế khó khăn
trong giao tiếp của học sinh lớp 4 trường Tiểu học Lưu Quý An, thị xã
Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận
2. Kiến nghị
Phụ lục
Tài liệu tham khảo

Đỗ Thị Thu Trang
K30A – GDTH

11


Khoá luận tốt nghiệp
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Giao tiếp là vấn đề rất được các nhà nghiên cứu quan tâm. Cho đến
nay, đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề này và các cơng trình nghiên
cứu đó đều đem lại giá trị thực tiễn rất cao.
T.s Nguyễn Xuân Thức - ĐHSP Hà Nội đã có nhiều cơng trình nghiên
cứu về tâm lý giao tiếp của học sinh Tiểu học, trong đó có thể kể đến cơng
trình nghiên cứu "Khó khăn tâm lí của trẻ đi học lớp 1". Tác giả đã nhận xét:
"Trẻ gặp khó khăn trong việc thiết lập quan hệ giao tiếp với thầy cô và bạn bè,

đặc biệt là giao tiếp với giáo viên. Ở mẫu giáo, quan hệ cơ - trị nặng về khía
cạnh tình cảm, dỗ dành và nhẹ về công việc. Nhưng khi đi học lớp 1, dù có
niềm nở và nhân hậu thì giáo viên vẫn là người có uy tín và nghiêm khắc, đưa
ra những nguyên tắc nhất định và ngăn chặn mọi hành vi vi phạm quy tắc nhà
trường của trẻ. Mặt khác, giáo viên là người đánh giá công việc của trẻ nên
khi đứng trước giáo viên, trẻ thường có thái độ sợ sệt, khơng chủ động và dễ
mất bình tĩnh".
[17,tr18]
Có thể thấy rằng tác giả đã đề cập đến mối quan hệ giao tiếp mới của
trẻ rất cụ thể. Tuy nhiên, tác giả chưa chỉ ra rõ nguyên nhân dẫn đến những
rắc rối mà trẻ gặp phải khi xuất hiện những mối quan hệ mới này.
Tác giả cũng chỉ rõ những rắc rối trẻ gặp phải trong quan hệ giao tiếp
với bạn bè. Cụ thể, trong cơng trình nghiên cứu: "Xung đột tâm lí trong giao
tiếp nhóm bạn bè của học sinh Tiểu học", ông đã nhận xét: "Trong nhóm bạn
giao tiếp của học sinh Tiểu học có xảy ra các va chạm, xung đột tâm lí với
nhau. Nguyên nhân dẫn đến xung đột đa dạng, nhưng nhiều nhất là do bất
đồng về quan điểm, ý kiến cá nhân của các thành viên trong nhóm".

Đỗ Thị Thu Trang
K30A – GDTH

12


Khoá luận tốt nghiệp
[20,tr24]
Về nguyên nhân tác giả đã nêu là có thực, nó xuất phát từ bản thân trẻ,
với nội dung giao tiếp rất đa dạng. Thực tế, trẻ gặp phải một số khó khăn
trong mối quan hệ với các bạn cùng lớp. Vì thế, vấn đề nghiên cứu trên có ý
nghĩa rất quan trọng trong việc khắc phục những khó khăn giao tiếp với bạn

bè của trẻ.
Trong cơng trình nghiên cứu về "Khó khăn tâm lí trong giao tiếp của
học sinh lớp 1 hai trường tiểu học tỉnh Sơn La", Vũ Ngọc Hà và Lê Thị Thu
Hà nhận xét:"Học sinh lớp một cịn gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp.
Những khó khăn này có mức độ và thứ bậc khơng đều nhau, trong đó giao
tiếp với giáo viên, trẻ gặp nhiều khó khăn nhất".
[3,tr34]
Phan Thị Hạnh Mai, trong cơng trình nghiên cứu: "Khảo sát khả năng
hịa nhập vào tập thể lớp của học sinh Tiểu học bằng trắc đạc xã hội" thì
nhận xét: "Hịa nhập vào tập thể lớp học, đối với trẻ, là một công việc chẳng
hề đơn giản chút nào so với việc học tập. Bởi lẽ, công việc này của trẻ diễn ra
một cách tự phát, âm thầm "sau cánh cửa" của lớp học, ngoài những hoạt
động "chính thức" của người học sinh, và ở đó, lần đầu tiên trong đời trẻ phải
tự lập lấy vị trí của mình mà khơng có được bất kì một sự quan tâm êm dịu
nào".
[11,tr68]
Đi sâu vào nghiên cứu "Nội dung giao tiếp của học sinh cuối Tiểu học",
Đào Thị Oanh nhận xét: "Nội dung giao tiếp của học sinh cuối bậc Tiểu học
khá đa dạng, phong phú. Những vấn đề được các em quan tâm, trao đổi, bàn
luận khi gặp nhau được nhóm lại và trải rộng từ lĩnh vực học tập của bản thân
(là nhiệm vụ chính của các em) đến những chuyện trong gia đình, trường lớp
của mình và xã hội".

Đỗ Thị Thu Trang
K30A – GDTH

13


Khố luận tốt nghiệp

[12,tr34]
Điểm qua các cơng trình nghiên cứu đã cho thấy đặc điểm giao tiếp của
học sinh Tiểu học. Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu chưa xác định rõ khó
khăn, biểu hiện và nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong giao tiếp của học
sinh cuối bậc Tiểu học. Vì vậy, việc tìm hiểu những khó khăn trong giao tiếp
của học sinh lớp 4 trường Tiểu học Lưu Quý An, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh
Phúc là việc làm cần thiết để xác định nội dung và phương pháp giáo dục phù
hợp nhằm hạn chế những khó khăn các em thường gặp phải trong giao tiếp,
giúp các em phát triển nhân cách hoàn thiện nhất.
1.2. Những vấn đề lí luận chung
1.2.1. Giao tiếp là gì?
Sống trong xã hội, con người khơng chỉ có quan hệ với thế giới sự vật,
hiện tượng bằng hoạt động có đối tượng, mà cịn có quan hệ giữa con người
với con người, giữa con người với xã hội - đó là quan hệ giao tiếp.
Có thể hiểu một cách giản dị rằng: Giao tiếp là sự truyền đạt thông tin
từ người này sang người khác, với một mục đích nhất định nào đó.
Sự giao tiếp được thực hiện giữa hai hoặc hơn hai người với nhau,
trong một bối cảnh nhất định và bằng một phương tiện giao tiếp chung.
Các kết quả nghiên cứu về sinh lí học và tâm lí học cho thấy rằng ở con
người, nhu cầu giao tiếp dường như mang tính bẩm sinh. Khi giao tiếp, người
ta trao đổi tư tưởng, tình cảm, trí tuệ, sự hiểu biết với nhau và tác động đến
nhau. Chính nhờ thế mà con người mới tập hợp với nhau thành cộng đồng xã
hội, có tổ chức và hoạt động của xã hội, những tư tưởng và trí tuệ của người
này, thế hệ này mới truyền tới người khác, thế hệ khác được.
Các nhà nghiên cứu cho tới nay đã xây dựng rất nhiều định nghĩa về sự
giao tiếp. Mỗi tác giả, tùy theo phạm trù nghiên cứu của mình (y học, tâm lí,

Đỗ Thị Thu Trang
K30A – GDTH


14


Khoá luận tốt nghiệp
xã hội học, tổ chức, kinh doanh…) đã định nghĩa sự giao tiếp và làm nổi bật
khía cạnh nào đó của vấn đề.
1. Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện từ góc độ tâm lí liệu pháp (1991) định
nghĩa: "Sự giao tiếp là sự trao đổi giữa người với người thơng qua nói, viết,
cử chỉ, bộ điệu. Ngày nay, từ này hàm ngụ sự trao đổi ấy thông qua một bộ
mã (Code). Người phát tin mã hóa một số tín hiệu, người tiếp nhận giải mã,
một bên truyền một ý nghĩa nhất định, để bên kia hiểu được".
2. Diệp Quang Ban, Đinh Trọng Lạc (1991) định nghĩa: "Sự giao tiếp
là sự tiếp xúc với nhau giữa cá thể này với cá thể khác trong một cộng đồng
xã hội. Cộng đồng khơng có giao tiếp chỉ là một quần thể khơng có tính chất
xã hội. Lồi động vật cũng có thể làm thành những xã hội vì chúng sống, có
giao tiếp với nhau, như xã hội loài ong, xã hội loài kiến…".
3. Laswell (dẫn theo Gruêre) đã xác định: "Giao tiếp nói theo nghĩa
hẹp là truyền đi một thơng điệp, nhưng tới nay được hiểu là sự làm cho hai
con người cùng chấp nhận một cái gì là chung nhờ một quá trình hai chiều".
4. Nhà nghiên cứu về sự giao tiếp ở trẻ em Perdonici (1963) đã định
nghĩa sự giao tiếp gắn liền với khái niệm "thơng tin". Ơng viết: "Giao tiếp là
xác lập mối quan hệ thông tin và tương hỗ giữa hai cá nhân hoặc giữa một cá
nhân với một nhóm người. Ở đây cần tránh một sự hiểu lập lờ do sự định
nghĩa đơn giản từ "thông tin", không sử dụng từ này với ý nghĩa thơng dụng
trong báo chí, tức là thơng báo về một biến cố xảy ra ở đâu đó. Thơng tin là
sự biểu hiện cảm nhận được của một chức năng cao cấp nhất của con người,
là sự biểu hiện ý tưởng".
Đối với các nhà tâm lí học ứng dụng, sự giao tiếp được xem là một tập
hợp các quá trình nhằm truyền đạt và tri giác các thái độ, các niềm tin và các
ý định, dựa vào bộ máy sinh học - tâm lí chung của lồi người, làm sao để cho

các bên đối thoại hiểu được nhau và đạt được các mục tiêu giao tiếp.

Đỗ Thị Thu Trang
K30A – GDTH

15


Khố luận tốt nghiệp
Đối với các nhà tâm lí học nhân cách, giao tiếp là quá trình tác động
qua lại giữa người và người, thơng qua đó sự tiếp xúc tâm lí được thực hiện
và các quan hệ liên nhân cách được cụ thể hóa.
[9,tr59]
Hybels và Weaver (1992) thì định nghĩa: "Giao tiếp là bất cứ q trình
nào trong đó người ta chia sẻ thơng tin, ý niệm và tình cảm; nó viện đến
khơng chỉ ngơn từ ở dạng khẩu ngữ và bút ngữ mà cả ngôn ngữ thân thể,
phong cách và kiểu cách cá nhân, ngoại cảnh và mọi thứ bổ sung ý nghĩa cho
thơng điệp".
[13,tr2]
Như vậy, có thể thấy các định nghĩa nêu trên đều đã:
- Nêu bật được các đặc tính của giao tiếp.
- Nêu ra được các phương tiện hiện thực hóa giao tiếp.
- Nêu rõ được các cấp độ của giao tiếp.
Trong giao tiếp, con người không chỉ nhận thức được người khác, nhận
thức được các quan hệ xã hội, mà còn nhận thức được chính bản thân mình, tự
đối chiếu, so sánh mình với người khác, với chuẩn mực xã hội, tự đánh giá
bản thân mình như là một nhân cách, để hình thành năng lực tự ý thức.
Tóm lại, giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lí giữa người và người, thơng qua
đó, con người trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau,
ảnh hưởng tác động qua lại với nhau. Hay nói khác đi, giao tiếp xác lập và

vận hành các quan hệ người người, hiện thực hóa các quan hệ xã hội giữa chủ
thể này với chủ thể khác.
1.2.2. Các trở ngại trong giao tiếp
Các nhà nghiên cứu cho tới nay đã nêu ra một số trở ngại trong giao
tiếp. Trước hết, cần hiểu các trở ngại trong giao tiếp có thể là: Sự quá chênh
lệch giữa người phát và người thu, bản thông điệp được xây dựng có nhiều

Đỗ Thị Thu Trang
K30A – GDTH

16


Khố luận tốt nghiệp
nhược điểm, nhiều yếu tố sinh lí, tâm lí làm cho đối thoại khơng sẵn sàng giao
tiếp, các trở ngại do các yếu tố gây nhiễu của môi trường, trạng thái "tâm bất
bại" của học sinh. Cụ thể:
+ Sự quá chênh lệch giữa người phát và người thu (tuổi tác, cương vị,
thu nhập, môi trường xã hội - văn hóa) có thể là những yếu tố gây hiểu lầm
hoặc không hiểu nhau.
+ Khả năng xây dựng và trình bày bản thơng điệp (diễn đạt) của người
phát thơng tin được phân tích thành các yếu tố sau:
- Khả năng nói rõ ràng.
- Khả năng diễn cảm, biểu hiện được thái độ.
- Khả năng quy chiếu, đáp ứng trúng các đặc điểm tâm lí của người
nghe, các nhu cầu của họ.
- Khả năng siêu ngữ làm cho một vài khía cạnh của vấn đề được thật
sáng tỏ, nói ít hiểu nhiều.
- Khả năng duy trì được sự tiếp xúc, sự chú ý của đối tượng.
- Khả năng sáng tạo, thuật dùng các từ và tổ hợp từ, làm cho bản thơng

điệp đem lại sự thú vị, mang tính văn học nghệ thuật của bài nói.
+ Các trạng thái tâm lí hiện hữu của từng người đối thoại. Về mặt sinh
lí, sự suy yếu các khả năng cảm nhận thị giác, thính giác, các tật chứng có liên
quan đến cơ quan phát âm (nói ngang, nói lắp…) là những trở ngại cho sự
trao đổi. Sự mệt mỏi do lao động chân tay căng thẳng có ảnh hưởng đến khả
năng tiếp thu thơng tin.
Về mặt tâm lí, những yếu tố gây trở ngại trong giao tiếp là:
- Những chấn thương tình cảm.
- Những sự khác nhau về chính kiến, những xung đột.

Đỗ Thị Thu Trang
K30A – GDTH

17


Khoá luận tốt nghiệp
- Những sự tưởng tượng, sự đánh giá về người khác, những định kiến,
sự có thiện cảm hay ác cảm, chịu ảnh hưởng của khuynh hướng cá nhân của
người người đối thoại.
Các trở ngại do môi trường (tự nhiên và xã hội) có những yếu tố gây
nhiễu như:
- Các kích thích thị giác gây phân tán tư tưởng.
- Nhiệt đọ khơng khí q cao, từ 26 đến 33 0C làm giảm từ 28 đến 50%
khả năng tri giác thông tin.
- Tiếng ồn từ 70 đến 100 décibels làm cho số lượng các thông tin tiếp
thu sai lệch lên tới 40%.
- Đối tượng muốn nói rõ sự thật nhưng cảm thấy khơng an tồn vì sự có
mặt của một người thứ ba…
[9,tr59]

1.2.3. Đặc điểm giao tiếp của học sinh Tiểu học
Cuộc sống tâm lí của con người bắt đầu từ nhu cầu giao tiếp với con
người, trước tiên là với những người xung quanh. Giao lưu sơ đẳng đã xuất
hiện từ lúc trẻ lên ba tuần tuổi. Từ khi biết nói thì việc giao tiếp bằng ngơn
ngữ trở nên cực kì quan trọng trong đời sống tinh thần của trẻ.
Việc đi học ở trường phổ thông là bước ngoặt quan trọng trong đời
sống của trẻ. Những mối quan hệ với người lớn (giáo viên), với các bạn cùng
tuổi được hình thành, trẻ được đưa vào hệ thống các tập thể (tập thể học sinh
toàn trường, tập thể lớp, đội thiếu niên). Việc tham gia vào các hoạt động chủ
đạo mới - hoạt động học tập đề ra hàng loạt yêu cầu buộc trẻ phải làm cho
cuộc sống của mình phục tùng tổ chức, quy tắc và chế độ sinh hoạt chặt chẽ.
Tất cả những điều đó ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành và củng cố các
mối quan hệ với hiện thực xung quanh, với tập thể, với người lớn và quan hệ
bầu bạn.

Đỗ Thị Thu Trang
K30A – GDTH

18


Khoá luận tốt nghiệp
Ở lứa tuổi Tiểu học, bằng hoạt động và giao tiếp với thầy cô giáo, với
người lớn xung quanh, với bầu bạn cùng tuổi mà học sinh tiếp thu, lĩnh hội
các chuẩn mực và quy tắc đạo đức xã hội, tạo nên ý thức đạo đức, ý thức tập
thể, tình cảm đạo đức, hành vi và các thói quen đạo đức. "Lứa tuổi học sinh
Tiểu học là lứa tuổi có nhiều khả năng để giáo dục những quan hệ được xây
dựng trên nguyên tắc của chủ nghĩa tập thể. Vai trò gương mẫu, hướng dẫn
và chỉ đạo hành vi của người lớn cho lứa tuổi này có vị trí đặc biệt quan
trọng. Ở lứa tuổi này, những sai lệch, thói hư tật xấu và cả hành vi phạm

pháp ở một số trẻ cũng đều bắt nguồn từ quan hệ giao tiếp với nhóm tiêu cực,
khơng lành mạnh".
[16,tr93]
Thơng qua giao tiếp trẻ dần dần hình thành ý thức tự khẳng định mình,
ý thức về "cái tơi" tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ về hứng thú, tình
cảm, tính cách - những chuyển biến quan trọng trong sự hình thành phát triển
nhân cách chuẩn bị cho trẻ bước vào giai đoạn bước ngoặt quan trọng trong
cuộc sống của chúng - lứa tuổi thiếu niên.
Phạm vi giao tiếp của học sinh Tiểu học chưa rộng, chủ yếu trẻ quan hệ
giao tiếp hàng ngày với những người thân trong gia đình, với thầy cô giáo,
bạn cùng lớp, cùng làng, cùng phố. Nội dung giao tiếp của trẻ ở lứa tuổi này
tập trung xung quanh các vấn đề học tập và cuộc sống vui chơi, hoạt động tập
thể trong nhà trường hoặc ở địa phương.
1.2.4. Một số nét về nhân cách học sinh Tiểu học
Học sinh Tiểu học là một thực thể hồn nhiên, đang tiềm ẩn những khả
năng tốt đẹp cho sự phát triển mà ở trong nó hiện tồn tại một nhân cách đang
hình thành giữa những tác động mn vẻ của giáo dục - đào tạo, của thực tại
khách quan không ngừng đổi mới và sôi động. Đối với các em, tất thảy những
gì của cuộc sống đều rất mới mẻ. Trẻ phải tham gia vào các mối quan hệ xã

Đỗ Thị Thu Trang
K30A – GDTH

19


Khố luận tốt nghiệp
hội để chiếm lĩnh đối tượng vơ cùng mới mẻ đó, nhằm chuyển tải những nội
dung ấy vào bên trong, biến thành những phẩm chất nhân cách của mình.
Trẻ sống bằng hiện tại của các hoạt động, các quan hệ để hướng về

tương lai - ngày mai. Cách nghĩ của trẻ nhi đồng không hướng về quá khứ nên
các em sống, hoạt động và quan hệ một cách vô tư và hồn nhiên. Trẻ em khi
tiếp nhận nội dung mới của đối tượng cũng sẽ vô tư, hồn nhiên như chính bản
chất của nó.
Trong thực tiễn, trẻ em tuổi nhi đồng luôn bộc lộ những nhận thức, tư
tưởng, tình cảm, ý nghĩ của mình một cách vơ tư, hồn nhiên, thật thà và ngay
thẳng. Trẻ rất dễ xúc động và thích sống bằng tình cảm. Đời sống tình cảm
của học sinh tuổi nhi đồng mang tính cụ thể, trực quan và giàu cảm xúc. Tình
cảm của các em dễ nảy sinh, thiếu tính ổn định - bền vững. Tình cảm trí tuệ
của trẻ đang phát triển. K.Đ.Usinxki, nhà tâm lí học Liên Xơ cũ đã cho rằng
các em tuổi nhi đồng đã biết suy nghĩ bằng hình ảnh, màu sắc, âm thanh của
đối tượng và bằng cảm xúc mạnh của chính mình. Trẻ thích tìm hiểu thơng tin
li kì, mạo hiểm trong những chuyện viễn tưởng và nhạy cảm với thành tích và
sự tiến bộ của mình cũng như bạn bè. Tình cảm thẩm mĩ của trẻ đang được
phát triển mạnh. Trẻ em thích cái đẹp của đối tượng. Các em rất yêu cây - con
trong tự nhiên, thích âm nhạc - hội họa, múa hát. Tình cảm đạo đức của các
em đang phát triển và được thể hiện rõ trong nội dung của quan hệ ứng xử với
mọi người.
"Nhân cách của trẻ em là sản phẩm đích thực của một q trình phát
triển trong những điều kiện nhất định của nền kinh tế - văn hóa - xã hội bằng
hoạt động và giao tiếp. Thông qua hai quá trình nhập tâm và xuất tâm của cơ
chế di sản mà nội dung của thế giới đối tượng trong nền kinh tế - văn hóa xã hội đó đã được chuyển vào bên trong đời sống tinh thần của trẻ. Trên cơ
sở đó, chúng sẽ được cấu tạo lại thành những phẩm chất nhân cách của các

Đỗ Thị Thu Trang
K30A – GDTH

20



Khố luận tốt nghiệp
em. Nhìn chung, ở mỗi một trẻ em, với đời sống tâm, sinh lí bình thường đều
sẽ có tiềm ẩn ít nhiều khả năng cho sự phát triển tâm lí".
[1,tr118]
Cùng với sự phát triển của nền văn minh nhân loại, những khả năng
tiềm ẩn trong sự phát triển của nhân cách trẻ em sẽ ngày càng phong phú và
đa dạng. Bằng cách nhìn định tính, chúng ta vẫn có thể nhận thấy trẻ em ngày
nay thơng minh và có điều kiện phát triển tâm lí tốt hơn so với trẻ em của các
thập kỉ trước đây.
Trẻ em tuổi nhi đồng rất hồn nhiên. Nhân cách của các em là một chỉnh
thể trọn vẹn nhưng chưa được định hình. Nhân cách của các em đang ở trong
quá trình hoàn thiện. Học sinh Tiểu học là một thực thể đang lớn lên và phát
triển. Ở các em, các tổ chức cấu tạo - cơ thể cũng như chức năng tâm - sinh lí
chưa được phát triển một cách hài hòa và tương xứng với nhau. Do vậy, ở các
em, các q trình cũng như thuộc tính và trạng thái tâm lí cũng có sự phát
triển khơng đều.
Nhìn chung, có thể cho rằng, đối với học sinh Tiểu học, những gì có
được trong nhân cách đều cần phải có sự tác động giáo dục của mọi người
trong cộng đồng. Những gì sẽ có trong nhân cách vẫn cịn đang ở phía trước
các em. Những gì sẽ có đều phải có được trong toàn bộ những thao tác giáo
dục của người lớn ở ngày hơm nay. Trong đó, những tác động giáo dục - đào
tạo của nhà trường Tiểu học giữ vai trò chủ đạo, hành động tự giáo dục của
các em là yếu tố trực tiếp quyết định và tác động giáo dục của mọi tổ chức cá nhân của cộng đồng nơi trẻ sống có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát
triển nhân cách của nhi đồng.

Đỗ Thị Thu Trang
K30A – GDTH

21



Khố luận tốt nghiệp
CHƯƠNG 2.
THỰC TRẠNG KHĨ KHĂN TRONG GIAO TIẾP CỦA HỌC SINH LỚP 4
TRƯỜNG TIỂU HỌC LƯU QUÝ AN, THỊ XÃ PHÚC YÊN,
TỈNH VĨNH PHÚC

Trong chương này, chúng tơi sẽ tiến hành phân tích kết quả nghiên cứu
để làm rõ khó khăn trong giao tiếp của học sinh lớp 4 trường Tiểu học Lưu
Quý An, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Khách thể nghiên cứu là 65 học
sinh lớp 4 trường Tiểu học Lưu Quý An, trong đó có 30 học sinh lớp 4A 1 và
35 học sinh lớp 4A3.
2.1. Biểu hiện của khó khăn trong giao tiếp của học sinh lớp 4
trường Tiểu học Lưu Quý An, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
2.1.1. Khó khăn trong giao tiếp với giáo viên
Khó khăn trong giao tiếp với giáo viên của học sinh lớp 4 trường Tiểu
học Lưu Quý An là có thực. Nó diễn ra ở nhiều khía cạnh với những mức độ
khác nhau.
Bảng 1. Biểu hiện của khó khăn trong giao tiếp với giáo viên
STT

Mức độ
Khó khăn

Thường
xun

Thỉnh
thoảng


Khơng
bao giờ

SL

%

SL

%

SL

%

1

Lo lắng, sợ hãi khi bị mắc khuyết
điểm

5

7,69

48

73,85

12


18,46

2

Lúng túng, ngượng ngiụ khi tiếp
xúc với giáo viên

5

7,69

3

4,62

57

87,69

3

Căng thẳng, sợ hãi khi giáo viên đặt
câu hỏi

7

10,77

23


35,38

35

53,85

4

Khó nói khi muốn thắc mắc với cơ
một điều gì đó

18

27,69

43

66,16

4

6,15

5

Khó trình bày lời nói của mình với
cơ giáo

4


6,15

32

49,23

29

44,62

Đỗ Thị Thu Trang
K30A – GDTH

22


Khố luận tốt nghiệp
Nhìn vào bảng 1 ta thấy, trẻ gặp phải một số khó khăn trong giao tiếp
với giáo viên. Cụ thể là:
+ Trẻ cảm thấy lo lắng, sợ hãi khi mắc khuyết điểm mà bị giáo viên
phát hiện. Có 7,69% học sinh thường xuyên gặp phải khó khăn này; 73,85%
học sinh thỉnh thoảng gặp phải và 18,46% học sinh khơng bao giờ gặp phải
khó khăn trên. Qua thực tế quan sát chúng tôi thấy, trẻ thường cố gắng giấu đi
khuyết điểm mà mình mắc phải, tránh để giáo viên phát hiện. Chẳng hạn, khi
trẻ làm sai bài tập, không theo sự hướng dẫn của giáo viên, các em sẽ tìm
cách xóa bỏ lỗi sai như dùng bút tẩy để tẩy, dùng bút gạch bỏ phần sai, thậm
chí có em cịn xé bỏ trang giấy đó. Khi trẻ gây lộn với bạn bè mà sau đó bị
giáo viên phát hiện thì trên nét mặt của trẻ lộ rõ sự căng thẳng, lo lắng về hình
phạt giáo viên sẽ đưa ra và ngay lập tức, các em sẽ có thái độ thân thiện trở
lại, cùng xin lỗi nhau và thực hiện lời hứa với giáo viên. Như vậy, tâm lí "lo

lắng, sợ hãi khi mắc khuyết điểm mà bị giáo viên phát hiện" là có thực ở các
em. Do giáo viên là người có uy tín và ln nghiêm khắc với mọi hành vi sai
mà trẻ mắc phải, vì thế cần có biện pháp tác động kịp thời để làm giảm bớt
khó khăn này ở trẻ.
+ Trẻ thường cảm thấy "lúng túng, ngượng ngiụ khi tiếp xúc với giáo
viên". Kết quả nghiên cứu cho thấy: có 7,69% học sinh cảm thấy rất lúng túng
khi đang đi trên đường mà bất chợt gặp cô giáo; 4,62% học sinh cảm thấy
lúng túng, cịn 87,69% học sinh thì khơng hề lúng túng, trái lại, tỏ ra rất tự tin
khi bất chợt gặp cô giáo. Như vậy, tâm lí này có xuất hiện ở trẻ, nhưng được
biểu hiện với tỉ lệ rất thấp. Hầu hết các em khi bất chợt gặp giáo viên trên

Đỗ Thị Thu Trang
K30A – GDTH

23


Khố luận tốt nghiệp
đường đi thì đều chào hỏi rất lễ phép, dù đó có thể khơng phải là cơ giáo trực
tiếp giảng dạy của các em.
+ Để tìm hiểu khó khăn: "Căng thẳng, sợ hãi khi giáo viên đặt câu hỏi"
ở trẻ, chúng tôi đã tiến hành điều tra qua câu hỏi: "Em cảm thấy như thế nào
khi đứng lên trả lời cơ?" thì nhận được kết quả là 10,77% học sinh thường
xuyên cảm thấy căng thẳng, lúng túng; 35,38% học sinh thỉnh thoảng cảm
thấy lúng túng; 53,85% học sinh khơng bao giờ có tâm lí này. Chúng tơi đã
tiến hành điều tra, tìm hiểu với 10,77% học sinh thường xun có tâm lí "căng
thẳng, sợ hãi khi giáo viên đặt câu hỏi", thì được biết, đây là những em có học
lực yếu hơn so với các bạn trong lớp, thường có những câu trả lời sai khi
đứng lên trả lời cô. Trong một số trường hợp, trẻ cảm thấy lúng túng là do khi
ngồi học không chú ý nghe giảng hoặc do trẻ chưa hiểu rõ nội dung câu hỏi

giáo viên đưa ra.
+ Một khó khăn nữa mà học sinh lớp 4 trường Tiểu học Lưu Quý An
thường gặp phải khi giao tiếp với giáo viên là: Các em cảm thấy "khó nói khi
muốn thắc mắc với cơ một điều gì đó". Để tìm hiểu khó khăn này, chúng tôi
đã nêu câu hỏi: "Khi em không hiểu bài giảng, em có dám thắc mắc lại với cơ
khơng?", thì có 27,69% học sinh trả lời là thường xuyên thắc mắc lại với cô;
61,64% học sinh trả lời là đôi khi có thắc mắc; 6,15% học sinh trả lời là
khơng bao giờ thắc mắc. Qua quan sát, dự giờ một số tiết học, chúng tôi thấy,
khi giáo viên giảng bài chưa kĩ hoặc giáo viên "nhầm lẫn" trong việc chép đề,
đặt câu hỏi hay chữa bài, thì chỉ những em học khá, giỏi có phản ứng linh
hoạt với các mơn học thì lập tức sẽ thắc mắc lại với giáo viên. Như vậy, khó
khăn này có xuất hiện ở trẻ nhưng với tỉ lệ thấp và phần lớn không ảnh hưởng
đến hoạt động giao tiếp của trẻ.

Đỗ Thị Thu Trang
K30A – GDTH

24


Khoá luận tốt nghiệp
Tuy nhiên, trẻ vẫn gặp phải một trở ngại lớn là khó trình bày lời nói của
mình với cô giáo. Cụ thể, kết quả điều tra cho thấy có 6,15% học sinh thường
xuyên gặp phải khó khăn này; 49,23% học sinh đôi khi gặp phải và 44,62%
học sinh khơng bao giờ gặp phải khó khăn này. Tâm lí "ngại nói" với giáo
viên thường xuất hiện trong một số trường hợp như đang trong giờ học mà xin
phép cô giáo ra khỏi chỗ ngồi, để quên sách vở hoặc đồ dùng học tập ở nhà,
quên không làm bài tập hoặc làm bài sai. Khi đó, trẻ thường đưa ra một số lí
do mà theo trẻ là "có tính thuyết phục nhất" để trình bày với giáo viên. Cũng
có khi, trẻ cảm thấy khó trình bày lời nói của mình với cơ giáo là do trẻ bỗng

dưng qn mất điều định nói hoặc sợ rằng ý kiến của mình khơng đúng, cũng
có khi do vốn ngơn ngữ của trẻ khơng đủ nên trẻ khơng thể diễn đạt chính xác
những điều mình muốn nói. Vì vậy, trẻ cảm thấy rất khó nói khi đứng trước
giáo viên.
Như vậy, những khó khăn mà học sinh lớp 4 trường Tiểu học Lưu Quý
An gặp phải trong giao tiếp với giáo viên là có thực. Những khó khăn này có
ảnh hưởng trực tiếp đến việc học tập cũng như sự hình thành nhân cách của
trẻ.
2.1.2. Khó khăn trong giao tiếp với bạn bè
Khó khăn trong giao tiếp với bạn bè của học sinh lớp 4 trường Tiểu học
Lưu Quý An thể hiện ở mối quan hệ của các em với các bạn cùng lứa tuổi.

Đỗ Thị Thu Trang
K30A – GDTH

25


×