Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

TIỂU LUẬN HÓA - TIN PHƯƠNG PHÁP TÌM KIẾM THÔNG TIN HIỆU QUẢ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.75 KB, 36 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM
KHOA : HÓA HỌC

TIỂU LUẬN HÓA - TIN
(Chương trình sau đại học)
Giảng viên: PGS. TS. Bùi Thọ Thanh.
Học viên : KHAMMANY Sengsy
Lớp : Lý luận & PPDH Hóa học K23.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2013.
ĐỀ TÀI:
Phương pháp tìm kiếm thông tin hiệu quả
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ INTERNET 3
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 4
1.2. Một số thuật ngữ 5
1.3. Các dịch vụ phổ biến trên Internet 6
1.4. Thông tin trên Internet 7
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP TÌM KIẾM THÔNG TIN HIỆU QUẢ TRÊN INTERNET 11
2.1. Phân tích chủ đề, xác định yêu cầu của thông tin 13
2.2. Chọn nguồn thông tin để khai thác 13
2.3. Lựa chọn công cụ tìm kiếm 14
2.4. Thực hiện tìm kiếm 18
2.5. Đánh giá kết quả và cải tiến tìm kiếm 29
2.6. Thẩm định giá trị thông tin 29
2.7. Lưu và tải thông tin 31
Chương 3: MỘT SỐ KINH NGHIỆM TÌM KIẾM THÔNG TIN TRÊN INTERNET 32
3.1. Những yêu cầu thiết yếu 32
3.2. Những lỗi thường mắc phải 33
3.3. Một số lời khuyên khi tìm thông tin trên Internet 34
KẾT LUẬN 36


TÀI LIỆU THAM KHẢO 36
MỞ ĐẦU
Internet là một kho thông tin vô tận, được cung cấp từ hàng triệu Web Site
trên khắp thế giới. Do có quá nhiều thông tin nên việc tìm kiếm được đúng thông tin
cần thiết cũng không phải là chuyện dễ dàng.
HVTH: KHAMMANY Sengsy – Cao học K23 Trang 2
Phương pháp tìm kiếm thông tin hiệu quả
Trong tất cả các lĩnh vực chúng ta thường xuyên phải tìm kiếm tài liệu sử
dụng trong công việc. Thông tin trên Internet là rất đa dạng, phức tạp nên tìm kiếm
thông tin trên internet là kỹ năng quan trọng trong tất cả các lĩnh vực.
So với thông tin được lưu trữ trên những phương tiện khác, thông tin được lưu
trữ trên Internet được truy cập và tìm kiếm dễ dàng hơn, kết quả tìm kiếm đạt được
cũng nhiều hơn. Đây là điểm mạnh nhưng đôi khi cũng là điểm yếu của Internet vì khi
tìm được quá nhiều thông tin liên quan đến thông tin cần tìm, ta phải tốn thời gian để
lọc lại những thông tin phù hợp. Vì vậy, biết cách tìm kiếm thông tin hiệu quả là hết
sức quan trọng và cần thiết đối với mọi người.
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ INTERNET
 Internet là một tập hợp các máy tính được liên kết nối lại với nhau thông qua
hệ thống dây cáp mạng và đường điện thoại trên toàn thế giới với mục đích trao đổi,
chia sẻ dữ liệu và thông tin. Bất cứ nguời nào trên hệ thống cũng có thể tiếp cận và đi
vào xem thông tin từ bất cứ một máy tính nào trên hệ thống này hay hệ thống khác.
 Internet – cũng được biết với tên gọi Net – là mạng máy tính lớn nhất thế
giới. Nó bao gồm rất nhiều mạng trên thế giới kết nối với nhau và cho phép bất kỳ
một máy tính nào trong mạng có thể kết nối bất kỳ máy nào khác để trao đổi thông tin
HVTH: KHAMMANY Sengsy – Cao học K23 Trang 3
Phương pháp tìm kiếm thông tin hiệu quả
với nhau. Một khi đã kết nối vào Internet, máy tính của bạn sẽ là một trong số hàng
chục triệu thành viên của mạng khổng lồ này.
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Vào cuối năm 1960 Bộ Quốc phòng Mỹ tiến hành xây dựng một mạng máy

tính diện rộng trên toàn nước Mỹ. Mạng máy tính này có tên gọi là ARPANET
(Advanced Research Project Agency Network) , mục tiêu xây dựng của mạng máy
tính này là cho phép các tổ chức chính phủ Mỹ chia sẻ tài nguyên như máy in, máy
chủ, cơ sở dữ liệu trên mạng.
Vào đầu năm 1980 giao thức TCP/IP được phát triển và nhanh chóng trở thành
giao thức mạng chuẩn được dùng trên mạng ARPANET. Hệ điều hành được dùng
trên mạng lúc này là BSD UNIX cũng được tích hợp để sử dụng giao thức TCP/IP.
Hệ điều hành này nhanh chóng trở thành một công cụ hữu hiệu để phát triển mạng
máy tính.
Với các công nghệ mới này số lượng mạng máy tính đã phát triển nhanh chóng.
Mạng ARPANET ban đầu đã trở thành mạng đường trục (backbone) cho mạng máy
tính chạy trên giao thức TCP/IP gồm hang ngàn máy thuộc các mạng cục bộ khác
nhau. Mạng máy tính này chính là mạng Internet.
Tuy nhiên vào năm 1988, DARPA quyết định tiến hành các thử nghiệm khác,
Bộ Quốc phòng Mỹ bắt đầu hủy bỏ mạng ARPANET và thay vào đó bằng mạng máy
tính NSFNET.
Phát triển từ mạng ARPANET, ngày nay mạng Internet gồm hàng trăm ngàn
máy tính được nối với nhau trên toàn thế giới. Mạng đường trục hiện tại có thể tải
được lưu lượng lớn gấp hàng ngàn lần so với mạng ARPANET trước đó.
Ở Việt Nam, Internet chính thức xuất hiện năm 1996, khi đó đặt dưới sự quản
lý duy nhất của một nhà cung cấp dịch vụ là Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt
Nam: VNPT. Ngày nay, Internet trở nên gần gũi và quen thuộc với hàng triệu người ở
Việt Nam, đặc biệt ở khu vực thành thị, trong giới trí thức và giới trẻ. Sự tồn tại của
HVTH: KHAMMANY Sengsy – Cao học K23 Trang 4
Phương pháp tìm kiếm thông tin hiệu quả
Internet đã thay đổi cách thức làm việc, trao đổi thông tin, kể cả cách học tập, nghiên
cứu của nhiều người.
1.2. Một số thuật ngữ
a) HTML và trang Web (Webpage)
HTML (Hyper Text Markup Language: Ngôn ngữ siêu văn bản) là một ngôn

ngữ dùng để tạo trang web, chứa các trang văn bản và những tag (thẻ) định dạng báo
cho web browser biết làm thế nào thông dịch và thể hiện trang web trên màn hình.
Siêu văn bản giúp một văn bản kết nối với các văn bản khác trên mạng qua các siêu
liên kết. Có thể di chuyển từ một văn bản sang một văn bản khác bằng cách sử dụng
cụm từ siêu liên kết có trong các trang mạng.
Trang web thực chất là một tập tin chương trình được lập trình bằng ngôn ngữ
html. Chúng có khả năng nhún hoặc liên kết với nhiều tập tin khác thuộc nhiều chủng
loại khác nhau như tập tin ảnh, video, âm thanh, text,… kể cả tập tin html khác.
b) Website
Website còn gọi là trang mạng, là một tập hợp trang web của một tổ chức hoặc
cá nhân, thường chỉ nằm trong một tên miền hoặc tên miền phụ trên World Wide Web
(www) của Internet.
c) Tên miền (Domain)
Để quản lý các máy đặt tại những vị trí khác nhau trên hệ thống mạng nhưng
thuộc cùng một tổ chức, cùng lĩnh vực hoạt động… người ta nhóm các máy này vào
một tên miền. Tên miền chính là địa chỉ website. Tên miền dùng dấu chấm (.) làm
dấu phân cách.
Trong miền này nếu có những tổ chức nhỏ hơn, lĩnh vực hoạt động hẹp hơn…
thì được chia thành các miền con (sub domain). Cấu trúc miền và các miền con giống
như một cây phân cấp. Ví dụ: www.hutech.edu.vn (ĐHKTCN), www.microsoft.com
(Công ty Microsoft).
HVTH: KHAMMANY Sengsy – Cao học K23 Trang 5
Phương pháp tìm kiếm thông tin hiệu quả
Dưới đây là một số miền thông dụng :
com : Các tổ chức, công ty thương mại.
org : Các tổ chức phi lợi nhuận.
net : Các trung tâm hỗ trợ về mạng.
edu : Các tổ chức giáo dục.
gov : Các tổ chức thuộc chính phủ.
mil : Các tổ chức quân sự.

int : Các tổ chức được thành lập bởi các hiệp ước quốc tế.
Ngoài ra, mỗi quốc gia còn có một miền gồm hai ký tự. Ví dụ :
vn : Việt Nam us : Mỹ
ca : Canada uk : Anh
au : Australia jp : Nhật bản
cn : Trung quốc hk : Hongkong
th : Thái lan sg : Singapore
d) URL ((Uniform Resource Locator)
URL (Địa chỉ nguồn chuẩn - Uniform Resource Locator) là đường dẫn chỉ tới
một tập tin trong một máy chủ trên Internet. Chuỗi URL thường bao gồm : tên giao
thức, tên máy chủ và đường dẫn đến tập tin trong máy chủ đó.
Ví dụ : có nghĩa là : giao thức sử
dụng là http (Hypertext Transfer Prottocol), tên máy chủ là ,
và đường dẫn đến tập tin cần truy cập là /Lib/Users/Books.htm
1.3. Các dịch vụ phổ biến trên Internet
 WWW (World Wide Web): Cung cấp thông tin dạng siêu văn bản
(hypertext). Là trang thông tin đa phương tiện (gồm văn bản, âm thanh, hình ảnh, hoạt
hình, video). Dịch vụ này cho phép ta duyệt từ trang web này đến trang web khác
thông qua các siêu liên kết.
 E-mail (Electronic Mail) : Thư điện tử. Dịch vụ này cho phép ta gởi, nhận,
chuyển tiếp thư điện tử. Một bức thư điện tử có thể chứa văn bản cùng với hình ảnh,
âm thanh, video…
 FTP (File Transfer Protocol) : Truyền tập tin. Dịch vụ này cho phép người
dùng gởi đi và lấy về các tập tin qua Internet.
HVTH: KHAMMANY Sengsy – Cao học K23 Trang 6
Phương pháp tìm kiếm thông tin hiệu quả
 News Group: Nhóm thảo luận. Dịch vụ này cho phép nhóm người có thể
trao đổi với nhau về một đề tài cụ thể nào đó.
 Usenet : Tập hợp vài nghìn nhóm thảo luận (Newsgroup) trên Internet.
Những người tham gia vào Usernet sử dụng một chương trình đọc tin (NewsReader)

để đọc các thông điệp của người khác và gởi thông điệp của mình cũng như trả lời
các thông điệp khác.
 Gopher : Truy cập các thông tin trên Internet bằng hệ thống menu.
 Chat : là hình thức hội thoại trực tiếp trên Internet, với dịch vụ này hai hay
nhiều người có thể cùng trao đổi thông tin trực tiếp qua bàn phím máy tính. Nghĩa là
bất kỳ câu đánh trên máy của người này đều hiển thị trên màn hình của người đang
cùng hội thoại.
 Các dịch vụ cao cấp trên Internet có thể liệt kê như : Internet Telephony,
Internet Fax,…
1.4. Thông tin trên Internet
1.4.1. Internet – kho tài nguyên thông tin toàn cầu
Internet là một kho tài nguyên khổng lồ với trên 8 tỷ trang web, hàng tỷ người
tham gia và nhiều nguồn thông tin khác nhau. Kho tài nguyên thông tin Internet hết
sức đa dạng về hình thức và phong phú về nội dung do sự đa dạng của các mạng
thành viên trong hệ thống liên kết của nó.
- Những mạng từ các trường đại học, trung tâm hay viện nghiên cứu góp vào
Internet những thông tin khoa học, giáo dục và công nghệ mới từ đủ mọi
lĩnh vực.
- Những mạng từ các thư viện, bảo tàng cung cấp các thông tin khoa học, văn
hóa, nghệ thuật của các miền khác nhau, của các nền văn hóa, văn minh
khắp nơi trên toàn thế giới.
- Những mạng của các tổ chức xã hội cung cấp những thông tin thời sự, chính
trị, xã hội về mọi quốc gia trên thế giới.
- …
HVTH: KHAMMANY Sengsy – Cao học K23 Trang 7
Phương pháp tìm kiếm thông tin hiệu quả
Điều đáng chú ý nữa là tốc độ tăng trưởng kho tài nguyên thông tin khổng lồ
này là cực kỳ nhanh chóng, lý do từ chính tốc độ tăng trưởng của Internet và sự cập
nhật, trao đổi thông tin từng ngày, từng giờ, ở tốc độ cao trên phạm vi toàn thế giới.
Thông tin trên Internet tồn tại dưới các dạng:

• Văn bản (text).
• Hình ảnh (image and picture).
• Âm thanh (audio).
• Phim (video).
• Tệp tin (file).
Nhìn chung Internet hữu ích nhất khi tìm kiếm những thông tin trong các nhóm
sau đây:
 Các sự kiện đang diễn ra. VD: tin tức thời sự, những xu hướng mới nhất.
 Thông tin kinh tế. VD: thông cáo báo chí của một công ty, chỉ số chứng
khoán, thông tin về sản phẩm.
 Thông tin của chính phủ. VD: các chính sách hiện hành, luật pháp, các cuộc
thảo luận tại quốc hội, quyết định của tòa án, thông cáo báo chí.
 Sách, báo (ebook).
 Văn hóa đại chúng, ví dụ: phim, nhạc, truyền hình, thể thao chuyên nghiệp
 Thông tin về máy tính và Internet, ví dụ: thông tin các khoá học.
 Chúng ta có thể tìm kiếm thông tin từ :
 Các trang web của các tổ chức
 Wikipedia
 Các trang tin tức
 Diễn đàn
 Blog
 Các site chia sẻ
… & bất cứ website nào trên internet
1.4.2. Một số điều cần lưu ý khi tìm kiếm thông tin trên Internet
a) Internet không phải là một thư viện
Tài liệu trên Internet không được xử lý bằng một hệ thống hợp chuẩn nào.
Nếu như danh mục tài liệu trong các thư viện được xử lý bao gồm những từ khóa
chuẩn có kiểm soát thì nguồn tin trên Internet hoàn toàn không sử dụng bất cứ
công cụ nào tương tự như vậy. Vì vậy bạn cần phải luôn luôn phán đoán những
từ ngữ, thuật ngữ khác nhau sẽ được sử dụng trong các trang web mà bạn cần.

HVTH: KHAMMANY Sengsy – Cao học K23 Trang 8
Phương pháp tìm kiếm thông tin hiệu quả
b) Internet là một công cụ bổ trợ trong việc tìm kiếm thông tin.
Internet chỉ là một trong nhiều nguồn cung cấp thông tin. Các công cụ tìm
kiếm cho phép tìm kiếm trong cơ sở dữ liệu của nó và mỗi cơ sở dữ liệu của một
công cụ tìm kiếm cũng chỉ là một phần nhỏ trong toàn bộ mạng thông tin toàn
cầu.
c) Thông tin bạn tìm thấy trên Internet có thể không chính xác.
Bất cứ ai có thể truy cập vào Internet cũng có thể đưa lên mạng bất cứ
thông tin nào họ muốn. Không có sự đảm bảo nào về tính chính xác và sự cập
nhật. Có những nguồn thông tin khác đáng tin cậy hơn Internet như: các ấn phẩm
trong thư viện, các bài báo trong những tạp chí được các nhà chuyên môn biên
tập nội dung,…Tất nhiên không phải bất cứ bài báo hay ấn phẩm nào trong thư
viện cũng hoàn toàn đáng tin cậy. Vì thế, có một loạt câu hỏi mang tính phê phán
cần được đặt ra với bất kỳ nguồn tin nào và điều này rất quan trọng khi sử dụng
thông tin từ Internet.
d) Internet giống như một lỗ đen.
Thông tin đến và đi trên Internet. Và chúng thường biến mất không báo
trước. Bạn cần nhớ rằng không nên chỉ phụ thuộc vào một nguồn tin duy nhất
bởi vì không phải lúc nào nó cũng sẵn có.
e) Hãy kiên nhẫn khi tìm kiếm trên Internet.
Nội dung trên Internet luôn được cập nhật và bổ sung, không có bất kỳ
một số liệu thống kê chính xác nào về lượng thông tin có thể truy cập được.
Internet là một không gian rất rộng lớn. Nó có phạm vi toàn cầu và tìm một mẩu
thông tin nhỏ đôi khi là điều không thể thực hiện được hoặc bạn cần phải chọn
lọc trong rất nhiều thông tin “rác”. Cũng có những công cụ tìm kiếm có thể hỗ
trợ bạn nhưng rất mất thời gian. Tìm kiếm trên Internet thường không phải là
cách tìm kiếm thông tin nhanh nhất.
f) Thông tin hữu ích thường KHÔNG được cung cấp miễn phí.
Rất nhiều tổ chức sử dụng Internet như là một công cụ quảng cáo hoặc quan

hệ công chúng. Có một số cơ sở dữ liệu và tài liệu có giá trị được cung cấp miễn
HVTH: KHAMMANY Sengsy – Cao học K23 Trang 9
Phương pháp tìm kiếm thông tin hiệu quả
phí trên Internet, tuy nhiên rất nhiều trang web được thiết kế để bán sản phẩm
hoặc cung cấp dịch vụ dựa trên việc đăng ký phải trả tiền.
HVTH: KHAMMANY Sengsy – Cao học K23 Trang 10
Phương pháp tìm kiếm thông tin hiệu quả
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP TÌM KIẾM
THÔNG TIN HIỆU QUẢ TRÊN
INTERNET
Bằng cách nhớ địa chỉ của từng tài nguyên thông tin bạn có thể sử dụng trình
duyệt để viếng thăm chúng bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, phần lớn những người sử dụng
thường dùng Internet để “săn tìm” một loại thông tin hoặc một sản phẩm nào đó mà
không hề biết đến nguồn tin hoặc nơi sản xuất, cộng thêm việc phải nhớ nhiều địa chỉ
Internet gây rất nhiều khó khăn.
Thông tin trên Internet rất đa dạng, cập nhật do đó người dùng cần được cung
cấp cách thức tìm kiếm thông tin trên kho tàng dữ liệu khổng lồ này. Giải pháp và
cách thức đã được đưa ra nhưng theo thời gian sử dụng chỉ còn hai cách sau đây được
sử dụng rộng rãi:
 CÁCH THỨ NHẤT LÀ TÌM KIẾM THEO DANH MỤC ĐỊA CHỈ
được các nhà cung cấp dịch vụ đặt trên các trang web tĩnh.
Các trang WEB cung cấp địa chỉ liên kết :
1.
2.
3.
4.
Cách sử dụng:
- Gõ một địa chỉ đã cho ở trên vào ô địa chỉ của trình duyệt WEB. Ví dụ cho
địa chỉ trang Web chứa địa chỉ
liên kết xuất hiện.

HVTH: KHAMMANY Sengsy – Cao học K23 Trang 11
Phương pháp tìm kiếm thông tin hiệu quả
- Trên trang Web, các địa chỉ được sắp xếp theo các chủ đề giúp người sử
dụng dễ dàng chọn lựa các địa chỉ. Sau khi chọn được địa chỉ, người sử
dụng chỉ cần bấm chọn địa chỉ để mở trang Web.
Một vài địa chỉ website đáng quan tâm:
 Các trường ĐH:
 ĐH Bách Khoa:
 ĐH KHTN TP.HCM :
 ĐH Cần Thơ:
 Harvard:
 Stanford:
 MIT:
 MIT Open CourseWare.
 Cambridge:
 Queensland:
 Thư viện:
 Internet Public Library:
 Thư viện Quốc Gia:
 Mạng giáo dục:
 Tin tức:
 CNN:
 BBC:
 VNExpress:
 VietnamNet:
 Trao đổi (forum):


 Danh bạ web:



Việc tìm kiếm thông tin bất kỳ trên Internet là nhu cầu không thể thiếu đối với
kho tàng thông tin vô cùng rộng lớn của Internet. Do tính chất phân cấp nội dung của
các trang Web nên người sử dụng không thể nhìn thấy hết các nội dung theo cách
thức liên kết trang như đã nêu trên. Sử dụng các công cụ tìm kiếm thông tin trên
Internet sẽ hỗ trợ bạn trong việc đó.
HVTH: KHAMMANY Sengsy – Cao học K23 Trang 12
Phương pháp tìm kiếm thông tin hiệu quả
 CÁCH THỨ HAI LÀ DÙNG CÁC CÔNG CỤ TÌM KIẾM để tìm các
đường liên kết tới các trang web cần xem. Gồm các bước sau:
2.1. Phân tích chủ đề, xác định yêu cầu của thông tin
Kết quả thông tin nhận được thường rất lớn nên gây mất tập trung cho sự chọn
lựa. Vì vậy, cần xác định mục tiêu tổng quát khi tìm tin. Một tìm kiếm thông tin theo
diện rộng sẽ tìm được một lượng lớn thông tin hơn tìm theo chiều sâu. Một cuộc tìm
kiếm thông tin theo chiều sâu sẽ tìm được thông tin sát với chủ đề hơn, mặc dù số
lượng thông tin sẽ ít hơn. Trước khi thực hiện tìm kiếm cần trả lời các câu hỏi sau:
 Bạn đang tìm kiếm loại thông tin nào?
- Thông tin cụ thể, thông tin có tính chất phổ thông.
- Thông tin tổng quát, thống kê, so sánh.
- Các lĩnh vực nghiên cứu, tài liệu hướng dẫn.
- Thông tin có tính thời sự.
 Phân chia yêu cầu thành những khái niệm nhỏ có liên quan
- Tìm xem có những từ ngữ nào khác cùng thể hiện chủ đề mà bạn quan tâm
hay không, xây dựng một tập hợp các thuật ngữ khác nhau có thể dùng trong quá
trình tìm kiếm.
- Khái niệm cốt lõi có liên quan đến thông tin cần tìm
- Từ đồng nghĩa
 Cần giới hạn mục đích, mức độ chi tiết của một cuộc tìm kiếm thông tin
ngay từ đầu.
- Tìm kiếm thông tin theo diện rộng (recall) sẽ đem đến một số lượng thông

tin lớn hơn.
- Tìm kiếm theo chiều sâu sẽ cung cấp các thông tin sát với chủ đề tìm kiếm
hơn (high relevance).
2.2. Chọn nguồn thông tin để khai thác
Nguồn thông tin nào là thích hợp với nhu cầu thông tin của bạn ?
 Sách, tài liệu
 Báo – tạp chí
 Các trang web của các cá nhân/ tổ chức
 Cổng kết nối thông tin theo chủ đề
 Cơ sở dữ liệu khoa học (nhan đề, tóm tắt hoặc toàn văn)
HVTH: KHAMMANY Sengsy – Cao học K23 Trang 13
Phương pháp tìm kiếm thông tin hiệu quả
 Các nguồn tài liệu tham khảo (bách khoa thư, tự điển)
2.3. Lựa chọn công cụ tìm kiếm
Chọn công cụ tìm kiếm phù hợp với thông tin mà bạn cần. Sự ra đời các công
cụ dò tìm là rất hữu ích cho người dùng Internet. Các trang này được ví như “danh
bạ” để tìm địa chỉ, tên người, nội dung website…v.v… nói chung tìm mọi thứ mà các
trang web khác đưa lên hoặc tự nó tìm đến.
Tìm hiểu cách thức làm việc của từng công cụ tìm kiếm và diễn đạt lại lệnh tìm
để có thể khai thác tối đa các chức năng của công cụ tìm kiếm đó.
Cố gắng thực hiện việc tìm kiếm trên nhiều công cụ tìm kiếm khác nhau. Nếu
các kết quả trên một công cụ tìm kiếm chưa thỏa mãn nhu cầu tin của bạn, hãy sử
dụng nhiều công cụ khác nhau để tìm kiếm vì không một công cụ tìm kiếm nào có thể
bao quát được toàn bộ các trang web đang hiện hữu trên Internet.
Xem các kết quả tìm và dùng các thuật ngữ được sử dụng trong các văn bản tìm
được để tìm kiếm lại.
2.3.1. Máy tìm kiếm (Search engines)
Search engines -nguyên thuỷ- là một công cụ phần mềm nhằm tìm ra các trang
trên mạng dựa vào các thông tin mà nó có. Dữ lượng thông tin của search engines
thực chất là một loại cơ sở dữ liệu (database) cực lớn. Công cụ này tìm các tài liệu

dựa trên các từ khoá (keyword) và trả về một danh mục của các trang web có chứa từ
khoá đó. Khi bạn tìm kiếm một chủ đề trên mạng, những từ khóa sẽ được so sánh với
thông tin đã tìm thấy trong các cơ sở dữ liệu của máy tìm kiếm.
Một số máy tìm kiếm tiêu biểu:
- Google: />- AltaVista: />- Alltheweb: />- Ask: />HVTH: KHAMMANY Sengsy – Cao học K23 Trang 14
Phương pháp tìm kiếm thông tin hiệu quả
- Askjeeves:
- Công cụ tìm kiếm ở Việt Nam:

2.3.2. Máy tìm kiếm liên thông (meta-search engines)
Nguyên tắc của loại công cụ tìm kiếm này rất đơn giản. Nó không có cơ sở dữ
liệu, khi hoạt động thì nó sẽ gởi từ khóa đến các công cụ tìm kiếm khác một cách
đồng loạt và nhận về tất cả các kết quả tìm được. Và nhiệm vụ cuả nó chỉ là phân tích
hay sắp xếp lại các tài liệu tìm được cho thân chủ. Cái hay của loại meta-search
engine là lợi dụng cơ sở dữ liệu cuả các công cụ tìm kiếm nguyên thuỷ để tìm ra
nhiều kết quả hơn. Các máy tìm kiếm liên thông có thể cùng một lúc lướt qua một số
máy tìm kiếm khác, thường tìm được khoảng 10% kết quả ở mỗi máy tìm kiếm mà
chúng liên kết.
 Điểm mạnh: Thường tìm kiếm hiệu quả nếu chỉ sử dụng một từ hoặc một cụm
từ.
 Điểm yếu: không thể sử dụng các chức năng tìm kiếm nâng cao của từng công
cụ tìm kiếm, cũng như không thể tiến hành một phép tìm toàn diện và phức tạp.
Một số máy tìm kiếm liên thông điển hình cho loại này:
- Metacrawler:
- Microsoft Live Search: www.live.com
- Dog Pile: www.dogpile.com
- Meta Find: www.metafind.com
- www.vivisimo.com - www.surfwax.com - www.copernic.com
2.3.3. Danh mục theo chủ đề (Subject directory)
Còn gọi là máy truy tìm theo phân lớp (hierarchical search engine). Công cụ

tìm kiếm kiểu này sẽ phân lớp sẵn các đối tượng vào các thư mục và người dùng sẽ
lựa rẻ nhánh từ từ cho đến khi tìm ra các trang Web mà mình muốn.
HVTH: KHAMMANY Sengsy – Cao học K23 Trang 15
Phương pháp tìm kiếm thông tin hiệu quả
Điểm mạnh là thông tin đã được biên soạn và sắp xếp theo một hệ thống phân
loại. Điều này có nghĩa là thông tin ở đây nhìn chung đã được thẩm định và đánh giá
về sự phù hợp và chất lượng.
Điểm yếu là nó không thể bao gồm hết mọi chủ đề mà mình muốn kiếm ra.
Hơn nữa, sự phân loại đôi khi không được đầy đủ và chính xác.
Một số công cụ theo kiểu này:
- ELDIS: />- Thư viện ảo trên mạng: />- Cổng thông tin khoa học xã hội SOSIG: />- Yahoo!:
2.3.4. Web ẩn (Invisible web)
Đây là những cơ sở dữ liệu mọi người đều có thể truy cập nhưng máy tìm kiếm
không thể tiếp cận. Các cơ sở dữ liệu thường có giao diện tìm kiếm chuẩn, có những
chức năng tìm kiếm mạnh.
Cách tìm các trang web ẩn trong các máy tìm kiếm như Google hay Yahoo! :
nhập từ khóa và “database”. Ví dụ: tìm web ẩn về kinh tế học bằng tiếng Anh, nhập
vào máy tìm kiếm “economics database” hoặc “economics web sites”.
Một số trang web cung cấp đường dẫn đến các trang Invisible Web có giá trị:
• Librarians Index (): Một danh mục có kèm công cụ
tìm kiếm cung cấp đường dẫn đến rất nhiều trang web hữu ích thuộc
nhiều lĩnh vực khác nhau; có chú giải của các cán bộ thư viện.
• AcademicInfo (): Danh mục các trang web
mang tính giáo dục rất có ích cho sinh viên.
• Infomine (): là một thư viện ảo bao gồm các
nguồn tin Internet hữu ích cho giảng viên, sinh viên và nhà nghiên cứu ở
trình độ đại học và sau đại học (cơ sở dữ liệu, ấn phẩm điện tử, bảng tin,
mailing list, mục lục thư viện trực tuyến, bài báo, danh bạ, )
 Sau khi phân tích nhu cầu thông tin, bạn có thể tiếp tục quá trình tìm kiếm:
HVTH: KHAMMANY Sengsy – Cao học K23 Trang 16

Phương pháp tìm kiếm thông tin hiệu quả
Loại yêu
cầu tìm
Ví dụ
Máy tìm kiếm (Google,
AltaVista…)
Danh mục theo chủ
đề
Web ẩn
(invisible web)
Gồm các
từ/cụm từ
rõ ràng, dễ
hiểu (gần
như không
thể bị hiểu
nhầm sang
nghĩa
khác).
o “buôn bán
trẻ em”
o “đầu tư
nước ngoài”
o “Robusta
coffee”
Để các từ, cụm từ trong
dấu ngoặc kép “ ”, để
máy tìm kiếm có thể tìm
chính xác cụm từ theo
trật tự đó.

Xem xét các khả năng
xuất hiện của chủ đề
bạn đang tìm trong các
mục khác nhau vì một
chủ đề có thể xuất hiện
trong nhiều nhóm.
Nếu bạn tìm:
o Dữ liệu
o Số liệu thống

o Bản đồ v.v…
khi đó các cơ sở
dữ liệu chuyên
ngành có thể phù
hợp với bất kỳ
yêu cầu nào.
Dùng một danh
mục theo chủ đề
hoặc một máy
tìm kiếm để bắt
đầu tìm kiếm cơ
sở dữ liệu phù
hợp. Ví dụ:
- muốn tìm cơ sở
dữ liệu về dân
số, nhập vào
Google:
population
database
- tìm số liệu

thống kê về giáo
dục: education
statistics
- tìm các cổng
thông tin:
education
portal/gateway
Gồm các từ
phổ biến
hoặc khái
quát có thể
có quá
nhiều kết
quả không
phù hợp
o Weekend
break
o Quản trị
kinh doanh
o Du học
Tìm những thuật ngữ cụ
thể hơn để phản ánh nhu
cầu tin của mình.
Tìm các danh mục theo
chủ đề để hiểu rõ hơn
về các chủ đề nhỏ có
trong nhu cầu tin của
mình.

Tìm thông

tin khái
quát về một
chủ đề.
o Quyền sở
hữu trí tuệ /
Intellectual
property
rights
o Rain forest
ecology
TRONG TRƯỜNG
HỢP NÀY MÁY TÌM
KIẾM KHÔNG PHẢI
LÀ CÔNG CỤ TÌM
KIẾM TỐI ƯU.
Bạn sẽ có được kết quả
tốt nhất nếu tìm
đượcmột danh mục
theo chủ đề mà trong
đó có liệt kê về chủ đề
mà bạn quan tâm.
Tìm kiếm
thông tin
theo một
chủ đề hẹp.
o Thống kê
về nạn buôn
bán trẻ em ở
Việt Nam
o Migration

patterns of
Emperor
penguins in
the Antarctic
Diễn đạt lệnh tìm bằng
cách sử dụng các từ nối
thu hẹp hoặc mở rộng
phạm vi tìm như AND,
OR, NOT.
Tìm một danh mục
theo chủ đề và xem
lướt theo các thư mục
của nó để tìm chủ đề
nhỏ mà bạn quan tâm.
Thông tin
có thể diễn
đạt bằng
nhiều cách
khác nhau.
o “Falkland
Islands” OR
Malvinas
o “nhà đất”
OR “bất
động sản”
Sử dụng toán tử OR để
diễn đạt lệnh tìm.
Các danh mục theo chủ
đề có thể sử dụng
nhiều thuật ngữ khác

nhau, tuy nhiên thuật
ngữ thông dụng nhất
thường được sử dụng.
HVTH: KHAMMANY Sengsy – Cao học K23 Trang 17
Phương pháp tìm kiếm thông tin hiệu quả
2.4. Thực hiện tìm kiếm
2.4.1. Xác định từ khóa
Để tìm kiếm thông tin, trước tiên cần phải xác định từ khóa (Key Words) của
thông tin muốn tìm kiếm, đây là phần rất quan trọng, từ khóa là từ đại diện cho thông
tin cần tìm. Nếu từ khóa không rõ ràng và chính xác thì sẽ cho ra kết quả tìm kiếm rất
nhiều, rất khó phân biệt và chọn được thông tin như mong muốn, còn nếu từ khóa quá
dài kết quả tìm kiếm có thể không có.
Từ khóa là một từ hoặc cụm từ được rút trong tên chủ đề hoặc chính văn
bản tài liệu, nó phản ánh một phần nội dung hoặc toàn bộ nội dung của chủ đề
hoặc tài liệu đó.
Chú ý:
- Phần lớn các máy tìm kiếm không phân biệt chữ hoa và chữ thường
- Khi nhập từ tìm kiếm vào cửa sổ tìm, cần đưa thuật ngữ mà bạn cho là
quan trọng nhất lên đầu lệnh tìm.
- Không cần nhập cả một câu đầy đủ vào lệnh tìm kiếm. Không giống
như ngôn ngữ tự nhiên, các máy tìm kiếm không quan tâm đến sự chính xác về
ngữ pháp của thuật ngữ tìm.
- Nhiều máy tìm kiếm thường bỏ qua các từ thông thường trong tiếng
Anh như: a, an, the, and, v.v…
- Nếu bạn nhập nhiều từ tìm kiếm thì phạm vi tìm kiếm sẽ được thu hẹp
a) Từ khoá càng chuyên sâu càng đạt kết quả cao
Nếu dùng đúng bộ từ khoá mô tả chính xác và chi tiết những gì mình muốn thì
kết quả tìm gặp sẽ cao hơn. Nên nhớ rằng nhiều trạng từ hay liên từ thường là các từ
không đóng vai trò quan trọng (trừ khi nó đứng trong một cụm từ trích dẫn " " ) và do
đó thường bị các công cụ tìm kiếm bỏ qua. (Trong Anh ngữ thì tránh dùng các chữ: a,

an, the, is, and, or, of, you, me, my trừ khi nó đứng trong ngoặc kép cuả trích dẫn).
HVTH: KHAMMANY Sengsy – Cao học K23 Trang 18
Phương pháp tìm kiếm thông tin hiệu quả
Ví dụ: Khi install Redhat 7.3, một số máy compaq hiệu 1850R sẽ bị treo. Bạn
muốn tìm giải pháp cuả chứng này trên Internet. Bạn có thể tự mình so sách kết quả
viêc dùng các bộ từ khoá sau:
1. Linux hang
2. Redhat 7.3 install
3. Redhat 7.3 1850R hang
4. Redhat 7.3 1850R intall hang
Nếu như nhận xét thì dễ dàng tìm ra lời giải bằng cách đọc vài trang tìm thấy
bởi Google với một trong hai bộ từ khoá thứ ba hay tư, trong khi đó nếu dùng hai bộ
từ khoá đầu thì hơi khó.
b) "Cụm" từ khoá và tổ hợp các từ khoá
Như trên chúng ta cũng đã thấy dùng tổ hợp từ khóa có ảnh hưởng nhiều đến
việc truy tìm ( và ngay cả đảo thứ tự các từ khoá cũng có ảnh hưởng đến sự sắp xếp
thứ tự các trang tìm ra bạn hãy tự so sánh khi dùng bộ từ khoá 4a: hang install
Redhat 7.3 1850R so với bộ từ khoá 4 xem ).
Trong nhiều trường hợp thì việc dùng ngoặc kép để bảo vệ nguyên văn cụm từ
đi tìm sẽ có vai trò khá quan trọng (nhất là trường hợp muốn tìm lại văn bản của một
bài viết đặc biệt nào đó).
c) Biến chiêu (với các phép toán)
Ngoài các dấu “+” và “-“ thì việc tận dụng các phép toán sẽ giúp quá trình tìm
kiếm thông tin nhanh hơn và hiệu quả hơn.
Thí dụ: muốn tìm tài liệu để tự học về Linux script, trong tiếng Anh các tài liệu
chỉ dẫn thường được viết là tutor (n), tutorial (adj) hay là guide, howto (chữ guide
thường ở mức độ sơ sài hơn). Như vậy ta có thể thử dùng bộ từ khoá (trong
Altavista):
"Linux script" AND (tutor OR tutorial OR Howto OR guide).
d) Dùng từ tương đương hay đồng nghĩa

Trong thí dụ về việc tìm bài học về Linux script, chúng ta cũng đã dùng kĩ
thuật từ tương đương hay đồng nghĩa. Vấn đề là vì một số tác giả thích dùng chữ này
mà lại không dùng chữ kia, và do đó, nếu bỏ sót một từ đồng nghĩa X (hay từ tương
HVTH: KHAMMANY Sengsy – Cao học K23 Trang 19
Phương pháp tìm kiếm thông tin hiệu quả
đương X) thì cũng có nghĩa là mất hẳn một cơ hội tìm ra bài viết cuả các tác giả chỉ
thích dùng từ X này.
Ngoài ra, việc dùng ACRONYM (tạm dịch: chữ viết tắt) thêm vào bộ từ khóa
của một danh từ khoa học cũng rất quan trọng. Thí dụ người ra hay dùng chữ LED
( đi-ốt phát quang) trong tài liệu hơn là chữ nguyên gốc "light emitting diode". Cũng
như vậy cho chữ laser.
e) Dùng từ cùng chuyên khoa
Khi tìm các bài chuyên khảo về một ngành nghề nào đó thì việc hiểu viết nhiều
từ vựng trong ngành đó sẽ giúp rất nhiều trong việc "tinh lọc" các thông tin nhận về.
Thí dụ trường hợp bạn tìm tài liệu nghiên cứu về kí sinh trùng sốt rét ác tính thì ngoài
chữ intensive malaria, có thể thay bằng tên khoa học cuả con kí sinh trùng này
(Plasmodium Falciparum) để thêm vào bộ từ khoá.
2.4.2. Các phép toán của lệnh tìm
a) Dùng dấu “+”
Khi người dùng muốn tìm các trang có mặt tất cả các chữ mà người dùng
muốn không theo thứ tự thì hãy viết nối các chữ này với nhau bởi dấu + (và nhớ chừa
khoảng trống giữa các chữ). Làm vậy thì chỉ có những trang nào có đủ các chữ đã nêu
mới được tìm ra. Bằng cách này có thể lọc bớt được một số lớn các trang không cần
tìm. Thí dụ: “nanotechnology catalysis” + “material”.
b) Dùng dấu “-“
Nhiều lúc muốn loại bỏ bớt các trang có một (hay nhiều) chữ mà người
dùng không muốn có thì dùng dấu “-” trước từ đó trong trường hợp này.
Thí dụ: “Windows Server 2003” – Linux (sẽ tìm tất cả các trang có chính
xác cụm từ Windows Server 2003 nhưng không được chứa từ Linux).
c) Dùng ngoặc kép " "

Nhiều khi người dùng muốn tìm bài viết nguyên văn của một câu nói, tên
của một người hay một bộ cụm từ thì có thể để tất cả vào trong ngoặc kép. Phương
pháp này rất tiện lợi cho việc tìm kiếm những trang đặc biệt.
HVTH: KHAMMANY Sengsy – Cao học K23 Trang 20
Phương pháp tìm kiếm thông tin hiệu quả
Thí dụ: từ khóa là nanotechnology catalysis, nếu không sử dụng dấu ngoặc
kép thì kết quả sẽ là những trang web chứa đồng thời hai từ nanotechnology và
catalysis (khoảng 86.500 kết quả). Khi chúng ta sử dụng dấu ngoặc kép
“nanotechnolohy catalysis” thì kết quả chỉ là những trang web chứa cụm từ
nanotechnology catalysis (khoảng 50 kết quả).
2.4.3. Các phép toán Boolean
a) Phép OR
Lệnh này cho phép tìm những trang Web nào có mặt 1 trong các thành tố
(hay còn gọi là toán tử cuả phép toán OR) cuả bộ từ khoá.
Thí dụ để tìm các bài viết về Nguyễn Trãi trong cả tiếng việt và tiếng nước
ngoài thì có thể dùng bộ từ khoá "Nguyễn Trãi" OR "Nguyen Trai". Xa hơn nữa,
một số các công cụ tìm kiếm sẽ dùng phép toán OR như là phép toán mặc định (nghĩa
là nếu gõ "Nguyễn Trãi" "Nguyen Trai" thì sẽ thấy kết quả. Chẳng hạn trường hợp
của Altavista thì sẽ tìm ra ngay cả những bài viết không dấu).
Các trang có thể dùng OR là: AltaVista, AOL Search, Excite, Google,
Inktomi (HotBot, MSN), Ask Jeeves, Lycos, Northern Light, HotBot, và Gigablast.
b) Phép AND
Lệnh này nhằm yêu cầu công cụ tìm kiếm truy tìm các trang có sự hiện diện
của tất cả thành tố. Thí dụ "space craft" AND "health" sẽ truy tìm các trang có chữ
health và chữ "space craft".
Một số trang truy tìm sẽ dùng AND như là mặc định (trong đó có google).
Cũng có thể thay thế bằng cách dùng dấu “+” trong một số trường hợp nào mà công
cụ tìm kiếm không có chức năng boolean.
Các trang có thể dùng AND là: AltaVista, AOL Search, Excite,Inktomi
(HotBot, MSN) Northern Light, Yahoo, và Gigablast.

c) Phép NOT
Phép này hoàn toàn tương tự như cách dùng dấu “-“. Nghĩa là, sự truy tìm
sẽ loại bỏ những trang có thành tố đi cùng với phép toán NOT.
Các trang có thể dùng NOT là AOL Search, Excite, Inktomi (HotBot,
MSN), Northern Light và Gigablast.
HVTH: KHAMMANY Sengsy – Cao học K23 Trang 21
Phương pháp tìm kiếm thông tin hiệu quả
d) Phép NEAR
Dùng để truy tìm những trang Web có các thành tố cuả từ khoá nằm gần
nhau. Phép toán này rất có lợi để tìm ra những trang có một cụm từ, một khái niệm,
một định nghĩa hay một lời phát biểu mà người dùng không nhớ hết được nguyên
văn.
Thí dụ: Tìm lại nguyên văn câu thơ và tác giả bằng bộ từ khoá "Nước đi"
NEAR "thề non"
Các trang cho dùng NEAR là AltaVista (10 words), AOL Search (specify
number).
e) Chẻ nhánh bằng phép ( )
Dùng ngoặc đơn cho phép ta tìm nhiều kết hợp phức tạp.
Thí dụ: bootable AND (CD OR CDROM OR CD-ROM) AND (howto or
instruction)
Hỗ trợ cho kiểu phân nhánh bằng ngoặc đơn là AltaVista, AOL Search,
Excite, Inktomi (MSN), Northern Light.
* Lưu ý:
- Trong mọi trường hợp thì từ khóa sai chính tả sẽ không thể có hiệu quả.
- Cách tốt nhất là dùng chữ in hoa cho các phép toán.
- Các trang tìm kiếm của hotboy hay MSN thì phải chuyển sang chọn chức
năng “Boolean phrase” khi dùng các phép toán Boolean.
2.4.4. Các hỗ trợ nâng cao khác
a) Các ký tự thay thế
Ký tự thay thế (wildcard character) được hiểu là một ký tự có thể dùng để

thay thế, hay đại diện cho một tập hợp con của tập các ký tự chưa được xác định hoàn
toàn. Một cách đơn giản hơn, ký tự thay thế là ký tự được dùng để đại diện cho một
ký tự, hay một chuỗi ký tự trong một từ khoá, mệnh đề, câu hay dãy các ký tự. Nhiều
Search Engine hỗ trợ cho việc sử dụng hai loại ký tự thay thế. Đó là dấu sao * và dấu
chấm hỏi ?
 Dấu sao * : thay thế cho một dãy bất kì các kí tự (chữ, số, hay dấu).
Thí dụ: trong từ khoá có t*ng thì chữ t*ng có thể hiểu ngầm là tướng,
từng, tuồng, ttamxng,
HVTH: KHAMMANY Sengsy – Cao học K23 Trang 22
Phương pháp tìm kiếm thông tin hiệu quả
• Lưu ý: trong các hệ điều hành như là DOS, LINUX, Windows, thì dấu * hoàn
toàn không bị lệ thuộc vào biên giới của một từ. Trong khi đó, dấu * dùng trong
Search Engine sẽ được hạn chế trong biên giới của một từ.
Ví dụ: từ khoá My* dùng trong các công cụ tìm kiếm của các hệ điều
hành kiểu Windows thì nó có thể là My Downloads, My Documents, My
Yahoo!, my_magazines.ico, mysql.php, myth_psychemohop.jpg, mystere,
Trong khi đó my* trong các Search Engine chỉ giới hạn trong các chữ lập
thành bắt đầu với my. Như vậy, trong ví dụ trên thì My Downloads, My
Documents, My Yahoo! sẽ không được Search Engine xem xét mà chỉ có
my_magazines.ico, mysql.php, myth_psychemohop.jpg, mystere là hợp lệ mà
thôi. AltaVista, Inktomi (iWon), Northern Light, Gigablast, Google, Yahoo,
MSN, đều hỗ trợ cho cách dùng dấu * này.
 Dấu chấm hỏi ? : dùng thay cho một kí tự duy nhất nào đó.
Thí dụ: ph?ng có thể là phong, phặng, ph@ng, ph_ng, ph-ng, nhưng
không thể là phượng, ph ng, phug, phăang. AOL Search, Inktomi (iWon) là các
Search Engine có hỗ trợ dấu ? này.
 Dấu ngã ~ : trong Google có một cách để tìm các trang có chứa chữ đồng
nghĩa (synonym) Anh ngữ với từ khoá.
Ví dụ: ~food facts sẽ giúp truy tìm các dữ liệu có chữ food facts và các
chữ tương đương như nutrition facts, Sự truy tìm theo hỗ trợ này đặc biệt

hữu dụng trong trường hợp các tài liệu cần tìm quá hiếm hoi.
b) Từ khóa mặc định
Nhiều Search Engine còn hỗ trợ thêm các từ khoá mặc định. Khi dùng các
từ khoá mặc định này thì công cụ tìm kiếm sẽ chuyên biệt hoá các trang Web, truy tìm
theo ý nghĩa quy ước mà từ khoá biểu tượng. Các hỗ trợ này cho phép kiểm soát được
các loại trang nào muốn truy tìm.
Các từ khoá mặc định kết thúc bằng dấu hai chấm : rồi đến các từ hoặc cụm
từ cần tìm. Lưu ý, khi viết các từ khóa mặc định này thì tốt nhất là viết từ tìm kiếm
liền ngay sau dấu “:” và không chừa khoảng trống nào.
Tuỳ theo công cụ tìm kiếm mà có các từ khoá mặc định được sử dụng riêng.
HVTH: KHAMMANY Sengsy – Cao học K23 Trang 23
Phương pháp tìm kiếm thông tin hiệu quả
 Các từ khoá mặc định giới hạn Search Engine trả về các trang nằm
trong một tên miền, hay một miền con.
• Altavista hỗ trợ chức năng này bằng từ khoá host: Thí dụ:
host:mars.jpl.nasa.gov mars saturn chỉ tìm trong mars.jpl.nasa.gov tất cả các
trang có chứa chữ mars và chữ saturn.
• Excite, Google, Yahoo hỗ trợ chức năng này bằng từ khoá site:,
khi kết hợp với các lệnh khác có thể tìm theo cách chuyên biệt. Thí dụ: "carbon
nanotech" -site:www.technologyreview.com cho phép tìm tất cả các trang nào
có chứa cụm từ carbon nanotech ngoại trừ các trang xuất xứ từ
www.technologyreview.com
• Tất cả Search Engine hỗ trợ các từ khoá domain, url, site: cho
chức năng này. Thí dụ: để tìm các trang về deutch từ các trang trong nước Đức
có thể dùng deutch domain:.de
 Các từ khoá mặc định dùng để tìm trang có tựa đề chứa một từ (hay cụm từ)
đặc biệt:
• AltaVista, AllTheWeb, Inktomi (MSN và HotBot) dùng từ khoá
title: Thí dụ: title: Mars Landing sẽ giúp truy tìm các trang có đề tựa về Mars
Landing.

• Google và Teoma hỗ trợ các từ khoá intitle: và allintitle:
(allintitle: sẽ ảnh hưởng đến tất cả các chữ đứng sau dấu :).
 Các từ khoá dùng để tìm các địa chỉ Web nào có chứa từ (hay cụm từ)
của bộ từ khoá:
• Google hỗ trợ từ khoá inurl: và allinurl: để tìm địa chỉ các trang
Web có chứa chữ đặc biệt. Thí dụ, inurl:nasa sẽ giúp tìm tất cả các địa chỉ Web
nào có chứa chữ nasa. Nếu cần truy tìm một điạ chỉ có nhiều hơn một chữ thì
dùng allinurl: Thí dụ, allinurl:vietnam thetholucbat sẽ giúp tìm tất cả các trang
nào mà nội dung địa chỉ của nó chứa chữ vietnam hay là chữ thetholucbat.
• Inktomi, AOL, GoTo, HotBot cung cấp từ khoá originurl:
• Yahoo thì dùng từ khoá u:
• Excite dùng url:
HVTH: KHAMMANY Sengsy – Cao học K23 Trang 24
Phương pháp tìm kiếm thông tin hiệu quả
 Các từ khoá mặc định giúp tìm các trang có cài đặt các liên kết tới địa chỉ
trang được ghi trong từ khoá:
• Google, Yahoo sẽ cung cấp từ khoá link: Tuy nhiên, Yahoo yêu
cầu địa chỉ trong từ khoá phải có đủ tiếp đầu ngữ http:// thì mới hoạt động hữu
hiệu. Thí dụ: bộ từ khoá link:vi.wikipedia.org sẽ giúp truy ra tất cả các trang
Web nào có liên kết tới trang vi.wikipedia.org.
• MSN hỗ trợ chức năng này bằng từ khoá linkdomain:
 Để truy tìm các loại tệp có định dạng (format) đặc biệt thì có thể dùng
từ khoá filetype: đuôi của tập tin
• Google: sẽ hỗ trợ truy tìm các kiểu tập tin: PDF, Word (.doc),
Excel (.xls), PowerPoint (.ppt) và Rich Text Format (.rtf) cũng như PostScript
(.ps), Text (.txt), HTML (.htm hay .html), WordPerfect (.wpd) và các đuôi
khác Thí dụ: laser filetype:pdf sẽ giúp tìm các trang là các tập tin dạng .pdf
• Yahoo cho phép tìm HTML (htm hay html), PDF, Excel (.xls),
PowerPoint (.ppt), Word (.doc), RSS/XML (.xml) và tập tin văn bản dạng (.txt).
• MSN chỉ hỗ trợ chuyên tìm các loại tập tin: HTML, PDF,

PowerPoint (.pps hay .ppt), các dạng của Word, hay Excel.
• Lưu ý: Đối với các Search Engine thì các tập tin có đuôi .htm khác
với các tập tin có đuôi .html. Do đó, nếu muốn tìm một cách chắc chắc tất cả
các tập tin dạng HTML thì nên tìm làm hai lần, một riêng cho htm và một cho
html.
c) Chế độ nâng cao của các công cụ tìm kiếm
Ngoài chế độ tìm kiếm thông thường hầu hết các máy truy tìm đều hỗ trợ chức
năng nâng cao mà dòng liên kết cuả nó thường viết bởi cụm từ "Advanced search"
hay đơn giản là "Advanced". Trong chế độ này thì sự tìm kiếm được hướng dẫn chi
tiết hơn.
Đặc điểm chung cuả các chế độ nâng cao là:
- Giao diện được thêm vào nhiều ô trống có dòng hướng dẫn để tiện người dùng
điền vào. Không nhất thiết phải điền hết tất cả các ô trống nhưng các ô này được điền
HVTH: KHAMMANY Sengsy – Cao học K23 Trang 25

×