Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

TIỂU LUẬN HÓA - TIN QUẢN LÍ CHIẾN LƯỢC HỌC TẬP ĐIỆN TỬ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (548.82 KB, 66 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
∆
TIỂU LUẬN MÔN
TIN HỌC ỨNG DỤNG TRONG HÓA HỌC
ĐỀ TÀI
QUẢN LÍ CHIẾN LƯỢC
HỌC TẬP ĐIỆN TỬ
Managing E-learning Strategies
GVHD: PGS.TS. Bùi Thọ Thanh
HVTH: Lê Thanh Hoàng Bảo
Lớp : Cao học K23, ngành LL& PPDH Hoá Học
TP. HCM, tháng 4 năm 2013
Tiểu luận hóa tin HVTH: Lê Thanh Hoàng Bảo
MỞ ĐẦU
Nền kinh tế thế giới và cả ở Việt Nam đang bước vào giai đoạn kinh tế tri thức. Đặc
điểm của nền kinh tế này là dịch vụ sẽ là khu vực thu hút được nhiều lao động tham gia
nhất và là những lao động có tri thức cao. Do đó việc nâng cao hiệu quả chất lượng giáo
dục, đào tạo sẽ là nhân tố sống còn quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia,
công ty, gia đình, và cá nhân. E-learning chính là một giải pháp hữu hiệu giải quyết vấn
đề này. Việc học tập không chỉ bó gọn trong việc học phổ thông, học đại học mà là học
suốt đời.
Hơn nữa với sự phát triển của khoa học tâm sinh lý khi nghiên cứu về bộ não con
người sẽ tìm ra được chính xác ưu điểm và nhược điểm của từng người. Từ đó, với sự hỗ
trợ của các phần mềm thông minh, có tính tương tác cao sẽ đưa ra cách giảng dạy phù
hợp với từng người. Đây là cơ hội tuyệt vời để người bị coi là “cá biệt” theo cách đào tạo
truyền thống bắt kịp với các người bình thường khác.
Đối với các tổ chức và công ty, sự đào tạo nhân viên các kĩ năng mới sẽ quyết định chất
lượng sản phẩm và các dịch vụ mà họ cung cấp. Những công ty có doanh thu tăng đều
đồng nghĩa với việc tăng đầu tư vào việc đào tạo. Một vấn đề đặt ra với các công ty là
làm sao tạo ra tạo các nội dung huấn luyện nhanh nên họ rất cần các công cụ tạo nội dung
dễ dàng, nhanh và không đòi hỏi kiến thức về tin học quá nhiều.


“Công nghệ thông tin cũng sẽ làm thay đổi rất lớn việc học của chúng ta. Những
người nhân viên sẽ có khả năng cập nhật các kĩ thuật trong lĩnh vực của mình. Mọi
người ở bất cứ nơi đâu sẽ có khả năng tham gia các khóa học tốt nhất dạy bởi các giáo
viên giỏi nhất.”
2
Tiểu luận hóa tin HVTH: Lê Thanh Hoàng Bảo
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ E-LEARNING
1.1. Khái niệm e-learning
E-learning (viết tắt của Electronic Learning) là thuật ngữ mới. Hiện nay, theo các
quan điểm và dưới các hình thức khác nhau có rất nhiều cách hiểu về E-Learning. Hiểu
theo nghĩa rộng, E-learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa
trên công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là công nghệ thông tin.
Theo quan điểm hiện đại, E-learning là sự phân phát các nội dung học sử dụng
các công cụ điện tử hiện đại như máy tính, mạng vệ tinh, mang Internet, Intranet,…
trong đó nội dung học có thể thu được từ các website, đĩa CD, băng video, audio… thông
qua một máy tính hay TV; người dạy và người học có thể giao tiếp với nhau qua mạng
dưới các hình thức như: e-mail, thảo luận trực tuyến (chat), diễn đàn (forum), hội thảo
video…
Có hai hình thức giao tiếp giữa người dạy và người học: giao tiếp đồng bộ
(Synchronous) và giao tiếp không đồng bộ (Asynchronous). Giao tiếp đồng bộ là hình
thức giao tiếp trong đó có nhiều người truy cập mạng tại cùng một thời và trao đổi thông
tin trực tiếp với nhau như: thảo luận trực tuyến, hội thảo video, nghe đài phát sóng trực
tiếp, xem tivi phát sóng trực tiếp… Giao tiếp không đồng bộ là hình thức mà những
người giao tiếp không nhất thiết phải truy cập mạng tại cùng một thời điểm, ví dụ như:
các khoá tự học qua Internet, CD-ROM, e-mail, diễn đàn. Đặc trưng của kiểu học này là
giảng viên phải chuẩn bị tài liệu khoá học trước khi khoá học diễn ra. Học viên được tự
do chọn lựa thời gian tham gia khoá học.
E-learning (hay học tập điện tử) tạo điều kiện môi trường học tập cho bất cứ ai, bất
cứ ở đâu, bất cứ lúc nào bằng cách sử dụng các thuộc tính và nguồn lực của các công
nghệ kĩ thuật số để tạo ra các tính năng học tập đa dạng thích hợp cho người học trong

một môi trường mở, linh hoạt, và phân phối.
3
Tiểu luận hóa tin HVTH: Lê Thanh Hoàng Bảo
1.2. Môi trường E-learning
Do điều kiện thời gian, những người học có ràng buộc về trách nhiệm gia đình hay
công việc thường khó theo học một cách đầy đủ các chương trình đào tạo trực diện.
Ngay cả những trường có khả năng sắp xếp thời khóa biểu linh động cũng ít khi tạo
đủ điều kiện cho các học viên không thể đảm bảo duy trì mức độ chuyên cần của mình.
Học tập trực tuyến mở ra cơ hội cho mỗi người, giúp họ có thể bố trí thời gian học
sao cho phù hợp với thời gian biểu vốn đã quá bận rộn với những việc không thuộc về
trường lớp khoa bảng.
Do đó:
Theo Calder và McCollum: “ học mở là học tập trong thời gian và theo tốc độ học
của bản thân mỗi người”.
Theo Ellington lưu ý rằng mở và linh hoạt cho phép học viên có thể học như thế
nào, ở đâu và lúc nào.
Tóm lại: học mở và linh hoạt có nghĩa là học trong thời gian riêng, theo tốc độ riêng
và địa điểm riêng của mỗi người.
Phân phối học tập là một mô hình giảng dạy cho phép người học và nội dung học
tập không cần phải ở cùng một địa điểm. việc dạy và học xảy ra độc lập về thời gian. Mô
hình phân phối học tập có thể kết hợp với các khóa học truyền thống hoặc được sử dụng
để tạo ra toàn bộ lớp học ảo.
1.3. Một số hình thức của e-learning
4
Tiểu luận hóa tin HVTH: Lê Thanh Hoàng Bảo
(1). Đào tạo dựa trên công nghệ (TBT - Technology-Based Training) là hình thức đào
tạo có sự áp dụng công nghệ, đặc biệt là dựa trên công nghệ thông tin.
(2). Đào tạo dựa trên máy tính (CBT - Computer-Based Training). Hiểu theo nghĩa
rộng, thuật ngữ này nói đến bất kỳ một hình thức đào tạo nào có sử dụng máy tính.
Nhưng thông thường thuật ngữ này được hiểu theo nghĩa hẹp để nói đến các ứng dụng

(phần mềm) đào tạo trên các đĩa CD-ROM hoặc cài trên các máy tính độc lập, không nối
mạng, không có giao tiếp với thế giới bên ngoài. Thuật ngữ này được hiểu đồng nhất với
thuật ngữ CD-ROM Based Training.
(3). Đào tạo dựa trên web (WBT - Web-Based Training): là hình thức đào tạo sử dụng
công nghệ web. Nội dung học, các thông tin quản lý khoá học, thông tin về người học
được lưu trữ trên máy chủ và người dùng có thể dễ dàng truy nhập thông qua trình duyệt
Web. Người học có thể giao tiếp với nhau và với giáo viên, sử dụng các chức năng trao
đổi trực tiếp, diễn đàn, e-mail thậm chí có thể nghe được giọng nói và nhìn thấy hình
ảnh của người giao tiếp với mình.
(4). Đào tạo trực tuyến (Online Learning/Training): là hình thức đào tạo có sử dụng kết
nối mạng để thực hiện việc học: lấy tài liệu học, giao tiếp giữa người học với nhau và với
giáo viên
(5). Đào tạo từ xa (Distance Learning): Thuật ngữ này nói đến hình thức đào tạo trong
đó người dạy và người học không ở cùng một chỗ, thậm chí không cùng một thời điểm.
Ví dụ như việc đào tạo sử dụng công nghệ hội thảo cầu truyền hình hoặc công nghệ web.
1.4. Đối tượng của E-Learning.
Ai sử dụng E-Learning :Doang nghiệp, cơ quan nhà nước, tổ chức giáo dục và trung
tâm đào tạo la những nơi sử dụng E-Learning nhiều nhất.
5
Tiểu luận hóa tin HVTH: Lê Thanh Hoàng Bảo
• Doanh nghiệp :Dùng E-learing để đào tạo nhân viên những kỹ năng mới, nâng
cao sản xuất và nâng cao tính chuyên môn.
• Cơ quan nhà nước : Sử dụng E-learning để giữ được năng suất làm việc cao và
chi phí đào tạo thấp.
• Tổ chức giáo dục :E-learning giúp cho sinh viên của các trường đại học cao
đẳng đạt đươc mục đích học tập. Đồng thời nâng cao năng lực cho các nhân viên từ mức
độ phổ thông lên bậc đại học.
• Trung tâm đào tạo : Dùng E-learning để nâng cao và mở rộng chương trình
đào tạo cho các lớp học hiện đại.
1.5. Tình hình phát triển và ứng dụng E-Learning

1.5.1. Trên thế giới
E-learning phát triển không đồng đều tại các khu vực trên thế giới. E-learning phát
triển mạnh nhất ở khu vực Bắc Mỹ. ở châu Âu E-Learning cũng rất có triển vọng, trong
khi đó châu Á lại là khu vực ứng dụng công nghệ này ít hơn.
Tại Mỹ, dạy và học điện tử đã nhận được sự ủng hộ và các chính sách trợ giúp của
Chính phủ ngay từ cuối những năm 90. Theo số liệu thống kê của Hội Phát triển và Đào
tạo Mỹ (American Society for Training and Development, ASTD), năm 2000 Mỹ có gần
47% các trường đại học, cao đẳng đã đưa ra các dạng khác nhau của mô hình đào tạo từ
xa, tạo nên 54.000 khoá học trực tuyến. Theo các chuyên gia phân tích của Công ty Dữ
liệu quốc tế (International Data Corporation, IDC), cuối năm 2004 có khoảng 90% các
trường đại học, cao đẳng Mỹ đưa ra mô hình E-Learning, số người tham gia học tăng
33% hàng năm trong khoảng thời gian 1999 - 2004. E-Learning không chỉ được triển
khai ở các trường đại học mà ngay ở các công ty việc xây dựng và triển khai cũng diễn ra
rất mạnh mẽ. Có rất nhiều công ty thực hiện việc triển khai E-learning thay cho phương
6
Tiểu luận hóa tin HVTH: Lê Thanh Hoàng Bảo
thức đào tạo truyền thống và đã mang lại hiệu quả cao. Do thị trường rộng lớn và sức thu
hút mạnh mẽ của E-Learning nên hàng loạt các công ty đã chuyển sang hướng chuyên
nghiên cứu và xây dựng các giải pháp về E-Learning như: Click2Learn, Global Learning
Systems, Smart Force
Trong những gần đây, châu Âu đã có một thái độ tích cực đối với việc phát triển
công nghệ thông tin cũng như ứng dụng nó trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, đặc biệt là
ứng dụng trong hệ thống giáo dục. Các nước trong Cộng đồng châu Âu đều nhận thức
được tiềm năng to lớn mà công nghệ thông tin mang lại trong việc mở rộng phạm vi, làm
phong phú thêm nội dung và nâng cao chất lượng của nền giáo dục.
Công ty IDC ước đoán rằng thị trường E-Learning của châu Âu sẽ tăng tới 4 tỷ
USD trong năm 2004 với tốc độ tăng 96% hàng năm. Ngoài việc tích cực triển khai E-
Learning tại mỗi nước, giữa các nước châu Âu có nhiều sự hợp tác đa quốc gia trong lĩnh
vực E-learning. Điển hình là dự án xây dựng mạng xuyên châu Âu EuroPACE. Đây là
mạng E-Learning của 36 trường đại học hàng đầu châu Âu thuộc các quốc gia như Đan

Mạch, Hà Lan, Bỉ, Anh, Pháp cùng hợp tác với công ty E-learning của Mỹ Docent nhằm
cung cấp các khoá học về các lĩnh vực như khoa học, nghệ thuật, con người phù hợp với
nhu cầu học của các sinh viên đại học, sau đại học, các nhà chuyên môn ở châu Âu.
Tại châu Á, E-Learning vẫn đang ở trong tình trạng sơ khai, chưa có nhiều thành
công vì một số lý do như: các quy tắc, luật lệ bảo thủ, tệ quan liêu, sự ưa chuộng đào tạo
truyền thống của văn hóa châu á, vấn đề ngôn ngữ không đồng nhất, cơ sở hạ tầng nghèo
nàn và nền kinh tế lạc hậu ở một số quốc gia châu á. Tuy vậy, đó chỉ là những rào cản
tạm thời do nhu cầu đào tạo ở châu lục này cũng đang trở nên ngày càng không thể đáp
ứng được bởi các cơ sở giáo dục truyền thống buộc các quốc gia châu á đang dần dần
phải thừa nhận tiềm năng không thể chối cãi mà E-Learning mang lại. Một số quốc gia,
đặc biệt là các nước có nền kinh tế phát triển hơn tại châu á cũng đang có những nỗ lực
phát triển E-Learning tại đất nước mình như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài
Loan,Trung Quốc,
7
Tiểu luận hóa tin HVTH: Lê Thanh Hoàng Bảo
Nhật Bản là nước có ứng dụng E-Learning nhiều nhất so với các nước khác trong
khu vực. Môi trường ứng dụng E-Learning chủ yếu là trong các công ty lớn, các hãng sản
xuất, các doanh nghiệp và dùng để đào tạo nhân viên.
1.5.2. Ở Việt Nam
Vào khoảng năm 2002 trở về trước, các tài liệu nghiên cứu, tìm hiểu về E-Learning
ở Việt Nam không nhiều. Trong hai năm 2003-2004, việc nghiên cứu E-learning ở Việt
Nam đã được nhiều đơn vị quan tâm hơn. Gần đây các hội nghị, hội thảo về công nghệ
thông tin và giáo dục đều có đề cập nhiều đến vấn đề E-Learning và khả năng áp dụng
vào môi trường đào tạo ở Việt Nam như: Hội thảo nâng cao chất lượng đào tạo
ĐHQGHN năm 2000, Hội nghị giáo dục đại học năm 2001 và gần đây là Hội thảo khoa
học quốc gia lần thứ nhất về nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và
truyền thông ICT/rda 2/2003, Hội thảo khoa học quốc gia lần II về nghiên cứu phát triển
và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông ICT/rda 9/2004, và hội thảo khoa học
“Nghiên cứu và triển khai E-Learning” do Viện Công nghệ Thông tin (ĐHQGHN) và
Khoa Công nghệ Thông tin (Đại học Bách khoa Hà Nội) phối hợp tổ chức đầu tháng

3/2005 là hội thảo khoa học về E-Learning đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam.
Các trường đại học ở Việt Nam cũng bước đầu nghiên cứu và triển khai E-learning.
Một số đơn vị đã bước đầu triển khai các phần mềm hỗ trợ đào tạo và cho các kết quả khả
quan: Đại học Công nghệ - ĐHQGHN, Viện CNTT - ĐHQGHN, Đại học Bách Khoa Hà
Nội, ĐHQG TP. HCM, Học viện Bưu chính Viễn thông, Gần đây nhất, Trung tâm Tin
học Bộ Giáo dục & Đào tạo đã triển khai cổng E-learning nhằm cung cấp một cách có hệ
thống các thông tin E-Learning trên thế giới và ở Việt Nam. Bên cạnh đó, một số công ty
phần mềm ở Việt Nam đã tung ra thị trường một số sản phẩm hỗ trợ đào tạo đào tạo. Tuy
các sản phẩm này chưa phải là sản phẩm lớn, được đóng gói hoàn chỉnh nhưng đã bước
đầu góp phần thúc đẩy sự phát triển E-Learning ở Việt Nam.
8
Tiểu luận hóa tin HVTH: Lê Thanh Hoàng Bảo
Việt Nam đã gia nhập mạng E-Learning châu á (Asia E-learning Network - AEN,
www.asia-elearning.net) với sự tham gia của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Khoa học -
Công nghệ, trường Đại học Bách Khoa, Bộ Bưu chính Viễn Thông
Hiện nay E-Learning ở Việt Nam cũng đã có một vài Website đào tạo trực tuyến (E-
Learning ) như:
- - của FPT.
- website dạy kế toán trực tuyến.
Điều này cho thấy tình hình nghiên cứu và ứng dụng loại hình đào tạo này đang
được quan tâm ở Việt Nam. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực E-Learning ở Việt
Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu còn nhiều việc phải làm mới tiến kịp các nước.
1.6. Đặc trưng của e-learning
Ngày nay ai cũng thừa nhận những hạn chế của phương pháp dạy học lấy người
thầy làm trung tâm. Đã có nhiều nỗ lực nhằm vượt qua những hạn chế này trong hình
thức dạy học trực diện (hoạt động theo nhóm nhỏ, diễn kịch, ) nhưng hiệu quả vẫn chưa
cao và giáo viên vẫn là người có vai trò chủ đạo.
Tuy vậy, trong môi trường trực tuyến, giáo viên thường là người chủ động lui về
phía sau.
Người học được yêu cầu tự học và hơn nữa là học theo cặp/nhóm và học từ bạn

cùng nhóm.
Trong các cuộc trao đổi nhóm và trên các diễn đàn, người học có cơ hội để giải
thích, lập luận, chia sẻ, nhận xét, phê bình và chính mình tham gia tự sáng tạo các nội
dung sư phạm, với một cách thức khó thấy được trong lớp học truyền thống.
1.6.1. Tương tác và hỗ trợ theo nhu cầu
9
Tiểu luận hóa tin HVTH: Lê Thanh Hoàng Bảo
Trong môn học trực tuyến, có khi chỉ cần nhấp chuột là đã gửi được lời đề nghị giúp
đỡ.
Giáo viên có thể cung cấp nhiều công cụ học tập tương tác khác nhau (bài tập có
phản hồi tức thời, trình chiếu PowerPoint, các phương tiện “nhấp chuột là mở”, ).
Có thể liên hệ được với giáo viên và bạn học cùng lớp qua điện thư bất cứ lúc nào,
chứ không chỉ trong những lúc hiếm hoi có mặt ở trường học.
Sinh viên có thể sử dụng điện thư, phòng chat hay diễn đàn để thực hiện các cuộc
thảo luận tự phát hay có hẹn trước mà không cần bận tâm nhiều đến các trở ngại không
gian và thời gian như trong lớp học truyền thống.
Điều quan trọng nữa là các hệ thống trực tuyến có khả năng cung cấp nhiều dịch vụ
tiện lợi khác cho sinh viên như đăng kí, các tài liệu hướng dẫn hỗ trợ, truy cập cơ sở dữ
liệu, v.v.
1.6.2. Đáp ứng và phản hồi tức thời
Dù không có sự tiếp xúc cơ học với giáo viên, học viên trực tuyến vẫn có khả năng
tiếp cận với giáo viên cao hơn. Trong lớp học truyền thống, học viên thường phải hối hả
đến các lớp học khác hay vì bất cứ lí do gì, nên ít khi dồn đến hỏi hay thắc mắc với giáo
viên và chờ đợi những câu trả lời vừa ý.
Bù lại, học viên trực tuyến có thể hỏi vô số vấn đề qua điện thư hay diễn đàn, tạo nên
một cách đối thoại hiệu quả hiếm thấy so với trong lớp học trực diện.
Bên cạnh đó, cần phải kể thêm các thông tin phản hồi tự động rất phong phú từ các
nội dung và bài tập tương tác. Nhờ đó không còn phải chờ đợi dài ngày mới mong nhận
được ý kiến nhận xét của giáo viên dạy trực diện.
1.6.3. Thảo luận tương tác cao độ

10
Tiểu luận hóa tin HVTH: Lê Thanh Hoàng Bảo
Trong lớp học trực diện, việc trao đổi thảo luận thường chỉ giới hạn giữa giáo viên và
một vài sinh viên có tính hướng ngoại cao.
Trong các môi trường trao đổi trực tuyến, các diễn đàn và phòng chat mở rộng biên độ
của các cuộc thảo luận này, kể cả về cường độ, chất lượng và độ sâu. Khi mở một diễn
đàn, tất cả người học đều được tham gia hết mức có thể và bao nhiêu lần tuỳ ý.
Rất nhiều sinh viên đã cho biết rằng trong học tập trực diện họ chưa bao giờ có được
nhiều cơ hội để phát biểu như vậy. Giáo viên thì đánh giá cao cả chất lượng lẫn tính độc
đáo của những sinh viên hướng nội vốn im lặng trong hầu hết các lớp học trực diện.
Người ta cũng đã nhận thấy cách thức trao đổi khuyết danh đã cho phép những sinh viên
“bên lề” như phụ nữ, người khuyết tật, người nước ngoài, cất lên tiếng nói của mình
như thế nào. Trên các diễn đàn trực tuyến, những người này hoàn toàn thoát khỏi những
dấu ấn hình thức vốn hay khiến họ bị lâm vào trạng thái ức chế…
1.6.4. Tính mềm dẻo cao độ( đã đề cập ở trên)
1.6.5. Cộng đồng học tập gắn bó
Không như nhiều người tưởng, các giáo viên tham gia nhiều chương trình e-learning
đã có cùng ghi nhận là các mối quan hệ giữa giáo viên với học viên cũng như giữa học
viên với nhau được phát triển gắn bó một cách kì lạ.
Họ ngạc nhiên nhận thấy rằng ở học viên trực tuyến đã hình thành một tinh thần tập
thể vững chắc, giúp quá trình học tập diễn ra tốt hơn.
Những ghi nhận kiểu này hoàn toàn đối nghịch với lối suy nghĩ rập khuôn quy kết
rằng e-learning dẫn đến tình trạng “xoá nhoà cá tính” (dépersonnalisation) và “phi nhân
tính hóa” (déshumanisation) trong các hoạt động sư phạm.
11
Tiểu luận hóa tin HVTH: Lê Thanh Hoàng Bảo
Các mối quan hệ có khi còn đạt đến một mức độ thân thiết mà trong lớp học truyền
thống không dễ gì đạt được (mừng sinh nhật, mừng sinh con, chia buồn, các vấn đề gia
đình, )
1.6.6. Sáng tạo nội dung sư phạm phong phú

CNTT cho phép đưa lên mạng nhiều loại tài liệu giảng dạy khác nhau, rất phong phú
và đa dạng.
Bài tập tương tác, mô phỏng, hình ảnh động, phân chia không gian làm việc ảo, là
những ví dụ điển hình về việc đưa các nguồn tài nguyên vào môi trường học tập trực
tuyến một cách dễ dàng, giúp người học tự do khai thác và sử dụng theo nhu cầu và nhịp
điệu làm việc của mình.
Các môi trường làm việc này còn cho phép giáo viên giải quyết được những khó khăn
về không gian, thời gian và số lượng sinh viên thường gặp trong giảng dạy trực diện, nhờ
đó mà tăng cường hiệu quả sư phạm của hoạt động giảng dạy.
1.6.7. Thực hành viết lách thường xuyên
Giới ngôn ngữ học luôn khẳng định rằng để học cách viết không có phương pháp nào
tốt hơn là tự viết thường xuyên, ở mức cao nhất mà điều kiện cho phép. Trong xu hướng
học tập trực tuyến, khẳng định đó càng đúng đắn.
E-learning bắt buộc người học phải thường xuyên viết hàng ngày (viết điện thư, viết
bài trên diễn đàn, viết trong phòng chat, nộp bài viết, v.v.), qua đó rèn luyện được thói
quen và kĩ năng viết.
12
Tiểu luận hóa tin HVTH: Lê Thanh Hoàng Bảo
Khi người giáo viên đặt ra yêu cầu cao về chất lượng viết, theo thời gian họ sẽ thu
được những thành quả đáng kể, với bài viết của sinh viên đạt chất lượng cao hơn nhiều so
với khi dạy trực diện.
1.6.8. Chuẩn bị cho quá trình học tập suốt đời
Trong đời sống hàng ngày, mỗi người không ai có một người thầy thường trực để chỉ
dẫn cách tìm hiểu thêm tri thức mới. Chính vì vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng
nhất của người dạy học, đó là khắc sâu tinh thần tự học cho sinh viên, điều đó sẽ giúp họ
tự chủ trong quá trình tìm kiếm, đánh giá và khai thác những thông tin mới mẻ theo nhu
cầu của mình.
E-learning tạo điều kiện cho tính tự chủ phát huy, thúc đẩy động cơ tự thân nhằm học
tập suốt đời.
Dĩ nhiên, điều đó chắc chắn không đủ để đảm bảo cho tinh thần sáng tạo của sinh

viên, nhưng hẳn là có thể tạo nên một nền tảng vững chắc để giúp họ nâng cao tinh thần
đó cũng như là duy trì quá trình tự học “self directed learning”
1.6.9. Phát triển phương pháp sư phạm
Có thể nói rằng e-learning là một yếu tố tuyệt vời để giúp đổi mới phương pháp sư
phạm.
Người giáo viên đưa giáo trình lên mạng đúng cách sẽ cảm thấy sung sướng, hưng
phấn vì làm được một điều đặc biệt, và sẽ lấy lại thói quen tự hỏi mình, vốn đã mất đi từ
lâu trong cách dạy truyền đạt kiến thức trực diện.
Dù thiết kế giáo trình trực tuyến đòi hỏi đầu tư nhiều thời gian và công sức, nhưng
những giáo viên thực sự tích cực sẽ có được kinh nghiệm phong phú qua một quá trình
làm việc bài bản (suy nghĩ, lập kế hoạch, tìm kiếm thông tin, chất vấn, )
13
Tiểu luận hóa tin HVTH: Lê Thanh Hoàng Bảo
Chủ nghĩa hoài nghi sơ đẳng sẽ nhường chỗ cho cảm giác thoả ý vì đã tham gia vào
một bước tiến bộ mới. Những ai thấy công việc của mình nhàm chán sẽ có thể tìm lại
được ngọn lửa đam mê
1.7. Lợi ích của việc học trực tuyến
- Giảm chi phí: Với sự phát triển của Internet, hầu hết các lĩnh vực kinh doanh đều có lợi
trong việc xây dựng chính sách giá cho khách hàng của mình, và dịch vụ e-learning
không phải là ngoại lệ. Theo đó, chi phí khóa học sẽ được giảm đến mức đáng kể. Thông
thường một học viên phải trả cho một khóa học dạy về Quản lý thương hiệu trung bình
khoảng 5 triệu đồng, thì đối với một khóa học trực tuyến chi phí chỉ vào khoảng 500,000,
nghĩa là chỉ 1/10. Hay một khóa học tiếng Anh có giá khoảng 3 triệu đồng thì nếu học
theo kiểu e-learning, học viên chỉ phải tốn khoảng 300,000 đồng.
- Tự định hướng: Vì là khóa học trực tuyến trong một số dịch vụ, bạn có thể tự định
hướng cho mình, bằng cách chọn khóa học phù hợp nhất đối với trình độ, sở thích, mục
tiêu của bản thân, hoặc một công ty có thể yêu cầu công ty cung cấp dịch vụ học trực
tuyến thiết kế khóa học theo yêu cầu của mình, theo định hướng hay theo nhu cầu kiến
thức nhân viên.
- Tự điều chỉnh: Là một học viên học trực tuyến, bạn có thể tự điều chỉnh nhịp điệu khóa

học cho mình, nghĩa là bạn có thể học từ từ hay nhanh do thời gian mình tự sắp xếp hay
do khả năng tiếp thu kiến thức của mình.
- Tính linh hoạt: Tính linh hoạt của một khóa học trực tuyến là rˆ ràng bởi vì bản chất
của Internet, nền tảng của công nghệ cho việc học trực tuyến là linh hoạt. Từ khi đăng ký
học đến lúc hoàn tất bạn có thể học theo thời gian biểu mình định ra. Không bị gò bó bởi
thời gian và không gian lớp học dù bạn vẫn đang ở trong lớp học “ảo”. Tính linh hoạt còn
thể hiện ở “tự định hướng” và “tự điều chỉnh” như trình bày ở phần trên.
14
Tiểu luận hóa tin HVTH: Lê Thanh Hoàng Bảo
- Tính đồng bộ: Giáo trình và tài liệu của các khóa học trực tuyến là có tính đồng bộ cao
vì các hầu hết học trình cùng tài liệu được soạn thảo và đưa vào chương trình dạy được
xem xét và đưa lên trang trực tuyến từ ban đầu. Do vậy, tính đồng bộ được đảm bảo.
- Tương tác và hợp tác: Học trực tuyến bạn có thể giao lưu và tương tác với nhiều người
cùng lúc. Bạn cũng có thể hợp tác với bạn bè trong nhóm học trực tuyến để thảo luận và
làm bài tập về nhà. Ngày nay, việc tương tác và hợp tác trên Internet là phổ biến qua
forum, blog, Facebook… và bạn có thể tận dụng Internet để “vừa làm vừa học vừa chơi”.
- Hiệu quả: Học trực tuyến giúp học viên là cá nhân và công ty không chỉ tiết kiệm chi
phí mà còn đáp ứng đúng với nhu cầu của mình.
- Dễ tiếp cận và thuận tiện: Dịch vụ học trực tuyến dựa trên công nghệ là Internet, vì vậy
việc tiếp cận rất dễ dàng. Bạn có thể tiếp cận và học bất cứ nơi đâu. Đây cũng chính là
tính thuận tiện của việc học trực
tuyến.
Vấn đề là các nhà cung cấp dịch
vụ e-learning cần chọn định hướng cho
dịch vụ của mình là gì để tồn tại và phát
triển trong thời gian tới khi mà sẽ có
nhiều nhà cung cấp dịch vụ này ra đời.
Tất cả chúng ta đều mong muốn có càng nhiều trang trực tuyến dạy và học như vậy để
cung cấp kiến thức cho xã hội một cách hiệu quả nhất. Một định hướng, hay một ý tưởng
hay cho một trang trực tuyến là cần thiết mà các nhà cung cấp dịch vụ e-learning chắc sẽ

tìm ra để phục vụ cho xã hội trong những năm tới.
15
Tiểu luận hóa tin HVTH: Lê Thanh Hoàng Bảo
Hình 1.1: 8 lợi ích của việc học trực tuyến
1.8. Cấu trúc một hệ thống e-learning điển hình
1.8.1. Mô hình chức năng
Mô hình chức năng có thể cung cấp một cái nhìn trực quan về các thành phần tạo
nên nôi trường E-learning và những đối tượng thông tin giữa chúng. ADL (Advanced
Distributed Learning) - một tổ chức chuyên nghiên cứu và khuyến khích việc phát triển
và phân phối học liệu sử dụng các công nghệ mới, đã công bố các tiêu chuẩn cho
SCORM (Mô hình chuẩn đơn vị nội dung chia sẻ) mô tả tổng quát chức năng của một hệ
thống E-learning bao gồm:
 <! [if !supportLists] >Hệ thống quản lý học tập (LMS- Learning Management
Systems) như là một hệ thống dịch vụ quản lý việc phân phối và tìm kiếm nội
dung học tập cho người học, tức là LMS quản lý các quá trình học tập. <!
[endif] >
 <! [if !supportLists] >Hệ thống quản lý nội dung học tập (LCMS- Learning
Content Management Systems): Một LCMS là một môi trường đa người dùng, ở
đó các cơ sở đào tạo có thể tạo ra, lưu trữ, sử dụng lại, quản lý và phân phối nội
dung học tập trong môi trường số từ một kho dữ liệu trung tâm. LCMS quản lý các
quá trình tạo ra và phân phối nội dung học tập.
16
Tiểu luận hóa tin HVTH: Lê Thanh Hoàng Bảo
Hình 1.2: Mô hình chức năng hệ thống e-learning
LMS cần trao đổi thông tin về hồ sơ người sử dụng và thông tin đăng nhập của
người sử dụng với các hệ thống khác, vị trí của khoá học từ LCMS và lấy thông tin về
các hoạt động của học viên từ LCMS. Chìa khoá cho sự kết hợp thành công giữa LMS và
LCMS là tính mở, sự tương tác. Hình 4 mô tả một mô hình kiến trúc của hệ thống E-
learning sử dụng công nghệ Web để thực hiện tính năng tương tác giữa LMS và LCMS
cũng như với các hệ thống khác.

17
Tiểu luận hóa tin HVTH: Lê Thanh Hoàng Bảo
Hình 1.3: Kiến trúc hệ thống E-learning sử dụng công nghệ Web
Trên cơ sở các đặc tính của dịch vụ Web, người ta thấy rằng các dịch vụ Web có khả
năng tốt để thực hiện tính năng liên kết của các hệ thống E-learning bởi các lý do sau:
<! [if !supportLists] >
 Thông tin trao đổi giữa các hệ thống E-learning như LOM, gói tin IMS đều tuân
thủ tiêu chuẩn XML.
 Mô hình kiến trúc Web là nền tảng và độc lập về ngôn ngữ với E-learning Thông
tin trao đổi giữa các hệ thống E-learning như LOM, gói tin IMS đều tuân thủ tiêu
chuẩn XML.
1.8.2. Mô hình hệ thống
18
Tiểu luận hóa tin HVTH: Lê Thanh Hoàng Bảo
Một cách tổng thể một hệ thống E-learning bao gồm 3 phần chính:
Hình 1.4: Một ví dụ về mô hình hệ thống e-learning
- Hạ tầng truyền thông và mạng: Bao gồm các thiết bị đầu cuối người dùng (học
viên), thiết bị tại các cơ sở cung cấp dịch vụ, mạng truyền thông,
- Hạ tầng phần mềm: Các phần mềm LMS, LCMS, Authoring Tools
(Aurthorware, Toolbook, )
- Nội dung đào tạo (hạ tầng thông tin): Phần quan trọng của E-learning là nội dung
các khoá học, các chương trình đào tạo, các courseware.
19
Tiểu luận hóa tin HVTH: Lê Thanh Hoàng Bảo
1.9. Ưu, nhược điểm của E-Learning so với đào tạo theo hình thức truyền thống
Khi so sánh hiệu quả của E- Learning với các hình thức đào tạo truyền thông, đã có
nhiều ý kiến khác nhau về mô hình đào tạo này. Hầu hết các ý kiến đánh giá đều thống
nhất, E-Learning tạo nên một môi trường học tập hấp dẫn. Tính mềm dẻo, tiện lợi của
hình thức đào tạo này thể hiện ở khả năng cho phép học viên tự học, có thể học theo trình
độ của bản thân, có thể học ở bất kỳ địa điểm nào, có thể truy cập vào chương trình đào

tạo bất kể thời gian nào. E-Learning còn cho phép học viên lựa chọn các phương thức
học, hoặc hướng tới nội dung các khóa học tương ứng với trình độ, tạo cho học viên sự
hứng thú cũng như tạo cho học viên thói quen tự đánh giá và biết mình cần học cái gì.
Riêng về mặt kinh tế, từ thực tế triển khai ứng dụng E-Learning, các chuyên gia của
ngành giáo dục và đào tạo cũng như các trường đại học đều khẳng định chi phí cho E-
Learning là sự đầu tư hiệu quả bởi E-Learning có thể loại bỏ được chi phí thuê giáo viên,
thuê các phương tiện giảng dạy cũng như chi phí đi lại của học viên khi so sánh với các
hình thức đào tạo truyền thống.
Bên cạnh những ưu điểm trên, các chuyên gia giáo dục xem xét một cách nghiêm
túc các mặt chưa được của E-Learning. Tạo thêm cơ hội học tập cho cộng đồng nhưng
làm sao để đánh giá chất lượng đào tạo một cách chính xác, đó là yêu cầu đặt ra đối với
công tác giáo dục và đào tạo. Nếu ở các hình thức đào tạo truyền thống, chất lượng học
của học viên được giáo viên đánh giá và khả năng truyền đạt của giảng viên được đánh
giá một phần qua kết quả học tập và tiếp thu của học viên thì trong mô hình E-Learning
học viên lại tự đánh giá kết quả học tập của bản thân. Như vậy, mức độ chính xác của
công tác đào tạo chắc chắn sẽ không cao.
Hơn thế nữa tính chủ động, tự học của học viên trong mô hình E- Learning đòi hỏi
rất cao (không có giáo viên tiếp cận trực tiếp) mà thông thường theo tâm lý của học viên;
như chúng ta đều biết nếu không có vai trò kiểm tra kiến thức của giáo viên trực tiếp trên
lớp như trong mô hình đào tạo truyền thống thì không phải học viên nào cũng luôn chăm
chỉ.
20
Tiểu luận hóa tin HVTH: Lê Thanh Hoàng Bảo
Để hạn chế nhược điểm này của E-Learning, các chuyên gia giáo dục cũng đã đưa
ra giải pháp tổ chức các buổi semina, các hội thảo sau mỗi khoá học để học viên có cơ
hội được giảng viên giải đáp các thắc mắc trong quá trình học nhưng đây cũng là giải
pháp mang tính tạm thời bởi thời gian của các buổi trao đổi như vậy không thể so sánh
với các giờ giảng hàng ngày trong hình thức đào tạo truyền thống.
CHƯƠNG 2. VẤN ĐỀ THỂ CHẾ ĐỐI VỚI E-LEARNING
2.1. Vấn đề quản lí

Nhà trường cần cung cấp và cập nhật thường xuyên các thông tin nhanh chóng và
chính xác về khóa học, chương trình học, lịch học, học phí và lệ phí.
2.1.1. Thông tin tổng hợp
Các tổ chức nên cung cấp thông tin về yêu cầu trình độ, định dạng khóa học, công
nhận và chuyển giao tín dụng có liên quan đến tất cả các dịch vụ e-learning.
2.1.2. Thời khóa biểu
Nhà trường cần cung cấp một danh sách đầy đủ các khóa học, thời gian học( ví dụ:
bốn tuần, tám tuần , mười sáu tuần,…), thời gian bắt đầu và kết thúc khóa học. Lịch trình
các hoạt động trực tuyến cũng cần được cung cấp.
2.1.3. Học phí, lệ phí
Các tổ chức cung cấp các khóa học e-learning nên cập nhật thông tin về học phí và
lệ phí cho bất kỳ khóa học của họ. Kể từ khi e-learning ra đời thì thị trường ngày càng
cạnh tranh, học phí và lệ phí phù hợp với mong muốn của người học từ xa luôn được
đánh giá cao. Thông tin chính xác về học phí và lệ phí luôn rất hữu ích với người học từ
xa để họ có thể quyết định chọn khóa học và các chương trình học trực tuyến.
2.1.4. Tiếp thị và tuyển dụng
21
Tiểu luận hóa tin HVTH: Lê Thanh Hoàng Bảo
Hiện nay, có rất nhiều các e-learning về các khóa học hoặc các chương trình học từ
khắp nơi trên thế giới. Vì vậy, người học càng có thêm nhiều cơ hội lựa chọn khóa học
nào phù hợp nhất với bản thân về thời gian, trình độ và đặc biệt là học phí. Điều này, tạo
cơ hội cho thị trường e-learning trở nên cạnh tranh mạnh mẽ hơn.
Trong nền kinh tế toàn cầu cạnh tranh, các tổ chức phải tìm mọi cách để làm cho
dịch vụ e-learning của họ hoạt động một cách hiệu quả nhất, thu hút và giữ chân được
một số lượng lớn người học. Một số tổ chức dùng những lời xác nhận về uy tín và kinh
nghiệm của các học viên đã theo học các khóa học trực tuyến của họ như một cách tiếp
thị.
Phạm vi hoạt động tiếp thị có thể phụ thuộc vào chính sách của các tổ chức và các
loại khách hàng. Một trong những chiến lược tiếp thị quan trọng là cung cấp những thông
tin chính xác và cập nhật liên tục các dịch vụ e-learning của họ, đảm bảo cho người học

có thể phát huy một cách tối đa mọi tiềm năng của họ thông qua các trang Web, quảng
cáo, chiến lược thương hiệu, xác nhận của những người và tổ chức đáng tin cậy. Tiếp thị
tốt giúp các tổ chức thu hút và tuyển dụng các học viên cho các khóa học và chương trình
học của họ.
Tỷ lệ học sinh bỏ học cao sẽ ảnh hưởng đến vấn đề tuyển dụng. Vì vậy, các tổ chức
e-learning nên phân tích các nguyên nhân dẫn đến việc học sinh bỏ học thường xuyên.
Trong nghiên cứu của 118 học sinh giáo dục từ xa, Morgan và Tam(1999) tìm thấy một
số rào cản như sau: thiếu thời gian rảnh, học tập không liên quan đến công việc, không
quản lí được thời gian, tài liệu học tập đến muộn, không đủ thông tin liên lạc với viện
nghiên cứu, bị mất liên lạc với học sinh khác, lịch học, nội dung khóa học lỗi thời,…
Các tổ chức cung cấp các khóa học e-learning nên chú ý đến những rào cản này để
cải thiện cho tốt hơn. Một rào cản như thiếu thông tin phản hồi cho học viên về phần bài
tập thắc mắc của họ cũng góp phần vào tỷ lệ bỏ học. Kearsley (2002): khi học sinh không
nhận được phản hồi đủ trong một khóa học trực tuyến, họ có xu hướng bỏ học, tỷ lệ hoàn
thành khóa học ít hơn 50%. Do đó, các tổ chức nên định kỳ kiểm tra, phân tích dữ liệu về
lý do tại sao học sinh bỏ học các khóa học trực tuyến để tìm cách giảm thiểu.
22
Tiểu luận hóa tin HVTH: Lê Thanh Hoàng Bảo
2.1.5. Hỗ trợ tài chính
Dịch vụ hỗ trợ tài chính sẽ cung cấp những dịch vụ tốt nhất cho người học từ xa
bằng cả hình thức công nghệ và con người. Học sinh có thể nói chuyện với các cố vấn tài
chính để nghe hướng dẫn về vấn đề tài chính giáo dục của mình. Vấn đề viện trợ, vay vốn
và học bổng luôn được đăng tải trực tuyến. Tổ chức cung cấp tài chính cho các hội thảo
sinh viên bằng con đường hỗ trợ tài chính và cơ hội học bổng. Đại học Minnesota là tổ
chức đầu tiên của Hoa Kỳ thông qua chương trình trên Website hỗ trợ tài chính mà không
cần giấy tờ. Cung cấp dịch vụ tư vấn cho sinh viên vay trực tuyến bằng cách cung cấp các
liên kết đến các trang web, nơi học sinh có thể hoàn thành một khoản vay tại buổi tư vấn
tuyển sinh.
2.1.6. Đăng ký và thanh toán
Các tổ chức cung cấp các khóa học e-learning cần phải có một hệ thống quản lí an

toàn và đáng tin cậy để xử lý tất cả các vấn đề về tài chính . Công nghệ thông tin ngày
càng phát triển và cải thiện góp phần làm cho vấn đề đăng kí và thanh toán trở nên nhanh
chóng, đơn giản bằng hình thức đăng ký tự động và giao dịch trực tuyến.
2.1.7. Dịch vụ công nghệ thông tin
Dịch vụ công nghệ thông tin bao gồm dịch vụ hỗ trợ máy tính cho giảng viên, nhân
viên và người học. Những dịch vụ này có thể bao gồm quản lý phần mềm ứng dụng, máy
chủ cho các khóa học, không gian cho các trang web, hỗ trợ kỹ thuật cho sinh viên, giảng
viên và nhân viên.
2.2. Vấn đề học vấn
2.2.1. Tốt nghiệp, bảng điểm
a. Tốt nghiệp
Để hoàn thành một chứng chỉ hoặc chương trình cử nhân trực tuyến nó đòi hỏi
nhiều kiên nhẫn và cam kết. Trong một số tổ chức, học sinh trực tuyến có thể tham dự
23
Tiểu luận hóa tin HVTH: Lê Thanh Hoàng Bảo
một buổi lễ tốt nghiệp tại trường. Trong các trường đại học ảo, học sinh tốt nghiệp trực
tuyến có thể tham gia lễ tốt nghiệp qua mạng.
Các tổ chức nên cung cấp các thông tin về các điều kiện cho việc tốt nghiệp, lễ tốt nghiệp
cho tất cả các học viên từ xa để họ nắm chính xác và đầy đủ.
b. Bảng điểm
Các tổ chức học tập điện tử nên xây dựng một hệ thống trực tuyến cho phép sinh
viên có thể cập nhật hồ sơ học tập và điểm số của họ.
2.2.2. Chất lượng giảng dạy
Chất lượng giảng dạy hoàn toàn phụ thuộc vào môi trường học tập, sự tận tâm của
các giáo viên giảng dạy và đội ngũ nhân viên hỗ trợ. Một chuyên gia giảng dạy và nhân
viên hỗ trợ có thể tạo ra môi trường học tập có ý nghĩa cho người học. Một khóa học trực
tuyến đòi hỏi sự nỗ lực rất nhiều của người hướng dẫn và sự đầu tư về thời gian, giảng
viên phải có đủ thời gian để tương tác với học sinh. Một người hướng dẫn giảng dạy một
số lượng giới hạn sinh viên trong một khóa học trực tuyến sẽ có hiệu quả cao hơn việc
không giới hạn số lượng sinh viên.

2.2.3. Hỗ trợ nhân viên
Đào tạo giảng viên thường tập trung vào các vấn đề kỹ thuật như sử dụng phần
mềm chứ không phải là tác giả thiết kế giảng dạy.
Ngoài ra cần hỗ trợ tài chính cho các giảng viên và nhân viên để tiến hành nghiên
cứu, tham dự hội nghị và các giấy tờ trong các cuộc họp.
Đại học Maryland cung cấp các hội thảo trực tuyến cho giảng viên. Hội thảo bao
gồm các chủ đề như chính sách học tập , sự hiểu biết và làm việc với học sinh khuyết tật,
đánh giá trực tuyến, các khóa học web nâng cao, giúp đỡ học sinh gặp khó khăn trong
học tập. Trong một khóa học trực tuyến, giảng viên phải có khả năng hướng dẫn và
truyền đạt kiến thức, đồng thời đóng vai trò như một cố vấn, một huấn luyện viên.
24
Tiểu luận hóa tin HVTH: Lê Thanh Hoàng Bảo
Trong giáo dục trên web, vai trò của người hướng dẫn là hỗ trợ, cố vấn, huấn luyện
viên. Người hướng dẫn cần biết cách tổ chức các cuộc thảo luận trong nhóm nhỏ, định
hướng học sinh, và dẫn dắt để nhóm học sinh có thể đạt được sự đồng thuận cao nhất.
Trong trường hợp các nhóm chỉ có một vài thành viên tích cực tham gia, người hướng
dẫn cần động viên, khuyến khích các thành viên còn lại.
2.2.4. Khối lượng công việc
Hướng dẫn giảng dạy một khóa học trực tuyến tốn nhiều thời gian hơn một lớp
học truyền thống.
Theo Jackson thì các lực lượng giảng dạy trực tuyến phải giành nhiều thời gian để
chuẩn bị và giảng dạy.
Porter cho biết thực tế là nhiều giảng viên phải giành nhiều thời gian học cách sử
dụng các công cụ cần thiết cho việc giảng dạy trực tuyến. Bà cũng cho rằng với giáo dục
trực tuyến, sinh viên sẽ không tương tác với giảng viên ngay trong lớp mà tương tác theo
ý thích . Kết quả là gánh nặng thời gian lớn hơn cho người hướng dẫn mà không làm tăng
gánh nặng thời gian của học sinh.
Presby cảm thấy rằng sự tiêu tốn thời gian của sinh viên là tương đương giữa hai
môi trường, nhưng với giảng viên chắc chắn là cao hơn. Ông nói “ tôi phải thường xuyên
kiểm tra e-mail của tôi, vì một nguyên tắc nhỏ là các học sinh có thể có được các phản

hồi trong vòng 24 giờ trong tuần. Nếu một giáo viên sử dụng 5 giờ một tuần để cập nhật
và giải đáp những thắc mắc do học sinh gửi đến thì nó sẽ tăng gấp đôi trong môi trường
trực tuyến.
2.2.5. Sĩ số lớp
Sĩ số của một lớp học trực tuyến có ảnh hưởng quan trọng đến công tác quản lí,
chất lượng đào tạo của một khóa học trực tuyến. Sĩ số càng đông thì nhân viên quản lí và
giáo viên giảng dạy phải tốn nhiều thời gian hơn cho việc tương tác với sinh viên
Theo Collins, qui mô lớp học trực tuyến từ 5 đến 20 và 15 là con số rất đẹp.
25

×