Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Kinh nghiệm thiết kế các trò chơi trong power point để dạy Tiếng Anh hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 25 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Khi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu mở rộng quan hệ quốc tế ngày
càng mạnh mẽ và học ngôn ngữ là một yếu tố tất yếu. Do đó mà giáo dục Việt
Nam đã đưa Tiếng anh (T.A) vào các trường phổ thông như một bộ môn chính
được khuyến khích từ bậc mầm non, tiểu học cho đến bắt buộc ở bậc phổ thông,
đại học. Do đó việc tạo ra một môi trường học tập sinh động và thú vò đóng một
vai trò quan trọng trong việc giảng dạy và học tập tại trường phổ thông. Môi
trường này là phương tiện cũng là mục đích của quá trình dạy học nói chung.
Bởi vì không phải người học T.A nào cũng yêu thích và có khả năng tự học tốt
T.A.
Vậy làm thế nào để một giáo viên T.A có thể mang lại cho học trò
những bài học thật thú vò, luôn mới mẻ, kích thích học sinh ham học…? Mỗi
bài học không chỉ khắc sâu kiến thức mà còn giúp học sinh (hs) luôn ấn
tượng và nhớ mãi về màu sắc hình ảnh và âm thanh sinh động của nó, từ đó
học sinh sẽ dễ dàng nhớ bài học khi được khơi gợi?... Có nhiều cách để thể
hiện hình thức này, tuy nhiên cách để lại ấn tượng nhiều nhất phải chăng
chính là việc thiết kế trò chơi (games) lồng ghép vào bài học là điều thiết
yếu mà từ lâu đã được các giáo viên ứng dụng một cách thuần thục.
Tuy nhiên để đáp ứng được với nhu cầu thực tiễn thì việc giáo viên (gv)
chuyển hoặc lồng ghép một bài giảng từ phương pháp dạy học truyền thống
sang phương pháp dạy học hiện đại ứng dụng CNTT như hiện nay là điều
mà nhiều giáo viên còn trăn trở. Mặc dù từ khi có cuộc vận động của Bộ
trưởng bộ giáo dục và đào tạo về việc ứng dụng CNTT trong soạn giảng đã
tạo ra một phong trào học tập và thi đua trong tất cả các giáo viên nhưng đến
nay hầu hết giáo viên chỉ có thể soạn được giáo án điện tử nhờ bộ công cụ
của MicroSoft Office mà cụ thể bằng Microsoft Powerpoint (PPT) một cách
cơ bản chứ chưa trở thành kỹ năng kỹ xảo được vì thế giáo viên còn gặp
nhiều khó khăn là điều không thể tránh khỏi.
Bởi lẽ giáo viên không chỉ có thiết kế những nội dung ẩn hiện của một
bài học đơn giản để thay cho bảng đen truyền thống mà các giáo viên T.A
còn làm thế nào để thiết kế những bài học có âm thanh sôi động của những


đoạn nhạc, đoạn phim minh họa, những audio hay các trò chơi trong PPT lôi
cuốn, hấp dẫn để kích thích hs tham gia cũng là điều mà nhiều giáo viên còn
đang nghiên cứu. Phải chăng, giáo viên dạy T.A gặp khó khăn trong việc sử
Trang
1
dụng các hiệu ứng nâng cao trong PPT như kỹ thuật dùng trigger hay lập
trình đối tượng…?
Nói cách khác, tất cả giáo viên T.A muốn sử dụng PPT để soạn giảng
đều bắt nguồn từ quá trình tự học và tự nghiên cứu chứ thường không theo
học một lớp soạn giảng PPT chuyên nghiệp nào. Hoặc thậm chí là có lớp do
các giáo viên tin học trực tiếp hướng dẫn giảng dạy thì đôi khi không cùng
chuyên môn nên khó giải đáp mọi thắc mắc của giáo viên T.A.
Vì thế, để gv có thể thiết kế những game bắt mắt, sôi động trên những
slide trình chiếu có tính tương tác giữa học sinh và giáo viên một cách
chuyên nghiệp nhằm thu hút học trò cùng tham gia như những show game
trên truyền hình, hay một số trò chơi nhanh như trên các trang web online
phải cần đến sự chuẩn bò kỹ lưỡng cũng như một chút kỹ thuật nâng cao thì
không phải giáo viên Tiếng Anh nào cũng có thể làm được. Một số gv có
thể làm ở mức độ đơn giản thì đôi khi lỗi kỹ thuật cũng gây đến sự nhàm
chán hay tranh cãi cho hs…
Là một giáo viên T.A, bản thân tôi cũng từng gặp rất nhiều khó khăn
khi ứng dụng CNTT trong soạn giáo án điện tử có tính tương tác. Song với
lòng say mê và tinh thần ham học hỏi nên từ một gv chưa có nhiều kinh
nghiệm trong soạn giáo án điện tử, tôi đã không ngừng tự nghiên cứu, học
tập, trao đổi nâng cao trình độ CNTT từ sách vở, bạn bè, Internet và cả các
chuyên gia CNTT trên các diễn đàn. Đến nay việc soạn giáo án điện tử
bằng PPT đã trở thành kỹ năng với nhiều kỹ xảo phong phú, tạo ra được
những bài giảng với nội dung đa dạng có lồng ghép các trò chơi sinh động,
đẹp mắt thu hút sự quan tâm của học trò và được các đồng nghiệp tham gia
góp ý, đánh giá cao trong thời gian qua.

Từ những nhận đònh trên, với mong muốn được chia sẻ những kinh
nghiệm mà tôi có được khi soạn giáo án điện tử bằng PPT, đặc biệt là những
vấn đề khó khăn khi thiết kế các trò chơi để dạy Tiếng Anh hiệu quả mà tôi
đã tự học và tích lũy trong những năm qua đến tất cả các bạn đồng nghiệp,
những người đang bắt đầu nghiên cứu hoặc chưa thành thạo như tôi ở các
năm trước, nhằm phần nào có thể giúp q đồng nghiệp giảm bớt thời gian tự
học và nghiên cứu. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài: “Kinh nghiệm thiết kế
các trò chơi trong power point để dạy Tiếng Anh hiệu quả.”
Trang
2
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
Ứng dụng CNTT vào giảng dạy đã được đề cập rất lâu và rất cụ thể
trong các Chỉ thò về giáo dục như: Chỉ thò 29 về việc"Ứng dụng và phát triển
CNTT trong giáo dục và đào tạo sẽ tạo ra một bước chuyển cơ bản trong quá
trình đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, học tập và
quản lí giáo dục" . Hay “đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục đào tạo ở
tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng dẫn học CNTT như là một
công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở các môn”.
Đặc biệt trong năm học 2008 – 2009 vừa qua là năm triển khai thực hiện Chỉ
thò số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về
tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai
đoạn 2008-2012 với chủ đề “Năm học đẩy mạnh ứng dụng CNTT, đổi mới
quản lý tài chính và xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thì
năm 2009-2010 chính là năm thứ hai tiếp tục triển khai thực hiện chỉ thò trên.
Song, để thực hiện các mục tiêu trên hiệu quả và ngày càng nâng cao
về chất lượng cũng như về số lượng thì mỗi trường cần có thêm một chiếc
máy chiếu (projector), một phòng học nghe-nhìn tương đối tốt. Bên cạnh đó,
cũng cần có những buổi workshop, seminar…để bàn về việc soạn giảng thế
nào cho hay, cho tốt từ đó tạo điều kiện cho giáo viên học tập trao đổi kinh

nghiệm.
Tuy nhiên, trước mắt khi những vấn đề trên chưa được đáp ứng kòp thời
thì việc giáo viên tự học và tự nghiên cứu để soạn giáo án điện tử là điều
hết sức cần thiết nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy nói chung và cho
môn Tiếng Anh nói riêng.
Do vậy, để có thể ứng dụng CNTT thành công nhất, mỗi giáo viên
chúng ta đều cố gắng hết sức tự học hỏi, tìm tòi, sáng tạo, không nên ngần
ngại hay rụt rè trao đổi với đồng nghiệp khác cốt để làm sao có thể ứng
dụng CNTT thật nhanh và hiệu quả vào trong từng đơn vò bài học có chất
lượng là điều tốt nhất. Từ đó phần nào đáp ứng được nhu cầu hiện nay cũng
như góp phần xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
2. Thực trạng vấn đề
Đại đa số gv đều hiểu rõ tầm quan trọng và ích lợi của việc ứng dụng
CNTT trong soạn giảng cũng như việc lồng ghép các trò chơi khi dạy Tiếng
Anh, đặc biệt là đối với hs THCS. Bộ môn cần nhiều tranh ảnh, âm thanh, và
Trang
3
những đoạn video clip minh hoạ đời sống thực của ngôn ngữ được sử dụng.
Nhưng đến nay cũng còn nhiều giáo viên ngại sử dụng giáo án điện tử vì
nghó rằng sẽ tốn thời gian để chuẩn bò một bài giảng. Việc thực hiện một bài
giảng một cách công phu bằng các dẫn chứng sống động trên các slide trong
các giờ học là điều mà các giáo viên thường hay tránh và không muốn nghó
đến. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng còn nhiều ý kiến cho rằng hs bây giờ rất lười
học, nghiện internet và games online rất nhiều nên để đạt chất lượng cao gv
phải làm việc rất vất vả, hướng dẫn cho hs làm bài tập được thì chiếm hết cả
thời gian. Một số gv khác cũng lo ngại, hs chơi nhiều quá thì không ghi chép
được gì, vì thế không học được nhiều. Điều này cũng phần nào hạn chế việc
thiết kế game khi dạy T.A nói chung và thiết kế trên PPT nói riêng.
Cơ sở vật chất còn thiếu thốn cũng là một trong những vấn đề ảnh
hưởng đến công tác giảng dạy bằng máy chiếu của giáo viên. Vì hầu hết tất

cả các trường hiện nay đều được trang bò máy chiếu tuy nhiên số lượng chỉ
có 1bộ/trường nên hạn chế trong việc giáo viên sử dụng thường xuyên. Hoặc
đôi khi bò trùng tiết với các giáo viên bộ môn khác. Điều đó phần nào ảnh
hưởng đến tính liên tục thực hành và giảng dạy của giáo viên.
Mặc khác, muốn “click” chuột để tiết dạy thực sự hiệu quả thì giáo viên
phải vất vả gấp nhiều lần so với cách dạy truyền thống. Ngoài kiến thức căn
bản về vi tính, sử dụng thành thạo phần mềm power point, giáo viên cần phải
có niềm đam mê thật sự vì công việc thiết kế đòi hỏi sự sáng tạo, sự nhạy bén,
tính thẩm mỹ để săn tìm tư liệu từ nhiều nguồn. Bên cạnh đó một số giáo viên
chưa trang bò cho mình hoặc chưa biết cách truy cập Internet, đây cũng chính là
lỗ hỗng lớn nếu không kòp thời khắc phục thì rất khó cho giáo viên trong việc
tìm kiếm và chia sẻ tư liệu để soạn giảng giáo án điện tử.
Hơn nữa qua trao đổi với các bạn đồng nghiệp, hầu hết đều nói
rằng mọi người thường gặp khó khăn nhất trong thiết kế trò chơi có tính
tương tác. Nghóa là, ngoài việc giáo viên tổ chức cho các em chơi nhưng sự
lựa chọn phải tuỳ thuộc vào các em thì giáo viên chưa làm được. Do đó
những trò mà giáo viên cho các em chơi dưới sự “ấn đònh” của giáo viên và
thực hành theo thứ tự đôi khi cứ lặp đi lặp lại dần ra chán nản mà thay đổi
thì chưa làm được và không biết hỏi ai. Tránh né hoặc bỏ qua việc thực hiện
dạy bằng CNTT một cách thường xuyên để quay về với phương pháp truyền
thống cho nhanh là điều dễ hiểu bởi cách lựa chọn của một số giáo viên.
Trang
4
Bên cạnh đó, một số giáo viên cho rằng việc thiết kế và thay đổi
games phong phú trong PPT bằng kỹ thuật tin học cao là rất khó, và mình là
giáo viên Tiếng anh thì không thể học được. Vì thế thông thường gv chỉ dạy
và thiết kế game đơn giản với phấn trắng bảng đen là nhiều chứ không áp
dụng với phương pháp dạy bằng PPT vì vô tình sẽ làm phản tác dụng của nó.
Mặc khác, phong trào soạn giảng giáo án điện tử cũng chỉ mới tập trung ở
một số gv yêu thích CNTT chứ chưa thực sự yêu cầu bắt buộc với tất cả gv.

Vì thế gv cũng chỉ làm vài tiết thí nghiệm chứ chưa đầu tư nghiên cứu kỹ.
Các trường học và phòng giáo dục cũng chưa tổ chức được các cuộc thi
trình chiếu bài giảng điện tử soạn bằng PPT giữa các gv với nhau nên thiếu
động lực học hỏi và thực hành của gv dẫn đến việc gv còn hạn chế rất nhiều
trong việc thiết kế bài giảng điện tử. Chính vì những khó khăn trên mà
các giáo viên chỉ ứng dụng CNTT khi có nhu cầu. Tức là chỉ có thao giảng hoặc
khi rãnh rỗi mới sử dụng. Tình trạng này cũng phổ biến trong các trường phổ
thông. Mục đích sử dụng máy tính, máy chiếu phục vụ cho công tác giảng dạy
chỉ được áp dụng trong các tình huống này.
Tuy nhiên, khảo sát hiệu quả từ phía học sinh cho thấy, nếu sử dụng
phương pháp dạy học truyền thống với phấn trắng bảng đen thì hiệu quả
mang lại chỉ có 50%, trong khi hiệu quả của phương pháp multêmedia (nhìn
- nghe) lên đến 90%. Đặc biệt các em rất thích học Tiếng Anh có lồng ghép
vào các trò chơi mà các trò chơi được thầy cô thiết kế gần như các trò em
chơi vi tính ở nhà thì thật tuyệt. Thực tế quan sát cho thấy, các em thường
không ý thức được rằng là mình đang học. Điều này là rất tốt vì phần nào
giáo viên đã làm được việc: Chơi mà học, học mà chơi. Gv đã góp phần xây
dựng mái trường thân thiện cho các em. Song, các em cũng nói rằng thời
gian các em được chơi thường không nhiều và cũng không thường xuyên.
Bên cạnh đó các em còn cho rằng, Tiếng Anh là môn học khó, khô khan
và ở tại tỉnh Gia Lai này các em hầu như cũng không có cơ hội để thực hành
ngôn ngữ ngoài đời. Việc học ngoại ngữ của các em chỉ vì cố lấy điểm cao
là chủ yếu chứ không phải vì cố học để có thể sử dụng làm phương tiện giao
tiếp sau này. Nếu giáo viên không cung cấp những bài học sinh động và bổ
ích để các em có thể liên hệ với thực tế và so sánh với Tiếng Việt thì các em
cũng chẳng biết học ở đâu vì ở Gia Lai cũng không có trung tâm ngoại ngữ
nào có nhiều người bản đòa giảng dạy cả. Vả lại việc sắm trang thiết bò gia
Trang
5
đình phục vụ công việc tự học Tiếng anh tại gia của các em không phải ai

cũng có được…
Tóm lại, giáo viên Tiếng Anh chúng ta cần nỗ lực nhiều hơn nữa mới có
thể đáp ứng nhu cầu thực tế. Giáo viên cũng cần giúp nhau và chia sẻ kinh
nghiệm cho nhau nhiều hơn nữa trong công tác soạn giảng với phương pháp
mới để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nước nhà.
3. Một số điểm nổi bật khi thiết kế games trong PPT
Trong giới hạn của đề tài, tôi xin không nói thêm về tác dụng của trò
chơi trong Tiếng anh mà chỉ xin đưa ra những kinh nghiệm làm thế nào để
có thể thiết kế một số game thông dụng trong PPT khi dạy Tiếng Anh tại
trường THCS. Và vì đây là lónh vực công nghệ nên khác hẳn về cách truyền
đạt và tiếp nhận thông tin đối với học sinh. Mặc khác so với một số hiệu ứng
của các phần mềm khác thì PPT hơn hẳn về mặt hình thức cũng như các ứng
dụng kỹ thuật của nó trong thiết kế bài giảng điện tử.
Thứ hai, khi thiết kế game trong PPT hầu hết chúng ta sử dụng kỹ thuật
trigger và lập trình đối tượng visual basic được MS powerpoint hỗ trợ sẵn
nên hệ điều hành máy tính chỉ cần bộ phần mềm MS Office là đủ.
Thứ ba, tính mới “tính tng tác và phụ thuộc vào đối tượng” là một
trong những hiệu ứng trong Powerpoint, đây không phải là vấn đề mới
nhưng nó có tính mới đối với giảng dạy theo hình thức này.
Thứ tư, kinh nghiệm mà tôi chia sẻ cũng là điều mà chắc rằng những
giáo viên còn bỡ ngỡ và chưa thành thạo soạn giảng GT có thể tham
khảo và sử dụng được. Phần nào mang lại sự phấn khích cho học sinh
cũng như thu hút tất cả hs học T.A đạt kết quả cao hơn. Đặc biệt là các hs
yếu kém.
4. Kinh nghiệm thiết kế các games thông dụng để dạy T.Anh hiệu quả
Trong những năm qua, tôi đã thực hiện thành công một số trò chơi thông
dụng khi dạy Tiếng Anh tại trường THCS, cụ thể đối với 2 khối lớp 6 và 8
mà tôi phụ trách giảng dạy. Các bài học của tôi đã mang lại cho các em sự
phấn khởi, niềm đam mê yêu thích môn Tiếng Anh, dù cho các em là học
sinh khá giỏi cũng như học sinh yếu kém. Cũng chính nhờ điều này mà chất

lượng giảng dạy của tôi mỗi năm đều cao hơn năm trước. Vì vậy tôi xin chia
sẻ 10 ví dụ games thông dụng mà tôi đã thực hiện thành công và hiệu quả
như sau:
4.1. BRAINSTORMING/ NETWORKS
Trang
6
-Mục đích : Dùng để WARM UP (Ôn lại những từ đã học)
Từ trước đến nay, BRAINSTORMING/ NETWORKS thường dùng chơi
trên bảng là nhanh nhất vì khi gv khơi gợi đến đâu, hs nói đến đó và gv ghi
trực tiếp câu trả lời của hs lên bảng.
Để ứng dụng trong PPT có thể sẽ chiếm nhiều thời gian hơn trong quá
trình thiết kế và giảng dạy. Song điều đó hoàn toàn có thể khắc phục được vì
giáo viên thao tác nhanh thì vấn đề thời gian viết bảng và đánh máy trực
tiếp không chênh lệch bao nhiêu. Mặc khác chúng ta lại có thể chỉnh sửa để
dùng thiết kế cho nhiều lần sau. Do vậy tôi đã khắc phục được những hạn
chế này và thiết kế trên PPT thành công. Để thiết kế trong PPT, tôi đã dùng
Textbox trong Control Toolbox để có thể tương tác với học sinh khi trình
chiếu. Nghóa là nếu chỉ làm ở mức độ cơ bản thì không thể tương tác qua lại
trong khi trình chiếu, gv không thể bổ sung thêm những gì hs nói ra. Cụ thể
là trong khi trình chiếu các slide của PowerPoint thì bất cứ thao tác nào trên
bàn phím hoặc con trỏ chuột đều chỉ làm cho một đối tượng hay slide nào đó
xuất hiện, do đó không thể viết một đoạn text khi trình chiếu bình thường
được. Tuy nhiên, cách thức sử dụng TextBox trong Control Toolbox lại cho
phép người dùng bổ sung thêm văn bản ngay cả khi chương trình đang được
trình chiếu. Điều thú vò là tiện ích này luôn có sẵn trong chương trình
PowerPoint và để sử dụng nó lại rất đơn giản và dễ dàng. Ví dụ khi dạy
English 8-Unit 1- Lesson 1 : Getting started. Listen and read ; tôi đã thiết
kế trò chơi như sau :
-Cách làm cụ thể như sau :
Trang

7
nh chụp màn
hình đang
trình chiếu,
một số từ đã
được ghi và
một số khung
chưa ghi.
Khung này
đang ghi.
+Bước 1 : Mở file PPT, vào View chọn Toolbars  Control
Toolbox.
+Bước 2: Vào AutoShapes vẽ 1 vòng tròn và các mũi tên. Ở vòng tròn
chính bấm chuột phải, chọn Add Text để ghi từ chủ đạo cần elicit ra. Tiếp
theo, tại thanh công cụ Control Toolbox, chọn vào ô Textbox (ô có chữ abc),
sau đó chuột sẽ có dấu cộng (+), rê chuột đến mũi tên trên màn hình và kéo
chuột vẽ thành một ô vuông. Khung ô Textbox màu trắng xuất hiện như bò
lõm vào trong.
+Bước 3 : Bấm phải tại ô Text Box vừa tạo, chọn Properties và thiết
lập các thông số sau:
+Bước 4 : Copy ô vuông đó và dán vào các mũi tên còn lại.
*Lưu ý : Nếu muốn tạo các ô có màu thì tại BackColor chọn màu tùy ý,
và muốn thay đổi kiểu chữ thì tại Font chọn kiểu chữ và cỡ chữ.
Chỉ với các thao tác đơn giản như thế, tôi đã có một bản trình diễn có
thể bổ sung văn bản khi trình chiếu. Công việc lúc này là bấm F5 để thực
hiện trình chiếu và xem kết quả.
Tất nhiên, phương pháp này cho phép chúng ta nhập văn bản trong chế độ
trình chiếu nhưng lại không thể bổ sung văn bản trong khi đang ở chế độ thiết kế.
Văn bản được nhập sẽ được lưu lại tự động vào ô TextBox đã tạo. Và với cách
thức đơn giản trên, ngoài thiết kế trò chơi Brainstorming hay Networks, tôi còn

có thể tạo ra các bài giảng khác như dạng bổ sung các bài tập dạng trắc nghiệm
đơn giản và nhiều bài tập khác để hỗ trợ cho bài học thêm phong phú.
Trang
8
ExterKeyBehavior: chọn
True (cho phép viết vào
đoạn text).
MultiLine: chọn True (để
có thể viết được nhiều
dòng, nếu một ơ viết 2
dòng trở lên).
Ngoài ra, trong quá trình
dạy để hs thấy rằng các
slide trình chiếu của tôi
không chỉ có những gì
tôi ‘‘sắp đặt ’’ và yêu cầu
hs nghe hay làm theo nên
bằng cách thiết kế này tôi
đã gọi một số hs có thể
đánh máy tính nhanh lên
gõ trực tiếp các câu trả lời
của các em. Điều này làm cho các em cảm thấy không có gì khác lắm so với
khi làm trên bảng đen và phần nào khích lệ sự yêu thích học ngoại ngữ của
các em. Một ví dụ khác khi dạy English 8-Unit 1- Lesson 6 : Language
Focus, tôi đã sử dụng tiện ích này để thiết kế bài tập như hình trên.
Với bài tập này, hs sẽ sử dụng bàn phím và gõ chữ vào ô trống của bất kỳ
câu trả lời nào mà các em có thể làm được. Sau đó gv feedback và sửa lại cho
đúng.
Như vậy, nhờ sự thiết kế này mà mang lại cho tôi bài giảng hiệu quả,
không có khoảng cách giữa người chiếu và người xem. Mà thay vào đó là sự

phối kết hợp giữa dạy học và thực hành của hs và gv.
4.2. WHAT AND WHERE
- Mục đích : Check Vocabulary (Kiểm tra từ vựng vừa mới học xong)
- Cách thực hiện: Nếu như các trò chơi Rub out and Remember hay
Slap the board chỉ thiết kế đơn giản là cho từ xuất hiện và biến mất theo thứ
tự dưới sự điều khiển nhanh của gv, thì với What and Where lại khác.
Chúng ta phải cho nó xuất hiện từng từ sau khi biến mất mà không theo trật
tự nên tôi đã dùng Trigger trong Effect options để thiết kế mới thực hiện
được.
+Bước 1 : Mở PPT, vào AutoShapes vào Stars and Banners để vẽ các vòng
tròn. Dùng Textbox viết các từ chồng lên các vòng tròn.
+Bước 2 : Chọn hiệu ứng xuất hiện cho tất cả các từ. Sau đó lại chọn hiệu
ứng biến mất cho các từ lần nữa.
Trang
9
+Bước 3 : Chọn từ đầu tiên trong vòng tròn 1 chọn thêm một hiệu ứng
xuất hiện bất kỳ. Tại thanh hiệu ứng chọn Effect options Chọn Timing
Trigger  Tại Start Effect on click of chọn liên kết vòng tròn 1 OK.
Làm tương tự các từ với các
vòng tròn còn lại. Vậy khi
nhấp chuột vào vòng tròn nào
thì từ đó sẽ xuất hiện. Như ví
dụ khi dạy English 6-Unit 2:
A1-2, tôi đã thiết kế như hình
bên :
Với trò chơi này sẽ giúp
hs rèn luyện trí nhớ, có thể thuộc từ vựng ngay khi học xong. Và cùng với
thủ thuật thiết kế như trên đã giúp tôi có thể điều khiển chuột vào bất kỳ
hình tròn nào mà không sợ nhầm lẫn nội dung.
4.3. HANGMAN

- Mục đích: Dùng để WARM UP (kiểm tra từ vựng đã học)
- Đây là một trong những trò chơi dùng để Warm up mà hs rất yêu thích.
Trò chơi cũng giúp cho các em có được sự hưng phấn và tâm lý sẵn sàng khi
tiếp nhận một bài học mới. Và đặc biệt khi thiết kế trong PPT tôi đã giúp hs có
thêm sự tò mò, hồi hộp cùng với những âm thanh vui tai và hình ảnh lạ mắt.
Với những trò chơi warm up như thế này thì dù có tiết 1 (buổi chiều thường
buồn ngủ) hay tiết 5 (mệt mỏi, đói bụng) hs cũng quên ngay cái cảm giác chán
nản ấy mà chỉ chú tâm vào bài học. Từ đó giúp các em ngày một yêu thích môn
TA hơn.
Cách thực hiện : Trò chơi được tiến hành cho cả lớp. Mỗi thành viên sẽ
được đoán một chữ cái duy nhất, và chữ cái đã đoán sẽ biến mất. Nếu đoán
đúng sẽ xuất hiện trên ô chữ, chữ cái không đoán đúng sẽ mất đi và khuôn
mặt thất vọng xuất hiện. Hs bò ghi một nét trong cái giá treo cổ. Sau 7 lần
không đoán đúng thì chiếc giá treo cổ hoàn tất và hs sẽ bò thua. Ví dụ khi
dạy English 8-Unit 4-Listen, tôi đã thiết kế trò chơi này như sau :
Trang
10
Trước khi chơi

Đã tìm ra được từ FOLKTALE

×