Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại NHĐT&PT Việt Nam – Chi nhánh Hà Thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 53 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Lời mở đầu
Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa và hội nhập như hiện nay, việc
quan hệ, giao lưu buôn bán, kí kết hợp đồng giữa các bên đã trở nên quen
thuộc với mọi hoạt động của nền kinh tế. Tuy nhiên, không phải với bất kì
đối tác nào ta cũng có thể giao cho họ tài sản và vốn của mình, mà cần có
một căn cứ để bảo đảm cho chúng. Vì vậy, bảo lãnh Ngân hàng ra đời như
một tất yếu khách quan.
Ra đời vào khoảng những năm 60 của thế kỉ XX, bảo lãnh ngân hàng
(sau đây gọi tắt là bảo lãnh) ngày càng phát triển và đóng vai trò quan
trọng đối với nền kinh tế, ở Việt Nam, bảo lãnh mới chỉ xuất hiện vào những
năm 90 phục vụ chủ yếu cho lĩnh vực tín dụng và thanh toán quốc tế. Theo
thời gian, bảo lãnh ngày càng bao trùm lên mọi lĩnh vực. Các loại bảo lãnh
ngày càng trở nên đa dạng hơn, ngày càng khẳng định được vị thế của mình
trong nền kinh tế. BIDV nói chung và BIDV chi nhánh hà thành nói riêng là
một trong những ngân hàng đầu tiên thực hiện bảo lãnh cho khách hàng.
Hoạt động bảo lãnh mang lại lợi ích to lớn cho BIDV-chi nhánh Hà Thành,
giúp chi nhánh tăng thu nhập, thu hút khách hàng, nâng cao uy tín, tăng
tính cạnh tranh của ngân hàng trong và ngoài nước… Tuy nhiên, hoạt động
bảo lãnh tại chi nhánh còn những khó khăn hạn chế cần có giải pháp tháo
gỡ để hoàn thiện và phát triển. Trong quá trình thực tập, nhận thức vai trò
quan trọng của nghiệp vụ bảo lãnh cũng như hạn chế của nó tại BIDV – chi
nhánh Hà Thành, tôi quyết định chọn đề tài :“Hoàn thiện và phát triển
nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam –
Chi nhánh Hà Thành” làm chuyên đề tốt nghiệp. Với đề tài này, tôi rất
mong có được sự hiểu biết sâu hơn, kỹ hơn về hoạt động bảo lãnh của cả hệ
thống Ngân hàng Việt Nam nói chung và Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển -
chi nhánh Hà Thành nói riêng. Tuy nhiên, do kinh nghiệm bản thân còn
chưa nhiều, do đó chuyên đề của tôi chắc chắn không thể tránh được những
thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý của các thầy cô trong
khoa Tài Chính - Ngân hàngvà các anh chị trong phòng Tín Dụng - chi


nhánh Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Hà Thành.
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Ngoài lời mở đầu và kết luận, chuyên đề của tôi được chia ra làm 3
phần:
− Chương 1: Khái quát về hoạt động bảo lãnh của ngân hàng thương
mại
− Chương 2: Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Đầu Tư và
Phát Triển Việt Nam – Chi nhánh Hà Thành.
− Chương 3: Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh ở Ngân hàng
Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Thành
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh chị trong phòng quản
trị tín dụng Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam - Chi nhánh Hà
Thành và các thầy cô trong khoa Tài chính - Ngân hàng đã giúp tôi hoàn
thành chuyên đề của mình.
Sinh viên: Nguyễn Thành Công Lớp NHG - K9
2
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1.1. Khái quát về NHTM
1.1.1. Khái niệm về NHTM
Theo Lênin, NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt hoạt động trong lĩnh
vực tài chính tiền tệ
Theo luật NHNN Việt Nam: Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh
doanh trên lĩnh vực tiền tệ tín dụng, hoạt động thường xuyên và chủ yếu của
nó là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số
tiền đó để cho vay, đầu tư cho nền kinh tế.
Quá trình phát triển của các ngân hàng qua các thời kỳ:
− Thế kỷ XV, các NHTM hoạt động với ba chức năng chủ yếu là đổi

tiền, thanh toán và cho vay. Hoạt động của các NH mang tính chất kiêm
nhiệm, trong đó, các cửa hàng vàng bạc kiêm luôn ba chức năng này của
NH.
− Đến thế kỷ XVIII, các NH thực sự được tách ra, tạo thành các doanh
nghiệp chỉ hoạt động trên lĩnh vực tiền tệ. Khác với hiện nay, NH nào cũng
có khả năng phát hành giấy bạc vào lưu thông mà không bị hạn chế số lượng
NH phát hành. Do đó mà sự điều tiết của nhà nước thời kỳ bị hạn chế.
− Từ thế kỷ XVIII đến cuối thế kỷ XIX, Chính phủ tiến hành hạn chế
số lượng NH phát hành, chỉ NH lớn mới đủ điều kiện để đưa tiền vào lưu
thông. Các NH này đều là các NH tư nhân.
− Từ đầu thế kỷ XX đến nay, nhất là sau cuộc khủng khoảng 29-33,
xuất hiện một số nguyên nhân do Chính phủ không kiểm soát được chính
sách tài chính tiền tệ. Sau đó, hầu hết các NH phát hành đều được quốc hữu
hoá để giúp nhà nước được thực hiện các chính sách của mình có hiệu quả
hơn.
Sinh viên: Nguyễn Thành Công Lớp NHG - K9
3
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
− Từ đây, hệ thống NHTM được chia làm hai cấp: Cấp quản lý và cấp
kinh doanh:
 Các NHNN thay thế cho NH phát hành trước đó, giữ chức năng
quản lý nhà nước về tiền tệ và chịu sự kiểm soát chặt chẽ của Chính phủ.
 Các NHTM và các trung gian tài chính khác: các thành phần này
hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và chịu sự chi phối của NHNN.
1.1.2. Hoạt động cơ bản của NHTM.
a. Hoạt động huy động vốn:
Đây là hoạt động nhằm tạo lập nguồn vốn kinh doanh cho NH. Là một
tổ chức kinh doanh tiền tệ, nên tạo nguồn vốn của NH là một yếu tố quyết
định tới qui mô hoạt động và uy tín của NH trên thị trường. Đây là hoạt
động cơ bản của NH, nó ảnh hưởng rất nhiều tới tình hình hoạt động của

NH.
Hoạt động này chủ yếu gồm các hoạt động sau:
− Nguồn tiền gửi không kì hạn.
− Tiết kiệm tạm thời nhàn rỗi của dân cư.
− Nguồn vốn đi vay NHNN, NHTM khác.
− Nguồn vốn thông qua phát hành trái phiếu, kì phiếu.
− Nguồn vốn chủ sở hữu.
− Nguồn vốn khác: Nguồn uỷ thác đầu tư và các nguồn không phổ
biến và thường xuyên khác.
b. Hoạt động sử dụng vốn:
− Hoạt động ngân quĩ: Đây là hoạt động mang tính chất dự trữ.
 Dự trữ bắt buộc: Đây là khoản dự trữ mà các NHTM phải nộp
vào tài khoản tại NHNN nhằm thực hiện một số mục tiêu đề ra
 Dự trữ vượt quá: Khoản tiền này tồn tại dưới 3 hình thức: Tiền
mặt tại quĩ, tài khoản tiền gửi NHNN và tiền mặt trong quá trình thu
− Hoạt động cho vay: Về thực chất, NH huy động vốn rồi lại cho vay.
Đây chính là quá trình NH đi vay rồi sau đó nhường lại quyền sử dụng vốn
Sinh viên: Nguyễn Thành Công Lớp NHG - K9
4
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
cho người khác, sau một thời gian NH sẽ thu được cả gốc và lãi. Tùy thuộc
vào tiêu chí mà cho vay được chia thành nhiều loại khác nhau:
 Căn cứ vào thời hạn khoản vay: Cho vay được chia thành 3 loại
 Cho vay ngắn hạn
 Cho vay trung hạn
 Cho vay dài hạn
 Căn cứ vào tài sản đảm bảo:
 Cho vay không có tài sản đảm bảo: Tín chấp, bảo lãnh
 Cho vay có tài sản đảm bảo: Thế chấp, cầm cố
 Căn cứ vào hạn mức tín dụng:

 Cho vay trong hạn mức: Số dư nhỏ hơn hoặc bằng qui mô
hạn mức
 Cho vay ngoài hạn mức: Số dư lớn hơn qui mô hạn mức.
 Cho vay quá ngạch
 Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn: NH cho khách hàng vay để sản
xuất kinh doanh, để phát triển nhà ở, mua xe…
− Các hoạt động đầu tư: NH tham gia các hoạt động hùn vốn, góp vốn
hình thành vốn chủ sở hữu cho các dự án đầu tư. Bên cạnh mục tiêu tìm
kiếm thêm thu nhập, NH tham gia các hoạt động đầu tư còn để thâm nhập
thị trường, vào nền kinh tế để thu thập thêm thông tin, phục vụ hoạt động
cho vay.Có rất nhiều hình thức đầu tư khác nhau, nhưng chủ yếu các NH
tham gia vào 3 hình thức:
 Đầu tư vào chứng khoán
 Đầu tư vào các doanh nghiệp
 Đầu tư hùn vốn vào dự án
− Hoạt động sử dụng vốn khác: NH sẽ đầu tư vào các hoạt động quảng
cáo, quảng bá, tài trợ… để quảng bá cho thương hiệu của mình.
c. Nghiệp vụ trung gian.
− Nghiệp vụ chuyển tiền: NH làm theo lệnh của NH chuyển tiền cho
một người khác. Đây là phương pháp chuyển tiền nhanh, chi phí thấp hơn
nhiều so với các loại hình chuyển tiền khác.
Sinh viên: Nguyễn Thành Công Lớp NHG - K9
5
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
− Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt: Dịch vụ này chưa phổ biến
ở VN, nhưng đối với các nước khác trên thế giới, đây là dịch vụ mà hầu hết
mọi người đều sử dụng một cách thường xuyên và liên tục. Dịch vụ này có
thể bao gồm thanh toán bù trừ, thanh toán Séc, L/C, thanh toán bằng ủy
nhiệm thu, ủy nhiệm chi, thanh toán bằng hối phiếu…
− Cung cấp các dịch vụ tài chính: Đối với các nước phát triển trên thế

giới, hoạt động này chiếm một tỷ trọng khá lớn trong các hoạt động của NH
(lên tới 80% trong tổng thu của NH), hoạt động này bao gồm dịch vụ môi
giới, tư vấn, ủy thác, bảo lãnh và các tiện ích khác.
1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG
1.2.1 Khái niệm về hoạt động bảo lãnh NH:
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về bảo lãnh ngân hàng,mỗi quốc gia
có những định nghĩa khác nhau nhưng xét về bản chất thì giống nhau nghiệp
vụ bảo lãnh ngân hàng mang tính chất quốc tế .
Theo từ điển pháp luật Mĩ, bảo lãnh là sự thoả thuận, mà theo người
bảo lãnh chấp thuận sẽ thực hiện nghĩa vụ nợ của bên thứ nợ khi bên nợ
không trả nợ; hoặc là việc bên bảo lãnh bảo đảm hay hứa thực hiện nghĩa vụ
của bên có nghĩa vụ trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thưc hiện.
Theo điều 361 luật dân sự việt nam “bảo lãnh là việc người thứ ba (sau
đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận
bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên
được bảo lãnh) nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh thực hiện hoặc
thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận về việc bên
bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả
năng thực hiện nghĩa vụ của mình”.
Theo điều 2, theo qui chế bảo lãnh ngân hàng ban hành kèm theo quyết
định số 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/06/2006 của thống đốc NH Việt
Nam:” Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng
(bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa
vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không
thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo
Sinh viên: Nguyễn Thành Công Lớp NHG - K9
6
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã
được trả thay”.

Như vậy có thể thấy, bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản, khi
tham gia bảo lãnh, ngân hàng không cần bỏ vốn mà chỉ sử dụng uy tín và
năng lực tài chính của mình để đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết.
1.2.2 Đặc điểm của hoạt động bảo lãnh NH:
a. Bảo lãnh là mối quan hệ nhiều bên, phụ thuộc lẫn nhau:
Trong nghiệp vụ bảo lãnh thường có sự kết hợp giữa 3 hợp đồng độc
lập: Hợp đồng giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh, hợp đồng giữa bên
được bảo lãnh và bên bảo lãnh, hợp đồng giữa bên nhận bảo lãnh và bên
được bảo lãnh.
Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa các bên trong bảo lãnh NH.
Tuy có sự phân chia, nhưng ba mối quan hệ này vẫn liên hệ và có ảnh
hưởng lẫn nhau. Mỗi bên có trách nhiệm thực hiện hợp đồng với hai bên còn
lại.
b. Tính độc lập của bảo lãnh:
Bảo lãnh NH có tính độc lập so với hợp đồng (hợp đồng cơ sở mà bảo
lãnh lấy làm căn cứ). Mặc dù mục đích của bảo lãnh NH là bồi hoàn cho
người thụ hưởng những thiệt hại từ việc không thực hiện hợp đồng của
người được bảo lãnh trong quan hệ hợp đồng của người được bảo lãnh,
Sinh viên: Nguyễn Thành Công Lớp NHG - K9
Hợp đồng 2
(cam kết bảo lãnh)
Hợp đồng 1
(Hợp đồng bảo lãnh)
Ngân hàng
Bên được bảo
lãnh
Bên nhận bảo
lãnh
Hợp đồng 3:
(Cung cấp hàng

hóa dịch vụ)
7
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
nhưng việc thanh toán của một bảo lãnh chỉ hoàn toàn căn cứ vào các điều
khoản và điều kiện như được qui định trong bảo lãnh.
Tính độc lập của bảo lãnh NH còn thể hiện ở sự độc lập giữa trách
nhiệm thanh toán của NH với mối quan hệ khách hàng. NH không thể viện
lý do bên được bảo lãnh còn nợ tiền NH, bên được bảo lãnh phá sản…. để trì
hoãn việc thanh toán cho bên nhận bảo lãnh khi bên nhận bảo lãnh đưa ra
đầy đủ chứng từ…
c. Tính phù hợp của bảo lãnh:
Khi người thụ hưởng bảo lãnh đến yêu cầu NH thanh toán thì NH có
trách nhiệm kiểm tra các chứng từ do người thụ hưởng xuất trình. NH bảo
lãnh có quyền từ chối thanh toán nếu như chứng từ có dấu hiệu không hợp lệ
hay những điều kiện của bảo lãnh không được đáp ứng.
d. Bảo lãnh NH là một hoạt động ngoại bảng:
Bảo lãnh NH là hình thức tài trợ thông qua uy tín. NH không phải xuất
tiền ngay khi bảo lãnh do đó bảo lãnh được coi là một tài sản ngoại bảng.
Bảo lãnh NH chỉ được xếp vào nội bảng khi NH phải thực hiện nghĩa
vụ bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh. Lúc này nó được xếp vào loại tài sản
xấu cấu thành nợ quá hạn. Như vậy bảo lãnh cũng chứa đựng rủi ro như một
khoản cho vay đòi hỏi NH phải phân tích kỹ khách hàng trước khi nhận bảo
lãnh.
1.2.3 Chức năng của hoạt động bảo lãnh.
a. Bảo lãnh ngân hàng là một công cụ bảo đảm:
Đây là chức năng quan trọng nhất của bảo lãnh. Mục đích của bảo lãnh
là một khoản bồi hoàn tài chính cho người thụ hưởng bảo lãnh những thiệt
hại do hành vi phạm hợp đồng của người được bảo lãnh gây ra. Bởi vậy bảo
lãnh mang chức năng bảo đảm hơn là chức năng thanh toán. Đặc biệt, nếu
đó là những bảo lãnh cho những hợp đồng thi công, dự thầu, hay đảm bảo

chất lượng công trình… không mang tính mua bán hay thanh toán thì chức
năng bảo lãnh càng thể hiện rõ hơn.
b. Bảo lãnh ngân hàng là một công cụ tài trợ:
Sinh viên: Nguyễn Thành Công Lớp NHG - K9
8
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Bảo lãnh là một công cụ mà NH đưa ra nhằm tài trợ cho khách hàng
của mình hay tạo ra những thuận lợi, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh
doanh được thực hiện liên tục có hiệu quả. Đối với bên được bảo lãnh, bảo
lãnh thực sự là một công cụ tài trợ về mặt tài chính. Đối với thương mại
quốc tế, bảo lãnh được biết đến như là một công cụ tài trợ cho xuất khẩu.
Đối với thị trường chứng khoán ở những nước phát triển, NH là người bảo
lãnh tài trợ cho các DN phát hành chứng khoán…
c. Bảo lãnh ngân hàng có chức năng đôn đốc thúc đẩy hoàn thành hợp
đồng:
Chức năng này xuất phát từ người được bảo lãnh, có thể bị người thụ
hưởng yêu cầu thanh toán bất kỳ lúc nào trong thời gian hiệu lực của bảo
lãnh nếu như họ vi phạm hợp đồng và ở bất kể mức độ nào, là bao nhiêu.
Người được bảo lãnh luôn chịu áp lực của việc phải bồi hoàn bảo lãnh.
Chính vì vậy bảo lãnh như có tác dụng thúc đẩy người được bảo lãnh hoàn
tất hợp đồng đã được ký kết và hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn.
1.2.4 Vai trò của hoạt động bão lãnh:
a. Đối với nền kinh tế:
Bảo lãnh đóng vai trò là chất xúc tác thương mại. Có bảo lãnh, việc
thực hiện hợp đồng, vay vốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh… trở
nên thuận lợi hơn.
Nhu cầu về vốn luôn luôn là nhu cầu cấp thiết, nhất là trong điều kiện
hiện nay, khi xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, việc vay vốn nước ngoài
trở nên phổ biến và đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, khoảng cách địa
lý, bất đồng ngôn ngữ là những trở ngại khiến các thành viên không hiểu rõ

nhau. Do đó, trong quan hệ hợp tác, nhất thiết phải có hoạt động bảo lãnh
đảm bảo cho quyền lợi của các bên.
b. Đối với doanh nghiệp:
− Bên được bảo lãnh:
Sinh viên: Nguyễn Thành Công Lớp NHG - K9
9
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Bảo lãnh ra đời đã trở thành công cụ tài trợ, giúp bên được bảo lãnh có
thể vay vốn với chi phí thấp hơn. Có thể sử dụng được nguồn vốn một cách
triệt để và tối ưu nhất.
Ngoài ra, bảo lãnh còn giúp bên được bảo lãnh có thể tiếp cận được với
những dự án, những hợp đồng… ngay cả khi họ chưa có đủ uy tín đối với
đối tác, mặc dù họ hoàn toàn có khả năng và phương tiện thực hiện hợp
đồng.
Bên được bảo lãnh thường xuyên chịu sự giám sát của NH, do vậy
cũng là động lực thúc đẩy doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, có trách nhiệm
hơn và hoàn thành các nghĩa vụ của mình đối với bên nhận bảo lãnh.
− Bên nhận bảo lãnh:
Bảo lãnh là công cụ bảo đảm quyền lợi cho họ. Có bảo lãnh, bên nhận
bảo lãnh sẽ ít có nguy cơ bị thiệt hại hơn bởi tổ chức bảo lãnh phải là tổ
chức được họ tín nhiệm. Nếu có rủi ro xảy ra, khi đối tác của họ (bên được
bảo lãnh) không thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng và không bồi
thường cho bên nhận bảo lãnh những thiệt hại, bên nhận bảo lãnh sẽ đưa ra
các hồ sơ liên quan chứng minh cho sự sai phạm đó, và sẽ nhận được bồi
thường của NH phát hành bảo lãnh.
c. NH phát hành bảo lãnh:
Đối với ngân hàng, bảo lãnh là một trong các dịch vụ mà ngân hàng
cung cấp cho nền kinh tế. Bảo lãnh đem lại lợi ích trực tiếp cho ngân hàng
đó là phí bảo lãnh. Phí bảo lãnh đóng góp vào lợi nhuận ngân hàng một
khoản không nhỏ, chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng phí dịch vụ của các ngân

hàng hiện nay.
Không chỉ đóng góp vào lợi nhuận, bảo lãnh còn làm đa dạng hoá các
loại hình dịch vụ, giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro mất vốn. Mặt khác, thực
hiện nghiệp vụ bảo lãnh giúp ngân hàng làm tốt hơn chính sách khách hàng,
vừa giúp ngân hàng gắn bó với khách hàng truyền thống, vừa thu hút khách
hàng mới. Ngoài ra, bảo lãnh nâng cao uy tín và tăng cường quan hệ của
ngân hàng đặc biệt là trên trường quốc tế. Thông qua bảo lãnh, ngân hàng
tạo được thế mạnh, uy tín giúp tăng thêm khách hàng và lợi nhuận.
Sinh viên: Nguyễn Thành Công Lớp NHG - K9
10
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
1.2.5 Phân loại bảo lãnh.
a. Phân loại theo mục đích bảo lãnh:
− Bảo lãnh vay vốn: là một bảo lãnh NH do NH phát hành cho bên
nhận bảo lãnh, về việc cam kết trả nợ thay cho khách hàng trong trường hợp
khách hàng không trả nợ hoặc trả nợ không đầy đủ, đúng hạn.
Bảo lãnh vay vốn bao gồm hai loại:
 Bảo lãnh vay vốn trong nước.
 Bảo lãnh vay vốn nước ngoài: Chủ yếu dưới hình thức bảo lãnh mở
L/C trả chậm.
− Bảo lãnh thanh toán: Là một bảo lãnh NH do NH phát hành cho bên
nhận bảo lãnh cam kết sẽ thanh toán thay cho khách hàng trong trường hợp
khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình
khi đến hạn.
− Bảo lãnh dự thầu: Là một bảo lãnh NH do NH phát hành cho bên
mời thầu để bảo đảm cho nghĩa vụ tham gia dự thầu của khách hàng. Trường
hợp khách hàng bị phạt do vi phạm qui chế dự thầu mà không nộp hoặc nộp
không đủ tiền phạt cho bên mời thầu thì NH thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã
cam kết.
− Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: Là bảo lãnh do NH phát hành cho bên

nhận bảo lãnh bảo đảm việc thực hiện đúng, đầy đủ các nghĩa vụ của khách
hàng với bên nhận bảo lãnh theo hợp đồng đã ký kết. Trường hợp khách
hàng không thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ trong hợp đồng, NH thực
hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết.
− Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm: là một bảo lãnh NH do tổ
chức tín dụng phát hành cho bên nhận bảo lãnh bảo đảm khách hàng thực
hiện đúng các thỏa thuận về chất lượng của sản phẩm theo hợp đồng đã ký
kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng bị phạt tiền do không
thực hiện đúng các thỏa thuận trong hợp đồng về chất lượng sản phẩm với
bên nhận bảo lãnh mà không nộp hoặc không nộp đủ tiền phạt cho bên nhận
bảo lãnh, tổ chức tín dụng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết.
Sinh viên: Nguyễn Thành Công Lớp NHG - K9
11
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
− Bảo lãnh hoàn thanh toán: là một bảo lãnh NH do tổ chức tín dụng
phát hành cho bên nhận bảo lãnh về việc bảo đảm hợp đồng đã ký kết với
bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm các cam kết với bên
nhận bảo lãnh, và phải hoàn trả tiền ứng trước nhưng không hoàn trả hoặc
hoàn trả không đầy đủ số tiền ứng trước cho bên nhận bảo lãnh thì tổ chức
tín dụng sẽ hoàn trả số tiền ứng trước cho bên nhận bảo lãnh.
b. Phân loại dựa vào phương thức phát hành bảo lãnh:
− Bảo lãnh trực tiếp: Là một bảo lãnh mà trong đó, NH phát hành bảo
lãnh chịu trách nhiệm trực tiếp cho bên được bảo lãnh, người được bảo lãnh
chịu trách nhiệm bồi hoàn trực tiếp cho NH phát hành bảo lãnh.
Tuy nhiên, thực tế không phải lúc nào bảo lãnh cũng chỉ là mối quan hệ
giữa 3 bên như trên. Nếu người thụ hưởng là nước ngoài, NH phục vụ người
được bảo lãnh sẽ thông qua mối quan hệ đại lý của mình, yêu cầu một NH
đóng trụ sở tại nước người thụ hưởng chuyển thư bảo lãnh (NH phục vụ
người được bảo lãnh gọi là NH phát hành; NH có trụ sở tại nước người thụ
hưởng là NH thông báo).

− Bảo lãnh gián tiếp: Là loại bảo lãnh mà trong đó, NH bảo lãnh đã
phát hành bảo lãnh theo chỉ thị của một NH trung gian (NH chỉ thị) phục vụ
cho người được bảo lãnh dựa trên một bảo lãnh khác gọi là bảo lãnh đối
ứng. Người được bảo lãnh không phải bồi hoàn trực tiếp cho NH phát hành
bảo lãnh mà chính NH chỉ thị chịu trách nhiệm bồi hoàn.
Như vậy, trong bảo lãnh gián tiếp có ít nhất 4 thành phần tham gia: NH
phát hành bảo lãnh, NH chỉ thị, bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh.
Trong một số trường hợp cũng có thể xuất hiện một NH giữ vai trò thông
báo như trong bảo lãnh trực tiếp.
c.Các hình thức khác:
Ngoài các cách phân loại như trên, còn có thể tồn tại nhiều hình thức
khác như:
Sinh viên: Nguyễn Thành Công Lớp NHG - K9
12
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
− Bảo lãnh hải quan: Trong trường hợp hàng hóa được nhập khẩu vào
một nước nào đó nhằm mục đích trưng bày triển lãm hay tham gia hội chợ
trong một khoảng thời gian xác định rồi sẽ tái xuất hay trong trường hợp một
công ty thi công cần nhập khẩu máy móc thiết bị để thi công rồi sau đó lại
xuất khẩu chúng về bản quốc thì hàng hóa đó không phải nộp thuế nhập
khẩu. Do đó, hải quan nước mà hàng hóa, máy móc đó được tạm nhập hay
tái xuất yêu cầu chủ hàng phải có một bảo lãnh nhằm đảm bảo rằng nếu
trong thời hạn đã đăng ký mà hàng hóa, máy móc đó không tái xuất thì hải
quan nước đó sẽ rút tiền thanh toán từ bảo lãnh, coi như một khoản thuế
nhập khẩu hay một món phạt.
Số tiền bảo lãnh do cơ quan hải quan ấn định trong từng trường hợp
cụ thể và bảo lãnh hết hiệu lực khi hàng hóa đó tái xuất đúng hạn hay đã
hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
− Bảo lãnh phát hành chứng khoán: Bên cạnh các công ty phát hành
chứng khoán, NH cũng có thể tham gia hoạt động này.

Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc NH đứng ra bảo lãnh cho
chứng khoán của các công ty đang muốn huy động vốn đế sản xuất kinh
doanh nhưng chưa đủ uy tín để chứng khoán của họ được chấp nhận trên thị
trường. Khi chấp nhận bảo lãnh, NH sẽ gánh chịu rủi ro của việc mất giá
chứng khoán trên thị trường. Họ sẽ nhận chứng khoán từ công ty, chuyển
cho công ty số tiền trong đợt phát hành sau khi đã trừ đi một phần hoa hồng
và phí rồi bán lại cho công chúng. Trên cơ sở đó, công ty sẽ dễ dàng huy
động được một lượng vốn cần thiết mà không phải mất nhiều thời gian và
chi phí cho việc tổ chức phát hành.

Sinh viên: Nguyễn Thành Công Lớp NHG - K9
13
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH
TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐT & PT HÀ THÀNH
2.1. Khái quát về chi nhánh NH ĐT & PT Hà Thành.
2.1.1. Lịch sử hình thành chi nhánh NH ĐT & PT Hà Thành
Chi nhánh NH ĐT&PT Hà Thành,thành viên thứ 76 của NH ĐT&PT
Việt Nam chính thức thành lập và đi vào hoạt động từ 16/09/2003 trên cơ sở
tách và nâng cấp phòng giao dịch trung tâm của sở giao dịch I NH ĐT&PT
Việt Nam.
Chi nhánh Hà Thành có trụ sở chính trước kia và đầu tiên tại 34 Hàng
bài Hà Nội Việt Nam.Với mục đích mở rộng và nâng cấp cơ sở vật chất
nhằm tạo điều kiện hoàn thiện phục vụ khách hàng, chi nhánh Hà Thành đã
chuyển địa chỉ về 81 Trần Hưng Đạo Hà Nội Việt Nam từ ngày 15/12/2008.
Trụ sở mới của chi nhánh được xây dựng rộng rãi hơn khang trang hơn với
sự trang bị đầy đủ về kĩ thuật sẽ tạo điều kiện thuân lợi cho công việc kinh
doanh của chi nhánh. Sau hơn 6 năm hoạt động, chi nhánh đã có những phát
triển mạnh mẽ về nhiều mặt. Với mạng lưới rộng khắp hiện nay chi nhánh

Hà Thành có 4 điểm giao dịch gồm 6 phòng giao dịch và 3 quỹ tiết kiệm.
Cùng với các ngân hàng khác, NH ĐT&PT chi nhánh Hà Thành cung cấp
cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ hiện đại, đem lại nhiều lợi ích với
khẩu hiệu “Chi nhánh NH ĐT&PT Hà Thành sẽ là người bạn tin cậy của
khách hàng vươn tới thành công trong quá trình hội nhập”
2.1.2. Cơ cấu tổ chức:
Từ ngày 1/10/2008 toàn bộ NH ĐT&PT Việt Nam (BIDV) nói chung
và chi nhánh Hà Thành nói riêng sẽ triển khai tái cơ cấu lại tổ chức theo dự
án TA2, thống nhất trên toàn quốc. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Hà Thành
đã được sắp xếp theo mô hình mới TA2… Mô hình tổ chức đã được hoàn
thiện.
Sinh viên: Nguyễn Thành Công Lớp NHG - K9
14
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của chi nhành Hà Thành
Khi mới thành lập chi nhánh Hà Thành gặp không ít khó khăn do lực lượng
cán bộ và mạng lưới còn mỏng, số lượng phòng nghiệp vụ còn hạn chế với 5
phòng và 03 tổ nghiệp vụ, 01 phòng giao dịch, 01 điểm giao dịch và 01 quỹ
tiết kiệm với tổng số 50 cán bộ. Qua hơn 6 năm hoạt động, chi nhánh Hà
Thành đã thực sự lớn mạnh với số lượng cán bộ gấp 2,8 lần thời điểm mới
thành lập và mô hình tổ chức đã được hoàn thiện tăng năng lực cạnh tranh
trên thị trường. Đến nay chi nhánh đã có 14 phòng giao dịch, 3 điểm giao
dịch với tổng số cán bộ lên đến hơn 170 người trong đó có khoảng 8% cán
bộ có trình độ trên đại học, 90% cán bộ có trình độ đại học và 2% cán bộ có
trình độ trung cấp.
Sinh viên: Nguyễn Thành Công Lớp NHG - K9
Ban Giám Đốc
Khối
QH KH
Khối

QLRR
khối
tác nghiệp
khối
trực thuộc
Khối
Quản lí nội bộ
Phòng
QHKH1
Phòng
QHKH2
Phòng
QLRR1
Phòng
QLRR1
Phòng
DVKHCN
P.Qlý&Dvụ
Kho quỹ
Phòng
TTQT
Phòng
QTTD
P.Tài
chính
kế toán
P.Tổ chức
nhân sự
P.Tổ chức
nhân sự

Phòng
điện toán
Phòng
giao
dịch1
Các
quỹ
tiết
kiệm
15
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Việc chuyển đổi mô hình tổ chức BIDV toàn hệ thống được coi là
một cuộc cách mạng sâu rộng nhất từ trước đến nay, cuộc cách mạng hướng
về khách hàng. Mô hình mới có 3 đặc điểm nổi bật:
− BIDV sẽ có 3 khối để phuc vụ 3 nhóm đối tượng, 3 nhóm khách
hàng: Đó là khách hàng doanh nghiệp do khối ngân hàng bán buôn ở hội sở
chính và phòng quan hệ khách hàng doanh nghiệp ở chi nhánh quản lý
nhóm.
Khách hàng bán lẻ khách hàng cá nhân giao dịch với các chi nhánh,
kênh phân phối và các đơn vị thành viên; nhóm khách hàng kinh doanh
ngoại tệ, công cụ và hàng hóa phát sinh những người có nhu cầu mua bán
ngoại tệ, các định chế tài chính và các tổ chức kinh tế khác.
− Đây là mô hình mới hướng về sản phẩm. Trước đây BIDV không có
sản phẩm theo đúng nghĩa của nó bây giờ bất kể một sản phẩm nào của
BIDV đưa ra đều phải có một người một đơn vị chịu trách nhiệm từ khi sản
phẩm đó ra đời cho đến khi vòng đời của sản phẩm kết thúc. Tất cả đều do
ban quản lý sản phẩm bán lẻ và ban phát triển của khối bán buôn chịu trách
nhiệm.
− Mô hình là tách bạch các khâu trong một qui trình lớn. Đó là sự tách
bạch giữa 3 khâu: quan hệ khách hàng, quản lí rũi ro và tác nghiệp nhằm

đảm bảo kiểm soát tốt nhất hoạt động kinh doanh.
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong những năm
gần đây
Năm 2009, với những tác động không nhỏ của cuộc khủng hoảng tài
chính, suy thoái kinh tế toàn cầu, với những khó khăn chồng chất của nền
kinh tế nội địa đang trong thời kỳ hội nhập phải chịu ảnh hưởng từ môi
trường kinh doanh quốc tế, BIDV vẫn tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu
trước cộng đồng tài chính, doanh nghiệp, dân cư; khẳng định niềm tin là
công cụ đắc lực để thực thi hiệu quả chính sách tài chính tiền tệ, góp phần
ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng hợp lý và đảm bảo an sinh xã hội… Với
những nỗ lực đó, Ngân hàng ĐT&PT VN nói chung và chi nhánh Hà Thành
nói riêng đã đạt được kết quả kinh doanh khả quan, với mức lợi nhuận cao
nhất từ trước tới nay.
Sinh viên: Nguyễn Thành Công Lớp NHG - K9
16
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
a. Về tổng tài sản:
Biểu đồ 2.1: Tổng tài sản qua các năm của chi nhánh Hà Thành:
Tổng tài sản của chi nhánh tăng nhanh trong những năm gần đây. Chi
nhánh Hà Thành liên tục là một chi nhánh đứng đầu về hiệu quả kinh doanh
trong hệ thống mạng lưới bán lẻ của NH ĐT&PT qua nhiều năm. Tính đến
đầu 31/12/2009, tổng tài sản của chi nhánh đạt 6738,686 tỉ đồng tăng
14,62% so với năm 2008 và tăng 29,18% so với năm 2007. Như vậy có thể
thấy rằng năm 2009 chi nhánh hoạt động khá hiệu quả, có tốc độ tăng trưởng
cao hơn so với năm 2008 và 2007.
b. Về tình hình huy động vốn:
Nguồn vốn kinh doanh là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong hoạt
động của một NHTM. Nó quyết định đến việc mở rộng phát triển các hoạt
động hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Ngoài nguồn vốn tự có thì nguồn
vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư là nguồn vốn truyền thống và

chủ yếu của ngân hàng. Nhận thức được tầm quan trọng đó, cùng với cả hệ
thống Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam, chi nhánh Hà Thành đã
chủ động áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt trên cơ sở cung cầu vốn trên
thị trường, đồng thời phát triển nhiều công cụ huy động vốn mới. Nhờ đó
giảm thiểu được tác động của thị trường lên công tác huy động vốn. Vì vậy
Sinh viên: Nguyễn Thành Công Lớp NHG - K9
17
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
mà kết quả đã đạt được về mặt huy động của chi nhánh trong 2 năm 2008 và
2009 là khả quan.
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn qua các năm của chi nhánh Hà
Thành
(ĐVT: Triệu đồng)
TT CHỈ TIÊU 31/12/2009 31/12/2008 31/12/2007
I HUY ĐỘNG VỐN
6476026 5505315 4888106
1 Tiền gửi không kì hạn
1875619 1757426 2127025
+VND
1744566 1730171 2021953
2
TG chuyên dùng của
CN và TCKT
2
3 TG có KH của TCKT
1999091 1645969 1248881
+12 tháng
494859 679566 186653
+VND
1953544 1612921 1248881

4 TG có KH của cá nhân
1129213 1041374 899475
+12 tháng
254258 289643 430884
+VND
731034 572649 564622
5 Kỳ phiếu ngắn hạn
283 730 1813
+VND
274 9 625
6 Kỳ phiếu dài hạn
81 85 74
+VND
27 29 26
7 Chứng chỉ tiền gửi
418910 430756 7461
+VND
414618 417869 290
8 Tiền gửi TCTC
1038673 628970 603197

Tiền gửi TCTC từ 12
tháng
588720 628970 518079
9 Tiền gửi TCTD khác
13345
II
NGUỒN VÀ TÀI SẢN
NỢ KHÁC
150893 155587 132368

1
Phải trả cho khách
hàng
2666 4324 1161
2 Nhận nguồn JBIC
1367
3 Nhận nguồn NIB
148227 151263 109840
(Nguồn: Phòng nguồn vốn)

− Tính đến thời điểm 31/12/2009 nguồn vốn mà BIDV Hà Thành
huy động là 6476025 triệu đồng tăng 17,36% so với năm 2008 (tương
Sinh viên: Nguyễn Thành Công Lớp NHG - K9
18
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
đương 9700711 triệu đồng) so với cùng kì năm 2008, tăng cao hơn so với tỉ
lệ tăng của năm trước (tăng 12,63% tương đương 617209 triệu đồng). Như
vậy, măc dù gặp nhiều khó khăn trong năm qua, khả năng huy động vốn của
ngân hàng vẫn tăng vững.Trong đó:
 Tiền gửi không kì hạn tăng 6,72% tương đương với mức tăng
118193 triệu đồng.
 Tiền gửi có kì hạn tăng 25.65% tương đương mức tăng 850664
triệu đồng.
−Tiền gửi bằng VND thời điểm cuối năm 2009 tăng 18,81% (tương
đương 933463 triệu đồng) tăng nhiều hơn với năm 2008 11,78 % (tương
đương 523024 triệu đồng).
−Trong năm vừa qua, cùng với các đợt phát hành kỳ phiếu của Ngân
hàng ĐT & PT VN, chi nhánh Hà Thành cũng đã huy động được kết quả
khá khả quan:
 Phát hành kỳ phiếu ngắn hạn đạt 283 triệu trong đó VND đạt 274

triệu đồng.
 Phát hành kỳ phiếu dài hạn đạt 81 triệu đồng, trong đó VND là 27
triệu đồng.
 Chứng chỉ tiền gửi đạt 418910 triệu đồng, trong đó VND là 414618
triệu đồng.
 Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác đạt 13345 triệu đồng.
c. Tình hình hoạt động tín dụng:
Tín dụng luôn được đánh giá là nghiệp vụ đem lại tỷ trọng thu nhập cao
nhất cho ngân hàng. Trọng tâm của công tác tín dụng năm 2009 của chi nhánh
là tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng và xử lý nợ tồn đọng. Chi nhánh
đã thực hiện đổi mới cơ bản quản trị điều hành trong công tác tín dụng thông
qua việc sửa đổi, bổ sung các qui chế, qui định, qui trình và áp dụng có hiệu
quả các công cụ chính sách, giới hạn, cơ cấu, tái cơ cấu khách hàng.
Bảng 2.2: Tình hình hoạt đông tín dụng
(ĐVT: Triệu đồng)
Sinh viên: Nguyễn Thành Công Lớp NHG - K9
19
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TT CHỈ TIÊU 31/12/2009 31/12/2008 31/12/2007
I
TÍN DỤNG
THƯƠNG MẠI
3082500 2518195 1546597
1 Ngắn hạn 2486677 2126499 1236513
+VND 1338856 966115 365048
+USD 1141405 1160069 871089
+EUR 6416 315 376
2
Trung dài hạn
thương mại

507473 391696 310084
+VND 405070 343768 284128
+USD 102403 47929 25956
3 Nợ quá hạn 88350 58622 21452
II
Cho vay uỷ
thác
148226 151263 130521
(Nguồn: Phòng nguồn vốn)
Đến 31/12/2009, số dư tín dụng đạt 3082500 triệu đồng, tăng 564305
triệu đồng so với cùng kì năm 2008 (tương đương 22,41%). Yếu tố chính
làm nên tăng trưởng tín dụng năm 2009 chính là chính sách nới lỏng tiền tệ
của Ngân hàng Nhà nước, cùng lúc đó Chính phủ đưa ra biện pháp kích
thích tài khóa khiến nhu cầu đối với các khoản vay tăng cao, tăng trưởng
GDP năm 2009 được hỗ trợ. Phần lớn tiền được cho vay với lãi suất thấp
theo chương trình hỗ trợ lãi suất của Chính phủ.
Chi nhánh NH ĐT & PT Hà Thành là chi nhánh đầu tiên và duy nhất
của NH ĐT & PT VN chuyên cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh, trong năm qua dư nợ cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh của cả
hệ thống tăng 40% có phần đóng góp không nhỏ của chi nhánh.
2.2 Tình hình hoạt động bảo lãnh ở chi nhánh NH ĐT & PT Hà
Thành
2.2.1 Khái quát chung về hoạt động bảo lãnh tại BIDV
a. Các hình thức bảo lãnh:
Tự hào là ngân hàng hỗ trợ đắc lực cho sự nghiệp đầu tư và phát triển,
uy tín lâu năm trên thị trường, BIDV cung cấp tới khách hàng dịch vụ bảo
lãnh với các loại hình sau:
Sinh viên: Nguyễn Thành Công Lớp NHG - K9
20
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

 Bảo lãnh vay vốn
- Bảo lãnh vay vốn trong nước
- Bảo lãnh vay vốn nước ngoài
 Bảo lãnh thanh toán
 Bảo lãnh dự thầu
 Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
 Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm
 Bảo lãnh tiền ứng trước
 Các loại bảo lãnh khác
b) Điều kiện bảo lãnh:
 Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự
theo quy định của pháp luật.
 Có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng, thanh toán với BIDV
 Có đảm bảo hợp pháp cho nghĩa vụ bảo lãnh
 Có dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh khả thi, hiệu
quả.
c) Hồ sơ bảo lãnh nói chung bao gồm:
 Giấy đề nghị bảo lãnh
 Hồ sơ pháp lý về khách hàng
 Hồ sơ về tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính
 Hồ sơ liên quan đến đề nghị bảo lãnh (hồ sơ mời thầu, hợp đồng
kinh tế, quyết định trúng thầu, biên bản nghiệm thu công trình, thông
báo nộp thuế)
 Hồ sơ về đảm bảo bảo lãnh
d) Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh:
Tùy từng loại bảo lãnh sẽ có các bước cụ thể khác nhau, song nhìn
chung đều có 5 bước cơ bản như sau:
− Bước 1: Khách hàng lập và gửi hồ sơ đến đề nghị bảo lãnh.
Trong hồ sơ gồm có:
 Hồ sơ pháp lý.

 Giấy đề nghị bảo lãnh.
Sinh viên: Nguyễn Thành Công Lớp NHG - K9
21
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
 Báo cáo tài chính về tình hình sản xuất kinh doanh và các thông tin
khác.
 Tài sản bảo đảm nghĩa vụ bảo lãnh theo qui định.
− Bước 2: NH thẩm định hồ sơ và quyết định bảo lãnh.
Nhận được hồ sơ bảo lãnh của khách hàng, NH tiến hành thẩm định hồ
sơ đó, chủ yếu là thẩm định các điều kiện bảo lãnh của khách hàng (đã hội tụ
đầy đủ và thỏa mãn qui chế về nghiệp vụ bảo lãnh chưa, tài sản bảo đảm
nghĩa vụ bảo lãnh đã đủ tiêu chuẩn chưa). Sau khi thẩm định hồ sơ, NH đưa
ra quyết định bảo lãnh hay không bảo lãnh (nếu không bảo lãnh, NH phải trả
lời bằng văn bản cho khách hàng và nói rõ lý do).
− Bước 3: NH ký hợp đồng bảo lãnh với khách hàng và phát hành thư
bảo lãnh.
Khách hàng nhận một bản cam kết bảo lãnh do NH phát hành.
− Bước 4: Xử lý sau khi phát hành bảo lãnh.
 NH theo dõi phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh và thực hiện nghĩa vụ
bảo lãnh.
 Hạch toán số dư bảo lãnh.
 Theo dõi thực hiện hợp đồng bảo lãnh.
 Khách hàng thanh toán phí bảo lãnh và các khoản phí khác (nếu có
theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo lãnh).
− Bước 5: Tất toán bảo lãnh.
Sau khi thư bảo lãnh hết thời hạn hoặc khi có thông báo hoặc xác nhận
của bên nhận bảo lãnh, NH tiến hành tất toán bảo lãnh. Trường hợp bên
được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã được bảo lãnh, bên bảo lãnh phải trả
thay và tự động hạch toán nợ vay bắt buộc đối với số tiền trả nợ thay theo lãi
suất nợ quá hạn của bên được bảo lãnh đối với bên bảo lãnh và áp dụng các

biện pháp cần thiết để thu nợ như phát mại tài sản đảm bảo, trích tài khoản
của bên được bảo lãnh (nếu có thỏa thuận), khởi kiện ra cơ quan pháp luật
và các biện pháp xử lý tài sản đảm bảo khác theo quy định của pháp luật…
Bên được bảo lãnh có trách nhiệm phối hợp thực hiện và chấp hành các
biện pháp xử lý của tổ chức tín dụng bảo lãnh, thực hiện bồi hoàn cho tổ
Sinh viên: Nguyễn Thành Công Lớp NHG - K9
22
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
chức tín dụng trong trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng
nghĩa vụ được bảo lãnh.
2.2.2 Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại BIDV Hà Thành
Trong thời gian qua, từ khi thành lập chi nhánh đến nay, Hà Thành đã
tiến hành nhiều hình thức bảo lãnh cho các đối tượng khác nhau như : Bảo
lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh mua
hàng trả chậm, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước….
Cùng với sự phát triển, mở rộng lĩnh vực hoạt động, đa dạng hóa các dịch vụ
cung cấp, bảo lãnh đã đạt được một số thành tựu nhất định.
a. Doanh số hoạt động bảo lãnh:
Nhìn vào bảng số liệu sau đây, có thể thấy sự phát triển ngày một tăng
về doanh số của nghiệp vụ bảo lãnh.
Bảng 2.3: Doanh số bảo lãnh

(ĐVT: triệu đồng)
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
Doanh số bảo lãnh 229690 291761 553164
(Nguồn: Phòng Quản trị Tín dụng)


Biểu đồ 2.2: Doanh số bảo lãnh qua các năm
Sinh viên: Nguyễn Thành Công Lớp NHG - K9

23
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Doanh số bảo lãnh của Hà Thành không ngừng tăng qua các năm. Năm
2007 doanh số bảo lãnh mới chỉ đạt 229690 triệu đồng, sang đến năm 2008
doanh số đã đạt đến 291761 triệu đồng, tăng 62071 triệu đồng. Con số này
tiếp tục tăng lên đến 553164 triệu đồng vào năm 2009, tăng 261403 triệu
đồng so với năm 2008 (tương đương 89,595%). Đây thực sự là bước phát
triển vượt bậc trong hoạt động bảo lãnh của Hà Thành, đồng thời cũng minh
chứng cho định hướng phát triển bảo lãnh mang tính đúng đắn của Hà
Thành.
Tuy có sự tăng trưởng đáng kể qua các năm như vậy, song thực chất
hoạt động bảo lãnh của Hà Thành vẫn tồn tại những hạn chế nhất định.
Doanh số hoạt động của dịch vụ bảo lãnh còn chưa cao, không tương xứng
với khả năng của chi nhánh và đòi hỏi của nền kinh tế. So với các hoạt động
khác như tín dụng, thanh toán trong nước và quốc tế… số dư bảo lãnh còn
khá khiêm tốn. Việc này là hệ quả tất yếu bởi trong thực tế hoạt động ở Hà
Thành, thủ tục và điều kiện bảo lãnh khá phức tạp, nhiều khi trở thành khó
thực hiện đối với đa phần khách hàng hiện nay… Đây chính là nguyên nhân
chủ yếu làm cho doanh số bảo lãnh của Hà Thành chưa đạt được đúng với
khả năng và đáp ứng kịp nhu cầu thị trường.
Sinh viên: Nguyễn Thành Công Lớp NHG - K9
24
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
b.Thu phí bảo lãnh
Đây là nguồn thu chủ yếu của ngân hàng khi thực hiện bảo lãnh cho
khách hàng. Khách hàng khi tham gia bảo lãnh thì bắt buộc phải nộp khoản
phí bảo lãnh trên cơ sở mức phí do ngân hàng đưa ra và khối lượng thời gian
của khoản bảo lãnh. Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng ngay gắt hiện
nay, ngân hàng đưa ra mức phí như thế nào cho phù hợp tác động rất lớn đến
việc thu hút khách hàng về hoạt động ngân hàng mình. Hiện nay NHĐT&PT

Hà Thành đang áp dụng mức phí tối thiểu là 1,5% năm trên giá trị bảo
lãnh.Mức thu tối thiểu là 300000 VND.
Bảng 2.4: Bảng thu phí dịch vụ bảo lãnh:
(ĐVT: Triệu đồng)
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
Thu phí bảo lãnh 4254 6381 11612
(Nguồn: Phòng Quản trị Tín dụng)
Biểu đồ 2.3:Thu phí bảo lãnh 3 năm 2007-2009
So với các hoạt động khác, nguồn thu từ hoạt động bảo lãnh chỉ chiếm
tỷ lệ nhỏ trong tổng thu nhập của chi nhánh. Tính đến năm 2009, thu từ bảo
Sinh viên: Nguyễn Thành Công Lớp NHG - K9
25

×