Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Thực trạng và giảI pháp tăng cường công tác huy động vốn tại NHTMCP Hàng HảI chi nhánh Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.46 KB, 47 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Năm 2008, năm “Đại hồng thủy” của kinh tế thế giới, cuộc khủng
hoảng tài chính toàn cầu đã ảnh hưởng sâu rộng đến mọi hoạt động của đời
sống xã hội.Rất nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản, tình trạng
thất nghiệp đang là vấn đề đáng báo động…Trong bối cảnh đó nhu cầu về vốn
là cần thiết hơn bao giờ hết, muốn khôi phục kinh tế không thể không có
vốn.Trong khi thị trường chứng khoán đang xuống dốc không phanh thì các
NHTM được coi là phao cứu sinh của nền kinh tế trong vấn đề cung cấp vốn.
Cùng với những khó khăn chung của kinh tế thế giới, Việt Nam còn
đang trong giai đoạn quan trọng của quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa
đất nước, để có thể khai thác hết tiềm năng sẵn có về tài nguyên và con người
đòi hỏi chúng ta phải có một nguồn vốn lớn.Vì vậy, hệ thống ngân hàng đóng
vai trò rất quan trọng trong việc khai thác những nguồn vốn nhàn rỗi trong
nền kinh tế để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vốn hiện nay.
Việc nước ta gia nhập WTO đã tạo nên một bước ngoặt quan trọng
trong tiến trình hội nhập và phát triển, mở ra một kỉ nguyên mới cho nền kinh
tế Việt Nam.Tham gia tổ chức Thương Mại Thế giới đã mở ra cho chúng ta
nhiều cơ hội mới đồng thời cũng đặt ra cho chúng ta nhiều thách thức không
nhỏ và ngành ngân hàng cũng vậy.Gia nhập WTO hệ thống ngân hàng nước
ta có điều kiện hoạt động trong một thị trường rộng lớn, có điều kiện hợp tác
liên kết với nước ngoài, qua đó tiếp cận được với những công nghệ hiện đại,
học hỏi kinh nghiệm quản lí cũng như những kinh nghiệm trong kinh
doanh…Bên cạnh những thuận lợi đó là không ít những khó khăn, thách thức
mà hệ thống ngân hàng còn non trẻ của nước ta phải đối mặt, trước hết là sự
cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng trong nước và các ngân hàng đến từ
nước ngoài hơn hẳn chúng ta về nhiều mặt như: năng lực tài chính, trình độ
quản lý, sản phẩm dịch vụ đa dạng chất lượng phục vụ cao đáp ứng được mọi
Lê Hoàng Việt Lớp: CĐ – K5
1


Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
nhu cầu của khách hàng…Cùng với đó là sự cạnh tranh đến từ các ngân hàng
trong nước, điều đó đòi hỏi mỗi ngân hàng phải tự hoàn thiện, tự nâng cao
tiềm lực tài chính để có thể đứng vững trong môi trường cạnh tranh khốc liệt
như hiện nay.Điều đó bắt buộc các ngân hàng phải tăng cường, mở rộng công
tác huy động vốn để có thể thu hút ngày càng nhiều hơn lượng vốn từ bên
ngoài góp phần đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế và mang lại lợi nhuận
cho ngân hàng.
Qua quá trình thực tập tại ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Hà
Nội em nhận thấy vấn đề huy động vốn là vấn đề quan trọng mà hệ thống
ngân hàng nói chung và ngân hàng TMCP Hàng hải nói riêng đặc biệt quan
tâm và đang tìm mọi biện pháp để hoàn thiện.Qua tìm hiểu em được biết
trong những năm qua chi nhánh MSB Hà Nội đã đạt được khá nhiều thành
công trong công tác huy động vốn, tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt
được chi nhánh vẫn còn những hạn chế tồn tại cần được khắc phục để trong
thời gian tới đạt được kết quả tốt hơn trong việc huy động vốn.Vì vậy, em
quyết định chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp tăng cường công tác huy
động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải chi nhánh Hà
Nội.” làm chuyên đề tốt nghiệp với hy vọng góp phần nhỏ bé của mình vào
việc làm tăng nguồn vốn kinh doanh tại chi nhánh.
2. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa và làm sáng tỏ lý luận về hoạt động huy động vốn của
ngân hàng thương mại.
- Thông qua việc phân tích thực trạng công tác huy động vốn tại Ngân
hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Hà Nội để thấy được những kết quả đạt
được cũng như những hạn chế tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế đó.
- Đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công
tác huy động vốn tại chi nhánh MSB Hà Nội.
Lê Hoàng Việt Lớp: CĐ – K5
2

Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
3. Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề sử dung các phương pháp: phân tích, tổng hợp, thống kê,
luận giải…để đánh giá phân tích số liệu liên quan đến công tác huy động vốn
tại chi nhánh từ đó rút ra kết luận, nhận xét.
4. Phạm vi nghiên cứu
Chuyên đề tập trung nghiên cứu thực trạng công tác huy động vốn tại
Ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2006-2008 từ đó làm
sáng tỏ thực trạng huy động vốn: kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân và
đưa ra một số giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao khả năng huy động vốn của
chi nhánh.
5. Kết cấu chuyên đề
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận chuyên đề gồm 2 chương:
Chương 1: Thực trạng công tác huy động vốn tại Ngân Hàng TMCP
Hàng Hải chi nhánh Hà Nội
Chương 2: Giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường công tác huy
động vốn tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Hà Nội
Lê Hoàng Việt Lớp: CĐ – K5
3
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHTM
CỔ PHẦN HÀNG HẢI CHI NHÁNH HÀ NỘI
1.1. Vài nét tổng quan về NHTM cổ phần Hàng Hải chi nhánh Hà Nội.
1.1.1. Quá trình hình thành,phát triển và cơ cấu tổ chức của chi
nhánh.
Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải chi nhánh Hà Nội được thành
lập theo quyết định số 52/HĐQT do Hội đồng quản trị NHTM cổ phần Hàng
Hải thông qua ngày 17/8/1991.
Địa chỉ giao dịch:71 Hai Bà Trưng,quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Sau khi đi vào hoạt đông ngân hàng trở thành chi nhánh cấp 1 trực
thuộc NHTM CP Hàng Hải Việt Nam
Chức năng nhiệm vụ:Không ngừng tăng trưởng nguồn vốn,mở rộng
đầu tư, đa dạng hóa các dịch vụ cung cấp cho khách hàng, mở rộng mạng lưới
hoạt động…đấy là những chức năng chính của chi nhánh mà đã được
NHTMCP Hàng Hải Việt Nam phê duyệt.Mặt khác trong quá trình hoạt động
chi nhánh tiến hành huy động vốn và đầu tư vốn đối với mọi thành phần trong
nền kinh tế vì mục tiêu phát triển chung của đất nước và mang lại lợi nhuận
cho ngân hàng.
Là một trong những chi nhánh có tầm quan trọng chiến lược,và được
thành lập sớm nhất trong hệ thống NHTMCP Hàng Hải, trong những năm qua
chi nhánh Hà Nội đã có những bước phát triển vững chắc với sự phát triển
toàn diện trên mọi mặt:Huy động vốn,tăng trưởng đầu tư và không ngừng
nâng cao chất lượng tín dụng,đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, tăng cường
mở rộng quan hệ kinh tế với các ngân hàng các tổ chức tín dụng khác, kinh tế
đối ngoại…
Các chức năng, nhiệm vụ chính của chi nhánh Hà Nội:
Lê Hoàng Việt Lớp: CĐ – K5
4
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
- Thực hiện nghiệp vụ huy động vốn từ các chủ thể trong nền kinh tế
- Cho vay bằng đồng Việt nam và ngoại tệ
- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ
đối với mọi thành phần kinh tế
- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước,mua bán ngoại
tệ, tài trợ ngoại thương, bảo lãnh và tái bảo lãnh.
- Thực hiện dịch vụ thanh toán chuyển tiền nhanh qua mạng vi tính
trong phạm vi toàn quốc và qua hệ thống SWIFT trên toàn thế giới.
- Thực hiện dịch vụ chi trả kiều hối, giao nhận tiền tận nơi cho đơn vị,
thu chi ngân phiếu, tiền mặt và thực hiện các nghiệp vụ khác.

Cơ cấu tổ chức của chi nhánh.
Căn cứ vào Quy chế số 01/QĐ-HĐQT ngày 12/01/2000 về tổ chức bộ
máy quản lí và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cua Trụ sở chính, Chi nhánh,
Văn phòng đại diện và công ty trực thuộc.
Căn cứ phê duyệt của Tổng Giám đốc tại văn bản số 976/TGĐ2 ngày
28/08/2001 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn các phòng
nghiệp vụ theo tổ chức mới tại chi nhánh Hà Nội.
Ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Hà Nội gồm các phòng ban sau:
Ban giám đốc: gồm một Giám đốc và hai phó giám đốc,Giám đốc là
người đứng đầu bộ máy quản lí, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động
kinh doanh của chi nhánh.
Phòng hành chính tổng hợp:
- Chức năng:Tham mưu và giúp việc cho giám đốc trong công tác tổ
chức, quản lí lao động, tiền lương và thực hiện công tác quản trị hành chinh
văn phòng tại chi nhánh.
- Nhiệm vụ và quyền hạn:Làm công tác Quản trị, hành chính văn thư,
công tác tổ chức và quản lí lao động; công tác quản lí cơ sở vật chất kĩ thuật;
công tác đối ngoại và công tác khác.
Lê Hoàng Việt Lớp: CĐ – K5
5
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
Phòng tài chính kế toán:
- Chức năng: Tổ chức quản lí các hoạt động tài chính kế toán của chi
nhánh; Quản lí giá trị tài sản Có và tài sản Nợ; Quản lí tài sản cố định, công
cụ lao động và chứng từ hạch toán kế toán của chi nhánh; tham gia quản lí
kho tiền.
- Nhiệm vụ và quyền hạn:Thực hiện kiểm soát các nguồn thu, nguồn
chi của chi nhánh; phân tích tình hình tài chính của chi nhánh định kỳ tháng,
quí, năm;đầu mối tổ chức thực hiện quyết toán năm tài chính của chi nhánh;
tổng hợp cuối ngày, cuối tháng, cuối năm đảm bảo cân đối số liệu, tạo và in

các loại báo cáo sổ sách liên quan và một số công tác khác.
Phòng tín dụng bao gồm phòng khách hàng doanh nghiệp và khách
hàng cá nhân:
- Chức năng: tổ chức quản lí và thực hiện việc huy động và cho vay đối
với khách hàng; thực hiện chính sách khách hàng, phân loại khách hàng tiếp
thị và mở rộng thị trường khách hàng.
- Nhiệm vụ và quyền hạn: cấp hạn mức và cấp tín dụng cho khách
hàng.Thực hiện công tác thị trường và quản lí khách hàng
Phòng dịch vụ khách hàng:
- Chức năng: tổ chức quản lí, phát triển và cung cấp các sản phẩm và
dịch vụ ngân hàng cho khách hàng: dịch vụ tài sản,dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ
thanh toán trong và ngoài nước,huy động vốn cân đối nguồn vốn và kinh
doanh ngoại tệ.Thực hiện quản lí tỷ giá, lãi suất, biểu phí dịch vụ và chính
sách khách hàng.Đầu mối trong công tác lập kế hoạch và tổng hợp thực hiện
kế hoạch kinh doanh hàng năm của chi nhánh.
- Nhiệm vụ và quyền hạn: Tổ chức thực hiện công tác huy động vốn,
công tác cân đối và điều hòa vốn; cung cấp các sản phẩm dịch vụ của ngân
hàng cho khách hàng; thực hiện công tác kinh doanh ngoại hối, công tác thị
trường, quản lí khách hàng
Lê Hoàng Việt Lớp: CĐ – K5
6
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
1.1.2. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của NHTM cổ
phần Hàng Hải chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2006-2008
Để thấy rõ hơn về thực trạng công tác huy động vốn của chi nhánh
trước hết chúng ta xem xét tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh trên
các khía cạnh:huy động vốn, sử dụng vốn và kết quả hoạt động kinh doanh
của chi nhánh
1.1.2.1. Tình hình huy động vốn của chi nhánh
Ngay từ đầu chi nhánh xác định nguồn vốn có vai trò quyết định đến

hoạt động kinh doanh của chi nhánh.Do vậy công tác huy động có vai trò tiên
quyết trong việc tạo nguồn vốn, tạo lập cơ sở để hoạt động kinh doanh đạt kết
quả cao.Công tác huy động vốn của ngân hàng có tính quyết định trên hai
phương diện:
+ Quy mô nguồn vốn huy động quyết định quy mô tín dụng và các dịch
vụ khác
+ Hiệu quả, chất lượng nguồn vốn huy động sẽ quyết định chi phí đầu
vào và mức doanh lợi của ngân hàng
Với phương châm đó trong những năm qua chi nhánh đã đạt được
những kết quả rất khả quan trong công tác huy động vốn:
Bảng 1:Tình hình huy động vốn của chi nhánh MSB Hà Nội
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Tổng NVHĐ 799.305 2387.948 3096.530
Mức tăng 1588.643 708.582
Tốc độ tăng 198.75% 29.67%
Nguồn: Bảng cân đối kế toán các năm 2006-2008
Từ bảng trên ta thấy quy mô nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng
trưởng khá mạnh qua các năm, đặc biệt là năm 2007 đạt giá trị tăng 1588.643
tỷ đồng với tốc độ tăng 198.75% so với năm 2006.Bước sang năm 2008 do
ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nên tình hình huy động
vốn gặp đôi chút khó khăn không còn duy trì được mức tăng như năm 2007
Lê Hoàng Việt Lớp: CĐ – K5
7
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
nữa, tuy nhiên so với toàn ngành thì tình hình vẫn rất khả quan, năm 2008 chi
nhánh huy động được 3096.530 tỷ đồng tăng 708.582 tỷ so với năm 2007 với
tốc độ tăng 29.67%.Có thể nói trong những năm qua tình hình huy động vốn
của chi nhánh đạt được những kết quả rất đáng khích lệ góp phần quan trọng
tạo nên hiệu quả kinh doanh của chi nhánh trong những năm qua.

1.1.2.2. Tình hình sử dụng vốn
Với phương châm “đi vay để cho vay” trong những năm qua cùng với
công tác huy động vốn chi nhánh luôn chú trọng đến việc sử dụng nguồn vốn
sao cho đạt hiệu quả cao nhất.Kinh doanh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
thì yếu tố an toàn phải đặt lên hàng đầu nên trong những năm qua chi nhánh
luôn có chương trình sử dụng vốn hợp lí đảm bảo sự cân đối trong việc sử
dụng nguồn vốn sao cho vừa đảm bảo an toàn vừa đạt được lợi nhuận mong
muốn.Việc sử dụng vốn của chi nhánh chú trọng đền việc cho vay đối với các
doanh nghiệp thuộc đủ mọi thành phần kinh tế, các hộ gia đình và các cá nhân
có nhu cầu về vốn với các sản phẩm dịch vụ như: cho vay ngắn hạn, cho vay
trung và dài hạn,hợp đồng tài trợ…bằng VND, USD…Tình hình sử dụng vốn
của MSB Hà Nội được thể hiện như sau:
Bảng 2:Tình hình đầu tư tín dụng của chi nhánh MSB Hà Nội
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Tổng dư nợ 321.568 457.454 719.947
Mức tăng 135.886 262.453
Tốc độ tăng 42.26% 57.37%
Nguồn:Báo cáo của chi nhánh các năm 2006-2008

Lê Hoàng Việt Lớp: CĐ – K5
8
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
Cơ cấu vốn cho vay theo kì hạn:
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng
Nợ ngắn hạn 180.368 56.09% 304.134 66.48% 492.227 68.37%
Nợ trung & dài hạn 141.200 43.91% 153.320 33.52% 227.743 31.63%

Nguồn:Báo cáo của chi nhánh các năm 2006-2008
Nhìn vào bảng 2 ta thấy tổng dư nợ của chi nhánh tăng dần qua các
năm: năm 2007 tổng dư nợ đạt 457.454 tỷ đồng tăng 42.26% so với năm
2006, sang năm 2008 tổng dư nợ đạt 719.947 tỷ đồng tăng 57.37% so với năm
2007.Đây là tín hiệu đáng mừng trong hoàn cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó
khăn do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Mặt khác trong tổng dư nợ của chi nhánh thì nợ ngắn hạn luôn chiếm tỉ
trọng cao hơn so với nợ trung và dài hạn đây là một chính sách cho vay của
chi nhánh để đảm bảo an toàn trong kinh doanh.
1.1.2.3. Hoạt động kinh doanh khác:
Tín dụng là lĩnh vực kinh doanh chủ đạo ngân MSB Hà Nội thực hiện,
nhưng bên cạnh đó ngân hàng cũng mở rộng và phát triển nhiều dịch vụ khác
như:thanh toán, bảo lãnh, dịch vụ ngân quỹ, nghiệp vụ ủy thác và đại lý, dịch
vụ ATM…và những dịch vụ này đã góp phần không nhỏ trong việc tăng
doanh thu cho ngân hàng.
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động dịch vụ tại MSB Hà Nội
Đơn vị:Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
2006
Năm
2007
So sánh 2007/2006 Năm
2008
So sánh 2008/2007
(+/-) (%) (+/-) (%)
Thu từ
dịch vụ
4.458 6.312 1.852 41.54 11.257 4.495 78.34
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2006-2008

So với các ngân hàng khác thì tỷ lệ phần trăm thu từ hoạt động dịch vụ
của chi nhánh còn thấp.Ở các nước phát triển tỷ lệ này thường 60% có khi lên
tới 70-80% trong tổng thu nhập của ngân hàng, tỷ lệ thu từ dịch vụ cao chính
Lê Hoàng Việt Lớp: CĐ – K5
9
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
là yếu tố cơ bản giúp ngân hàng hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh
của mình đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động tạo sức cạnh tranh cho ngân
hàng.Trong những năm qua ngân hàng đã chú trọng đến lĩnh vực này và đã
dần nâng cao được mức doanh thu từ dịch vụ cụ thể năm 2007 doanh thu từ
những hoạt động này đạt 6.312 tỷ đồng tăng 1.852 tỷ so với năm 2006 với
mức tăng 41.54%.Năm 2008 doanh thu đạt 11.257 tỷ tăng 4.495 tỷ so với
năm 2007 đạt tốc độ tăng 78.34%.
Để thấy rõ hơn tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh chúng ta
hãy xem kết quả hoạt động kinh doanh của MSB Hà Nội trong các năm
2006-2008 qua bảng sau:
Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh MSB Hà Nội
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm Năm
So sánh07/06
Năm
So sánh08/07
(+/-) (%) (+/-) (%)
Tổng thu 106.398 143.660 37.262 35.02 400.093 256.433 178.5
-Thu từ hoạt
động tín dụng
101.940 137.350 35.410 34.74 388.835 251.485 183.1
Tổng chi 72.974 108.205 35.231 48.28 350.358 242.153 223.8
Lợi nhuận trước
thuế

33.424 35.455 2.301 6.88 49.735 14.280 40.27
Từ bảng kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy trong những năm qua
hoạt động kinh doanh của chi nhánh được mở rộng rất nhiều điều này được
thể hiện ở việc cả thu và chi đều tăng lên tuy nhiên lại tồn tại một thực tế là
tổng chi có tốc độ tăng lớn hơn rất nhiều so với tổng thu, đặc biệt là năm 2008
tổng chi tăng đột biến với mức tăng 223.8% so với năm 2007, tồn tại vấn đề
này do việc quản lý chi phí của chi nhánh còn nhiều bất cập, và chi nhánh cần
phải khắc phục trong thời gian tới để hiệu quả kinh doanh cao hơn.Cùng với
sự gia tăng của tổng chi thì tổng thu của chi nhánh cũng đạt được những kết
quả tương đối khả quan.Tuy tốc độ tăng của tổng thu nhỏ hơn tốc độ tăng của
tổng chi nhưng chi nhánh vẫn luôn đảm bảo được thu lớn hơn chi điều này
dẫn tới việc chi nhánh kinh doanh luôn có lời.Tuy nhiên thu nhập chính vẫn là
Lê Hoàng Việt Lớp: CĐ – K5
10
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
thu từ hoạt động tín dụng đây cũng là thực tế chung của hệ thống NHTM Việt
Nam hiện nay.
1.2 Thực trạng huy động vốn tại NHTM cổ phần Hàng Hải chi
nhánh Hà Nội
1.2.1 Doanh số huy động vốn
Huy động vốn là một trong những hoạt động quan trọng, chủ yếu của
các ngân hàng nói chung và MSB Hà Nội nói riêng,hoạt động kinh doanh của
ngân hàng phụ thuộc phần lớn vào nguồn vốn huy động được từ bên ngoài.Vì
vậy trong những năm qua MSB Hà Nội xác định việc huy động tối đa các
nguồn vốn từ bên ngoài, đặc biệt là nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư là nhiệm
vụ trọng tâm để chi nhánh có thể phát triển bền vững.Để cụ thể hóa nhiệm vụ
trọng tâm, cốt lõi đó chi nhánh đã tích cực chủ động khai thác các nguồn vốn
nhàn rỗi, mở rộng mạng lưới hoạt động, đa dạng hóa các kênh huy động…bên
cạnh đó ngân hàng đã từng bước hoàn thiện chính sách để đưa ra những giải
pháp tốt nhất cho khách hàng, hoàn thiện chính sách tín dụng để nâng cao

chất lượng tín dụng.Cùng với việc nâng cao chất lượng phục vụ, trong những
năm qua chi nhánh đã không ngừng mở rộng địa bàn, mở thêm nhiếu điểm
giao dịch mới, xây dựng một chính sách lãi suất hợp ly để có thể thu hút được
nhiều hơn nguồn vốn từ bên ngoài.Với sự cố gắng không ngừng nghỉ của đội
ngũ cán bộ huy động và toàn thể cán bộ công nhân viên của chi nhánh trong
thời gian qua công tác huy động vốn đã đạt được những kết quả đáng khích
lệ: tổng nguồn vốn huy động được khá lớn và tăng dần qua các năm, năm
2006 đạt 799.305 tỷ đồng, năm 2007 đạt 2387.948 tỷ đồng tăng gấp 2.98 lần
so với năm 2006, sang năm 2008 doanh số huy động đạt 3096.530 tỷ đồng
tăng 708.582 tỷ so với năm 2007 với mức tăng gần 1.3 lần.Doanh số huy
động vốn của chi nhánh được thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 1:Doanh số huy động vốn của chi nhánh MSB Hà Nội
Lê Hoàng Việt Lớp: CĐ – K5
11
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
1.2.2 Các phương thức huy động vốn tại chi nhánh MSB Hà Nội
1.2.2.1 Tiền gửi tiết kiệm của dân cư
Tiền gửi tiết kiệm là hình thức huy động vốn truyền thống của ngân
hàng được nhân dân quen dùng và trở thành tập quán của dân cư khi họ có
nhu cầu tiêu dùng trong tương lai, nắm bắt được thói quen đó trong thời gian
qua chi nhánh đã tích cực khai thác kênh huy động này góp phần làm tăng
doanh số huy động của chi nhánh.
Hiện nay đại đa số các tầng lớp dân cư đều có những khoản thu nhập
tạm thời chưa sử dụng đến(khoản tiền nhàn rỗi) và họ nhu cầu tiêu dùng trong
tương lai.Nếu những người này có khả năng tiếp cận được với ngân hàng, thì
họ đều chọn cho mình giải pháp gửi tiết kiệm nhằm mục tiêu bảo bảo đảm an
toàn và sinh lời trong tương lai với khoản tiền tiết kiệm ấy.Nhằm thu hút ngày
càng nhiều hơn lượng tiền gửi tiết kiệm từ dân cư, các ngân hàng đều đang
khuyến khích dân cư thay đổi thói quen giữ vàng và tiền mặt tại nhà bằng
cách mở rộng mạng lưới huy động nhằm tiếp cận gần hơn với nhân dân, đưa

ra các mức lãi suất cạnh tranh và các hình thức huy động độc đáo có thể thu
hút được đông đảo người dân tham gia.
Đối với NHTM cổ phần Hàng hải chi nhánh Hà Nội, ngoài các hình
thức tiền gửi tiết kiệm truyền thống như tiết kiệm có kì han, tiết kiệm không
kì hạn thì chi nhánh còn bổ sung thêm nhiều hình thức tiết kiệm hấp dẫn như:
tiết kiệm dự thưởng với các chương trình tiết kiêm “lãi suất vượt trội, quà
Lê Hoàng Việt Lớp: CĐ – K5
12
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
tặng đặc biệt”; “Niềm vui nhân đôi”; “Lộc xuân may mắn, quà tặng đầu
năm”; “Quà tặng vàng”…Bên cạnh đó ngân hàng luôn chú ý xây dựng một
chính sách lãi suất hợp lí đảm bảo tính cạnh tranh và mang lại hiệu quả cho
ngân hàng.
Hiện nay,tiết kiệm từ dân cư vẫn chưa phải là nguồn huy động chính
chủ yếu của chi nhánh đây là một hạn chế trong công tác huy động vốn của
ngân hàng.Tuy nó không phải là nguồn huy động chủ đạo nhưng trong thời
gian qua lượng tiền huy động được cũng tăng dần qua các năm năm 2006 đạt
33.581 tỷ đồng chiếm 4.2% tổng nguồn vốn huy động, năm 2007 thu hút được
103.244 tỷ đồng chiếm 4.32% tổng nguồn huy động, năm 2008 con số này là
141.201 tỷ đồng chiếm 4.56% tổng nguồn huy động.Cơ cấu tiền gửi tiết kiệm
của MSB Hà Nội được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4:Cơ cấu tiền gửi tiết kiệm của chi nhánh MSB Hà Nội
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng
Tiền gửi KKH 7.052 21% 25.377 24.58% 38.124 27%
Tiền gửi CKH 26.529 79% 77.867 75.42% 103.086 73%
Tổng 33.581 100% 103.244 100% 141.201 100%
Nguồn:Báo cáo của chi nhánh các năm 2006-2008

Trong giai đoạn 2006-2008, tiền gửi tiết kiệm có biến động tăng, tuy
tốc độ tăng không cao nhưng đây là tín hiệu đáng mừng.Trong cơ cấu của tiền
gửi tiết kiệm thì tiền gửi có kì hạn chiếm tỷ trọng cao hơn thường chiếm hơn
70% tổng lượng tiền gửi.Năm 2006 tiền gửi tiết kiệm không kì hạn đạt 26.529
tỷ đồng chiếm 79% lượng tiền tiết kiệm từ dân cư, năm 2007 con số này là
77.867 tỷ đồng chiếm tỉ trọng 75.42% tổng lượng tiền tiết kiệm từ dân cư,
sang năm 2008 lượng tiền gửi tiết kiệm không kì hạn đạt 103.086 tỷ đồng
chiếm tỉ trọng 73% lượng tiền tiết kiệm từ dân cư.
Lê Hoàng Việt Lớp: CĐ – K5
13
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
1.2.2.2 Tiền gửi của tổ chức kinh tế(TCKT)
Đối với MSB Hà Nội thì nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế là
nguồn vốn chủ yếu, luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn huy động.Đây
là bộ phận tiền gửi tạm thời chưa sử dụng đến trong quá trình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, được các doanh nghiệp gửi vào ngân hàng với mục
đích chính là thanh toán và đảm bảo an toàn.Nắm bắt được đặc điểm của
nguồn vốn này nên thời gian qua MSB Hà Nội luôn chú trọng khai thác tối đa
mọi nguồn lực sẵn có để huy động được nhiều nhất có thể nguồn này.Cơ cấu
tiền gửi của tổ chức kinh tế tại MSB Hà Nội được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 5:Cơ cấu tiền gửi của tổ chức kinh tế tại MSB Hà Nội
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Năm2008
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng
TGửi KKH 642.706 88.46% 1727.787 77.60% 2009.305 70.75%
TGửi CKH 83.844 11.54% 498.743 22.4% 830.702 29.25%
Tổng 726.550 100% 2226.530 100% 2840.007 100%
Nguồn: Báo cáo của chi nhánh các năm 2006-2008
Nhìn vào bảng trên ta thấy vốn huy động từ các tổ chức kinh tế có xu

hướng tăng dần qua các năm 2006-2008,năm 2006 chi nhánh huy động được
726.550 tỷ đồng từ các tổ chức kinh tế chiếm 90.89% tổng nguồn huy động,
năm 2007 MSB Hà Nội huy động được 2226.530 tỷ đồng từ TCKT chiếm
93.24% tổng nguồn huy động, sang năm 2008 con số huy động được là
2840.007 tỷ đồng chiếm 91.71% tổng nguồn huy động.Trong lượng tiền huy
động từ TCKT thì tiền gửi không kì hạn luôn chiếm tỉ trọng lớn hơn so với
tiền gửi có kì hạn, năm 2006 vốn huy động KKH là 642.706 tỷ đồng chiếm
88.46% trong tổng nguồn vốn huy động từ TCKT.Năm 2007 con số này tăng
lên 1727.787 tỷ đồng chiếm tỉ trọng 77.6%, năm 2008 vốn huy động KKH là
2009.305 tỷ đồng chiếm 70.75% tổng nguồn huy động từ TCKT.Cũng từ
bảng trên ta thấy lượng tiền gửi không kì hạn có xu hướng giảm dần về tỉ
trọng trong khi tiền gửi có kì hạn có xu hướng tăng lên cả về giá trị và tỉ
Lê Hoàng Việt Lớp: CĐ – K5
14
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
trọng, năm 2006 chênh lệch giữa tiết kiệm KKH và có kì hạn là gần gấp 8 lần
nhưng đến năm 2008 khoảng cách này đã được rút ngắn một cách đáng kể tỷ
lệ chỉ còn là 7/3.Để đánh giá rõ hơn về nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp
ta hãy xem biểu đồ sau:
Biểu đồ 2:Tiền gửi của TCKT so với tổng vốn huy động của MSB Hà Nội
Trong thời gian qua chi nhánh MSB Hà Nội luôn chú trọng đến việc
huy động vốn từ TCKT do vậy nguồn vốn này luôn chiếm tỷ trọng cao trong
tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng.
1.2.2.3 Phát hành giấy tờ có giá
Loại giấy tờ có giá mà chi nhánh MSB Hà Nội phát hành ra công chúng
là chứng chỉ tiền gửi.Ngân hàng phát hành chứng chỉ tiền gửi nhằm mục đích
huy động vốn từ dân cư trên địa bàn thủ đô để đáp ứng nhu cầu về vốn.Chứng
chỉ tiền gửi phát hành chủ yếu là ngắn hạn với lãi suất cao hơn lãi suất tiền
gửi tiết kiệm và có thể trả trước.
Nguồn vốn huy động từ hình thức này là không lớn chiếm tỉ trọng nhỏ

trong tổng nguồn huy động.Năm 2006 chi nhánh thu hút 14.92 tỷ đồng từ việc
phát hành chứng chỉ tiền gửi, năm 2007 huy động được 18.9 tỷ đồng sang
năm 2008 huy động được 58.866 tỷ đồng tư hình thức huy động này.
Lê Hoàng Việt Lớp: CĐ – K5
15
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
Chứng chỉ phát hành chủ yếu là ngắn hạn nên có thể thấy mục đích của
việc huy động vốn bằng kênh huy động này chủ yếu để đáp ứng nhu cầu về
vốn của ngân hàng trong một thời gian nhất định.
1.2.2.4 Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác.
Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác tại chi nhánh chủ yếu là tiền gửi
không kì hạn, lượng tiền huy động được thường không lớn.Năm 2006 tiền gửi
của các tổ chức tín dụng tại MSB Hà Nội là rất nhỏ chỉ là 52.74 triệu
đồng,năm 2007 con số này đã được cải thiện đáng kể đạt 813.935 triệu đồng
và đến năm 2008 tăng lên 6.078 tỷ đồng.Ta thấy, tiền gửi của tổ chức tín dụng
tăng dần qua các năm điều này cho thấy dịch vụ thanh toán liên ngân hàng
ngày càng phát triển ở Việt Nam.
1.2.3. Cơ cấu vốn huy động
Chi nhánh MSB Hà Nội có một cơ cấu vốn huy động khá đa dạng và
phong phú và được phân chia theo các tiêu thức sau:
Nếu phân theo thành phần kinh tế: ta có vốn huy động từ dân cư và
vốn huy động từ các tổ chức kinh tế.Để thấy rõ hơn về cơ cấu vốn theo thành
phần kinh tế chúng ta hãy xem bảng và các biểu đồ sau:
Bảng 6:Cơ cấu vốn huy động theo thành phần kinh tế
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
VHĐ từ dân cư 33.581 103.244 141.201
VHĐ từ TCKT 726.550 2226.530 2840.007
Tổng VHĐ từ dân cư và TCKT 760.131 2329.774 2981.208
Tổng VHĐ 799.305 2387.948 3096.530

Nguồn:Báo cáo của chi nhánh trong các năm 2006-2008
Biểu đồ 3:Tổng VHĐ từ dân cư và TCKT so với tổng VHĐ của MSB Hà Nội.
Lê Hoàng Việt Lớp: CĐ – K5
16
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
Biểu đồ 4:Cơ cấu vốn huy động theo thành phần kinh tế của MSB Hà Nội
Nhìn vào bảng số liệu và các biểu đồ ta thấy:
Huy động vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế là nguồn huy động chủ
yếu của các NHTM nói chung và của chi nhánh MSB Hà Nội nói riêng, nó
chiếm một tỷ lệ rất lớn trong tổng nguồn vốn huy động được thể hiện ở biểu
đồ 3.
Cùng với sự tăng lên của tổng nguồn huy động thì vốn huy động từ dân
cư và các tổ chức kinh tế cũng gia tăng tuy nhiên giá trị tăng không giống
nhau.Trong suốt giai đoạn 2006-2008 nguồn vốn huy động từ TCKT luôn
chiếm tỉ trọng rất lớn trong tổng nguồn huy động, không có sự cân xứng giữa
vốn huy động từ dân cư và vốn huy động từ TCKT điều này thể hiện rất rõ ở
Lê Hoàng Việt Lớp: CĐ – K5
17
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
biểu đồ 4.Năm 2006, huy động từ TCKT chiếm 90.89%; năm 2007 là 93.24%
và năm 2008 là 91.71% trong tổng nguồn huy động, trong khi đó nguồn vốn
huy động từ dân cư chiếm tỷ trọng rất nhỏ lần lượt là 4.2%; 4.32%; 4.56%
trong các năm 2006; 2007; 2008 trong tổng nguồn huy động.Có thể nói đây là
một hạn chế của chi nhánh trong công tác huy động vốn.
Trong những năm qua nguồn vốn huy động được của chi nhánh là
tương đối lớn, có được điều này là do chi nhánh có thời gian hoạt động khá
dài và đã tạo được uy tín trên thị trường, bên cạnh đó là sự cố gắng không
ngừng nghỉ của đội ngũ cán bộ công nhân viên chi nhánh, sự đa dạng hóa các
hình thức huy động vốn, đa dạng các loại hình dịch vụ để thu hút nguồn tiền
từ bên ngoài.Với những biện pháp trên trong thời gian qua kết quả mà chi

nhánh đạt được trong công tác huy động vốn là rất đáng khích lệ năm 2006
chi nhánh thu hút được 726.550 tỷ đồng từ các TCKT và 33.581 tỷ đồng từ
dân cư,năm 2007 thu hút được 2226.530 tỷ đồng từ các TCKT và 103.244 tỷ
đồng từ dân cư, đến năm 2008 con số này lần lượt là 2840.007 tỷ đồng từ
TCKT và 141.201 tỷ đồng từ dân cư.Nguyên nhân của việc vốn huy động từ
các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng cao là do đặc điểm của địa bàn hoạt động
và đồng thời do các sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng đưa ra đối với các khách
hàng doanh nghiệp là khá hoàn thiện, nhanh chóng thuận tiện trong khâu
thanh toán, các nghiệp vụ như bảo lãnh,ủy thác đại lí…của chi nhánh cũng rất
phát triển.
Theo loại tiền huy động: ta có vốn huy động bằng nội tệ và vốn huy
động bằng ngoại tệ.
Bảng 7: Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền của MSB Hà Nội
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Giá tri Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng
VHĐ nội tệ 799.225 99.9% 2387.7052 99.9% 3096.2204 99.9%
VHĐ ngoại tệ 0.080 0.01% 0.2388 0.01% 0.3096 0.01%
Tổng 799.305 100% 2387.948 100% 3096.530 100%
Nguồn: Báo cáo của chi nhánh trong các năm 2006-2008
Lê Hoàng Việt Lớp: CĐ – K5
18
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
Nhìn vào bảng 7 ta thấy, ngoại tệ huy động được chiếm tỷ trọng rất nhỏ
coi như không đáng kể trong tổng nguồn huy động.Trong cả 3 năm 2006,
2007, 2008 lượng huy động bằng ngoại tệ tuy có biến động tăng nhưng xét
trên tổng nguồn huy động nó chiếm một tỷ lệ rất nhỏ chỉ bằng 0.01%, trong
khi đó vốn huy động bằng nội tệ chiếm 99.9%.
Ngoại tệ mà ngân hàng huy động chủ yếu là đồng USD và EUR, vào

thời điểm cuối năm tài chính được quy đổi ra VND để tính kết quả hoạt động
kinh doanh.
Cơ cấu nguồn vốn theo kì hạn: nếu chia theo kì hạn, vốn huy động của
MSB Hà Nội được chia thành vốn huy động có kì hạn và không kì hạn.
Bảng 8: Cơ cấu vốn huy động theo kì hạn của MSB Hà Nội
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng
TGCKH 158.402 19.88% 1571.539 65.81% 2440.67
6
78.82%
TGKKH 640.903 80.12% 816.408 34.19% 655.854 21.18%
Tổng 799.305 100% 2387.94
8
100% 3096.53
0
100%
Nguồn: Báo cáo của chi nhánh các năm 2006-2008
Lê Hoàng Việt Lớp: CĐ – K5
19
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
Biểu đồ 5:Cơ cấu vốn huy động theo kì hạn của MSB Hà Nội

Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ trên ta có thể rút ra một số nhận xét sau:
Trong giai đoạn 2006-2008 cơ cấu vốn huy động theo kì hạn của chi
nhánh MSB Hà Nội có sự đảo chiều rất ngoạn mục năm 2006 vốn huy động
có kì hạn chỉ chiếm 19.88% trong tổng nguồn huy động đạt 158.402 tỷ đồng,
nhưng sang năm 2007 tỉ trọng vốn có kì hạn đã lên tới 65.81% với mức huy
động 1571.539 tỉ động và năm 2008 tỉ trọng vốn huy động có kì hạn chiếm

78.82% trong tổng nguồn huy động đạt 2440.676 tỷ đồng.Như vậy trong các
năm 2006-2008 cơ cấu vốn huy động theo kì hạn có sự thay đổi đáng kể, vốn
huy động có kì hạn có tăng lên đột biến trong khi vốn huy động không kì hạn
có xu hướng giảm dần.Điều này góp phần làm tăng nguồn vốn ổn định tạo
thuận lợi cho chi nhánh trong kinh doanh.
1.2.4 Chi phí huy động vốn.
Nguồn vốn huy động tăng lên chưa đủ để đánh giá hiệu quả của công
tác huy động vốn, nếu ngân hàng huy động được nhiều song chi phí cho việc
huy động đó cũng rất lớn thì sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng, thậm
chí ngân hàng có thể bị thua lỗ.Như vậy để có một quá trình huy động vốn đạt
hiệu quả thì tiết kiệm chi phí huy động là biện pháp cần thiết.
Lê Hoàng Việt Lớp: CĐ – K5
20
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
Trong những năm gần đây cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày
càng gia tăng, làm cho tình hình lãi suất biên động không ngừng đặc biệt là lãi
suất huy động.Ngân hàng muốn huy động được nhiều vốn thì bắt buộc phải
đưa ra mức lãi suất huy động hấp dẫn, không nằm ngoài xu thế đó trong
những năm qua chi nhánh MSB Hà Nội đã dùng công cụ lãi suất để thu hút
nguồn vốn từ bên ngoài điều này làm cho chi phí huy động vốn của chi nhánh
tăng dần qua các năm.
Bảng 9: Chi phí trả lãi cho nghiệp vụ huy động vốn tại MSB Hà Nội.
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm Năm
So sánh 07/06
Năm
So sánh 08/07
(+/-) (%) (+/-) (%)
Tổng NVHĐ 799.305 2387.948 1588.643 198.75 3096.530 708.852 29.67
Chi phi trả lãi 55.136 95.590 40.454 73.37 324.999 229.409 239.99

Chi phí trả lãi/Tổng
NVHĐ(%)
6.89 4.00 10.49
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh các năm 2006-2008
Ta thấy, chi phí huy động các năm của chi nhánh là không ổn
định.Năm 2007 là năm thành công nhất trong 3 năm trở lại đây trong công tác
huy động vốn của chi nhánh chi phí huy động chỉ chiếm 4% trên tổng nguồn
huy động, nhưng sang năm 2008 chi phí tăng đột biến với 324.999 tỷ đồng
chiếm 10.49% trên tổng nguồn vốn huy động, nguyên nhân của việc chi phí
tăng cao trong năm 2008 là do những tác động của cuộc khủng hoảng tài
chính làm cho nền kinh tế gặp nhiều khó khăn việc huy động của các ngân
hàng cũng vì thế mà gặp bất lợi, muốn huy động được nhiều vốn bắt buộc các
ngân hàng phải tăng lãi suất huy động, lãi suất huy động tăng làm chi phí tăng
lên.
1.3. Mối quan hệ giữa huy động và sử dụng vốn
Huy động vốn và sử dụng vốn là hai nghiệp vụ cơ bản nhất của NHTM,
giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau.Ngân hàng không chỉ quan tâm
đến việc huy động thật nhiều vốn mà còn phải tìm đầu ra cho những nguồn
vốn huy động được tức là tìm nơi cho vay, đầu tư thật hiệu quả những nguồn
Lê Hoàng Việt Lớp: CĐ – K5
21
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
vốn đó.Nếu ngân hàng chỉ chú trọng tới huy động vốn mà không sử dụng hết
thì vốn sẽ bị ứ đọng làm giảm lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh của ngân
hàng, ngược lại nếu không có đủ vốn để hoạt động thì ngân hàng sẽ mất đi
những cơ hội mở rộng thị trường, làm giảm uy tín của ngân hàng trên thị
trường.
Quy mô nguồn vốn huy động quyết định quy mô tín dụng, và là điều
kiện để ngân hàng chủ động đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng đi vay.Sử
dụng vốn là cách nối tiếp, quyết định hiệu quả của huy động vốn cũng như

hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.Do đó để đạt được mục tiêu sinh lời và an
toàn mỗi ngân hàng phải xây dựng danh mục nguồn vốn và tài sản sao cho
đảm bảo sự phù hợp tương đối về quy mô, cơ cấu thời hạn và lãi suất.
Để đánh giá xác thực hơn về mối quan hệ giữa huy động và sử dụng vốn
của chi nhánh MSB Hà Nội ta có thể xem bảng số liệu sau:
Bảng 10: Cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn tại MSB Hà Nội
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Tổng vốn huy động 799.305 2387.948 3096.530
Cho vay nền kinh tế 321.368 457.454 719.947
Điều chuyển vốn trong nội bộ 404.969 1743.9 2180.015
Tổng VHĐ chưa sử dụng 72.968 186.594 196.568
Nguồn: Báo cáo của chi nhánh các năm 2006-2008
Từ bảng số liệu trên ta thấy: trong giai đoạn 2006-2008 nguồn vốn huy
động được của chi nhánh đều được sử dụng tương đối hiệu quả, nguồn vốn
chủ yếu được điều chuyển trong nội bộ chi nhánh và các chi nhánh khác trong
hệ thống ngân hàng Hàng Hải, lãi thu được từ hoạt động được là rất lớn
(chiếm chủ yếu trong tổng lãi của chi nhánh) mang lại lợi nhuận cho chi
nhánh và giúp các thành viên khác trong hệ thống MSB có đủ vốn để hoạt
động.
Bên cạnh đó vẫn tồn tại một thực trạng là vốn cho vay đối với nền kinh
tế là ít so với nguồn vốn huy động được, năm 2006 chi nhánh cho vay được
Lê Hoàng Việt Lớp: CĐ – K5
22
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
321.368 tỷ đồng chiếm 40.20% trong tổng nguồn huy động được; năm 2007
chi nhánh cho vay được 457.454 tỷ đồng đối với nền kinh tế chiếm 19.15% số
vốn huy động được; năm 2008 con số này là 719.947 tỷ đồng chiếm 23.25%
số vốn huy động được.Trong tương lai chi nhánh cần đẩy mạnh hơn nữa việc
cho vay đối với nền kinh tế vì đây là thị trường chủ yếu của hoạt động ngân

hàng
1.4 Đánh giá công tác huy động vốn của NHTM cổ phần Hàng Hải
chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2006-2008
1.4.1 Những kết quả đạt được
Trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động,
cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã và đang ảnh hưởng sâu rộng đến nền
kinh tế Việt Nam cùng với đó là diễn biến phức tạp của tình hình lạm phát
cũng tác động không nhỏ đến hoạt động ngân hàng nhưng với sự cố gắng nỗ
lực không biết mệt mỏi của Ban giám đốc cũng như toàn thể cán bộ nhân viên
chi nhánh cũng như sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo.Trong những
năm từ 2006-2008 chi nhánh MSB Hà Nội đã đạt được những kết quả đáng
khích lệ trong công tác huy động vốn cụ thể như sau:
Một là:Nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng trưởng nhanh cả về qui
mô lẫn tốc độ.Từng bước cải thiện cơ cấu vốn theo hướng hợp lý hơn, tạo sự
phù hợp giữa huy động và sử dụng vốn.Có được điều này là do sự nỗ lực của
toàn chi nhánh luôn coi trọng công tác huy động vốn, chi nhánh luôn xác định
nguồn vốn huy động được là nguồn vốn kinh doanh chủ yếu duy trì hoạt động
của ngân hàng, cùng với đó là hàng loạt biện pháp tích cực được chi nhánh sử
dụng trong công tác huy động vốn như: lãi suất huy động linh hoạt hấp dẫn,
không ngừng đổi mới và hoàn thiện các dịch vụ chăm sóc khách hàng…
Hai là: Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, ngoài hình thức
truyền thống là tiền gửi tiết kiệm trong những năm qua chi nhánh còn đẩy
mạnh việc phát hành giấy tờ có giá, tham gia hệ thống thanh toán liên ngân
hàng để thu hút lượng tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác, chất lượng dịch
Lê Hoàng Việt Lớp: CĐ – K5
23
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
vụ thẻ ngày càng được cải thiện để đáp ứng kịp thời các nhu cầu đa dạng của
khách hàng.Ngoài ra, chi nhánh còn hoàn thiện hơn công tác trả lãi tạo sự
thuận lợi tối đa trong giao dịch cho khách hàng, kèm theo đó là các hình thức

khuyến mại, dự thưởng…chính những điều này đã thực sự hấp dẫn khách
hàng, giúp ngân hàng thu hút ngày càng nhiều hơn lượng khách hàng đến gửi
tiền.
Ba là:Cùng với việc đa dạng hóa các hình thức huy động trong những
năm qua chi nhánh đã xây dựng được một chính sách lãi suất hợp lí, linh
hoạt.Chương trình lãi suất tăng theo tuần áp dụng với những tài khoản có số
dư >=50.000.000đ là một ví dụ điển hình, những chương trình này đã góp
phần không nhỏ trong việc thu hút nguồn vốn đến với chi nhánh.Việc kết hợp
hài hòa giữa lãi suất huy động ngắn hạn và dài hạn cũng tạo ra một kết quả
khả quan trong việc huy động vốn của chi nhánh.
Bốn là:Việc không ngừng mở rộng địa bàn hoạt động đã tạo điều kiện
tiếp cận ngày càng gần hơn các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư của chi
nhánh, trong những năm qua chi nhánh liên tiếp mở các phòng giao dịch trên
địa bàn thủ đô Hà Nội chính những phòng giao dịch này là cầu nối giữa chi
nhánh và những người dân ít có khả năng tiếp xúc với ngân hàng.
Năm là: Cơ cấu nguồn vốn huy động có sự thay đổi hợp lí về mặt thời
gian.Cơ cấu nguồn vốn có xu hướng dịch chuyển theo hướng tích cực:nguồn
vốn trung và dài hạn tăng lên tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong việc
đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế.
Sáu là: Chi nhánh đã dần chủ động trong công tác tiếp cận thị trường,
vận dụng các chiến lược Marketing trong công tác huy động vốn phù hợp với
năng lực của mình, không ngừng quảng bá thương hiệu, với khẩu hiệu
“Maritime Bank tạo lập giá trị bền vững” những năm qua đã có rất nhiều cá
nhân, doanh nghiêp biết và đến với ngân hàng làm cho uy tín của ngân hàng
không ngừng nâng cao trên thị trường.Trong những nămqua chi nhánh đã góp
phần tạo nên hình ảnh thương hiệu của MSB trong nước và quốc tế.Những
Lê Hoàng Việt Lớp: CĐ – K5
24
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
giải thưởng mà MSB đạt được như: “Thương hiệu mạnh Việt Nam 2007” do

thời báo Việt Nam và người tiêu dùng bình chọn; “doanh nghiệp dịch vụ được
hài lòng nhất năm 2008”; “Quả cầu vàng 2007”…có sự đóng góp không nhỏ
của chi nhánh MSB Hà Nội.Qua đó đã tạo được lòng tin của khách hàng đối
với ngân hàng, giúp ngân hàng giữ chân những khách hàng truyền thống và
thu hút những khách hàng tương lai.
1.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân
1.4.2.1 Những hạn chế
Bên cạnh những thành tích khả quan đạt được trong thời gian qua, chi
nhánh MSB Hà Nội cũng không tránh khỏi những hạn chế, tồn tại và cần phải
được hoàn thiện trong thời gian tới đó là:
+ Nguồn vốn huy động ngoại tệ chiếm tỉ trọng rất nhỏ, coi như không
đáng kể trong tổng nguồn vốn huy động, dẫn đến không đáp ứng được nhu
cầu vay vốn ngoại tệ của khách hàng.Trong khi đó nguồn vốn huy động nội tệ
lại dồi dào chiếm đến 99.9% tổng nguồn huy động, diễn biến trái chiều của
hai dòng vốn nội tệ và ngoại tệ đã gây ra sự bất cập về mặt cơ cấu nguồn vốn
của chi nhánh.
+ Trong tổng nguồn vốn huy động thì chủ yếu là nguồn vốn huy động
từ dân cư và các tổ chức kinh tế, đây là những kênh huy động truyền
thống.Điều này cho thấy các kênh huy động hiện đại chưa thật sự phát huy
hiệu quả, nguồn vốn huy động từ kênh phát hành giấy tờ có giá còn ít, chiếm
tỉ trọng thấp trong tổng nguồn huy động, bên cạnh hoạt động của dịch vụ thẻ
trong việc huy động vốn cũng chưa thật sự hiệu quả…
+ Vốn huy động từ dân còn thấp so với vốn huy động từ các tổ chức
kinh tế điều này cho thấy chi nhánh chưa thật sự khai thác hiệu quả nguồn
vốn nhàn rỗi từ dân cư.
1.4.2.2 Nguyên nhân
a. Nguyên nhân khách quan:
Lê Hoàng Việt Lớp: CĐ – K5
25

×