Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Công tác kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại Công ty CP Điện Thanh Hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (612.85 KB, 80 trang )

MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 2
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ ĐIỆN LỰC THANH HOÁ 3
1.1/ Quá trình hình thành và phát triển của Điện Lực Thanh Hoá 3
1.1.1/ Quá trình hình thành và phát triển 3
1.1.2/ Một số chỉ tiêu tài chính tổng quát 5
1.2/ Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh 6
1.2.1/ Chức năng, nhiệm vụ chính của đơn vị 6
1.2.2/ Ngành nghề kinh doanh 7
1.3/ Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 8
1.3.1/ Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 8
1.3.2.1/ Các đơn vị tổ chức sản xuất 9
1.3.2.2/ Các phòng ban chức năng: 9
1.4/ Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán 12
1.4.1/ Tổ chức bộ máy kế toán 12
1.4.1.1/ Sơ đồ bộ máy kế toán 12

13
1.4.1.2/ Phân công lao động kế toán 13
1.4.2/ Tổ chức công tác kế toán 16
1.4.2.1/ Chính sách kế toán chung 16
1.4.2.2/ Áp dụng chế độ kế toán tại đơn vị 16
1.4.2.2.1/ Đặc điểm tổ chức chứng từ kế toán 16
1.4.2.2.2/ Đặc điểm tổ chức hệ thống tài khoản kế toán 17
1.4.2.2.3/ Đặc điểm tổ chức sổ kế toán 17
1.4.2.2.4/ Đặc điểm tổ chức báo cáo kế toán 20


PHẦN II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG
CỤ DỤNG CỤ TẠI ĐIỆN LỰC THANH HOÁ 22
2.1/ Đặc điểm và quản lý nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Điện Lực
Thanh Hoá 22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
2.1.1/ Đặc điểm NVL, CCDC và yêu cẩu quản lý tại Điện Lực Thanh
Hoá 22
2.1.2/ Tổ chức quản lý NVL, CCDC tại Điện Lực Thanh Hoá 25
2.2/ Công tác đánh giá NVL, CCDC tại Điện Lực Thanh Hoá 27
2.3/ Kế toán NVL, CCDC tại Điện Lực Thanh Hoá 29
2.3.1/ Chứng từ kế toán sử dụng và thủ tục nhập xuất kho, kiểm kê
NVL, CCDC 29
2.3.2/ Kế toán chi tiết NVL, CCDC 38
2.3.3/ Kế toán tổng hợp NVL, CCDC 43
2.3.3.1/ Tài khoản sử dụng 43
2.3.3.2/ Kế toán tổng hợp nhập NVL, CCDC 44
2.3.3.3/ Kế toán tổng hợp xuất NVL, CCDC 55
2.3.4/ Đánh giá tình hình cung ứng, dự trữ và sử dụng NVL, CCDC tại
Điện Lực Thanh Hoá 58
PHẦN III
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN
NVL, CCDC TẠI ĐIỆN LỰC THANH HOÁ 61
3.1/ Đánh giá thực trạng công tác kế toán NVL, CCDC tại Điện Lực
Thanh Hoá 61
3.1.1/ Những kết quả đạt được 61
3.1.2/ Những khó khăn, tồn tại 64
3.2/ Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán NVL, CCDC tại
Điện Lực Thanh Hoá 68
3.2.1/ Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán NVL, CCDC tại

Điện Lực Thanh Hoá 68
3.2.2/ Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán NVL,
CCDC tại Điện Lực Thanh Hoá 69
KẾT LUẬN 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trịnh Thị Ngọc Lớp: Kế toán B K46
2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CP : Chi phí
CNTT : Công nghệ thông tin
BHXH : Bảo hiểm xã hội
BCĐKT : Bảng cân đối kế toán
CBCNV : Cán bộ công nhân viên
CP : Cổ phần
DT : Doanh thu
DN : Doanh nghiệp
EVN : Tập đoàn Điện Lực Việt Nam
HĐ GTGT : Hoá đơn giá trị gia tăng
NVL, CCDC: Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
PGĐ : Phó giám đốc
PX : Phân xưởng
PN : Phiếu nhập
PX : Phiếu xuất
QLDN : Quản lý doanh nghiệp
SXKD : Sản xuất kinh doanh
SCL : Sửa chữa lớn
SCTX : Sửa chữa thường xuyên
TSCĐ : Tài sản cố định
TGNH : Tiền gửi ngân hàng

TK : Tài khoản
VT, TH cáp : vật tư, truyền hình cáp
QT XDCB : Quyết toán xây dựng cơ bản
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Trịnh Thị Ngọc Lớp: Kế toán B K46
2
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
Ký hiệu Tên bảng, biểu, sơ đồ
Bảng 1.1 Bảng phản ánh quy mô và kết quả hoạt động của doanh nghiệp
Sơ đồ 1.1 Bộ máy quản lý tại Điện Lực Thanh Hoá
Sơ đồ 1.2 Tổ chức bộ máy kế toán của Điện Lực Thanh Hoá
Sơ đồ 1.3 Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung trên chương trình
kế toán máy của Điện Lực
Sơ đồ 2.1 Quy trình ghi sổ chi tiết theo phương pháp thẻ song song
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ hạch toán tổng hợp NVL, CCDC
Biểu 2.1 Mẫu HĐ GTGT
Biểu 2.2 Mẫu phiếu nhập kho
Biểu 2.3 Mẫu giấy đề nghị cấp vật tư
Biểu 2.4 Mẫu phiếu xuất kho
Biểu 2.5 Mẫu bảng kiểm kê vật tư, hàng hoá tồn kho
Biểu 2.6 Mẫu thẻ kho
Biểu 2.7 Mẫu sổ chi tiết NVL
Biểu 2.8 Mẫu bảng tổng hợp vật tư nhập, xuất, tồn toàn đơn vị
Biểu 2.9 Mẫu Nhật ký chung 1
Biểu 2.10 Mẫu Nhật ký mua hàng TK 152
Biểu 2.11 Mẫu sổ cái TK 152
Biểu 2.12 Mẫu Nhật ký chung 2
Biểu 2.13 Mẫu Nhật ký mua hàng TK 153
Biểu 2.14 Mẫu sổ cái TK 153
Biểu 2.15 Mẫu Nhật ký chung 3

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Điện Lực Thanh Hoá là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Công ty
Điện Lực I, có ngành nghề sản xuất kinh doanh chính là kinh doanh bán điện
và dịch vụ viễn thông điện lực EVN Telecom. Ngành điện hiện nay là ngành
độc quyền cung cấp điện năng cho các thành phần kinh tế và đời sống xã hội.
Với nguồn điện phát còn hạn chế mà nhu cầu tiêu thụ lại lớn, lượng điện năng
chưa đáp ứng đủ nhu cầu, vì vậy chức năng phân phối điện là quan trọng.
Cũng như các doanh nghiệp khác, Điện Lực Thanh Hoá rất chú trọng
đến công tác kế toán đặc biệt là kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ do
Điện Lực có một khối lượng lớn nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ với các
chủng loại, quy cách đa dạng, phong phú và có đặc tính kỹ thuật nhất định.
Do đó, kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ có một vai trò quan trọng
trong cung cấp thông tin kịp thời cho các phần hành kế toán khác đồng thời
góp phần quản lý tốt, cung cấp đầy đủ, kịp thời và đúng chất lượng cho quá
trình sản xuất kinh doanh, duy tu sửa chữa của Điện Lực. Hoàn thiện công tác
kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ chính là một yếu tố góp phần làm
cho công tác kế toán của Điện Lực Thanh Hoá ngày càng đáp ứng tốt cho yêu
cầu cung cấp thông tin phục vụ quản lý của đơn vị.
Qua thời gian nghiên cứu và thực tập tại Điện Lực Thanh Hoá, với mục
đích tìm hiểu về thực tế và đưa ra những đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế
toán nguyên vật liệu tại đơn vị, em mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài: “Hoàn
thiện công tác hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Điện Lực
Thanh Hoá”.
Trịnh Thị Ngọc Lớp: Kế toán B K46
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập gồm 3 phần chính với kết cấu như sau:
Phần I: Tổng quan về Điện Lực Thanh Hoá.
Phần II: Thực trạng công tác hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng

cụ tại Điện Lực Thanh Hoá.
Phần III: Một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác hạch toán nguyên
vật liệu, công cụ dụng cụ tại Điện Lực Thanh Hoá.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Ths. Nguyễn Hữu Đồng và các anh
chị cán bộ phòng kế toán – tài chính Điện Lực Thanh Hoá đã tận tình chỉ bảo,
giúp đỡ em trong giai đoạn thực tập cũng như hoàn thiện chuyên đề tốt nghiệp
này.

Trịnh Thị Ngọc Lớp: Kế toán B K46
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ ĐIỆN LỰC THANH HOÁ
1.1/ Quá trình hình thành và phát triển của Điện Lực Thanh Hoá
1.1.1/ Quá trình hình thành và phát triển
Điện Lực Thanh Hoá là một doanh nghiệp Nhà nước, trực thuộc Công ty
Điện Lực I - EVN Việt Nam. Hiện nay, công ty có trụ sở đóng tại 98 Triệu
Quốc Đạt – Phường Điện Biên - Thành phố Thanh Hoá.
Điện Lực Thanh Hoá có tiền thân là nhà máy điện Thanh Hoá được
thành lập vào ngày 06/04/1961 do Cục Điện Lực ký quyết định thành lập.
Nhà máy điện Thanh Hoá được hình thành dựa trên bốn cơ sở phát điện lúc
bấy giờ trên địa bàn tỉnh: Nhà máy nhiệt điện Hàm Rồng gồm 2 tổ máy (với
tổng công suất là 3000KW); Nhà máy thuỷ điện Bàn Thạch gồm 3 tổ máy
phát (với tổng công suất là 960KW); Nhà máy điện Lô Cô Hàm Rồng; nhà
máy nhiệt điện Cổ Định. Trong những ngày mới thành lập, cơ sở vật chất kỹ
thuật còn nghèo nàn, cũ kỹ. Điện năng sản xuất ra chủ yếu là phục vụ cho
sinh hoạt của nhân dân trong tỉnh và các cơ sở công nghiệp sản xuất nhỏ khác
trên địa bàn tỉnh.
Năm 1970, hệ thống điện toàn Tỉnh được hoà với hệ thống lưới điện
miền Bắc bằng đường dây 35KV Hàm Rồng - Đồng Giao.

Tháng 11/1977, Bộ Điện và Than ra quyết định đổi tên là Sở quản lý và
phân phối điện Thanh Hoá. Ở giai đoạn này, Điện Lực Thanh Hoá đã khởi
công xây dựng đường dây và trạm 110KV ở nhiều địa điểm trên địa bàn tỉnh,
đáp ứng yêu cầu về điện năng cho sinh hoạt và sản xuất.
Tháng 8/1982, Bộ Điện Lực ra quyết định đổi tên thành Sở Điện Lực
Thanh Hoá.
Trịnh Thị Ngọc Lớp: Kế toán B K46
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sau một thời gian dài sản xuất, nhà máy nhiệt điện Hàm Rồng do không
còn đáp ứng được những yêu cầu sản xuất nên đến tháng 6/1989 nhà máy
nhiệt điện Hàm Rồng đã bị loại bỏ, chỉ còn Thuỷ điện Bàn Thạch sản xuất
điện năng.
Khi Thuỷ điện Hoà Bình hoàn thành (có công suất 124MW = 1,9 triệu
KW) đúng với công suất thiết kế hoàn thành đóng điện đường dây 500KV để
sử dụng điện năng quốc gia có hiệu quả kinh tế, nguồn điện áp ổn định nên
đơn vị đã tham mưu cho Công ty Điện Lực I huy động huy động vốn ngân
sách, vốn nhân dân đóng góp để xây dựng và cải tạo hệ thống điện nối mạch
liên kết với nhau. Đây là bước nhảy vọt quyết định và đánh dấu sự phát triển
của ngành Điện Lực Thanh Hoá.
Năm 1994, đơn vị đã hoàn thành xây dựng trạm trung gian 35KV ở hai
huyện Thường Xuân và Ngọc Lặc, đưa điện lưới quốc gia lên đến huyện miền
núi Lang Chánh.
Đúng ngày 2/9/1995, kỷ niệm 50 năm ngày thành lập nước CHXHCN
Việt Nam, Điện Lực Thanh Hoá đã hoàn thành việc đưa điện lưới quốc gia về
hai huyện miền núi cuối cùng là Bá Thước và Quan Hoá đạt 100% số huyện
trong tỉnh có điện.
Năm 1996, Điện Lực Thanh Hoá chính thức bàn giao chức năng quản lý
Nhà nước cho Sở Công nghiệp, chỉ còn quản lý kinh doanh bán điện.
Ngày 8/3/1996, EVN Việt Nam ra quyết định đổi tên thành Điện Lực

Thanh Hoá.
Gần 47 năm hình thành và phát triển, Điện Lực Thanh Hoá đã đạt được
những thành tích đáng kể bằng chính sức lực của cán bộ công nhân viên trong
đơn vị và sự hỗ trợ của ngành điện, cùng với chính quyền và nhân dân trong
tỉnh. Hiện nay cơ sở vật chất của Điện Lực Thanh Hoá đã có: Trạm biến áp
220KV (công suất 2
*
125 MVA); 07 trạm biến áp 110KV (với 10 máy biến
Trịnh Thị Ngọc Lớp: Kế toán B K46
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
áp có tổng dung lượng 327 MVA), trong đó có hai trạm chuyên dùng cho
công ty Xi măng Bỉm Sơn, Nghi Sơn (công suất 36 MVA); 36 trạm trung gian
35KV và 2098 trạm biến áp phụ tải và hơn 3000 Km đường dây cung cấp
điện áp.
Ngành điện là ngành chủ chốt và có vai trò đặc biệt quan trọng không thể
thiếu được của mọi nền kinh tế đặc biệt là nền kinh tế hiện đại. Đối với nước
ta hiện nay, trong cơ chế kinh tế thị trường giao lưu và hội nhập quốc tế mạnh
mẽ, ngành điện đã, đang và ngày càng chiếm một vị trí quyết định và thúc đẩy
đối với sự phát triển nền kinh tế cả nước hiện nay. Nhận thức được vai trò và
nhiệm vụ quan trọng đó của mình, tập thể cán bộ công nhân viên trong ngành
nói chung cũng như trong đơn vị nói riêng luôn phấn đấu trong lao động, học
tập và nghiên cứu để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về điện năng sinh hoạt
và sản xuất của nhân dân và xã hội.
1.1.2/ Một số chỉ tiêu tài chính tổng quát
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch
Tuyệt đối Tương đối
1 2 3 4=3-2 5=4/2
Tổng nguồn vốn kinh doanh 565.136.729.464 612.822.456.587 47.685.727.123 0,08

Vốn chủ sở hữu 264.983.150.361 263.334.070.676 (1.649.079.685) (0,01)
Các quỹ 790.720.394 6.470.298.630 5.679.578.236 7,18
Tổng doanh thu 844.780.283.169 961.110.897.098 116.330.613.929 0,14
Trong đó DT điện 839.374.135.030 936.756.481.633 97.382.346.603 0,12
Tổng chi phí 132.384.478.528 163.899.315.154 31.514.836.626 0,24
Trong đó CP điện 127.548.130.548 144.093.444.485 16.545.313.937 0,13
Lợi nhuận 558.215.227 1.390.853.333 832.638.106 1,49
SXKD điện không xác định P -
Tổng TSCĐ 393.664.129.924 396.350.102.357 2.685.972.433 0,01
Tổng quỹ lương 37.892.870.298 52.102.886.447 14.210.016.149 0,38
Tổng số CBCNV 1.314 1.412 98 0,07
Thu nhập bình quân 2.403.150 3.075.005 671.855 0,28
Bảng 1.1: BẢNG PHẢN ÁNH QUY MÔ VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
DOANH NGHIỆP
Trịnh Thị Ngọc Lớp: Kế toán B K46
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Để thấy được quy mô và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, ta có bảng phân tích một số chỉ tiêu tài chính tổng quát như
trên (Bảng 1.1).
Nhìn vào bảng ta có thể thấy được trong những năm qua Điện Lực đã coi
trọng việc quản lý sử dụng vốn, không những bảo toàn mà còn phát triển vốn
kinh doanh bằng việc sử dụng vốn có hiệu quả. Điều đó cho thấy doanh
nghiệp chú trọng đến đầu tư và đầu tư có hiệu quả đặc biệt là tăng đầu tư mới
và nâng cấp TSCĐ trong doanh nghiệp. Qua kết quả kinh doanh năm 2006,
2007 thấy được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhìn chung có hiệu
quả, hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch, tăng thu nhập với mức khá cao cho người
lao động và có lãi.
1.2/ Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh
1.2.1/ Chức năng, nhiệm vụ chính của đơn vị

Ngành điện hiện nay là ngành độc quyền và chịu sự điều tiết của Nhà
nước, là ngành duy nhất cung cấp điện năng cho các thành phần kinh tế và
cho đời sống xã hội. Với nguồn điện phát còn hạn chế mà nhu cầu tiêu thụ
điện năng lại lớn, lượng điện năng chưa đáp ứng đủ nhu cầu, vì vậy chức
năng phân phối điện là quan trọng. Điện Lực Thanh Hoá là một doanh nghiệp
Nhà nước trực thuộc Công ty Điện Lực I, được công ty phân cấp quản lý, bán
điện cho các thành phần kinh tế, các hộ tiêu dùng điện tại địa bàn tỉnh Thanh
Hoá. Điện Lực Thanh Hoá có những chức năng và nhiệm vụ chính sau:
Tổ chức quản lý tốt tài sản lưới điện, đảm bảo lưới điện vận hành an toàn
liên tục, phục vụ kịp thời cho nhu cầu bán điện.
Tổ chức quản lý tốt điện năng, thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh điện
năng của ngành giao trên địa bàn tỉnh nhà.
Ngoài hai nhiệm vụ chính nêu trên, Điện Lực Thanh Hoá còn có các
nhiệm vụ khác như:
Trịnh Thị Ngọc Lớp: Kế toán B K46
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Đại tu xây dựng mới các đường dây cao thế, hạ thế và lắp đặt các trạm
biến áp mới trên địa bàn tỉnh.
Tổ chức thí nghiệm, sửa chữa các thiết bị điện.
Phối hợp với Sở Công nghiệp trong việc quy hoạch lưới điện thành phố
và các huyện thị.
Thiết kế mạng điện 35KV trở xuống.
1.2.2/ Ngành nghề kinh doanh
Điện Lực Thanh Hoá có ngành nghề sản xuất kinh doanh chính là kinh
doanh bán điện và kinh doanh dịch vụ viễn thông điện lực EVN Telecom.
Điện năng là một loại hàng hoá đặc biệt, sản xuất và tiêu thụ xảy ra đồng thời,
không có tồn kho cũng không có dự trữ. Vì vậy, việc sản xuất và kinh doanh
điện năng cũng có điểm khác biệt so với các mặt hàng thông thường khác. Nó
có những đặc thù nhất định, trong đó cần chú trọng việc làm thế nào để sản

xuất và kinh doanh điện năng đảm bảo chất lượng, đảm bảo an toàn cho
đường dây tải điện, giá mua theo cấp trên quy định còn giá bán do Nhà nước
quy định. Do đó, ngành điện phải kinh doanh như thế nào cho có lãi là một
vấn đề hết sức nan giải. Mục tiêu chính của vấn đề này là giảm tổn thất điện
năng, đảm bảo chất lượng điện và đảm bảo an toàn, khai thác triệt để khách
hàng, sử dụng, quản lý chặt chẽ điện năng bán ra cho khách hàng. Ngoài ra
còn phục vụ tốt công tác phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tài sản của ngành điện rất lớn nhưng nằm rải rác ở khắp mọi nơi nên
việc quản lý tài sản rất khó khăn nhất là hệ thống đường dây truyền tải điện.
Chính vì đặc thù riêng như vậy nên việc nâng cao hiệu quả kinh doanh
phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố của nền kinh tế quốc dân cũng như đời sống
sinh hoạt của nhân dân. Điện Lực Thanh Hoá đã xác định được nhiệm vụ của
mình trong nền kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập với thế giới đặc biệt là từ
khi Việt Nam gia nhập WTO. Do đó đã và đang từng bước hoàn thiện tổ chức
Trịnh Thị Ngọc Lớp: Kế toán B K46
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
bộ máy quản lý, kinh doanh có hiệu quả hơn để hoà nhập với sự phát triển
chung của nền kinh tế.
1.3/ Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý
1.3.1/ Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Điện Lực Thanh Hoá là đơn vị sản xuất, kinh doanh bán điện - đây là
nhiệm vụ chính và chủ yếu của đơn vị, nhưng đồng thời vẫn có những đơn vị
phụ trợ sản xuất phục vụ cho công tác kinh doanh bán điện.
Bộ phận chính là các chi nhánh điện được phân chia theo địa giới hành
chính. Tổ chức bộ máy quản lý của Điện Lực Thanh Hoá có thể được mô tả
qua sơ đồ sau:
Giám đốc
PGĐ Kỹ thuật
PGĐ Kinh

doanh
PGĐ
XDCB
Phòng
Hành
chính
Phòng
vật tư
VT
Phòng
kế
hoạch
Phòng
quản
lý XD
Phòng
kinh
doanh
Phòng
kỹ
thuật
Phòng
Điều
độ
Phòng
kế toán
Phòng
an
toàn


Phòng
T.tra
BV &
PC
Trung
tâm
viễn
thông
ĐL
Phòng
CNTT
PX điện

PX
thiết kế
PX xây
lắp
PX thí
nghiệm
và sửa
chữa
điện
25 chi
nhánh
điện
Sơ đồ 1.1: BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI ĐIỆN LỰC THANH HOÁ
Trịnh Thị Ngọc Lớp: Kế toán B K46
PGĐ VT, TH cáp
& Internet
8

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.3.2/ Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận
1.3.2.1/ Các đơn vị tổ chức sản xuất
Các đơn vị trực tiếp kinh doanh của Điện Lực Thanh Hoá là 25 chi
nhánh được phân chia theo địa giới hành chính trong tỉnh bao và các đơn vị
sản xuất phụ trợ bao gồm: Phân xưởng Điện cơ; Phân xưởng Thiết kế; Phân
xưởng xây lắp và sửa chữa điện; Phân xưởng Thí nghiệm – Đo lường.
+ Các chi nhánh: Quản lý ghi số công tơ, thu tiền điện khách hàng quản
lí vận hành sửa chữa lưới điện, thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh bảo vệ lưới
điện chống lấy cắp điện, lắp đặt phát triển công tơ mới, phát triển khách hàng
viễn thông và thu cước phí viễn thông trên địa phận mình quản lý.
+ Phân xưởng điện cơ: Gia công chế tạo các thiết bị, phụ tùng phục vụ
cho công tác quản lý vận hành và sửa chữa cơ khí, sửa chữa đại tu các thiết bị
điện.
+ Phân xưởng thiết kế: Nhiệm vụ thiết kế cải tạo lưới điện, thiết kế các
công trình điện mới cấp điện áp 35kv.
+ Phân xưởng xây lắp và sửa chữa điện: Thi công xây dựng các công
trình đại tu sửa chữa, lưới điện và trạm biến áp phục vụ cho sản xuất kinh
doanh.
+ Phân xưởng Thí nghiệm Đo lường: Thí nghiệm đo lường thiết bị điện,
quản lý hiệu chỉnh công tơ (đồng hồ đo đếm điện năng), thí nghiệm định kỳ
dầu máy biến áp và làm các dịch vụ khác về điện.
1.3.2.2/ Các phòng ban chức năng:
* Bộ máy lãnh đạo Điện Lực Thanh Hoá gồm:
- Giám đốc: Là người được Giám đốc Công ty Điện Lực I uỷ quyền
quản lý điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Điện Lực. Trực tiếp phụ
trách phòng Hành chính quản trị, Kế hoạch, Tài chính, Tổ chức, Vật tư vận tải
và Thanh tra bảo vệ & pháp chế.
Trịnh Thị Ngọc Lớp: Kế toán B K46
9

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Phó giám đốc kỹ thuật: Được Giám đốc uỷ quyền điều hành công tác
quản lý vận hành lưới điện đảm bảo an toàn và kinh tế. Trực tiếp điều hành
phòng kỹ thuật, phòng điều độ, phòng an toàn, phân xưởng điện cơ, phân
xưởng thí nghiệm, Công nghệ thông tin và công tác kỹ thuật của 23 chi nhánh
điện.
- Phó Giám đốc XDCB: Được giám đốc uỷ quyền điều hành công tác
xây dựng cơ bản lưới điện, kiến trúc sửa chữa lớn lưới điện, công tác kinh
doanh viễn thông điện lực. Trực tiếp phụ trách phòng quản lý xây dựng, trung
tâm viễn thông điện lực và phân xưởng sửa chữa - xây lắp điện.
- Phó giám đốc kinh doanh: Được giám đốc uỷ quyền điều hành công
tác kinh doanh bán điện, giám sát điện năng, tổn thất điện năng. Trực tiếp
điều hành kinh doanh, giám sát điều hành công tác kinh doanh của 25 chi
nhánh điện.
- Phó giám đốc viễn thông, truyền hình cáp & Internet: Được giám
đốc uỷ quyền điều hành công tác viễn thông, truyền hình cáp và Internet.
* Bộ máy tham mưu gồm:
- Phòng hành chính: Lập lịch công tác, hành chính văn thư, quản lý và
điều hành xe con.
- Phòng kế hoạch đầu tư: Dây dựng và duyệt kế hoạch sản xuất kinh
doanh, kế hoạch về vốn, kế hoạch về vốn XDCB của đơn vị giao, theo dõi
việc thực hiện kế hoach, đề xuất các biện pháp xử lí thích hợp những phát
sinh trong quá trình thực hiện.
- Phòng tổ chức lao động: Tổ chức quản lí lao động, tiền lương của toàn
Điện Lực. Thực hiện các chế độ chính sách có liên quan đến người lao động.
Lập duyệt kế hoạch lao động tiền lương, đào tạo bồi dưỡng, nâng bậc cho cán
bộ công nhân viên, theo dõi thi đua khen thưởng của toàn Điện Lực.
Trịnh Thị Ngọc Lớp: Kế toán B K46
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

- Phòng kỹ thuật: Quản lí kỹ thuật, quản lí quy hoạch tiêu chuẩn, định
mức nghiên cứu cải tiến kỹ thuật.
- Phòng an toàn: Kiểm tra giám sát mọi công việc của công nhân trực
tiếp tiếp xúc với điện để đảm bảo đúng kỹ thuật, an toàn lao động, an toàn sản
xuất và chăm sóc sức khoẻ cho CBCNV.
- Phòng tài chính kế toán: Thực hiện đúng chức năng kế toán thống kê
theo pháp luật kế toán, thống kê do nhà nước qui định. Phòng có trách nhiệm
tham mưu với giám đốc trong việc xử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả
đồng thời hoàn thành với nghĩa vụ của nhà nước theo qui định. Theo dõi và
quản lí tài sản vật tư, tiền vốn của xí nghiệp.
- Phòng vật tư vận tải: Lập kế hoạch thiết bị vật tư phục vụ sản xuất và
XDCB, tổ chức tốt công tác cung ứng, cấp phát vật tư, kiểm tra giám sát việc
sử dụng vật tư, quản lí bảo vệ kho tàng vật tư, thống kê quyết toán vật tư, điều
hành xe vận tải.
- Phòng kinh doanh điện năng: Quản lí công tác kinh doanh, phát triển
khách hàng, chiến lược thị trường và lắp đặt công tơ khách hàng, theo dõi hợp
đồng mua bán điện, phát hành hoá đơn thu tiền điện, theo dõi tình hình thực
hiện các chỉ tiêu kinh doanh ở từng chi nhánh. Theo dõi tổng nợ, có đến từng
khách hàng dùng điện. Thống kê tổng hợp, báo cáo công tác kinh doanh.
- Phòng điều độ: Chỉ huy vận hành lưới điện khu vực, giải quyết sự cố
lưới điện khu vực.
- Phòng quản lí xây dựng: Làm quản lý A các dự án đầu tư xây dựng
của Điện Lực.
- Phòng công nghệ thông tin và viễn thông: Theo dõi mạng thông tin,
mạng máy tính toàn Điện Lực.
- Trung tâm viễn thông Điện lực: Là đầu mối kinh doanh viễn thông
Điện Lực, trực tiếp điều hành mạng lưới kinh doanh viễn thông Điện Lực
Trịnh Thị Ngọc Lớp: Kế toán B K46
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

(quản lý và phát triển khách hàng, quản lý thiết bị đầu cuối - Điện Lực làm
đại lý bán hàng cho Công ty viễn thông Điện Lực EVNTelecom, quản lý hợp
đồng viễn thông, quản lý hoá đơn, công nợ khách hàng, quản lý công tác kỹ
thuật viễn thông).
1.4/ Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán
1.4.1/ Tổ chức bộ máy kế toán
1.4.1.1/ Sơ đồ bộ máy kế toán
Phòng Kế toán của Điện Lực có chức năng tổ chức công tác hạch toán kế
toán và quản lý tài chính của DN bảo đảm cân đối về tài chính phục vụ cho
công tác SXKD, có nhiệm vụ tổ chức và kiểm tra việc thực hiện toàn bộ công
tác thống kê trong phạm vi toàn Điện Lực, giúp Giám đốc sử dụng vốn có
hiệu quả, đáp ứng yêu cầu SXKD.
Xuất phát từ những đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý của
công ty, để phù hợp với đặc điểm trên bộ máy kế toán được tổ chức theo hình
thức tập trung. Theo hình thức tổ chức này thì toàn bộ công việc kế toán được
tập chung tại phòng kế toán của Điện Lực. Ở các chi nhánh, phân xưởng và
Trung tâm viễn thông không có bộ phận riêng mà chỉ có các nhân viên kế
toán làm nhiệm vụ hạch toán ban đầu, thu thập kiểm tra chứng từ, gửi chứng
từ về phòng kế toán của Điện Lực. Mô hình kế toán của đơn vị được thể hiện
qua sơ đồ sau:
Trịnh Thị Ngọc Lớp: Kế toán B K46
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Sơ đồ 1.2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA ĐIỆN LỰC THANH HOÁ
1.4.1.2/ Phân công lao động kế toán
Hiện nay phòng tài chính kế toán của Điện Lực có 11 người được bố trí
tổ chức như sau:
- Kế toán trưởng:
Là người giúp việc cho Giám đốc Điện Lực về công tác kế toán tài chính

trong Điện Lực, có nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế toán trên cơ sở phân công và
quản lý các phần hành kế toán, để đáp ứng yêu cầu, chức năng công tác hạch
toán kế toán tại Điện lực; kiểm tra hoạt động bộ máy kế toán; chịu trách
nhiệm về nghiệp vụ chuyên môn kế toán tài chính của đơn vị; thay mặt nhà
nước kiểm tra việc thực hiện chế độ, thể lệ qui định của nhà nước về lĩnh vực
kế toán cũng như lĩnh vực tài chính trong phạm vi Điện Lực. Quyền hạn của
kế toán trưởng gắn liền với trách nhiệm được giao vì lợi ích của Điện Lực và
lợi ích của Nhà nước.
Trịnh Thị Ngọc Lớp: Kế toán B K46
Thủ
quỹ
Kế toán trưởng
Phó phòng phụ trách
KT tổng hợp
KT
giá
thành
KT
thanh
toán
KT
vật tư
KT
TSCĐ

tiền
lương
KT
SCL
&

viễn
thông
KT
QT
XDCB
KT
thanh
toán
XDCB
Kế toán các chi nhánh, Trung tâm viễn
thông ĐL và các phân xưởng
Phó phòng phụ trách
KT XDCB
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Phó phòng phụ trách kế toán tổng hợp:
Là người trợ giúp kế toán trưởng tổ chức công tác kế toán sản xuất kinh
doanh theo đúng pháp luật về kế toán hiện hành, có chức năng theo dõi tất cả
các tài khoản trong và ngoài bảng cân đối kế toán, kiểm tra hướng dẫn các kế
toán viên hoàn thành nhiệm vụ. Cuối quý hoặc cuối năm thực hiện báo cáo
quyết toán, phản ánh toàn bộ hoạt động của điện lực lên cấp trên theo kiểu
mẫu quy định.
- Phó phòng phụ trách kế toán XDCB:
Trợ giúp Kế toán trưởng phụ trách công tác kế toán xây dựng cơ bản của
Điện lực từ khâu thanh quyết toán đến khâu hạch toán kế toán và báo cáo
quyết toán phần xây dựng cơ bản.
- Kế toán giá thành:
Đến kỳ tính giá thành, kế toán căn cứ vào bảng kê và nhật ký chứng từ
đã được lập (do chương trình máy tính cập nhật và lập tự động), kế toán tiến
hành tập hợp chi phí và căn cứ vào số dư đầu kỳ, số dư cuối kỳ của các tài

khoản có liên quan để tính giá thành sản phẩm.
- Kế toán thanh toán:
Theo dõi các khoản nợ phải thu trong nội bộ các khoản thu của đợn vị
với khách hàng về số vốn đã cấp, đã ứng về các khoản đã ứng chi khi trả lại,
các khoản nộp phải đòi và theo dõi mọi khoản nợ phát sinh trong quá trình
KD mà đơn vị phải trả phải thu; tập hợp, theo dõi và hạch toán chứng từ ngân
hàng.
- Kế toán tiền lương và TSCĐ:
Có nhiệm vụ hạch toán nguyên giá, khấu hao, tình hình tăng, giảm, thanh
lý TSCĐ; tính toán tiền lương và BHXH của cán bộ CNV trong đơn vị.
- Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ:
Trịnh Thị Ngọc Lớp: Kế toán B K46
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Theo dõi và phản ánh kịp thời chính xác về tình hình biến động của
nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ của Điện lực như số lượng, chất lượng,
chủng loại của từng loại vật liệu đã nhập xuất kho. Định kỳ tham gia kiểm kê
đánh giá vật liệu theo từng đối tượng, từng nơi sử dụng và phân bổ chi phí vật
liệu cho từng đối tượng sử dụng (chương trình kế toán trên máy tính tự động
thực hiện).
- Kế toán Sửa chữa lớn TSCĐ và viễn thông:
Có trách nhiệm quyết toán các hạng mục sửa chữa lớn TSCĐ, hạch toán
chi phí và thanh toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, hạch toán doanh thu, chi
phí, hàng ký gửi (thiết bị đầu cuối), hoa hồng đại lý dịch vụ viễn thông điện
lực (số liệu do Trung tâm viễn thông điện lực cấp).
- Kế toán quyết toán các công trình xây dựng cơ bản:
Cùng với phòng quản lý xây dựng thực hiện việc quyết toán các công
trình xây dựng cơ bản của Điện lực.
- Kế toán hạch toán và thanh toán xây dựng cơ bản:
Tập hợp hồ sơ thanh toán giai đoạn và thanh lý hợp đồng xây dựng, thực

hiện giải ngân các dự án đầu tư của Điện lực, thực hiện hạch toán sổ sách,
theo dõi công nợ và báo cáo quyết toán tài chính về XDCB.
- Thủ quỹ:
Có nhiệm vụ kiểm tra quỹ hàng tháng, chi tiền khi có yêu cầu, vào sổ
quỹ, báo cáo quỹ, rút số dư và đối chiếu với kế toán thanh toán.
- Với hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung, với các chi nhánh thì
nhân viên kế toán làm những việc sau:
+ Nhận hoá đơn thu tiền điện và sau đó phát cho nhân viên thu ngân để
họ thu tiền các khoản tiền bán điện và sau đó phát cho nhân viên thu ngân để
họ thu tiền. Các khoản tiền bán điện và các khoản thu khác đều nộp vào ngân
hàng nơi chi nhánh mở (dạng tài khoản chỉ thu) để chuyển về tài khoản của
Trịnh Thị Ngọc Lớp: Kế toán B K46
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
đơn vị. Theo dõi chấm xoá nợ cho từng khách hàng dùng điện khối cơ quan
và sản xuất.
+ Theo dõi quyết toán nợ với thu ngân viên về lượng hoá đơn và số tiền
nộp hàng tháng đối với khu thu tư gia .
+ Giải quyết các nghiệp vụ về tài chính của chi nhánh, các phân xưởng
sản xuất và Trung tâm viễn thông Điện Lực. Tất cả các công việc kế toán (thủ
tục thanh toán các chứng từ phát sinh của chi nhánh) đều được thực hiện ở
phòng kế toán của Điện lực.
1.4.2/ Tổ chức công tác kế toán
1.4.2.1/ Chính sách kế toán chung
Báo cáo tài chính được lập bằng đồng Việt Nam, quy đổi các đồng tiền
khác về đồng tiền Việt Nam theo tỷ giá ngân hàng tại thời điểm phát sinh.
Niên độ kế toán Điện Lực Thanh Hoá áp dụng là một năm tài chính bắt
đầu từ ngày 01/01/200N kết thúc vào 31/12/200N hàng năm.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Hàng tồn kho được hạch toán theo
phương pháp kê khai thường xuyên và tính giá vật tư xuất kho theo phương

pháp thực tế bình quân sau mỗi lần nhập.
Phương pháp khấu hao tài sản cố định: Tài sản cố định được phản ánh
theo nguyên giá. Tất cả tài sản cố định áp dụng thống nhất phương pháp khấu
hao đường thẳng, trích theo tháng và khi tăng (giảm) thì trích khấu hao vào
tháng sau phù hợp với quyết định 206 - 2003/QĐ – BTC ngày 12/12/2003.
Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ
1.4.2.2/ Áp dụng chế độ kế toán tại đơn vị
1.4.2.2.1/ Đặc điểm tổ chức chứng từ kế toán
Chứng từ kế toán tại đơn vị được lập theo đúng quy định trong chế độ
chứng từ kế toán và được ghi chép đầy đủ, kịp thời, đúng với thực tế nghiệp
vụ kinh tế phát sinh, trong đó bao gồm cả hệ thống chứng từ kế toán thống
Trịnh Thị Ngọc Lớp: Kế toán B K46
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
nhất bắt buộc và hệ thống chứng từ kế toán hướng dẫn. Đối với mỗi phần
hành kế toán cụ thể sẽ có một hệ thống chứng từ kế toán áp dụng với trình tự
và thời gian luân chuyển cụ thể. Tại Điện Lực Thanh Hoá chứng từ sử dụng
được tự in theo đúng biểu mẫu, quy định của Bộ Tài chính và EVN.
- Tiền tệ: phiếu thu, phiếu chi, biên lai thu tiền…
- Hàng tồn kho: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, thẻ kho…
- Lao động tiền lương: Bảng chấm công nguyên thuỷ, bảng thanh toán
tiền lương, bảng thanh toán BHXH…
- Tài sản cố định: Biên bản giao nhận TSCĐ, thẻ TSCĐ, biên bản thanh
lý TSCĐ…
- Bán hàng: Hoá đơn bán hàng, hoá đơn GTGT…
1.4.2.2.2/ Đặc điểm tổ chức hệ thống tài khoản kế toán
Đơn vị sử dụng hệ thống tài khoản kế toán được áp dụng theo chế độ kế
toán doanh nghiệp theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03
năm 2006 của Bộ Tài chính. Hệ thống kế toán này đã được Công ty Điện Lực
I sửa đổi bổ sung, cụ thể hoá cho phù hợp với đặc thù của ngành điện, đã

được Bộ Tài Chính chấp thuận. Hiện nay hệ thống tài khoản đơn vị sử dụng
bao gồm cả các tài khoản trong và ngoài Bảng cân đối kế toán.
1.4.2.2.3/ Đặc điểm tổ chức sổ kế toán
- Điện lực áp dụng hình thức kế toán Nhật Ký Chung.
- Cùng với sự phát triển mở rộng qui mô và đa ngành nghề kinh doanh,
Điện lực đã trang bị cho công tác hạch toán kế toán bằng chương trình kế toán
mạng (có máy trạm riêng cho từng phần hành kết nối vào máy chủ của Điện
Lực và máy chủ của Công ty Điện Lực 1).
- Chương trình kế toán máy do Tập đoàn Điện Lực Việt Nam cung cấp
được thực hiện thống nhất cho từng Công ty Điện Lực miền với hệ thống tài
Trịnh Thị Ngọc Lớp: Kế toán B K46
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
khoản và hệ thống mã đối tượng chi tiết được khai báo phù hợp với đặc điểm
kinh doanh từng doanh nghiệp (từng Điện Lực).
- Tại phòng kế toán mọi nghiệp vụ của kế toán tài chính phát sinh phản
ánh ở các chứng từ gốc đều được hạch toán trên máy tính vào sổ nhật ký mà
trọng tâm là Nhật ký chung. Nhật ký đặc biệt để ghi sổ cái theo các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh. Những đối tượng nào cần hạch toán chi tiết thì đồng thời
ghi vào sổ kế toán chi tiết cuối kỳ căn cứ vào sổ cái các TK và bảng tổng hợp
số liệu chi tiết để báo cáo tài chính.
Chứng từ gốc
Sổ nhật ký
đặc biệt
Sổ nhật ký chung
Sổ, thẻ KT
chi tiết
Trịnh Thị Ngọc Lớp: Kế toán B K46
Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối

số phát sinh
Báo cáo tài chính
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sơ đồ 1.3: TRÌNH TỰ GHI SỔ THEO HÌNH THỨC NHẬT KÝ CHUNG TRÊN
CHƯƠNG TRÌNH KẾ TOÁN MÁY CỦA ĐIỆN LỰC
Trịnh Thị Ngọc Lớp: Kế toán B K46
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Ghi chú: Ghi hàng ngày :
Ghi cuối kỳ :
Quan hệ đối chiếu :
Thực hiện nhật kí chung rất phù hợp với phần mềm chương trình kế toán
của ngành, với hệ thống này các bút toán sẽ được xử lý dễ dàng và hạch toán
kịp thời đúng tiến độ và hệ thống sẽ tương thích với ISO.
1.4.2.2.4/ Đặc điểm tổ chức báo cáo kế toán
Hệ thống báo cáo kế toán áp dụng trong doanh nghiệp bao gồm 2 loại: Báo
cáo do Nhà nước quy định và báo cáo kế toán do EVN quy định thêm và theo
yêu cầu sử dụng của đơn vị.
Báo cáo tài chính tháng: Đơn vị lập những báo cáo nhanh hàng tháng với
thời hạn chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày kết thúc tháng.
Trịnh Thị Ngọc Lớp: Kế toán B K46
20

×