Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ NGOẠI THƯƠNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH 6.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.56 KB, 17 trang )

Chương 3: Một Số Giải Pháp Kiến Nghị
CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT
TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ
NGOẠI THƯƠNG TẠI NGÂN HÀNG
CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH 6
3.1. Một số kiến nghị đối với các cấp quản lý Nhà nước.....................................58
3.1.1. Đẩy mạnh các Chương trình xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp
hội nhập..................................................................................................................58
3.1.2. Hoàn thiện cơ sở pháp lý nhằm tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động
XNK và hoạt động tài trợ XNK...............................................................................60
3.1.3. Đưa vào hoạt động Quỹ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu và chương trình trợ
giúp của Chính Phủ................................................................................................61
3.1.4. Hoàn thiện thị trường ngoại hối Việt Nam, nâng cao hiệu quả hoạt động
của thị trường..........................................................................................................62
3.2. Một số kiến nghị đối với các doanh nghiệp tham gia hoạt động XNK.......62
3.2.1. Đẩy mạnh năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu.....................................62
3.2.2. Xây dựng thương hiệu vững mạnh
ở thị trường trong nước lẫn nước ngoài.....................................................63
3.2.3. Sử dụng những dịch vụ ngân hàng trong hoạt động kinh doanh..................64
3.3. Đối với Ngân hàng Công thương CN6...........................................................65
3.3.1. Thực hiện tốt những biện pháp
phòng ngừa rủi ro trong tài trợ ngoại thương.............................................65
3.3.2. Chủ động tiếp cận các doanh nghiệp vừa và nhỏ.........................................68
3.3.3. Nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua việc lành mạnh hóa tài chính.......70
3.3.4. Một số biện pháp hỗ trợ..............................................................................71
3.3.4.1. Vấn đề nhân sự.....................................................................................71
3.3.4.2. Xây dựng chiến lược Marketing ngân hàng...........................................71
3.3.4.3. Sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro hối đoái và lãi suất..................72
SVTH: Bùi Vũ An Trang 57
Chương 3: Một Số Giải Pháp Kiến Nghị
CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ GÓP


PHẦN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ NGOẠI
THƯƠNG TẠI NHCT-CN6
Bên cạnh một số kết quả đã đạt được, tài trợ XNK tại NHCT-CN6 vẫn còn
nhiều hạn chế. Chất lượng dịch vụ tài trợ XNK chưa thật sự đáp ứng nhu cầu của
khách hàng một cách hiệu quả. Tuy nhiên với những thành quả nhất định đạt được,
đã là một cơ sở vững chắc để NHCT-CN6 tiếp tục phát triển trên con đường cạnh
tranh, xây dựng thương hiệu. Những mặt mạnh cần tiếp tục phát huy một cách mạnh
mẽ hơn, đồng thời những mặt khó khăn, tồn tại cần nhanh chóng đưa ra giải pháp khả
thi để khắc phục. Trên cơ sở đánh giá thực trạng tài trợ ngoại thương tại NHCT-CN6,
đề tài đưa ra một số giải pháp:
3.1. Đối với các cấp quản lý Nhà nước
Đối với quản lý hoạt động kinh doanh XNK trên bình diện vĩ mô, vai trò của Nhà
nước là vô cùng quan trọng. Việt Nam hoàn toàn có tiềm lực về xuất khẩu, vấn đề là
chúng ta có thể biến tiềm lực đó trở thành thực lực hay không. Năm 2007, năm đầu
tiên Việt Nam thực hiện các cam kết khi gia nhập WTO.. Chính phủ đã có lộ trình cắt
giảm trợ cấp cho một số lĩnh vực. Mặt khác, để tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp, Chính
phủ cần xây dựng các chương trình trợ giúp phù hợp và không trái quy định WTO.
Dưới đây là một số biện pháp Nhà nước có thể hỗ trợ để đẩy mạnh hoạt động XNK
của các doanh nghiệp.
3.1.1. Đẩy mạnh các Chương trình xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh
nghiệp hội nhập
- Cần phải nhìn nhận rằng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt
Nam trên trường quốc tế vẫn còn rất kém. Do đó, một trong những biện pháp giúp
các doanh nghiệp tìm được chỗ đứng trên thị trường là tìm đến sự hỗ trợ của Bộ, Sở
Thương mại, thông qua việc đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tổ chức hội chợ hàng
SVTH: Bùi Vũ An Trang 58
Chương 3: Một Số Giải Pháp Kiến Nghị
Việt Nam chất lượng cao ở những thị trường chủ lực như Nhật, Mỹ, ASEAN, Trung
Quốc, Hồng Kông và EU theo định kỳ hàng quý, hàng năm.
- Khi mở rộng hoạt động ra nước ngoài, uy tín và năng lực cạnh tranh là vấn

đề thiết yếu, vì vậy cần tiến hành bình chọn những doanh nghiệp nào được đại diện
cho Việt Nam. Công việc này nên có sự phối hợp giữa Sở thương mại, các cơ quan
báo chí, đài phát thanh, truyền hình và người tiêu dùng nhằm chọn ra những gương
mặt doanh nghiệp tiêu biểu, gầy dựng danh tiếng từng bước ban đầu cho Việt Nam.
- Khi đã ký kết Hiệp định thương mại song phương với nhau thì các quốc gia
thường dành cho nhau nhiều ưu đãi trong lưu thông hàng hóa, đặc biệt là các rào cản
thuế quan có thể giảm đi rất nhiều, thậm chí sẽ biến mất hoàn toàn. Tuy nhiên vấn đề
là các cơ quan chức năng phải tiến hành xem xét, đàm phán như thế nào để các doanh
nghiệp Việt Nam có đủ thời gian chuẩn bị cho sự cạnh tranh sắp tới và không dễ dàng
bị đánh bại ngay khi vừa chạm trán với đối thủ nước ngoài.
- Hiện tại Việt nam đã ký kết được nhiều Hiệp định/thoả thuận thương mại
quan trọng như: Hiệp định tiếp cận thị trường với EU, Hiệp định mậu dịch tự do
ASEAN-Trung Quốc, ASEAN-Ấn Độ, ASEAN-Hàn Quốc, ASEAN-Australia-New
Zealand; Hiệp định hợp tác kinh tế - thương mại với Hungari, Cộng Hòa Séc,
Bulgari, Slovenia; Hiệp định thương mại và hợp tác song phương Việt Nam-Hoa Kỳ,
Việt Nam-EU và với trên 60 nước. Ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức trở thành
thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới, gọi tắt là WTO – một sân chơi
rộng mở, thông thoáng và bình đẳng.
- Việt Nam vẫn là một nước đang phát triển nên nhu cầu nhập khẩu máy móc
thiết bị là rất lớn. Để giúp các doanh nghiệp nhanh chóng đổi mới công nghệ, tăng
sức cạnh tranh trong thương mại, Nhà nước cần có chính sách ưu đãi về thuế nhập
khẩu đối với các mặt hàng này. Bên cạnh đó cũng cần giảm thuế nhập nguyên nhiên
vật liệu sản xuất hàng xuất khẩu để giúp các doanh nghiệp hạ giá thành sản phẩm, dễ
dàng thâm nhập thị trường nước ngoài. Có thể thấy, thực hiện hợp lý việc thu thuế
nhập khẩu sẽ tác động tích cực đến hoạt động ngoại thương, bởi xét cho cùng nhập
khẩu cũng chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu.
SVTH: Bùi Vũ An Trang 59
Chương 3: Một Số Giải Pháp Kiến Nghị
3.1.2. Hoàn thiện cơ sở pháp lý nhằm tạo môi trường thuận lợi cho hoạt
động xuất nhập khẩu và hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu

Một hành lang pháp lý thông thoáng, hoàn thiện, hợp lý sẽ có tác động rất lớn trong
việc thúc đẩy hoạt động XNK phát triển, khuyến khích các doanh nghiệp gia nhập
vào hoạt động kinh doanh XNK. Các doanh nghiệp sẽ mạnh dạn và tự tin hơn khi
tham gia vào giao dịch thương mại quốc tế. Nhờ đó NH mới có thể có lượng khách
hàng nhiều hơn, nâng cao được doanh số tài trợ.
- Trong hai năm 2005-2006, Bộ Thương mại đã trình Quốc hội thông qua Luật
Thương mại sửa đổi và Luật Cạnh tranh; trình Chính phủ thông qua 21 Nghị định
hướng dẫn thi hành Luật Thương mại mới và Luật Cạnh tranh; ban hành 13 Thông tư
hướng dẫn thực hiện các Nghị định của Chính phủ liên quan đến hoạt động XNK
hàng hoá và dịch vụ. Điều quan trọng là cần tránh tình trạng Nghị định, Thông tư và
các văn bản hướng dẫn thực hiện chồng chéo, mâu thuẫn với nhau, hay các điều
khoản trong chính một văn bản luật mâu thuẫn nhau. Điều này làm cho các NH lúng
túng trong việc xem xét cấp tín dụng.
- Bên cạnh đó, NHNN cần sớm ban hành quy chế về tín dụng XNK. Mặc dù
đã có các quy chế về L/C, bảo lãnh mở L/C trả chậm, chiết khấu chứng từ xuất
khẩu… nhưng nhìn chung vẫn còn thiếu, chưa đồng bộ nên cần thiết phải có quy định
cụ thể rõ ràng về các hình thức, điều kiện, đối tượng nào được ưu đãi lãi suất cho
vay, được phép vay tín chấp, nhằm tạo điều kiện cho NH thực hiện tốt hoạt động tín
dụng XNK, tránh được những trường hợp lúng túng, chưa dám mạnh dạn đầu tư, mở
rộng tín dụng. Đồng thời NHNN cũng cần sớm ban hành các quy định, văn bản
hướng dẫn cụ thể để các NH có thể triển khai và phát triển nghiệp vụ tài trợ dựa trên
thương phiếu và hoạt động tài trợ Factoring. Các nghiệp vụ này dần dần được triển
khai ở Việt Nam và có những kết quả khả quan. Thời gian tới cần tiếp tục tạo nhiều
thuận lợi, nhất là về mặt pháp lý để các nghiệp vụ này thực sự vững mạnh, tạo ra lợi
thế cạnh tranh của hệ thống NHVN với các NH nước ngoài.
SVTH: Bùi Vũ An Trang 60
Chương 3: Một Số Giải Pháp Kiến Nghị
3.1.3. Đưa vào hoạt động Quỹ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu và chương
trình trợ giúp của Chính Phủ
Hoạt động tài trợ ngoại thương của các NH thường xuyên phải đối mặt với nhiều rủi

ro. Bằng việc đưa vào hoạt động Quỹ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, Nhà nước có thể
giúp các NH giảm thiểu bớt rủi ro khi tài trợ xuất khẩu. Theo kinh nghiệm của nhiều
nước như Mỹ, Anh, Nhật… việc hỗ trợ của Chính Phủ bằng hình thức này sẽ góp
phần đẩy mạnh hoạt động tài trợ ngoại thương của các NH, từ đó thúc đẩy xuất khẩu
phát triển.
- Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là việc người bảo hiểm bảo hiểm cho các khoản
tín dụng do nhà xuất khẩu cung cấp cho nhà nhập khẩu (bằng hàng hóa hoặc bằng
dịch vụ) hoặc NH phục vụ nhà nhập khẩu. Trong trường hợp nhà nhập khẩu hoặc NH
phục vụ nhà nhập khẩu không thanh toán cho hàng hóa hoặc dịch vụ đã được cung
cấp do các rủi ro về chính trị hoặc rủi ro thương mại (các rủi ro đã được bảo hiểm),
nhà xuất khẩu hoặc NH phục vụ nhà xuất khẩu sẽ được bồi thường thiệt hại. Các
chương trình bảo hiểm của Chính phủ giúp cho các NH giảm bớt rủi ro khi tài trợ
ngoại thương, hỗ trợ các doanh nghiệp thâm nhập thị trường có nhiều rủi ro.
- Hiện Việt Nam đã có một số các tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại và
xúc tiến xuất khẩu ở cả cấp quốc gia lẫn cấp tỉnh, như Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam (VCCI), Cục Xúc tiến Thương mại Việt Nam (VIETRADE), và
một số hiệp hội Thương mại và Kinh doanh mới hình thành cũng như các Trung tâm
Xúc tiến Thương mại cấp tỉnh. Hầu hết các tổ chức xúc tiến thương mại này (TPO)
vẫn còn rất mới, kể cả VIETRADE và còn thiếu các nguồn lực cũng như đội ngũ cán
bộ có năng lực để có thể cung cấp những dịch vụ có chất lượng cao cho các nhà xuất
khẩu hiện tại và tiềm năng. Mặc dù giữa các TPO cũng có sự cạnh tranh nhất định
nhưng các tổ chức này chưa được phối hợp và kết nối với nhau một cách đúng đắn
cũng như còn thiếu tính hợp tác để có thể hỗ trợ các nhà xuất khẩu có hiệu quả.
Chính Phủ cần tạo điều kiện để các tổ chức này hoạt động hiệu quả hơn.
- Đồng thời, Chính phủ cần xây dựng một Trung tâm về WTO. Bước ra đấu
trường WTO với luật chơi chung của thị trường thế giới, các doanh nghiệp cần có đủ
SVTH: Bùi Vũ An Trang 61
Chương 3: Một Số Giải Pháp Kiến Nghị
sức chơi và phải hiểu luật chơi. Cộng đồng doanh nghiệp kiến nghị ngoài việc hỗ trợ
nâng cao năng lực cạnh tranh, Chính phủ cần có chương trình hỗ trợ pháp lý cho các

doanh nghiệp. Để làm việc này, đề nghị Chính phủ có cơ chế tập hợp đội ngũ chuyên
gia tư vấn về WTO, trên cơ sở đó, xây dựng những nhóm đặc nhiệm để xử lý các vấn
đề phát sinh: như xử lý các vụ kiện bán phá giá, tranh chấp thương mại. Một Trung
tâm WTO được thành lập sẽ là đầu mối tốt để đưa ra những thông tin kịp thời, tư vấn
cho doanh nghiệp về các vấn đề liên quan đến WTO.
3.1.4. Hoàn thiện thị trường ngoại hối Việt Nam, nâng cao hiệu quả
hoạt động của thị trường
Hiện nay, thị trường ngoại hối Việt Nam đã được thành lập nhưng còn đang ở bước
sơ khai, hoạt động chưa thật sự hiệu quả. Thị trường ngoại hối liên NH ở Việt Nam
còn kém, chưa phát huy hết tác dụng vốn có của nó. Một thị trường ngoại hối phát
triển và vận hành thật sự trôi chảy, thông suốt sẽ góp phần đẩy mạnh lưu thông ngoại
tệ, phục vụ cho hoạt động XNK của các doanh nghiệp và hoạt động tài trợ ngoại
thương của NH hiệu quả, phòng ngừa được các rủi ro về hối đoái tốt hơn.
- Trong thời gian tới, NHNN cần sớm có quy định cho phép các NH bổ sung
thêm các công cụ của thị trường hối đoái phục vụ tốt hơn nhu cầu của các doanh
nghiệp kinh doanh XNK. Cần mở rộng đối tượng tham gia thị trường, phát triển thị
trường chiết khấu hối phiếu, chứng từ xuất khẩu nhằm đảm bảo nhu cầu vốn của
doanh nghiệp giao dịch xuất khẩu.
- NHNN cần tiến hành rà soát lại các chế độ quản lý ngoại hối để loại bỏ
những hạn chế và bất hợp lý về ngoại hối, chú trọng xây dựng các văn bản quản lý
ngoại hối theo hướng tăng cường vai trò quản lý ngoại hối của Nhà nước nhằm đạt
được mục tiêu chính sách tiền tệ, hạn chế tình trạng Dollar hóa nền kinh tế. Tuy
nhiên NHNN cũng nên tạo những cơ chế để thị trường ngoại hối phát triển theo đúng
quy luật cung cầu của cơ chế thị trường.
3.2. Đối với các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu
3.2.1. Đẩy mạnh năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu
SVTH: Bùi Vũ An Trang 62

×