Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Một Thành Viên Thép Hòa Phát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.44 MB, 86 trang )

Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: Th.S Đoàn Thị Trúc Quỳnh
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào
nền kinh tế thế giới. Sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới
(WTO) vào năm 2007 thì sự tác động của nền kinh tế thế giới tới nền kinh tế
Việt Nam ngày càng mạnh mẽ hơn. Thực tế đã cho thấy một xu thế khách
quan đang diễn ra, xu thế ấy mang tính chất toàn cầu mà không một quốc gia,
không một tập đoàn, không một công ty nào lại không tính đến chiến lược
kinh doanh của mình. Đó chính là xu thế “Quốc tế hóa nền kinh tế thế giới” -
Một xu thế đem lại sức mạnh về tài chính; giúp các doanh nghiệp tận dụng
được ưu thế của khoa học công nghệ nhằm làm giảm chi phí, nâng cao chất
lượng sản phẩm… nhưng cũng gắn liền với nó là sự cạnh tranh ngày càng gay
gắt cho tất cả những doanh nghiệp tham gia vào guồng máy đó.
Việt Nam cũng đang không ngừng đổi mới để hòa nhập với nền kinh tế
thế giới, có rất nhiều doanh nghiệp đã ra đời và không ngừng lớn mạnh.
Nhưng để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh gay gắt, các
doanh nghiệp cần phải xác định các yếu tố đầu vào sao cho hợp lý, phải quan
tâm đến tất cả các khâu trong quá trình sản xuất từ khi bỏ vốn ra đến khi thu
hồi vốn về, đảm bảo thu nhập của đơn vị, hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước,
cải thiện đời sống cho cán bộ, công nhân viên và thực hiện tái sản xuất mở
rộng. Các doanh nghiệp cần phải hoàn thiện các bước thật cẩn thận và nhanh
chóng sao cho kết quả đầu ra là cao nhất với giá cả và chất lượng sản phẩm có
sức hút đối với người tiêu dùng.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, một trong ba yếu tố cơ
bản để đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành bình thường, liên tục
chính là nguyên vật liệu. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là phải
hạch toán và quản lý đầy đủ, chính xác nguyên vật liệu, phải đảm bảo cả ba
yếu tố của công tác hạch toán là: chính xác, kịp thời và toàn diện.
SV: Phạm Thị Hồng Nhung Lớp: Kế toán tổng hợp53A
1


Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: Th.S Đoàn Thị Trúc Quỳnh
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, chính sách giá cả là một yếu tố vô
cùng quan trọng để doanh nghiệp có thể đứng vững và chiến thắng trong sự
cạnh tranh khốc liệt của cơ chế thị trường. Mặt khác, chỉ cần một sự biến
động nhỏ về chi phí nguyên vật liệu cũng có thể ảnh hưởng tới giá thành sản
phẩm. Việc hạch toán đầy đủ, toàn diện và chính xác nguyên vật liệu có tác
dụng quan trọng đến việc kiểm soát vật tư, tránh thất thoái lãng phí nhằm
giảm giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Sau một thời gian thực tập tại Phòng kế toán của Công ty TNHH Một
thành viên Thép Hòa Phát, em nhận thấy kế toán nguyên vật liệu tại công ty
giữ một vai trò quan trọng. Do đó, trên cơ sở phương pháp luận đã học và qua
thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty, em đã quyết định chọn đề tài: “Hoàn
thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Một Thành Viên Thép
Hòa Phát”.
Ngoài lời mở đầu và kết luận, kết cấu của đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Đặc điểm và tổ chức quản lý nguyên vật liệu tại Công ty
TNHH Một thành viên Thép Hòa Phát
Chương 2: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH
Một thành viên Thép Hòa Phát
Chương 3: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH
Một thành viên Thép Hòa Phát
Vì giới hạn về thời gian và kiến thức, nên bài viết không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý, bổ sung của ThS. Đoàn Thị
Trúc Quỳnh và các cán bộ, nhân viên Phòng kế toán Công ty để bài chuyên đề
của em hoàn thiện hơn.
SV: Phạm Thị Hồng Nhung Lớp: Kế toán tổng hợp53A
2
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: Th.S Đoàn Thị Trúc Quỳnh
CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI

CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THÉP HÒA PHÁT
1.1. ĐẶC ĐIỂM NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH MỘT
THÀNH VIÊN THÉP HÒA PHÁT
1.1.1. Đặc điểm chung về nguyên vật liệu tại Công ty
Công ty TNHH Một thành viên Thép Hòa Phát là một trong những
Công ty thành viên của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát với 100% vốn
điều lệ từ Công ty mẹ. Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh
doanh thép xây dựng. Sản phẩm thép của Hòa Phát có nhiều chủng loại khác
nhau, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của thị trường. Thép Hòa Phát chủ yếu
là các loại thép cốt bê tông cán nóng, bao gồm: thép cuộn đường kính φ6mm,
φ8mm, φ10mm, cuộn D8mm gai và thép thanh vằn đường kính từ D10mm tới
D55mm. Điểm nổi bật nhất về sản phẩm của Công ty là thép xây dựng D41-
D55 mm, kích thước lớn nhất hiện chưa có nhà sản xuất nào tại Việt Nam
cung cấp.
Để sản xuất thép xây dựng, Công ty tiến hành sản xuất theo hệ thống
dây chuyền công nghệ khép kín từ khâu tuyển chọn, thu mua thép phế liệu tới
quá trình luyện gang, sản xuất phôi, luyện thép và cuối cùng là chế biến thành
phẩm. Quy trình sản xuất khép kín giúp Hòa Phát có thể chủ động từ 70% đến
80% nguồn phôi thép đầu vào cho quá trình cán thép. Đó chính là chu trình
vận hành đồng thời của hai nhà máy: Nhà máy Phôi thép và Nhà máy Cán
thép. Do vậy, giá thành sản phẩm của Hòa Phát có tính cạnh tranh cao hơn
nhiều so với nhiều đơn vị khác cùng ngành.
Để tiến hành sản xuất phôi thép, Nhà máy Phôi cần rất nhiều loại
nguyên vật liệu. Các loại nguyên vật liệu này được thu mua từ rất nhiều
nguồn khác nhau.
Tại Nhà máy Phôi thép, đầu tiên ta có thể kể tới thép phế liệu - vật
liệu chính trong quá trình luyện phôi thép. Thép phế chủ yếu được Công ty
SV: Phạm Thị Hồng Nhung Lớp: Kế toán tổng hợp53A
3
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: Th.S Đoàn Thị Trúc Quỳnh

nhập khẩu từ Trung Quốc, Nga và Nhật Bản. Giá nhập khẩu trung bình
khoảng 317$/tấn chưa bao gồm thuế nhập khẩu và chưa có các chi phí liên
quan như: Cân hàng, làm hàng, hạ vỏ, vận chuyển Chủng loại phế thép nhập
khẩu rất đa dạng. Đó là các chi tiết máy bằng thép hỏng, các rẻo vụn, đầu thừa
trong quá trình gia công cơ khí, rèn đập. Thép phế liệu thường được chia
thành hai loại là thép vụn cacbon và thép vụn hợp kim.
• Thép vụn các bon (các rẻo vụn từ thép cacbon) được dùng để nấu
thép cacbon và thép hợp kim. Thép vụn nên chọn dạng cục, dạng tấm kích
thước nhỏ hơn kích thước lò, không nên chọn dạng ống bịt kín, thép vụn rỉ
nhiều, dính dầu mỡ, axit, kiềm…
• Thép vụn hợp kim (các rẻo vụn từ thép hợp kim) được tận dụng để
nấu các mác thép hợp kim. Thép vụn hợp kim được phân loại theo nhóm
nguyên tố hợp kim phù hợp với thành phần thép cần nấu, với các rẻo vụn thép
hợp kim chứa nguyên tố dễ bị oxy hóa chỉ nên dùng khi nấu không có giai
đoạn oxy hóa.
Ngoài ra, quá trình sản xuất còn cần rất nhiều loại nguyên vật liệu khác.
Các loại vật liệu phụ để sản xuất phôi thép là các chất phụ gia như: chất tạo
xỉ, chất tăng cacbon, vôi luyện kim. Ngoài ra, trong quá trình sản xuất phôi
thép còn cần các hóa chất khác như Oxy hay vật liệu chịu lửa.
Vật tư, phụ tùng thay thế: bao gồm rất nhiều loại khác nhau. Đây là
loại vật tư có số lượng lớn nhất, chủng loại đa dạng nhất trong toàn bộ nguyên
vật liệu của nhà máy. Một số vật tư phụ tùng thay thế có thể kể đến là bu-
lông, lò xo, bàn trượt kiểu thủy lực, túi vải lọc tĩnh điện, van an toàn. Trong
đó, van an toàn là một thiết bị thủy lực dùng để điều chỉnh áp suất trong ống
dẫn hoặc bồn chứa khí hoặc chất lỏng. Van an toàn thuộc nhóm thiết bị điều
chỉnh áp suất đầu vào. Nhiệm vụ chính của van an toàn là bảo vệ mạch thủy
lực khỏi sự tăng áp vượt giá trị định mức (giá trị định mức được cài đặt sẵn).
Trong quá trình làm việc, van an toàn luôn ở trạng thái đóng. Khi áp suất đầu
SV: Phạm Thị Hồng Nhung Lớp: Kế toán tổng hợp53A
4

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: Th.S Đoàn Thị Trúc Quỳnh
vào của van vượt giá trị định mức, van an toàn mở ra cho phép một phần chất
lỏng chảy qua van về thùng chứa. Van an toàn vận hành theo định lý Becnuli.
Tại Nhà máy Cán thép, nguyên vật liệu chính để sản xuất ra thép
thành phẩm chính là phôi thép - thành phẩm từ Nhà máy Phôi thép chuyển
sang hoặc được Công ty tiến hành thu mua từ bên ngoài. Nhà cung cấp phôi
thép của Công ty là Công ty TNHH Ngọc Quyền. Phôi thép được sản xuất tại
Công ty hay nhập ngoài vào Công ty đều là phôi vuông có kích thước từ
120x120 (cm) đến 150x150 (cm), có chiều dài tiêu chuẩn là 6m và 12m
Nhiên liệu sử dụng để sản xuất gồm có: Dầu DO, FO, than… Dầu DO
là một loại nhiên liệu lỏng, là một sản phẩm tinh chế từ dầu mỏ có thành phần
chưng cất nằm giữa dầu hỏa (kesosene) và dầu bôi trơn (lubricating oil).
Chúng thường có nhiệt độ bốc hơi từ 175 đến 370 độ C.
- Dầu FO nhẹ có độ sôi 2000 - 3000 độ C,
- Dầu FO nặng có độ sôi lớn hơn 3200 độ C
Độ nhớt của dầu FO rất cao và thay đổi trong phạm vi rộng từ 250 - 7.000
đơn vị Red-Wood chuẩn. Trong khi đó độ nhớt của dầu DO chỉ là 40 - 70 đơn
vị. Dầu FO có thể đem chưng cất trong chân không để cho dầu bôi trơn, sáp
hay nhựa đường và dầu DO tùy theo loại dầu thô ban đầu.
Vật tư, phụ tùng thay thế: thiết bị cơ ru lô, vòng bi cán thô, vòng bi
cán tinh, trục cán, bánh cán và rất nhiều các vật tư, phụ tùng thay thế khác.
Ngoài ra, để phục vụ cho quá trình hoạt động, Công ty còn phải mua
văn phòng phẩm từ bên ngoài bao gồm các loại như: bút, giấy, mực in, dập
ghim và nhiều loại khác.
Tất cả những điều đó tạo nên sự phong phú và đa dạng về chủng loại
của nguyên vật liệu tại Công ty.
Mặt khác, Hòa Phát là một trong những doanh nghiệp đứng đầu về sản
xuất thép xây dựng, sản lượng tiêu thụ mỗi năm lên tới khoảng 500 đến 700
nghìn tấn, chiếm hơn 15% thị phần thép xây dựng tại thị trường Việt Nam.
SV: Phạm Thị Hồng Nhung Lớp: Kế toán tổng hợp53A

5
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: Th.S Đoàn Thị Trúc Quỳnh
Do đó, việc sản xuất của Công ty diễn ra đều đặn và liên tục, lưu lượng nhập,
xuất nguyên vật liệu rất lớn.
Khi phân tích giá thành sản phẩm thép xây dựng, chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp chiếm tới 70% trong toàn bộ chi phí sản xuất và tổng giá thành
sản phẩm. Điều đó cho thấy nguyên vật liệu là yếu tố đầu vào vô cùng quan
trọng của quá trình sản xuất.
Từ những phân tích trên đây, có thể rút ra những đặc điểm cơ bản nhất
về nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Một thành viên Thép Hòa Phát, đó là:
chủng loại đa dạng, số lượng lớn và nguyên vật liệu là một yếu tố đặc biệt
quan trọng cấu thành nên thực thể của sản phẩm. Thực tế đó đã đặt ra yêu cầu
phải tăng cường công tác quản lý và hạch toán nguyên vật liệu, giúp cho quá
trình sản xuất diễn ra nhịp nhàng, đảm bảo được tiến độ sản xuất và cung cấp
sản phẩm đúng hợp đồng, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
1.1.2. Phân loại và mã hóa nguyên vật liệu tại Công ty
 Phân loại nguyên vật liệu tại Công ty
Hiện nay, Công ty TNHH Một thành viên Thép Hòa Phát đang điều
hành hai nhà máy: Nhà máy Phôi thép và Nhà Máy Cán thép tại Hưng Yên.
Nhà máy Phôi thép có chức năng sản xuất ra phôi thành phẩm với công nghệ
hiện đại, quy trình khép kín. Thành phẩm phôi thép được sản xuất ra từ Nhà
máy Phôi sẽ trở thành vật liệu chính của Nhà máy Cán để thực hiện quá trình
sản xuất tiếp theo cho ra thép thành phẩm. Do nguyên vật liệu tại Nhà máy
Phôi thép và Nhà máy Cán thép vô cùng đa dạng và có số lượng lớn nên trong
công tác quản lý vật liệu, nhà quản trị đã phân loại nguyên vật liệu theo nội
dung kinh tế và được chia thành các loại như sau:
Nguyên vật liệu chính là đối tượng lao động chủ yếu khi tham gia vào
quá trình sản xuất, là cơ sở vật chất chủ yếu cấu thành nên thực thể sản phẩm.
Nguyên vật liệu chính để phục vụ công tác sản xuất của Nhà máy Phôi là thép
phế liệu. Thành phẩm phôi thép từ Nhà máy Phôi lại trở thành nguyên liệu

chính của Nhà máy Cán
SV: Phạm Thị Hồng Nhung Lớp: Kế toán tổng hợp53A
6
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: Th.S Đoàn Thị Trúc Quỳnh
Vật liệu phụ là những vật liệu có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất,
được sử dụng kết hợp với nguyên vật liệu chính để hoàn thiện và nâng cao
tính năng tính năng, chất lượng của sản phẩm…
Nhiên liệu là những chất để tạo ra nhiệt năng, phục vụ cho quá trình
sản xuất. Nhà máy Phôi thép và nhà máy cán Thép sử dụng những nhiên liệu
chủ yếu là: dầu DO, dầu FO, than.
Văn phòng phẩm là các loại vật liệu trang bị cho công tác quản lý,
hành chính ở các phòng ban khác nhau trong công ty. Văn phòng phẩm tại
Công ty TNHH Một thành viên Thép Hòa Phát bao gồm: bút bi, bút chì, hồ
dán, mực, ghim, kẹp giấy, giấy các loại…
Để cho quá trình sản xuất kinh doanh hoạt động được thì cũng phải cần
các loại vật tư, phụ tùng thay thế để lắp ráp, sửa chữa các máy móc thiết bị,
phương tiện vận tải và các công cụ, dụng cụ sản xuất…
Cách phân loại như trên vừa đảm bảo được yêu cầu phản ánh tổng quát
về mặt giá trị đối với mỗi loại nguyên vật liệu, vừa thuận tiện, tránh nhầm lẫn
cho công tác quản lý và hạch toán về số lượng, giá trị nguyên vật liệu.
 Mã hóa nguyên vật liệu tại Công ty
Tại Công ty TNHH Một thành viên Thép Hòa Phát, mỗi danh điểm
nguyên vật liệu đều được gắn một mã riêng để thuận tiện cho công tác quản lý.
Có nhiều quy luật để mã hóa vật tư do chủng loại vật tư rất đa dạng. Chẳng hạn,
ở kho vật tư Nhà máy Cán, các loại vật tư sẽ được phân nhóm thành các nhóm
như: nhóm điện, cơ, nước, dạng ống, dạng vòng… Sau đó 2 ký tự đầu sẽ được
mã hóa cho nhóm, 2 ký tự sau là tên viết tắt của vật tư, 3 ký tự cuối là mã số để
xác nhận những vật tư cùng nhóm và ký tự cuối cùng là chữ C thể hiện đó là vật
tư của Nhà máy Cán.
Ví dụ: N1CO015C.

N1: vật tư này thuộc nhóm vật tư phục vụ cho việc cung cấp nước cho
quá trình cán thép
CO: Con lăn (lấy 2 chữ cái đầu của tên vật tư)
SV: Phạm Thị Hồng Nhung Lớp: Kế toán tổng hợp53A
7
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: Th.S Đoàn Thị Trúc Quỳnh
015: là mã số riêng có của mỗi vật tư để phân biệt với các con lăn khác
thuộc nhóm nước.
C: Biểu thị đây là vật tư của Nhà máy Cán.
Ngoài ra, có những nguyên vật liệu chủng loại ít thì người ta dùng luôn từ viết
tắt để biểu thị cho nguyên vật liệu đó, ví dụ như:
TH4B: Than cục 4B (TH: là viết tắt của than, 4B: chất lượng than)
THC: Than cám (TH: là viết tắt của than, C: là chữ viết tắt của cám)
PHEK: Phế khác (PHE: là viết tắt của phế, K: là viết tắt của khác)
Sau đây là bảng trích dẫn danh điểm vật tư tại công ty.
Bảng 1.1. Trích dẫn danh điểm vật tư tại Công ty TNHH
Một Thành Viên Thép Hòa Phát
Tại Nhà máy Phôi
Mã vật tư Tên vật tư Đơn vị tính
PHEK Phế khác tấn
P5VO001 Vôi luyện kim Kg
P5OX001 Oxy lỏng Kg
V1BO105 Bột sét trắng Kg
P5TR001 Trấu Kg
D2CA270 Cáp điện M
P1GA008 Gas lạnh Kg
N3V2323 Vòng bi 23122 Cái
P1CA081 Cáp thép thô M
01ĐO163 Đồng hồ đo áp lực Cái
Tại Nhà máy Cán

Mã vật tư Tên vật tư Đơn vị tính
5SP/120+6 Phôi thép 5SP/120*120*6000 kg
5SP/150+6 Phôi thép 5SP/150*150*6000 kg
HQ60V Phôi thép 60+V Hồ quang kg
O1VA237C Van an toàn cái
TH4B Than cục Kg
THC Than cám Kg
SV: Phạm Thị Hồng Nhung Lớp: Kế toán tổng hợp53A
8
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: Th.S Đoàn Thị Trúc Quỳnh
N1CO015C Con lăn Cái
N1DA051C Dao tiện Cái
N1V6206C Vòng bi Cái

1.2. ĐẶC ĐIỂM LUÂN CHUYỂN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY
TNHH MỘT THÀNH VIÊN THÉP HÒA PHÁT
1.2.1. Quá trình thu mua nguyên vật liệu tại Công ty
Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Một thành viên Thép Hòa Phát chủ
yếu được mua từ bên ngoài. Hệ thống nhà cung cấp của Công ty là rất lớn vì
chủng loại vật tư rất phong phú và đa dạng. Công tác thu mua được tiến hành với
cả các đối tác trong nước và các đối tác nước ngoài. Quá trình thu mua có sự
phối hợp của nhiều phòng ban, bộ phận như: Phòng vật tư, Phòng kế toán,
Phòng kỹ thuật công nghệ, Phòng sản xuất bộ phận kho vận nhà máy, bộ phận
bảo vệ. Sau đây là sơ đồ khái quát diễn giải quá trình thu mua nguyên vật liệu tại
Công ty.
Sơ đồ 1.1. Quá trình thu mua nguyên vật liệu
SV: Phạm Thị Hồng Nhung Lớp: Kế toán tổng hợp53A
9
(Bộ phận kho vận nhà máy)
Nhận hàng

Phù hợp
Nhập kho
Phản hồi
Không
phù hợp
Yêu cầu nhập kho
Kiểm nhận
Vận chuyển
Kế hoạch mua
Nhà cung cấp
Đề nghị mua hàng
Đơn đặt hàng, ký hợp đồng
TP Vật tư
Giám đốc
Cán bộ thu mua
Giám đốc
Cán bộ thu mua
Cán bộ thu mua
P.QLCL,
Bộ phận kho vận,
Thủ kho
Bộ phận kho vận
Thủ kho
Bộ phận kho vận
Thủ kho
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: Th.S Đoàn Thị Trúc Quỳnh
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của bộ phận sản xuất và định
mức tiêu hao vật tư cho một đơn vị sản phẩm của Phòng kỹ thuật và các báo
cáo tồn kho của Phòng kế toán, Trưởng phòng vật tư sẽ tiến hành lập kế
hoạch về nguyên vật liệu cho năm kế hoạch bao gồm: số lượng và yêu cầu về

chất lượng, thời hạn cần có, hãng sản xuất và phương pháp đánh giá chất
lượng, số lượng nguyên vật liệu. Kế hoạch mua hàng năm được trình lên
Giám đốc Công ty phê duyệt.
Căn cứ vào kế hoạch mua hàng năm, căn cứ vào nhu cầu sử dụng thực
tế tại các Nhà máy, Phòng vật tư lập kế hoạch mua theo quý, tháng trình Giám
đốc Công ty phê duyệt trước 7 ngày của quý, tháng kế hoạch.
Sau khi kế hoạch được Giám đốc Công ty phê duyệt, Phòng vật tư sẽ
gửi yêu cầu tới các nhà cung cấp thân quen của mình để khảo sát giá và lượng
của nguyên vật liệu cần mua, yêu cầu được gửi tới ít nhất ba nhà cung cấp.
Sau đó, Trưởng phòng vật tư hoặc Giám đốc Công ty sẽ đưa ra quyết định lựa
chọn nhà cung cấp và gửi đơn đặt hàng chính thức. Nhà cung cấp sẽ gửi xác
nhận đặt hàng tới Phòng vật tư. Sau đó hai bên tiến hành ký hợp đồng kinh tế
về việc mua, bán nguyên vật liệu theo yêu cầu.
Trong quá trình từ khi ký hợp đồng tới lúc nhận hàng, cán bộ thu mua
theo dõi thường xuyên tiến độ cung cấp của nhà cung cấp để xem xét đơn
hàng có được tiến hành đúng tiến độ hay không. Đồng thời, có những biện
pháp khắc phục kịp thời nếu như nhà cung cấp gặp vấn đề trong việc cung cấp
nguyên vật liệu, giảm thiểu rủi ro cho quá trình cung ứng.
Quá trình thu mua nguyên vật liệu trong nước diễn ra nhanh gọn hơn so
với quá trình nhập khẩu nguyên vật liệu do công tác làm thủ tục nhanh chóng
SV: Phạm Thị Hồng Nhung Lớp: Kế toán tổng hợp53A
10
(Nguồn: Phòng vật tư)
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: Th.S Đoàn Thị Trúc Quỳnh
hơn và khoảng cách địa lý không đáng kể. Thường thì nguyên vật liệu cần
mua sẽ về trong hai hoặc ba ngày để đảm bảo tiến độ của quá trình sản xuất.
Với nguyên vật liệu nhập khẩu, khi nguyên vật liệu cập cảng Việt Nam,
Công ty có thể phải thuê các Công ty vận tải như: Công ty vận tải Hatexim hay
Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Ngọc Hà vận chuyển nguyên vật liệu
từ cảng về nhập kho tại Nhà máy.

Khi hàng về tới kho, người giao hàng hoặc cán bộ thu mua sẽ đề nghị
nhập kho. Lúc này, ban kiểm nhận hàng được thiết lập và tiến hành kiểm tra
hàng hóa đối với những nguyên vật cần kiểm tra chất lượng, những nguyên
vật liệu này là những loại vật liệu có số lượng và giá trị lớn. Nếu như nguyên
vật liệu không đảm bảo đúng yêu cầu thì sẽ được phản hồi lại với Phòng vật
tư để liên hệ kịp thời với nhà cung cấp. Từ đó, hai bên căn cứ vào hợp đồng
để đưa ra biện pháp xử lý thích đáng nhẳm đảm bảo lợi ích hợp pháp của các
bên tham gia hợp đồng. Nếu nguyên vật liệu đạt các tiêu chuẩn đề ra, Bộ phận
kho vận và thủ kho sẽ tiến hành làm thủ tục nhập kho nguyên vật liệu.
Do chủng loại nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất lớn nên Công ty
TNHH Một thành viên thép Hòa Phát có một số lượng đông đảo nhà cung
cấp. Có thể kể tới một số nhà cung cấp phôi thép cho Công ty như: Công ty
TNHH Ngọc Quyền, Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Thép Đại Việt.
Hay một loại vật tư khác là van an toàn RV – 06T-3-30 thường được Công ty
mua từ Công ty Cổ phần tự động hóa An Huy. Công ty thường tiến hành
thanh toán tiền mua nguyên vật liệu sau hai hoặc ba ngày từ khi bên bán giao
hàng. Hình thức thanh toán chủ yếu bằng chuyển khoản, thanh toán bằng tiền
mặt rất ít. Tiền mặt chỉ được dùng để thanh toán những khoản chi mua nhỏ
như mua văn phòng phẩm mà tổng giá thanh toán trên hóa đơn dưới 20 triệu
đồng. Để phòng rủi ro với những hợp đồng có giá trị lớn, Công ty thường giữ
lại 10% tổng giá thanh toán của hợp đồng trong lần thanh toán đầu tiên. Khi
nguyên vật liệu chính thức được đưa vào sản xuất mà vẫn đảm bảo được tiêu
SV: Phạm Thị Hồng Nhung Lớp: Kế toán tổng hợp53A
11
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: Th.S Đoàn Thị Trúc Quỳnh
chuẩn chất lượng thì Công ty mới tiến hành thanh toán 10% còn lại cho người
bán.
1.2.2. Hệ thống kho chứa nguyên vật liệu tại Công ty
Để nguyên vật liệu đảm bảo chất lượng tốt cho quá trình sản xuất, không
những cần phải thu mua các nguyên vật liệu đảm chất lượng mà còn cần có sự

bảo quản hợp lý tránh hư hỏng, mất mát trong quá trình sử dụng. Công ty TNHH
Một thành viên Thép Hòa Phát đã đầu tư xây dựng hệ thống nhà kho với tổng
diện tích khoảng 2000 m
2
, cao ráo, thoáng mát, không cho phép nước tiếp xúc
trực tiếp với nguyên vật liệu cùng hệ thống đầy đủ trang thiết bị đảm bảo phục
vụ bảo quản, lưu trữ. Hệ thống điện, nước, hệ thống camera, hệ thống phòng
chống cháy nổ luôn luôn được duy trì.
Nguyên vật liệu khi mua về được ban kiểm nghiệm kiểm tra chất lượng
sau đó được đưa vào nhập kho để quản lý. Kho là điểm xuất phát và cũng là
điểm cuối cùng trong quá trình sản xuất. Do đó, việc bảo quản nguyên vật liệu
của Công ty được tuân theo quy định trong quy chế quản lý kho chung.
Sau đây là bảng hệ thống kho chứa nguyên vật liệu chủ yếu tại Công ty
Bảng 1.2. Hệ thống kho chứa nguyên vật liệu
STT Mã kho Tên kho Chức năng
Tại Nhà máy Phôi
1 K5P50 Kho phế Bảo quản, lưu trữ toàn bộ phế
liệu của Nhà máy Phôi, phế liệu sau
khi được vận chuyển từ cảng về
được phân loại, đánh số lô và lưu
kho.
2 K2P20 Kho vật liệu phụ Vật liệu phụ bao gồm rất nhiều
loại: vôi luyện kim, bột sét trắng,
trấu… nên kho vật liệu phụ có diện
tích rất rộng, phân khu rõ ràng. Vật
liệu phụ khi nhập kho sẽ được phân
đúng loại, sắp xếp theo sơ đồ lưu
kho
3 K3P30 Kho vật tư, phụ
tùng thay thế

Bảo quản và lưu trữ các loại vật
tư kim khí, phụ tùng thay thế của
nhà máy như: bulong, vòng bi, cáp
điện, đồng hồ đo áp lực…Các vật tư
trong kho được phân nhóm, phân
SV: Phạm Thị Hồng Nhung Lớp: Kế toán tổng hợp53A
12
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: Th.S Đoàn Thị Trúc Quỳnh
loại rõ ràng, cụ thể, tránh nhầm
lẫn…
Tại Nhà máy Cán
4 K1C11 Kho phôi Cất trữ toàn bộ lượng phôi nhập
mua và từ nhà máy phôi chuyển
sang. Phôi được phân loại theo các
mác phôi, xếp kiêu và lưu trữ theo
sơ đồ lưu kho. Điều kiện tại kho là
khô ráo, thoáng mát, tránh nước tiếp
xúc trực tiếp lên phôi…
5 K4C40 Kho nhiên liệu Kho này có chức năng chứa các
nhiên liệu của nhà máy: than, dầu…
Với chức năng cất trữ các chất dễ
cháy nên hệ thống phòng cháy chữa
cháy của kho được trang bị đầy đủ
cùng hệ thống báo động và đội bảo
vệ nghiêm ngặt.
6 K3C30 Kho vật tư, phụ
tùng thay thế
Bảo quản và lưu trữ các loại vật
tư kim khí, phụ tùng thay thế của
nhà máy như: bulong, vòng bi, cáp

điện, đồng hồ đo áp lực, van an
toàn…Các vật tư trong kho được
phân nhóm, phân loại rõ ràng, cụ
thể, tránh nhầm lẫn…
1.2.3. Quá trình luân chuyển nguyên vật liệu tại Nhà máy Phôi
thép và Nhà máy Cán thép
Trong quy trình luân chuyển nguyên vật liệu tại Công ty, sau khi các
nguyên vật liệu được kiểm nhận, hầu hết các vật liệu đều được lưu qua kho
sau đó mới được đưa tới các phân xưởng sản xuất khi các phân xưởng này có
nhu cầu sử dụng. Chỉ có số lượng ít nguyên vật liệu được đưa thẳng vào sử
dụng, sản xuất mà không qua kho. Sau đây là sơ đồ tóm tắt quá trình luân
chuyển nguyên vật liệu tại hai nhà máy của Công ty.
Sơ đồ 1.2. Quá trình luân chuyển nguyên vật liệu tại Nhà máy Phôi
SV: Phạm Thị Hồng Nhung Lớp: Kế toán tổng hợp53A
13
Kho phôi
thành
phẩm
Phân
xưởng
Đúc
Bộ
phận
sản
xuất
Kho phế
Kho vật liệu phụ
Thu
mua
NVL

Phân
xưởng
Luyện
Hệ thống kho chứa Hệ thống sản xuất
Kho vật tư, phụ
tùng thay thế
Kho Oxy
Kho vật liệu
chịu lửa
Kho VPP
(Nguồn: Bộ phận kho vận nhà máy)
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: Th.S Đoàn Thị Trúc Quỳnh
Nguyên vật liệu bao gồm: phế thép, vôi luyện kim, chất phụ gia, than,
dầu được luân chuyển từ nơi thu mua về hệ thống kho chứa của nhà máy.
Hệ thống kho chứa của Nhà máy Phôi bao gồm sáu kho: Kho vật liệu
chính, kho vật liệu phụ và phụ tùng thay thế. Ngoài ra còn có kho văn phòng
phẩm, kho oxy nhập mua, kho vật liệu chịu lửa.
Sau đó, khi bộ phận sản xuất có nhu cầu vật tư sẽ yêu cầu xuất vật liệu.
Nguyên vật liệu được chuyển sang hệ thống sản xuất, trải qua các quy trình
công nghệ đã được thiết kế sẵn và được thực hiện tại các phân xưởng mà chủ
yếu là ở hai phân xưởng, đó là: phân xưởng luyện và phân xưởng đúc.
Từ đó, hình thành nên thành phẩm phôi thép. Phôi thép được chuyển
vảo bảo quản, cất trữ tại kho phôi của Nhà máy Phôi thép.
Sơ đồ 1.3. Quá trình luân chuyển nguyên vật liệu tại Nhà máy Cán
SV: Phạm Thị Hồng Nhung Lớp: Kế toán tổng hợp53A
14
Kho
thép
thành
phẩm

Phân
xưởng
tôi
……

Phân
xưởng
cán
Phân
xưởng
nung
Bộ
phận
sản
xuất
Thu
mua
NVL
Phôi
chuyển
đến từ
NMP
Kho phôi
Kho nhiên liệu
Hệ thống kho chứa Hệ thống sản xuất
Kho vật tư, phụ
tùng thay thế
Kho VPP
Kho
phế

liệu
(Nguồn:Phòng vật tư)
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: Th.S Đoàn Thị Trúc Quỳnh
Cũng tương tự như Nhà máy Phôi thép, quy trình luân chuyển nguyên
vật liệu tại nhà máy Cán thép cũng diễn ra theo các bước tương tự. Nguyên
vật liệu được thu mua, vận chuyển tới hệ thống kho chứa. Sau đó được
chuyển tới các phân xưởng sản xuất khi có nhu cầu, để thực hiện quá trình sản
xuất, tạo ra thành phẩm thép cốt bê tông cán nóng.
Điểm đặc biệt ở đây, đó là: nguyên vật liệu chính của Nhà máy Cán
thép được lấy từ Nhà máy Phôi. Do đó doanh nghiệp có thể tiết kiệm một
khoản chi phí đáng kể trong khâu cung ứng phôi thành phẩm cho Nhà máy
Cán. Đó là lợi thế rất mạnh của Hòa Phát so với các doanh nghiệp khác trong
ngành thép Việt Nam.
SV: Phạm Thị Hồng Nhung Lớp: Kế toán tổng hợp53A
15
(Nguồn: Phòng vật tư)
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: Th.S Đoàn Thị Trúc Quỳnh
1.3. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THÉP HÒA PHÁT
Trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận đã trở thành mục đích cuối cùng
của sản xuất kinh doanh. Mối quan hệ ngược chiều giữa chi phí và lợi nhuận
là mối quan tâm lớn nhất của người quản trị doanh nghiệp. Vì thế các doanh
nghiệp đều đã và đang tìm con đường giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản
phẩm góp phần nâng cao được lợi nhuận của doanh nghiệp mình quản lý. Một
trong những biện pháp hữu hiệu để nâng cao được lợi nhuận của doanh
nghiệp đó là việc quản lý tốt nguyên vật liệu – một trong ba yếu tố đầu vào
quan trọng của quá trình sản xuất kinh doanh.
Quản lý nguyên vật liệu là công việc rất quan trọng đòi hỏi phải có sự
phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban trong Công ty, từ Phòng kinh doanh,
Phòng vật tư, Phòng kế toán, Phòng kỹ thuật cho tới bộ phận kho vận, bộ

phận sản xuất, thủ kho và đội bảo vệ… Do nguyên vật liệu nhập kho tại Công
ty chủ yếu là mua ngoài từ các nguồn khác nhau nên công tác quản lý nguyên
vật liệu tại Công ty được tiến hành một cách rất chặt chẽ từ khâu thu mua, vận
chuyển tới khâu bảo quản, dự trữ và khâu sử dụng nguyên vật liệu.
 Phòng kỹ thuật với công tác xây dựng định mức tiêu dùng nguyên
vật liệu.
Định mức tiêu dùng nguyên vật liệu có ý nghĩa hết sức quan trọng
trong quá trình sử dụng và quản lý nguyên vật liệu. Công ty TNHH Một thành
viên Thép Hòa Phát thường xuyên quan tâm đến công tác xây dựng định mức
tiêu dùng nguyên vật liệu. Do đặc điểm sản xuất của Công ty là sản xuất
nhiều loại sản phẩm với kích cỡ khác nhau nên hệ thống định mức nguyên vật
liệu của công ty đã được xây dựng và đưa vào sử dụng với nhiều loại định
mức khác nhau phù hợp với đặc điểm, quy cách, phẩm chất của từng sản
phẩm, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Bên
cạnh đó, Công ty luôn không ngừng phấn đấu giảm lượng nguyên vật liệu tiêu
hao trên cơ sở vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm đã quy định.
SV: Phạm Thị Hồng Nhung Lớp: Kế toán tổng hợp53A
16
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: Th.S Đoàn Thị Trúc Quỳnh
Việc xây dựng định mức tiêu dùng nguyên vật liệu tại Công ty TNHH
Một thành viên Thép Hòa Phát do Phòng kỹ thuật đảm nhận. Công tác xây
dựng định mức tiêu dùng nguyên vật liệu được tiến hành dựa trên các căn cứ
sau:
− Căn cứ vào định mức của ngành
− Căn cứ vào thành phần, chủng loại, quy cách của sản phẩm
− Căn cứ vào việc thực hiện định mức các kỳ trước
− Tham khảo kinh nghiệm của các công nhân sản xuất
Dựa vào các căn cứ trên, Phòng kỹ thuật tiến hành xây dựng hệ thống
định mức tiêu dùng nguyên vật liệu phù hợp với thực tiễn sản xuất của Công
ty. Nhằm tăng cường công tác quản lý nguyên vật liệu trong quá trình sản

xuất một cách chặt chẽ, sau khi Phòng kỹ thuật xây dựng xong định mức
nguyên vật liệu, Giám đốc Công ty tiến hành kiểm tra, xem xét lại và ký
duyệt vào bảng định mức vật liệu dùng cho sản xuất.
 Phòng kinh doanh với công tác lập kế hoạch tiêu thụ
Kế hoạch tiêu thụ thực chất là việc dự đoán trước số sản phẩm sẽ được
tiêu thụ trong kỳ kế hoạch, đơn giá sản phẩm sẽ được tiêu thụ trong kỳ kế
hoạch, doanh thu tiêu thụ sẽ đạt được trong kỳ kế hoạch để các khâu của quá
trình sản xuất kinh doanh hoạt động nhịp nhàng và ăn khớp. Kế hoạch tiêu thụ
là cơ sở để lập các loại kế hoạch khác, trong đó bao gồm kế hoạch về nguyên
vật liệu. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Phòng kinh doanh đã tiến hành
lập kế hoạch tiêu thụ năm, sau đó là kế hoạch tiêu thụ quý và tháng căn cứ
vào các hợp đồng kinh tế, các đơn đặt hàng sẽ được thực hiện trong năm kế
hoạch đã được ký kết trước thời điểm lập kế hoạch. Ngoài ra, kế hoạch tiêu
thụ còn được lập dựa trên cơ sở tình hình tiêu thụ của những năm trước và kết
quả nghiên cứu, dự đoán nhu cầu thị trường năm kế hoạch. Công ty tiến hành
lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cả năm vào giữa quý 4 năm báo cáo. Đối với
kế hoạch tiêu thụ sản phẩm hàng quý, Công ty tiến hành lập vào khoảng ngày
25 tháng cuối của quý trước. Trong kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty có
thêm cột tiêu thụ sản phẩm năm trước để thuận tiện cho việc so sánh đối chiếu
SV: Phạm Thị Hồng Nhung Lớp: Kế toán tổng hợp53A
17
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: Th.S Đoàn Thị Trúc Quỳnh
và đánh giá sự phát triển của Công ty. Các kế hoạch tiêu thụ sau khi được lập
phải được Giám đốc Công ty xem xét và ký duyệt.
 Phòng vật tư với việc lập kế hoạch vật tư và quá trình thu mua, vận
chuyển
Dựa trên định mức tiêu hao nguyên vật liệu, kế hoạch tiêu thụ các chỉ
tiêu, quy định của công ty mà công tác thu mua được quản lý chặt chẽ về khối
lượng, chất lượng, quy cách, chủng loại, giá mua và chi phí thu mua Phòng
vật tư dựa trên lượng hàng tồn kho khả dụng cũng như dựa trên kế hoạch sản

xuất do bộ phận sản xuất lập và định mức tiêu hao nguyên vật liệu sẽ tiến
hành lập kế hoạch thu mua nguyên vật liệu trình Giám đốc Công ty duyệt mua
và tiến hành công tác thu mua, vận chuyển nguyên vật liệu. Phòng vật tư có
nhiệm vụ chủ yếu là tìm kiếm bạn hàng, giao dịch, thương lượng về giá cả, số
lượng vật liệu cần cung ứng, đàm phán về thời gian, phương thức giao hàng
và có thể tiếp ký kết các hợp đồng mua hàng và hợp đồng vận chuyển.
Đặc biệt, để đảm rằng nguyên vật liệu đầu vào đạt các yêu cầu về chất
lượng, trong quá trình thu mua vật liệu, bộ phận cung ứng đặc biệt chú ý theo
dõi và kiểm tra chất lượng vật tư mua vào. Do vậy, hầu hết các loại vật liệu
trước khi nhập kho nguyên liệu hay trước khi giao nhận đều được kiểm
nghiệm về số lượng, khối lượng, quy cách, mẫu mã và chất lượng bởi ban
kiểm nghiệm.
Bên cạnh đó, Phòng vật tư cũng phải thường xuyên theo dõi tình hình
thực hiện các đơn hàng mua nguyên vật liệu và tình hình thanh toán cho các
nhà cung cấp.
Như vậy, với nhiệm vụ lập kế hoạch nguyên vật liệu và tiến hành thu
mua nguyên vật liệu, Phòng vật tư phải đảm bảo cho vật liệu luôn được đáp
ứng kịp thời cho hoạt động sản xuất về cả số lượng và chất lượng, góp phần
quan trọng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được diễn ra
thường xuyên, liên tục và nhịp nhàng.
 Bộ phận kho với công tác bảo quản và kiểm tra nguyên vật liệu
Kho là nơi chứa đựng và bảo quản tất cả các loại nguyên vật liệu của
Công ty. Tại Công ty TNHH Một thành viên Thép Hòa Phát, việc tổ chức hệ
SV: Phạm Thị Hồng Nhung Lớp: Kế toán tổng hợp53A
18
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: Th.S Đoàn Thị Trúc Quỳnh
thống kho bãi và bảo quản nguyên vật liệu diễn ra khá tốt. Mỗi kho bao gồm
hai người, một thủ kho và một nhân viên kho nhận trách nhiệm quản lý nên
hạn chế được tình trạng mất mát, hư hỏng, hao hụt ngoài định mức, đảm bảo
an toàn cho nguyên liệu, vật liệu. Thủ kho và nhân viên kho có nhiệm vụ theo

dõi tình hình nhập, xuất kho nguyên liệu, vật liệu hàng ngày, hàng tuần, hàng
tháng, hàng quý, hàng năm. Bên cạnh đó, thủ kho và nhân viên kho cùng với
nhân viên kế toán vật tư tiến hành kiểm kê kho và lập biên bản kiểm kê định
kỳ vào cuối tháng.
Hệ thống kho tại Công ty TNHH Một thành viên Thép Hòa Phát đảm
bảo được các yếu tố về diện tích và điều kiện bảo quản để giúp cho quá trình
lưu trữ nguyên vật liệu được tốt nhất. Hệ thống điện nước, hệ thống camera
và hệ thống phòng cháy chữa cháy được trang bị đầy đủ giúp cho nguyên vật
liệu tránh được tình trạng hư hỏng, mất mát ở mức tối đa.
 Các phân xưởng và phòng ban với việc sử dụng nguyên vật liệu
Tại các phân xưởng sản xuất và các phòng ban, khi có nhu cầu sử dụng
vật liệu, các bộ phận cần lập giấy đề nghị xuất vật tư. Giấy đề nghị xuất vật tư
được lập trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh và nhu cầu sử dụng thực tế
của từng bộ phận. Sau đó, giấy đề nghị xuất vật tư sẽ được ký duyệt bởi
trưởng bộ phận (có thể là kế toán trưởng hoặc Giám đốc Nhà máy). Tiếp đến,
bộ phận cung ứng sẽ lập phiếu xuất kho và tiến hành xuất vật liệu. Sau khi
nhận vật liệu về sử dụng tại mỗi phân xưởng, phòng ban, nguyên vật liệu xuất
kho đều được Giám đốc Nhà máy và quản đốc phân xưởng giám sát chặt chẽ
tình trạng trong quá trình sản xuất và đảm bảo rằng việc sử dụng nguyên vật
liệu được tiết kiệm, tránh lãng phí nguyên vật liệu làm tăng chi phí và giảm
lợi nhuận của Công ty.
 Kế toán với công tác hạch toán nguyên vật liệu
Tại Công ty TNHH Một thành viên Thép Hòa Phát có hai kế toán đảm
nhận việc hạch toán nguyên vật liệu. Một kế toán hạch toán nguyên vật liệu
tại Nhà máy Phôi, một kế toán hạch toán nguyên vật liệu tại Nhà máy Cán. Kế
SV: Phạm Thị Hồng Nhung Lớp: Kế toán tổng hợp53A
19
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: Th.S Đoàn Thị Trúc Quỳnh
toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Một thành viên Thép Hòa Phát có
những nhiệm vụ cụ thể sau đây:

Tổ chức ghi chép, phản ánh kịp thời số lượng, chất lượng và giá cả thực
tế của từng loại nguyên vật liệu.
Kiểm tra tình hình chấp hành các định mức tiêu hao nguyên vật liệu,
phân bổ hợp lý giá trị nguyên vật liệu sử dụng vào các đối tượng tập hợp chi
phí sản xuất kinh doanh.
Kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo quản, dự trữ và sử dụng nguyên vật
liệu từ đó phát hiện, ngăn ngừa đề xuất biện pháp xử lý nguyên vật liệu thừa,
ứ đọng hoặc kém phẩm chất bằng việc kiểm kê vật tư hàng tháng.
Kế toán trưởng là người có vai trò theo dõi chung tình hình nhập xuất
nguyên vật liệu tại các Nhà máy, đồng thời kiểm tra lại các chứng từ về
nguyên vật liệu trước khi tiến hành thanh toán cho nhà cung cấp. Kế toán
trưởng phối hợp với Trưởng phòng vật tư trong việc ra quyết định đưa ra các
điều khoản của hợp đồng như: chính sách khuyến mãi, giảm giá và chịu trách
theo dõi việc hạch toán chi tiết và tổng hợp nguyên vật liệu.
Như vậy, công tác tổ chức quản lý nguyên vật liệu tại Công ty TNHH
Một thành viên Thép Hòa Phát được tiến hành theo một trình tự hợp lý. Từ
công tác xây dựng định mức tiêu dùng nguyên vật liệu, lập kế hoạch tiêu thụ,
tới công tác lập kế hoạch vật tư và tiến hành thu mua nguyên vật liệu và cuối
cùng là việc sử dụng và hạch toán chúng. Để thực hiện được quá trình đó, đòi
hỏi các phòng ban, bộ phận có sự kết hợp chặt chẽ với nhau từ Phòng kỹ
thuật, Phòng kinh doanh, Phòng vật tư, bộ phận kho vận, Phòng quản lý chất
lượng, các phân xưởng sản xuất và Phòng kế toán và Giám đốc Công ty,
Giám đốc Nhà máy. Tất cả đều hướng tới mục tiêu chung là đảm bảo cung
cấp nguyên vật liệu kịp thời đáp ứng được nhu cầu của quá trình sản xuất kinh
doanh và giảm thiểu tình trạng hao hụt, mất mát, hư hỏng của nguyên vật liệu
góp phần nâng cao tối đa lợi nhuận của toàn Công ty.
SV: Phạm Thị Hồng Nhung Lớp: Kế toán tổng hợp53A
20
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: Th.S Đoàn Thị Trúc Quỳnh
CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY
TNHH MỘT THÀNH VIÊN THÉP HÒA PHÁT
2.1. KẾ TOÁN CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH
MỘT THÀNH VIÊN THÉP HÒA PHÁT
SV: Phạm Thị Hồng Nhung Lớp: Kế toán tổng hợp53A
21
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: Th.S Đoàn Thị Trúc Quỳnh
2.1.1. Thủ tục nhập – xuất kho nguyên vật liệu
2.1.1.1. Thủ tục nhập kho nguyên vật liệu
 Tính giá nguyên vật liệu nhập kho
Nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất thép chủ yếu được
doanh nghiệp mua từ bên ngoài. Theo quy định của Chuẩn mực kế toán Việt
Nam số 02 - Hàng tồn kho, hàng tồn kho nói chung và nguyên vật liệu nói
riêng, khi nhập kho được tính theo giá thành thực tế. Tùy theo từng nguồn
nhập, giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho được xác định trên cơ sở các
chứng từ hợp lệ (Hóa đơn mua hàng, vận đơn, tờ khai hải quan) chứng minh
các khoản chi hợp pháp để tạo nên nguyên vật liệu đó.

Trong đó:
Giá mua ghi trên hóa đơn là giá chưa bao gồm thuế VAT (Công ty tính
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ)
- Các loại thuế không được hoàn lại: thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc
biệt
- Chi phí thu mua bao gồm các chi phí: vận chuyển, bốc dỡ, nâng hàng,
làm hàng, hạ vỏ, hao hụt trong định mức
Ví dụ 2.1:
Theo hóa đơn GTGT số 0000121, ngày 10/12/2013, Công ty TNHH
Một thành viên Thép Hòa Phát mua 162,28 tấn phôi thép CT5
120x120x6000mm của Công ty TNHH Ngọc Quyền
Đơn giá chưa có thuế GTGT là: 10.500.000 đ/ tấn

Thuế suất thuế GTGT là 10%
SV: Phạm Thị Hồng Nhung Lớp: Kế toán tổng hợp53A
22
Giá thực
tế nguyên
vật liệu
nhập kho
=
Giá
mua ghi
trên hóa
đơn
+
Các khoản
thuế không
được hoàn
lại
Chi
phí
thu
mua
-
+
Các khoản
giảm giá,
chiết khấu
thương
mại
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: Th.S Đoàn Thị Trúc Quỳnh
Theo như hợp đồng đã ký kết, chi phí vận chuyển sẽ do Công ty TNHH

Ngọc Quyền chi trả. Do vậy, giá trị của số nguyên vật liệu này chỉ bao gồm
giá ghi trên hóa đơn
- Giá mua chưa có thuế GTGT:
162,28 x 10.500.000 = 1.703.940.000 đ
- Thuế GTGT: 1.703.940.000 x 10% = 170.394.000 đ
- Giá thanh toán: 1.703.940.000 + 170.394.000 = 1.874.334.000 đ
Từ đây ta có, giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho là: 1.703.940.000 đ.
 Thủ tục nhập kho nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Một thành viên
Thép Hòa Phát diễn ra theo trình tự các bước sau:
Bước 1: Đề nghị giao hàng
Người giao hàng (cán bộ thu mua, nhân viên mua hàng hoặc người
bán…) đề nghị giao hàng nhập kho bằng cách lập lệnh nhập hàng
Bước 2: Kiểm tra nguyên vật liệu
Khi hàng nhập kho, thủ kho có trách nhiệm thông báo cho Phòng kỹ
thuật - công nghệ, người phụ trách bộ phận kho vận xuống cùng kiểm tra chất
lượng hàng hóa. Công tác kiểm tra được tiến hành trên các chỉ tiêu số lượng,
chất lượng và quy cách mẫu mã, chủng loại nguyên vật liệu thu mua. Cụ thể:
Kiểm tra về số lượng: ban kiểm nghiệm tiến hành cân, đong, đo, đếm
từng lô, từng kiện, xác định số lượng theo từng loại nguyên vật liệu trong hợp
đồng mua hàng.
Kiểm tra về chất lượng: dùng các thiết bị chuyên dụng, kiểm tra theo
tiêu chuẩn từ hợp đồng mua hàng.
Kiểm tra về quy cách, mẫu mã, chủng loại hàng: quan sát, đánh giá
nguyên vật liệu dựa theo tiêu chuẩn từ hợp đồng mua hàng.
Sau khi công việc kiểm nghiệm hoàn thành, ban kiểm nhận lập biên
bản kiểm nghiệm vật tư. Thành phần trong ban kiểm nhận bao gồm: thủ kho,
bộ phận kiểm sát chất lượng KCS, bộ phận kho vận và người đề nghị giao
hàng.
SV: Phạm Thị Hồng Nhung Lớp: Kế toán tổng hợp53A
23

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: Th.S Đoàn Thị Trúc Quỳnh
Trong trường hợp toàn bộ nguyên vật liệu hoặc một phần nguyên vật
liệu không đạt tiêu chuẩn hoặc không đúng theo thỏa thuận nêu trong hợp
đồng, ban kiểm nhận cần thông báo cho Phòng vật tư để cán bộ Phòng vật tư
làm việc với nhà cung cấp, tiến hành giao lại hàng hoặc phạt vi phạm hợp
đồng theo quy định.
Bước 3: Lập phiếu nhập kho
Cán bộ kho vận tiến hành lập phiếu nhập kho thành 3 liên theo hóa đơn
mua hàng, phiếu giao nhận vật tư và biên bản kiểm nghiệm.
Bước 4: Ký phiếu nhập
Người lập phiếu, người giao hàng và phụ trách bộ phận cung ứng, bộ
phận KCS ký vào các liên của phiếu nhập kho.
Bước 5: Nhập kho nguyên vật liệu
Chuyển phiếu nhập kho cho thủ kho. Thủ kho tiến hành việc kiểm
nhận, nhập hàng và sắp xếp hàng hóa theo bảng hướng dẫn lưu kho.
Thủ kho tiến hành lưu hồ sơ hàng nhập, sau đó ghi đầy đủ nội dung vào
thẻ kho và ký phiếu nhập kho.
Liên 1 phiếu nhập kho được thủ kho lưu, liên 2 giao cho người giao
hàng, liên 3 được đính kèm hóa đơn mua hàng và chuyển sang phòng kế toán
Bước 6: Giám đốc nhà máy ký phiếu nhập kho
Bước 7: Kế toán ghi sổ
Kế toán vật tư nhận liên 3 của Phiếu nhập kho cùng hóa đơn mua hàng,
tiến hành ghi sổ.
Bước 8: Lưu trữ chứng từ
Kế toán sau khi ghi sổ có nhiệm vụ bảo quản và lưu giữ Hóa đơn mua
hàng và phiếu nhập kho. Hóa đơn mua hàng sẽ được sắp xếp theo thứ tự ngày
tháng. Cứ 5 ngày liên tiếp được kẹp vào một tập. Một tháng sẽ có 6 tập hóa
đơn được đánh số thứ tự từ một đến 6 và được lưu trữ cẩn thận.
Việc quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu nhập kho là vấn đề rất quan trọng
vì đây là thời điểm quyền sở hữu về tài sản được chuyển giao. Quản lý tốt

SV: Phạm Thị Hồng Nhung Lớp: Kế toán tổng hợp53A
24

×