Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Nghiên cứu quy hoạch môi trường cấp huyện, ứng dụng cho các huyện đặc trưng (Thường Xuân, Thọ Xuân, Hậu Lộc) của tỉnh Thanh Hóa đánh giá tác động môi trường hoạ152254

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.88 MB, 21 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
• • ■
TRUỒNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TựNHIÊN
ĐỀ TÀI TRỌNG ĐIỂM CẤP ĐẠI HỌC QUỐC GIA
NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG CẤP HUYỆN, ÚNG DỤNG
CHO CÁC HUYỆN ĐẶC TRƯNG (THƯỜNG XUÂN, THỌ XUÂN,
HẬU LỌC) CỦA TỈNH THANH HOẨ
BÁO CÁO CHUV6N *>€
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG KINH TẼ XÃ HỘI
VÀ ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG HUYỆN THỌ XUÂN
PGS.TS. Vũ Quyết Thắng; ThS. Tạ Thuý Lan
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

HÀ NỘI, 2007
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T ự N H IÊ N
ĐÊ TÀI TRỌNG ĐIỂM CẤP ĐẠI HỌC QUỐC GIA
NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG CÂP HUYỆN, ÚNG DỤNG
CHO CÁC HUYỆN ĐẬC TRƯNG (THƯỜNG XUÂN, THỌ XUÂN,
HẬU LỘC) CỦA TỈNH THANH HOÁ
BÁO CÁO CHUY6N Đ€
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG KINH TÊ XÃ HỘI
VÀ ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG HUYỆN THỌ XUÂN
PGS.TS. Vũ Quyết Thấng; ThS. Tạ Thuý Lan
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
^ 'í?: '•■ ■ ■ ■
J X T /
HÀ NÒI, 2007
1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TỚI MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG KINH TÊ XÃ
HỘI
1.1. Tác động đến môi trường đô thị, công nghiệp


Các khu vực đô thị, công nghiệp là nơi tập trung hầu hết các hoạt động sản xuất
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chính trên địa bàn huyện Thọ Xuân. Đây là nơi thu
hút nhiều dân cư và lao động đến sinh sống và làm việc. Trong những năm gần đây,
khu vực đô thị, công nghiệp của huyện đã được quan tâm đầu tư nên đạt tốc độ phát
triển kinh tê cao. Tuy nhiên, hầu hết các cơ sở công nghiệp trong huyện chỉ tập trung
đầu tư cho sản xuất kinh doanh, không quan tâm nhiều đến công tác bảo vệ mỏi
trường, nên tình trạng ô nhiễm môi trường bởi các chất thải rắn. nước thài, khí thải
xung quanh các khu đô thị, công nghiệp đang trở nên nghiêm trọng. Các biếu hiện cu
thê gồm:
- Hệ sinh thái cảnh quan sổng Chu dang đứng trước nguy cơ bị ô nhiễm, giá trị
cảnh quan môi trường nước bị suy thoái đo quá trình phát triển đô thị, công nghiệp
cũng như du lịch; sự xói mòn bờ sông và bồi lắng lòng sông do quá trình khai thác cát
sỏi bừa bãi của dân cư các xã dọc ven sông. Tại khu vực hạ nguồn nước sông Chu đanị,
có xu hướng ô nhiễm bởi nước thải của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn (với lưu
lượng lớn lOOOmVngày đèm), nước thải của Công ty giấy Mục Sơn (với lưu lượng
500m7ngàv đêm); nước thải của doanh nghiệp tư nhân Hòa Hà. xã Xuân Bái, huyện
Thọ Xuân; cũng như các nguồn nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình sống dọc ven
sông. Vào mùa cạn tình trạng ô nhiễm nước sông Chu trở nên nghiêm trọng, có những
thời điểm nước có màu đen kịt, hôi thối.
- Một số các hồ nước đứng trên địa bàn huyên cũng đang bị ò nhiễm do là ngưòn
tiếp nhận nước thải, rác thải từ các hoạt động của các trang trại chân nuôi gia súc và
hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng như các hoạt động sinh hoạt của người dân ven
hồ. Biểu hiện cho tình trạng ô nhiễm này có thể quan sát tại các hồ phía Tây và phía
Đông thị trấn Thọ Xuân.
- Trong địa bàn huyện tồn tại nhiều điểm đổ rác thải sinh hoạt tư phát nằm gần các
khu công nghiệp và độ thị. Vì lượng rác thải sinh hoạt và chất thải rắn trong địa bài.
huyện gia tãng theo thời gian, nhưng không có bãi xứ Iv và chón lấp chất thải rắn hợp
vệ sinh, nên tác độnẹ tiêu cực đến môi trường của chất thải rắn đô thị và khu cóng
nghiệp ngày càng mạnh mẽ. Ngay tại thị trấn trung tâm huyện Tho Xuân, rác thải sinh
hoạt của cả thị trấn dược thu gom và đổ tập trung không xử lý ở bãi ngoài đê sòng Chu.

Vào mùa lũ, nước sông Chu dàng cao. rác thải bị cuốn trôi theo dòng nước về hạ lưu và
ra biển, gây ô nhiễm nguồn nước sông Chu trên diện rộng, đồng thời gieo rắc mầm
bệnh cho môi trường nước hạ lưu sông Chu.
1.2. Ô nhiễm mòi trường nông thôn ờ một sỏ khu vực làng nghé.
Do sản xuất ớ các làng nghề trong vùng được tổ chức theo từng hố đơn le. chưa có
quv hoạch tập trune, mặt bằng sán xuất bỏ trí phân tán. manh mún. Các làng nghé đêu
không có bãi chứa chất thải, cống rãnh thoát nước, ác c dịch vu thu eom và xứ K chất
thải phế thải rắn. Người dân thường đổ chất thai có thế đổ xuônc ao. mươns. UOC vườn.
i
đầu ngõ, ven bờ sông; nên đã và đang gây ra nguy cơ ô nhiễm mòi trường nước và
không khí khu vực làng nghề. Ví dụ, tại khu vực xưởng đan lát cót ép Lan Sinh, xã Thọ
Nguyên; một số làng đan lát, thừng chảo, nón lá tại khu vực Bắc Lương, xã Thọ Lộc
môi trường không khí đang bị ô nhiễm do quá trình hun sấy nguyên liệu bằng khí đố.
lưu huỳnh (khí S02). Tại khu vực trang trại chăn nuôi lợn tập trung ờ xã Xuân Trường,
nguồn nước đang bị ô nhiễm bởi phân gia súc thải trực tiếp xuống hổ cạnh trang trại,
v.v. Việc chăn thả gia súc tập trung với mật độ lớn. không có hệ thống xử lý phân đang
tạo nên ô nhiễm mùi ở nhiều vùng chăn nuôi trâu bò, lợn và gia cầm
1.3. Ô nhiễm đất, nước, dịch bệnh do thiên tai, lũ lụt
Nhiều vùng dân cư của huyện Thọ Xuân nằm ngoài đê sông Chu và sổng Cầu Chày
thường xuyên đối mặt với thiên tai lũ lụt về mùa mưa. Khi nước sông lên cao, nhà cửa,
chuồng trại gia súc và giếng nước ãn của người dân bị nhấn chìm trong nước lũ. Neười
dân thường xuyên phai di tản lén đê hoặc vùng cao trong mùa mưa lũ. ảnh hưởng manh
mẽ đến sức khoẻ và sinh hoạt bình thường. Sau hàng tuần và hàng tháng nước lù mới rút
đi, để lại môi trường ô nhiễm bùn đất, rác thải, xác chết động vật. Môi trường đất, nước,
không khí và nguồn nước ô nhiễm là nguyên nhân tiềm ẩn của nhiều loại bệnh dịch cho
con người và vật nuôi.
1.4. Lượng chất thải rắn phát sinh ngày càng nhiều
Do dân số và kinh tê huyện Thọ Xuân phát triển với tốc độ ngày càng cao, dự báo
đến năm 2020 lượng chất thải rắn phát sinh ngày càng nhiều và thành phán chất thải sẽ
thay đổi từ chỗ dễ phân huỷ hơn sang ít phân huỷ hơn và nguy hại hơn. Căn cứ vào xu

hướng tỷ lệ gia tăng dân số đò thị giai đoạn 2001-2005, và định hướng phát triển của
huyện, dự báo đến năm 2010 tỷ lệ dân sô đô thị chiếm khoảng 22% và đến nãm 2020
tỷ lệ dân số đỏ thị chiếm khoảng 25% (Bảng 1.)
Bảng 1. Kết quả dư báo dân sô huyện Thọ Xuân đến 2010 và 2020
Đon vị: người
TT
Chỉ tiêu Năm 2004

báo
2010

báo 2020
1
Tổng dân số
235.392 246.966 263.289
2 Thành thi
20.493
54.333 65.822
3 Nông thôn 214.899
192.633 197.467
Lượng rác thải sinh hoạt huyện Thọ Xuân được tính toán dự báo theo công thức:
Khối lượng rác thải sinh hoạt (nãm dự báo) = Dàn số (năm dự báo) * Tiéu chuẩn
phát sinh chất thải/người * tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt.
Năm 2010: Tiêu chuẩn phát sinh rác thải sinh hoạt tại khu vực thành thi là 0,7
ke/người.ngày với tý lệ thu gom đạt 85%; tại khu vực nông thôn là 0,4kg/người.ngày
với tv lệ thu gom là 55%. Năm 2020: Tiêu chuẩn phát sinh rác thải sinh hoạt lại kha
vực thành thị là 0.8 ks/người.ngày, tỷ lệ thu gom đạt 90%; tại khu vưc nông thón là
0,5kg/n cười, ngày với tỳ lệ thu gom đat 70%. Kết quả dự báo rác thài sinh ho'.it của
huyện (lược trình bày trong hảng 2
'ỉ

Bảng 2. Kết quả dư báo rác thải sinh hoạt huyện Thọ Xuân
__________________________________Đơỉi vị: Tấn!ngày
Nám
Chỉ tiêu
2004
2010

2020
Tdng CTRSH của huyên 42,99
74,71
116,5
CTRSH
thầnh
thi
8,61 32,33
47,39
CTRSH nông thôn 34,38 42,38 69,11
Khối lượng chất thải rắn công nghiệp được dự báo trên giả định tốc độ phát sinh
chất thải rắn công nghiệp tỷ lệ thuận với tốc độ tãng trường cônơ nghiệp (tốc độ tàng
trưởng GDP bình quân công nghiệp giai đoạn 2006-2010 là 20,7%/nãm). Kết quả tính
toán tổng khối lượng chất thải công nghiệp của huvộn đến năm 2010 trên địa bàn
huvện là: 18.435,7 tấn.
Khối lượng chất thải rắn bệnh viện của huyện Thọ Xuân dược dự báo theo định
hướng và mục tiêu phát triển của huyện về y tế (2006-2010) đến năm 2007 toàn huyện
có 100% các xã đạt tiêu chuẩn cơ sở về y tế. Theo đó, giả đinh tốc đỏ tăng số giường
bộnh trung bình của huyện là k = 0,8% (theo tỷ lệ gia tăng dân số) và dự báo mức phát
sinh chất thải rắn bệnh viện/giường bệnh đên 2010 tăng lén là i = 1%/nãm. Kết quả dự
báo trình bày trong bảng 3
Bảng 3. Kết quả dư báo chất thải rắn bệnh viện huyện Thọ Xuân
Đơn vị Tấn

Tuyến bệnh
viện
2004 2010
2004-2010
CTRSH
bênh viên
CTR y tê'
nguy hại
CTRSH
bênh viên
CTR y tế
nguy hại
CTRSH
bênh viên
CTRytê '
I
nguy hai
Tuyến huyên
47,96 7,23 51,91
7,82
308,80

46,53 !
Tram y tế xã 4,64
0 5,03
0 29,89
I
0
Tổng
52,6

7,23
56,94 7,82 338.69 46,53 ị
2. ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG HUYỆN THỌ XUÂN
2.1. Phân vùng chức nãng môi trường huyện Thọ Xuàn, tình Thanh Hóa
Việc phân vùng chức năng môi trường huyện Thọ Xuân dựa trên các tiêu chí: hiện
trạng tài nguyên môi trường, hiện trạng và chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện
đến năm 2020, hướng tới phát triển bền vững. Các yếu tố chủ yêu trong phàn vùng
chức năng mỏi trường địa bàn huyện Thọ Xuân gồm: địa hình cảnh quan tư nhiên, hiên
trạng và quy hoạch phát triển các ngành kinh tế chù đạo, các nguồn tài nguyên thiên
nhiên và xã hội cúa huyện. Các vùng chức nãng chủ yếu bao gồm:
- Vùnẹ bào tồn. bào vệ- khu vực quv hoạch di tích Lam Kinh, các khu rừng tư
nhiên, đái sàn bav Sao Vàng.
- Vùng phá! triển dô thị và khu công nghiệp: khu vực quy hoạch đô rhị Lam Sơn. thị
trán Tho Xuân.
- Vùng canh tác nông nghiệp: trổng lúa nước, trồng mầu, trồng cây công nghiệp
mía, cao su, v.v. Trong đó, có thể phân chia thành 3 tiêu vùng nhỏ: đất trồng lúa mầu
đồng bằng trong đê, đất trổng ỉúa mầu ngoài đê, đất trổng cây công nghiệp vùng đồi.
- Nguồn nước mặt: hệ thống nông giang từ đập Bái Thượng, nước sổng Chu. sông
Cầu Chày.
- Vùng xây dựng các công trình xử lý môi trường: bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt,
các hê thống xử lý nước thải, nghiã trang, các trạm quan trắc môi trường.
2.2. Đặc điểm các vùng môi trường huyện Thọ Xuân.
a) Vùng môi trường đô thị, công nghiệp
Đây là khu vực có mức sống cao, kinh tê xã hội phát triển mạnh, tập trung nhiều
nhà máy, các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, hình thành các khu
công nghiệp, khu đô thị, trung tâm thương mại phát triển, thu hút đông dân cư, lao
động, Các vấn đề môi trường ở vùng đô thị, công nghiệp nổi cộm nhất là vấn đề ỏ
nhiễm bới các chất thải rắn, nước thải và khí thải từ các hoạt động phát triển trong
vùng. Trên địa bàn huyện Thọ Xuân, vùng đô thị, công nghiệp bao gồm : khu đó thị,
công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng, thị trấn Thọ Xuân và các thị tứ, trung tâm các cụm xã.

❖ Khu đỏ thị Lam Sơn - Sao Vàng
Ranh giới khu đô thị công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng (thế hiện trên bản đồ phân
vùng môi trường trang 54): phía Bắc giáp huyện Ngọc Lạc, xã Xuân Lam; phía Nam
giáp đường phân thủy dãy núi phía nam quốc lộ 47; Phía Đông giáp xã Thọ Lâm, sân
bay sao Vàng, xã Xuân Hưng; phía Tây giáp xã Xuân Bái. Đây là khu vực nằm ớ đầu
nguồn sông Chu có cảnh quan đẹp, giàu tiềm năng phát triển kinh tế du lịch. Tống diện
tích trong ranh giới quy hoạch chung toàn khu là 3000 ha, trong đó xây dựng đủ thị đến
năm 2020 là 1000 ha. Khu vực này có địa hình chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền
núi, tương đối bằng phảng, cao độ tự nhiên trung bình +12,514. độ dốc tự nhiên từ
5%28%. Địa chất tương đối tốt, có độ chịu tải R = 1 - 3 Kg/cm\ Khí hậu nhiệt đới gió
mùa, với nhiệt độ trung bình là 23,6°c, lượng mưa 1774,9mm, độ ẩm là 87%. Hướng
gió thịnh hành trong khu vực là hướng Đông - Đông Nam, tốc độ gió khoảng l,8m/s,
bão xuất hiện trong khoảng tháng 8 - 10 trong nãm kèm theo mưa lớn. Khu vưc này có
nguồn nước mặt phong phú, có hệ thống sông ngòi dày đặc với 4 sông chính là sông
Chu, sông Cần Cây, sông Hoàng Giang và sông Khê Trệ. Đặc điểm của các sông
này là có độ chênh lệch giữa mùa kiệt và mùa lũ rất lớn (vào mùa lũ. mưc nước cao
hơn mực nước trung bình là 2 - 4m, vào mùa kiệt mực nước thấp hơn trung bình là 5
- 7m). Tại sônií Chu có đập Bái Thượng có cao trình 17.4m; (Qmax = 54m 7s, Qmin
= 20m7s).
Khu đô thị công nghièp Lam Sơn - Sao Vàng gổm các đơn vị hành chính cứa 2 thị
trấn Lam Sơn và Sao Vàng với tổng dàn số trung bình nâm 2004 là 15.943 người, diện
tích đát tư nhiên là 649.07 ha. Cơ cấu kinh tế là: công nahiệp - TCN. dịch vu. nồng
nghiệp, tãne đần tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dán tý trong nóng nghiẹp:
còng nghiệp táp trung phát triển các ngành mũi nhọn có lợi thê về nauvén liêu như cónu
nghiệp mía đường và các sản phẩm sail đường, cõng nshiệp aiấv, bột -ỊÌãy. cón-i nghiệp
4
chế biến nông - lâm sản, v.v. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật nhìn chung còn lạc hậu, mới ở
dạng tự nhiên. Các tuyến quốc lộ qua khu đô thị gồm quốc lộ 15A, quốc lộ 47A, 47B
với chất lượng mặt đường xấu. Các công trình cơ sở hạ tầng và nhà ở không có quy
hoạch thống nhất và đồng bộ. Nguồn cấp điện còn hạn chế và cấp đơn lẻ, chưa đáp ứng

được yêu cầu phụ tải cho cả hai khu vực thị trấn Lam Sơn và Sao Vàng.
❖ Thị trấn Thọ Xuân
Thị trấn Thọ Xuân - trung tâm kinh tế, chính trị, vãn hoá của huyện - cách thành
phố Thanh Hoá (đi theo quốc lộ 47) 36km về phía tây và nằm ngay bên hữu ngạn sông
Chu - con sông lớn thứ hai của Thanh Hoá, hàm chứa nhiều huyền thoại đẹp về lịch sử.
văn hoá, v.v. Với cơ cấu kinh tế: Dịch vụ - cõng nghiệp - nông nghiệp, các hoạt động
kinh tế chính ở thị trấn là phát triển dịch vụ - thương mại dựa vào lợi thế đô thị và các
khu đất ven trục ỉộ chính, tạo điều kiện bố trí các mặt bằng thích hợp cho các cơ sở đầu
tư, phát triển sản xuất, chế biến, dịch vụ. Đây là thị trấn trung tâm, nầm trong cụm phát
triển CN-TTCN gổm các xã Xuân Trường, Tây Hồ, Hạnh Phúc. Xuân Hòa, Thọ Hải,
Xuân Giang.
❖ Các thị tứ, trung tâm các cụm xã
Bao gổm các thị tứ Neo (Nam Giang), Phố Đầm (Xuân Thiên), Tứ Trụ (Tho Điên),
thị tứ Xuân Lai và đến nãm 2020 huyện sẽ phát triển và hình thành thèm một sô thị tu
ở các xã Thọ Lập, Bát Cáng (Thọ Nguyên), Bái Thượng (Xuân Bái), thị tứ ớ xã Xuân
Minh. Các thị tứ trên địa bàn huyện Thọ Xuân thường có vị trí nằm dọc theo các tuyến
đường giao thông quốc lộ, tỉnh lộ, v.v. là nơi phát triển rất mạnh các hoạt dộng thương
mại, dịch vụ, phục vụ cho nhu cầu giao lưu trao đổi hàng hóa giữa các khu vực nỏng
thôn và khu vực thành thị, giữa các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của từng
cụm với khu đô thị, công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng. Các thị tứ hình thành trên cơ sò
là trung tâm của các cụm CN-TTCN và làng nghề.
b) Vùng bảo tổn
Bao gồm khu di tích lịch sử văn hóa Lam Kinh, các điểm di tích lịch sử, danh
thắng, hệ thống đập Bái Thượng, cảnh quan sông Chu, khu rừng nguyên sinh Đổi
Chè, đây là những khu vục cần phải được bảo tồn để gìn giữ các giá trị vãn hóa lịch
sử, kiến trúc nghệ thuật, cảnh quan môi trường trước các vấn đề môi trường nảy sinh do
tác động từ quá trình phát triển công nghiệp, đô thị và du lịch.
c) Vùng môi trường nông thôn
Bao gôm toàn bộ khu vực miền núi và đổng bằng, là khu vực sản xuất nông nghiệp
chủ lực của huyện. Do đặc điểm phân bô địa hình, với hệ thống sông ngòi dày đặc, để

giải quyết các vấn đề mòi trường nảy sinh gâv bức xúc hiện nay như môi trường đất
đang bị ô nhiễm và thoái hóa do quá trình canh tác bất hợp lý và sử dụng hóa chãt
thuốc trừ sâu, thuốc BVTV trone sản xuất nông nghiệp, môi trường nòng thôn bị ô
nhiễm bời nước thái, rác thái và giải quyết các vấn đé về nước sạch và VSV1T nông
thôn, đặc biệt là trons mùa mưa lũ ở các vùng nhay cảm, cần phân vùng mỏi trường
khu vực đổnẹ bằna ra thành các vùng: trong đê, ngoài đê, các vùn ổ nhay cám mõi
trường.
❖ Khu vực miền núi
Khu vực miền núi bao gồm các xã: Quảng Phú, Xuân Châu, Thọ Lâm, Xuân Bái,
Thọ Xương, Xuân Thắng, Xuân Phú và Nông trường Sao Vàng, vùng này có các xã
nằm ở phía Tây Bắc, phía Tây và Tây Nam của huyện nằm vể phía Tây của tỉnh Thanh
Hóa là một vùng hoàn toàn có nhiều đổi núi bát úp bao bọc có đất ỉâm nghiệp chiếm
nhiểu hơn nông nghiệp, có đất đai canh tác nằm độc lập, lẻ tẻ dọc theo các sông suối
đầu nguồn nên sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên.
❖ Khu vực đồng bằng
Khu vực đồng bàng huyện Thọ Xuân bao gồm 27 xã và 1 thị trấn nằm về hai phía
tả ngạn và hữu ngạn sông Chu, diện tích tự nhiên chiếm gần 50% diện tích toàn huyện
và là khu vực tập trung dân cư đông đúc nhất của huyện. Địa hình có độ dốc lớn.
nghiêng dần theo hướng từ Tây Bắc - Đông Nam, phạm vi rộng, dài và khóng có nhiểu
núi sót; có nền khí hậu tương đối ấm nhiệt độ trung bình chỉ từ 23-24°° với mùa đông
lạnh kéo dài 3-4 tháng, lượng mưa lớn, độ ẩm không khí trung bình từ 85-86%; có hệ
thống sông, suối, hồ, kênh mương khá dày đặc và phong phú, bình quân 3km/lkm2.
Chính những đặc điểm này đã giúp cho Thọ Xuân có những điều kiện thuận lợi
đổ phát triển một nền nông nghiệp toàn diện và vững nhất trong tỉnh, và đây cũng là
vùng trọng điểm lúa số 1,2 của tỉnh Thanh Hóa. Hoạt động kinh tế chính của vùng là
hoạt động nông nghiệp. Trong những năm gần đây, thực hiên đường lỏi chủ trương
phát triển kinh tế - xã hội của huyện, cơ cấu hoạt động kinh tế trong vùniỉ đã và đang
có sự chuyển dịch theo hướng CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn. Trên địa bàn toàn
vùng đã dần hình thành các vùng chuyên canh cây, con gắn với phát triển CN-TTCN
chế biến và làng nghề. Tuy nhiên, do xuất phát điểm là vùng thuần nông, cơ sớ hạ tầng

kỹ thuật yếu kém, lạc hậu, lại phải chịu nhiều thiên tai như bão, lũ lut do đặc điểm về
địa hình có nhiều vùng trũng, nằm phân bố ở ven đôi bờ sông Chu, thêm vào đó việc
hình thành và phát triển các trang trại chăn nuôi, làng nghề mang tính tư phát, ồ ạt,
thiếu quy hoạch nên vùng đổng bằng hiện nay đang phải đối phó với nhiều vấn để môi
trường. Dựa trên các đặc điểm về điểu kiện tự nhiên, phân vùng đổng bằng thành các
khu vực bao gồm:
Vùng đồng bang nằm ngoài đê sông Chu (ranh giới khu vực xem trén bản đó quy
hoạch môi trường) bao gồm địa phận khu vực các xã ven sõng: Phú Yên. Xuân Yên,
Xuân Lai, Xuân Lập. Xuân Vinh thuộc phía tả ngạn sông Chu và các xã Xuân Hòa,
Thọ Hải. Xuân Thiên thuộc phía hữu ngạn sông Chu. Đây là các xã bị ngập lụt, nằm
trong vùng lũ và chịu thiệt hại nặng nề nhất trong đơt lũ lut đầu tháng 10/2007 với
trọng điếm lũ là các khu vực ờ xã Xuân Yên, Phú Yên, Xuân Hòa. Khu vực ngoài đẽ là
khu vực khá nhạy cảm, thường xuyên bị ngập nước trong mùa lũ. Khu vưc nàv chù yêu
là đất bãi, không được chủ động tưới tiêu, phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên, thích
hợp trồng các loại cây hàng năm như các loại rau màu: ngô. khoai, lạc. dâu tám, mía
Vùm> íroiỉiỊ đê sông Chu là khu vục đồng bẳns gổm các \ã nằm về hai phía la níian
và hữu nsan sòng Chu. Đày là khu vực thích hợp với các loại câv [rồng đa cLng: trồng
lúa ở các vùns đất trũnc naập nước, rau màu các loại
6
♦> Vùng chậm lũ
Vùng chậm lũ được xác định để thoát lũ trong trường hợp khẩn cấp là khu vực nhạy
cảm thuộc xã Thọ Lập. Đây là xã có nhiều phần đất ruộng trũng, thấp và có hệ thống
sông Cầu Chày chảy qua.
d. Các vấn đề môi trường then chốt và các mục tiêu bảo vệ môi trường
* Các vấn đê môi trường then chốt
Quá trình phát triển kinh tế - xã hội nhanh trong một thời gian dài đã đưa huyện Thọ
Xuân trở thành một trong những huyện phát triển của tỉnh Thanh Hóa, nhưng mặt khác đã
để lại những hậu quả ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, tích lũy qua nhiều năm gây nên
hiện tượng bùng nổ các “điểm nóng” ô nhiễm môi trường. Hiện tại, huyện đang phải đối
mật với những vấn để môi trường cấp bách, cần ưu tiên giải quyết (Bảng 4).

Bảng 4. Tổng hợp các vấn đ ề môi trường cấp bách của huyện Thọ Xuân
TT
Khu vực
Các vấn đế môi trường cấp
bách
Nguyên nhân
Tình trạng ô nhiễm mỏi
trường nước sông Chu
Do tiếp nhận các nguồn chất thải từ hoạt động sinh hoat,
sản xuất không qua xử lý.
Vùng
môi
trường
đô thị,
cõng
nghiệp
Tình trạng ô nhiễm môi
trường tại các điểm tổn đọng
rác thải
Do chưa cố bãi rác tâp trung, người dân vứt và đổ rác bừa
bãi hình thành nên nhiéu điểm tồn đong rác thải và do sư '
quá tải tại bãi chứa rác tam ở khu vực đất bãi ngoài đẻ
sông Chu phía đầu thị trấn Tho Xuân và bãi rác ờ khu vực
I
phía nam chân núi Chẩu
1
õ nhiẻm môi trường hồ phía
Tây và phía Đông thị trấn
Thọ Xuân
Hổ phía Tây (diện tích 15ha) do trang trại chăn nuôi lợn

tập trung có quy mô lớn làm ngay trẽn bờ hổ thải toàn Ị
phân, nước thải xuống hó. Hồ phía Đông do tiếp nhân
nguổn nước thải sinh hoạt của dàn cư xung quanh.
Tồn tại những cơ sở sản xuất
CN gây ô nhiễm mòi trường
nghiêm trong theo QĐ
64/2003/QĐ-TTg
Do nước thải của nhà máy Giấy Mục Sơn và Xí nghiêp
giấy Lam Kinh xử lý không đạt tiêu chuẩn thải ra sông !
Chu gây ô nhiễm môi trường nước sông Chu
Vùng
môi
Thiếu nước sạch vá tình hỉnh
vệ sinh môi trường không
đảm bảo
Do chưa có công trình cấp nước sạch, ảnh hưởng của ị
bão lụt, cơ sở hạ tầng vé vẽ sinh môi trường yếu kém, í
không đảm bảo tiêu chuẩn, các láng nghé chưa quy
hoach hơp lý
2 trường
nông
thôn
Tỉnh trạng ô nhiễm môi
trường sau lụt bão và sự lây
nhiễm bênh dich, các sự cố
môi trường có thể tiếp tục
xảy ra
Do thiên lai, phá rừng đầu nguồn, hoat động khai thác zả[
sỏi của dân cư các xã ven sông Chu, cơ sở hạ tâng vé vê
sinh mõi trường nông thôn không đảm bảo hợp vệ sinh.

I
3
Vùng
HST cảnh quan sống Chu bị
suy thoái
Do sông Chu tiếp nhận các nguồn chất thải (nước thải,
chất thải rắn) từ các hoat đông sản xuất, đu lịch, sinh
hoat
bảo tổn I
ô nhiem moi trương (rac ^ hưởng từ các hoat đông pnáỉ triển du lich /a cồng
thải, nước thải, không khí) ' . . . a r : y
khu di tích lic^ sử Lam Kinh !
* Các mục tiêu bảo vệ môi trưởng
Mục tiêu tổng quát: Hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, khắc phục tình trạng suy thoái
và cải thiện một bước chất lượng môi trường, khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên thiên
nhiên, đảm bảo cân bằng sinh thái ở mức ổn định nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nàng
cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, bảo đảm phát triển bền vững.
Mục tiéu cụ th ể đến 2010 và 2020 trình bày trong bảng 5
Bảng 5. Các mục tiêu bảo vệ môi trường huyện Thọ Xuân đêh năm 2020
■ ■ ~ ~ 1 ■ * _■» V
__
M A J
r \

m
, é « -»»'
z
Vùng
Muc tiêu đến năm 2010
Muc tiêu đến năm 2020

Vùng
môi
trường
đô thị,
công
nghiệp
- Giải quyết vé cơ bản các vấn đé môi trường then chốt
- Bắt buộc các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải áp dụng
công nghệ sạch hoặc trang bị các thiết bị giảm thiểu ô
nhiễm, xử lý chất thải đạt TCMT
- Các cơ sở SXKD phải có biện pháp xử lý đạt TCMT
- Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng theo QĐ 64
- 80% hộ gia đình, 100% doanh nghiệp có dụng cụ phân
loại rác tại nguồn, 85% khu vực công cộng và khu dân CƯ
có thùng thu gom rác.
- Tỷ lệ thu gom CTR đạt 85% và xử lý được 100% CTR
đã thu gom
- Xảy dụng duọc bã chcn IỂp CTR hạp \ệ ánh có súc chia xử lý duoc
toànbộCTRcẼthugom
- 95% dân đươc sử dụng nước sạch
- 90% các khu đô thị, cỏng nghiệp có hê thống tiêu, thoát
vầ xử lý nước thải tập trung riêng từng loai theo TCMT
- 80% doanh nghiệp có cây xanh xung quanh khu vực
sán xuất vả 90% đường phố có cây xanh
- Giải quyết triệt để các vấn đé môi
trường then chốt
- Bắt buộc tất cả các cơ sở SXKD phải
sử dụng các công nghê sach, các thiết
bị giảm thiểu õ nhiễm môi trường, xử lý

chai thải đạt TCMT
- Tỷ lệ thu gom CTR đạt 90% và 100%
CTR thu gom được xử lý hơp vé sinh
- Bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh đảm
bảo sức chứa để xử lý đươc toàn bò
lượng CTR phát sính đươc thu gom.
- 50% CTR thu gom đươc tái chế
-100% dân được sử dung nước sạch
- 95% thị trấn, thi tứ, KCN có hè thống
tiêu thoát và xử lý nước thải tâp trung
riêng theo từ loại đat TCMT
- 90% doanh nghiệp có cây xanh cách
ly khu vực sản xuất và 95% đường phố
cố cày xanh
Vùng
bảo
tồn,
bảo vê
- Phục hồi lại HST cảnh quan sông Chu
- Duy tu, cải tạo và phục hổi các khu, điểm di tích lịch sử văn
hóa (Khu di tích Lam Kinh, đén thờ Lẻ Hoàn)
- Thu gom và xử lý 90% CTR phát sinh tại khu di tích Lam
Kinh
- Bảo tồn nguyên vẹn các HST rùng tự nhiên
- Bảo tồn và giữ nguyên trạng các HST
rừng tự nhiên, HST "inh quan mỏi trường
sõng Chu
- Bảo tổn và gìn giữ các giá trị văn hóa
tâm linh, kiến trúc nghê thuật tai các khu
di tích lịch sử

- Thu gom và xử lý 100% CTR phát sinh tại
khu di tích Lam Kinh
Vùng
môi
trường
nông
thôn
- Tỷ lê thu gom CTR đat 55% và có các bãi rác hơp vệ sinh
- 85% dân được sử dụng nước sạch, 70% số hộ có hố xí và
chuồng trại hợp vè sinh
- Hoàn thành vé cơ bản vièc cải tạo và nâng cấp hệ thống
tiêu, thoát nước thải đảm bảo 40% vùng nóng thôn có hê
thống tiêu, thoát và xử lý nước thải riêng
- Cải tạo 50% các kènh mương, ao hồ, các đoan sông chảy
qua khu dân cư đã bi suy thoái
- Kiểm soát hoàn toàn viêc sử dung các loai hóa chất va
thuốc BVTV
- Khắc phuc hoàn toan va kiểm soát các vấn đỗ mỏi trường
sau 'G
- Tỷ lệ thu gom CTR đat 70% và cỏ cốc
bãi chứa rác hợp vé sinh
- 95% dân được sư dung nước sach. 90%
số hộ có hố xí và chuồng trai hơp vê sinh
- Đảm bảo 90% vung nông thôn có hê
thống tiêu, thoát và xử ỉý nước thải nểng
tưng loai
- Cải tao 90% các kênh mương, ao. ho.
các đcan sông ciảv qua khu dân cư bi
suy thoái
- Kiểm soat triệt để viãc sử dun;

hóa chất va ihijcc BVTY
cac ' C Z \
3. ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG HUYỆN THỌ XUÂN
ĐẾN NĂM 2020
3.1. Vùng mỏi trường đô thị, công nghiệp
a) Khu đô thị Lam Sơn - Sao Vàng
Dựa trên đặc điểm về điều kiện tự nhiên, tiềm nãng phát triển kinh tế - xã hội và định
hướng phát triển của tỉnh, huyện, khu đô thị, công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng có ý
nghĩa và vai trò quan trọng rất lớn không chỉ ở hiện tại mà còn cả trong tương lai của
thời kỳ cồng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do đó, quy hoạch môi trường khu đô thị.
công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng phải quy hoạch theo hướng khu đô thị, công nghiệp
sinh thái. Trên cơ sở này. quy hoạch môi trường được xác định cho những lĩnh vực sau:
Hệ thống cấp nước: theo quy hoạch phát triển khu đô thị, công nghiệp Lam Sơn -
Sao Vàng: dự báo nhu cầu cấp nước cho khu Lam Sơn là 4.500 mVngày đèm, và khu
Sao Vàng là 1.200 mVngày đêm. Đối với khu Lam Sơn: Sử dụng nguồn nước mặt lấy từ
kênh Nông Giang. Xây dựng 1 trạm cấp nước mặt và trạm xử lý có công suất khoảng
4.000 m3/ngày đèm để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho khu Lam Sơn, đảm bảo đến
nãm 2010 cấp 100 lít/người/ngày và đến nãm 2020 cấp đủ 130 lít/người/ngàỵ. Đối với
khu Sao Vàng: Sử đụng hệ thống cấp nước là các giếng khơi. Ngoài ra khoan thêm một
sô giếng nước ngầm, xử lý sát trùng đê cấp nước cho nhu cẩu sinh hoạt và sàn xuất của
khu vực.
Hệ thống thoát nước và xứ lý nước thải
Hệ thống thoát nước mưa tự chảy (tận dụng địa hình theo hướng Tây sang Đóng)
để đảm bảo thoát nước trong mùa mưa, tránh gây úng ngập trong khu vực xung quanh.
Nước mưa được chảy theo hướng Tây sang Đông và phân lưu thành hai tuyến thoát
nước chính đổ vào hổ điều hòa qua các tuyến cống rồi qua công ngầm chảy vé sóng
Chu. Nước thải sinh hoạt tại mỗi hộ gia đình được xử lý qua các bê tự hoại, chảy qua hố
ga trước khi vào hệ thống cống thoát nước chune của khu vực. Nước thải sinh hoạt được
tổ chức thu gom theo hệ thống bao gồm: hệ thống cống, hồ điếu hòa. tram làm sạch nước
thải và xử lý đạt tiêu chuẩn loại B trước khi thải ra sông Chu. Tại các khu trung tâm. tận

dụng hổ đồi Tếch để làm hồ điều hòa xử lý tập trung lượng nước thải sinh hoạt cua khu
dân cư sau khi qua một sô đoạn cống và trạm bơm trước khi thải ra sông Chu. Tại khu
Sao Vàng: Nước thải sinh hoat sau khi được xử lý qua các bể tự hoại, cho chảy qua các
mương để tận đụng tuới cho nông nghiệp. Hệ thống thoát nước trong khu đó thị. cóng
nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng sẽ được nối với hệ thông các ao, hổ và tram bơm nước ra
sòng Chu và được phân chia theo 5 khu vực nhà ở. v ề mùa khỏ, hệ thống này sẽ tiêu
nước tự cháy, về mùa mưa khi nước lũ sòng Chu lên cao thì dùng trạm bơm tiêu úng.
Hệ thống thu gom và xứ lý nước thải công nghiệp: tận dụng các hệ thòng thu gom
và thoát nước thải công nghiệp dã có cua các nhà máy, dược xử lý qua các tram xử lý
của nhà máy và các hổ 5>inh hoc, kết hơp điều chình phù hơp theo quy hoa. h chung cua
khu đò thị. công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng. Trong mạng lưới quv hoạch nước thúi sẽ
được phàn thành các khu dưa theo quy hoach hò' trí các khu cóng nghiệp, kct hợp tận
dụnẹ các vùng đất trũng dè tạo ra các hồ điêu hòa. iiiáin bớt mức độ ó nhiem. Và tùv
theo mức độ ô nhiễm ở từng khu, cần thiết phải xây dựng nhà máy xử lý nước thải
trước khi đổ ra sông.
Hệ thống thu gom và xử lý chất thái rắn : Để đảm bảo thu gom đựợc toàn bộ lượng
rác thải sinh hoạt đến năm 2010 là 20,07 tấn/ngày và năm 2020 là 54 tấn/ngày cần phải
đầu tư mua các trang thiết bị thu gom, vận chuyển (các xe đẩy tay, xe ép rác, xe chở
rác vận chuyển, ). Đối với khu đô thị, công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng cần thiêt
phải thành lập công ty dịch vụ môi trường. Chất thải rắn sinh hoạt được xử lý bằng
cách: tái chế, chế biến phân vi sinh và chôn lấp tùy theo các thành phần chất thải.
Trước khi xử lý, rác thải phải được phân loai. Thành phần chất thải hữu cơ đem chế
biến thành phân vi sinh, chất thải vô cơ có thể tái chế, và đem chôn lấp. Theo quy
hoạch, khu đô thị, công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng dự kiến sẽ xây dựng khu xử lý
chất thải tập trung tại khu vực phía Nam xã Xuân Phú, với quy mô khu xử lý là lOha.
Tại khu vực này, tận dụng địa hình trũng có thể quy hoạch xây dựng bãi chôn lấp rác
hợp vệ sinh theo hình thức bãi chôn lấp chìm.
Với tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đến năm 2020 cúa khu đô thị khoảng
102.555,72 tấn (tương đương 256.389,3 m3 với tỷ trọng rác thải 0,4tấn/rrr), nếư đem
chon lấp hợp vệ sinh với hệ sô' đầm nén k = 0,7 thì chiếm dung tích khoảng 179.473 m:'

trong sức chứa bãi chôn lấp, ước tính chiếm diện tích đất khoảng 4,7ha. Như vậy, để
đảm bảo chôn lấp được toàn bộ lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh cho khu đô thị,
công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng đến nãm 2020 và xử lý cả lượng rác thải công
nghiệp, bệnh viện, các loại phế thải khác và cả lượng rác thải sinh họat của khu vực các
xã lân cận thì trong khu quy hoạch xử lý chất thải tập trung cần xây dựng bãi chôn lấp
hợp vệ sinh vófi quy mô > 5ha, đồng thời kết hợp phân loại rác thải lựa chọn thành phán
chất thải có thể tái chế, tái sử dụng và chế biến thành phân vi sinh nhằm giảm bớt
lượng rác thải đem chốn lấp, tiết kiệm quỹ đất, kéo dài tuổi thọ của bãi chôn lấp.
Thu gom và xử lý chất thái công nghiệp : Theo dự báo, tổng lượng chất thải rắn
công nghiệp khu đô thị, công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng đến nám 2010 là 18.437,7
tấn. Lượng rác này được thu gom vận chuyển tới khu xử lý tập trung tại khu vực phía
Nam xã Xuân Phú.
Thu gom và xử lý chất íhảỉ bệnh viện: Chất thải rắn bênh viện thông thường (chất
thải sinh hoạt bệnh viện) được thu gom, vận chuvển và xử lý cùng với chất thải rắn sinh
hoạt; chất thải rắn y tế nguy hại được thu gom, phân loai và vận chuyên riêng đưa tới
khu xử lý tập trung để chôn lấp riêng tại các ô chôn lấp chất thải nguy hại hoặc được
xử lý bằng phương pháp đốt trong lò đốt chất thải nguy hại.
Hệ thống cây xanh, công viên: Quy hoạch trổng cây xanh dọc tuyến đường theo lóp.
khoàng cách, loại cây đáp ứng yêu cầu cách ly khu vực sản xuất, chỏng ồn, bụi. Diện tích
cây xanh trong khu đô thị đựoc gắn với nhau thành một hệ thống kết hợp loại hình khu -
tuyến - điểm - diện, hao gồm các khu cây xanh, công viên trên đồi, diện tích các hồ nước,
giải cây xanh hẹp dọc theo đường phố, bờ sông, vưừn hoa nhỏ ớ sóc phố. các điểm nút
eiao thông, và công viên lớn kết hợp với măt nước các hó tạo canh quan và điêu kiện !
khí hậu của khu vưc.
i 0
Hệ thống các hổ và các vùng đất trũng: Khu đồ thị, công nghiệp Lam Sơn - Sao
Vàng có vị trí nằm chuyển tiếp giữa hai dạng địa hình đồi núi và đổng bằng nên trong
khu vực tạo ra nhiều vùng đất trũng và hình thành hệ thống các hồ nước đứng tập trung
trên địa bàn thị trấn Sao Vàng như: Hồ Thống Nhất - Vĩnh Trinh (quy mô 27 ha), hồ
Đội 13(15 ha), hổ Đội 14 có 2 cái (16 ha), các hồ Đội 6 gồm 4 hổ (11 ha), hổ Đổng

Trường và hồ 11 (23 ha) v.v Tất cả các hồ này hiện góp phần quan trọng vào việc
cung cấp nguồn nước tưới, đổng thời là nơi cung cấp nguồn cá mỗi năm trên dưới 100
tấn. Quy hoạch các hồ trong khu vực thành hồ sinh thái cùng với các lưu vực của các
hồ đó. Xung quanh các hồ xây dựng hộ thống thu gom nước và nước phải được xử lý sơ
bộ trước khi đổ vào hồ. Mãt nước của các hồ phải được quy hoạch, tạo không gian mật
nước hổ sinh thái. Đối với các hồ nông thường sử dụng trổng lúa một vụ phải được nạo
vét để có nước quanh năm và quy hoạch thành hổ cảnh quan. 0 khu vực xung quanh
ven các hồ quy hoạch thành vành đai cảy xanh, kết hợp với đường giao thông, công
viên hình thành các cảnh quan sinh thái trong khu đô thị.
Giảm thiểu ô nhiễm không khí: Quá trình phát triển công nghiệp và hình thành các
khu đỏ thị tại khu đô thị, công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng đã, đang và sẽ gây ra các
tác động nghiêm trọng ảnh hưởng tới môi trường và đang trờ thành mối đe dọa đối với
môi trường không khí của khu đô thị, công nghiệp do bụi, khí thải từ các cơ sớ còng
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các phương tiện giao thông, v.v. Để giảm thiểu ô nhiễm
không khí cho khu đô thị, công nghiệp Lam Son - Sao Vàng cần tiến hành bắt buộc các
nhà máy trong khu vực phải lắp đặt các hệ thống lọc bụi và công nghệ giảm thiểu các
khí thải độc hại ra môi trường. Rà soát quy hoạch và lắp đặt các thiết b; lọc khí đối với
các ngành công nghiệp gày ô nhiễm không khí, khuyến khích các cơ sớ sản xuất tiến
hành thực hiện các biện pháp sản xuất sạch hơn, các biện pháp xử lv ỏ nhiễm. Đầu tư
cải tạo hệ thống đường siao thông trong khu vực đô thị, công nghiệp Lam Sơn - Sao
Vàng, quy hoạch xây dựng các tuyến đường vành đai quanh khu trung tâm nhằm hạn
chế ảnh hưởng về ô nhiễm không khí do các phương tiện giao thông gây ra. Thiết lập các
vùng đệm, vành đai cây xanh cách ly khu vực dân cư với khu vực sản xuất công nghiệp
theo quy chuẩn thiết kế xây dựng.
b) Khu vực thị trấn Thọ Xuân
Dựa vào đặc điểm phát triển và các vấn đề môi trường thị trấn đang phải đối mật,
quy hoach môi trường thị trấn Thọ Xuân được xác định đề cập đến các lĩnh vực:
Hệ thống thu gom và xứ lý rác thải sinh hoạt: Quy hoạch các điểm và tuvên thu
gom rác thải dựa trên cơ sở các tuyến đường giao thông của thị trấn. Bó trí đặt các
thùng rác cône cộns dọc các trục đường chính với khoảng cách 200m/thùng. đặt tai các

khu vực chạ trung tàm thương mại và khu vực các cơ quan hành chính, trường học.
Loại bỏ bãi rác hiện đang tồn đọng ở khu vực ngoài đê sông Chu nằm phía đầu thị trấn.
Xây dựng một số bãi chứa rác tạm tập trung, đảm bảo hợp vệ sinh đế thu gom và xử lý
toàn bộ lượns rác thải phát sinh trên địa bàn thị trấn đến năm 2020. Đổng thời hình
thành các tuvến đườna thu 20 IĨT, vận chuyên để đưa toàn bộ lượng rác tại các điểm thu
OQ111 troní thị trấn đến khu xử lý chất thái rắn tâp trung tại khu vực phía Nam xã Xuãn
Phú. Đối với rác thải bệnh viện cần phải thu gom triệt để và xử lý riêng chất thải V tế
nguy hại.
Hệ thông cấp nước: Quy hoạch xây dựng trạm xử lý và cấp nước cho dân cư thị
trấn với công suất thiết kế đảm bảo đến năm 2020 cung cấp được 130 lít/người/ngày
đêm và đảm bảo nhu cầu cấp nước cho các khu thương mạĩ - dịch vụ, đạt mục tiêu
100% người dàn được sử dụng nước sạch.
Hệ thống thu gom, thoái nước và xử lý nước thài: Xây dựng hệ thống thu gom và
xử lý nước thải cho toàn bộ khu vực thị trấn: Nước thải sinh họat từ các hộ gia đình
phải đi qua hố ga ỉắng và xử lý sơ bộ bằng phương pháp sinh học trước khi đổ ra hệ
thống cống thải chung. Đặc biệt đối với những khu vực công cộng và khu vực các nhà
cao tầng, quy hoạch xây dựng đồng bộ ngay từ đầu hệ thống bể tự hoại và xử lý nước
thải ngay từ đầu. Hệ thống thoát nước thải của thị trấn sử dụng cống có kết cấu bằng bê
tông cốt thép, tận dụng các hổ, ao trong khu vực thị trấn tạo thành hồ điều hòa. tự làm
sạch nước thải. Nước thải bệnh viện được thu gom riêng băng hệ thống thoát nước thai cúa
bệnh viện và được xử lý đảm bảo tiêu chuẩn trước khi thải ra cống thoát nước chung cúa thị
trấn.
Hệ thống hạ tầng BVMT tại các khu trung túm dịch vụ, thương mại, chợ, bến bãi: Tại
khu vực các chợ, trung tâm dịch vụ - thương mại đảm bảo có hệ thống tiêu thoát nước,
thu gom rác thải, vận chuyển tới nơi chôn lấp chất thải của thị trấn. Trong các chợ và
khu dịch vụ thương mại có đội kiểm tra về an toàn thực phẩm và kiểm soát dịch bệnh.
A'ử lý ô nhiễm tại hãi vực các hồ thị trấn: Quy hoạch các hồ thị trấn thành hồ sinh
thái. Để xử lý tình trạng ô nhiễm tại lưu vực các hồ của thị tràn cần phải quy hoạch hệ
thống thu gom và xử lý nước thải của các hộ dân cư ở xung quanh hổ trước khi thải
xuống hổ. Xung quanh các hồ tiến hành kè bờ, tạo ra dải cây xanh, kết hợp quy hoach

khu công viên cảnh quan sinh thái xung quanh khu vực hồ đế tạo ra các khòng gian
xanh trong khu vực thị trấn, điểu hòa khí hậu cho khu vực.
c) Các thị tứ, trung tâm các cụm xã
Dựa trên đặc điểm này, định hướng quy hoạch bảo vê môi trường khu vực các thị tứ
cho các lĩnh vực sau:
Hệ thông thu gom và xứ lý rác thải: Trên địa bàn các thị tư. bố trí các điểm thu
gom rác thải sinh hoat và rác thải từ các cụm làng nghề còng nghiệp - tiểu thủ công.
Quv hoạch các bãi chứa rác tập trung cho từng thị tứ. Rác thải sau khi được thu gom,
tập kết tại các bãi chứa rác tập trung sẽ được vận chuyển đến khu xử lý chất thải tập
trung tại phía Nam xã Xuân Phú để xử lý.
Hệ thông cấp thoát nước vệ sinh môi trường: Quy hoach các trạm cáp nước cho
từng thị tứ. đảm bảo cung cấp đáp ứng đủ nhu cầu dùng nước sạch cho dân cư và cho
các hoạt động sản xuất của làng nghề công nghiệp - tiếu thù cống nghiệp trong cụm.
Xây dựng hệ thống tiêu thoát nước trên cơ sớ tận dung khai thác các hệ thống tiêu đã
có. tận duns ao. hổ cua các khu dân cư để trữ nước thải sinh hoat và cái tao thành các
hồ sinh thái, hồ tự làm sạch và nối với các hê thốn LI tiêu dã có nham thoát nước thải
Nước thai từ các hộ £Ìa đinh Ư khu vực thi tứ phái đirợc xử 1Ý qua các be tư hoai, hố ga.
ỉ ’
hồ sinh học trước khi đổ vào hệ thống tiêu thoát nước thải của thị tứ. Quy hoạch cải tạo
lại các hệ thống cống rãnh hiện có.
Bảo vệ môi trường các khu vực làng nghé trên địa bàn thị tứ: Quy hoạch bố trí các
làng nghé giống nhau, sản xuất có cùng chất thải như nhau ờ cùng một khu để quv
hoạch các khu vực xử lý chất thải, nước thải. Tại mỗi cơ sở sản xuất làng nghề trên địa
bàn thị tứ phải có hệ thống xử lý nước thải, chất thải riêng đảm bảo xử lý sơ bộ đạt tiêu
chuẩn trước khi thải ra hệ thống xử lý chung. Tại các làng nghề trên phải quy hoạch hệ
thống thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn. Xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu
chuẩn môi trường không khí đối với các làng nghề có nguồn gâv ổ nhiềm không khi
như làng nghề chế biến đồ mộc cao cấp, cơ khí nhỏ tại thị tứ Xuân Lai, khai thác chế
biến vật liệu xây dựng tại cụm làng nghề ở thị tứ thuộc xã Xuân Thiên, Thọ Lập
Khuyến khích bắt buộc các chủ hộ sản xuất thực hiện giảm thiểu ô nhiễm môi trường

không khí thông qua cải tạo, nâng cấp và đầu tư mới quy trình công nehệ sản xuất thân
thiện với môi trường, thay thế nguyên liệu đầu vào, bố trí vị trí sản xuất ở cuối hướng
gió nhằm giảm khả năng phân tán của khí thải độc hại.
3.2. Vùng bảo tón
Các khu bảo tổn có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch. Tuy nhiên phát triển du
lịch sẽ tác động đến môi trường nước, không khí, đất và cảnh quan sinh thái, nhất là
làm gia tăng lượng rác thải sinh hoạt.
Định hướng quy hoạch BVMT các khu du lịch: Theo để án “phát triển du lịch
Thanh Hóa thành trọng điểm du lịch quốc gia” khu di tích Lam Kinh sẽ đươc phát triển
trở thành một trong các khu du lịch trọng điểm của tỉnh, hợp nhất với khu du lịch
Thành Nhà Hổ phát triển thành cụm du lịch Thành Nhà Hồ - Lam Kinh. Theo định
hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện sẽ hình thành phát triển tuyến dư lịch chính
trong nội huyện:
Tuyến du lịch Lam Kinh - Long Hồ (Thọ Lảp) - Khu di tích Lê Hoàn (Xuân Lâp): phát
triển du lịch thắng cảnh và du lịch văn hóa lịch sử, gắn với các lễ hội truyền thốnẹ
Tuyến: Đập Bái Thượng - hệ thống sông Chu: phát tnển du lịch canh quan
Ngoài ra tận dụng phát triển tối đa lợi thế có nhiều di tích lịc sử văn hóa (xem phu
lục 1) để phát triển các điểm du lịch tại các vùng phụ cận trong huyện. Khu du lịch
Lam Kinh được ngăn cách với khu công nghiệp Lam Sơn bởi sõng Chu. Việc hình
thành và phát triển một bên là khu công nghiệp, một bên là trọng điểm khu du lịch đòi
hỏi phải có sự quy hoạch hợp lý nhằm tránh những tác động tiêu cực. gây ảnh hương
bất lợi đến môi trườne.
Hệ thống hạ tầng xể bảo vệ môi trường các khu du lịch: Với sư quan tâm đầu tư
phát triển du lịch cúa huyện, đến năm 2020 dư báo sỏ lượng du khách đến các điểm du
lịch trên toàn huyện sẽ gia Ung. đặc biệt là trong các mùa lễ hội. Cùn 2 với sư gia tán í!
của khách du lịch, hê thống các cơ sớ lưu trú. dịch vụ (nhà hàns. khách san. nha nghi,
các cơ sở hạ (âne vể giao thông, cung cấp diện, bưu chính viễn thỏn2 ) SC đươc hinh
thành và phát triển ư tốc độ nhanh để đáp ứng nhu cáu cua khách du lích. Tu na'
J
sinh các vấn đề về môi trường tại các điểm du lịch: vấn đề nước thải, rác thải, ngày

càng gia tâng.
Hệ thống cấp thoát nước: Tại các điểm du lịch, đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước
hợp vệ sinh đủ đảm bảo cung cấp nước cho toàn bộ người dân sống trong khu vực có
điểm du lịch và du khách trong mùa lễ hội. Nguồn nước cấp cho khu du lịch Lam Kinh
có thể tận dụng nguồn nước mặt từ hồ chứa nước (quy mô gần 50ha) nằm trong phạm
vi khu di tích, nguồn nước mặt sông Chu và từ các giếng khoan. Cải tạo và xây dựng hệ
thống thoát nước cho các khu, điểm du lịch. Xây đựng hệ thống thu gom nước thải sinh
hoạt cho toàn khu, điểm da lịch. Tất cả nước thải từ các hoạt động du lịch ò các hổ
nước, nước thải từ tàu thuyền chở khách trên sông Chu. nước thải từ các nhà hàng ãn
uống và các khu vệ sinh,., phải được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép trước
khi thải ra mồi trường, tránh gây ô nhiễm nguồn nước sông Chu. làm mất cảnh quan hẻ
sinh thái sông Chu.
Hệ thôhg thu gom và xử lý rác thải: Dựa theo không gian vùng du lịch xác định
trên sơ đồ, quy hoạch các điểm thu gom rác thải trên từng tuyến du lịch, Tại mỗi điếm
thu gom áp dụng các biện pháp xử lý sơ bỏ nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường, tránh
tình trạng rác thải vút bừa bãi, ồ nhiễm nước rác. Lượng rác tại các điểm thu gom sẽ
được đưa đi xử lý tại bãi chôn lấp chất thải ở khu xử lý chất thải tập trung phía Nam xã
Xuân Phú. Tại các điểm du lịch, bố trí các thùng thu gom rác thải đật cách nhau từ
100-200m theo tuyến đường du khách tham quan trong khu du lịch. Sau đó, vào cuối
ngày (trong mùa du lịch) tổ dịch vụ môi trường tại các điểm du lịch sẽ đi thư gom rác
tại các thùng rác và đưa đến nơi xử lý.
3.3. Quy hoạch bảo tồn các khu di tích:
Thọ Xuân có nhiều khu di tích được xếp hạng Quốc gia và cấp tính (xem phụ lục
1). Các khu di tích này phải được quy hoạch và quản lý để bảo vệ các giá trị di sản văn
hóa, kiến trúc nghệ thuật và đặc biệt là gìn giữ các giá trị tâm linh, tinh thần của người
dân. Đặc biệt là khu di tích văn hóa lịch sử Lam Kinh.
Khu di tích Lam Kinh: có tiềm năng du lịch phong phú và sinh động với hệ sinh
thái cảnh quan đa dạng: rừng - hồ - núi và di tích. Mục tiêu quy hoạch nhầm bảo tồn.
tôn tạo, bảo vệ và phát huy các di tích lịch sử văn hóa, rừng Lam Kinh và cảnh quan
sinh thái vùng; Nâng cao đời sống, vật chất, tinh thán, dân trí của nhân dân vùng quv

hoạch, các xã vùng ven khu di tích nhằm khơi dậy niềm tự hào ở mỗi người dân nơi
đây. Để thực hiện các nhiệm vụ này, cần tiến hành quy hoach cấp nước, thoát nước
thải, quản lv và thu gom, xử lý chất thải rắn để bảo vệ môi trường cho khư di tích. Tại
khu di tích Lam Kinh, rác thải sẽ được thu gom và đưa đến bãi chôn lấp rác ớ khu xừ lv
chất thải tập trung tại phía Nam xã Xuân Phú để xứ lý. Theo điều tra, tổng lươns rác
thải sinh hoạt và các loại rác thải, phế thải khác năm 2006 trong toàn bộ khu di tích là
1.850 tấn nhưng mới chỉ được thu gom khoảng 46,6%. Đê’ đạt được mục tiêu bao vệ
môi trường đèn nãm 2020 thu gom được toàn bộ lượng rác thải trons khu di tích càn
phải tăng cường năng lực thu gom. mua sắm các trang thiết bị, phương t cn thu com
nhằm đáp ứng giải quyết được toàn bộ lượng rác thải phát sinh. Thưc hiện 'Ị11> hoạch
bào tổn khu rừng Lam Kinh nằm trong khu di tích. Đặc biệt cần phai bàn on nehiérn
14
ngặt khu trung tâm điện Lam Kinh ở chân núi Dầu với diện tích trén 41 ha đã trở thành
khu vực có rừng cây xum xuê (trong đó có nhiều cây lim tái sinh từ thời thuộc Pháp
đến nay vẫn còn). Hiện tại, Ban quản lý di tích Lam Kinh chịu trách nhiệm bảo vệ và
chăm sóc rừng. Số cây lim tái sinh và những cây hỗn hợp khác mọc lên ngày càng
nhiều.
3.4. Quy hoạch bảo vệ hệ sinh thái cảnh quan sông Chu:
Dọc theo sông Chu, đã hình thành và phát triển một hệ thống làng mạc, thôn xóm
trù phú với những cánh đồng mía, ngô, lúa bát ngát xanh dờn, lưu giữ nhiều di sản vô
giá. Hệ thống sông Chu có vai trò đặc biệt quan trọng về nhiều mặt như cấp nước, trở
thành trục quy hoạch chính để nối liền các khu đô thị, công nghiệp và khu vực đồng
bằng, là tuyến giao thông đường thủy quan trọng để nối liền các vùng miền Trong
quá trình phát triển và hình thành những làng mạc trù phú cùng với các hệ thống phụ
lưu của sông đã tạo nên cảnh sắc nên thơ rất đặc trưng của sông Chu. Khu vực đầu
nguồn sông Chu trên địa bàn huyện nằm ngăn cách giữa khu di tích Lam Kinh và khụ
công nghiệp Lam Sơn dễ bị tổn thương do các tác động từ các hoạt động phát triển
công nghiệp và du lịch. Vì vậy, quy hoạch bảo vệ hệ sinh thái cảnh quan sông Chu phải
đảm báo vừa phát triển đô thị, dân cư cũng như vùng hạ lưu sông Chu để nâng cao đời
sống nhân dân và thúc đẩy kinh tế phát triển, vừa bảo tồn, phục hồi và gìn giữ được

phong cảnh, cảnh quan tự nhiên của hệ sinh thái sông Chu.
Trên cơ sở đó phải đảm bảo thực hiện các mục tiêu: phục hồi và gìn giữ các giá trị
cảnh quan sinh thái đã tồn tại trước đây; đẩy mạnh việc bảo vệ môi trường nông thôn,
đồ thị thông qua cái nhìn tổng thể vể toàn bộ lưu vực sông Chu và thiết lập một phương
thức để chia sẻ tầm nhìn rộng lớn đối với lưu vực sông Chu; thực hiện quy hoạch các
hệ thống tiêu thoát nước thải đổ vào sông Chu. Toàn bộ các hệ thống nước thải (cả sinh
hoạt lẫn công nghiệp) đều phải xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường cho phép trước
khi thải ra sông Chu; nghiêm cấm việc đổ chất thải ra ven bờ sông Chu, quy hoạch thu
gom và vớt rác thải ở ven sông, dưới lòng sồng để trả lại cảnh quan sinh thái cho hệ
thống sông Chu, tránh gây ỏ nhiễm cục bộ và trên diện rộng ra cả vùng hạ lưu sông
Chu.
3.5. Quy hoạch bảo tồn rừng nguyên sinh tại xã Thọ Lảm:
Nằm ở khu vực đồi Chè ở phía Đông núi Chẩu, thuộc thôn Điền Trạch - xã Thọ
Lâm hiện nay người dàn còn giữ được khu rừng tự nhiên rất tốt như rừng ngu vẻn sinh,
có quv mô khoảng 25ha. Đây là khu rừng nguyên sinh duv nhất còn lại trên địa bàn
huyện Thọ Xuân, với đặc thù là một khu rừng độc lập, không gắn liền con sông, con
SUỐI nào. Khu rừng này tuy khòng có giá trị đa dạng sinh học cao, chủ yếu chỉ là các
loại cây gỗ tạp tự nhiên từ nhóm 4 trở đi và các thảm thực vật: cây dương xỉ, dãy leo.
thiên nhiên kiện, động vật có một số loài chim, bò sát, rắn và một vài thú nhỏ, chó ma,
chồn. cáo,., nhưng khu rừng này lại có một vị trí và vai trò rất quan trọng đối với cuộc
sòng của n°ười dàn trone vùng. Theo nhận thức của người dân, khu rừng này chính lù
lá phổi xanh cùa toàn bộ khu vực sân bay Sao Vàng và khu dàn cư trong vùng. Trone
kháng chiến, khu rừng đã trở thành lá chắn nguy trang cho khu quân sự sân bav Sao
Vàng. Ngoài vice điéu tiết môi sinh, môi trường, khu rừng còn tạo nguồn I ước phuc V
15
cho sản xuất nông nghiệp của dân cư, đáp ứng nhu cầu cung cấp nguyên liệu cho
ngành công nghiệp mía đường. Hiện tại, chưa có nguồn kinh phí hỗ trợ nào từ phía
chính quyền xã, huyện để đầu tư bảo vệ khu rừng. Khu rừng này được bảo tồn hoàn
toàn dựa vào người dân trong thôn Điền Trạch. Người dân nơi đây tự nguyên đóng tiền,
trích kinh phí từ nguồn lợi sản xuất hoa màu, góp công sức để bảo vệ khu rừng. Thôn

cử một đội bảo vệ có nhiệm vụ giám sát, theo dõi trông coi khu rừng, không cho phép
bất kỳ người nào vào trong rừng chật cây. Nếu có người vào rừng khai thác, chặt phá,
bất kỳ người dân làng nào thấy sẽ đánh kẻng báo động và bắt xử lý theo luật làng. Hiện
nay, ở khu vực chân đổi phía Tây do người dân chuyển sang trồng cây cồng nghiệp
ugắn ngày, gây sạt lở nén diện tích rừng bị thu hẹp một phần. Quy hoạch bảo tổn khi'
rừng cần phải có sự phối hợp quản lý, quan tâm đầu tư của chính quvển các cấp. ngành.
Dự kiến quy hoạch trồng cây cao su ở các khu vực xung quanh phía chân đổi Chè để
chống sự mài mòn dưới chân đồi, bảo vệ được khu rừng, đồng thời khai thác thêm tiềm
nâng kinh tế cho người dàn trong vùng. Việc quy hoạch bảo tổn khu rừng cần tiến hành
thực hiện theo mô hình dựa vào cộng đồng.
3.6. Vùng mòi trường nông thôn
Quy hoạch môi trường vùng nông thôn dựa trên cơ sờ phân vùng quy hoach phát
triển của hộ thống sinh thái nông nghiệp. Theo đó, dựa vào đặc điểm về điểu kiện tự
nhiên, các lợi thế và đặc trưng phát triển phàn thành 2 khu vực: khu vực trung du miền
núi và khu vực đổng bằng.
a. Định hướng quy hoạch bảo vệ môi trường khu vực miền núi.
Hệ thống cấp nước khu vực miền núi: gổm nước mặt lấv từ các sôns suối, nước
ngầm tầng nông và nước mưa. Nguồn kinh phí chủ yếu đê thực hiện dự án cấp nước
nông thôn là: tài trợ của chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thòn, sự
hỗ trợ của ngàn sách huyện và đóng góp của người dân.
Quy hoạch trổng và bảo vệ rừng: Theo sô liệu thống kê, kiểm kê diện tích đất, diện
tích đất đồi núi chưa sử dụng là 1.821,62 ha; diện tích rừng sản xuất là 2.014,54 ha;
diện tích rừng phòng hộ là 107,78ha. Như vậy, cơ cấu đất lâm nghiệp hiện tại còn
nhiều bất cập. Tỷ lệ diện tích đất trống đồi núi trọc còn tương đổi nhiều, diện tích rừng
phòng hộ còn quá ít. Quy hoạch trồng và bảo vệ rừng cần tập trung vào các mục tiêu
chính: tăng diện tích rừng phòng hộ theo phương án: trồng rừng phòng hộ tại các khu
vực nhạv cảm (ớ đầu nguồn các sông, nguồn nước), chuvển đổi rừng tư nhiên sản xuất
sang rừng tự nhiên phòng hộ; tảng cường khoanh nuõi phục hồi rừng tự nhiên, khoanh
nuòi để phát triển và bảo vệ các khu rừng tự nhiên, rừng nguyên sinh cần phải bảo tồn;
tăng diện tích và chất lượng các loại rừng trồng sản xuất bằng cách phủ xanh diện tích

đất trống đổi núi trọc, ờ các khu vực núi đồi cao trồng các loại cây gâv rừng, trồng
rừng làm nguyên liệu giấy cho các nhà máy giấy, ở khu vực núi đồi thấp và trung bình,
quy hoach trổng vùng nguyên liệu mía để phưc vụ cho ngành công nghiệp mía đường
cua huyện.
16
b. Định hướng quy hoạch bảo vệ môi trường khu vực đồng bằng:
Khu vực vùng đồng bằng ngoài đê sông Chu : Định hướng quy hoạch bảo vệ rr
trường khu vực ngoài đê xác định trên các lĩnh vực sau:
Xây dựng các trạm cấp nước sinh hoạt cho dân cư trong khu vực. đảm bảo đến rú
2010 cấp được 601it/ngày/người nước sạch đáp ứng cho nhu cầu của người dân.
dụng nguồn nước mặt sông Chu, xây dựng các công trình thủy lợi và hệ thông các trí
bơm để cấp nước cho sản xuất nông nghiệp của các xã nằm về phía tả ngạn sống Ch
Đối với các xã nằm ở phía hữu ngạn sông Chu, xây dựng các kênh tiêu tự chảy sử dụ
nguồn nước lấy từ hệ thống kênh Nông Giang.
Xây dựng các hộ thống tiêu thoát nước mưa, nước lũ trên cơ sở tận dụng khai th
các hệ thống tiêu đã có, nâng cấp và kiên cô hóa kênh muơng tiêu, xác định các k
vực thoát lũ nhầm tránh tình trạng ngập nước trong mùa mưa. Xây dựng hệ thống t
gom, thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt và sản xuất cho khu dàn cư. Nước thải c
các hộ dân cư phải được tiêu thoát qua các hố ga trước khi đổ vào hệ thông thoát nư
thải chang của khu vực. Tận dụng ao, hồ. các vùng trũng của các khu dân cư đế I
nước thải sinh hoạt và cải tạo thành các hổ sinh thái, hồ tự làm sạch và nôi với hệ thô
tiêu thoát. Đảm bảo chất lượng nước được xử lý đat tiêu chuẩn trước khi đổ ra sô
Chu.
Quy hoạch xây dựng các điểm thu gom rác thải tập trung, và vận chuyên rác ứ
đến nơi xử lý để loại bỏ hoàn toàn tình trạng vứt rác bừa bãi dọc ven bờ sông Chu
giải quết các điểm tồn đọng rác thải bát hợp lý, gây mất vệ sinh trong khu vực. X
dựng các hộ thống hầm bioga để xử lý lượng phân thải ra từ các hô chãn nuôi gia s
và tận dụng khí đốt cho dân cư. Tăng cường sử dạng hố xí 2 ngân và hố xí tự hoại h
vệ sinh
Quy hoạch tập trung các khu vực khai thác cát, sỏi ờ ven hai bên bờ sông Ch

Phân vùng ranh giới giữa khu vực khai thác với các khu vực tập kết vật liệu thải và b
đảm cảnh quan thiên nhiên. Quy hoạch tuyến đường giao thông vào các khu khai thí
các tuyến vân chuyển vật liệu cát, sỏi. Trồng hệ thống cây xanh hai bên đường để giủ
bớt bụi từ các phương tiện vận chuyển.
Do vùng ngoài đê là khu vực thường xuyên bị ngập lụt trong mùa mưa lũ khi nư
sông Chu lên cao nên cần phải quy hoạch các trạm cảnh báo lũ, theo dõi tình hình nư
sông dâng cho người dàn và chính quvền các xã để có phương án phòng tránh. Q
hoạch xây dựng và nâng cao các hộp cáp tại khu vực các xã ngoài đê để đàm bảo thở
tin liên lạc thông suốt cho chính quyền và nhàn dân trong xã trong thời gian xảy ra
lụt, mưa bão. Xác định các khu vực an toàn, khu vực dành cho thoát lũ (xem bản
quy hoạch trans 106) để quy hoạch các hệ thống tiêu thoát lũ nhằm thoát lũ khi c
thiết. Quy hoạch các điểm di dân, tuvến di dãn và chuẩn bị sẩn phương án di dàn khi c
thiết để đối phó với tình hình lũ lụt có thể xảy ra bát cứ lúc nào trong mùa mưa bão.
V ùn g ĩronỊi dê SÔ/ỈÍỊ C h u ■
Xàv dựng hẻ thốn ụ. các trạm cấp nước để cấp nước cho nhu cáu sinh hoai cua nui
dân. đàm bảo 2010 đạt ốOlít/nơười/ngàv. Nguổn nước cap sinh hoai láy tư nẹuon liu
hệ thống kênh Nông Giang để cấp cho khu vực các xã nằm về phía hữu ngan sông Chu
và sử dụng các hệ thống nước giếng khoan. Cấp nước cho sản xuất: thông qua các công
trình thủy lợi. Đôi với khu vực các xã nằm ở vùng hữu ngạn sông Chu, xây dựng các hê
tiêu tự chảy, hệ thống kênh mương để dẫn nước từ kênh Nông Giang phục vụ nước tưới
cho nhu cầu sản xuất của người dân. Đối với khu vực nằm về phía tả ngạn sông Chu.
quy hoạch xây dựng các hệ thống trạm bơm, kênh tiêu để bơm nước tưới cho sản xuất
nông nghiệp. Do đó, ở khu vực hữu ngạn thường quy hoạch các khu vực trồng lúa nước
do chủ động tưới tiêu nhờ kênh tiêu tự chảy của hệ thống kênh Nông Giang lấy nước từ
đập Bái Thượng. Còn ở khu vực tả ngạn, thường quy hoạch trổng các loai hoa màu. các
loại cây không cần nước tưới như mía do hộ thống tưới tiêu không chủ động.
Quy hoạch các hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt hộ gia đình, nước thải tù
các làng nghề sản xuất trẽn cơ sở tận dụng các ao, hồ, các khu vực trũng để trữ nước thái,
cải tạo thành các hổ sinh thái, hổ tự làm sạch đê xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn trước khi
thải ra khu vực các sông. Các hệ thống cống thoát nước thài phải được xây dựng theo kicu

hệ thống cống ngầm. Quv hoạch các hệ thống tiêu thoát nước mưa trẽn cơ sở tận dụng
khai thác các hệ thống tiêu đã có, nâng cấp và kiên cố hóa thêm kênh mương tiêu, kết hợp
với việc tiêu thoát nước thải từ sản xuất nông nghiệp, tiểu thú công nghiệp và làng nghề và
các khu dân cư cho từng hệ thống tiêu.
Quy hoạch xây dựng các điểm thu gom và xư lý rắc thái nông thôn nhàm loại bỏ
hoàn toàn tình trạng thải rác bừa bãi ra các bãi ven bờ sông, đổng ruộng, ao hổ. Tại
mỗi thôn xóm, thành lập 1 tổ thu gom rác thải và xây dựng 1 hô chôn đế xứ lý rác thái
sâu khoảng 3m với diện tích khoảng l.OOOm2 và cách xa khu dãn cư tối thiếu 500m:
Từng thôn xóm cãn cứ vào nhu cầu của dân đẽ quy định số buổi thu gom rác trong
thôn. Tăng số lượng các hộ sử đụng hố xí 2 ngán, hô xí tự hoại và tiến tới loại bỏ hìnl.
thức bố xí đào và các hình thức không hợp vệ sinh khác nhầm loại ho tình trạng bón
phàn tươi, tăng tỳ lệ sô hộ ủ phân trước khi sử dụng; Tăng cương sứ dung chuồng trại
hợp vệ sinh; Sử dụng các loại phân từ chuồng trại đế tân dụng khí đốt dùng cho đun
nấu của dân cư theo công nghệ Biogas.
3.7. Định hướng quy hoạch bảo vệ môi trường vùng chậm lũ:
Để phòng tránh hiếm họa và ổn định đời sống cho dân cư ở những vùng nhay cảm
khi thực hiện phân lũ, huvện chủ động lập quy hoạch di dàn tạm thời cùng các biện
pháp hỗ trợ nhằm bảo đảm cuộc sông và vệ sinh môi truờng cho dân cư trong vung, các
xã trong vùng chậm lũ cùng với huvên lập quy hoạch các địa điểm di dân tạm thời lên
những vùng cao hơn mực nước lũ (khu vực các xã Xuân Châu, Quảng Phú ), có các
phương án và kế hoạch di chuyển dân, cung cấp lương thực, điện, nước Sinh hoạt và vệ
sinh môi trường, nhà bạt cho các hộ sône tạm thời trong thời kỳ phân lủ. lặp các tó
chức ứng cứu và sẩn sàng vặn chuyển người và các đồ dùng sinh hoat Cíìn ;hict cho các
hộ trong vùng chậm lũ. Trons quy hoach di dân tạm thời, xác định cát bế chứa nước
sông, nước mưa. các trạm bơm nước di động và các dụng cu, hóa chat (pilòn., ùế <ir lý
nước sông bào đảm cunii cấp nước sinh hoạt cho các hộ, dãn vùng chậm ki; tó chức các
nhóm hoạt động phòng chốns dịch bênh cỏ trang bị các trang thiét hi. iỉụr.g cu va cơ sá'
thuốc phòng chữa bênh cán thiết. Các nhóm này đưưc tập huấn trước i ■ :r.i htrớ;v
cộng đồng dân cư làm tốt công tác vệ sinh cảnh quan môi trường, đồng thời phòng trừ
những dịch bệnh đảm bảo sức khỏe cho nhân dân trong thời gian phân lũ và sau lũ.

Trong quy hoạch môi trường xác định ở mỗi địa điểm di dân tạm thời trong thời gian
chậm lũ các trạm khai thác nước ngầm và nước mặt có xử ỉý nước hợp vệ sinh nhằm
bảo đảm nước sạch cho dân cư các xã vùng phân lũ. Xây dựng các cơ sở hạ tầng khác
như hệ thống lưới điện, đường, trường, trạm tại các xã chậm lũ trên cơ sở quy hoạch
của các ngành. Các chất thải tại các địa điểm di dân tạm thời cho các thôn, xóm. khu
thuộc các xã phải được quy hoạch thu gom và xử lý bảo đảm vệ sinh môi trường đáp
ứng phục hồi đất phục vụ cho phát triển cây trồng sau phân lũ.
19

×