Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Nghiên cứu quy hoạch môi trường cấp huyện, ứng dụng cho các huyện đặc trưng (Thường Xuân, Thọ Xuân, Hậu Lộc) của tỉnh Thanh Hóa đánh giá tác động môi trường hoạ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.44 MB, 19 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
• • «
TRUỒNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T ự N H IÊ N
ĐẾ TÀI TRỌNG ĐIẾM CẤP ĐẠI HỌC QUỐC GIA
NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG CÂP HUYỆN, ÚNG DỤNG
CHO CÁC HUYỆN ĐẶC TRƯNG (THƯỜNG XUÂN, THỌ XUÂN,
HẬU LỘC) CỦA TỈNH THANH HOÁ
IỈIÍO c n o CHUV6N f>€
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MỚI TRƯỞNG HOẠT DỘNG KINH TÊ XÃ HỘI VÀ ĐỊNH HƯỞNG QUY
HOẠCH MÕI TRƯỞNG HUYỆN THƯỞNG XUAN
ThS. Đoàn Thị Anh Tú
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
đ a i h ọ c q u õ c g ia h a n o i
trư n g tà m thõng tin 'HU ỵỊẸN
pr/ lík
HÀ NỘI, 2007
I. MỞ ĐẦU
Thưòng Xuân là huyện nằm ở phía Tây Nam tỉnh Thanh Hoá, cách thanh phố
Thanh Hoá 52 km và cách thị trấn Lam Sơn 6 km đều về phía Tây, có ranh giới: Phía
Bắc giáp huyện Ngọc Lặc và huyện Lang Chánh; phía Nam giáp huyện Như Xuân,
huyện Triệu Sơn và huyện Như Thanh; phía Tây giáp với Nghệ An, có đường biên vói
nước Lào dọc huyện Sầm Tớ; phía Đông giáp huyện Thọ Xuân. Huyện Thường Xuân
giao lưu với Lào qua đường quốc lộ 47, cửa khẩu Bát Mọt.
Huyện lỵ Thường Xuân là huyện trọng điểm phát triển lâm nghiệp và với hệ
thống thuỷ vẫn chính là dòng sông Chu với các nhánh Sông Khao, sông Âm, sông Đạt,
sông Đằng và hồ chứa thuỷ điện cửa Đạt. Đây là nguồn cung cấp nước ngọt khá dồi
dào cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của phần lớn dân cư trong huyên
Tuy nhiên, do là một huyện miền núi, nên các chính sách phát triển vẫn chủ yếu
thiên vể kinh tế, chưa chú trọng đến môi trường. Huyện đã xây dựng được quy hoạch
phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010. Tuy nhiên, công tác quy hoạch môi trường vẫn
chưa được gắn kết với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội.


II. TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA HOẠT ĐÔNG KINH TÊ XẢ HỘI
2.1. Tác động môi trường của hoạt dộng công nghiệp và tiểu thủ công
nghiệp
Là một huyện miền núi nên hoạt động sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công
nghiệp còn chưa phát triển mạnh. Trên địa bàn huyện Thường Xuân có một số nhà máy
xí nghiệp và các cơ sở sản xuất nhỏ, đặc biệt là 3 cụm khoáng sán chính là Xuân Lệ,
Lương Sơn, Ngọc Phụng
Ngoài ra, một số làng nghề tiểu thủ công nghiệp cũng đang dần dần được khôi
phục và phát triển như dệt, mây thổ cẩm, mây tre đan,
Hoạt động của các cơ sở sản xuất cũng như các làng nghề thủ công chủ yếu gây
ô nhiễm cục bộ tại các làng nghề và các khu vực khai thác khoáng sản, vật liệu xảy
dựng.
Kết quả khảo sát cho thấy, ở hầu hết các khu \ỊTC làng nghề, các cơ sở sản xuất
tiểu thủ công nghiệp và các khu vực khai thác khoáng sản trẽn địa bàn huyện, công lác
bảo vệ môi trường còn chưa được chú trọng. Các chất thải tạo ra hoàn toàn không dược
xử lý mà được xả thải trực tiếp ra môi trường tự nhiên, đặc biệt là các hệ thống thuỷ
vực như sông, suối trên địa bàn huyện.
Theo báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thanh Hóa nhiểu năm cho thav chấí
lượng nước sõng Chu cụ thể như sau:
- Độ pH dao động trong khoảng 6,0 - 7,95.
I
- Độ đục (NTU) so sánh vói chỉ tiêu của nước uống là 5NTU của WHO thì mầu
đơ chất lượng nước vượt 1,5 -2,5 lần.
- Nitrit: theo tiêu chuẩn nước mặt loại A là 0,01mg/l thì nước sông có hàm
lượng nitrit vượt quá tiêu chuẩn cho phép 20-30 lần, nếu đối chiếu với tiêu chuẩn nước
sinh hoạt nitrit là Omg/1 thì bị ô nhiễm.
- Nitrat: đối chiếu với TCCP thì nước sông có hàm lượng nitrat nằm trong giới
hạn cho phép (nhỏ hơn 10mg/l).
- Chất rắn lơ lửng nước sông cao hơn TCCP A đối với nước mật (20mg/I).
- BOD5: so với TCCP A (<4mg/l) của nước mặt thì có nước trên đập Bái Thượng

có giá trị nhỏ hơn.
- COD: tiêu chuẩn của nước mặt loại A là nhỏ hơn 10mg/l thì trên đập Bái
Thượng, nước sông Chu đạt tiêu chuẩn cho phép.
- Amoniac (tính theo N) vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2 đến 4 lần.
- Sắt tổng số: so với TCCP A đối với nước mặt (lmg/1) thì giá trị phân tích nước
sông gấp đôi so với giá trị cho phép.
- Coliform tổng số: Nếu lấy TCCP là 5000 MPN/100ml thì có giá trị nhỏ hơn
TCCP.
- Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ở sông Chu có giá trị nho hơn TCCP.
2.2. Tác động môi trường của hoạt động nông lảm nghiệp
Với tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 111.055,86 ha. Trong đó:
- Đất nông nghiệp ố.877,05 ha chiếm 6,25% diện tích tự nhiên.
- Đất lâm nghiệp có rừng: 57.256,34 ha, chiếm 51,81%
- Đất chuyên dùng diện tích 1.718,39 ha, chiếm 1,56%
- Đất ở: 766,53 ha, chiếm 0,69%
- Đất chưa sử dụng: 43.887,55 ha, chiếm 39,72%
Bình quân đất nông nghiệp trên đầu người là 873 rrr/người (tỉnh 663 m2/người).
Đất nông nghiệp được phân thành các loại như sau:
+ Đất trồng cây hàng năm: 5.091,37 ha, chiếm 74,03% so VỚI đất nông nghiệp.
Bình quân đầu người là 646 m2/người.
+ Đất trồng lúa, lúa màu: 3.069,06 ha, chiếm 60,28% so với đất canh tác và
44,63% so với đất nòng nghiệp. Bình quân đất lúa, lúa màu trên đầu người là
90m2/người
+ Đàt nương rây: 274,24 ha, chiêm 5,39% đất canh tác. Trong đó: nưi^ng trổng
lúa: 200.00 ha; ruicmg rẫy khác: 74,22 ha
+ Đất trồng cây hàng năm khác; 1.748,07 ha, chiêm 84,33% so với đất canh tác.
+ Đất chuyên màu và cây công nghiệp: 1.315,64 ha
+ Đất vườn: 1.014,69 ha, chiếm 47,76 % so với diện tích đất nông nghiệp. Đây
là diện tích đất quanh nhà của các hộ trong khu vực thổ cư với cây trồng chủ yếu là cây
lâu năm, xen cây hàng năm.

+ Đất trồng cây lâu năm: 42,37 ha, chiếm 0,62% so với diện tích đất nông
nghiệp, khả năng khai thác kém hiệu quả.
+ Đất cỏ dùng vào chân nuôi: 566,67 ha, chiếm 8,24% so với diện tích đất nông
nghiệp, đều do UBND các xã quản lý. Xã Xuân Mỷ có diện tích lớn nhất: 125,33 ha,
tiếp theo là Vạn Xuân: 85,33 ha, Xuân Lộc: 62,88 ha. Các xã không có là Luận Thành,
Ngọc Phụng, Xuân Cao, thị trấn Thường Xuân, Xuân Trinh, Xuân Dương, Xuân Liên,
Yên Nhân. Đồng cỏ dùng vào chăn nuôi thường là các đồi cỏ, đồng cỏ tự nhiên dùng
làm nơi chăn thả gia súc, hàng năm không được đầu tư, cải tạo nên chất lượng đồng cỏ
kém, diện tích không ổn định, thường bị các cây trồng khác lấn bớt.
+ Đất có mặt nước nuôi trổng thuỷ sản: 161,95 ha, chiếm 2.35% so với diện tích
đất nông nghiệp, trong đó nuôi cá: 130,55 ha; nuôi trồng thuỷ sán khác: 31,40 ha.
Đối với đất lâm nghiệp: Tổng điện tích đất lâm nghiệp có rừng trên toàn huyện
là 57.256,34 ha, trong đó khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên quản lý đất có rừng là
23.844,80 ha; Lâm trường Sông Đằng là 6.606,70 ha; Ban quản lý rừng phòng hộ đầu
nguồn là 6.700 ha; UBND xã quản lý 191,00 ha; hộ gia đình và cá nhân sử dụng
19.913,84 ha. Trong tổng sô' diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện:
+ Đất có rừng tự nhiên: 50.885,9 ha, chiếm 88,87% so với đát lâm nghiệp.
+ Đất có rừng trồng: 6.368,44 ha, chiếm 11,12% so với đất lâm nghiệp.
+ Đất ươm cây giống: 2,00 ha, chiếm 0,01% diện tích đất lâm nghiệp có rừng.
Hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp được coi là một ngành kinh tế mũi nhọn và
chiếm tỷ trọng khá lớn của huyện. Tuy nhiên, theo đánh giá thì việc canh tác nông
nghiệp và hoạt động khai thác lâm nghiệp không hợp lý đang gây ra nhiều vấn đề đối
với môi trường đất và nước khu vực.
Hiện nay nhiều vùng đất trồng cây hàng nãm đang bị kiệt màu do kỹ thuật canh
tác không hợp lý, cường độ canh tác đất quá cao, thiếu biện pháp bồi bổ, cải tạo đất.
Ngoài ra, đất còn bị thoái hoá do quá trình xói mòn. rửa trôi, ngập úng, sạt lở đất, dặc
biệt là lũ lụt hàng nătn.
Tinh trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật cùng với phãn vô cơ, hữu cơ dã dẫn
đến hiện tượng một ỉượng NPK, chất hữu cơ dư thừa và dư lượng thuốc bảo vệ ihực vật
bị rửa trôi xuống ao, hổ, sông ngòi, thâm nhập vào các nguon nước làm ô nhiễm môi

trường đất.
3
Kết quả phân tích nhiều 11 mẫu đất trên địa huyện cho thấy, có 10/11 mẫu có
pH<4,5; Phốt pho và Kali tổng số thuộc loại nghèo; hàm lượng mùn khá đến giàu; Nitơ
tổng số trung bình.
Hàm lượng Fe tổng số cao, chiếm ưu thế trong phức hệ hấp thu của đất. Quá trình
tích luỹ sắt, nhôm và rửa trôi Ca, Mg làm cho đất ngày càng chua, sắt nhiều kết hợp với
nguyên tố dinh dưỡng tạo thành hợp chất khó hoà tan cây trồng không hấp thu được.
2.3. Hiện trạng môi trường khu vực khai thác khoáng sản
Thường Xuân là một huyện có lợi thế về tiềm năng khoáng sản, đặc biệt là các
loại khoáng sản cao lanh, sét và một số loại khoáng sản khác như vàng, kim loại,, Tuy
nhiên, việc khai thác chế biến khoáng sản không theo quy hoạch, tự phát đã và đang
gây biến đổi cảnh quan khu vực, làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên, mất đất bề mặt, phá vở hộ
sinh thái bề mật, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mất càn bằng sinh thái
Khu vực khai thác chế biến khoáng sản bị ô nhiễm bởi bụi, khí thái của phương
tiện khai thác, vận chuyển khoáng sản, khí NO3 CO, C 02 khi nổ mìn. Mức độ ô nhiễm
không khí bởi khí độc hại không lớn nhưng nồng độ bụi trong khu vực khai thác, đặc
biệt trên đường vận chuyển khoáng sản vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 1,5-10 lần TCCP.
Hoạt động khai thác khoáng sản gây ra độ ồn rất lớn do khoan, nổ mìn, chế
biến đá và hoạt động của các phương tiện giao thông chuvên chở
Trong khai thác các mỏ kim loại có sử dụng các hoạt chất để tuyến quặng, sàng
rửa, chế biến đã gây ô nhiễm môi trường nước. Môi trường nước bị ô nhiễm bởi các
chất rắn lơ lửng, độ đục cao, phèn, axit và các kim loại nặng Vi dụ như khai thác
caolanh làm nước nhiễm phèn. Ngoài ra, hoạt động khai thác mò còn tác động xấu đến
chế độ thuỷ văn khu vực như bồi lắng, lấp đầy dòng sông, suối, hổ.
Các mỏ khai thác khoáng sản thường không thực hiện tốt hoàn nguyên môi
trường mặt đất, không phục hổi cảnh quan, tái tạo các hệ sinh thái nên làm tăng diện
tích đất trống, đồi trọc, gây ra hiện tượng sói lở, bồi lắng, sụt lở đất canh tác; nhất là
khu vực mỏ có lượng đất đá bị bóc và đổ thải lớn như khai thác Cao lanh ớ Lương Sơn.
Các chất độc hại, phế thải rắn, nước thải và khí thải của các ngành khai thác

khoáng sản sẽ lan truyền vào đất, nước, và gây ảnh hướng lớn đến sinh thái động thực
vật quanh vùng khai thác.
Một sô' điểm nóng về ô nhiễm môi trường trong khai thác mỏ là các điểm khai
thác khoáng sản, vật liệu xây dựng: đá, cát, sỏi, sản xuất gạch thủ còng của tư nhân
ở Thọ Thanh, Lương Sơn, Ngọc Phụng, Vạn Xuân, đặc biệt là ở xã Xuân Chinh nơi
đang diền ra tình trạng đào đãi vàng trái phép.
Hoạt động khai thác khoáng sản còn tạo ra các chất thải rắn là các vó bao bì
đựng vật liệu nổ, vật liệu phụ trợ cho khâu chế biến đá; rác thái sinh hoạt cùa cóng
nhàn và dầu mỡ từ các phương tiện vận chuyển, bôi trơn các thiẽi bị nshiền sàn".
4
2.4. Tác động môỉ trường của hoạt động giao thông đường thuỷ và dường
bộ
Tính nay hệ thống đường giao thông trong huyện được coi là một yếu tô quan
trọng giúp cho việc phát triển kinh tế xã hội. Toàn huyện hiện có 230,06km đường ố tô.
Trong đó đường Hồ Chí Minh l l , 6km; tỉnh lộ 70km; liên xã 35km; đường thôn xã
114km. Tuy nhiên số lượng km đường được nhựa hoá còn hạn chê, chủ yếu là Đường
Hổ Chí Minh và tuyến đường Bái Thượng đi Cửa Đạt, còn lại hầu hết vẫn là các tuyến
đường rải cấp phôi, hoặc đường đất, đi lại gặp nhiều khó khăn, nhât là mùa mưa. Ngoài
đường bộ, huyện còn có gần 30km đường thuỷ chạy trên hệ thống Kênh De- Sông Lèn -
Sông Mã
Nhìn chung hệ thống giao thông, nhất là giao thông nòng thôn còn kém phát
triển (xã Xuân Liên còn chưa có đường ô tô đến) đã hạn chế rất lớn đên việc phát triển
kinh tế, xã hội.
Hoạt động giao thông dược coi là một trong những nguồn chính gây tác động
đến môi trường không khí. Tuy nhiên, đối với huyện Thường Xuãn, những tác động
của các hoạt động giao thông đến mồi trường được đánh giá là không đáng kể bởi
Thường Xuân là một huyện miền núi, nằm giáp với biên giới Lào. Mật đố giao thông
trên các tuyến đường không lớn, do đó những tác động của hoại động giao thông đến
môi trường chủ yếu mang tính chất cục bộ và nhất thời.
Theo các kết quả phân tích của Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hoá từ năm

2000 đến 2006 cho thấy, nhìn chung nồng độ các khí thải như c o , N 0 2, S 02, NH3, Clo,
Pb dọc theo các tuyến đường giao thông chính vẫn còn dưới TCVN 5937: 2005
2.5. Tác động môi trường của hoạt động thương nghiệp và dịch vụ
Hệ thống thương mại và dịch vụ cũng được đánh giá là một trong những ngành
kinh tế quan trọng của huyện (chiếm khoảng 22,5% cơ cấu kinh tê). Hệ thống thương
mại và dịch vụ được phát triển ở hầu hết các khu dân cư trong huyện. Tuy nhiên, quy
mô của các cơ sở dịch vụ này chủ yếu mang tính chất nhỏ lẻ, hộ gia đình. Do đó những
tác động của các hoạt động thương mại và dịch vụ đến môi trường là không đánh kể,
chủ yếu là sự gia tăng ỉượng rác thải sinh hoạt
Theo kết quả điều tra và khảo sát thì, đối với các hộ gia đình có kinh doanh dịch
vụ, lượng rác thải tạo ra có lưu lượng lớn hơn so với các hộ thông thường từ 2-3 lần và
chủ yếu là rác thải sinh hoạt, có chứa hàm lượng các chất hữu cơ cao (khoảng 70%)
Các chất thải rắn này hầu hết được vứt ra môi trườno tự nhiên mà không được
thu gom và xử lý. Điều này đã làm ảnh hưởng tới cảnh quan và điều kiện vệ sinh môi
trường khu vực.
III. ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG
3.1. Định hưởng sử dụng các nguồn tài nguyên mỏi trường
5
3.1.1. Định hướng sử dụng tài nguyên đất
a. Quy hoạch vùng canh tác nông nghiệp
Như đã nói, huyện Thường Xuân là một huyện miền núi có địa hình chia cắt
mạnh, điều kiện giao thông đi lại còn khó khăn. Tuy nhiên, đời sống của người dân
hiện nay vẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp. So với các huyện khác trong tỉnh, áp lực
của việc phát triển các khu công nghiệp, thương mại và dịch vụ đối với đất nông nghiệp
là không lớn.
Tuy nhiên, để nâng cao năng suất cây trồng, ổn đinh phát triển kinh tế xã hội thì
việc quy hoạch các vùng canh tác nông nghiệp là vấn đề cần thiết.
Với đặc điểm điều kiện về địa chất, địa hình, khí tượng và thuỷ văn cùa khu vực
huyện Thường Xuân, kết hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện trong
giai đoạn tới thì những vùng có thể phát triển cây trồng nông nghiệp cụ thê như sau:

- Đối với 4 xã nằm dọc theo quốc lộ 15 gồm: Luận Thành, Luận Khê, Tân
Thành và Xuân Cao có thể phát triển trồng râu, nuôi tàm và các loại cây rau màu như
ngô, khoai,
- Vùng trồng sắn có thể phát triển tại khu vực xã Như Xuân
- Các loại cây công nghiệp ngắn ngày như lúa. có thô' phát triển ở các xã dọc
theo sông Chu như Vạn Xuân, Xuân cẩm , Xuân Cao, Thọ Thanh, Thị trấn Thường
Xuân. Ngoài ra các xã như Xuân Lộ, Xuân Chinh, Xuân Thắng, Tân Thành và Xuân
Lộc cũng là vùng có tiềm năng nước dưới đất rất lớn
Song song với việc quy hoạch vùng canh tác các loai cây trống trong nông
nghiệp, việc nghiên cứu đưa các loại giống cây trồng và vật nuôi cỏ năng suất cao, áp
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp cũng là vấn dề rất cẩn thiết
nhằm đảm bảo an ninh lưcmg thực.
b. Quy hoạch và phát triển đất lảm nghiệp
Căn cứ theo kết quả rà soát, phân loại rùns đặc dụng theo Quyết định số
62/2005/QĐ-BNN ngày 12/10/2005 của Bộ NN&PTNT. tổna diên lích đất lãm nghiệp
trên toàn huyện là 57.256,34 ha, trong đó khu bảo tồn thiên nhién Xuân Liên quán lý là
26.303,6 ha thuộc địa bàn 5 xã Bát Mọt, Yên Nhân, Lương Sơn, V m Xuân và Xuán cẩm
(trong đó 2.828,6 ha là diện tích ngập nước hồ Cửa r . Lain trườr Sông Đằng là
6.606,70 ha; Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn ia 6. ìp h;i; UHND xà ú'iản lý
191,00 ha; hộ gia đình và cá nhân sử dụng 19.913.84 ha
Vì vậy, để quản lý và phát triển quỷ đất lâm 11' MKV i Ịn \d tai
nguyên rùng nói riêng thì việc quy hoạch thành các phàn í ! o . í ấn lie < in thiết
và được đặt lên hàng đầu. Trong đó, việc phân khu ỉxu ! i b II > n Xuân
Liên đóng vai trò rất quan trọng.
* Phân khu bào vệ nghiêm ngặt:
6
Trên cơ sở Quyết định 62/2005/QĐ-BNN về việc ban hành bản quy định về tiêu
chí phân loại rừng đặc dụng, trong giai đoạn mới phân khu bảo vệ nghiêm ngặt có diện
tích 10.846,1 ha (giảm 8.953,9 ha so với Quyết định 3029/QĐ-UB) chiếm 41,23% diện
tích khu bảo tồn bao gồm các tiểu khu 484, 485, 486, 489, 495, 497, 498, 505, 487,

499, 508, 515, 516 và một phần tiểu khu 507) thuộc các xã Bát Mọt, Vạn Xuân, Yên
Nhân, trong đó:
+ Đất rừng : 10.234,25 ha, chiếm 94,36 % diện tích phân khu.
+ Đất chưa có rừng: 611,85 ha, chiếm 5,64 % diện tích phân khu.
Diện tích này bao gồm cả rùng nguyên sinh và thứ sinh. Đây là nơi tập trung tới
80% các loài thú lớn, các loài trong Bộ Linh trưởng và các loài chim lớn trong khu vực.
Phân khu này có các chức năng, nhiệm vụ cơ bản là:
+ Chức năng: bảo vệ nghiêm ngặt nguyên vẹn các hệ sinh thái và các hệ động
thực vật có trong phân khu. Chống mọi hoạt động làm thay đổi thành phần và cấu trúc
cùa rừng. Đây là phân khu chủ yếu dành cho mục tiêu bảo tồn nguồn gen, nghiên cứu
khoa học, tham quan gắn với nghiên cứu học tập.
+ Phương thức quản lý: Nghiêm cấm mọi hoạt động ảnh hưởng tiêu cực tới tài
nguyên rừng
* Phân khu phục hổi sinh thái:
Phân khu này chủ yếu nằm trong vùng có rừng và đất rừng đã bị tác động mạnh mẽ,
thám thực bì hiện nay phần lớn là rùng gồ thứ sinh, rừng hỗn giao gỗ nứa, rừng giang nứa
thuận loại và đất trống cây bụi, thảm cỏ diện tích này cần phục hồi lại rừng, làm giàu
rùng.
Phân khu này bao gồm diện tích còn lại của khu Bảo tồn thuộc các xã Lương Sơn,
Yên Nhân, Xuân cẩm , Vạn Xuân với tổng diện tích 12.362,9 ha, chiếm 47,0 % diện
tích khu bảo tồn gồm các tiểu khu 494, 496, 500, 501, 502, 504, 509, 510, 512, 513,
519, 520, 521, 522, 524 (so với diện tích đã được phê duyệt tại Quyết định 3029/QĐ-
UB, phân khu này tăng 4.997,18 ha, bởi lý do: nãm 2003 khu bảo tồn đã mở rộng tại
địa bàn 2 xã Xuân Mỹ, Vạn Xuân theo Quyết định số 2834/QĐ-CT ngày 5/9/2003 của
Chủ tịch UBND tình Thanh Hoá, các diện tích này được quy hoạch vào phân khu phục
hồi sinh thái; kết quả rà soát, phân loại rừng đặc dụng theo Quvết định sô 62/2005/QĐ-
BNN ngày 12/10/2005 của Bộ NN&PTNT giảm diện tích phân khu bảo vệ nghiêm ngặt
chuyển sang phân khu phục hồi sinh thái).
+ Đất có rừng: 10.020,65 ha chiếm 81,05 % diện tích phân khu.
+ Đất không có rừng: 2.342,25 ha chiếm 18,95 % diện tích phân khu.[2]

Phân khu này có các chức năng, nhiệm vụ cơ ban là:
+ Chức nàng: Bảo vệ phục hồi lại nhũng diện tích rim 2 na heo kiệt hiện còn do hoại
động khai thác quá mức trước đây, khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng và trồng rừng bằng các
loài cây bản địa, quí hiếm; nâng cao tính năng phòng hộ bảo vệ nguồn nước cho sông Chu,
sông Khao và sông Đặt.
+ Phương thức quản lý: khuyến khích các hoạt động làm giàu rừng, trồng rừng,
hoạt động khai thác du lịch sinh thái - tham quan học tập và nghiêm cấm, hạn chế các
hoạt động làm suy giảm tài nguyên rừng (Phụ lục 10)
* Phân khu hành chính dịch vụ:
Năm 2005 để phù hợp với mục tiêu xây dựng Vườn sưu tập thực vật, cơ sở ha
tầng du lịch; đảm bảo đủ điện tích để triển khai công tác sưu tập, quy tập các loài động
thực vật có trong khu bảo tồn và ở các vùng khác, xây dựng cơ sở hạ tầng cho chưoug
trình du lịch sinh thái. Diện tích phân khu được quy hoạch tăng 3.023,79 ha trên địa
bàn 3 xã Xuân cẩm , Vạn Xuân, Yên Nhân. Phân khu này nằm liền kề với phân khu
phục hổi sinh thái vói tổng diện tích 3.094,57 ha, chiếm 11,76% diện tích khu bảo tồn
gồm khu vực văn phòng Ban và vùng ngập lòng hồ Cửa Đạt (thuộc một phần diện tích
các tiểu khu: 513, 517, 519, 510, 502, 504, 501, 508)
Phân khu hành chính dịch vụ có chức năng, nhiệm vụ cơ bản như sau: Đáp ứng
được yêu cầu về qui hoạch: Đủ diện tích bố trí xây dựng trụ sở làm việc của
ban quản lý, nhà bảo tàng, cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch phục vụ khánh thăm
quan, khu sưu tập thực vật - cây cảnh, khu cứu hộ động vật, khu trồng cây giáo
dục cộng đổng, khu vườn ươm, hồ nước tạo cành quan - dự trữ cung cấp nước
tưới kết hợp phòng cháy chữa cháy rừng
* Vùng đệm:
Với quy mô mở rộng, đề nghị quy hoạch vùng đệm với diện tích 40.367,4 ha
(thuộc các xã có diện tích rừng và đất rừng qui hoạch cho khu bảo tổn: Bát Mọt, Yên
Nhân, Lương Sơn, Xuân cẩm, Vạn Xuân và xã có ranh giới tiếp giáp với khu bảo tồn
xã Luận Khê, Xuân Cao). Vùng đệm có chức nàng là vành đai bảo vệ, là hàng rào
chắn phòng hộ cho khu bảo tồn. Vùng đệm kết hợp với khu bảo tồn nâng cao đòi
sống của nhân dân, sử dụng đất đai và tài nguyên một cách hợp lý và bền vững, phục

hồi lại hệ sinh thái, tạo các điều kiện thuận lợi về kinh tế cho địa phương, nhằm giảm
áp lực vào khu bảo tồn.
3.1.2. Định hướng quy hoạch và khai thác tài nguvên khoáng sản
Huyện Thường Xuân là huyện có tiềm năng rất lớn vé tài nguyên khoáng sản
- Đá ở Vạn Xuân, Tân Thành, Xuân Cao;
- Sản xuất gạch, ngói ở Ngọc Phụng, Tân Thành. Thọ Thanh. Xuân Dương:
- Sét cao lanh ở Lương Sơn, Luận Thành;
- Cát sòi ở Thọ Thanh, Xuân cẩm .
8
- Đá vôi trữ lượng lớn ở các xã Xuân Cao, Luận Khê, Luận Thành, Tân Thành,
Xuân Lộc, Vạn Xuân, Xuân Mỹ, Bát Mọt,
Ngoài ra theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu Địa chất và khoáng sản, xã Xuân
Trinh có tiềm năng chứa vàng.
Vì vậy, việc quy hoạch và khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản này đóng vai
trò rất quan trọng trong phát trién kinh tế và xã hội khu vực. Bởi hoạt động khai thác
khoáng sản nếu không được quy hoạch và có kế hoạch khai thác, quản lý một cách hợp
lý sẽ gây những tác động tiêu cực tới môi trường, đặc biệt gây ô nhiểm và suy thoái
nguồn nước sản xuất nông nghiệp.
Căn cứ theo điểu kiện địa hình, trữ lượng và đặc điểm của khoáng sản có thể
quy hoạch thành 3 cụm khái thác khoáng sản chính là cụm khai thác khoáng sản mỏ xã
Xuân Lệ, cụm mỏ xã Lương Sơn và cụm mỏ xã Ngọc Phụng
Bảng 15. Quy hoạch đất khai thác khoáng sản và nguyên vật liệu xây dựng đến
năm 2010 của huyện Thường Xuãn
Loại đất
Diện tích khai thác của các xã (ha)
Lương
Sơn
Luận
Thành
Ngọc

Phụng
Tân
Thành
Tho
Thanh
Vạn
Xuân
Xuân
Cao
Xuân
Dương
Đất khai thác
khoáng sản
3 1 - - - - -
Đ ít làm nguyên vật
liêu xây dưng
-
2 6 6,5 0.5
15
4
4,15
Để giảm thiểu cho các tác động của quá trinh khai thác khoáng sản đến môi
trường, cần có những quy hoạch cho việc thoát nước, xử lý nước và bãi đổ thải chất thải
một cách cụ thể:
9
Hình . Bản đồ quy hoạch khai thác khoáng sản huyện Thường Xuân
* Quy hoạch và xử lý nước thải khai thác mỏ
Đối với nguồn nước chảy tràn qua khu mỏ, nước ngầm từ bãi chứa chất thải rắn
thì cần xây dựng hệ thống mương thu gom nước dẫn về hồ chứa nước. Tại đây nước
thải được xử lý bằng phương pháp hóa học (thông thường dùng bột vôi để trung hòa),

sau đó kiểm tra độ pH, một sô' ion kim loại đạt tiêu chuẩn cho phép mới đổ thải ra môi
trường.
Trong trường hợp nước tháo khỏ mỏ, sau khi bơm tập trung vào hồ chứa để lắng
sơ bộ, một phần được bơm trở lại phục vụ sản xuất của mỏ (tuyển quặng, tưới ẩm, ),
phần còn lại bơm lên bể xử lý bằng phương pháp hóa học, sinh học làm nguồn nước
cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt của khu mỏ. Nước thải sau khi tuyển quặng cần được
thu ngay từ các xưởng, sau đó được lắng lọc cơ học, hóa học trong trường hợp cần thiết,
bơm tuần hoàn trờ lại cung cấp cho hệ thống tuyển khoáng.
Bằng các biện pháp sử đụng tuần hoàn các nguồn nước thải từ quá trình hoạt
động khoáng sản nêu trên, hầu hết các nguồn thải có khả năng gây ô nhiễm môi trường
nước trong khu mỏ đều được kiểm soát, vì vậy sẽ giảm thiểu được ô nhiễm môi trường
nước trong khu mỏ và khu vực ỉân cận.
* Quy hoạch bãi thdi
Quá trình khai thác khoáng sản sẽ tạo ra một lượng chất thải rắn rất lớn, do đó
việc quy hoạch các bãi thải luôn phải được tính toán trước khi khai thác. Các bãi thải
10
này phải được quy hoạch tại những vị trí thuận lợi, không gây ảnh hường tới môi
trường và các nguồn tài nguyên khác, đặc biệt là các thuỷ vực.
Tại các bãi thải cần lên phương án phù xanh bề mặt bãi thải nhằm phục hồi môi
trường. Tiến hành hoàn nguyên mặt bằng những nơi sau khi khai thác như san lấp lại
mặt bằng, phù đất và trồng cây phù đất chôn lấp.
3.1.3. Định hướng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề
Theo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Thường Xuân đến năm 2010 sẽ
hình thành thêm một số cụm công nghiệp, cơ sở chế biến nông lâm sản, làng nghề,
khai thác khoáng sản, làm vật liệu xây dựng,
Các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề này cần được
quy hoạch một cách cụ thể thành các cụm sản xuất tập truns nhằm hạn chế và kiểm
soát các tác động tới môi trường do các chất thải từ các cơ sở này tạo ra. Tuy nhiên địa
điểm để tập trung các cơ sở này đỏi hỏi phải thuận lợi về giao thông cũng như các
phong tục tập quán của địa phương. Do đó:

- Khu vực thuận lợi để hình thành các cụm công nghiệp với các cơ sở chế biến
khoáng sản, vật liệu xây dựng có thể đặt tại khu vực thị trấn Thường Xuân và xã Luân
Thành, xã Vạn Xuân.
- Đối với các làng nghề truyền thống như dan lát, chế biến nông-lâm sản, dệt
thổ cẩm, cần phải có chính sách khôi phục và phát triển gắn liển với bản sắc văn hoá
dân tộc và có thể kết hợp với phát triển du lịch và thương mại
3.1.4. Định hướng quy hoạch phát triển tài nguyên du lịch
a. Quy hoạch phát triển các tuyến du lịch
Theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến nãm 2020, phát triển du lịch gắn
với giữ gìn và khai thác các giá trị văn hoá truyền thống, huyện Thường Xuân sẽ phát
triển du lịch tập trung vào:
Phát triển du lịch danh lam thắng cảnh, khu di tích lịch sử như đền thờ Cầm Bá
Thước, đền thờ Bà Chúa Thượng Ngàn, đền Cô, thác 7 tầng, khu Bảo tồn Xuân Liên với
hệ động thực vật phong phú. Phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát triển các hoạt
động văn hoá, lễ hội mang nét đặc trưng của đổng bào các dân tộc miền núi như Hội
thề Lũng Nhai để phát triển du lịch sinh thái và du lịch vãn hoá.
Phát triển du lịch hồ chứa nước thủv lợi, thuỷ điện Cửa Đạt thành một khu du
lịch tổng hợp với các sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, thể thao vui chơi giải trí.
Ngoài ra, Thị trấn Thường Xuân cách cửa khẩu Bát Mọt khoảng 60km, là một
lợi thế cho việc phát triển du lịch cửa khẩu, đồng thời gắn liền với việc giữ gin, phát
huy các giá trị văn hóa phi vật thể của đồng bào vùng biên sinh hoạt văn hóa dán gian,
văn nghệ quần chúng, múa hát, âm nhạc dân tộc
Du lịch huyện Thường Xuân có thể tổ chức các loại hình sau đây:
- Du lịch tham quan, nghiên cứu
- Du lịch sinh thái
- Du lịch nghỉ dưỡng
- Du lịch quá cảnh (qua cửa khẩu Bát Mọt)
- Du lịch thể thao
- Du lịch vui chơi giải trí
Hoạt động du lịch dự kiến phát triển thành 2 tuyến đường chính:

- Tuyến du lịch cầu Bái Thượng - khu di tích hội thề Lũng Nhai - Thác 7 tầng -
cửa khẩu Khẹo.
- Hồ Cửa Đạt - đền thờ Cầm Bá Thước - đền thờ Bà Chúa Thượng Ngàn - Khu
bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên.
b. Quy hoạch BVMT vùng du lịch
* Quy hoạch cấp thoát nước
Tại các điểm du lịch, đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước hợp vệ sinh đủ đảm
bảo cung cấp nước cho toàn bộ người dân sống trong khu vực có điểm du lịch và du
khách trong mùa lễ hội. Nguồn nước cấp cho khu du lịch có thể tận dụng nguồn nước
mật từ hồ chứa nước, nguồn nước mặt sổng Chu và từ các giếng khoan.
Cải tạo và xây dựng hệ thống thoát nước cho các khu, điểm du lịch. Xảy dựng
hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt cho toàn khu, điểm du lịch. Tất cả nước thải từ
các hoạt động du lịch, nước thải từ các nhà hàng ăn uống và các khu vệ sinh., phải
được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra môi trường, tránh gây
ô nhiễm nguồn nước.
* Quy hoạch rác thải
Dựa theo không gian vùng du lịch, quy hoạch các điểm thu gom rác thải trên
từng tuyến du lịch. Tại mỗi điểm thu gom áp dụng các biện pháp xử lv sơ bộ nhằm
đảm bảo vệ sinh môi trường, tránh tình trạng rác thải vứt bừa bãi. ô nhiễm nước rác.
Lượng rác tại các điểm thu gom sẽ được đưa đi xử lý tại bãi chôn lấp chất thải gần nhất
trên địa bàn huyện.
Tại các điểm du lịch, bố trí các thùng thu gom rác thải đặt cách nhau từ 100-
200m theo tuyên đường du khách tham quan trong khu du lịch. Sau đó, vào cuối ngày
(trong mùa du lịch) tổ dịch vụ môi trường tại các điểm du lịch sẽ đi thu gom rác tại các
thùng rác và đưa đến nơi xử lý.
* Xây dựng chiên lược, kê hoạch báo vệ môi trường
12
Các giải pháp nhằm bảo vệ tài nguyên và mỏi trường trong quá trình phát triển
du lịch cần tập trung vào các giải pháp phòng ngừa là chính, tức là bảo vệ môi trường
ngay trong quá trình lập dự án, thiết kế, xây dựng, cải tạo, nàng cấp các điểm du lịch

và các công trình phục vụ du lịch.
Xây dựng chiến lược, kế hoạch bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển du
lịch trên địa bàn huyện phải đề ra được những định hướng phát triển lâu dài cho hoạt
động du lịch trong mối quan hệ chặt chẽ với môi trường xây dựng những giải pháp và
lộ trình thực hiện cụ thể để khai thác tài nguyên du lịch, hạn chế tác động đến môi
trường.
Xây dựng cơ chế phối hợp giữa hai ngành Du lịch và Tài nguyên môi trường
trong vấn đề bảo vệ môi trường trong phát triển du lịch theo Quy hoạch bảo vệ môi
trường, chú trọng trong vấn đề thẩm định các dự án đầu tư du lịch, thanh tra, kiểm tra
việc bảo vệ môi trường trong các hoạt động du lịch, ứng dụng côna nghệ trong việc bảo
vệ môi trường du lịch, lập báo cáo hiện trạng môi trường và các hoạt động giáo dục
cộng đồng về bảo vệ môi trường.
Tăng cường đầu tư cho bảo vệ mồi trường, xây dựng co chế đê trích một phần từ
thu nhập du lịch tái đầu tư bảo vệ môi trường. Xây dựng danh hiệu về từng loại hình
Du lịch đạt tiêu chuẩn về môi trường để cấp danh hiệu hàng năm.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử phạt kịp thời những vi phạm trong
vấn đề bảo vệ mối trường. Hàng nãm tiến hành sơ kết, đánh giá tình hình mỏi trường
du lịch, lập báo cáo hiện trạng môi trường du lịch.
Đào tạo, nâng cao kiến thức nghiệp vụ chuyên môn. các kiến thức về môi trường
và phát triển bền vững đối với cán bộ quản lý cũng như đội ngũ hướng dẫn viên, những
người tham gia hoạt động kinh doanh thương mại du lịch.
Lồng ghép trong các hoạt động tuyên truyền quan2 cáo những nội dung về
nhiệm vụ bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch nhằm nâng cao trách nhiệm cùa mọi
đối tượng tham gia vào hoạt động du lịch tại khu vực.
3.2. Định hướng xây dựng hạ tầng cơ sở bảo vệ môi trường
3.2.1. Hệ thống cấp nước
a. Nước mặt:
Huyện Thường Xuân có một nguồn nước mặt doi. lào. lĩàrự nám tổng lượng
nước dòng chảy sông suối tự nhièn cune cấp 2 ?00 triệu : i. nu'i''C mật
Do địa hình bị chia cắt nhiều nên phàn bố PƯ’V ma, kliciie đóng déu trong toàn

huyện: có nơi dư thừa, có nơi thiếu và trữ lượng phụ ihuôc theo mỈM 1'oàn huyện có tới
25 hồ chứa nước với điện tích 54,22 ha, 39 dập đất, đáp ỉ;i \ ii đãp xâv với 48.9 ha và hệ
thống kênh mương tưới tiêu phục vụ dời sống và tron2 L'
13
Hiện nay cũng như trong tương lai nguồn nước mặt cung cấp cho các hoạt động
sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn huyện chủ yếu được lấy từ hệ thống sông Chu với
các nhánh như Sông Khao, sồng Âm, sông Đạt, sông Đằng và hồ chứa thuỷ điện Cừa
Công trình Hổ chứa nước Cửa Đạt hiện nay đã được chính phủ phê duyệt và đang
trong giai đoạn đầu tư xây dựng với dung tích 1,45 tỷ m3 nước. Công trinh hồ Cửa Đạt
có nhiệm vụ chính:
- Cắt lũ sông Chu cho vùng hạ lưu.
- Tạo nguồn tưới ổn định cho 86.862 nghìn ha đất canh tác vùng nam và bắc sông
Chu (trong đó có khoảng 50.000 ha của hệ thống thuỷ nông Bái Thượng).
- Phát điện với công suất 88-97 MW.
- Cấp nước với lưu lượng 7,7 m3 /giây cho sản xuất công nghiệp và nước sinh hoạt
cho vùng dân cư rộng lớn của tỉnh Thanh Hoá.
- Bổ sung nước mùa kiệt cho hạ lưu sông Mã để đẩy mặn, cải tạo môi trường sinh
thái với lưu lượng Q=30,42m7s, thúc đẩy các ngành kinh tế, xã hội của Thanh Hoá nói
chung và Thường Xuân nói riêng.
Tuy nhiên, việc xây dựng hồ sẽ tạo ra nhũng nguy cơ đối với môi trường sinh
thái khu vực như:
- Hồ chứa làm ngập lụt một diện tích đất đai khá lớn tạo ra cho YÌing này một hệ
sinh thái nước mà phải trải qua một thời gian dài mới đi đến ổn định được.
- Hồ chứa tích lại nhiều chất dinh dưỡng cũng tạo điểu kiện cho rong rêu phát
triển và khi chúng chết đi sự phân huỷ của chúng làm giảm oxy trong nước và dần dần
sẽ làm giảm sản lượng cấ thậm trí có thể làm cho cá và các động vật dưới nước khác
không thể sống được.
Chính vì vậy muốn đạt được những mục tiêu khai thác tổng hợp, tối ưu. lâu bền
và bảo vệ có hiệu quả hồ chứa cửa Đạt cần phải có một quy hoạch tổng thể được kế
hoạch hoá và quy hoạch này phải luôn luôn được điều chỉnh thích hợp với sự biến động

thay đổi của môi trường sinh thái sao cho cán cân nước, năng lượng và sinh hoá luôn
được cân bằng dựa trên lưu vực và các vùng hồ lân cận, vùng hạ du hổ đến cửa sông.
Các vấn đề cần phải chú ý đến như sau:
+ Đánh giá lượng và chất của tài nguyên nước của hổ chứa và hạ du
+ Kiểm soát việc thực hiện kế hoạch sản xuất điện của trạm thuỷ điên
+ Thực hiện quản lý nghề cá, nuôi trồng thủy sản trons vùng hồ và hạ du
+ Bảo đảm an toàn vận tải thủy, du lịch nghi naơi và diều dưỡng sức khoẻ
+ Theo dõi tình hình bồi lắng lòng hồ
4- Kế hoạch hoá các biện pháp bảo vệ tài nguyên hổ chứa
+ Dự báo hạn ngắn, hạn vừa và hạn dài các yếu tố của môi trường sinh thái, đặc
biệt là các yếu tố thời tiết, thủy văn phục vụ cho các công việc quản lý hồ hàng ngày,
mùa và năm.
b. Nước ngầm:
Căn cứ theo các tài liệu địa chất và thuỷ văn khu vực huyện Thường Xuân cho
thấy, ở các xã như Xuân Chinh; Xuân Lộc; Xuân Lệ là những khu vực có lưu lượng
nước ngầm tương đối phong phú (q: 0,2-0,51S/m; Q: 1 - 0,51S)
Đối với các khu vực như Ngọc Phụng, Xuân Dương, thị trấn Thường Xuân, Thọ
Thanh, Xuân Cao, Luận Thành, Luận Khê, Tân Thành và một phần của Lương Sơn, lưu
lượng nước ngầm tương đối giàu nhưng lại không đồng đều giữa các khu vực (q:
0,5<q<0,21S/m; 1<Q<41S)
Đối với các khu vực như Yên Nhân và phần lớn khu vực xã Lương Sơn là những
vùng nghèo nước và hầu như không có khả nãng khai thác nước dưới đất
Hình . Bản đồ địa chất thuỷ văn huyện Thường Xuân
Vì vậy, việc xây đựng hồ chứa nước Cửa Đạt khi đi vào sử dụng sẽ góp phần
đáng kể cho tầng nước ngầm khu vực, đặc biệt là ở dọc theo vành đai ven hồ, mực nước
ngầm sẽ dâng cao, độ ẩm không khí, lượng mưa có thể tăng lên. Do đó tạo điều kiện
cho các hoạt động nông lâm nghiệp phát triển, và có thể hình thành các vùng chuvên
canh trồng các loại cây công nghiệp, nguyên liệu ven hồ và đi theo đó là công nghiệp
chế biến.
3.2.2. Thoát nước và xử lý

Có thể nói hộ thống sông Chu và các nhánh như Sông Khao, sông Âm. sống Đạt,
sông Đằng hiện đang vừa là nguồn cung cấp nước chính cho các hoạt động phát triển
15
kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Thường Xuân, đồng thời cũng là nơi thoát nước chính
cho các hoạt động sản xuất, khai thác, chế biến khoáng sản và sinh hoạt của con người.
Do đó, khi nguồn nước này bị ô nhiễm sẽ gây ảnh hường mạnh tới các hoạt động sản
xuất vùng hạ lưu, đặc biệt là các khu vực dọc theo sông Mã và vùng canh tác phía Nam
và phía Bắc sông Chu qua hệ thống thuỷ nông Bái Thượng
Để giảm thiểu tác động ô nhiễm, một số định hướng xử lý nước thải được đề
xuất như sau:
- Đối với nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt được tạo ra từ các khu dân cư,
trong đó chủ yếu là các khu dân cư tập trung đỏng người như khu vực Thị trấn Thường
Xuàn; khu vực Khe Hạ (xã Luận Thành). Theo kết quả dự báo đến năm 2020, dân số
toàn huyện sẽ là 91267 người. Khi đó nhu cầu nước sạch là 9126,7 m3/người. Lưu
lượng nước thải sinh hoạt năm 2020 là 7757,70 mV ngày. Lượng nước thải này nếu
không được xử lý sẽ gây ảnh hưởng mạnh tới chất lượng nước các thuỷ vực. Vì vậy
cần:
+ Quy hoạch xử lý nước thải đi qua hô' gas lắng và xử lý sơ bộ bằng phương
pháp sinh học trước khi đổ ra hệ thống thải chung
+ Tận dụng các hổ, ao tạo thành hồ điều hoà, tự làm sạch nước thái.
+ Tại thị trấn phải hoàn thiện hệ thống thoát nước thải sinh hoạt chung cho cả
thị trấn. Nước thải sinh hoạt sau khi được xử lý sơ bộ đạt tiêu chuẩn nước Ihải loại B
được dùng cho tưới nước sản xuất nông nghiệp.
- Nước thải và chất thải của các trang trại chăn nuối tập trung phải được thu gom,
xử lý và thu hồi khí biogas trong các hệ thống xử lý nước thải cục bộ.
- Nước thải làng nghề , cơ sở sản xuất và chê biến khoáng sản cần được thu gom
và xử lý trước khi thải ra môi trường.
- Đối với nguồn nước chảy tràn qua khu mỏ, nước ngầm từ bãi chứa chất thải
rắn thì cần xây dựng hệ thống mương thu gom nước dẫn về hồ chứa nước. Tại đày nước
thải được xử lý bằng phương pháp hóa học (thông thường dùng bột vôi để trung hòa),

sau đó kiểm tra độ pH, một số ion kim loại đạt tiêu chuẩn cho phép mới được đổ thải ra
môi trường.
3.2.3. Quy hoạch bãi rác
Hiện nay, vấn đề rác thải đang là một trong những vấn đề bức xúc ở các vùng
nông thôn huyện Hậu Lộc, đặc biệt là các khu vực tập trung dân cư với mật độ dân số
cao như khu vực thị trấn Thường Xuân, các thị tứ, trung tâm xã,
Dựa theo các kết quả tính toán về dự báo gia tăng dân số trên toàn huyện thì đến
năm 2010 và 2020 sẽ là 86.816 người và 91.267 người
Sự gia tâng dân số sẽ kéo theo sự gia tãng về lươnc rác thài sinh hoạt và các chất
thải rắn n«uy hại khác. Dư báo lượng chất thải rắn sinh hoạt tạo ra trẽn toàn huyện và
16
phân chia theo các khu vực đô thị và nông thôn đến nãm 2010 và 2020 được thể hiện ở
bảng sau
Bảng 8: Dự báo khối lượng chất thải rán sinh hoạt đô thị phát sinh trong huyện
Thường Xuân đến năm 2020
N. Năm dự báo
Dự báo 2010
(kg/ngày)
Dự báo 2020
(kg/ngày)
Giai đoạn 2005-2020
(tấn)
Khu vục dự báo
Tổng
CTRSH
CTRSH
nguy hại
Tổng
CTRSH
CTRSH

nguy hại
Tổng
CTRSH
Tổng
CTRSH
nguy hại
Tổng CTRSH huyện
Thường Xuân
23895,97 262,08
34629,8
431,22 155438,21 1753,51
Khu vực đô thị
7292,32
145,85 14524
290,48
51187,51
1023,75
Khu vực nông thôn 16603,65
116,23
20105,8
140,74
104250,7 729,76
Thực tế cho thấy, công tác thu gom chất thải rắn thống thường được thể hiện tốt
nhất ở cấp xã nhưng việc xử lý và thải chất thải được tổ chức tốt nhất trên một cơ sở
thống nhất toàn huyện.
Do đó, tại các xã, các cụm dân cư cần thiết lập các bãi rác chung chuyển. Số
lượng bãi rác chung chuyến phụ thuộc vào quy mô dân số của từng xã. Các bãi chung
chuyển này có thể xây dựng bằng gạch, hố nổi, kích thước 7x7m (hoặc 5x5m), có
tường bao cao lm. Các điểm thu gom rác dễ đi lại, vận chuyển rác, không ảnh hưởng
đến khu dân cư và không gây cản trở giao thông. Rác thải sau khi được thu gom về sẽ

được phân loại để giảm thiểu các chi phí vận chuyển và xử lý:
+ Chất thải rắn hữu cơ: các loại rau, củ quả, trái cây, thức ãn thừa được thu gom
để chế biến thành phân bón sử dụng cho nông nghiệp.
+ Chất thải rắn có thể tái chế: giấy, nhựa, kim loại, thủy tinh sử dụng túi ni lon
màu tối. Sau khi qua phân tách cụ thể, chất thải tái chế theo từng ỉoại sẽ được tiếp tục
chuyển đến cơ sờ tái chế tương ứng.
+ Chất thải rắn khác: bao gồm cao su, xỉ than, đất đá, sành sứ vỡ và các chất thải
rắn còn lại. Để lưu giữ loại chất thải rắn này sẽ vận động nhân dân dùng chính túi nilon
phế thải hoặc đó chứa khác sẵn có, những thành phần này sẽ được vận chuyên đến bãi
rác tập trung của huyện để xử lý bằng biện pháp chòn lấp hợp vệ sinh tại bãi chôn lấp.
Toàn huyện sẽ tiến hành quy hoạch và xây dựng 1 bãi chôn lấp hợp vệ sinh tập
trung. Địa điểm xây dựng bãi chôn lấp là nơi có vùng dất căn cỏi, nâng suất nông
nghiệp thấp, cách xa khu dân cư, khu du lịch và cuối hướrm gió thích hợp đế chọn làm
- 7 " " - 17
DT / 'ibí-
nơi xây dựng bãi chôn lấp. Từ đó quy hoạch bãi chôn lấp dựa trên cơ sở bãi thải cũ của
thị trấn.
Quy mô diện tích bãi chôn lấp hợp vệ sinh của thị trấn Thường Xuân được tính
toán theo công thức sau:
s= M (l+0,2)/pH.
Trong đó: M là lượng chât thải rắn đem chôn lấp (tấn/năm)
H là độ sâu (chiều cao) của bãi chôn lấp. Trung binh H=10-15m
0,2 là tỉ lệ đất phủ trung gian
p là tỷ trọng của CTR sau khi dầm nén tại bãi chôn lấp, p=0,6-0,9tấn/m1
Các ô chồn lấp phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
+ Có xử lý chống thấm phần đáy và thành bãi chôn lấp
+ Có hệ thống thu gom và xử lý nước rác triệt để
+ Có hệ thống thu khí gas sinh ra trong quá trinh phân huỷ chất thải rắn.
IV. KẾT LUẬN
1. Hồ Thuỷ Điện Cửa Đạt là tác nhân quan trọng trong phát triển kinh tế huyện

Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá, cùng với nó là hoạt động khai thác khoáng sản và kinh
tế đối ngoại với Lào, đồng thời cũng là nguyên nhân tiềm ẩn các tác động tiêu cực đến
môi trường.
2. Quy hoạch môi trường huyện Thường Xuân có thế thành hai vùng lớn: vùng
thượng lưu và hạ lưu đấp, có chức năng khác nhau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Thường Xuân khoá XXVI, Báo cáo chính trị tại Đại
hôi lần thứ XXVII huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá (Phần kinh tế- chính trị),
03/11/2005.
2. Ban Quản lý Khu bảo tổn Thiên nhiên Xuân Liên (2006), Báo cáo quy hoạch khu
BTTN Xuân Liên-Tỉnh Thường Xuân-Thanh Hoá giai đoạn 2006-2010
3. Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn, Báo cáo đánh giá tác động môi trường
ĐTM hồ chứa nước Cửa Đạt tỉnh Thanh Hoá. 5/2000.
4. Cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam, Báo cáo khoáng san huyện Thường Xuân,
tỉnh Thanh Hoá; 2003.
5. Phòng TN&MT huyện Thường Xuân, Quy hoạch sử dụng đất chi tiết giai đoạn
2003-2010 huyện Thường Xuân, tỉnhThanh Hoá, 2003.
6. Đoàn Thị Anh Tú, Định hướng quy hoạch môi trường huyện Thường Xuân, tỉnh
Thanh Hoá, Luận vãn Thạc sỹ Khoa học môi trường. Hà Nội, 2007.
1S

×