Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý dự án sansut

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 63 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA TIN HỌC THƯƠNG MẠI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN
QUẢN LÝ DỰ ÁN CÔNG TY SUNNET
HÀ NỘI -2012
Giáo viên hướng dẫn:
TS. Nguyễn Thị Thu Thủy
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Bích Phương
Lớp : K44S1
Mã sinh viên: 08D190044
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn cô giáo Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Thủy đã
hướng dẫn tận tình, chỉ bảo em trong suốt thời gian thực hiện đề tài để em có thể hoàn
thành Khóa luận tốt nghiệp.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Khoa Tin học Thương Mại, trường
Đại Học Thương Mại đã tạo điều kiện cho em học tập, nghiên cứu.
Em xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến quý công ty Sunnet, Ban lãnh đạo công ty
cùng toàn thể nhân viên trong công ty đã tạo điều kiện cho em tìm hiểu, nghiên cứu trong
suốt quá trình thực tập tại công ty. Em xin đặc biệt cảm ơn anh Mai Thành Trung – Giám
đốc Thông tin, anh Nguyễn Tiến Thu – Trưởng phòng Kinh doanh và anh Nguyễn Hải
Toàn – Phòng Hệ thống là những người đã giúp đỡ em rất nhiều trong lúc thực hiện đề tài
này.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thành luận văn với tất cả sự nổ lực của bản thân, nhưng
Khóa luận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong quý Thầy Cô tận tình
chỉ bảo.
Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn và luôn mong nhận được những tình cảm chân
thành của tất cả mọi người.


ii
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH SÁCH BẢNG BIỂU vi
DANH SÁCH HÌNH VẼ vi
PHẦN 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1
1.1.Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
1.3.Đối tượng nghiên cứu 2
1.4.Phạm vi nghiên cứu 2
1.5.Phương pháp thực hiện đề tài 3
1.6.Kết cấu khóa luận 3
PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN
VÀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN CỦA CÔNG TY SUNNET 4
2.3.1.Cơ sở lý luận về phân tích thiết kế hệ thống thông tin 4
i.Các khái niệm cơ bản về phân tích thiết kế hệ thống thông tin 4
ii.Quy trình phân tích thiết kế hệ thống thông tin 6
iii.Các phương pháp phân tích thiết kế hệ thống 7
iv.Phân tích thiết kế hệ thống thông tin bằng UML 11
2.3.2.Tổng quan về quản lý dự án 12
i.Các khái niệm cơ bản 12
ii.Các giai đoạn của dự án 14
iii.Qui trình quản lý dự án 15
2.3.3.Thực trạng hệ thống thông tin quản lý dự án tại công ty Sunnet 17
i.Giới thiệu về công ty Sunnet 17
ii.Thông tin về dự án tại công ty Sunnet 19
iii.Thực trạng quản lý dự án tại công ty 20
2.3.4.Giải pháp xây dựng hệ thống thông tin quản lý dự án trên website công ty Sunnet. 21

iii
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
PHẦN 3: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ DỰ ÁN
TRÊN WEBSITE CÔNG TY SUNNET 23
3.2.1.Phân tích và đặc tả yêu cầu hệ thống thông tin quản lý dự án 23
i.Yêu cầu chức năng 23
ii.Yêu cầu phi chức năng 23
3.2.2.Biểu đồ Use Case (Use Case Diagram) 24
i.Mô tả quy trình quản lý dự án: 24
ii.Xác định các tác nhân: 25
iii.Vẽ biểu đồ Usecase 26
3.2.3.Đặc tả và hiện thực hóa Usecase 27
i.Usecase “Đăng nhập” 27
ii.Usecase “Đăng xuất” 28
iii.Usecase “Tra cứu thông tin dự án” 29
iv.Usecase “Quản lý người sử dụng” 30
v.Usecase “Phân quyền” 31
vi.Usecase “Cập nhật thông tin dự án” 32
vii.Usecase “Cập nhật các thành viên tham gia” 34
viii.Usecase “Cập nhật các công việc” 36
ix.Usecase “Gửi thông báo họp” 37
x.Usecase “Quản lý tài liệu” 38
xi.Usecase “Cập nhật các công việc chịu trách nhiệm” 39
xii.Usecase “In danh sách dự án” 41
3.2.4.Biểu đồ lớp đối tượng (Class Diagram) 43
3.2.5.Thiết kế dữ liệu 44
i.Xác định liên kết giữa các thực thể: 44
ii.Chuyển mô hình ERD thành mô hình quan hệ dữ liệu: 46
iii.Xử lý mô hình quan hệ dữ liệu : 46
iv.Triển khai cơ sở dữ liệu trên MySQL 48

3.2.6.Thiết kế gói 50
3.2.7.Thiết kế giao diện 51
iv
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
i.Sơ đồ màn hình 51
ii.Một số màn hình chính 51
3.2.8.Kết luận 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1
v
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Bảng mô tả các giai đoạn của dự án 15
Bảng 3.1 Bảng mô tả Usecase hệ thống thông tin quản lý dự án 26
DANH SÁCH HÌNH VẼ
Hình 2.1. Mô hình hệ thống thông tin 5
Hình 2.2 Các tiêu chuẩn đánh giá việc quản lý dự án 14
Hình 2.3 Các quy trình trong quản lý dự án 16
Hình 2.4 Cơ cấu tổ chức công ty Sunnet 18
Hình 2.5 Quy trình sản xuất game và ứng dụng smartphone 19
Hình 2.6 Các bước thực hiện thành lập đội dự án 20
Hình 2.7 Lịch làm việc của một nhân viên part-time 20
Hình 2.8 Lịch làm việc của một nhân viên full-time 21
Hình 2.9 Mô tả website nội bộ quản lý dự án 22
Hình 3.1 Biểu đồ Usecase hệ thống thông tin quản lý dự án 26
Hình 3.2 Biểu đồ tuần tự của Usecase “Đăng nhập” 28
Hình 3.3 Biểu đồ tuần tự của Usecase “Đăng xuất” 29
Hình 3.4 Biểu đồ tuần tự của Usecase “Tra cứu thông tin dự án” 30
Hình 3.5 Biểu đồ tuần tự của Usecase “Quản lý người sử dụng” 31
Hình 3.6 Biểu đồ tuần tự của Usecase “Phân quyền” 32
Hình 3.7 Biểu đồ tuần tự của Usecase “Cập nhật thông tin dự án” 34

Hình 3.8 Biểu đồ tuần tự của Usecase “Cập nhật các thành viên tham gia” 35
Hình 3.11 Biểu đồ tuần tự của Usecase “Quản lý tài liệu” 39
vi
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Hình 3.12 Biểu đồ tuần tự của Usecase “Cập nhật các công việc chịu trách nhiệm” 41
Hình 3.13 Biểu đồ tuần tự của Usecase “In danh sách dự án” 42
Hình 3.14 Biểu đồ class module chính của hệ thống 43
Hình 3.15 Mô tả liên kết giữa các thực thể 44
Hình 3.16 Biểu đồ liên kết thực thể 45
Hình 3.17 Mô tả xử lý quan hệ N-N 47
Hình 3.18 Mô tả quan hệ dữ liệu trên MySQL 49
Hình 3.19 Biểu đồ gói hệ thống thông tin quản lý dự án 50
Hình 3.20 Giao diện thông tin timeline của dự án 51
Hình 3.21 Màn hình danh sách các dự án 51
Hình 3.22Màn hình thông tin chi tiết 1 dự án 52
Hình 3.23 Màn hình phân rã công việc 52
Hình 3.24 Giao diện timeline chi tiết dự án 53
Hình 3.25 Giao diện lịch của thành viên 53
Hình 3.26 Màn hình danh sách tài liệu 54
Hình 3.27 Giao diện danh sách nhóm và các thành viên tham gia 1 dự án 54
vii
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
PHẦN 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay công nghệ thông tin đã đi vào đời sống, đi vào các doanh nghiệp với một
phương thức hoạt động hoàn toàn mới mẻ, sáng tạo và nhanh chóng, tiết kiệm được nhiều
thời gian, công sức mà không mất đi sự chính xác, còn làm cho công việc được thuận lợi
và phát triển lên rất nhiều. Đặc biệt, nó đã đánh dấu một bước ngoặt trong việc áp dụng
tin học vào trong hệ thống quản lý, doanh nghiệp có thể thu thập, xử lý, phổ biến thông
tin, một cách nhanh chóng, chính xác và có hiệu quả.

Công ty Sunnet được thành lập năm 2007, hiện nay công ty là một trong những
nhà Sản xuất và phân phối nội dung số cho điện thoại di động hàng đầu Việt Nam. Với
việc sản xuất các ứng dụng trên nền Java và mới đây là các ứng dụng trên nền Android,
Sunnet đang ngày càng khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực nội dung số cho điện
thoại di động.
Bên cạnh những thành công ban đầu, công ty cũng gặp phải không ít khó khăn do
sự bất cập trong quản lý dự án như trễ tiến độ dự án, thất thoát tài nguyên dự án, thiếu hụt
nguồn nhân lực… Để hạn chế những hậu quả do thiếu sót trong hoạt động quản lý dự án,
công ty Sunnet đã đưa ra mô hình quản lý dự án đồng thời xây dựng bộ phận nhân viên
Đạo diễn là những người chịu trách nhiệm chính trong công tác quản lý dự án. Tuy nhiên
trong thời điểm hiện tại mô hình quản lý dự án mới chỉ xuất hiện, nhân viên thuộc bộ
phận Đạo diễn hầu hết còn thiếu kinh nghiệm quản lý, và chưa có công cụ quản lý dự án
thật sự hiệu quả.
Bài toán đặt ra cho công ty đó là làm sao để hoàn thiện và phát triển mô hình quản
lý dự án, trên cơ sở đó xây dựng hệ thống thông tin quản lý dự án mang lại hiệu quả công
việc cho công ty. Hiện nay trên thị trường có một số phần mềm quản lý dự án như Vinno,
PMS, GRM và một số website quản lý dự án như Zoho Project, Asana, Redmine,
ViewPath, Collabtive, Whodo Để sử dụng những công cụ này trong quản lý dự án công
1
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
ty cần phải chi trả phí sử dụng, tuy nhiên những phần mềm/website này không thật sự phù
hợp với hoạt động quản lý dự án của công ty Sunnet, và có nhiều phần dư thừa và thiếu
sót, thiếu tập trung và bảo mật thông tin trong công ty. Vì vậy khóa luận đề xuất việc
phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý dự án công ty Sunnet sao cho phù hợp với
hoạt động công ty, tận dụng cơ sở dữ liệu nhân sự và thiết lập phong cách làm việc khoa
học tập trung đem lại hiệu quả cao.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Thứ nhất, hệ thống hóa kiến thức một số lý luận về phân tích và thiết kế hệ thống
thông tin trong doanh nghiệp như: khái niệm, phân loại, phương pháp phân tích thiết kế
hệ thống.

Thứ hai, hệ thống hóa kiến thức lý luận cơ bản về mô hình quản lý dự án nói chung
của công ty Sunnet nói riêng.
Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu thực trạng tình hình quản lý dự án tại công ty
Sunnet, từ đó đưa ra một số đề xuất, giải pháp có thể áp dụng, tiến hành phân tích thiết kế
hệ thống thông tin quản lý dự án trên website công ty nhằm tạo ra một hệ thống thông tin
quản lý dự án phù hợp và mang tính thiết thực đối với hoạt động quản lý dự án đem lại
hiệu quả trong công việc.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm:
Thứ nhất, dự án và các thông tin về dự án, quy trình quản lý dự án, những người
tham gian và có ảnh hưởng đến hoạt động quản lý dự án.
Thứ hai, các kiến thức phân tích thiết kế hướng đối tượng.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
2
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Về không gian: Tìm hiểu mô hình quản lý dự án trong môi trường sản xuất kinh
doanh của công ty Sunnet.
Về thời gian : Do điều kiện thời gian không cho phép nên em không thể thu thập
được đầy đủ thông tin về tất cả hoạt động của doanh nghiệp, trong đề tài chỉ tập trung
nghiên cứu những vấn đề cần thiết đặt ra trong doanh nghiệp liên quan tới quản lý dự án
trong thời gian từ năm 2011 đến năm 2012.
1.5. Phương pháp thực hiện đề tài
Khóa luận được thực hiện trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên
cứu như phân tích, so sánh, thống kê, tổng hợp, việc phân tích thiết kế hệ thống thông tin
tiến hành theo phương pháp hướng đối tượng.
1.6. Kết cấu khóa luận
Khóa luận được chia làm bốn phần chính.
Phần 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài, nêu ra tính cấp thiết của đề tài, đồng thời đặt
ra mục tiêu cụ thể cần giải quyết trong đề tài, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương
pháp thực hiện đề tài.

Phần 2: Cơ sở lý luận và thực trạng quản lý dự án tại công ty Sunnet, hệ thống hóa
kiến thức lý luận cơ bản về phân tích và thiết kế hệ thống thông tin trong doanh nghiệp và
mô hình quản lý dự án của công ty Sunnet. Phân tích thực trạng quản lý dự án tại công ty,
từ đó đề xuất một số giải pháp phù hợp.
Phần 3: Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý dự án trên website công ty
Sunnet, dựa trên kết quả phân tích từ những phần trước tiến hành phân tích thiết kế hệ
thống thông tin quản lý dự án trên website công ty Sunnet theo hướng đối tượng. Tổng
kết lại đề tài nghiên cứu khóa luận và đưa ra hướng phát triển của đề tài.
3
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG
THÔNG TIN VÀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN CỦA CÔNG
TY SUNNET
2.3.1. Cơ sở lý luận về phân tích thiết kế hệ thống thông tin
i. Các khái niệm cơ bản về phân tích thiết kế hệ thống thông tin
Hệ thống thông tin là một tập hợp và kết hợp của các phần cứng, phần mềm và
các hệ mạng truyền thông được xây dựng và sử dụng để thu thập, tạo, tái tạo, phân phối
và chia sẻ các dữ liệu, thông tin và tri thức nhằm phục vụ các mục tiêu của tổ chức.
(Nguyễn Văn Ba, 2003, Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin, Nhà xuất bản Đại học
Quốc Gia Hà Nội)
Các tổ chức có thể sử dụng các hệ thống thông tin với nhiều mục đích khác nhau.
Trong việc quản trị nội bộ, hệ thống thông tin sẽ giúp đạt được sự thông hiểu nội bộ,
thống nhất hành động, duy trì sức mạnh của tổ chức, đạt được lợi thế cạnh tranh. Với bên
ngoài, hệ thống thông tin giúp nắm bắt được nhiều thông tin về khách hàng hơn hoặc cải
tiến dịch vụ, nâng cao sức cạnh tranh, tạo đà cho phát triển. Tùy thuộc vào mỗi hệ thống
mà mô hình hệ thống thông tin của mỗi tổ chức có đặc thù riêng, tuy nhiên chúng vẫn
tuân theo một quy tắc nhất định. Hệ thống thông tin được thực hiện bởi con người, các thủ
tục, dữ liệu và thiết bị tin học hoặc không tin học, nhiệm vụ của Hệ thống thông tin trong
doanh nghiệp là xử lý các thông tin trong tổ chức thuộc nhiều bộ phận như thông tin kinh
doanh, thông tin nhân sự, khách hàng,…. Ta hiểu xử lý thông tin là tập hợp những thao

tác áp dụng lên thông tin nhằm chuyển chúng về một dạng trực tiếp sử dụng được, làm
cho chúng trở thành hiểu được, tổng hợp hơn, truyền đạt hơn, hoặc có dạng đồ họa…
Các bộ phận cấu thành hệ thống thông tin:
Mọi hệ thống thông tin có 4 bộ phận: bộ phận đưa dữ liệu vào, bộ phận xử lý, kho
dữ liệu và bộ phận đưa dữ liệu ra (xem hình 2.1).
4
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Hình 2.1. Mô hình hệ thống thông tin.
Đầu vào (Inputs) của hệ thống thông tin được lấy từ các nguồn (Sources) và được
xử lý (Processing) bởi hệ thống sử dụng nó cùng với các dữ liệu đã được lưu trữ từ trước.
Kết quả xử lý (Outputs) được chuyển đến các đích (Destination) hoặc cập nhật vào kho
lưu trữ dữ liệu (Storage).
Một trong những bộ phận quan trọng nhất của hệ thống thông tin đó là cơ sở dữ
liệu. Dữ liệu có tầm quan trọng sống còn đối với một doanh nghiệp hay tổ chức, do vậy
mỗi khi phân tích, thiết kế một hệ thống thông tin thì yêu cầu đầu tiên đối với các phân
tích viên là làm việc với cơ sở dữ liệu. Trước đây khi máy tính điện tử chưa ra đời thì tất
cả các thông tin của hệ thống được thu thập và xử lý theo phương thức thủ công. Các dữ
liệu này được ghi trên bảng, ghi trên sổ sách… Ngày nay nhờ sự phát triển mạnh mẽ của
công nghệ máy tính mà việc xử lý, lưu trữ dữ liệu trở nên thuận tiện và nhanh chóng hơn
rất nhiều.
Phân tích hệ thống là quá trình tìm hiểu và định nghĩa những dịch vụ nào được
yêu cầu và các ràng buộc trong quá trình vận hành và xây dựng hệ thống.
Thiết kế hệ thống là quá trình nghiên cứu sự thực thi hệ thống và đưa ra những
quyết định về cài đặt, phù hợp với điều kiện công nghệ có được và đáp ứng các yêu cầu
phi chức năng về phía người dùng.
Kho dữ liệu
Nguồn
Thu thập
Đích
Phân phátXử lý/ Lưu trữ

Dữ
liệu
đầu
vào
Dữ
liệu
đầu
ra
5
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
ii. Quy trình phân tích thiết kế hệ thống thông tin
Các phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống dù được phát triển bởi nhiều tác
giả khác nhau, có nhiều điểm, thuật ngữ, quy ước khác nhau, nhưng tựu trung lại các
phương pháp luận này đều định ra các giai đoạn cơ bản cho quá trình phát triển dự án:
Khảo sát hiện trạng và xác lập dự án.
Qua quá trình khảo sát từ sơ bộ đến chi tiết hệ thống hiện tại ta phải có được các
thông tin về hệ thống qua đó đề xuất được các phương án tối ưu để dự án mang tính khả
thi cao nhất. Khảo sát thường được tiến hành qua bốn bước:
- Bước 1: Khảo sát và đánh giá hiện trạng hoạt động của hệ thống cũ. Tìm hiểu các
hoạt động của hệ thống hiện tại nhằm xác định các thế mạnh và các yếu kém của nó.
- Bước 2 : Đề xuất mục tiêu cho hệ thống mới. Xác định phạm vi ứng dụng và các
ưu nhược điểm của hệ thống dự kiến. Cần xác định rõ lĩnh vực mà hệ thống mới sẽ làm,
những thuận lợi và những khó khăn khi cải tiến hệ thống
- Bước 3 : Đề xuất ý tưởng cho giải pháp mới có cân nhắc tính khả thi. Phác hoạ
các giải pháp thoả mãn các yêu cầu của hệ thống mới đồng thời đưa ra các đánh giá về
mọi mặt ( Kinh tế, xã hội, thuận tiện ) để có thể đưa ra quyết định lựa chọn cuối cùng.
- Bước 4 : Vạch kế hoạch cho dự án cùng với dự trù tổng quát. Xây dựng kế hoạch
triển khai cho các giai đoạn tiếp theo. Dự trù các nguồn tài nguyên (Tài chính, nhân sự,
trang thiết bị ) để triển khai dự án.
Phân tích hệ thống : Xác định chức năng nghiệp vụ là bước đầu tiên của phân tích

hệ thống. Để phân tích yêu cầu thông tin của tổ chức ta phải biết được tổ chức thực hiện
những nhiệm vụ, chức năng gì. Từ đó tìm ra các dữ liệu, các thông tin được sử dụng và
tạo ra trong các chức năng cũng như những hạn chế, các ràng buộc đặt lên các chức năng
đó. Tất cả mọi hệ thống đều phải sử dụng một cơ sở dữ liệu của mình, đó có thể là một cơ
sở dữ liệu đã có hoặc một cơ sở dữ liệu được xây dựng mới. Cũng có những hệ thống sử
dụng cả cơ sở dữ liệu cũ và mới. Việc phân tích và thiết kế cơ sở dữ liệu cho một hệ
thống có thể tiến hành đồng thời với việc phân tích và thiết kế hệ thống hoặc có thể tiến
hành riêng. Vấn đề đặt ra là cần xây dựng một cơ sở dữ liệu giảm được tối đa sự dư thừa
dữ liệu đồng thời phải dễ khôi phục và bảo trì.
6
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Thiết kế hệ thống: Sau giai đoạn phân tích, khi các yêu cầu cụ thể đối với hệ
thống đã được xác định, giai đoạn tiếp theo là thiết kế cho các yêu cầu mới. Công tác thiết
kế xoay quanh câu hỏi chính: Hệ thống làm cách nào để thỏa mãn các yêu cầu đã được
nêu trong Đặc Tả Yêu Cầu? Một số các công việc thường được thực hiện trong giai đoạn
thiết kế: Nhận biết form nhập liệu tùy theo các thành phần dữ liệu cần nhập, nhận biết
reports và những output mà hệ thống mới phải sản sinh, thiết kế forms (vẽ trên giấy hay
máy tính, sử dụng công cụ thiết kế), nhận biết các thành phần dữ liệu và bảng để tạo
database, ước tính các thủ tục giải thích quá trình xử lý từ input đến output. Kết quả giai
đoạn thiết kế là Đặc Tả Thiết Kế (Design Specifications). Bản Đặc Tả Thiết Kế Chi Tiết
sẽ được chuyển sang cho các lập trình viên để thực hiện giai đoạn xây dựng phần mềm.
Xây dựng hệ thống: Đây là giai đoạn viết lệnh (code) thực sự, tạo hệ thống. Từng
người viết code thực hiện những yêu cầu đã được nhà thiết kế định sẵn. Cũng chính
người viết code chịu trách nhiệm viết tài liệu liên quan đến chương trình, giải thích thủ
tục (procedure) mà anh ta tạo nên được viết như thế nào và lý do cho việc này. Để đảm
bảo chương trình được viết nên phải thoả mãn mọi yêu cầu có ghi trước trong bản Đặc Tả
Thiết Kế Chi Tiết, người lập trình cũng đồng thời phải tiến hành thử nghiệm phần chương
trình của mình.
iii. Các phương pháp phân tích thiết kế hệ thống
Phương pháp hướng cấu trúc

Đặc trưng của phương pháp hướng cấu trúc là phân chia chương trình chính tành
nhiều chương trình con, mỗi chương trình con nhằm đến thực hiện một công việc xác
định. Cách thực hiện của phương pháp hướng cấu trúc là phương pháp thiết kế từ trên
xuống (top-down). Phương pháp này tiến hành phân rã bài toán thành các bài toán nhỏ
hơn, rồi tiếp tục phân rã các bài toán con cho đến khi nhận được bài toán có thể cài đặt
được ngay sử dụng các hàm ngôn ngữ lập trình hướng cấu trúc.
Đặc điểm:
- Tập trung vào công việc cần thực hiện (thuật toán)
7
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
- Chương trình lớn được chia thành các hàm nhỏ hơn.
- Phần lớn các hàm sử dụng dữ liệu chung
- Các hàm (thủ tục) truyền thông tin cho nhau thông qua cơ chế truyền tham số.
- Dữ liệu trong hệ thống được chuyển động từ hàm này sang hàm khác.
- Đóng gói chức năng (sử dụng hàm/thủ tục mà không cần biết nội dung cụ thể)
- Chương trình được thiết kế theo cách tiếp cận từ trên xuống (top - down)
Một số phương pháp phân tích có cấu trúc:
- Phương pháp SADT (Structured Analysis and Design Technie) của Mỹ dựa theo
phương pháp phân rã một hệ thống lớn thành các hệ thống con đơn giản hơn. Nó có hệ
thống trợ giúp theo kiểu đồ hoạ để biểu diễn các hệ thống và việc trao đổi thông tin giữa
các hệ con. Kỹ thuật chủ yếu của SADT là dựa trên sơ đồ luồng dữ liệu, từ điển dữ liệu
(Data Dictionnary), ngôn ngữ mô tả có cấu trúc, ma trận chức năng. Nhưng SADT chưa
quan tâm một cách thích đáng đối với mô hình chức năng của hệ thống.
- Phương pháp MERISE (MEthod pour Rassembler les Idees Sans Effort) của
Pháp dựa trên các mức bất biến (còn gọi là mức trừu tượng hoá) của hệ thống thông tin
như mức quan niệm, mức tổ chức, mức vật lý và có sự kết hợp với mô hình.
- CASE (Computer-Aided System Engineering) - phương pháp phân tích và thiết
kế tự động nhờ sự trợ giúp của máy tính. Từ kinh nghiệm và nghiên cứu trong quá trình
xây dựng hệ thống, hãng Oracle đã đưa ra một tiếp cận công nghệ mới - Phương pháp
luận phân tích và thiết kế hệ thống CASE*Method. Đây là một cách tiếp cận theo hướng

"topdown" và rất phù hợp với yêu cầu xây dựng một hệ thống thông tin trong các doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh thương mại.
Phương pháp hướng đối tượng
Cách tiếp cận hướng đối tượng là một lối tư duy theo cách ánh xạ các thành phần
trong bài toán vào các đối tượng ngoài đời thực. Với cách tiếp cận này, một hệ thống
được chia tương ứng thành các thành phần nhỏ gọi là các đối tượng, mỗi đối tượng bao
gồm đầy đủ cả dữ liệu và hành động liên quan đến đối tượng đó. Các đối tượng trong một
8
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
hệ thống tương đối độc lập với nhau và phần mềm sẽ được xây dựng bằng cách kết hợp
các đối tượng đó lại với nhau thông qua các mối quan hệ và tương tác giữa chúng.
Đặc điểm:
- Đặt trọng tâm vào đối tượng, tập trung vào dữ liệu thay vì hàm .
- Chương trình được chia thành các đối tượng .
- Các đối tượng tác động và trao đổi thông tin cho nhau thông qua các hàm với cơ
chế thông báo.
- Đóng gói chức năng và dữ liệu (với mỗi đối tượng ta không thể truy cập trực tiếp
vào các thành phần dữ liệu của nó mà phải thông qua các thành phần chức năng- phương
thức)
- Các cấu trúc dữ liệu được thiết kế để đặc tả được các đối tượng
- Các hàm xác định trên các vùng dữ liệu của đối tượng được gắn với nhau trên cấu
trúc dữ liệu đó.
- Chương trình được thiết kế theo cách tiếp cận từ dưới lên
Một số khái niệm cơ bản trong hướng đối tượng bao gồm:
- Đối tượng (object): một đối tượng biểu diễn một thực thể vật lý, một thực thể
khái niệm hoặc một thực thể phần mềm.
- Lớp (class): là mô tả một nhóm đối tượng có chung các thuộc tính, hành vi và các
mối quan hệ. Như vậy, một đối tượng là thể hiện của một lớp và một lớp là một định
nghĩa trừu tượng của đối tượng.
- Thành phần (component): là một phần của hệ thống hoạt động độc lập và giữ một

chức năng nhất định trong hệ thống.
- Gói (package): là một cách tổ chức các thành phần, phần tử trong hệ thống thành
các nhóm. Nhiều gói có thể được kết hợp với nhau trở thành một hệ thống con
(subsystem).
- Kế thừa: trong phương pháp hướng đối tượng, một lớp có thể sử dụng lại các
thuộc tính và phương thức của một hay nhiều lớp khác. Kiểu quan hệ này gọi là quan hệ
kế thừa, và được xây dựng dựa trên mối quan hệ kế thừa trong bài toán thực tế.
9
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Các phương pháp hướng đối tượng:
- Phương pháp HOOD (Hierarchical Object Oriented Design) là một phương pháp
được lựa chọn để thiết kế các hệ thống thời gian thực. Những phương pháp này lại yêu
cầu các phần mềm phải được mã hoá bằng ngôn ngữ lập trình ADA. Do vậy phương pháp
này chỉ hỗ trợ cho việc thiết kế các đối tượng mà không hỗ trợ cho các tính năng kế thừa
và phân lớp.
- Phương pháp RDD (Responsibility Driven Design) dựa trên việc mô hình hoá hệ
thống thành các lớp. Các công việc mà hệ thống phải thực hiện được phân tích và chia ra
cho các lớp của hệ thống. Các đối tượng trong các lớp của hệ thống trao đổi các thông báo
với nhau nhằm thực hiện công việc đặt ra. Phương pháp RDD hỗ trợ cho các khái niệm về
lớp, đối tượng và kế thừa trong cách tiếp cận hướng đối tượng.
- Phương pháp OMT (Object Modelling Technique) là một phương pháp được xem
là mới nhất trong cách tiếp cận hướng đối tượng. Phương pháp này đã khắc phục được
một số nhược điểm của các phương pháp tiếp cận hướng đối tượng trước mắc phải.
Trên mặt lý thuyết ta thấy cách tiếp cận hướng đối tượng có các bước phát triển
hơn so với tiếp cận hướng chức năng. Nhưng trong thực tế việc phân tích và thiết kế hệ
thống theo cách tiếp cận hướng đối tượng gặp rất nhiều khó khăn vì chưa có nhiều các
công cụ phát triển hỗ trợ cho việc thiết kế hướng đối tượng. Chính vì vậy cách tiếp cận
này vẫn chưa được phát triển rộng rãi.
So sánh phương pháp hướng cấu trúc và phương pháp hướng đối tượng
Phương pháp hướng cấu trúc có ưu điểm là tư duy phân tích thiết kế rõ ràng,

chương trình sáng sủa, dễ hiểu. Tuy nhiên, phương pháp này có một số nhược điểm.
Phương pháp hướng cấu trúc không hỗ trợ việc sử dụng lại. Các chương trình hướng cấu
trúc phụ thuộc chặt chẽ vào cấu trúc dữ liệu và bài toán cụ thể, do đó không thể dùng lại
một modul nào đó trong phần mềm này cho phần mềm mới với các yêu cầu về dữ liệu
khác. Phương pháp này cũng không phù hợp cho phát triển các phần mềm lớn. Nếu hệ
thống thông tin lớn, việc phân ra thành các bài toán con cũng như phân các bài toán con
thành các modul và quản lý mối quan hệ giữa các modul đó sẽ là không phải dễ dàng và
10
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
dễ gây ra các lỗi trong phân tích và thiết kế hệ thống, cũng như khó kiểm thử và bảo trì.
Có hàm có thể truy cập và thay đổi dữ liệu chung gây khó kiểm soát (nhất là đối với
chương trình lớn, phức tạp). Nếu thay đổi cấu trúc dữ liệu dùng chung cho một số hàm thì
phải thay đổi các hàm liên quan dữ liệu đó. Mô hình được xây dựng theo cách tiếp cận
này không mô tả được đầy đủ và trung thực hệ thống trong thực tế (phân tích, thiết kế).
Chính vì thế phương pháp này không thích hợp để xây dựng những phần mềm rất lớn.
Khác với phương pháp hướng cấu trúc chỉ tập trung hoặc vào dữ liệu hoặc vào
hành động, phương pháp hướng đối tượng tập trung vào cả hai khía cạnh của hệ thống là
dữ liệu và hành động. Đối với phương pháp hướng đối tượng dữ liệu và các hàm mới có
thể dễ dàng bổ sung vào đối tượng nào đó khi cần thiết khiến hệ thống dễ nâng cấp thành
hệ thống lớn hơn. Dữ liệu được bao bọc, che dấu và không cho phép các hàm ngoại lai
truy cập tự do mà dữ liệu của một đối tượng chỉ có thể được truy cập bởi chính các hàm
xác định trong đối tượng đó đảm bảo chương trình an toàn. Mô hình được xây dựng gần
với hệ thống thực tế .Thông qua nguyên lý kế thừa, loại bỏ đoạn chương trình lặp lại khi
khai báo lớp và mở rộng khả năng sử dụng các lớp, ngắn gọn, tiết kiệm thời gian. Cách
thiết kế đặt trọng tâm vào dữ liệu, xây dựng mô hình chi tiết và cài đặt dễ hơn.
iv. Phân tích thiết kế hệ thống thông tin bằng UML
UML (Unifield Modeling Language) là một ngôn ngữ mô hình hoá thống nhất có phần
chính bao gồm những ký hiệu hình học, được các phương pháp hướng đối tượng sử dụng
để thể hiện và miêu tả các thiết kế của một hệ thống. Nó là một ngôn ngữ để đặc tả, trực
quan hoá, xây dựng và làm sưu liệu cho nhiều khía cạnh khác nhau của một hệ thống có

nồng độ phần mềm cao. UML có thể được sử dụng làm công cụ giao tiếp giữa người
dùng, nhà phân tích, nhà thiết kế và nhà phát triển phần mềm.
Các bước phân tích thiết kế hướng đối tượng được xây dựng trên biểu đồ các kí
hiệu UML, đây là ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất được xây dựng để mô hình hóa quá
trình phát triển hệ thống phần mềm hướng đối tượng. Phân tích thiết kế hướng đối tượng
chia làm hai pha: pha phân tích và pha thiết kế.
Pha phân tích:
11
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
- Xây dựng Biểu đồ use case: Dựa trên tập yêu cầu ban đầu, người phân tích tiến
hành xác định các tác nhân, use case và các quan hệ giữa các use case để mô tả lại các
chức năng của hệ thống. Một thành phần quan trọng trong biểu đổ use case là các kịch
bản mô tả hoạt động của hệ thống trong mỗi use case cụ thể.
- Xây dựng biểu đồ lớp: Xác định tên các lớp, các thuộc tính của lớp, một số
phương thức và mối quan hệ cơ bản trong sơ đồ lớp.
- Xây dựng biểu đồ trạng thái: Mô tả các trạng thái và chuyển tiếp trạng thái trong
hoạt động của một đối tượng thuộc một lớp nào đó.
Pha thiết kế:
- Xây dựng các biểu đồ tương tác (biểu đồ cộng tác và biểu đồ tuần tự): mô tả chi
tiết hoạt động của các use case dựa trên các scenario đã có và các lớp đã xác định trong
pha phân tích.
- Xây dựng biểu đồ lớp chi tiết: tiếp tục hoàn thiện biểu đồ lớp bao gồm bổ sung
các lớp còn thiếu, dựa trên biểu đồ trạng thái để bổ sung các thuộc tính, dựa trên biểu đồ
tương tác để xác định các phương thức và mối quan hệ giữa các lớp.
- Xây dựng biểu đồ hoạt động: Mô tả hoạt động của các phương thức phức tạp
trong mỗi lớp hoặc các hoạt động hệ thống có sự liên quan của nhiều lớp.
- Xây dựng biểu đồ thành phần: xác định các gói, các thành phần và tổ chức phần
mềm theo các thành phần đó.
- Xây dựng biểu đồ triển khai hệ thống: xác định các thành phần và các thiết bị cần
thiết để triển khai hệ thống, các giao thức và dịch vụ hỗ trợ.

2.3.2. Tổng quan về quản lý dự án
i. Các khái niệm cơ bản
Khái niệm dự án: Có rất nhiều khái niệm dự án có cách diễn đạt khác nhau, tuy
nhiên tựu chung lại khái niệm dự án đều có chung nội dung ý nghĩa. Sau đây là một số
khái niệm dự án đầy đủ và rõ ràng nhất.
Dự án là một chuỗi các công việc (nhiệm vụ, hoạt động) nhằm đạt được mục tiêu
đề ra trong điều kiện ràng buộc về phạm vi, thời gian và ngân sách (Trương Mỹ Dung,
2005, Giáo trình Quản lý dự án, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Tp.HCM).
12
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Dự án là một quá trình gồm các công tác, nhiệm vụ có liên quan với nhau, được
thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra trong điều kiện ràng buộc về thời gian, nguồn
lực và ngân sách (Cao Hào Thi, 2008, Quản lý dự án, Trung tâm Viện Công Nghệ Châu Á
tại Việt Nam).
Hay nói cách khác dự án là một tập hợp các hoạt động có liên quan đến nhau được
thực hiện trong một khoảng thời gian có hạn, với những nguồn lực đã được giới hạn; nhất
là nguồn tài chính có giới hạn để đạt được những mục tiêu cụ thể, rõ ràng, làm thỏa mãn
nhu cầu của đối tượng mà dự án hướng đến. Thực chất, Dự án là tổng thể những chính
sách, hoạt động và chi phí liên quan với nhau được thiết kế nhằm đạt được những mục
tiêu nhất định trong một thời gian nhất định.
Các đặc tính của dự án:
Tính mục tiêu: Dự án bao giờ cũng có một hoặc một số mục tiêu rõ ràng. Định
hướng mục tiêu của dự án luôn được duy trì trong suốt quá trình thực hiện dự án. Sản
phẩm cuối cùng của dự án luôn được đánh giá xem có phù hợp, có đạt được mục tiêu
không.
Có các hạn định rõ ràng: Lịch biểu các công việc trong dự án được xác định trước.
Các ngày bắt đầu, ngày kết thúc được người quản lý dự án đề ra rõ ràng trong kế hoạch.
Các mốc thời gian thực hiện công việc luôn được theo dõi và đem ra đánh giá.
Sự giới hạn: Dự án luôn có giới hạn về nguồn lực, giới hạn về kinh phí, giới hạn về
thời gian. Vai trò của nhà quản lý dự án là làm thế nào để hoàn thành mục tiêu đã đề ra

trong điều kiện giới hạn của dự án.
Khái niệm quản lý dự án:
Quản lý dự án là ngành khoa học nghiên cứu về việc lập kế hoạch, tổ chức và quản
lý, giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời
gian, trong phạm vi ngân sách đã được duyệt, đảm bảo chất lượng, đạt được mục tiêu cụ
thể của dự án và các mục đích đề ra. Dự án là tổng thể những chính sách, hoạt động và chi
phí liên quan với nhau được thiết kế nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong một
thời gian nhất định.
Hay nói cách khác, quản lý dự án là một quá trình hoạch định (planning), tổ chức
(organizing), lãnh đạo (leading/directing) và kiểm trả (controlling) các công việc và
13
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
nguồn lực để hoàn thành các mục tiêu đã định. (Cao Hào Thi, 2008, Quản lý dự án, Trung
tâm Viện Công Nghệ Châu Á tại Việt Nam.)
Các tiêu chuẩn đánh giá việc quản lý dự án
Hình 2.2 Các tiêu chuẩn đánh giá việc quản lý dự án
Một dự án thành công có các đặc điểm sau (Cao Hào Thi, 2008, Quản lý dự án,
Trung tâm Viện Công Nghệ Châu Á tại Việt Nam.):
- Hoàn thành trong thời gian quy định (Within Time)
- Hoàn thành trong chi phí cho phép (Within Cost)
- Đạt được thành quả mong muốn (Design Performance)
- Sử dụng nguồn lực được giao một cách hiệu quả (Effective) và hữu hiệu
(Efficiency).
ii. Các giai đoạn của dự án
Dự án chia làm 4 giai đoạn chính là Xây dựng ý tưởng, Phát triển, Thực hiện và
Kết thúc. Bảng 2.1 sau đây mô tả các giai đoạn của dự án và nội dung, công việc của từng
giai đoạn.
Chi phí
Thời gian
Thành quả

Ngân sách
cho phép
Thời hạn
quy định
Yêu cầu về
thành quả
Mục tiêu
14
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Giai đoạn Nội dung Công việc
Xây dựng ý tưởng Xác định bức tranh toàn
cảnh về mục tiêu và kết
quả cuối cùng của dự án,
phương pháp thực hiện.
Khảo sát tập hợp số liệu.
Xác định yêu cầu.
Đánh giá rủi ro.
Dự án nguồn lực.
So sánh lựa chọn dự án.
Phát triển Là giai đoạn chi tiết xem
dự án cần được thực hiện
như thế nào.
Tập trung vào công tác
thiết kế và lập kế hoạch.
Thành lập nhóm dự án và cấu
trúc tổ chức.
Lập kế hoạch tổng thể.
Phân tích và lập bảng chi tiết
công việc.
Lập kế hoạch thời gian.

Lập kế hoạch ngân sách
Lập kế hoạch nguồn lực cần
thiết.
Lập kế hoạch chi phí.
Xin phê chuẩn trực tiếp.
Thực hiện Tổ chức triên khai các
nguồn lực.
So sánh, đánh giá lựa chọn
công cụ thiết bị, kỹ thuật.
Kết thúc Hoàn thành dự án Hoàn thành sản phẩm.
Bàn giao dự án.
Báo cáo, lưu trữ hồ sơ.
Giải phóng nguồn lực.
Đánh giá dự án.
Bảng 2.1 Bảng mô tả các giai đoạn của dự án
iii. Qui trình quản lý dự án
15
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Các dự án thường bao gồm một số quy trình liên kết với nhau. Các quy trình này
lặp đi lặp lại và diễn ra trong từng giai đoạn của vòng đời dự án và tác động lẫn nhau.
Hình 2.3 mô tả mối quan hệ giữa các quy trình.
Hình 2.3 Các quy trình trong quản lý dự án
Cả 5 quy trình quản lý dự án đều hoạt động tại từng giai đoạn vòng đời dự án,
nhưng mỗi quy trình hoạt động có mức độ khác nhau tùy theo mỗi giai đoạn. Chẳng hạn
như sự lặp lại của quá trình khởi tạo tiến hành ở phần đầu mỗi giai đoạn nhằm tập trung
vào yêu cầu và mục tiêu nghiệp vụ trong giai đoạn đó. Các quy trình này là :
Khởi tạo : Sự cấp phép dự án hay một giai đoạn nào đó
Lập kế hoạch : Sàng lọc các mục tiêu của dự án và lựa chọn phương án tốt nhất để
đạt được các mục tiêu đó
Thực thi kế hoạch : Quản lý, phân bổ các nguồn lực để thực hiện kế hoạch.

Kiểm soát : Giám sát và xem xét mức độ tiến hành trên cơ sở nguyên tắc nhằm xác
định những điểm khác biệt so với kế hoạch đã đề ra để thực hiện các hoạt động cần thiết
nhằm hiệu chỉnh, đảm bảo dự án đi đúng hướng, đáp ứng các mục tiêu của dự án ban đầu.
Kết thúc : Đạt được ký kết hoàn tất và đưa dự án hoặc giai đoạn đó đến một kết
thúc theo thứ tự.
Lập kế hoạch
Kiểm soát
Thực
hiện
Kết thúc
Khởi tạo
16
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
2.3.3. Thực trạng hệ thống thông tin quản lý dự án tại công ty Sunnet
i. Giới thiệu về công ty Sunnet
Tên tiếng Việt Công ty cổ phần giải pháp CNTT và truyền thông
Sunnet
Tên giao dịch SunNet Information Technology Solution and
Communication Joint Stock Company
Tên viết tắt SUNNET JSC
Đăng ký kinh doanh Công ty cổ phần
Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh
Số 0102630674 do Phòng đăng ký kinh doanh, sở Kế
hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp lần thứ 4 ngày
20 tháng 03 năm 2011
Mã số Thuế 0102630674
Địa chỉ P 303, CTCP May Nông nghiệp – Số 1, Ngõ 120
Trường Chinh, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại (+84) 4 6291 3151

Fax (+84) 4 3576 5504
Email
Website


Hình 2.4 sau đây mô tả cơ cấu tổ chức công ty Sunnet, cao nhất là Hội đồng quản
trị, Ban giám đốc điều hành các bộ phận.
17
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Hình 2.4 Cơ cấu tổ chức công ty Sunnet
Sản phẩm của công ty Sunnet được chia ra làm các dòng sản phẩm chính:
Mobile Game: là các game được sản xuất trên nền tảng các hệ điều hành phổ biến
nhất hiện nay như Java, Android, iPhone, Rim…
Mobile Application: là các ứng dụng cho điện thoại di động đáp ứng các nhu cầu
chat, nghe nhạc, đọc truyện…của người dung. Các ứng dụng trên điện thoại di động được
Sunnet phát triển tập trung vào các nền tảng phổ biến như Java, Android.
Mobile Web: là hệ thống website được xây dựng và thiết kế phục vụ cho nhu cầu
truy xuất thông tin của người dung các thiết bị di động.
WebGame: là hệ thống các game được xây dựng để phục vụ nhu cầu chơi game của
những người sử dụng Internet trên máy tính.
Hội đồng quản trị
Ban giám đốc
Tổng giám đốc Giám đốc thông tin Giám đốc hệ thống
Hệ thốngĐạo diễn
Lập trình
Đồ họa
Test
Kinh doanh
Hành chính nhân sự
Kế toán

Nội dung
18

×