Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Nghiên cứu quy hoạch môi trường cấp huyện, ứng dụng cho các huyện đặc trưng (Thường Xuân, Thọ Xuân, Hậu Lộc) của tỉnh Thanh Hóa điều tra, thu thập số liệu tư l151934

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.9 MB, 27 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
• • *
TRUỒNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TựNHIÊN
ĐẼ TÀI TRỌNG DlẩM CẤP DẠI HỌC QUỐC GIA
NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH MỒI TRƯỜNG CẤP HUYỆN, ÚNG DỤNG
CHO CÁC HUYỆN ĐẶC TRƯNG (THƯỜNG XUÂN, THỌ XUÂN,
HẬU LỘC) CỦA TỈNH THANH HOÁ
BÁO crio CHUVỄN Đ€
ĐIỂU TRA, THU THẬP số LIỆU Tư LIỆU VẼ ĐIỂU KIỆN Tự NHIÊN, KINH TẾ XÃ
HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÕI TRƯỞNG HUYỆN IHUỪNG XUÂN
ThS. Đàm Duy Ân
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
ĐAI HOC QIJOC NÔ
T p (J N G TA M T ‘r-ĩ 0 r ' ’ T'r J ' H' ' J IF. N
Í>T 7 Ỹ5 q
HÀ NỘI, 2007
1
I. ĐIỀU KIỆN T ự NHIÊN HUYỆN THƯỜNG XUÂN
1.1. Vị trí địa lý
Thường Xuân là huyện ở phía tây nam tỉnh Thanh Hoá. Diện tích 1.105,8 km2.
Gồm 1 thị trấn (Thường Xuân - huyện lị), 19 xã (Bát Mọt, Yên Nhân, Xuân Khao,
Xuân Liên, Xuân Lẹ, Vạn Xuân, Xuân Mỹ, Lương Sơn, Xuân Cao, Luận Thành, Luận
Khê, Xuân Thắng, Xuân Lộc, Xuân cẩm, Xuân Dưcmg, Thọ Thanh, Ngọc Phụng, Xuân
Chinh, Tân Thành).
Huyện lỵ Thường Xuân cách thành phố Thanh Hoá 52 km và cách thị trấn Lam
Scm 6 km đều về phía Tây. Là huyện trọng điểm phát triển lâm nghiệp và có hổ chứa
thuỷ điện Cửa Đạt, nhưng có nhiều khó khăn trong thu hút vốn đầu tư phát triển.
Đường giao thông đi lại các xã trong huyện còn nhiều khó khăn.
Huyện Thường Xuân có toạ độ địa lý từ 19045, đến 200 07, 15„ vĩ độ Bắc và
104054/33// đến 105023/55// kinh độ Đông, ranh giới tiếp giáp sau:
- Phía Bắc giáp với huyện Lang Chánh, Ngọc Lặc.


- Phía Tây giáp với Nghệ An và tỉnh Hủa Phăn (nước CHDCND Lào).
- Phía Đông giáp với huyện Thọ Xuân.
- Phía Nam giáp với các huyện Triệu Sơn, Như Xuân, Như Thanh.
1.2. Khí hâu, thời tiết, thuỷ văn:
a.Khí hậu, thời tiết:
Theo tài liệu của Trạm Dự báo và phục vụ khí tượng thuỷ văn Thanh Hoá, huyện
Thường Xuân có các đặc trưng chủ yếu như sau:
Nhiệt độíĩổng nhiệt độ năm 8.300 - 8.500°c. Nhiệt độ không khí trung bình năm
23 - 24°, nhiệt độ trung bình tháng 1:15,5 - 16,5°c, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối xuống
đến 2°c. nhiệt độ trung bình tháng VII: 7 - 28°c. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối chưa quá
40°c.
Lượng mưa: tổng lượng mưa trong năm là 1600 - 2000mm, phân bố mưa trong
năm không đều, mùa mưa bắt đầu từ tháng V đến tháng X, chiếm từ 60 - 80% tổng
lượng mưa cả năm. Các tháng có lượng mưa lớn nhất : từ tháng VII đến tháng IX
thường gây lũ lụt cục bộ, các tháng có lượng mưa thấp từ tháng XII cho tới tháng II
năm sau, thường gây hạn hán.
Độ ẩm không khí: ẩm độ trung bình năm 85 - 86%, tháng có độ ẩm cao nhất là
tháng IV khoảng91%, tháng thấp nhất là tháng XI và XII: 80 - 83%
Lượng bốc hơi: tổng lượng bốc hới 761 -895%mm/năm. tháng VII có lượng bốc
hơi lớn nhất là: 131mm; tháng II, tháng III có lượng bốc hơi thấp nhất 40 - 43 mm.
Gió: có 2 hướng gió chính:gió mùa Đông Bắc từ tháng X đến tháng IX năm sau
và gió mùa Đông Nam từ tháng IV đến tháng IX. Ngoài ra còn có gió Tây khô nóng
xen kẽ với gió mùa Đông Nam.
2
Nhận xét: nhìn chung khí hậu thuận lợi cho nhiều loại động, thực vật sinh trưởng
và phát triển, đồng thời, cũng có những bất lợi như rét, hạn hán vào mùa khô. Mùa mưa
gây lũ lụt, xói lở, xói mòn đất đai, làm ảnh hưởng đến môi trường; thường phát sinh
dịch bệnh.
b. Thuỷ văn:
Thường Xuân có hệ thống sông chính là sông Chu bao gồm các nhánh: Sông

Khao, sông Đằn, sông Đạt. Ngoài ra còn có sông âm chạy dọc theo ranh giới 2 huyện
Thường Xuân và Ngọc Lặc với tổng chiều dài của hệ thống sông suối trên 1000 km,
diện tích lưu vực >1000km2, tổng lượng dòng chảy là 1.276.448.106 m3. Là nguồn cung
cấp nước dổi dào cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của một bộ phận dân cư trong huyện
và vùng hạ lưu.
- Sông Chu: diện tích lưu vực sông khoảng 27000 ha, mođun dòng chảy
35401it/s/km2. Tổng lượng chảy trung bình: 350.339 xio6 m3/năm, lưu lượng trung
bình: 145 m3/s, lưu lượng kiệt: 23 m3/s. Cao trình mực nước ở Bái Thượng đo được lớn
nhất 21,41 mét, thấp nhất 15,8 mét.
- Sông Khao: diện tích lưu vực khoảng 30.000 ha. Môđun dòng chảy 35 - 40
lít/s/km2. Tổng lượng dòng chảy trung bình 385.836 X 106m3/nãm. Cao trinh mực nước
đo được tại sông Khao lớn nhất 47,8 mét, thấp nhất 32,6 mét, trung bình 45,12 mét.
- Sông Đằn: diện tích lưu vực khoảng 25.000 ha. Môđun dòng chảy 25 - 30
lít/s/km2. Tổng lượng dòng chảy trung bình 257.948 X 106m3/năm. Cao trinh mực nước
đo tại Xuân Cao lớn nhất 18,2 mét, thấp nhất 11,4 mét, trung bình 14,7 mét.
1.3. Địa hình:
Thường Xuân thuộc kiểu địa hình đồi núi thấp, bị chia cắt nhiều, độ dốc tương
đối lớn, có các đỉnh núi lớn như: Bù Chò (cao 1.563 m), Bù Rinh (cao 1.291m).
Địa hình được phân chia độ dốc như sau:
- Địa hình bằng phẳng từ 0°<3°, diện tích 5.357,91 ha, chiếm 4,98% diện tích tự
nhiên.
- Độ dốc từ 3 - 8° diện tích 5.328,29 ha, chiếm 4,95% diện tích tự nhiên.
- Độ dốc từ 9 - 15° diện tích 10.021,38 ha, chiếm 9,30% diện tích tự nhiên.
- Độ dốc từ 15 - 20° diện tích 11.936,15 ha, chiếm 11,09% diện tích tự nhiên.
- Độ dốc từ 20 - 25° diện tích 13.469,72 ha, chiếm 12,51% diện tích tự nhiên.
- Độ dốc từ trên 25° diện tích 61.548,50 ha, chiếm 57,17% diện tích tự nhiên.
- Đất có độ dốc < 15° dành riêng cho phát triển sản xuất nông nghiệp như: trồng
lúa nước, cây hàng nãm khác, rau màu và xây dựng các công trinh phúc lợi.
- Đất có địa hình dốc từ 15 - 25° có thể sử dụng mô hình nông, lâm kết hợp, trồng
rừng ( tăng độ che phủ cho đất, chống rửa trôi, xói mòn).

- Đất có độ dốc >25° dành riêng cho phát triển lâm nghiệp, có thể trồng rừng hoặc
khoanh nuôi thành rừng phòng hộ.
3
1.4. Tài nguyên thiên nhiên:
a. Tài nguyên đất:
• Nhóm đất xám: diện tích 96.725,65 ha, chiếm 89,84%. Nhóm đất này chủ yếu
phân bố ở núi cao, có thể phục vụ cho phát triển lâm nghiệp
• Nhóm đất đỏ: diện tích 3.392,78 ha, chiếm 3,15%. Nhóm này phân bố ở đồi núi
thấp. Cây trồng chủ yếu là nông lâm kết hợp với trồng xen, trong đó có trồng cây hàng
năm khác. Phân bố ở các công trình xây dựng cơ bản, dân cư và đất chuyên dùng, về
lâu dài loại đất này có thể cải tạo trồng cây lâm nghiệp, cây công nghiệp và cây lâu
năm khác, gồm: Đất nâu đỏ điển hình, diện tích 3.207,77 ha, đất nâu vàng điển
hình, diện tích 185,01 ha.
• Nhóm đất tầng mỏng, diện tích 5.327,97 ha, chiếm 4,96%. Nhóm đất này phân
bố ở độ dốc không cao lắm, độ che phủ thấp nên thường bị rửa trôi, xói mòn. Trong
nhưng năm tới cần trồng các loại cây cải tạo đất và áp dụng cây trồng nông lâm kết
hợp, tăng độ che phủ cho đất, gồm: Đất tầng mỏng chua điển hình, diện tích 3.189,08
ha, Đất mỏng điển hình đá lẫn nồng, diện tích 1.711,81 ha, Đất tầng mỏng bão hoà
bazơ điển hình, diện tích 427,08 ha.
Đất ở Thường Xuân tuy là đồi núi, nhưng bao gồm nhiều nhóm đất, màu mỡ như
kết quả điều tra thổ nhưỡng đã nêu. Trong quá khứ cây quế Thường Xuân rất nổi tiếng
ở độ dày của quế, chất lượng sản phẩm cao
b. Tài nguyên rừng, động thực vật:
Theo số liệu thống kê quy hoạch đất đai, Thường Xuân hiện có 57.256,34 ha
rừng, trong đó: Rừng trồng: 6.368,44 ha; Rừng tự nhiên: 50.885,90 ha; Ươm cây
giống: 2,00 ha.
Rừng thuộc huyện Thường Xuân có nhiều loại gỗ và động vật quý hiếm. Lượng
tăng trưởng và phục hồi nhanh. Tuy nhiên hiện tại một số loài gỗ quý hiếm và thú đang
có nguy có sụt giảm nhanh do sự khai thác chưa hợp lý của con người
Trữ lượng gỗ toàn bộ rừng thuộc huyện Thường Xuân ước tính khoảng 1,13 triệu

m3. Trong đó, trữ lượng rừng tự nhiên có 0,69 triệu m \ trữ lượng gỗ rừng trồng có
khoảng 0,4 m3 và có 31.430 triệu cây tre nứa chiếm số lượng còn lại.
Rùng và sản xuất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn trong huyện, có ý nghĩa rất lớn
trong đường lối chiến lược phát triển kinh tế - xã hội gắn liền với an ninh quốc phòng
và cảnh quan môi trường, trong hợp tác quốc tế cho giai đoạn này.
Thảm thực vật phong phú có tới 752 loài thực vật, trong đó có 500 loài có giá trị
kinh tế cao. Cụ thể:
• Nhóm cây gỗ có Vù Hương, Lát Hoa, Lim Xanh, Pơmu, Gụ mật, Sến
• Nhóm họ dầu nhựa: 23 loài như: Trầm gió, Màng Tang, Bời Lời, Quế
• Nhóm cây làm thuốc: 156 loài như: Thổ phục linh, Thảo quyết mình, mã tiền
• Nhóm cây ăn được: 40 loài như: Trám, Sấu, Sim, Bứa
4
• Nhóm cây dùng đan lát cho sợi: 23 loài như: Tre, Nứa, Song, Mây
• Nhóm cây cảnh bóng mát: 80 loài như: Hải đường, Kim giao, Cau vua
Thường Xuân có động vật tự nhiên hoan dã đa dạng và phong phú. Hiện còn 55
loài thú, 8 bộ, 25 họ.
Các loài thú lớn như: Bò tót, Nai, Sói, Gấu ngựa, Gấu chó, bộ linh trường, khỉ mặt
đỏ, khỉ mặt vàng, khỉ mặt trắng, culi w Trong 55 loài thú có 20 loài được ghi trong
sách đỏ.
Thú hệ chim có tới 136 loài, 11 bộ, 29 họ gồm gà rừng, gà Lôi trắng, Hồng hoàng
w
c. Tài nguyên nước:
Nước mặt:
Với hệ thống sông suối tự nhiên cùng với các hồ đập, lượng mưa lớn tạo ra nguồn
nước mặt dồi dào. Hàng năm tổnglượng nước dòng chảy sông suối tự nhiên cung cấp
2.200 triệu m3 nước. Do địa hình bị chia cắt nhiều nên phân bô' nước không đồng đều
trong toàn huyện: có nơi dư thừa, có nơi thiếu và trữ lượng phụ thuộc theo mùa. Hiện
tại trong toàn huyện có tới 25 hồ chứa nước với diện tích 54,22 ha, 39 đập đất, đập đá
và đập xây với 48,9 ha và hệ thống kênh mương tưới tiêu phục vụ đời sống và trồng
trọt.

Hiện nay, tại huyện Thường Xuân đang xây dựng hồ chưa nước thuỷ lợi, thuỷ
điện Cửa Đạt ngăn dòng sông Chu với diện tích lòng hồ 38 km2. Trong tương lai theo
quy hoạch bậc thang thuỷ điện trên sông Chu thuộc địa bàn huyện Thương Xuân còn
xây dựng thêm một hoò chứa nước khai thác thuỷ điện khác, nằm ở phía trên Cửa Đạt.
Nước ngầm:
Nguồn nước ngầm ở Thường Xuân tương đối phong phú, ở các khu vực thung
lũng độ sâu từ 2 mét trở lên đã có xuất hiện nước ngầm. Tuy nhiên trữ lượng nước
ngầm chưa được xem xét và đánh giá cụ thể trong các chương trình nghiên cứu nào.
d. Tài nguyên khoáng sản:
Thường Xuân có nhiều loại khoáng sản: mỏ thiếc Ngọc Phụng, mỏ Caolanh ở
Dốc Cáy - Lương Sơn và Luận Thành, đất sét làm gạch ở Ngọc Phụng, Xuân Dương,
Tân Thành, Thạch anh ở Xuân Lẹ, đá vôi trữ lượng lớn ở các xã Xuân Cao, LuậnKhê,
Luận Thành, Tân Thành, Xuân Lộc, Vạn Xuân, Xuân Mỹ, Bát Mọt
Bảng 1: Một số loại hỉnh khoáng sản huyện Thường Xuân
TT
Tên quặng
Địa điểm T rữ lượng
Đang khai thác
1
Cao Lanh
Lương Sơn 4,0 ha
2,0 ha
2
Sét làm gạch
Xuân Dương Nhiều
3,5 ha
5
3
Cát sỏi
Thọ Thanh

Nhiều
1,0 ha
4
Đá vôi Xuân Mỹ
12,30 ha
1,0 ha
II. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN THƯỜNG XUÂN
2.1. Dân số, cơ cấu kinh tế và phát triển kinh tế
Theo thống kê điều tra dân số năm 2003, huyện Thường Xuân có 88.600 nhân
khẩu bao gồm các dân tộc: Thái, Mường, Kinh phân bố trong 19 xã và một thị trấn.
Cơ cấu kinh tế:
Phát triển lâm nghiệp chiếm 40%: Trổng quế, tu bổ rừng, khai thác lâm đặc sản,
rừng quế nổi tiếng
Phát triển nông nghiệp chiếm 30%: Trồng lúa, sắn, mía, ngô. Chăn nuôi: trâu, bò,
dê.
Phát triển dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp: 30%
Bình quân lương thực/người: 234 kg/nãm. Tốc độ tăng trưởng GDP đạt xấp xỉ
6,4%/năm (2,6 triệu đổng/người/nãm). Trước đây Thường Xuân được xếp vào hàng khó
khăn trong phát triển kinh tế của tỉnh Thanh Hoá. Thị trấn Thường Xuân là trung tâm
kinh tế - văn hóa của huyện, nằm trên đưòng Hồ Chí Minh, Quốc lộ 15A, tỉnh lộ 507.
Vói vị thế này, Thường Xuân đã trở thành huyện trọng điểm của tỉnh Thanh Hóa về
phát triển lâm nghiệp, nơi gặp gỡ giao lưu kinh tế - văn hóa của ba dân tộc Thái,
Mường, Kinh.
Về lâm nghiệp, thực hiện Chương trình 327 và 661 của Thủ tướng Chính phủ,
diện tích trồng rừng tập trung đạt 4.299 ha, đưa độ che phủ rừng lên mức 65,5% (năm
2002). Đến nay, Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Ưỷ ban nhân dân huyện và các cấp,
ngành xác định đây là ngành sản xuất chính có tính chiến lược, nên sản xuất lâm
nghiệp ngày càng phát triển, tạo tiền đề vững chắc cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Về nông nghiệp: trong 5 năm vừa qua, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình
quân 9,6%/năm. Năm 2002, diện tích gieo trồng trên toàn huyện đạt trên 10 nghìn ha,

bằng 98,56 % năm 2001. Tổng sản lượng lương thực (quy thóc) đạt 20.113 tấn, tăng
9,9% so với nãm 2001. Trong đó, năng suất vụ chiêm xuân đạt 35,04 tạ/ha; vụ mùa đạt
35 tạ/ha
Bên cạnh đó, huyện cũng đã tư vấn, cung ứng 76.825 kg giống lúa mới các loại,
4.266 kg ngô lai, l.OOOkg lạc giống mới cho các hộ nông dân. Tổ chức tập huấn cho 22
thôn, bản với 1.330 hộ tham gia, cấp 6.265 trang tài liệu kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật
trồng 87 ha mía thâm canh công nghệ cao cho nông dân các xã vùng thấp. Tổ chức cho
75 hộ nông dân thăm và học tập kỹ thuật trồng giống lạc L08. Nhờ đó, nhiều hộ gia
đình đã dần thoát khỏi đói nghèo.
Phát huy tiềm nâng thế mạnh của một huyện miền núi, ngành chãn nuôi huyện
Thường Xuân những năm qua đã có nhiều tiến bộ rõ rệt. Trong đó, đàn trâu có 20.500
con, đàn bò 4.550, đàn lợn có 27.750 con.
6
Đặc biệt, trong vài năm gần đây, việc cung ứng 1.000 con gà giống Hoa Long
Phượng, 170.000 con cá giống nước ngọt, 800 con vịt siêu trứng cho các xã Thọ Thanh,
Ngọc Phụng, Luận Khê, Xuân cẩm đã cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống của bà
con nơi đây. Thành công này đã góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu
nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá có giá trị kinh tế cao
Hiện nay, mô hình kinh tế hợp tác xã và trang trại phát triển khá mạnh do chỉ đạo
của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân huyện.
Đến nay, toàn huyện có khoảng 149 hợp tác xã, trong đó có 4 hợp tác xã kiểu
mói, được thành lập theo Nghị quyết 09 của Tỉnh uỷ, hoạt động trong các lĩnh vực:
dịch vụ mía, giống lâm nghiệp, dịch vụ việc làm. (Theo số liệu thống kê của Uỷ ban
nhân dân huyện Thường Xuân, tính đến hết năm 2001, toàn huyện có 84 trang trại với
mức thu nhập bình quân 20,2 triệu đồng/trang trại/năm. Trong đó có 64 trang trại trồng
cây hàng năm, 2 trang trại chăn nuôi, 8 trang trại vườn rừng, 7 trang trại nông lâm kết
hợp. Các trang trại này đã thu hút và giải quyết công ăn việc làm cho 1.434 lao động)
Về tiểu thủ công nghiệp có những bước phát triển đáng kể với sự tham gia của
đông đảo các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, từng bước tiếp cận và thích
ứng với cơ chế thị trường. Các làng nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, đan lát mây

tre, đan cót đang dần được khôi phục và phát triển đã tạo thêm công ăn việc làm cho
người lao động trong lúc nông nhàn. Tuy nhiên, hoạt động tiểu thủ công nghiệp của
huyện vẫn còn nhỏ lẻ. Trong giai đoạn 1996 - 2000, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn
huyện đạt 1.906 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân đạt 34,2%/năm.
Về dịch vụ - thương mại, mạng lưới thương mại được phân bố hợp lý và đều
khắp trên toàn huyện tại các khu vực Đồng Mới, Khe Hạ, Bát Mọt, Lương Sơn, Bù
Đồn, Các cơ sở thương nghiệp, các trung tâm xã, cụm xã đã có chợ và các điểm bán
hàng, tạo nên mạng lưới thương mại từ huyện đến các xã, tạo dòng chảy trong lưu
thông hàng hoá, kích thích nền kinh tế hàng hoá phát triển, cải thiện đời sống nhân
dân. Tính đến hết năm 2002, toàn huyện có hơn 400 hộ kinh doanh thương mại và dịch
vụ với doanh thu trên 30 tỷ đồng. Tuy nhiên, mặt hàng xuất khẩu của huyện còn khá
đơn điệu, chủ yếu là hàng nông lâm sản xuất khẩu thông qua uỷ thác,
Công tác xóa đói giảm nghèo: Việc quản lý điều hành ngân sách đã đáp ứng nhu
cầu vốn cho xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội được tiến hành khá tốt. Thường
Xuân được đánh giá là huyện thực hiện có hiệu quả chương trinh xoá đói giảm nghèo.
2.2. Cơ sở hạ tầng
Cùng với phát triển kinh tế, trong những năm qua, kết cấu hạ tầng cũng được
huyện chú trọng đầu tư, góp phần tích cực thúc đẩy kinh tế - xã hội huyện Thường
Xuân phát triển. Trong đó Thường Xuân đặt vai trò xây dựng kết cấu hạ tầng và các
công trình thuỷ lợi là nhiệm vụ hàng đầu, nhằm hướng tới mục tiêu hội nhập và phát
triển kinh tế. Bằng nguồn vốn của Trung ương, của tỉnh, huyện và vốn đóng góp của
nhân dân, hàng chục tỷ đồng đã được huy động để thi công xây dựng các công trình
phúc lợi như: tu sửa, nâng cấp, làm mới hàng trăm km đường liên thôn, liên xã; 3 tuyến
đường chính trong huyện được nâng cấp là: Bái Thượng đi Biên Giới; Tân Thành đi
Năm Xuân; Đồng Mới đi Cửa Đạt.
7
2.3. Văn hóa chính trị, giáo dục, y tế và an ninh quốc phòng
Xác định giáo dục - đào tạo là nhiệm vụ hàng đầu, giữ vai trò quan trọng trong
đào tạo nguồn nhân lực, huyện Thường Xuân đã tăng cường đầu tư cho công tác dạy và
học, do đó đã thu được những kết quả khả quan.

Tính đến nay, 100% số xã, thị trấn đã có trường trung học phổ thông, trung học
cơ sở. Đặc biệt cở sở vật chất của Trường tiểu học Ngọc Phụng I, Trường tiểu học
Xuân Dương đã được xây mới với trị giá 1.049 triệu đồng. Huyện Thường Xuân có 6
trường tiên tiến cấp tỉnh, 20 trường tiên tiến cấp huyện. Chất lượng dạy và học ngày
một nâng cao. Công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn lực đã được chú trọng nhằm nâng cao
trình độ cho đội ngũ cán bộ, quản lý, cán bộ khoa học - kỹ thuật,
Công tác y tế dự phòng thu được nhiều kết quả khả quan. Chương trình tiêm
chủng đạt 96% kế hoạch. Chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện với
47,51% số dân được dùng nước sạch.
Công tác chính trị, an ninh - quốc phòng, an toàn xã hội trên địa bàn huyện luôn
được ổn định. An ninh biên giới, an ninh nội bộ, an ninh kinh tế - văn hoá tư tưởng,
nhất là an ninh tôn giáo được giữ vững. Trong những năm qua, phong trào quần chúng
nhân dân tham gia bảo vệ Tổ quốc phát triển cả về chiều rộng, lẫn chiều sâu. Công tác
đấu tranh phòng ngừa tội phạm, chống các tệ nạn xã hội được tổ chức thường xuyên,
đồng bộ, đảm bảo an toàn xã hội. Số tội phạm và các vụ trọng án giảm, đã thực sự tạo
điều kiện cho đồng bào vùng đặc biệt khó khăn phấn đấu, hăng hái thi đua lao động
sản xuất, đẩy mạnh công tác xoá đói giảm nghèo.
III. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ VÀ s ử DỤNG ĐẤT ĐAI
3.1. quản lý đất đai
3.1.1.Đo đạc, lập bản đồ địa chính:
Huyện Thường Xuân có 20 đơn vị hành chính, hiện tại chưa có xã nào được đo
bản đổ địa chính chính quy, đang sử dụng số liệu điều tra theo chỉ thị 299/TTg năm
1985 và chỉnh lý biến động hàng năm, cho nên trong công tác quản lý đất đai còn gặp
nhiều khó khăn. Để có tài liệu, số liệu phản ánh chính xác, cần có sự đầu tư của Nhà
nước cho công tác điều tra, đo đạc lập bản đồ địa chính tỷ lệ lớn và lập hồ sơ địachính.
Trước mắt có thể sử dụng bản đồ địa chính nền tỷ lệ 1/10.000 làm từ không ảnh phục
vụ nhiệm vụ quản lý trong lĩnh vực địa chính.
3.1.2. Giao đất, cho thuê đất
- Hiện nay, Thường Xuân đã giao và cho thuê 73,45% diện tích đất tự nhiên
toàn huyện, trong đó:

+ Giao cho hộ gia đình, cá nhân: 24,10%
+ Các tổ chức kinh tế:5,99%.
+ ƯBND xã, thị trấn quản lý:2,205%
+ Các đối tượng khác:37,06%.
8
- Đất nông nghiệp giao cho hộ gia đình và cá nhân quản lý, sử dụng 11,55%.
- Đất lâm nghiệp giao cho hộ gia đình và cá nhân: 34,78%; Tổ chức kinh tế
11,54%; các đối tượng khác 15,735.
- Đất ở đã giao cho các hộ gia đình và cá nhân sử dụng: 100%.
- Đất đổi núi chưa sử dụng, chiếm 30,55% diện tích tự nhiên, trong đó đã giao
cho các đối tượng khác 23,1% so với đất chưa sử dụng và 9,17% so với diện tích tự
nhiên
3.1.3.Triển khai quy hoạch sử dụng đất đai:
Thực hiện luật đất đai năm 1993, toàn huyện đến nay đã có 6 xã lập quy hoạch sử
dụng đất chi tiết làm căn cứ để giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cho thuê
đất Cụ thể: 1 xã đã có quy hoạch sử dụng đất giai đoạn từ năm 1997 - 2005; 5 xã đã
có quy hoạch SDĐ đến năm 2010; Có 12 xã quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp bảo vệ
rừng đầu nguồn sông Chu.
3.2. hiện trạng sử dụng đất
Với diện tích tự nhiên 110.505,86 ha, đất đai huyện Thường Xuân theo kết quả
kiểm kê và báo cáo biến động đât đai tháng 10 năm 2003 được chia thành các loại đất
theo mục đích sử dụng sau.
- Đất nông nghiệp: diện tích 6.877,05 ha chiếm 6,25% diện tích tự nhiên.
- Đất lâm nghiệp có rừng: diện tích 57.256,34 ha, chiếm 51,81% diện tích tự
nhiên toàn huyện.
- Đất chuyên dùng diện tích 1.718,39 ha, chiếm 1,56% diện tích tự nhiên toàn
huyện.
- Đất ở: diện tích 766,53 ha, chiếm 0,69% diện tích tự nhiên toàn huyện.
- Đất chưa sử dụng: diện tích 43.887,55 ha, chiếm 39,72% diện tích tự nhiên toàn
huyện.

3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp:
Tổng diện tích đất nông nghiệp năm 2003 là 6.877,05 ha, được phân bố cho các
đối tượng như sau:
Kinh tế hộ gia đình, cá nhân sử dụng: 6.082,85 ha, chiếm 88,45% đất nông
nghiệp. UBND xã, thị trấn quản lý quỹ đất công ích, khó giao, đất ao hồ mặt nước
nông nghiệp: 794,20 ha, chiếm 11,55% đất nông nghiệp. Bình quân đất nông nghiệp
năm 2003 cho một khẩu nông thôn 873 m2/người (tỉnh 663 m2/người).
Đất nông nghiệp được phân thành các loại như sau:
a. Đất (rồng cây hàng năm\ 5.091,37 ha, chiếm 74,03% so với đất nông nghiệp.
Bình quân diện tích đất cây hàng năm trên khẩu nông thôn 646 m2/người.
b. Đất trồng lúa, lúa màu: diệnt ích 3.069,06 ha, chiếm 60,28% so với đất canh
tác, chiếm 44,63% so với đất nông nghiệp. Binh quân đất lúa, lúa màu năm
9
2003:390m2/khẩu nông thôn. Đây là loại đất sản xuất lương thực, xã Bát Mọt là xã có
nhiều đất lúa, lúa màu nhất (369,672), các xã có trên 200 ha là Lương Sơn (247,68 ha),
Vạn Xuân ( 249,49 ha). Xã có ít nhất là Xuân Liên (18,95 ha), còn thị trấn là (24,01
ha). Xã có dưới 100 ha là: Xuân Mỹ (58,44 ha), Xuân cẩn (85,75 ha), Xuân Khao
(93,14 ha), Thọ Thanh (95,84 ha). Đất lúa được chia thành các loại ruộng sau:
+ Ruộng 3 vụ diện tích: 30,00 ha, chiếm 0,98% so với đất lúa, lúa màu
+Ruộng 2 vụ diện tích: 2.367,26 ha, chiếm 77,13% so với đất lúa, lúa màu
+ Ruộng 1 vụ diện tích: 571,94 ha, chiếm 18,64% so với đất lúa, lúa màu
+ Ruộng chuyên mạ: 99,86 ha, chiếm 3,25% so với đất lúa, lúa màu
c. Đất nương rẫy: 274,24 ha, chiếm 5,39% đất canh tác năm 2003. Trong đó:
Nương trồng lúa: 200,00 ha; Nương rẫy khác: 74,22 ha
d. Đất trồng cây hàng năm khác: 1.748,07 ha, chiếm 84,33% so với đất canh tác
(năm 2003)
e. Đất chuyên màu và cây công nghiệp: 1.315,64 ha
f. Đất trồng cây hàng năm khác còn lại: 432,43 ha. Đất trồng cây hàng năm
khác tuy diện tích không lớn, nhưng là loại đất sản xuất ra nhiều loại nông sản có giá
trị làm nguyên liệu cho nhà máy chế biến như: mía, các loại rau quả hầu như xã nào

cũng có đất màu. Các xã nhiều là: xã Xuân Cao (207,37 ha), xã Thọ Thanh (194,66
ha), xã ít nhất là : Xuân Liên (17,21 ha), rồi đến thị trấn (18,02 ha), Xuân Lộc (20,10
ha), Xuân Thắng (32,00 ha)
/. Đất v«ờn:1.014,69 ha, chiếm 47,76 % so với diện tích đất nông nghiệp. Đây
là diện tích đất quanh nhà của các hộ trong khu vưc thổ cư, cây trồng chủ yếu là cây
lâu năm, xen vào đó là cây hàng năm và đang dần dần được cải tạo trồng các cây có giá
trị cao hơn.
g.Đất trồng cây lâu năm: 42,37 ha, chiếm 0,62% so với diện tích đất nông
nghiệp, khả năng khai thác kém hiệu quả.
h. Đất cỏ dùng vào chăn nuôi: 566,67 ha, chiếm 8,24% so với diện ích đất nông
nghiệp, đều do UBND các xã quản lý. Xã Xuân Mỹ nhiều nhất: 125,33 ha, tiếp theo là
Vạn Xuân: 85,33 ha, Xuân Lộc: 62,88 ha. Các xã không có là: Luận Thành, Ngọc
Phụng, Xuân Cao, Thị Trấn, Xuân Trinh, Xuân Dương, Xuân Liên, Yên Nhân. Đồng
cỏ dùng vào chăn nuôi thường là cac đồi cỏ, đồng cỏ tự nhiên được quy định là nơi
chăn thả gia súc, hàng năm không được đầu tư, cải tạo, chất lượng đồng cỏ kém, diện
tích không ổn định, thường bị các cây trồng khác lấn bớt.
i. Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: 161,95 ha, chiếm 2,35% so với diện tích
đất nông nghiệp: nuôi cá: 130,55 ha; nuôi trồng thuỷ sản khác: 31,40 ha.
3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất lảm nghiệp:
Đất lâm nghiệp có rừng 57.256,34 ha trong đó khu bảo tồn thiên nhiên Xuân
Liên quản lý đất có rừng là 23.844,80 ha; lâm trương Sông Đằn: 6.606,70 ha; ban quản
lý rừng phòng hộ đầu nguồn: 6.700 ha; UBND xã quản lý: 191,00 ha; hộ gia đình và cá
10
nhân sử dụng: 19.913,84 ha. Riêng khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên quản lý
27.848,20 ha, nhưng trong đó mới có rừng 23.844,80 ha.
a. Đất có rừng tự nhiên: 50.885,9 ha, chiếm 88,87% so với đất lâm nghiệp.
- Đất có rừng sản xuất: 8.337,58 ha, chiếm 14,56% so với đất lầm nghiệp.
- Đất có rừng phòng hộ: 18.667,52 ha, chiếm 32,60% so với đất lâm nghiệp.
- Đất có rừng đặc dụng: 23.880,80 ha, chiếm 41,71% so với đất lâm nghiệp.
b. Đất có rừng trồng: 6.368,44 ha, chiếm 11,12% so với đất lâm nghiệp.

- Đất có rừng sản xuất: 2.750,26 ha, chiếm 4,80% so với đất lâm nghiệp.
- Đất có rừng phòng hộ: 3.618,18 ha, chiếm 6,32% so với đất lâm nghiệp.
c. Đất ươm cây giống: 2,00 ha, chiếm không dáng kể so với diện tích đất lâm nghiệp.
Chiếm 0,01 % diện tích đất lâm nghiệp có rừng.
3.2.3. Đất chuyên dùng:
Tổng đất chuyên dùng của huyện là 1.718,39 ha, chia thành:
a.Đất xây dựng: bao gồm đất các công trình công nghiệp; thể dục, thể thao, giáo
dục; các công sở cơ quan nhà nước, doanh nghiệp; nhà văn hoá thông diện tích là
217,02 ha, chiếm 12,63% diện tích đất chuyên dùng. Cơ cấu đất xây dựng ở các xã nói
chung không đều. Nhiều, gồm các xã Xuân Dương (20,45 ha), Luận Khê (19,70 ha),
Lương Sơn (19,55 ha), Luận Thành (18,89 ha). Thị trấn tuy có 15,52 ha nhưng so với
diện tích tự nhiên tỷ lệ rất cao. ít nhất là Xuân Liên (0,50 ha). Đất các công trình do
UBND cấp xã quản lý (194,78 ha), còn tổ chức kinh tế chỉ quản lý sử dụng (346 ha)
các tổ chức khác (18,78 ha). Nhìn chung đất xây dựng đang được sử dụng ngày càng
có hiệu quả, tiết kiệm đúng mục đích hơn.
b.Đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng: gồm kênh mương hồ đạp chuyên dùng
phục vụ lấy nước tưới, tiêu, diện tích: 450,86 ha, chiếm 26,24% so với diện tích đất
chuyên dùng. Diện tích đất thuỷ lợi đượcchia theo các loại công trình như sau:Hồ đập
103,12 ha, hầu hết nằm ở các xã trong huyện; Trạm bơm tưới, tiêu: 166,87 ha. Các xã
có trạm bơm là xã Xuân Dương, Thọ Thanh, Ngọc Phụng; Kênh mương 150,887 ha,
bằng 5,82% diện tích đất canh tác.
c. Đất giao thông: bao gồm quốc lộ, tỉnh lộ, đường liên huyện, liên xã, thôn xóm
và nội đồng với tổng diện tích là 686,07 ha chiếm 39,93% so với diện tích đất chuyên
dùng, bằng 0,62% diện tích tự nhiên toàn huyện (các huyện miền núi Thanh Hoá:
0,67%). Các xã có diện tích giao thông trên diện tích tự nhiên cao là: Thị trấn
(14,67%), Thọ thanh (9,82%), Xuân Dương (8,16%), thấp nhất là Xuân Liên (0,09%),
Vạn Xuân (0,15%), Xuân Mỹ (0,16%), Bát Mọt (0,19%), Yên Nhân (0,28%), Xuân Lẹ
(032%), Luận Khê (0,36%), Xuân Chinh (0,40%), Xuân Khao (0,49%), Xuân Thắng
(0,51%)
Đất giao thông được chia thành các loại sau: Đường Quốc lộ: 130,00 ha; Tỉnh lộ:

260,00 ha; Huyện lộ: 113,00 ha; Liên thôn, liên xã: 183,70 ha.
11
d. Đất di tích lịch sử văn hoá: gồm đền thờ, miếu mạo diện tích 1,0 ha chiếm
0,06% so với diện tích đất chuyên dùng.
d. Đất quốc phòng an ninh: gồm trường bắn, kho tàng, văn phòng cơ quan, quốc
phòng và an ninh diện tích 20,70 ha chiếm 1,20% so với đất chuyên dùng.
e. Đất khai thác khoáng sản: ở đây khai thác cao lanh diện tích 2,0 ha chiếm
0,12% diện tích đất chuyên dùng.
/. Đất làm nguyên vật liệu xây dựng: như cát sỏi, khai thác đá, làm gạch ngói với
diện tích 6,65 ha, chiếm 0,38% so với diện tích đất chuyên dùng.
k. Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 243,19 ha, chiếm 14,15% diện tích đất chuyên
dùng.
h. đất chuyên dùng khác: 90,90 ha chiếm 5,29% so với diện tích đất chuyên
dùng.
3.2.4. Đất ở:
Tổng diện tích đất ở: 766,53 ha, trong đó: Đất ở nông thông diện tích: 749,03 ha,
chiếm 97,075 so với diện tích đất ở; Đất ở đô thị (thị rấn, thị tứ) có diện tích: 17,50 ha,
chiếm 2,30% so với diện tích đất ở.
3.2.5. Đất chưa sử dụng, sông suối, núi đá:
a. Đất bằng chưa sử dụng: 77,83 ha, chiếm 0,18% so với diện tích đất chưa sử
dụng.
b. Đất đồi núi chưa sử dụng: 40.464,63 ha, chiếm 91,97% so với diện tích đất
chưa sử dụng, trong đó đã giao 10.133,40 ha sử dung vào lâmnghiệp.
c. Đất có mặt nước chưa sử dụng: 15,00 ha, chiếm 0,03% so với diện tích đất
chưa sử dụng.
d. Sông suối: 1.532,4 ha, chiếm 3,50% so với diện tích đất chưa sử dụng.
e. Núi đá không cây: 1.000,07 ha, chiếm 2,28% so với diện tích đất chưa sử
dụng.
h. Đất chưa sử dụng khác: 896,79 ha, chiếm 2,04% so với diện tích chưa sử
dụng. Đất chưa sử dụng còn có thể khai thác hàng ngàn ha phục vụ cho nông dân, lâm

nghiệp, làm đất chuyên dùng, đất ở.
3.2.6. Biến động sử dụng đất:
Biến động cơ cấu đất đai qua một số năm được thể hiện trên bảng sau:
Bảng 2: Biến động cơ cấu các quỹ đất đai qua từng thời kỳ
STT
Các loại đất chính
1995
2000
2003
1 Đất nông nghiệp
6,74
6,39
6,22
12
2
Đất lãm nghiệp
42,96
45,93
51,81
3
Đất chuyên dùng
1,10
1,28
1,56
4
Đất ở
0,70
0,69
0,69
5

Đất chưa sử dụng 48,50
45,71
39,72
Tổng
100,00 100,00
100,00
Nhận xét về quá trình biến động đất đai:
Việc tăng giảm đất chính qua các giai đoạn 1995 - 2000; 2000 - 2003 do các
nguyên nhân sau:
a. Đất nông nghiệp:
Đất nông nghiệp có xu hướng giảm dần, giai đoạn 1995 - 2000 giảm 416,46 ha,
2000 - 2003 giảm 188,77 ha. Riêng bình quân đất nông nghiệp theo đầu người liên tục
giảm.
Giai đoạn 1995 - 2000, đất nông nghiệp giảm mạnh (416,46 ha) chủ yếu là do đất
cỏ giảm mà phần do đất cỏ chuyển sang đất lâm nghiệ hoặc chuyển sang trồng mía.
Đất nông nghiệp giảm cũng là do chuyển sang đất chuyên dùng và đất ở. Những năm
này nội bộ đất nông nghiệp cũng chuyển dịch cho nhau phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, vật nuôi. Bình quân mỗi năm từ 1995 - 2000 giảm 83,29 ha.
Những năm 2000 - 2003, đất nông nghiệp giảm 188,77 ha do đất lúa và đất cỏ
giảm là chủ yếu. Đất lúa giảm phần lớn chuyển sang chuyên dùng, đất ở. đất cỏ giảm
cũng tuân theo thực tiễn của giai đoan 1995 - 2000. Bình quân mỗi năm từ 2000 -
2003 giảm 47,19 ha.
So sánh giảm đất nông nghiệp giữa những năm 2000 - 2003 với thời kỳ 1995 -
2000 nhận thấy, tốc độ giảm đất lúa rất nhanh. Có nguyên nhân dân cư 3 xã lòng hồ
Cửa Đạt (Xuân Khao, XuânLiên, Xuân Mỹ) di dời và bàn giao đất xây dựng công trinh
hồ Cửa Đạt. Nhưng cũng chuyển sang mục đích chuyên dùng và đất ở không phải là ít.
Đây cũng là quy luật tất yếu trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Tuy nhiên, việc giảm nhiều đất lúa lại ảnh hưởng đến sản xuất lương thực trên bình
diện chung của cả tỉnh, nhất là trong bối cảnh huyện miền núi Thường Xuân, khả năng
khai thác đất hoang thành đất lúa là rất hạn chế do tính chất địa hình có độ dốc lớn.

Đây cũng là vấn đề rất đáng quan tâm trong công tác quản lý, sử dụng đất đai ở huyện
Thường Xuân.
b. Đất lâm nghiệp:
Giai đoạn 1995 - 2000, đất lâm nghiệp tăng (3.043,60 ha), mà chủ yếu là tăng ở
đất có rừng tự nhiên phòng hộ do đất có rừng sản xuất và đất hoang đồi núi có cây đến
độ được khoanh thành rừng chuyển sang, cả hai loại kể trên đều có độ dốc trên dưới
25°. Thực chất, đất có rừng sản xuất giảm nhiều hơn con số ghi trong biểu (691,70 ha)
do rừng sản xuất còn đươcj bổ sung từ việc trồng rừng trên đất cỏ.
13
Đất lâm nghiệp (trong tổng số) giai đoạn này mỗi năm tăng 608,72 ha.
Từ những năm 2000 - 2003, đất lâm nghiệp vẫn tăng và tăng mạnh (6508,64 ha).
Đất có rừng tự nhiên, ngoài sự điều chỉnh nội bộ làm xuất hiện đất có rừng tự nhiên đặc
dụng cho đúng thưc tiễn, vẫn tăng lên chủ yếu là do đất hoang đồi núi có cây tái sinh
được khoanh thành rừng. Đất có rừng sản xuất cũng tăng từ việc trồng rừng trên đất
hoang đổi núi mà thành.
Trong những năm này, tốc độ tăng bình quân là 1.627,16 ha/năm. Như vậy, tốc
độ tăng đất rừng ngày càng cao, xã hội càng phát triển thì việc đất rừng ngày càng tăng
là một tất yếu khách quan. Tuy nhiên, cũng nhận thấy rằng Đảng bộ và nhân dân
huyện Thường Xuân luôn luôn chăm lo tới trồng và bảo vệ vốn rừng làm cho diện tích
rừng ngày càng phát triển.
c. Đất chuyên dùng:
Đất chuyên dùng giai đoạn 1995 - 2000 tăng 184,26 ha, bình quân mỗi năm tăng
36,85 ha; những năm 2000 - 2003 tăng 306,59 ha, bình quân 76,65 ha/năm (tăng hơn 2
lần so với thời kỳ 1995 - 2000).
Giai đoạn 1995 - 2000, đất chuyên dùng tăng mạnh ở các loại đất phục vụ cho
phát triển giao thông, thuỷ lợi, xây dựng cơ bản; tăng ở đất làm tha ma, nghĩa địa tới
35,26 ha là không phù hợp. Thời kỳ này, đời sống nhân dân có khá giả hơn để đối phó
với xu hướng nhu cầu ngày càng cao cho sản xuất, các dòng họ, các gia đình đều
khoanh đất giữ đất cho việc nghĩa lâu dài, nên diện tích tha ma, nghĩa địa tăng lên,
nhưng thực chất phần đa vẫn là đất rừng. Một sốloại đất chuyên dùng như: đất quốc

phòng, đấtkhai thác khoáng sản, đất làm nguyên vật liộu xây dựng, đất chuyên dùng
khcsgiảmlà do có sự điều chỉnh về mặt diện tích, tên gọi các loại đất cho đúng với thực
tiến và yêu cầu chuyênmôn.
Đất chuyên dùng những năm 2000 - 2003 tăng ở tất cả các loại đất chuyên dùng
trong đó thể hiện sự phát triển kinh tế - xã hội huyện Thường xuân, đáp ứng yêu cầu
hiện đại hóa, công nghiệp hoá khu vực. Trong số đó, đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên
dùng tăng mạnh (196,87 ha) phục vụ cho xây dựng công trình thuỷ lợi, thuỷ điện hồ
Cửa Đạt.
Đất chuyên dùng tăng từ đất nông nghiệp là phần lớn, riêng đất thuỷ lợi lấy từ tất
cả các loại đất của 3 xã lòng hồ Cửa Đạt.
d. Đất ở:
Giai đoạn 1995 - 2000, đất ở giảm (- 8,34 ha). Có nhiều nguyên nhân, mà chủ
yếu là bóc tách đất thổ canh nông thôn chuyển về đất vườn tạp theo yêu cầu của
chuyên môn. Giảm đối với đất ở nông thôn, còn đất ở đô thi vẫn tăng nhẹ.
Những năm 2000 - 2003 tuy tăng nhẹ nhưng thực chất là đất ở nông thông vẫn
tăng nhiều hơn diện tích đất ở của các hộ thuộc 3 xã vùng lòng hồ Cửa Đạt gộp lại. Đất
ở đô thị tăng nhẹ, nhưng tốc độ vượt trội so với giai đoạn 1995 - 2000.
e. Đất chưa sử dụng:
14
Giai đoạn 1995 - 2000, đất chưa sử dụng giảm 3.337,20 ha. Có thể nói đây là thời
kỳ khai thác đất hoang tương đối mạnh phục vụ cho trồng mía; Những năm 2000 -
2003, đất chưa sử dụng giảm mạnh 6628,30 ha (chỉ có 4 năm đã giảm gần gấp 2 lần
thời kỳ 5 năm 1995 - 2000). Giảm chủ yếu là đất hoang đồi núi do trồng rưùng và có
rừng tái sinh đủ điều kiện được công nhận làm đất lâm nghiệp. Đất chưa sử dụng giảm
cũng do nằm trong vùng lòng hồ Cửa Đạt.
3.2.7. Nhận xét chung trong quá trình sử dung đất từ 1995 - 2003
Theo báo cáo của huyện, mặc dầu đất nông nghiệp bị giảm, nhưng sản xuất nông
nghiệp vẫn không ngừng phát triển, sản lượng lương thực không ngừng tăng. Ngoài ra,
Thường Xuân năm 2002 có 1956 ha mía, năm 2003: 20.200 ha. Sản lượng mía năm
2000 là 78,673 tấn; năm 2002 là 123.234 tấn. Cơ cấu cây trồng, cơ cấu giống ngày

càng phát triển.
Hệ số sử dụng đất canh tác năm 2002 tăng 1,42 lần. Diện tích trồng 2 - 3 vụ trong
năm ngày càng tăng lên. Giá trị sản lượng trên 1 đơn vị diện tích ngày một tăng.
Đất lâm nghiệp tốc độ tăng ngày một nhanh nhờ chính sách giao đất, giao rừng
ổn định, lâu dài cho các hộ và chính sách khuyến khích đầu tư trồng và khoanh nuôi
bảo vệ rừng của Nhà nước. Cây luồng là cây hàng hoá phát triển mạnh. Những nãm
gàn đây đã trồng nhiều loại cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn và dài ngày Các mô
hình vườn rừng, trại rừng có hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường đang được phát triển
rộng rãi.
Đất chuyên dùng đang được sử dụng ngày một hiệu quả, tiết kiệm hơn; giao
thông tuy đi lại khó khăn, nhưng thông suốt tới 19/20 đơn vị hành chính cấp xã; hệ
thống thuỷ lợi được củng cố và đang thi công hồ Cửa Đạt. Các công trình phúc lợi,
công sở làm việc, trạm xá, trường học được xây dựng có quy hoạch, đẹp hơn, hiện
đại hơn.
Đất ở đã và đang được quy hoạch ổn định dần, các công trình nhà ở ngày càng
phát triển.
Công tác quản lý đất đai ngày một tiến bộ rõ rệt. Cán bộ địachính các cấp được
ổn định và nâng dần về chất lượng. Công tác tham mưu cho chính quyền huyện, xã,
công tác nghiệp vụ được triển khai có khoa học,nền nếp quy định cũ, đã góp phần tích
cực vào việc phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của huyện.
Đất nông nghiệp còn bị chia cắt quá manh mún gây ảnh hưởng xấu tới việc đưa
các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đầu tư vào sản xuất.
Đất nông nghiệp, đặc biẹt là đất lúa vẫn bị giảm cho các mục đích chuyên dùng
và làm đất ở, nhất là vào những năm gần đây.
Chưa khai thác tốt tiềm nãng đất chưa sử dụng, nhất là đất chưa sử dụng nằm ở
vùng sâu, vùng xa cơ sở hạ tầng yếu kém, đầu tư khai thác rất tốn kém.
Phân bố dân cư, lao động còn chưa hợp lý với tài nguyên đất đai.
Việc quản lý, sử dụng đất ở nông thôn còn nhiều tồn tại phải giải quyết như quy
hoạch sử dụng đất đai, chuyển nhượng đất không thông qua thủ tục pháp lý, tranh
15

chấp, lấn chiếm đất đai , vấn đè nước sạch, cây xanh, vệ sinh môi trường, đất ở đô thị
chưa được quản lý khoa học, thống nhât.
Công tác quản lý đất đai còn nhiều tồn tại do lịch sử để lại chưa được giải quyết.
IV. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH VÀ KẾ HOẠCH s ử DỤNG ĐÂT ĐAI.
4.1. Dân số:
Hạ tỷ lệ tăng dân số tự nhiên vào năm 2005 xuống còn 1,13%. Đồng thời số hộ 3
xã thuộc lòng hồ, đầu năm 2004 tiếp tục chuyển tới vùng kinh tế mới và các xã lân cận
là 1.44Ố người. Dân số năm 2005 là 83.432 người và năm 2010 là 86.349 người (xem
bảng sau)
Bảng :Dự báo dân số đến năm 2010
Chỉ tiêu dân
số năm
Đơn vị
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Tỷ lệ dân số
tăng tự nhiên
% 1,14

1,13 1,05 0,8
0,6 0,5 0,5
Dân số trong
năm
Người
83.946 83.412 84.430 84.882 85.492
85.920
86.349
Di dân lòng
hồ
Người 1.446 - - - - - -
4.2. Nông nghiệp:
- Hình thành các vùng chuyên canh
+ Diện tích gieo trổng: Cây lúa: 5080,00 ha; cây ngô 1100,00 ha.
+ Mía : 2.200,00 ha; sắn: 1.200,00 ha; Cây lạc:750,00 ha; Rau màu: 500,00 ha;
Vừng: 20,00 ha; Cây đậu tương 280,00 ha; Dâu: 20,00 ha.
- Chăn nuôi phát triển theo hướng thịt, sữa, trứng; đẩy mạnh sản xuất các sản
phẩm có chất lượng cao phục vụ xuất khẩu, lấy các trang trại chăn nuôi làm nòng cốt.
Giá trị sản xuất chăn nuôi năm 2010 dự kiến chiếm 30% giá trị sản xuất nông nghiệp.
4.3. Lâm nghiệp:
Đưa độ che phủ lên 70% trở lên vào năm 2010. khoanh nuôi và trồng mới trên
diện tích đồi núi chưa sử dụng, góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Phát triển
mạnh lâm nghiệp nhằm thu hút lao động, tăng thu nhập, góp phần xoá đói giảm nghèo,
nâng cao đời sống dân c
4.4. Phát triển công nghiệp:
Hình thành các vùng sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:
- chế biến nông lâm sản ở thị trấn, các thị tứ và trung taam cụm xã, trung tâm xã.
16
- khai thác đá ở vạn xuân, Tân TTiành, Xuân Cao, lấy Vạn Xuân làm nòng cốt.
- Sản xuất gạch ngóinở Thọ Thanh, Xuân Dương, Ngọc Phụng, lấy Ngọc Phụng

làm chủ công.Khai thác sét, cao lanh ở Lương Sơn, Luận Thành, cát sỏi ở Thọ Thanh
và Xuân Cẩm.
- Dệt thổ cẩm ở Lương Sơn, Bát Mọt, Xuân Chinh, Xuân Lẹ, trọng tâm là Xuân
Chinh.
- Đan lát cót nan ở Thọ Thanh.
- Xây dựng cơ sở chế biến và khu công nghiệp, làng nghề ở Thị trấn, Lương Sơn,
Luận Thành, Vạn Xuân, Bát Mọt.
4.5. Phát triển cơ sở hạ tầng:
- Xây dựng cơ bản:
Triển khai các quy hoạch xây dựng hiện có nhằm mở rộng các trung tâm cụm ở
Vạn Xuân, Bát Mọt, thị tứ ở Lương Sơn, Luận Thành. Đến năm 2010 thì hoàn thiện
việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Bố trí đủ cho sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
Đầu tư xây dựng các công trình như trường học, trạm y tế, trụ sở làm việc, các công
trình văn hoá, thể dục, thể thao đặc biêt là ở các xã vùng sâu, vùng xa. Đến năm
2010 các trường học phải được xây dựng cao tầng, các trạm y tế phải được nâng cấp.
Đưa điện lưới về các xã chưa có điện. Nâng cao chất lượng phục vụ, cung cấp
điện để nhân dân đủ điện sản xuất và sinh hoạt.
Hiện đại hó hệ thống thông tin, bưu điện.
4.6. Giao thông:
+ Đối với đường Hồ Chí Minh, đảm bảo về hành lang rộng đủ 100m.
+ Đường Mục Sơn đi Cửa Đạt, rộng 10 mét; Tuyến Thị trấn đi Bát Mọt; tuyến
Lương Sơn đi Lang Chánh, rộng 10 mét tất cả cần được rải nhựa hoặc cứng hoá.
+ Tu sửa, nâng cấp mở rộng, chỉnh tuyến đường Tân Thành - Xuân Thắng - Xuân
Lộc - Vạn Xuân với chiều dài 25 km, hiện nay đi lại rất khó khăn khi thời tiết xấu.
+ Tu sửa, nâng cấp, mở rộng tuyến cửa Đạt đi Vạn Xuân và Xuân Lẹ, dài 16 km,
rộng 20 mét.
+ Tu sửa, nâng cấp, mở rộng tuyến Vạn Xuân, Xuân Chinh dìa 8 km, rộng 10
+ Tu sửa, nâng cấp tuyến Luận Thành đi Luận Khê dài 6 km, rộng 10 mét.
+ Mở rộng đường Ngọc Phụng đi Ngọc Lặc, dìa 4 km, rộng 10 mét.
+ Mở mới các con đường gồm: đường tuần tra đi biên giới ở Bát Mọt dài 14 km;

đường quốc phòng từ Lang Chánh sang Yên Nhân về Vạn Xuân rồi đi Nghệ An, dìa 20
km, rộng 10 mét.
+ Xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống giao thông nội bộ Thị trấn Thường xuân và giao
thông nông thôn.
17
- Thuỷ lợi: kiên cố hoá các kênh tưới. Đối với 3 xã vùng thấp, xây dựng hệ thống
thuỷ lợi đổng ruộng kiên cố để thâm canh, tăng vụ gieo trồng.
- Tạo điều kiện thuận lợi để Nhà nước xây dựng hệ thống công trình Dự án hồ
Cửa Đạt.
- Quy hoạch mạng lưới du lịch theo hướng tạo thành “tour” du lịch trên cơ sở
khôi phục đền, chùa và tạo lập một số danh lam thắng cảnh
V. QUY HOẠCH s ử DỤNG ĐẤT HUYỆN THƯỜNG XUÂN ĐẾN NĂM 2010:
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của Huyện Thường Xuân đã được lập và
phê duyệt của UBND tỉnh cũng như sở Tài Nguyên và Môi trường Thanh Hóa. Nội
dung chính bao gồm:
5.1. Phân bổ lại ranh giới hành chính các xã liên quan và ở xung quanh hồ Cửa
Đạt:
5.1.1. Đối vói xã Xuân Mỹ:
- Lấy sông Chu làm ranh giới, từ điểm giáp ranh giới xã Xuân Liên, theo dòng
suối chảy làng Đìn đến ngã 3 sông Chu, rồi đi ngược suối làng Đìn chạy hướng Tây
kéo lên đến đỉnh núi tiếp giáp ranh giới xã Vạn Xuân; toàn bộ diện tích về phía Tây xa
Xuân Mỹ:4.078,20 ha chuyển cho xã Vạn Xuân quản lý.
- Lấy sông Chu làm ranh giới, từ điểm giáp ranh giới xã Xuân Liên theo dòng
chảy đến ngã 3 sông Chu và suối làng Đìn, đi ngược suối hướng Tây kéo lên đỉnh núi
tiếp giáp ranh giới xã Vạn Xuân; diện tích về phía Đông xã Xuân Mỹ: 3.077,81 ha,
giao cho xã Xuân cẩm quản lý.
5.1.2. Đôi với xã Xuân Liên:
- Lấy sông Chu làm ranh giới, từ điểm giáp ranh giới với tỉnh Nghệ An, theo dòng
chảy đến Bù Khoai (Xuân Mỹ), diện tích về phía xã Vạn Xuân: 2.409,37 ha, giao cho
xã Vạn Xuân quản lý.

- Lấy sông Chu làm ranh giới, từ điểm giáp ranh với tỉnh Nghệ An, theo dòng
chảy đến Chòm ó (đường ra xã Xuân Khao), diện tích hướng về xã Yên Nhân: 6.023,44
ha, giao cho xã Yên Nhân quản lý
- Lấy sông Chu làm ranh giơi, từ Bản ó theo dòng chảy đến Bù Khoai (hết đất
Xuân Liên) về phía Đông Nam, diện tích 356,13 ha giao cho xã Lương Sơn quản lý.
5.1.3. Đôi với xã Xuân Khao:
- Toàn bộ phía Đông Bắc, đến tiếp giáp đất Bản Chiềng, Lỗu, gồm các bản: Đừng,
Đóng, Đai, Nhạp, Thôn, diện tích 2.797,60 ha, giao cho xã Lương Sơn quản lý.
- Toàn bộ phía Tây Nam gồm các bản: Chiềng, Lầu, Nàng, diện tích 1.748,47 ha
giao cho xã Yên Nhân quản lý.
Đường ranh giới được thể hiện trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010).
Diện tích xem bảng 9
18
Bảng Diện tích các xã Xuân Liên, Xuân Mỹ, Xuân Khao
phân chia cho các xã xung quanh
Tên xã
Tổng DT
Chuyển diện tích tự nhiên cho các xã
Xuân Cẩm
Vạn Xuân
Lương sơn
Yên Nhân
1. Xuân Mỹ
7.154,01 3.077,81
4.076,0
- -
2. Xuân Liên
8.788,94
-
2.409,37

356,13
6.023,44
3. Xuân Khao
4.546,02
-
-
2.797,60 1.748,47
Cộng
20.489,02
3.077,81
6.485,57
3.153,73 7.771,91
Phương án II, thiết lập lại các xã mới sau năm 2010 trở đi mới thực hiện.
5.2. Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010:
5.2.1 Quy hoạch đất nông nghiệp:
Diện tích đất nông nghiệp hiện trạng năm 2003: 6.877,05 ha chiếm 6,22% diện
tích tự nhiên toàn huyện. Để đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội giai đoạn 2003 -
2010, môi trường tự nhiên được cải thiện bền vững, đất đai ngày một tốt lên, tạo cơ ở
vũng chắc giải quyết các áp lực về ăn, ở, nguyên liệu cho công nghiệp, vệ sinh môi
trường, đất nông nghiệp giai đoạn 2003 - 2010 được dự kiến là 8.372,82 ha, tăng so với
2003: 1.495,77 ha đưa tỷ lệ đất nông nghiệp đạt 7,58% diện tích tự nhiên.
Các loại đất nông nghiệp được quy hoạch cụ thể như sau:
a. Đất trồng cây hàng năm:
Hiện trạng năm 2003: 5.091,37 ha, đến năm 2010: 6693,99 ha, bao gồm các loại
đất trồng các loại cây sau:
- Quỵ hoạch đất 3 vụ lúa, lúa màu:Đất 3 vụ hiện có 30,00 ha. Đến năm 2010
diện tích là 130,00 ha.
- Quỵ hoạch đất 2 vụ lúa, lúa màu.ĐấX 2 vụ hiện có 2.367,26 ha. Đến năm 2010
diện tích 2.235,63 ha.
- Quy hoạch đất nương rẫy: Đất nương rẫy hiện có 274,24 ha. Đến năm 2010

diện tích 274,24 ha. Theo tập quán canh tác và nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của dân,
diện tích đất nương rẫy vẫn phải tồn tại và giữ nguyên. Gồm các xã: Vạn Xuân 21,78
ha, Lương Sơn 52,46 ha, Bát Mọt 200,00 ha.
- Quy hoạch đất màu và cây hàng năm khác: Hiện tại đất chuyên màu và cây
hàng năm khác, diện tích 1.748,07 ha. Đên năm 2010: 3.544,02 ha.
b. Quy hoạch đất vườn tạp:
Diện tích hiện có 1.014,69 ha. Đến năm 2010 là 822,61 ha. Như vậy, tổng cộng
diện tích đất vườn tạp giảm 192,08 ha so với năm 2003.
19
c. Quy hoach đất trồng cây lâu năm:
Diện tích hiện có 42,37 ha. Đến năm 2010 vẫn là 42,37 ha. Trong đó Lương Sơn
diện tích cây lâu năm 40,00 ha, Xuân Thắng diện tích 2,37 ha.
d. Quy hoạch đất cỏ dùng vào chăn nuôi:
Diện tích hiện có 566,67 ha. Đến năm 2010 là 642,50 ha. Tổng cộng diện tích đất
cỏ tăng 75,83 ha so với năm 2003.
e. Quy hoạch đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản:
Diện tích hiện có 161,95 ha. Đến năm 2010 là 171,35 ha (diện tích tăng 9,4 ha so
với năm 2003).
5.2.2. Quy hoạch đất lâm nghiệp:
Đất lâm nghiệp có rừng diện tích hiện có 57,256,34 ha. Đến năm 2010 diện tích
đất lâm nghiệp là 92,622,48 ha. Đất lâm nghiệp sẽ tăng 35.366,14 ha so với năm 2003.
Sở dĩ đất lâm nghiệp có thể phát triển và tăng lớn vì đất đồi núi chưa sử dụng
phần lớn đa có chủ, đã được khoanh bao rừng tái sinh và trồng mới, nhưng chưa đạt
tiêu chuẩn là rừng (đất lâm nghiệp). Trong thời kỳ quy hoạch sẽ nghiệm thu và chuyển
dần về đất lâm nghiệp có rừng. Cụ thể:
a. Quy hoạch đất lăm nghiệp có rừng tự nhiên:
Đất có rừng tự nhiên hiện có 50.885,90 ha. Đến năm 2010 diện tích là
71.151,90 ha. Tổng diện tích tăng 20.266,00 ha so với năm 2003.
b. Quy hoạch đất lâm nghiệp có rừng trồng:
Diện tích rừng trồng hiện có 6.368,44 ha. Đến năm 2010 diện tích 21.468,58. xã:

Bát Mọt 26,20 ha, Lương Sơn 46,69 ha, Luân Khê 41,48 ha, Vạn Xuân 85,31 ha, Xuân
Cẩm 56,00 ha, Xuân Lộc 62,88 ha, Xuân Lẹ 32,00 ha, Xuân Thắng 18,08 ha. Chuyển
từ đất đồi núi chưa sử dụng sang 14.900,00 ha, gồm các xã: Bát Mọt 3.410,00 ha,
Lương Sơn 850,00 ha, Luận Thành 300,00 ha, Luận Khê 900,00 ha, Tân Thành 493,30
ha, Thị trấn 12,00 ha, Vạn Xuân 1.500,23 ha, Xuân Cao 800,00 ha, Xuân cẩm 200,00
ha, Xuân Chinh 1000,00 ha, Xuân Lẹ 2.400,00 ha, Xuân Thắng 300,00 ha, Yên Nhân
2.734,47 h. Tổng diện tích đất rừng trồng tăng 15.100,14 ha so với năm 20003.
c. Quy hoạch đất ươm cây giống:
Diện tích có 2,00 ha. Đến năm 2010 vẫn là 2,00 ha.
5.2.3. Quy hoạch đất chuyên dùng:
Đất chuyên dùng hiện có 1.718,39 ha. Đến năm 2010 diện tích đất chuyên dùng
là 5.814,28 ha. Tổng diện tích tăng 4.095,89 ha so với năm 2003. Cụ thể:
a. Quy hoạch đất xây dipìg cơ bán:
Đất xây dựng cơ bản hiện có 217,02 ha. Đến năm 2010 sẽ là 313,78 ha. Tổng hợp
diện tích tăng 96,76 ha so với năm 2003.
b. Quy hoạch đất giao thông:
20
Đất giao thồng hiện có 686,70 ha. Đến năm 2010 là 924,87 ha. Tổng diện tích đất
giao thông tăng 238,80 ha so vói năm 2003.
c. Quy hoạch đất thuỷ lợi:
Đất thuỷ lợi hiện có 450,86 ha. Đến năm 2010 diện tích 4.074,16 ha. Trong đó
thuỷ lọi nội đồng tăng 28,00 ha, lấy vào 2 vụ 2,00 ha, đất màu là 16,00 ha, chưa sử
dụng khác 10,00 ha. Lấy ở các xã: Lương Sơn 5,00 ha, Luận Thành 1,00 ha, Luận Khê
1.00 ha, Xuân Cao 1,00 ha, Xuân Dương 1,00 ha, Ngọc Phụng 17,00 ha, Thọ Thanh
1.00 ha, Thị trấn 1,00 ha.
Hổ chứa nước Cửa Đạt 3.595,30 ha. Khuôn viên của hồ chứa nước cửa Đạt là
3.800.00 ha, trong đó đất thuỷ lợi cũ của 3 xã Xuân Liên, Xuân Mỹ, Xuân Khao là
204,70 ha (chu chuyển nội bộ), còn lại 3.595,30 ha lấy vào đất của 3 xã kể trên xã và
thôn Thắm (xã Vạn Xuân).
Tổng diện tích đất thuỷ lợi tăng 3.623,60 ha so với năm 2003.

d. Quy hoạch đất di tích lịch sử văn hoá:
Đất di tích lịch sử văn hoá hiện có 1,00 ha. Đến năm 2010 là 3,00 ha.
e. Quy hoạch đất an ninh quốc phòng:
Diện tích hiện có 20,70 ha. Đến năm 2010 là 29,70 ha. Tổng diện tích phục vụ
quốc phòng tăng 9,00 so với năm 2003.
g. Quy hoạch đất khoáng sản:
Diện tích hiện có 2,00 ha. Đến năm 2010 là 4,00 ha.
h. Quy hoạch đất vật liệu xây dựng:
Diện tích hiện có 6,65 ha. Đến năm 2010 là 38,15 ha.
ỉ-Quy hoạch đất nghĩa địa:
Diện tích hiện có 243,19 ha, đến năm 2010 là 359,68 ha. Tổng diện tích đất nghĩa
địa tăng 116,49 ha so với năm 2003.
k.Quy hoạch đất chuyền dùng khác:
Diện tích hiện có 90,90 ha. Đến năm 2010 sẽ là 66,94 ha. Tổng diện tích giảm
23,96 ha so với năm 2003.
5.2.4. Quy hoạch đất ở:
Với dự báo dân số đến năm 2010 là 86.349 người, tăng so với năm 2003 là 3.219
người. Dân số tăng không cao, nhưng do yêu cầu đất ở cụm xã, thị tứ, thị trấn và phát
triển ngành nghề do đó đất ở sẽ tăng nhiều và tương đương với diện tích dân cư của 3
xã chuyển lòng hồ Cửa Đạt. Theo quy hoạch, đất ở tăng 76,00 ha, phân bố như sau:
a. Quy hoạch đất ở đô thị:
Đất ở đô thị (thị trấn huyện Thường Xuân) hiện có 17,50 ha. Đến năm 2010 sẽ là
21,10 ha. Tổng hợp diện tích đất tăng 3,60 ha so với năm 2003.
21
b. Quy hoạch đất ò nông thôn:
Diện tích hiện có 749,03 ha. Đến năm 2010 diện tích 750,49 ha. Tổng diện tích
đất ở nông thôn tăng 1,46 ha so với năm 2003.
5.2.5. Quỵ hoạch đất chưa sử dụng:
Diện tích hiện có 43.887,55 ha. Đến năm 2010 chỉ còn 2.924 69 ha.
5.3. Kế hoạch sử dụng đất:

Căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thường Xuân giai
đoạn 2005 - 2010, để đáp ứng nhu cầu đất đai cho các ngành, các lĩnh vực, đảm bảo
cho quy hoạch sử dụng đất được thực thi nghiêm túc và đầy đủ, dự kiến quy hoạch sử
dụng đất đai huyện sẽ được thực hiện như sau.
Trong thời gian từ 2006 - 2010, sẽ đưa các loại đất vào sử dụng theo quy hoạch
trong đó những điều chỉnh bổ sung những bất hợp lý trong quá trình sử dụng từ kế
hoạch sử dụng đất 2003 - 2005.
Đến năm 2010 quỹ đất sẽ được sử dụng theo phân bổ sau:
- Đất nông nghiệp: 8.372,82 ha.
- Đất lâm nghệp: 92.622,48 ha.
- Đất chuyên dùng: 5.814,28 ha.
-Đất ở: 771,59 ha.
- Đất chưa sử dụng: 2.924,69 ha.
5.4. Hiệu quả của quy hoạch sử dụng đất đai:
Trong thời gian thực hiện quy hoạch sử dụng đất sẽ có các nguồn thu từ đất
khoảng 50 tỷ đồng như: giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đât, chuyển
quyền sử dụng đất, lệ phí địa chính
Đến năm 2010 về cơ bản đã phủ xanh được đất trống, đồi núi trọc trong toàn
huyện. Độ che phủ của rừng đạt > 70% trở lên. Cây trồng nông nghiệp được canh tác
hợp lý, độ phì nhiêu màu mỡ của đất nông nghiệp không ngừng được nâng lên. Các cơ
sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, việc ăn ở ngày càng văn minh nên
không có chất thải tuỳ tiện ở môi trường.
VI. MỘT SỐ VẤN ĐỂ MÔI TRƯỜNG TẠI HUYỆN THƯỜNG XUÂN
Trên địa bàn huyện Thường Xuân có 1 Thị trấn, huyện lỵ và hàng chục điểm dân
cư tâp trung, các cụm kinh tế, xã, thị tứ, các cơ sở khai thác đá, cống trình xây dựng hồ
Cửa Đạt. Trong giai đoạn quy hoạch 2003 - 2010 sẽ hình thành thêm một số cụm công
nghiệp, làng nghề, khai thác khoáng sản, làm vật liệu xây dựng Công nghiệp phát
triển sẽ phát sinh nhiều chất thải gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, dân số đô thị và thị
tứ trung tâm cụm xã tăng nhanh, nhu cầu phát triển nông nghiệp và lâm nghiệp cũng
gia tăng manh. Đây sẽ là nguyên nhân gây nên các áp lực lớn đôi VỚI môi trường.

6.1. Hiện trạng chất lượng môi trường.
22
a. Môi trường nước
Theo báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thanh Hóa, các kết quả khảo sát thực
địa và phân tích chất lượng nước mặt của dựa trên được thể hiện trong bảng sau:
Bảng: chất lượng nước sông Chu ( Trên đập Bái Thượng)
TT
Thông số
Đơn vị
Kết quả phân tích
Năm 2005
Năm 2006
1
pH
7,94
6,63
2
Độ đục
NTU
12,1
3 DO
mg/l
7,33
4 b o d 5
mg/i
3,2
1,6
5 COD
mg/ỉ
4,5

2,8
6 ss
mg/l
105 4,8
7
n h 4+ mg/ỉ 0,183
8
n o 3
mg/l
<0,01 0,213
9 n o 2 mg/l
<0,01 0,027
10
Fe
mgìỉ
2,291
11
Mn
mg/Ị
0,261
12
Pb
mg/l
0,008
13
Cd
mg/l
<0,001
14
Florua

mgỉỉ
0,56
15
Cr6+
mg/l
<0,001
16
Hg
mg/ỉ
0,001
17
As
mg/l
<0,01 0,0002
18
Coliform
MPN/100ml
120 490
19
Dư lượng thuốc BVTV:
-Qohũucơ.
mg/ì
23
-Lân hữu cơ
<0,001
0,002
Bảng : Chất lượng nước sông Chu dưới cửa xả NM giấy Lam Kinh
T
Thông số
Đơn vị

Kết quả phân tích
Năm 2005
Năm 2006
1
pH
7,42
6,12
2 Độ đục
NTƯ
8,49
3
DO
ms!ỉ
5,40
4
bod5
mgỉỉ
6,4
12,8
5 COD
mg/ỉ
9,4
24,0
6
ss
mgỉỉ
322
16,4
7
n h 4+

mgỉl
0,486
8
n o 3 mgỉl
1,78 0,354
9 n o 2-
mg/ỉ
<0,01 0,054
10
Fe
mg/ỉ
2,194
11
Mn
mg/Ị
0,217
12
Pb
mg/ỉ
0,004
13
Cd
mg/ỉ
<0,001
14
Florua
mgỉỉ
0,75
15
Cr6+

mg/ỉ
<0,001
16
Hg
mg/I
0,001
17
As
mgỉl
0,01 0,0002
18
Coliform
MPN/ỈOOml
690 5400
19
Dư Iuợng thuôc BVTV:
mgll
24
0,001
0,002
-Qohữucơ.
-Lân hữu oơ
Nhận xét chung về chất lượng nước:
Kết quả phân tích chất lượng nước sông qua các năm so sánh với TCVN Cột A
cho thấy:
Nước sông không đủ tiêu chuẩn để dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt nhưng
phù hợp tiêu chuẩn sử dụng cho các mục đích khác như: nuôi trồng thủy sản, tưới
tiêu . Một số kết quả phân tích chất lượng nước sử dụng cho sinh hoạt trong nhà dân
(nước giếng khoan) cũng chưa đạt TCVN đặc biệt là hàm lượng kim loại và chất lơ
lửng tương đối cao.

Các nguyên nhân được dự đoán: Nguồn thải của các cơ sở sản xuất công nghiệp
trong vùng; Chất thải sinh hoạt của nhân dân trong vùng; Chất thải từ sản xuất nông
nghiệp
Các nguy cơ tác động tới nguồn nước:
Sản xuất nông nghiệp, nước thải sinh hoạt:
Hàng năm, trong sản xuất nông nghiệp sử dụng một khối lượng lớn các loại phân
bón vô cơ và đặc biệt là các loại thuốc BVTV. Ngoài ra, nước thải sinh hoạt từ các khu
dân cư, công sở, các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, nhà hàng, chợ, trường
học nước thải loại này có hàm lượng các chất hữu cơ cao, hữu cơ vi sinh dễ bị sinh
vật trong nước phân huỷ; nước thải từ các nhà máy, xí nghiệp dùng nước làm nguội,
rửa, đãi khoáng sản, kim loại nặng, chế biến thực phẩm, thuỷ hải sản
Trên thực tế, tại khu vực huyện Thường Xuân chưa có các hệ thống dẫn thải tập
trung từ các khu dân cư, bênh viện để xử lý. Hầu như nước thải sinh hoạt, bệnh
viện đều đổ trực tiếp ra sông suôi hoặc cho chảy tràn trên bề mặt đất. Chính điều đó
gây ra các ảnh hưởng không tốt tới chất lượng nước mặt và nước ngầm tại các khu vực
tập trung dân cư.
Hoạt động công nghiệp:
Trên địa bàn huyện Thường Xuân có một sô nhà máy xí nghiệp và các cơ sở sản
xuất nhỏ. Kết quả khảo sát cho thấy hầu hêt các hệ thống nhà máy xí nghiệp, cơ sở sản
xuất đều chưa có hệ thống thải, chưa có hệ thống xử lý nước thải. Nước thải hâu như
đều được đổ thải thẳng vào hệ thống sông suối.
b. Chất lượng môi trường không khí và tiếng ồn
Các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường không khí tại khu vực huyện Thường
Xuân bao gồm:
- Nguồn gây nhiễm không khí từ hoạt động công nghiệp:
- Nguồn gây nhiễm không khí do hoạt động giao thông:
25

×