Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Phát triển năng lực nhận thức và tư duy của học sinh trường Trung học phổ thông chuyên với sự trợ giúp của công nghệ thông tin (chương Nguyên tử - Hóa học lớp 10 chương trình nâng cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.45 MB, 121 trang )

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC






PHẠM THỊ HƢƠNG GIANG




PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NHẬN THỨC VÀ TƢ DUY
CỦA HỌC SINH TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ CHUYÊN
VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
(CHƢƠNG NGUYÊN TỬ - HÓA HỌC LỚP 10
CHƢƠNG TRÌNH NÂNG CAO)

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM HÓA HỌC
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN HÓA HỌC)
Mã số: 60 14 10


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Kim Thành






HÀ NỘI – 2013

3

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

























BGĐT
BLL
CNTT
DH
ĐC
GA
GD & ĐT
GV
HS
PHT
PP
SGK
TCHH
TCVL
THCS
THPT
TN
TVTLĐT
VD

Bài giảng điện tử
Bài lên lớp
Công nghệ thông tin
Dạy học
Đối chứng
Giáo án
Giáo dục & Đào tạo
Giáo viên

Học sinh
Phiếu học tập
Phương pháp
Sách giáo khoa
Tính chất hóa học
Tính chất vật lí
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Thực nghiệm
Thư viện tư liệu điện tử
Ví dụ
4

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Tổng hợp ý kiến GV về mức độ cần thiết việc ứng dụng CNTT
trong DH 21
Bảng 1.2: Tổng hợp thông tin của GV về mức độ ứng dụng CNTT để thiết kế
BGĐT trong DH 21
Bảng 1.3: Tổng hợp thông tin của GV về mức độ thường xuyên việc ứng dụng
CNTT để thiết kế BGĐT trong DH 22
Bảng 1.4: Tổng hợp ý kiến của GV về tiêu chí lựa chọn phần mềm để thiết kế
BGĐT trong DH 23
Bảng 1.5: Tổng hợp ý kiến của GV về ưu nhược điểm của BGĐT trong dạy học 23
Bảng 1.6: Tổng hợp ý kiến của GV về lựa chọn phần mềm thiết kế BGĐT 24
Bảng 1.7: Tổng hợp ý kiến của HS về ứng dụng CNTT trong DH 25
Bảng 3.1. Nhận xét của HS về BGĐT 75
Bảng 3.2. Nhận xét của HS về tài liệu tự học 76
Bảng 3.3. Kết quả bài kiểm tra lần 1 78
Bảng 3.4. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lần 1 79

Bảng 3.5. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lần 1 80
Bảng 3.6. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra lần 1 80
Bảng 3.7. Kết quả bài kiểm tra lần 2 81
Bảng 3.8. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lần 2 81
Bảng 3.9. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lần 2 82
Bảng 3.10. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra lần 2 83
Bảng 3.11. Kết quả bài kiểm tra lần 3 83
Bảng 3.12. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lần 3 83
Bảng 3.13. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lần 3 84
Bảng 3.14. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra lần 3 85
5

DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ

Hình 2.1. Biểu tượng phần mềm LectureMaker 32
Hình 2.2. Giao diện LectureMaker 33
Hình 2.3. Menu LectureMaker 33
Hình 2.4. Menu Home 34
Hình 2.5. Menu Insert 34
Hình 2.6. Giao diện thu âm bài giảng 35
Hình 2.7. Giao diện chèn các công thức toán có sẵn 35
Hình 2.8. Thuộc tính của câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn 36
Hình 2.9. Thuộc tính của câu trắc nghiệm ngắn 37
Hình 2.10. Menu Control 37
Hình 2.11. Menu Design 37
Hình 2.12. Menu View 38
Hình 2.13. Menu Format 38
Hình 2.14. Công cụ vẽ đồ thị 39
Hình 2.15: Hình ảnh BGĐT: Thành phần nguyên tử 41
Hình 2.16: Hình ảnh BGĐT: Đồng vị. Nguyên tử khối và nguyên tử khối

trung bình 47
Hình 2.17: Hình ảnh BGĐT: Luyện tập chương 1 52
Hình 2.18: Hình ảnh các silde từ TVHLĐT 59
Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lần 1 79
Hình 3.2. Biểu đồ kết quả học tập bài kiểm tra lần 1 80
Hình 3.3. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lần 2 82
Hình 3.4. Biểu đồ kết quả học tập bài kiểm tra lần 2 82
Hình 3.5. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lần 3 84
Hình 3.6. Biểu đồ kết quả học tập bài kiểm tra lần 3 85




6

MỤC LỤC

Lời cảm ơn i
Bảng các từ viết tắt ii
Danh mục các bảng biểu iii
Danh mục các đồ thị, hình vẽ iv
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC NHẬN THỨC VÀ TƢ DUY CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 4
1.1. Lịch sử nghiên cứu của vấn đề 4
1.2. Nhận thức và tư duy 4
1.2.1. Nhận thức 4
1.2.2. Tư duy 6
1.2.3. Phát triển năng lực nhận thức và tư duy cho học sinh trung học phổ thông

Phát triển năng lực nhận thức và tư duy thực chất là hình thành và phát triển năng
lực lĩnh hội và vận dụng tri thức một cách linh hoạt, sáng tạo. 7
1.2.4. Vai trò của dạy học hóa học trong việc phát triển năng lực nhận thức,
tư duy .9
1.2.5. Đánh giá mức độ nhận thức và tư duy của học sinh 9
1.3. Đổi mới phưong pháp dạy học ở trường trung học phổ thông 10
1.3.1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông 10
1.3.2. Phương hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ
thông 11
1.4. Ứng dụng CNTT trong dạy học hóa học 12
1.4.1. Công nghệ thông tin. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học 12
1.4.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học hóa học 13
1.4.3. Vai trò của công nghệ thông tin trong dạy học hóa học hiện nay 14
1.4.4. Những điểm cần lưu ý khi sử dụng CNTT trong dạy học 16
1.4.5. Những ứng dụng cụ thể của công nghệ thông tin trong dạy học hóa học 17

7

1.5. Thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học hóa học
hiện nay 20
1.5.1. Mục đích điều tra 20
1.5.2. Phương pháp và đối tượng điều tra 20
1.5.3. Cách tiến hành 20
1.5.4. Kết quả 20
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 27
Chƣơng 2: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NHẬN THỨC VÀ TƢ DUY CHO
HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC CHƢƠNG NGUYÊN TỬ -
HÓA HỌC 10 28
2.1. Vị trí của chương Nguyên tử trong chương trình THPT 28

2.2. Mục tiêu, cấu trúc và phương pháp dạy học chủ yếu của chương 28
2.2.1. Mục tiêu 28
2.2.2. Cấu trúc của chương 28
2.2.3. Phương pháp dạy học chủ yếu của chương 30
2.3. Ứng dụng phần mềm LectureMaker trong việc thiết kế một số bài giảng điện tử
và thư viện học liệu điện trong chương 30
2.3.1. Mục đích việc thiết kế bài giảng điện tử và thư viện học liệu điện tử 30
2.3.2. Nguyên tắc thiết kế bài giảng điện tử và thư viện học liệu điện tử 31
2.3.3. Các yêu cầu đối với một bài giảng điện tử 31
2.3.4. Giới thiệu về phần mềm LectureMaker 32
2.3.5. Các ví dụ 41
2.3.6. Một số biện pháp phát triển năng lực nhận thức cho học sinh với sự trợ giúp
của công nghệ thông tin 56
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 69
Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 70
3.1 Mục đích thực nghiệm 70
3.2. Nội dung thực nghiệm 70
3.3. Đối tượng thực nghiệm 70
3.3.1. Đối tượng thực nghiệm 70
8

3.3.2. Đặc điểm của đối tượng thực nghiệm. 70
3.4. Tiến hành thực nghiệm 71
3.4.1. Chuẩn bị 71
3.4.2. Tiến hành hoạt động dạy học 71
3.4.3. Tiến hành kiểm tra 71
3.4.4. Tham khảo ý kiến 72
3.4.5. Xử lí số liệu 72
3.5. Kết quả thực nghiệm 74
3.5.1. Kết quả định tính 74

3.5.2. Kết quả định lượng 78
3.5.3. Nhận xét và đánh giá kết quả thực nghiệm 85
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 87
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 88
1. Kết luận. 88
2. Khuyến nghị 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
PHỤ LỤC 93
















9

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ta hiện nay, nhân

lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao đóng vai trò chủ chốt để phát triển
kinh tế. Thị trường lao động luôn đòi hỏi ngày càng cao ở đội ngũ lao động về trình
độ chuyên môn, năng lực nhận thức và tư duy, năng lực hành động, tính sáng tạo,
khả năng giải quyết vấn đề, Và không ai khác, ngành Giáo dục đóng vai trò then
chốt trong việc phát triển kinh tế, xã hội thông qua đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao đáp ứng nhu cầu ngày một lớn của nền kinh tế đang đà phát triển.
Với việc xác định mục tiêu giáo dục như trên, Đảng Cộng Sản Việt Nam
trong nghị quyết TW2 - khóa VIII đã nhấn mạnh: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp
giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy
sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương
tiện vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của
HS, nhất là sinh viên đại học.”
Đặc điểm của môn Hóa học: môn khoa học lý thuyết và thực nghiệm được
thể hiện bằng các kí hiệu hóa học, phương trình phản ứng, thí nghiệm hóa học, hình
vẽ, mẫu vật tái hiện cấu trúc của các chất, các sơ đồ thể hiện quá trình biến đổi chất,
năng lượng, Để truyền tải một cách trực quan, sinh động, đầy đủ nhất nội dung
môn học thì không thể thiếu được sự trợ giúp của các công cụ trình bày hình ảnh,
mô hình, thí nghiệm, các đoạn phim về thực tế, Trên con đường đổi mới phương
pháp dạy học nói chung và dạy học hoá học nói riêng với mục tiêu đào tạo nguồn
nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của xã hội thì ứng dụng CNTT trong
giảng dạy là một nội dung quan trọng và cấp thiết. CNTT có tác động mạnh mẽ, làm
thay đổi nội dung, phương pháp, phương thức dạy học. CNTT là một phương tiện
để tiến tới một "xã hội học tập". Mặt khác GD & ĐT đóng vai trò quan trọng bậc
nhất thúc đẩy sự phát triển CNTT thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực cho
ngành CNTT. Như vậy, CNTT vừa là phương tiện vừa là mục đích của GD & ĐT.
Trong Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDDT Bộ GD & ĐT một lần nữa khẳng định:
“CTNTT là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và hỗ
10

trợ đổi mới quản lý giáo dục, góp phần nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo

dục”
Thật vậy, ứng dụng CNTT cho ta một công cụ vô cùng quý giá làm hóa học
trở nên gần gũi hơn, thực tế, cụ thể hơn, sinh động hơn, phong phú hơn.
Với đối tượng HS trường THPT chuyên, nơi mà HS có chất lượng khá cao so
với mặt bằng chung về cả kiến thức môn học, kỹ năng thực hành, sự nhanh nhạy
trong tư duy, tưởng tượng và sự am hiểu không nhỏ về CNTT, thì vấn đề đặt ra là
làm thế nào để không những dạy tốt mà còn tận dụng triệt để được tiến bộ của
CNTT trong dạy học và vốn kiến thức về CNTT của HS trường THPT chuyên
nhằm phát triển năng lực nhận thức và tư duy của học sinh?
Vậy, chúng tôi chọn đề tài: “Phát triển năng lực nhận thức và tư duy của
HS trường THPT chuyên với sự trợ giúp của CNTT (Chương nguyên tử - hóa
học lớp 10- chương trình nâng cao)” để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu sự phát triển năng lực nhận thức và tư duy của HS trường
THPT chuyên.
- Nghiên cứu sự trợ giúp của CNTT trong giảng dạy hóa học nhằm phát triển
năng lực nhận thức và tư duy cho HS trường THPT chuyên.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận phát triển năng lực nhận thức và tư duy của HS
THPT chuyên.
- Nghiên cứu nội dung chương trình hoá học THPT đặc biệt chương nguyên tử.
- Xây dựng thư viện tư liệu điện tử phục vụ việc dạy và học hoá học ở trường
phổ thông (bao gồm hệ thống các học liệu như hình ảnh, thí nghiệm mô phỏng,
video, tài liệu tham khảo dưới dạng file văn bản, trang web và các BGĐT có tích
hợp CNTT).
- Nghiên cứu thực tiễn:
+ Điều tra thực trạng về năng lực nhận thức và tư duy của HS THPT
chuyên thông qua việc ứng dụng CNTT
+ Thực nghiệm sư phạm


11

4. Khách thể nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học hóa học lớp 10 tại trường THPT
chuyên Trần Phú.
- Phạm vi nghiên cứu: Chương nguyên tử hóa học 10 - nâng cao
- Đề tài được triển khai tại trường THPT chuyên Trần Phú - Hải Phòng.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu thiết kế các bài giảng chương nguyên tử - hoá học 10 nâng cao kết hợp
với việc xây dựng thư viện học liệu phong phú, có chất lượng và được sử dụng
trong dạy học một cách hợp lý, có hiệu quả thì sẽ phát triển năng lực nhận thức của
HS THPT chuyên đồng thời nâng cao chất lượng dạy học hoá học hiện nay.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp thống kê toán học
7. Đóng góp mới của đề tài
- Thiết kế một đĩa CD nội dung chương nguyên tử trong dạy học hoá học gồm:
5 BGĐT và 1 file tự học.
- Xây dựng được TVHLĐT về hoá học nội dung chương nguyên tử bao gồm 6
hình vẽ, 4 video thí nghiệm, 92 bài tập tự luận và trắc nghiệm.
- Đề ra 3 biện pháp cụ thể để phát triển năng lực nhận thức và tư duy cho HS
dưới sự hỗ trợ của CNTT.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, luận văn được
trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề phát triển năng lực nhận thức của
HS THPT dưới sự trợ giúp của CNTT.
Chương 2: Phát triển năng lực nhận thức và tư duy của HS THPT chuyên dưới sự
trợ giúp của CNTT trong dạy học chương Nguyên tử - Hóa học 10.

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
12

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC NHẬN THỨC VÀ TƢ DUY CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

1.1. Lịch sử nghiên cứu của vấn đề
Ứng dụng CNTT trong dạy học là một mảng nghiên cứu nhận được nhiều sự
quan tâm của các GV, các nhà giáo dục học, thậm chí các học giả thuộc các chuyên
ngành, lĩnh vực khác. Có nhiều sáng kiến kinh nghiệm, bài báo, nghiên cứu khoa
học, chuyên đề bồi dưỡng GV, hướng tới ứng dụng CNTT và đã nêu được các luận
điểm chung nhất, bao quát nhất về ứng dụng CNTT trong dạy học nói chung và bộ
môn Hóa học nói riêng. VD:
- “Vai trò của CNTT và truyền thông trong dạy học Hóa học” - Luận văn
Thạc sỹ Giáo dục học - Giang Thành Trung - ĐHSP Hà Nội 2007
- “Ứng dụng CNTT trong dạy học Hóa học ở trường THCS” - ThS. Võ Tiến
Dũng, CN. Nguyễn Phong - trường CĐSP Quảng Trị, 2008
- “Effective use of ICT in Science Education” - Peter Demkanin, Bob Kibble,
Jari Lavonen, Josefa Guitart Mas, Jozefina Turlo.
- “ITC Integration in Chemistry” - Prof. Gilbert Oke Onwu, Dr. Salomon
Tchameni Ngamo - African Virtual University.
- “Tích cực hóa hoạt động nhận thức môn hóa học cho HS với sự hỗ trợ của
CNTT (phần phi kim – hóa học 10)”- Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục – Nguyễn
Thị Ánh Đăng, ĐHSP Hà Nội, 2011.
Các đề tài đã đề cập đến đối tượng THCS và THPT nói chung, tuy nhiên
chưa có đề tài nào đề cập đến đối tượng HS THPT chuyên. Do đó, hướng nghiên
cứu mà chúng tôi chọn là một hướng nghiên cứu tương đối mới mẻ và thực tế.
1.2. Nhận thức và tƣ duy

1.2.1. Nhận thức
1.2.1.1. Khái niệm nhận thức
Nhận thức trong phạm trù triết học có nghĩa là: sự phản ánh hiện thực khách
quan vào trong bộ óc con người, sự phản ánh đó không phải là hành động nhất thời,
13

máy móc, đơn giản, thụ động mà là cả một quá trình phức tạp của hoạt động trí tuệ
tích cực, sáng tạo.
Con đường nhận thức đó được thực hiện qua các giai đoạn từ đơn giản đến
phức tạp, từ thấp đến cao, từ cụ thể đến trừu tượng, từ hình thức bên ngoài đến bản
chất bên trong, đó là từ nhận thức cảm tính (cảm giác, tri giác và biểu tượng) đến
nhận thức lý tính (tư duy và tưởng tượng).
 Nhận thức cảm tính là khâu đầu tiên của quá trình nhận thức. Nhận thức cảm
tính là sự phản ứng những thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng thông qua tri
giác của các giác quan, biểu hiện ở 3 khía cạnh: cảm giác, tri giác và biểu tượng.
Cảm giác: Là hình thức khởi đầu trong sự phát triển của hoạt động nhận
thức, nó phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật và hiện tượng.
Tri giác: Phản ánh sự vật hiện tượng một cách trọn vẹn và theo cấu trúc nhất
định.
Cảm giác và tri giác có vai trò quan trọng trong quá trình nhận thức. Nếu như
cảm giác là hình thức nhận thức đầu tiên của con người thì tri giác là một điều kiện
quan trọng cho sự định hướng hành vi và hoạt động của con người trong môi trường
xung quanh.
Sự nhận thức cảm tính được thực hiện thông qua hình thức tri giác cao nhất,
có tính chủ động tích cực, có mục đích đó là sự quan sát, đó chính là sự phản ánh sự
vật, hiện tượng bằng nhận thức cảm tính
 Nhận thức lý tính bắt nguồn từ nhận thức cảm tính nó phản ánh hiện thực sâu
sắc hơn, nó phản ánh mối liên hệ bản chất mang tính quy luật.
Nhận thức lý tính gồm tư duy và tưởng tượng.
Tưởng tượng: Là một quá trình tâm lý phản ánh những điều chưa từng có

trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở
những biểu tượng đã có.
Quy luật nhận thức là: từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và trở về
thực tiễn.
Như vậy, trong khoa học giáo dục, ta có thể hiểu nhận thức chính là quá trình
học tập, thu nhận kiến thức của con người trong cuộc sống, và kết quả của quá trình
tiếp nhận đó. Và một trong những con đường quan trọng nhất để bồi dưỡng nhận
14

thức đó chính là thông qua giáo dục. Qua giáo dục, con người hình thành và phát
triển năng lực nhận thức một cách khoa học và đúng đắn.
1.2.1.2. Năng lực nhận thức
Năng lực nhận thức được xác định là năng lực trí tuệ của con người, được
biểu hiện dưới nhiều góc độ khác nhau. Nhiều nhà tâm lý cho rằng, năng lực nhận
thức được xác định như năng lực trí tuệ và được đo bằng chỉ số IQ. Tuy nhiên, năng
lực nhận thức được biểu hiện ở nhiều mặt, cụ thể là:
- Mặt nhận thức: Như nhanh biết, nhanh hiểu, nhanh nhẹn, biết suy xét và
tìm ra các quy luật trong các hiện tượng một các nhanh chóng.
-Về khả năng tưởng tượng: óc tưởng tượng phong phú, hình dung ra được
những hình ảnh và nội dung theo đúng điều người khác mô tả.
- Qua hành động: Sự nhanh trí, tháo vát, linh hoạt, sáng tạo.
- Qua phẩm chất: Óc tò mò, lòng say mê, hứng thú làm việc.
Do đó để đánh giá được năng lực nhận thức không những dựa vào chỉ số IQ
mà còn cần kết hợp các chỉ số xác định năng lực khác của con người, như: EQ (chỉ
số xúc cảm), CQ (chỉ số sáng tạo),
1.2.2. Tư duy
1.2.2.1. Khái niệm tư duy
Tư duy là một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những
mối liên hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách
quan mà trước đó ta chưa biết.

Như vậy, tư duy là một quá trình tâm lý có sự tìm kiếm và phát hiện cái mới
về chất một cách độc lập. Là một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản
chất, những mối liên hệ bên trong.
Nét nổi bật của tư duy là tính "có vấn đề " tức trong hoàn cảnh có vấn đề tư
duy được nảy sinh.
Tư duy là mức độ lý tính nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính.
Nó có khả năng phản ánh những thuộc tính bản chất của sự vật hiện tượng.
Như vậy, tư duy là khâu cơ bản của quá trình nhận thức. Nắm bắt được quá
trình đó, GV sẽ hướng dẫn HS tư duy khoa học trong suốt quá trình học tập .
Có thể chia ra làm ba loại tư duy cơ bản, phổ biến thường gặp trong học tập
15

cũng như trong cuộc sống: đó là tư duy logic,tư duy biện chứng và tư duy hình
tượng.
Nếu xét về mức độ độc lập, người ta có thể chia tư duy thành các bậc sau: tư
duy lệ thuộc, tư duy độc lập, tư duy phê phán
1.2.2.2. Các phẩm chất của tư duy
- Tính định hướng: Ý thức được nhanh chóng và chính xác đối tượng cần
lĩnh hội, mục đích phải đạt được và con đường tối ưu để đạt được mục đích đó.
- Bề rộng: Có khả năng vận dụng nghiên cứu các đối tượng khác.
- Độ sâu: Nắm vững ngày càng sâu sắc bản chất của các sự vật hiện tượng.
- Tính linh hoạt: Nhạy bén trong việc vận dụng những tri thức và cách thức
hành động vào những tình huống khác nhau một cách sáng tạo.
- Tính mềm dẻo: Thể hiện hoạt động tư duy được tiến hành theo các hướng
xuôi và ngược chiều.
- Tính độc lập: Thể hiện ở chỗ tự mình phát hiện ra vấn đề, đề xuất cách giải
quyết và tự giải quyết được vấn đề.
- Tính khái quát: Khi giải quyết một loạt vấn đề nào đó sẽ đưa ra được mô
hình khái quát, trên cơ sở đó có thể vận dụng để giải quyết các vấn đề tương tự cùng
loại.

1.2.3. Phát triển năng lực nhận thức và tư duy cho học sinh trung học phổ thông
Phát triển năng lực nhận thức và tư duy thực chất là hình thành và phát triển
năng lực lĩnh hội và vận dụng tri thức một cách linh hoạt, sáng tạo.
Việc phát triển nhận thức và tư duy cho HS trước hết là giúp cho HS lĩnh hội
và nắm vững kiến thức, biết vận dụng kiến thức vào việc giải bài tập và thực hành
qua đó mà kiến thức HS thu nhận được trở nên vững chắc và sinh động hơn.
Tư duy càng phát triển thì càng có nhiều khả năng lĩnh hội tri thức một cách
nhanh chóng, sâu sắc và khả năng vận dụng tri thức càng linh hoạt, sáng tạo. Như
vậy sự phát triển tư duy của HS được diễn ra trong quá trình tiếp thu và vận dụng tri
thức. Khi tư duy phát triển sẽ tạo ra một kĩ năng và thói quen làm việc có suy nghĩ,
có phương pháp chuẩn bị lâu dài cho HS hoạt động sáng tạo sau này.
Hình thành và phát triển năng lực nhận thức được thực hiện thường xuyên,
liên tục, có chiến lược, có hệ thống.
16

Do đó trong hoạt động giảng dạy, người GV cần phải tập luyện cho HS và
chính bản thân HS phải tự rèn luyện qua sự hướng dẫn của GV khả năng tư duy
sáng tạo qua các khâu của quá trình dạy học. Từ hoạt động dạy học trên lớp thông
qua hệ thống câu hỏi, bài tập mà GV điều khiển hoạt động nhận thức của HS để
giải quyết các vấn đề học tập được đưa ra. HS tham gia vào vấn đề này một cách
tích cực sẽ nắm được cả kiến thức và phương pháp nhận thức đồng thời các thao tác
tư duy cũng được rèn luyện.
Hình thành và phát triển năng lực nhận thức và tư duy được rèn luyện với
mức độ từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, đầy đủ trên mọi khía cạnh:
+ Rèn luyện năng lực quan sát
+ Phát triển ngôn ngữ
+ Phát triển trí nhớ và tưởng tượng
+ Rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo, phương pháp nhận thức và tư duy.
+ Rèn luyện phẩm chất, nhân cách
Để phát triển năng lực nhận thức cho HS cần đảm bảo các yếu tố sau:

+ Vốn di truyền từ tư chất tối thiểu cho HS
+ Vốn kiến thức tích lũy đầy đủ và hệ thống
+ Phương pháp dạy và học phải thực sự khoa học
+ Chú ý về đặc điểm lứa tuổi và sự đảm bảo về mặt vật chất cũng như tinh thần
Biểu hiện sự phát triển về năng lực nhận thức và tư duy
+ Có khả năng độc lập chuyển tải các tri thức cũ thành các tri thức mới: Trong
quá trình học tập, HS đều phải giải quyết những vấn đề đòi hỏi liên tưởng đến
những kiến thức đã học trước đó. Nếu HS độc lập chuyển tải tri thức vào tình huống
mới để trở thành tri thức mới thì chứng tỏ đã có biểu hiện tư duy phát triển.
+ Tái hiện nhanh chóng các kiến thức, các mối quan hệ để giải quyết một vấn đề nào
đó.
+ Có năng lực phân tích, đánh giá các sự vật, hiện tượng
+ Có khả năng áp dụng kiến thức vào thực tế. Đây là kết quả phát triển tổng hợp
của sự phát triển tư duy. Để có thể giải quyết tốt các bài toán đòi hỏi HS phải có sự
định hướng tốt, biết phân tích, suy đoán và vận dụng các thao tác tư duy để tìm cách
áp dụng thích hợp, cuối cùng là tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả.
17

+ Sáng tạo kiến thức mới. Đây là biểu hiện cao nhất về sự phát triển năng lực
nhận thức và tư duy. Sáng tạo kiến thức mới đòi hỏi tất cả các kỹ năng nhận thức, tư
duy, tưởng tượng, phê phán, đánh giá,…đạt ở mức độ cao nhất.
1.2.4. Vai trò của dạy học hóa học trong việc phát triển năng lực nhận thức, tư
duy.
Hóa học không phải là một ngành khoa học đơn lẻ, tách rời với những ngành
khoa học khác. Kiến thức hóa học có liên hệ mật thiết tới các kiến thức Toán học,
Vật lý, Sinh học. Hóa học cũng là môn khoa học rất gần gũi với thực tế cuộc sống,
kiến thức hóa học cũng có thế áp dụng giải quyết được nhiều vấn đề trong cuộc
sống quanh ta.
Hóa học THPT là những kiến thức cơ bản về hóa học được đưa vào một cách
chọn lọc; được minh họa tương sinh động, tương đối toàn diện cả về lý thuyết lẫn

thực nghiệm; liên hệ giữa lý thuyết và thực tế, từ trực quan sinh động tới tư duy trừu
tượng và trở về thực tiễn; có sự cập nhật các nội dung mới trong cuộc sống hiện đại
ngày nay. Các kiến thức được trình bày theo các chương, sắp xếp một cách khoa
học, logic, liên hệ giữa các phần, các nội dung kiến thức một cách tương đối rõ
ràng.
Học hóa học, HS sẽ tiếp thu được những kiến thức, kỹ năng ; thấy được mối
quan hệ liên ngành giữa các môn khoa học; các kiến thức được tiếp thu theo một
tiến trình khoa học và logic: từ quan sát, tìm kiếm thông tin, phân tích, tổng hợp, xử
lý thông tin, từ đó hình thành kiến thức, kỹ năng mới. Các quá trình đó giúp HS
hình thành và phát triển năng lực nhận thức và tư duy.
1.2.5. Đánh giá mức độ nhận thức và tư duy của học sinh
Theo thang phân loại của Bloom, để đánh giá trình độ nhận thức của HS có
thể chia làm 6 mức độ: - Nhận biết - Thông hiểu - Ứng dụng- Phân tích - Tổng
hợp - Đánh giá.
Nhận biết: Mức độ này cho biết những kiến thức mà HS nắm được. Nó chủ
yếu là sự nhớ lại những tư liệu đã học được bằng cách nhớ lại sự kiện, khái niệm cơ
bản và các câu trả lời.
Thông hiểu: Chứng minh sự hiểu biết về các sự kiện và ý tưởng bằng cách
tổ chức, so sánh, diễn giải, phiên dịch, nêu VD cho ý tưởng chính.
18

Ứng dụng: Sử dụng kiến thức mới. Giải quyết vấn đề với các tình huống
mới bằng cách áp dụng kiến thức thu được, sự kiện, kỹ thuật và các quy tắc theo
một cách khác.
Phân tích: Xem xét và phân tích thông tin thành các bộ phận bằng cách xác
định động cơ hoặc nguyên nhân. Suy luận và tìm bằng chứng cho những khái quát.
Tổng hợp: Kết hợp các thông tin với nhau theo những cách khác nhau bằng
cách kết hợp các yếu tố trong một mô hình mới hoặc đề xuất các giải pháp thay thế.
Đánh giá: Trình bày và bảo vệ quan điểm bằng cách đánh giá thông tin, độ
hiệu lực của các ý tưởng hoặc chất lượng của sản phẩm dựa trên các tiêu chuẩn

Tuy nhiên, việc đánh giá trình độ nhận thức của HS THPT hiện nay được
nhiều tác giả đề xuất theo 3 mức độ: Biết, hiểu - Vận dụng – Vận dụng sáng tạo.
- Biết: Khả năng nhớ lại kiến thức đó một cách máy móc và nhắc lại được.
Hiểu: Khả năng hiểu thấu được ý nghĩa kiến thức, giải thích được nội dung
kiến thức, diễn đạt khái niệm theo sự hiểu biết mới của mình.
- Vận dụng: Khả năng sử dụng thông tin và biến đổi kiến thức từ dạng này
sang dạng khác; vận dụng kiến thức trong tình huống mới, trong đời sống, trong
thực tiễn.
- Vận dụng sáng tạo: vận dụng tri thức vào tình huống, hoàn cảnh một cách
sáng tạo với cách giải quyết mới, linh hoạt, độc đáo, hữu hiệu.
1.3. Đổi mới phƣong pháp dạy học ở trƣờng trung học phổ thông
1.3.1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông
Điều 28 - Luật Giáo dục 2005 đã chỉ rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông
phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc
điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học; khả năng làm việc
theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình
cảm; đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS”.
Trong Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDDT Bộ GD & ĐT khẳng định: “CTNTT là
công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và hỗ trợ đổi mới
quản lý giáo dục, góp phần nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục”
Nghị quyết Đại hội Đảng một lần nữa khẳng định: “đổi mới phương pháp
dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực sáng tạo của người học, coi trọng
19

thực hành, thực nghiệm làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay, đổi
mới và hoàn thiện nghiêm minh chế độ thi cử ”
Ứng dụng CNTT trong dạy học thực sự đã góp phần rất lớn để thực hiện đổi
mới phương pháp dạy - học trong nhà trường phổ thông, trao lại quyền chủ động
cho HS và đem lại những tích cực to lớn trong việc truyền tải kiến thức không
những về hình thức mà còn về nội dung phong phú, cập nhật tới người học.

Người thầy truyền tải nội dung bài học dễ dàng hơn, sinh động, phong phú
hơn, dễ dàng thực hiện các phương pháp dạy học hiện đại, tổ chức các hoạt động
cho người học thu nhận kiến thức một cách tích cực chủ động và sáng tạo hơn. Thật
vậy, ứng dụng CNTT là một trong những yếu tố quan trọng giúp người GV hoàn
thành định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT.
1.3.2. Phương hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ
thông
Để đổi mới phương pháp dạy học theo đúng định hướng mà Bộ GD & ĐT
quy định, chúng ta phải hiểu rõ bản chất của đổi mới phương pháp dạy học, của dạy
học tích cực. Đổi mới không phải là xóa bỏ hoàn toàn cái cũ, dạy học tích cực
không phải là hạ thấp vai trò của người thầy. Cốt lõi của đổi mới và dạy học tích
cực là chống lại thói quen học tập thụ động của HS, đưa tính tương tác một cách tối
đa vào bài giảng, tăng cường tự học, tự đánh giá đối với người học. Đổi mới
phương pháp dạy học cũng có nghĩa là các thành tố khác của hoạt động dạy học
cũng phải thay đổi cho phù hợp với nó: nội dung, hình thức tổ chức hoạt động dạy
học, phương tiện dạy học,hình thức kiểm tra đánh giá. Vậy phương hướng chung để
đổi mới nâng cao chất lượng dạy học trong thời đại mới đó là:
- Chuyển từ mô hình dạy học một chiều sang dạy học tương tác hai chiều.
Chuyển từ xu hướng dạy học “GV làm trung tâm” sang “HS làm trung tâm”, “tích
cực hóa người học”.
- Sử dụng các phương pháp, các kỹ thuật dạy học tích cực, tăng cường tổ chức
các hoạt động học tập, tăng cường sử dụng CNTT và các phương tiện hiện đại một
cách tối ưu nhất để hỗ trợ hoạt động dạy học.
- Dạy HS cách tự học, cách tìm kiếm thông tin sử dụng các công cụ hỗ trợ
hiện đại giúp tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng, chính xác, cập nhật.
20

1.4. Ứng dụng CNTT trong dạy học hóa học
1.4.1. Công nghệ thông tin. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
CNTT - tiếng Anh - Infomation Technology (IT) là ngành ứng dụng công

nghệ quản lý và xử lý thông tin, đặc biệt trong các cơ quan tổ chức lớn. Cụ thể,
CNTT là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ,
bảo vệ, xử lý, truyền và thu thập thông tin.
Ở Việt Nam thì CNTT được hiểu và định nghĩa trong nghị quyết 49/CP kí
ngày 04/08/1993 về phát triển CNTT của chính phủ Việt Nam, như sau: “CNTT là
tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại -
chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông – nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có
hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh
vực hoạt động của con người và xã hội”.
Trong hệ thống giáo dục nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam,
CNTT đã được chính thức tích hợp vào chương trình học phổ thông, dưới môn học
cụ thể: tin học, và đưa làm nội dung chính trong chương trình đào tạo nghề dành
cho HS THCS và THPT. Người ta đã nhanh chóng nhận ra rằng nội dung về CNTT
đã có ích cho tất cả các môn học khác. Đặc biệt với sự ra đời và phát triển của mạng
“internet” toàn cầu, hiểu biết về CNTT càng được nâng cao, đi cùng là kỹ năng ứng
dụng CNTT trong nhà trường ngày càng hoàn thiện và linh hoạt, sáng tạo. Và giờ
đây, CNTT tiến tới trở thành một công cụ không thể thiếu hỗ trợ GV hoàn thành tốt
công việc giảng dạy cũng như hỗ trợ đắc lực HS trong quá trình học tập tại nhà
trường.
Ứng dụng CNTT trong giảng dạy chính là ứng dụng các phuơng pháp khoa
học, phương tiện, công cụ kĩ thuật hiện đại (máy tính, internet, ) vào bài dạy nhằm
truyền đạt, thông tin, kiến thức tới người học một cách sinh động, trực quan, phong
phú và đầy đủ nhất.
Tuy nhiên, tốc độ phát triển ứng dụng CNTT trong giáo dục lại không đồng
đều giữa các vùng miền: ở thành phố tốc độ phát triển CNTT nhanh hơn nông thôn,
giữa các thế hệ GV: kỹ năng sử dụng CNTT ở GV trẻ nhìn chung tốt hơn GV lâu
năm,…Nguyên nhân gây ra những sự chênh lệch trên là do điều kiện về cơ sở vật
chất và sự hiểu biết về CNTT của một bộ phận GV còn hạn chế, cũng như rào cản
21


tâm lý ngại thay đổi, hay do thiếu sự tập huấn, hướng dẫn cụ thể của các cấp quản lý
mà GV chưa thực sự sử dụng CNTT vào giảng dạy một cách hiệu quả.
1.4.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học hóa học
Môn Hóa học là một trong những môn học quan trọng trong chương trình
phổ thông; là một môn học nằm trong danh mục các môn thi tốt nghiệp THPT nhiều
năm liền; là môn thi nằm trong hai trên bốn khối thi chính vào các trường ĐH, CĐ
trên toàn quốc; và hơn nữa, Hóa học có vai trò to lớn đối với đời sống con người,
kiến thức Hóa học giúp chúng ta giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến cuộc sống.
Tuy nhiên không phải HS nào cũng thích môn Hóa và nhận ra tầm quan
trọng của bộ môn này. Không có niềm đam mê với môn học đồng nghĩa HS học
môn học này với thái độ thụ động, thiếu tích cực. Nếu không khơi dậy được sự thích
thú, đam mê với môn học từ phía người học, nếu không đem lại cho người học một
động cơ học tập tích cực, mạnh mẽ, thì HS không thể trở thành những người học
chủ động, năng động và sáng tạo.
Hóa học là một môn của lý thuyết và thực nghiệm, không phải là môn học
của những kí hiệu, con số, phương trình khô khan, lại càng không phải là môn học
của những thứ trừu tượng. Hóa học là môn học của những khái niệm, vật chất cụ
thể, những chất có thể không nhìn thấy bằng mắt thường như electron, nơtron,
proton, nguyên tử, phân tử, hay những chất có thể chỉ tồn tại trong một phần trăm,
phần triệu giây ngắn ngủi như các nguyên tố phóng xạ, và tất nhiên bao gồm cả
những chất vô cùng gần gũi đối với cuộc sống của mỗi con người như muối ăn,
đường cát, như xăng, dầu, như các loại len, sợi, các vật liệu xây nhà Hóa học đi
cùng với sự phát triển của nhân loại, Hóa học gắn liền và giải quyết 3 nhu cầu căn
bản và quan trọng nhất của loài người, đó là ăn, mặc, ở.
Thế nhưng khi truyền tải những nội dung kiến thức hóa học đó nếu chỉ dùng
các phương tiện dạy học truyền thống (bảng, phấn, tranh vẽ, mô hình, dụng cụ thí
nghiệm) thì gặp không ít khó khăn. Khó khăn đầu tiên là thời gian: thời gian viết
bảng đã chiếm khoảng thời lượng khá lớn trong một tiết học. Thêm nữa, tranh ảnh,
mô hình và các tiết bị thí nghiệm ở trường phổ thông còn nghèo nàn và hạn chế,
việc di chuyển và sử dụng lại cồng kềnh khó khăn. Sử dụng thí nghiệm thật quả là

một giáo cụ trực quan tuyệt vời song chỉ có thể thực hiện với những phản ứng đơn
22

giản, xảy ra nhanh chóng, độ an toàn cao, điều kiện thí nghiệm ít khắt khe. Và tất
nhiên trong điều kiện tối ưu hóa về dụng cụ cũng như độ tinh khiết của hóa chất.
Nhiều thí nghiệm khó thực hiện do điều kiện thực nghiệm, dụng cụ và hóa chất
không đáp ứng được; có thí nghiệm xảy ra quá chậm, hàng giờ, có khi hàng ngày;
có thí nghiệm độ nguy hiểm rất cao, sinh ra khí độc hại thậm chí có thể gây cháy
nổ, Và đối với các trường hợp đó, tối ưu nhất là sử dụng các đoạn phim thí nghiệm
đã quay sẵn, các phần mềm thí nghiệm ảo hay mô phỏng thí nghiệm. Với sự trợ
giúp của máy tính, máy chiếu thì việc này trở nên vô cùng đơn giản và nhanh
chóng.
Như vậy ứng dụng CNTT góp phần đổi mới nội dung và hình thức thể hiện
nội dung dạy học hóa học: giảm thời gian ghi bảng, tăng cường yếu tố trực quan
trong bài dạy, thể hiện dễ dàng và nhanh chóng các kiến thức hóa học, đặc biệt là
các phản ứng hóa học. Và hơn thế, CNTT đóng vai trò không nhỏ trong đổi mới
phương pháp dạy học hóa học.
Tóm lại, ứng dụng CNTT là một công cụ hỗ trợ đắc lực để thực hiện nhiệm
vụ đổi mới phương pháp dạy học hóa học.
1.4.3. Vai trò của công nghệ thông tin trong dạy học hóa học hiện nay
1.4.3.1. Công nghệ thông tin giúp đổi mới, đa dạng hóa nội dung dạy học
Nội dung dạy học cơ bản được trình bày trong sách giáo khoa được nhà xuất
bản Giáo dục quốc gia in ấn và được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, được coi là
kiến thức cỗt lõi bắt buộc không thể lược bỏ. Tuy nhiên, người dạy có thể đổi mới,
đa dạng hóa nội dung dạy học một cách sáng tạo dựa trên kiến thức nền tảng cốt lõi
sách giáo khoa dưới sự trợ giúp của CNTT.
- Thay đổi thứ tự kiến thức trong một bài dạy.
- Đa dạng hóa, cụ thể hóa nội dung kiến thức cốt lõi bằng hình ảnh, phim thí
nghiệm, các phần mềm hỗ trợ,
- Đưa thêm các kiến thức mới, kiến thức liên hệ thực tế, kiến thức nâng cao,

- Điều chỉnh lượng kiến thức phù hợp giữa các nhóm kiến thức: kiến thức HS
tiếp nhận trên lớp - kiến thức HS tự học - kiến thức nâng cao cho HS khá giỏi.
Đổi mới, đa dạng hóa nội dung dạy học giúp HS:
- Tiếp cận kiến thức một cách đầy đủ, trực quan, sinh động.
23

- Được tiếp thu nhiều kiến thức mới, những kiến thức gần gũi với thực tế, được
cập nhật, mang hơi thở thời đại.
1.4.3.2. Công nghệ thông tin giúp đổi mới phương pháp dạy học
- Sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại: dạy học tình huống, dạy học nêu
vấn đề, dạy học dự án, dạy học theo nhóm,
- Tăng tính tương tác cho bài giảng: Sử dụng các phần mềm thiết kế bài giảng
mang tính tương tác cao, có tích hợp các câu hỏi trắc nghiệm; sử dụng các phần
mềm mô phỏng thí nghiệm cho HS thực hiện; thiết kế trò chơi;
- Tăng cường tự học cho HS: hướng dẫn HS các kỹ năng tự học, tìm tài liệu và
kỹ năng nghiên cứu khoa học. Máy tính còn cho phép HS học theo những bước
riêng của mình, do đó có thể tiết kiệm được nhiều thời gian dạy học trên lớp, tạo
nên khả năng cá thể hóa trong học tập của HS
- Tạo điều kiện để HS được thể hiện sự hiểu biết của mình và được vận dụng
nhiều hơn những kiến thức thu được để giải quyết một số vấn đề có liên quan tới
hóa học trong đời sống và sản xuất.
- Dạy học trực tuyến: dạy học qua các loại hình: trên trang web, thông qua
mạng xã hội, qua các phần mềm giao tiếp,…giúp người học tiết kiệm thời gian, tính
tương tác cao, dễ dàng trong tích hợp đa phương tiện, trong tìm kiếm tài liệu, chia
sẻ tài liệu,
Dạy học, xét về hình thức tiến hành là một quá trình truyền thông hai chiều.
Vì vậy, việc ứng dụng CNTT vào dạy học nhằm nâng cao tính tích cực, chủ động
cho người học, đổi mới phương pháp dạy học thay thế cách truyền thụ một chiều là
xu hướng tất yếu của thời đại, và được hỗ trợ đắc lực bởi CNTT.
1.4.3.3. Công nghệ thông tin giúp đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá

- Ứng dụng CNTT đưa ra các nhiệm vụ mà HS có thể thực hiện trực tiếp trên
máy tính: các câu hỏi trắc nghiệm; quan sát/ giải thích/ dự đoán các doạn phim thí
nghiệm, thực hiện các thí nghiệm mô phỏng; các trò chơi: ghép tranh, ô chữ, GV
đánh giá HS thông qua mức độ hoàn thành các yêu cầu được giao.
- Dạy học dự án có ứng dụng CNTT (trình bày kết quả có sự hỗ trợ của máy
tính): GV đánh giá qua cách thể hiện cá nhân/nhóm thực hiện. HS tự đánh giá bản
thân và các thành viên khác trong nhóm/lớp dựa trên các tiêu chí mà GV và HS đưa
24

ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ mà GV giao phó.
Như vậy, ứng dụng CNTT vào dạy học hóa học giúp HS:
- Xây dựng động cơ học tập, thái độ học tập tích cực. Đem lại HS sự say mê,
thích thú với bài giảng, là nền tảng để xây dựng sự yêu thích đối với môn học. Từ
đó hình thành động cơ để HS tìm tòi, khám phá các kiến thức khác liên quan đến
môn học.
- HS chủ động trong quá trình tiếp thu kiến thức, có tinh thần hăng say trong
học tập, từ đó tiếp thu bài giảng tốt hơn, thu nhận được nhiều kiến thức hơn. Mặt
khác, các kiến thức liên hệ thực tế lại hết sức gần gũi giúp HS hiểu bài và nhớ kiến
thức lâu hơn.
- HS hình thành kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, là một kỹ năng rất quan trọng
trong học tập cũng như trong cuộc sống.
- HS thấy được mối liên hệ của hóa học nói riêng và các môn khoa học tự
nhiên nói chung đối với thực tế, với đời sống. Từ đó, HS hình thành và rèn luyện kỹ
năng quan sát, phân tích, tổng hợp, tư duy biện chứng trong thế giới quan và thấy
được sự đa dạng của thế giới vật chất. Qua đó, HS biết sử dụng các kiến thức khoa
học đã học để giải quyết được một số vấn đề trong đời sống.
1.4.4. Những điểm cần lưu ý khi sử dụng CNTT trong dạy học
Cần phải đặt CNTT trong toàn bộ hệ thống của quá trình dạy học: nội dung,
phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức, kiểm tra đánh giá thì mới phát huy
sức mạnh tổng hợp của hệ thống đó.

Máy tính đóng vai trò vô cùng lớn trong việc ứng dụng CNTT, song máy tính
chỉ là một công cụ hỗ trợ hoạt động dạy học. Dù máy tính có đa năng và ưu việt thế
nào đi chăng nữa thì vai trò người thầy không thể bị thay thế. Chúng ta cần phải tìm
cách phát huy hiệu quả hoạt động của người GV trong quá trình dạy học. Trong xu
thế thời đại mới, hoạt động dạy học có nhiều thay đổi, nhiều hình thức dạy học mới
ra đời như dạy học từ xa, dạy học trực tuyến, các hình thức dạy học đó coi máy tính
và mạng internet là công cụ chính, song hoạt động chỉ được gọi là dạy học nếu nó
có tính tương tác. Như vậy, dù trong thời đại nào, ta cũng phải phát huy vai trò của
người thầy phù hợp với xu thế, dù nó không hoàn toàn giống với dạy học truyền
thống.
25

Một bài dạy ứng dụng CNTT thành công nếu nó mang tính sư phạm tương tác.
Lạm dụng máy tính và CNTT để trình diễn chẳng khác nào chuyển từ hình thức
đọc - chép sang nhìn - chép.
1.4.5. Những ứng dụng cụ thể của công nghệ thông tin trong dạy học hóa học
1.4.5.1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong tìm kiếm tài liệu
Tài liệu được tìm kiếm chủ yếu là tài liệu “dạng số” (được mã hóa để lưu trữ
trên máy tính), VD: sách điện tử, phần mềm, trang web,…Với sự bùng nổ của mạng
“internet” toàn cầu với các công cụ tìm kiếm như: “google.com.vn”;
“yahoo.com.vn”, người dùng có thể gõ từ khóa quan tâm vào các công cụ tìm kiếm
này, số lượng kết quả sẽ cho ra có thể từ vài trăm nghìn đến vài trăm triệu, tùy vào
mức độ phổ biến của từ khóa, dưới rất nhiều hình thức đa dạng: hình ảnh, trang
web, đa phương tiện (âm thanh, đoạn phim, flash…), các “file” văn bản (document,
pdf,…),…Tuy nhiên, số lượng thông tin càng nhiều đòi hỏi người dùng phải có kĩ
năng chọn lọc và kiểm chứng thông tin, và tìm kiếm thông tin ở những nguồn đáng
tin cậy, đặc biệt là những thông tin mang tính khoa học cao.
1.4.5.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế bài giảng điện tử và giáo án
điện tử
BGĐT là một hình thức tổ chức bài lên lớp mà ở đó toàn bộ kế hoạch hoạt

động dạy học đều được chương trình hóa do GV điều khiển thông qua môi trường
đa phương tiện (multimedia) do máy vi tính tạo ra. Cũng có thể hiểu BGĐT là
những tệp tin có chức năng truyền tải nội dung giáo dục đến HS, chẳng hạn tệp
PowerPoint.
GA điện tử có thể hiểu là bản thiết kế cụ thể toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy
học của GV trên giờ lên lớp, toàn bộ hoạt động dạy học đó đã được “multimedia
hóa” một cách chi tiết, có cấu trúc chặt chẽ và logic được quy định bởi cấu trúc của
bài học. GA điện tử là một sản phẩm của hoạt động thiết kế bài dạy được thể hiện
bằng vật chất trước khi bài dạy được tiến hành. GA điện tử chính là bản thiết kế của
BGĐT, chính vì vậy xây dựng GA điện tử hay thiết kế BGĐT là hai cách gọi khác
nhau cho một hoạt động cụ thể để có được BGĐT.
Để ứng dụng soạn thảo GA điện tử, phần mềm được sử dụng phổ biến nhất
hiện nay là MSWord. Có thể đánh máy, sửa chữa GA dễ dàng trên phần mềm này,
26

file xuất ra nhỏ gọn, dễ dàng lưu trữ trong máy tính hoặc chia sẻ thông qua các bộ
nhớ ngoài như USB, đĩa CD – ROOM hay ổ cứng di động. Ngoài ra, để hỗ trợ GV
soạn thảo các GA với nhiều hình vẽ, công thức đặc trưng của hóa học, GV có thể sử
dụng thêm phần mềm hỗ trợ: Chemoffice, Chemsketch,
- Chemoffice: bao gồm các công cụ vẽ như ChemDraw, Chem3D, Chemfinder
và ChemACX.
- ACD/ChemSketch: phần mềm hỗ trợ vẽ công thức, phương trình và tính toán
cân bằng hóa học. ACD/ChemSketch: được dùng để vẽ hoặc thiết kế đồ họa dùng
trong bộ môn Hóa học. Ưu điểm nổi bật dùng để biểu diễn các công thức cấu tạo
của các hợp chất hữu cơ.
Để thiết kế BGĐT, có rất nhiều phần mềm có thể sử dụng như: PowerPoint,
Violet, LectureMaker,…
- PowerPoint: là một phần mềm trình diễn có thể sử dụng tiện lợi, hiệu quả
trong dạy học.
+ Một số ưu điểm nổi bật của phần mềm này là:

 Hiệu ứng hình ảnh, màu sắc, âm thanh phong phú, làm giờ HS động, hấp
dẫn.
 Có thể chèn ảnh, sơ đồ, bảng số liệu thống kê, video, clip, trên phông nền
có màu sắc hài hòa, giúp GV trong giải thích, mở rộng kiến thức.
 Có thể kết nối linh hoạt giữa từng nội dung dạy học, kết nối với trang web,
kết nối tới một file bất kì trong tệp dữ liệu, kết nối phần mềm dạy học khác,
+ Nhược điểm:
 Là một phần mềm trình chiếu chuyên nghiệp, có nghĩa là PowerPoint tích
hợp rất đầy đủ, rất rộng, rất đa nhiệm với tất cả các chức năng, hiệu ứng đặc biệt.
Tuy nhiên đó lại là nhược điểm, bởi như vậy PowerPoint sẽ phù hợp hơn với một
người thuyết trình chuyên nghiệp, chứ không phải một GV coi việc thiết kế bài
giảng phải là việc đơn giản và nhanh chóng.
 Các thao tác nhúng đa phương tiện trực tiếp vào PowerPoint (video, audio,
flash, ) không quá đơn giản. Các file, link khi tích hợp luôn phải đi kèm với file
PowerPoint mà không thể kết hợp với nhau. Flie xuất ra luôn ở một định dạng,
không thể được lựa chọn; PowerPoint cũng không có chức năng ghi âm cho bài

×