Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Các tình huống môn luật lao động (ngoài ngành)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.34 KB, 7 trang )

Các tình huống tranh chấp lao động (Chương HĐ + KLLĐ)
1. Chị Nguyễn Thị V hiện đang làm tạp vụ tại Công ty TNHH X. Do công ty X xác
định công việc của chị là công việc thời vụ nên chị V được ký hợp đồng ngắn hạn 3
tháng 1 lần liên tục từ năm 2007 đến nay. Hỏi công ty X có thể ký hợp đồng như vậy
được không? tại sao?
2. Bà T vào làm việc tại công ty Dược phẩm X từ ngày 28/11/2002, công việc là đóng
gói các sản phẩm thuốc. Thời hạn hợp đồng được là 01 năm. Đến 1/6/2004 Giám đốc
doanh nghiệp yêu cầu Bà T ký hợp đồng 6 tháng. Đến ngày 31/12/2004 khi hợp đồng
hết hạn thì Giám đốc lại yêu cầu bà ký hợp đồng 3 tháng. Đến tháng 3/2005 Công ty
chính thức ra quyết định chấm dứt hợp đồng với bà T và trả bà T tiền trợ cấp thôi
việc. Việc công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với bà T có đúng pháp
luật hay không?
 Viêc kí hợp đồng sai (43).
 TH1: Nếu không làm việc liên tục-> Đúng
 TH2: làm liên tục thì sai-> Điều 22( 43)
 Không đúng PL vì phạm điều 39 và xét điều 22 Hợp đồng không xác định thời
hạn.
3. Anh K vào làm việc tại chi nhánh Công ty R từ ngày 20/7/2007 và giữa hai bên ký
hợp đồng lao động xác định thời hạn là 1 năm. Ngày 1/1/2010, giữa anh K và chi
nhánh công ty R có ký tiếp hợp đồng LĐ xác định thời hạn từ ngày 1/1/2010 đến
ngày 31/12/2010. Theo HĐ công việc của anh K là đại diện bán hàng với mức lương
5tr đồng. Giữa năm 2010 Công ty R sáp nhập vào công ty B nên ngày 14/6/2010
công ty B thông báo chấm dứt HĐ LĐ với anh K và trả anh tiền trợ cấp mất việc.
Anh K cho rằng công ty B đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
với anh và mặc dù không muốn trở lại làm việc nhưng anh đòi bồi thường cả khoản
tiền lương trong những ngày không được làm việc và khoản tiền trợ cấp thôi việc.
 Điều 45( 65) điều 48, 49
4. Anh H là nhân viên bảo vệ của 1 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài M. H được
giao ca trực ngày 1/5/2002. Sáng 2/5/2002 khi bàn giao ca trực, công ty M phát hiện
mất 2 máy điều hòa nhiệt độ. Ngày 4/5/2002, Giám đốc công ty M tổ chức cuộc họp
với Trưởng phòng tổ chức nhân sự, Tổ bảo vệ, Tài vụ. Giám đốc quy trách nhiệm


cho H làm mất tài sản và buộc H phải bồi thường 12 triệu đồng. H cho rằng quyết
định của công ty là chưa đúng nên không chấp hành . Do đó ngày 15/11/2002, Giám
đốc công ty M đã ra quyết định sa thải H vì lý do không chấp hành quyết định của
công ty. Hỏi: Việc sa thải anh H của công ty M đúng hay sai?
 Điều 130 khoản 2, đòi bồi thường là đúng,
 Sa thải vì lí do không chấp hành kỉ luật đó-> sai ( điều 126).
5. Tháng 11/2007 Chị B vào làm công nhân may cho xí nghiệp X theo hợp đồng lao
động với thời hạn 03 năm. Tháng 5/2009 chị B phải nghỉ việc để chăm sóc mẹ ốm
phải nằm viện dài ngày. Tháng 9/2009 chị B đến xí nghiệp xin chấm dứt HĐLĐ để
đưa mẹ về quê chăm sóc. Chị B sẽ được hưởng các chế độ gì trong trường hợp này?
Có gì khác nếu chị B làm việc theo HĐ không xác định thời hạn?
 Điều 37 (55), điều 36 khoản 9 , điều 48
6. Ông C làm việc tại công ty CP X từ năm 2000 với vị trí là trưởng phòng tư vấn khách
hàng. Năm 2005 công ty giải thể Phòng tư vấn khách hàng do ông C phụ trách. Ông
C đã yêu cầu công ty bố trí việc khác nhưng đến nay công ty vẫn chưa bố trí được mà
chỉ yêu cầu ông C đi thu hồi công nợ với mức lương thấp hơn trước. Ông C không
có vi phạm kỷ luật gì. Hỏi: công ty X có phải bố trí việc mới phù hợp với chuyên
môn của ông C hay không?
7. Em Lê Thị H sinh năm 1995, do hoàn cảnh khó khăn nên năm 2008 phải đi làm thuê
dọn dẹp cho bà T ở Hà Nội. Làm thuê được 3 tháng thì không may bị tai nạn do chập
điện trong nhà gây thương tật. Hỏi: Bà T có phải bồi thường những chi phí hợp lý
cho việc cứu chữa, bồi dưỡng sức khỏe của em H hay không?
8. Tháng 5/2001, Chị N (sinh ngày 18/3/1984) được tuyển vào làm nhân viên marketing
cho văn phòng đại diện của Hãng mỹ phẩm tư nhân của Ông J.Senuh (Hàn quốc).
Ông J.Senuh ủy quyền cho Trưởng phòng Marketing là anh Nguyễn Văn A ký hợp
đồng lao động với chị N. Do khác nhau về ngôn ngữ nên chị N không ký vào bản
hợp đồng bằng tiếng Hàn quốc của công ty. Hỏi: việc ký kết hợp đồng có hợp pháp
hay không?
9. Anh Nguyễn Thanh T làm nhân viên bán hàng cho công ty TNHH Minh Quang theo
hợp đồng không xác định thời hạn. Trong quá trình làm việc, anh T không có vi

phạm gi. Tháng 6/2010 công ty phát hiện bằng tốt nghiệp đại học của anh T là bằng
giả và đơn phương chấm dứt hợp đồng LĐ với anh T. Anh T yêu cầu công ty giải
quyết đầy đủ chế độ vì cũng không muốn tiếp tục làm việc. Công ty không đồng ý vì
cho rằng anh T đã có hành vi gian lận và vi phạm khi ký kết hợp đồng lao động. Hỏi:
Công ty làm như vậy là đúng hay sai?
10.Anh P làm công nhân ca 3 (từ 22h-6h) tại công ty X. Khoảng 1h30 sáng, vì con của
anh P bị cảm nặng nên gia đình gọi điện báo cho anh P về đưa con đi cấp cứu.
Trưởng ca không đồng ý, anh P đã không giữ được bình tĩnh và đã đánh trưởng ca
(không gây thương tích). Sau đó Trưởng ca đã cầm búa đuổi đánh anh P nên anh P
phải trốn ra xin bảo vệ cho về. Sáng hôm sau, anh P làm bản tường trình và mang sổ
y bạ của con đến nhận khuyết điểm với ban lãnh đạo xí nghiệp. Tuy nhiên anh P vẫn
bị kỷ luật vì hành vi đánh trưởng ca còn trưởng ca thì không phải chịu bất kỳ hình
thức kỷ luật nào. Hỏi: Việc xử lý như vậy đã đúng quy định PL hay chưa?
 Điều 5( 30), khoản 2b điều 128
11.Tại một doanh nghiệp nhà nước, trong quyết định phân công công tác của Tổng giám
đốc có phân công ông Nguyễn Văn A là Phó Giám đốc phụ trách công tác hành
chính, tổ chức. Quyết định phân công công tác có quy định : ông A được quyền ký
hợp đồng lao động với thời hạn dưới 1 năm. Liệu Quyết định phân công công tác có
được coi là giấy ủy quyền không?.
 Giám đốc bổ nhiệm  Hành chính
 Giám đốc ủy quyền  Dân sự.
 Nếu người không đúng thẩm quyền thì HĐLĐ sẽ bị vô hiệu toàn bộ( điều 14
Thông tư 30 hướng dẫn nghị định 44- người kí kết không đúng thẩm quyền).
 Quyết định bổ nhiệm cũng được coi là căn cứ ủy quyền.
12.Cô Phạm Thu H là nhân viên tiếp thị cho Hãng bia TG. Công việc hàng ngày của cô
là phải đến Cửa hàng ăn uống X để làm việc, Cô H phải tuân thủ nội quy lao động,
giờ giấc và phải đeo thẻ của cửa hàng. Vậy ai là người sử dụng lao động của cô H?
Căn cứ vào HĐLĐ.
13.Anh Trần Văn B được anh Nguyễn Hữu M rủ vào làm việc cho Cửa hàng sửa chữa
xe máy của ông K (là bố của anh M). Trong quá trình làm việc, anh B làm hỏng xe

của một khách và khách hàng này yêu cầu bồi thường 5 triệu đồng. Ông K cho rằng
anh B phải chịu hoàn toàn trách nhiệm bồi thường. Được biết Của hàng sửa chữa xe
máy của ông K chưa đăng ký kinh doanh, vậy giữa ông K và anh B có hình thành
HĐ LĐ hay không? liệu hợp đồng lao động này có bị vô hiệu hay không? Anh B hay
ông K là người phải bồi thường cho khách hàng?
 Không. B này phải chịu trách nhiệm bồi thường bì làm hỏng xe. Trên thực tế, có
quan hệ HĐLĐ, người lao động vẫn được trả lương, có thỏa thuận và sự trả công.
 Việc chưa đăng kí lao động, việc đó K phairc hịu trách nhiệm.
 Kí hợp đồng với hộ kinh doanh, vs chủ …
 Cửa hàng phải chịu trách nhiệm cho khách, B phải bồi thường cho ông K.
14.Tháng 7/2005 Ông Trần Mạnh Q vào làm việc tại đại lý thực phẩm của ông Phạm
Văn T theo Hợp đồng miệng; công việc là nhân viên tiếp thị, tiền lương 3.000.000
đồng/tháng; tiền cơm 20.000 đ/ngày; tiền xăng 20.000đ/ngày; nếu doanh số vượt
80.000.000 đ/tháng thì ông Q sẽ được hưởng 2% trên doanh thu vượt trội.
Đến tháng 12 năm 2005 ông Q cho rằng Đại lý không trả cho ông tiền hoa hồng do
doanh thu vượt trội trong 3 tháng 9,10,11/ 2005 nên ông Q khiếu nại. Đến ngày
26/12/2005 ông Q nghỉ việc. Vì cho rằng việc không trả tiền doanh thu vượt trội là
Đại lý đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nên ngày 5/2/2006 ông Q kiện
đến Tòa án nhân dân quận G.
- Việc ký kết hợp đồng như vậy có hợp pháp không?
- Việc Đại lý không trả tiền hoa hồng có phải là hành vi đơn phương chấm dứt HĐ
LĐ hay không?
- Việc ông Q nghỉ việc có đúng căn cứ pháp luật hay không?
- Ông Q có thể được bồi thường những khoản nào?
 Người lao động nghỉ việc vi phạm.
 NLĐ tự ý nghỉ việc không đc trả trợ cấp mất việc.
15.Anh Lợi làm việc ở Công ty TNHH Công nghiệp XNK và dạy nghề Đà Lạt (Penlat)
với loại HĐLĐ không xác định thời hạn từ thàng 5/2007, công việc được giao là Phó
GĐ xưởng may với mức lương 5.300.000đ/tháng. Do gặp khó khăn trong sản xuất
kinh doanh nên tháng 11/2009 Ban GĐ đã lập phương án và tiến hành triển khai sắp

xếp lại tổ chức. Công ty không còn nguồn hàng ổn định, không có hợp đồng mới nên
phải thay đổi mặt hàng sản xuất từ chủng loại hàng hóa là quần Jean sang quần tây.
Công ty có trao đổi với anh Lợi nhưng anh cho biết không biết kỹ thuật quần tây.
Bên cạnh đó, công ty có nhiều khó khăn nên chưa có điều kiện đào tạo lại tay nghề
cho anh Lợi. Do vậy, công ty quyết định giảm biên chế, cho anh Lợi thôi việc và
thanh toán các khoản các chế độ cho anh Lợi theo điều 17 và 38 BLLĐ 1994 (Việc
chấm dứt hợp đồng này công ty đã trao đổi với Chủ tịch công đoàn).
Anh Lợi khởi kiện công ty Penlat với lý do “Công ty đã đơn phương chấm dứt
HĐLĐ trái pháp luật”:
a. Công ty không thay đổi cơ cấu công nghệ hay thay đổi mặt hàng mà chỉ là “mở
rộng thêm mặt hàng mới”.
b. Công ty cho anh Lợi nghỉ việc nhưng lại tuyển dụng người khác như vậy là trái
với diểm d, khoản 1 điều 38. Không đào tạo lại anh Lợi là không thực hiện đúng
trách nhiệm theo điều 17 BLLĐ
c. Công ty chỉ trao đổi với chủ tịch công đoàn là không đúng thủ tục.
Hãy đưa ra ý kiến của bạn về vụ việc này?
 Có thể cho nlđ thôi việc nhưng phải trả trợ cấp, trao đổi với chủ tịch công đoàn.
 Điều 44.
 Chú ý: thay đổi CN có thay đổi dây chuyền sản xuất không?
16. Anh A làm thợ điện cho doanh nghiệp B theo HĐLĐ không xác định thời hạn. Anh
A có giấy mời của thân nhân ở nước ngoài nên anh xin nghỉ phép 3 tháng để đi thăm
người nhà. Giám đốc doanh nghiệp B đã đồng ý với điều kiện anh A tìm người làm
thay thế mình trong thời gian xin nghỉ. Sau đó anh A giới thiệu anh C và được giám
đốc chấp thuận cho lam thay công việc của anh A. Làm việc được 2 tháng, một lần
do sơ suất, anh C đóng nhầm cầu dao điện ở mức điện áp quá cao dẫn đến làm cháy
một số máy móc và làm hỏng sản phẩm. Thiệt hại khoảng 30 triệu đồng, anh C đã bỏ
trốn. Khi hết hạn nghỉ phép, trở lại doanh nghiệp anh A bị giám đốc yêu cầu bồi
thường thiệt hại nói trên. Anh A không đồng ý vì cho rằng mình không có lỗi, lập tức
giám đốc ra quyết định chấm dứt HĐLĐ với anh A.
a. Yêu cầu bồi thường thiệt hại và chấm dứt HĐLĐ với anh A đã đủ căn cứ chưa?

b. Mối liên hệ pháp lý giữa quan hệ HĐLĐ của anh A và anh C như thế nào?
c. Nếu anh C xảy ra tai nạ nLĐ thì giải quyết trường hợp này như thế nào?
d. Nếu Anh A chỉ nhờ anh B làm việc hộ trong vài giờ?

17.Bà Võ Thị Cúc làm việc tại công ty du lịch Long An từ tháng 4/1998 theo hợp đồng
lao động không xác định thời hạn. Đến năm 2002 được đề bạt làm giám đốc khách
sạn Hương Tràm. Trong quá trình thực hiện HĐ, bà Cúc làm đầy đủ trách nhiệm,
công việc được giao, không vi phạm kỷ luật, không vi phạm hợp đồng. Tháng 6 năm
2003 giám đốc công ty du lịch Long An ra quyết định QĐKL01/DLLA điều động bà
Cúc về phòng tổ chức hành chính để chờ liên hệ chuyển công tác. Bà Cúc không
đồng ý và khiếu nại lên Hội đồng hòa giải của công ty. Sau đó Giám đốc công ty ra
quyết định QĐKL 02/DLLA sửa đổi nội dung của quyết định 01 điều động bà Cúc về
phòng hành chính để nhận công tác khác (công tác quản lý và giữ nguyên lương). Bà
Cúc không đồng ý với hai quyết định nói trên và khởi kiện ra tòa án với lý do Công
ty Du lịch Long An đã tự động điều chuyển, thay đổi công việc trong HĐ không
đúng với quy định ở điều 33, 34 BLLĐ.
a. Công ty du lịch Long An có quyền đơn phương thay đổi nội dung hợp đồng như
vậy hay không?
b. Quyền lợi của bà Cúc trong thời gian ngừng việc để giải quyết tranh chấp đưuợc
PLLĐ quy định như thế nào?
18.Ngày 1/2/2000, Báo Đầu tư ký HĐLĐ tuyển anh Cường vào làm phóng viên với
HĐLĐ có thời hạn 6 tháng. Trong HĐ hai bên thỏa thuận “NLĐ được ưu tiên ký HĐ
khi hết hạn nếu cơ quan Báo xét thấy khả năng hoàn thành tốt công việc và có ý thức
chấp hành quy chế làm việc của cơ quan”. Sau 6 tháng làm việc anh Cường không
đạt yêu cầu định mức công việc được giao vì vậy Báo ĐT không ký tiếp HĐLĐ với
anh Cường. Anh Cường khởi kiện vì cho rằng báo ĐT ký HĐLĐ thời hạn 6 tháng là
trái với quy định của PLLĐ vì công việc phóng viên là có tính chất thường xuyên,
liên tục, từ 1 năm trở lên và phải ký HĐ không xác định thời hạn. Nếu không thì Báo
ĐT phải ký hợp đồng 1 năm với anh Cường.
Ý kiến của bạn về vấn đề này?

19.Chị K và công ty X ký HĐLĐ ngày 1/4/2005, hai bên thỏa thuận HĐLĐ bắt đầu
được thực hiện từ ngày 15/4/2005. Do vị trí làm việc của chị K là cần thiết, quan
trọng và công ty đã tổ chức tuyển chọn nhiều lần mới tìm được người phù hợp, vì
vậy công ty đề nghị: Để đảm bảo thực hiện HĐLĐ, chị K phải đặt cọc 1 khoản tiền
bằng 1 tháng lương (là 7 triệu đồng). Nếu đến thời hạn đã cam kết mà vi phạm thì
phải chịu trách nhiệm về khoản tiền nói trên. Thỏa thuận này được ghi thành một
điều khoản của HĐLĐ. Đến ngày 10/4/2005, do tìm được chỗ làm việc khác với mức
lương cao hơn, chị K đến công ty X thông báo việc không đến làm việc và đề nghị
được lấy lại tiền đặt cọc với lý do: thỏa thuận đặt cọc là một nội dung của HĐLĐ và
chị đã thông báo sự việc này trước khi HĐLĐ có hiệu lực. Công ty X không trả lại
tiền đặt cọc với lý do: việc chị K thông báo trước ngày HĐLĐ có hiệu lực vẫn là vi
phạm cam kết đã thỏa thuận trong HĐLĐ.
Bạn đồng ý với quan điểm của bên nào ? tại sao?

×