Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Bài tập Tình huống và có đáp án môn luật lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.82 KB, 12 trang )

Bài tập:
tháng 3. 2004 Công ty Y có tranh chấp lao động tập thể về vấn đề tăng ca làm việc.
Họ đưa tranh chấp này qua giải quyết tại Hội đồng trọng tài nhưng tập thể công ty Y
đã không đồng ý với kết quả của Hội đồng trọng tài. Ngày 20/4/2004 Ban chấp hành
công đòan đã gửi yêu cầu đến Giám đốc Công ty, Sở lao động và Liên đòan Lao động
tỉnh.
Ngày 24/4/2004 Tòan thể Công ty Y ngừng làm việc.
Hỏi:
Đây là có phải là hiện tượng đình công không?
Nếu là đình công thì là bất hợp pháp hay hợp pháp.
TRả lời
Đây là hiện tượng đình công.
Do dữ liệu thiếu nên chia hai trường hợp:
Bất hợp pháp khi:
Trước khi gửi yêu cầu đến 3 nơi đã có trong đề bài phải:
- Lấy ý kiến của tập thể lao động: (Trước khi lấy ý kiến phải thông báo cho NSD lao
động biết trước ít nhất 1 ngày.)
+ 50% LĐ nếu Doanh nghiệp dưới 300 lao động
+ 75% nếu trên 300 lao động (chỉ lấy ý kiến của các tổ trưởng, quản lý )
Sau đó mới làm yêu cầu gửi đến 3 nơi. Nên nếu chưa làm những thủ tục này thì bị coi
là bất hợp pháp
Hợp pháp khi đã lấy ý kiến và thông báo cho giới chủ.
III. BÀI TẬP
1. Bà A công tác tại Phòng Kế hoạch của doanh nghiệp Nhà nước H từ năm 1980.
Ngày 10/6/2003, bà chuyển sang làm việc theo chế độ hợp đồng lao động. Ngày
10/4/2005 bà tự ý bỏ việc tại doanh nghiệp để chuyển sang làm việc cho một doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, bà đã báo
trước 45 ngày nhưng doanh nghiệp không đồng ý
- Việc bà A đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động có phù hợp với quy định của
pháp luật không?
- Doanh nghiệp H và bà A có trách nhiệm gì với nhau không?


2. A ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với Công ty X. Hợp đồng có hiệu
lực từ ngày 01/01/2000. Ngày 01/01/2005 Công ty X sáp nhập với Công ty Y và A
trở thành người lao động của Công ty Y với hợp đồng lao động không xác định thời
hạn. Ngày 01/08/2008 A đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với Công ty Y (có
thực hiện nghĩa vụ báo trước 45 ngày làm việc), nhưng khi nhận trợ cấp thôi việc,
Công ty Y chỉ trả trợ cấp trong khoản thời gian A làm việc cho Công ty Y (mỗi năm
làm việc được nhận ½ tháng tiền lương theo Điều 42 BLLĐ), còn thời gian làm việc
cho Công ty X thì không trả trợ cấp thôi việc. Hỏi:
Theo pháp luật lao động hiện hành anh (chị) hãy cho biết việc giải quyết trợ cấp thôi
việc của Công ty Y đúng hay sai? Vì sao?
3. Vụ án tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động giữa:
- Nguyên đơn: Ông Lee Seong Hui, sinh năm 1956; quốc tịch Hàn Quốc ;
Trú tại: 49B, Kho cảng BT, thành phố N, tỉnh K.
- Bị đơn: Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà máy tàu biển Hyundai-Vinashin (gọi tắt
là Công ty Hyundai-Vinashin); trụ sở tại: Số 1 Mỹ Giang, tỉnh K; do ông Lee Sung
Woo, Tổng Giám đốc là đại diện.
Nội dung:
Ông Lee Seong Hui vào làm việc tại Công ty Hyundai-Vinashin từ
năm 1999 theo các hợp đồng lao động xác định thời hạn:
- Hợp đồng lao động ký ngày 11-3-1999 đến ngày 10-3-2000,
- Hợp đồng lao động ký ngày 11-3-2000 đến ngày 10-3-2001,
- Hợp đồng lao động ký ngày 11-3-2001 đến ngày 10-3-2002,
- Hợp đồng lao động ký ngày 11-3-2002 đến ngày 10-3-2003,
- Hợp đồng lao động ký ngày 11-3-2003 đến ngày 10-3-2004,
- Hợp đồng lao động ký ngày 11-3-2004 đến ngày 10-3-2005.
Theo hợp đồng lao động cuối cùng có thời hạn từ ngày 11-3-2004 đến ngày 10-3-
2005 thì công việc chính của ông Lee Seong Hui là Chỉ huy trưởng và mức lương là
3.600.000 Won/tháng tương đương 50.400.000 VNĐ/tháng.
Trong thời gian làm việc theo các hợp đồng lao động nói trên, chỉ có khoảng thời
gian làm việc từ ngày 11-3-2001 đến ngày 10-3-2002, ông Lee Seong Hui được Sở

Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh K cấp giấy phép lao động.
Ngày 27-04-2004, Công ty Hyundai-Vinashin giao nhiệm vụ cho tàu kéo do ông Tae
Man Song là Thuyền trưởng, ông Lee Seong Hui là Máy trưởng, kéo tàu Chí Linh từ
ụ tàu ra ngoài cảng để kéo tàu Harackle và Phao nổi của giàn khoan Đại Hùng vào ụ
tàu, để các tổ sản xuất tiến hành sửa chữa theo kế hoạch. Ông Lee Seong Hui và 03
người lao động Hàn Quốc khác không thực hiện lệnh điều động của công ty, đồng
thời rời khỏi nơi làm việc.
Ngày 29-04-2004, Tổng Giám đốc Công ty Hyundai-Vinashin họp với Ban chấp
hành công đoàn cơ sở, trao đổi về việc ông Lee Seong Hui tự ý bỏ việc và ra bản
Thông báo huỷ bỏ hợp đồng lao động đối với ông Lee Seong Hui, vì lý do ông Lee
Seong Hui vi phạm cam kết trong hợp đồng lao động. Ngày 03-5-2004, ông Lee
Seong Hui nhận được thông báo huỷ bỏ hợp đồng lao động.
Ngày 21-6-2004 ông Lee Seong Hui có đơn kiện Công ty Hyundai-Vinashin về việc
đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Ông Lee Seong Hui yêu cầu:
- Công ty Hyundai-Vinashin phải huỷ bỏ “Thông báo huỷ bỏ hợp đồng” và bồi
thường theo quy định tại Điều 41, 42 Bộ luật lao động;
- Thanh toán tiền làm thêm giờ.
Phía Công ty Hyundai-Vinashin không chấp nhận yêu cầu của ông Lee Seong Hui,
đồng thời có yêu cầu phản tố, đòi ông Lee Seong Hui phải liên đới bồi thường số tiền
60.718,55 USD, bao gồm: chi phí thuê tàu kéo và nhân viên của Công ty Dịch vụ
hàng hải, khoản thu bị mất do không giải phóng được ụ tàu và cầu cảng để cho thuê,
khoản tiền phạt vì chậm giao tàu cho khách hàng và chi phí tiền công lao động cho
những người lao động phải nghỉ việc.
Tại Điều 4 của hợp đồng lao động đã quy định: “Thời gian làm việc của bên B phụ
thuộc vào tình hình công việc của bên A”. Tại Điều 9 của hợp đồng lao động cũng
quy định bên A có quyền chấm dứt hợp đồng lao động đối với bên B, nếu bên B
“Không tuân theo điều động của bên A”.
Các tài liệu trong hồ sơ vụ án cho thấy: Vì ông Lee Seong Hui không thực hiện việc
kéo tàu, do đó Công ty Hyundai-Vinashin phải thuê tàu kéo MASC 3 của Công ty
Dịch vụ hàng hải Chi nhánh Nha Trang để kéo, lai dắt tàu trong ngày 28-4 và 29-4-

2004, với chi phí là 176.139.936 đồng.
Việc ông Lee Seong Hui không kéo tàu đã làm chậm tiến độ sửa chữa tàu Chí Linh.
Do đó, căn cứ vào hợp đồng sửa chữa tàu, Công ty Hyundai-Vinashin bị phạt do
chậm giao tàu Chí Linh số tiền là 698.978,00 USD. Theo tính toán của Công ty
Hyundai-Vinashin, thì số tiền phạt của 02 ngày là 66.569,34 USD.
a. Bên nguyên đơn có thể đưa ra những lập luận nào làm cơ sở cho yêu cầu của
mình?
b. Bên bị đơn có thể đưa ra những lập luận nào để bác bỏ yêu cầu của bên nguyên
đơn?
c. Giữa nguyên đơn và bị đơn, bên nào có nhiều khả năng thắng kiện hơn?
TRẢ LỜI
Bài 1
Việc bà A đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Trường hợp 1:
Nếu hợp đồng lao động của Bà A và doanh nghiệp là hợp đồng lao động không xác
định thời hạn thì việc Bà A đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và đã thông báo
trước 45 ngày là phù hợp với quy định của pháp luật( khoản 3 điều 37 BLLĐ).
Nếu hợp đồng lao động giữa bà A và doanh nghiệp là hợp đồng xác định thời hạn thì
bà A phải có căn cứ rõ ràng theo khoản 1 điều 37 BLLĐ thì mới có thể đơn phương
chấm dứt hợp đồng,
- Bà A làm việc cho doanh nghiệp 22 tháng. Nếu hợp đồng lao động giữa bà A và
doanh nghiệp là hợp đồng lao động không xác định thời hạn thì doanh nghiệp phải trả
trợ cấp thôi việc cho bà A theo khoản 1 điều 42 BLLĐ và theo hướng dẫn tại khoản 1
điều 14 nghị định 44.
- Nếu hợp đồng giữa bà A và doanh nghiệp là hợp đồng xác định thời hạn thì căn cứ
theo khoản 2 điều 41 thì ba A không được nhận trợ cấp thôi việc, doanh nghiệp H
không phải trả trợ cấp cho bà A. bà A phải bồi thường cho doanh nghiệp H nửa tháng
tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) và bồi thường chi phí đào tạo (nếu có) theo quy
định của chính phủ.
Bài 2.

Việc trả trợ cấp thôi việc cho anh A của công ty Y là trái với quy định của pháp luật.
Căn cứ theo điểm D khoản mục III thông tư 21/2003 thì công ty Y phải trả trợ cấp
thôi việc cho A kể cả thời gian làm việc tại công ty X.( từ 1/1/2000 đến 1/8/2008).
Bài 3.
Bên Nguyên có thể đưa ra những lập luận như sau:
Bên bị đơn đơn phương chấm dứt hợp đồng không có căn cứ pháp luật. Căn cứ theo
điều 38 BLLĐ. Bị đơn không có 1 trong những căn cứ theo điều 38 cho nên việc đơn
phương chấm dứt hợp đồng là trái pháp luật.
Bên bị: Căn cứ theo điều khoản trong hợp đồng tại điều 9 quy định bên A có quyền
chấm dứt hợp đồng lao động với bên B nếu bên không tuân theo điều động của bên
A.
Nguyên đơn trong thời gian làm việc không tuân theo điều động bên A, vi phạm hợp
đồng, bên A có quyền chấm dứt hợp đồng lao động, là đúng với thỏa thuận của hai
bên.
Giữa bên nguyên và bên bị bên bị đơn có khả năng thắng kiện nhiều hơn.
Câu 2: Anh Hồng Hà là công nhân làm việc cho 1 doanh nghiệp liên doanh với
nước ngoài được 72 tháng. Vào tháng 12/2006. Do bạn bè lôi kéo anh Hà đã tự ý bỏ
doanh nghiệp đi chơi 05 ngày liền mà không báo cáo với chủ doanh nghiệp. Sau đó
anh đã bị chủ doanh nghiệp sa thải và không cho hưởng trợ cấp thôi việc. Anh Hà đã
kiện chủ doanh nghiệp ra Tòa án huyện X. Tòa án huyện đã xử hủy bỏ quyết định sa
thải của chủ doanh nghiệp, vì trong phiên họp xử lý kỉ luật lao động , doanh nghiệp
chỉ mời đương sự & đại diện Ban chấp hành Công đoàn cơ sở đến dự & phát biểu ý
kiến chứ không triệu tập hội đồng kỷ luật lao động. Chủ doanh nghiệp đã kháng án
lên Toà án tỉnh.
Giải quyết vụ viêc trên theo quy định của pháp luật Lao động hiện hành
Trả lời:
Anh hà nghỉ 5 ngày liền mà không báo cáo với chủ doanh nghiệp.Ở tình huống này
có 2 trường hợp xảy ra như sau:
*)TH1:Anh Hà nghỉ 5 ngày trong đó có 3 ngày làm việc và 2 ngày rơi vào cuối
tuần.

Như vậy thực chất tính theo ngày làm việc thì a Hà chỉ bỏ làm 3 ngày liên tiếp
không xin phép.
Trường hợp này chủ doanh nghiệp chưa được sa thải a Hà vì chưa đủ điều kiện.
_Nếu đây là lần đầu a hà vi phạm thì chủ doanh nghiệp có thể áp dụng hình thức
khiển trách (theo khoản 1 điều 84)
_Nếu a Hà đã vi phạm nhiều lần thì chủ doanh nghiệp có thể áp dụng hình thức kéo
dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng hoặc chuyển công việc khác có mức lương
thấp hơn trong thời hạn tối đa 6 tháng hoặc cách chức(theo khoản 2 điều 84)
*)TH2: A.Hà nghỉ 5 ngày liền đều là ngày làm việc thì sẽ bị xử lí như sau:
- Điểm c Khoản 1 Điều 85 của BLLĐ quy định về hình thức xử lý kỉ luật
sa thải như sau : “ Người lao động tự ý bỏ việc năm ngày cộng dồn trong một
tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng”.
Anh Hà đã tự ý bỏ doanh nghiệp đi chơi 05 ngày liền mà không báo cáo với chủ
doanh nghiệp, vì vậy trong trường hợp này doanh nghiệp có quyền xử lý kỉ luật bằng
hình thức sa thải đối với anh Hà và có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng với anh
Hà theo phần b điểm 1 Điều 38 BLLĐ.
- Anh Hà làm việc cho doanh nghiệp được 72 tháng =>Nên khi bị sa thải
anh vẫn phải nhận được trợ cấp thôi việc từ doanh nghiệp ( theo khoản 2 điều
42 BLLĐ )với số tiền là 3 tháng lương và phụ cấp lương nếu có ( theo khoản 1
Điều 42 BLLĐ 2005 )
- Tòa án huyện X hủy bỏ quyết định sa thải của chủ doanh nghiệp là sai
bởi vì theo khoản 3 điều 87 có ghi: “ Khi xem xét xử lý kỷ luật lao động phải có
mặt đương sự và phải có sự tham gia của đại diện Ban Chấp hành công đoàn cơ
sở trong doanh nghiệp ” , tức là doanh nghiệp không cần phải triệu tập hội đồng
kỷ luật lao động để xử lý kỷ luật anh Hà.
Vậy cách giải quyết vụ việc này là:
- Tòa án tỉnh hủy bỏ quyết định của tòa án huyện X
- Giữ nguyên quyết định sa thải của doanh nghiệp đối với anh Hà.
- Tòa án yêu cầu chủ doanh nghiệp phải trả trợ cấp thôi việc cho anh Hà
với số tiền là 3 tháng lương, cộng với phụ cấp lương nếu có.

Câu hỏi: 1
Tôi làm việc cho công ty nông nghiệp được gần 2 năm, tôi chỉ ký duy nhất một
hợp đồng lao động với thời hạn là 12 tháng từ 01/05/2010 đến 30/04/2011 sau khi
HĐLĐ của tôi hết hạn công ty không ký tiếp HĐLĐ mới mà để đến ngày 08/06/2011
mới đưa HĐLĐ mới cho tôi. Vậy tôi có quyền từ chối ký HĐLĐ đó được không?.
Tôi muốn nghỉ việc thì có cần phải báo trước không? Nếu phải báo thì bao nhiêu
ngày?
Trả lời:
Bạn đã kí hợp đồng lao động có thời hạn là 1 năm với người sử dụng lao động.
Sau khi hết thời hạn làm việc trong hợp đồng 30 ngày mà người sử dụng lao động
không ký với bạn hợp đồng lao động mới, thì hợp đồng lao động của bạn trở thành
hợp đồng không xác định thời hạn. (Theo quy định tại Điều 27, Khoản2 Bộ luật lao
động)
Do hợp đồng của bạn đã thành hợp đồng không xác định thời hạn , nến bạn có
quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo trước cho cho người
sử dụng lao động biết ít nhất 45 ngày.
====
Câu Hỏi:2
Tôi đã từng bị án treo 5 tháng cách đây 2 năm về tội trộm cắp vặt khi đó tôi đang
ở tuổi vị thành niên. tôi muốn đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan thi có được không?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 42, Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo
hợp đồng về điều kiện để người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với
doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài gồm:
1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
2. Tự nguyện đi làm việc ở nước ngoài;
3. Có ý thức chấp hành pháp luật, tư cách đạo đức tốt;
4. Đủ sức khoẻ theo quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của nước tiếp
nhận người lao động;
5. Đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề và các

điều kiện khác theo yêu cầu của nước tiếp nhận người lao động;
6. Được cấp chứng chỉ về bồi dưỡng kiến thức cần thiết;
7. Không thuộc trường hợp cấm xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Và theo quy định tại NĐ 136/2007/NĐ-CP về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân
Việt Nam.
Điều 21. Công dân Việt Nam ở trong nước chưa được xuất cảnh nếu thuộc một
trong những trường hợp sau đây
1. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến công tác điều tra
tội phạm.
2. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự.
3. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế; đang chờ để giải quyết
tranh chấp về dân sự, kinh tế.
4. Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ
nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính trừ trường hợp có đặt tiền, đặt tài sản
hoặc có biện pháp bảo đảm khác để thực hiện nghĩa vụ đó.
5. Vì lý do ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm lây lan.
6. Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
7. Có hành vi vi phạm hành chính về xuất nhập cảnh theo quy định của Chính
phủ.
Bạn đã từng bị án treo, đã chấp hành xong bản án và đã nằm trong thời hạn xóa án
tích, nên lý do đã từng bị án treo không là nguyên nhân khiến bạn không thể đi xuất
khẩu lao động. Nếu đáp ứng được những điều kiện còn lại thì bạn có thể đi xuất khẩu
lao động ở Đài Loan.
====
Câu hỏi : 3
Cty tôi thành lập năm 2009 đến nay tháng 6/2011 mới bắt đầu làm BHXH cho
nhân viên vì khi mới thành lập, cty con gặp nhiều khó khăn, tình hình nhân viên chưa
ổn định( nhân viên nghỉ nhiều và đến nay thì những người làm cũ đã nghỉ hết), năm
nay cty tuyển nhân viên mới và bắt đầu mới làm BHXH, như vậy cty tôi có bị truy
thu BHXH hay không? Xin cám ơn

Trả lời:
Điều 141 Bộ luật lao động quy định:
“Loại hình BHXH bắt buộc được áp dụng đối với doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức
có sử dụng lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở
lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn”
Theo quy định tại Điều 111, Luật bảo hiểm xã hội.
“Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng
tuyển dụng hoặc làm việc, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm
xã hội cho tổ chức bảo hiểm xã hội.”
Vì vậy công ty bạn không thể vì lý do: cty con gặp nhiều khó khăn, tình hình
nhân viên chưa ổn định để chậm đóng bảo hiểm.
Việc công ty bạn không đóng BHXH là hành vi vi phạm pháp luật về đóng
BHXH. Công ty của banh sẽ bị truy đóng BHXH. Ngoài việc phải đóng số tiền chưa
đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải đóng số tiền lãi do
chưa đóng, chậm đóng.(theo QĐ 902/QĐ-BHXH năm 2007 ban hành quy định về
quản lý thu BHXH, BHYT bắt buộc)

Câu Hỏi: 4
Tôi đang dạy ở một trường ĐH, do điều kiện gia đình nên tôi có nguyện vọng
chuyển công tác về trường cấp 3 gần nhà.Tôi kí hợp đồng làm việc lần đầu từ 6/2009,
kí hợp đồng 3 năm vào 6/2010. Tôi đã viết đơn xin chuyển công tác vào cuối tháng
3/2011 và đã được Khoa, Phòng tổ chức cán bộ và Ban giám hiệu kí đồng ý vào đơn.
Tôi đã nộp đơn về Bộ GD và ĐT ở trường cấp 3 và đang trong thời gian chờ đợi.
Tuy nhiên ngày 1/6/2011, phòng Tổ chức cán bộ có gọi tôi lên và thông báo: Dựa vào
đơn xin chuyển của tôi, theo Luật thì Nhà trường sẽ phải giải quyết trong thời hạn 60
ngày từ ngày nhận đơn, vì vậy Nhà trường sẽ chấm dứt hợp đồng lao động với tôi
trong tháng 6/2011. Trong khi đó tôi vẫn chưa có quyết định tiếp nhận về trường cấp
3.
Tôi muốn hỏi là:
1.Nhà trường chấm dứt hợp đồng như trên có đúng luật không?

2.Nếu tôi phải chấm dứt hợp đồng trước khi có quyết định tiếp nhận của
trường cấp 3 thì có khó khăn gì trong thủ tục chuyển hay không3.Trong
thời gian ấy tôi có được trợ cấp thất nghiệp ko?
Trả lời:
Theo trình bày bài của bạn, tôi cảm nhận được nổi lo lắng của bạn khi hợp đồng
lao động bị kết thúc vì lý do chuyển công tác. Sau đây, tôi có một số trao đổi cùng
bạn.
- Bạn đã ký hợp đồng làm việc với nhà trường, điều này thể hiện bạn đang là một
viên chức.
- Việc bạn chuyển công tác về trường cấp 3, theo như bạn trình bày, được hiểu là
bạn được điều động đến trường cấp 3 theo yêu cầu của bạn.
- Theo quy định, khi điều động đến đơn vị mới, đơn vị mới phải ký lại hợp đồng
làm việc với bạn và đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định chuyển ngạch viên chức
sang ngạch phù hợp (nếu cần thiết).
- Vấn đề này không ảnh hưởng đến quyền được hưởng các khoản trợ cấp theo quy
định của pháp luật.
- Đối với trợ cấp thất nghiệp, pháp luật quy định 3 điều kiện để bạn được hưởng
trợ cấp thất nghiệp, đó là:
1. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ mười hai tháng trở lên trong thời gian hai
mươi bốn tháng trước khi thất nghiệp;
2. Đã đăng ký thất nghiệp với tổ chức bảo hiểm xã hội;
3. Chưa tìm được việc làm sau mười lăm ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp.

×