Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Chứng minh rằng Nếu xây dựng tổ chức đơn vị mình thành một tổ chức biết học hỏi thì quản lý sự thay đổi dễ thành công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.48 KB, 4 trang )

Chứng minh rằng Nếu xây dựng tổ chức đơn vị mình thành một tổ chức biết
học hỏi thì quản lý sự thay đổi dễ thành công
Bài làm:
Chúng ta luôn sống trong sự vận động biến đổi, điều này vừa là cơ hội vừa là
thách thức đối với mỗi cá nhân, mỗi tổ chức, mỗi đơn vị. Đối với mỗi tổ chức, đơn
vị cũng vậy, để phù hợp với từng thời điểm, từng giai đoạn mỗi tổ chức, đơn vị cần
phải có sự thay đổi nhằm tận dụng những thời cơ thuận lợi để phát triển đồng thời
đối phó với những khó khăn thách thức từ đó đề ra những chiến lược phát triển
mang tính chiến lược cho tổ chức, đơn vị mình.
Để đạt được hiệu quả sự thay đổi như mong muốn đòi hỏi phải trải qua một
quá trình khó khăn và phức tạp thậm chí lâu dài. Trong lý thuyết, quản lý sự thay
đổi thường được nêu ra 4 bước:
1/ Chuẩn bị cho sự thay đổi.
2/ Kế hoạch hóa sự thay đổi.
3/ Tiến hành sự thay đổi.
4/ Đánh giá, duy trì những kết quả đạt được của sự thay đổi.
Trong 4 bước lớn trên lại được chia thành 11 bước cụ thể :
Bước 1: Nhận diện sự thay đổi.
Bước 2: Chuẩn bị cho sự thay đổi.
Bước 3: Thu thập số liệu, dữ liệu.
Bước 4: Tìm các yếu tố khích lệ, hỗ trự sự thay đổi.
Bước 5: Xác định các mục tiêu cụ thể cho các bước chỉ đạo sự thay đổi.
Bước 6: Xác định trọng tâm của các mục tiêu.
Bước 7: Xem xét các giải pháp.
Bước 8: Lựa chọn giải pháp.
Bước 9: Lập kế hoạch chỉ đạo việc thực hiện.
Bước 10: Đánh giá sự thay đổi.
Bước 11: Đảm bảo sự tiếp tục đổi mới.
Trong 11 bước trên, thì bước thứ 4 được coi là 1 trong những bước quan
trọng bởi vì khi thực hiện sự thay đổi bất cứ tổ chức, đơn vị nào cũng có thể gặp
những phản ứng không chấp nhận thậm chí chống đối của một số nhân viên. Vì


vậy, người quản lý , người lãnh đạo muốn quản lý sự thay đổi thành công thì một
trong những yêu cầu quan trọng nhất là cần phải tìm được các yếu tố khích lệ, hỗ
trợ sự thay đổi trong đó đặc biệt là cần phải xây dựng cho tổ chức, đơn vị mình
thành một tổ chức đơn vị biết học hỏi. Vậy “ tổ chức biết học hỏi” là gì?
Tổ chức biết học hỏi là tổ chức mà ở đó cơ cấu tổ chức được thực hiện theo
mô hình mạng lưới trong đó các bộ phận hoặc cá nhân được phân quyền rộng rãi,
đảm bảo về số lượng, chất lượng, cơ cấu phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của tổ
chức.Các thành viên trong tổ chức được phát huy một cách cao nhất những năng
lực của mình trong mọi hoạt động, và khẳng định được vị trí của mình trong tổ
chức vì vậy họ sẽ luôn sẵn sàng chia sẻ, đồng thuận và ủng hộ cho các kế hoạch
chỉ đạo của nhà lãnh đạo.
Trong một tổ chức biết học hỏi, người lãnh đạo thực hiện việc quản lý theo tư
tưởng công khai dân chủ, các kế hoạch và chiến lược phát triển của tổ chức luôn
được công khai hóa để mọi người được tham gia chia sẻ, đóng góp trí tuệ tài năng
công sức cũng như khẳng định được năng lực của mình trong việc phát triển của tổ
chức, từ đó giúp họ gắn bó với tổ chức và sẵn sàng chấp nhận sự thay đổi.
Một tổ chức biết học hỏi còn là một tổ chức có văn hóa tổ chức mạnh trong
đó mọi người đối xử với nhau đầy tình thương và trách nhiệm biết quan tâm giúp
đỡ lẫn nhau cả trong công việc cũng như trong các lĩnh vực khác của đời sống,
đồng thời mọi người phải thấm nhuần chức năng nhiệm vụ của bản thân và tự
nguyện, tự giác thực hiện.
Để xây dựng một tổ chức biết học hỏi trước tiên cần phải xác định được thực
trạng của đơn vị mình, phải xây dựng tổ chức đơn vị mình thành một đơn vị t có
văn hóa tổ chức, từng bước thay đổi phong cách quản lý của nhà lãnh đạo và tăng
cường dân chủ tại cơ sở.
Quản lý sự thay đổi không thể nói biện pháp nào là tốt nhất bởi vì sự thay đổi
luôn chứa đựng trong nó những yếu tố bất định. Tuy nhiên, nếu xây dựng tổ chức
đơn vị mình thành một tổ chức biết học hỏi thì việc quản lý sự thay đổi sẽ dễ dàng
hơn rất nhiều.
BÀI TẬP GIỮA KỲ

MÔN: QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI TRONG GIÁO DỤC
Câu hỏi: Chứng minh rằng: Nếu xây dựng tổ chức, đơn vị mình thành một tổ
chức biết học hỏi thì quản lý sự thay đổi dễ thành công.
Chúng ta luôn sống trong sự vận động biến đổi, điều này vừa là cơ hội vừa là thách
thức đối với mỗi cá nhân, mỗi tổ chức, mỗi đơn vị. Đối với mỗi tổ chức, đơn vị
cũng vậy, để phù hợp với từng thời điểm, từng giai đoạn mỗi tổ chức, đơn vị cần
phải có sự thay đổi nhằm tận dụng những thời cơ thuận lợi để phát triển đồng thời
đối phó với những khó khăn thách thức từ đó đề ra những chiến lược phát triển
mang tính chiến lược cho tổ chức, đơn vị mình.
Để đạt được hiệu quả sự thay đổi như mong muốn đòi hỏi phải trải qua một quá
trình khó khăn và phức tạp thậm chí lâu dài.

×