Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Mô tả phong cách lãnh đạo của một hiệu trưởng Nêu ưu điểm, nhược điểm của phong cách lãnh đạo đó Cần sửa đổi như thế nào cho phù hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.7 KB, 20 trang )

Mô tả phong cách lãnh đạo của một hiệu trưởng Nêu ưu điểm,
nhược điểm của phong cách lãnh đạo đó Cần sửa đổi như thế
nào cho phù hợp
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Trong các quan hệ xã hội, vai trò của con người được đề cao
hơn bao giờ hết, nhất là những người lãnh đạo. Những nhân tố lãnh
đạo tuyệt vời dường như bất biến về mặt thời gian và không ngừng
được mở rộng về mặt không gian. Từ thời thượng cổ, cả thế giới
luôn khát khao tìm kiếm những nhà lãnh đạo lớn. Trong quãng thời
gian chiến tranh và hỗn loạn, các nhà lãnh đạo lớn thường xuất hiện
để vạch ra con đường dẫn đến hoà bình. Trong quãng thời gian của
sự hoà bình và thịnh vượng, các nhà lãnh đạo lớn vẫn cần để duy trì
hệ thống trật tự hay tìm ra các hướng đi phát triển mới. Có thể thấy,
các nhà lãnh đạo lớn luôn nhận được sự ngưỡng mộ từ mọi người.
Theo Dickmann and Stanford Blair, 2002: Lãnh đạo là một
quy trình ảnh hưởng đến người khác nhằm đạt được mục đích đặt
ra.
Người lãnh đạo - quản lý phải nắm được trong tay mình một
thứ vũ khí quan trọng, đó chính là phong cách lãnh đạo hợp lý, mà ở
đó người lãnh đạo vừa đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của
người lao động, vừa phát huy được sức mạnh cá nhân và tập thể.
1
Trong môi trường kinh tế toàn cầu và mang tính cạnh tranh khốc liệt
như ngày nay, sự thành công của một nhà lãnh đạo phụ thuộc rất
nhiều vào phong cách lãnh đạo của họ, chứ không chỉ phụ thuộc vào
việc thay đổi kỹ thuật, công nghệ, đầu tư vốn…như trước kia. Vì
vậy, bản thân mỗi nhà lãnh đạo phải xây dựng được cho mình một
phong cách lãnh đạo phù hợp và phải biết vận dụng ưu thế của từng
kiểu phong cách lãnh đạo trong từng hoàn cảnh cụ thể. Có thể
khẳng định rằng phong cách lãnh đạo sẽ là chìa khoá của 90% sự
thành công của các nhà lãnh đạo.


Lãnh đạo là một khía cạnh quan trọng trong quản lý, lãnh đạo
có hiệu quả là một trong những chìa khoá để trở thành một nhà quản
lý giỏi. Cũng như việc thực hiện những nhiệm vụ cốt yếu khác của
quản lý tức là việc thực hiện trọn vẹn việc quản lý - có một ý nghĩa
quan trọng để đảm bảo rằng một nhà quản lý có thể trở thành một
nhà lãnh đạo có hiệu quả. Các nhà quản lý phải thực hành tất cả các
yếu tố trong vai trò của họ để kết hợp nguồn nhân lực và vật lực
nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.
Một cách khái quát, lãnh đạo được xác định như là sự tác
động, như một nghệ thuật, hay là một quá trình tác động đến con
người sao cho họ sẽ tự nguyện và nhiệt tình phấn đấu để đạt được
các mục tiêu của tổ chức. Mỗi tổ chức thực hiện được gần như toàn
bộ năng lực của họ đều có một người nào đó với tư cách đứng đầu
nhóm, có kỹ năng trong nghệ thuật lãnh đạo. Kỹ năng này dường
như là sự kết hợp của ít nhất ba yếu tố cấu tạo chính:
2
- Khả năng nhận thức được rằng con người có những động lực
thúc đẩy khác nhau ở những thời gian khác nhau và trong những
hoàn cảnh khác nhau,
- Khả năng khích lệ.
- Khả năng hành động theo một phương pháp mà nó sẽ tạo ra
một bầu không khí hữu ích cho sự hưởng ứng và khơi dậy những
động cơ thúc đẩy. Yếu tố cấu thành thứ ba của sự lãnh đạo liên quan
đến phong cách của người lãnh đạo.
Từ góc độ lý luận cũng như tâm lý học quản lý có nhiều cách
định nghĩa về phong cách lãnh đạo. Có người cho rằng, phong cách
lãnh đạo là cách thức làm việc của nhà lãnh đạo. Hay Phong cách
lãnh đạo là hệ thống các đấu hiệu đặc trưng của hoạt và động quản
lý của nhà lãnh đạo, được quy định bởi các đặc điểm nhân cách của
họ.

Hoặc phong cách lãnh đạo là kết quả của mối quan hệ giữa cá
nhân và sự kiện được biểu hiên thành công thức:
“Phong cách lãnh đạo = Cá nhân x Môi trường”.
Nhìn chung, những định nghĩa trên đã đề cập và phản ánh khá
rõ nhiều mặt, nhiều đặc trưng khác nhau của phong cách lãnh đạo.
Tuy nhiên, phần lớn các định nghĩa chỉ nhấn mạnh đến mặt chủ
quan, mặt cá tính của chủ thể lãnh đạo chứ chưa đề cập, xem xét
phong cách lãnh đạo như một kiểu hoạt động. Kiểu hoạt động đó
3
được diễn ra như thế nào còn phụ thuộc vào yếu tố môi trường xã
hội, trong đó có sự ảnh hưởng của hệ tư tưởng, của nền văn hoá
Như vậy, chúng ta có thể đính nghĩa như sau: Phong cách lãnh
đạo là kiểu hoạt động đặc thù của người lãnh đạo được hình thành
trên cơ sở kết hợp chặt chẽ và tác động qua lại biện chứng giữa yếu
tố tâm lý chủ quan của người lãnh đạo và yêu tố môi trường xã hội
trong hệ thống quản lý.
Ở bài viết này em xin mô tả phong cách lãnh đạo của hiệu
trưởng một trường tiểu học.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Vai trò của người hiệu trưởng trường tiểu học
Hiệu trưởng trường tiểu học là người chịu trách nhiệm tổ
chức, quản lý các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường.
Hiệu trưởng do trưởng phòng giáo dục và đào tạo bổ nhiệm đối với
trường tiểu học công lập, công nhận đối với trường tiểu học tư thục
theo quy trình bổ nhiệm của cấp có thẩm quyền.
4
Thực tiễn công tác quản lý, chỉ đạo giáo dục tiểu học hiện nay
cho thấy tầm quan trọng đặc biệt của hiệu trưởng trường tiểu học.
Nhà trường tiểu học rất cần có những cán bộ quản lý tận tâm, thạo
việc, có năng lực điều hành. Để đảm nhiệm được tốt công việc của

hiệu trưởng, được học sinh và phụ huynh tin tưởng, giáo viên mếm
phục, hiệu trưởng cấn là nhà lãnh đạo , nhà quản lý hành chính, nhà
sư phạm, nhà hoạt động xã hội. Với tư cách là người chịu trách
nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và chất lượng giáo dục cảu
nhà trường, hiệu trưởng trường tiểu học có các vai trò sau:
- Là người lãnh đạo: Điều hành mọi hoạt động xây dựng và
thực hiện kế hoạch dái hạn, trung hạn phát triển nhà trường; chỉ ra
tầm nhìn và sứ mệnh của nhà trường; có trách nhiệm xây dựng đọi
ngũ, quyết định những nội dung hoạt động đưa vào nhà trường; bảo
vệ danh dự, nhân phẩm của giáo viên, học sinh và quyền lợi của nhà
trường; chịu trách nhiệm và mọi hoạt động và chất lượng giáo dục
của nhà trường.
- Là nhà quản lý hành chính: Xây dựng, triển khai kế hoạch
năm học, kế hoạch mỗi học kỳ, mỗi tháng; kiểm tra, giám sát, báo
cáo kết quả thực hiện kế hoạch cảu nhà trường; điều chỉnh kế hoạch
phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
- Là nhà sư phạm: Nắm vững mục tiêu, phương pháp dạy học
và kiểm tra đánh giá học sinh tiểu học; có hiểu biết chuyên môn sâu,
có kĩ năng sư phạm. Hiệu trưởng phải là thủ lĩnh về chuyên môn, đủ
5
uy tín và năng lực bồi dưỡng giáo viên về các hoạt động giáo dục và
dạy học; có tín nhiệm với đồng nghiệp và cộng đồng.
- Là nhà hoạt động xã hội: Hiểu tình hình kinh tế - xã hội của
đất nước và những đặc điểm về kinh tế, văn hóa của địa phương;
tham mưu tích cực với chính quyền nhằm đưa những vấn đề phát
triển giáo dục vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương; huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho hoạt
động giáo dục của nhà trường.
Với vai trò như vậy, người hiệu trưởng cần có phong cách
lãnh đạo phù hợp để xây dựng và phát triển nhà trường. là một

người hiệu trưởng, sự thành công phụ thuộc vào việc sử dụng ý
tưởng và tài năng của tập thể giáo viên, vào việc đi đến những quyết
định và hành động mà các thành viên trong hội đồng sư phạm phải
tận tâm và vào việc đảm bảo thực hiện những quyết định và hành
động đó.
II. Mô tả phong cách lãnh đạo của hiệu trưởng một trường tiểu
học.
Phong cách lãnh đạo của một cá nhân là dạng hành vi của
người đó thể hiện các nỗ lực ảnh hưởng tới hoạt động của những
người khác, là cách thức làm việc của nhà lãnh đạo, là hệ thống các
đấu hiệu đặc trưng của hoạt và động quản lý của nhà lãnh đạo, được
quy định bởi các đặc điểm nhân cách của họ. Phong cách lãnh đạo
là kết quả của mối quan hệ giữa cá nhân và các sự kiện.
6
Trong nhà trường, ngày nào chúng ta cũng nhìn thấy bao
nhiêu cách ứng xử khác nhau từ hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, từ
những đồng chí giáo viên, từ các em học sinh, từ những người cán
bộ hành chính và phụ trợ và những người mà chúng ta phải liên hệ
hàng ngày. Trong từng trường hợp thì cách cư xử cơ bản của từng
cá nhân sẽ thây đổi ít nhiều, có chủ định hay tự nhiên, để đối phó lại
với hoàn cảnh ma bản thân mỗi người đang phải đương đầu. Sau
đây em xin mô tả phong cách lãnh đạo của đồng chí hiệu trưởng:
- Thường xuyên nắm bắt các thông tin, quan hệ trong nhà
trường được thực hiện một chiều từ hiệu trưởng, phó hiệu trưởng,
chủ tịch, các tổ chức đoàn thể, các tổ trưởng chuyên môn, ….
- Quá trình quản lý thông tin của hiệu trưởng từ trên xuống và
giới hạn ở việc ra quyết định ở cấp cao nhất, không cho phép giáo
viên, nhân viên trực tiếp tham gia vào quá trình ra quyết định.
- Đa phần chỉ dựa vào kinh nghiệm, uy tín, chức trách để đưa
ra các quyết định không thảo luận, không bàn bạc.

- Giao tiếp trong nhà trường từ trên xuống dưới.
- Giao cho cấp dưới thực hiện những nhiệm vụ đã định.
- Hiệu trưởng ít có lòng tin vào cấp dưới.
- Hiệu trưởng thường thúc đẩy giáo viên, nhân viên bằng cách
đe dọa.
7
- Tập trung mọi quyền lực vào tay một mình hiệu trưởng
- Lãnh đạo - quản lý bằng ý chí của mình, trấn áp ý chí và
sáng kiến của mọi thành viên trong tập thể giáo viên, công nhân
viên trong nhà trường.
- Hiệu trưởng thường nói với các giáo viên, nhân viên chính
xác những gì hiệu trưởng muốn các nhân viên làm và làm ra sao mà
không kèm theo bất kỳ lời khuyên hay hướng dẫn nào cả.
- Hiệu trưởng luôn cho rằng ý kiến của mình là đúng, không
nghe theo sự góp ý của người khác.
- Hiệu trưởng điều hành với tư tưởng giáo viên, nhân viên phải
làm những gì hiệu trưởng nói, hoàn thành công việc theo định
hướng được hiệu trưởng vạch ra và đã được xác định bởi mong
muốn của nhà trường.
Qua phần mô tả trên, ta thấy phong cách lãnh đạo của đồng
chí hiệu trưởng thuộc phong cách lãnh đạo độc đoán. Với phong
cách lãnh đạo này thì:
- Giáo viên, Nhân viên ít thích hiệu trưởng.
- Hiệu quả làm việc cao khi có mặt hiệu trưởng, thấp khi
không có mặt hiệu trưởng.
- Không khí trong nhà trường: gây hấn, phụ thuộc vào định
hướng cá nhân.
8
III. Những ưu điểm và nhược điểm của phong cách lãnh đạo
độc đoán.

Phong cách lãnh đạo độc đoán được hiểu là sự áp đặt công
việc với sự kiểm soát và giám sát chặt chẽ. Nhà lãnh đạo độc đoán
thường lấy mình làm thước đo giá trị. Họ không quan tâm đến ý
kiến cua người khác, dù là đồng đội hay nhân viên, mà chỉ hoàn
toàn dựa vào kiến thức kinh nghiệm của mình. Hình thức này
thường phù hợp với lối quản lý cổ điển hoặc khi tổ chức đang trong
tình trạng canh tân nội bộ để loại trừ những phần tử làm lũng đoạn
sinh hoạt chung. Nhất là khi tinh thần kỉ luật và trật tự tổ chức lỏng
lẻo cần sửa đổi.
Từ những phân tích trên ta thấy phong cách lãnh đạo đọc đoán
có những ưu điểm và nhược điểm sau:
*Ưu điểm
- Tạo tính ổn định, trật tự cao trong tổ chức.
- Nhà lãnh đạo sẽ trở thành 1 huấn luyện viên tốt với đầy đủ
năng lực và trình độ cho các nhân viên mới
- Nâng cao tính hiệu lực trong quản lý.
- Trong những tính huống bất ngờ,bất chắc đòi hỏi phải đưa ra
quyết định xử lý ngay, hoặc những bất đồng trong trong tập thể hay
những tình gây hoang mang, thì việc sử dụng phong cách lãnh đạo
9
này sẽ đem lại hiệu quả rất cao.
* Nhược điểm
- Đôi khi hiệu quả công việc không cao.
- Gây tâm lý lo sợ trong nhân viên. Họ sợ chứ không phục
người lãnh đạo cho nên làm việc không hết tâm dẫn đến hạn chế
năng lực làm việc.
- Kìm hãm, thậm chí dập tắt tính năng động và sáng tạo của
nhân viên Tạo không khí căng thẳng ngột ngạt do đó ảnh hưởng
đến kết quả công việc.
- Không tập trung được nhiều ý kiến, sáng kiến tốt. Các quyết

định quản lý mang tính chủ quan duy ý chí nên tính khả thi công
việc không cao.
- Người lãnh đạo dễ nảy sinh tâm lý chuyên quyền, hách dịch,
ảnh hưởng không tốt đến tổ chức.
IV. Một số định hướng sửa đổi phong cách lãnh đạo độc đoán
cho phù hợp với nhà trường tiểu học.
Trong những công trình của các tác giả phương Tây, thường
nêu lên hai kiểu quản lý (phong cách lãnh đạo) cơ bản. Đó là kiểu
quản lý dân chủ và kiếu quản lý mệnh lệnh.
Kiểu quản lý dân chủ được đặc trưng bằng việc người quản lý
biết phân chia quyền lực quản lý của mình, tranh thủ ý kiến cấp
10
dưới, đưa họ tham gia vào việc khởi thảo các quyết định. Kiểu quản
lý này còn tạo ra những điều kiện thuận lợi để cho những người cấp
dưới được phát huy sáng kiến, tham gia vào việc lập kế hoạch và
thực hiện kế hoạch, đồng thời tạo ra bầu không khí tâm lý tích cực
trong quá trình quản lý.
Kiểu quản lý mệnh lệnh độc đoán được đặc trưng bằng việc
tập trung mọi quyền lực vào tay một mình người quản lý, người
lãnh đạo - quản lý bằng ý chí của mình, trấn áp ý chí và sáng kiến
của mọi thành viên trong tập thể.
K. Lêvin, người Đức, sau sinh sống và làm việc tại Mỹ, là người
đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống các phong cách quản lý.
Theo ông, ngoài 2 phong cách quản lý trên còn có một kiểu thứ 3.
Đó là kiểu quản lý hình thức (hay phong cách quản lý tự do). Theo
kiểu này, người quản lý chỉ vạch ra kế hoạch chung, ít tham gia trực
tiếp chỉ đạo, thường giao khoán cho cấp dưới và làm các việc khác
ở văn phòng. Chỉ làm việc trực tiếp với người bị quản lý hay tập thể
trong những trường hợp đặc biệt.
Sau này, bằng những kết quả nghiên cứu về các phong cách

lãnh đạo trong các tập thể, các nhà tâm lý học đã chỉ ra rằng: ở mỗi
phong cách lãnh đạo (dân chủ, độc đoán, tự do) đều có những điểm
mạnh, điểm yếu. Tuy nhiên, phong cách lãnh đạo dân chủ sẽ đem lại
hiệu quả kinh tế - xã hội cao hơn. Nói điều này không đồng nghĩa
với việc phủ nhận hiệu quả của phong cách lãnh đạo độc đoán và
phong cách lãnh đạo tự do. Điều quan trọng nhất đối với nhà quản
11
lý đó là phải biết vận dụng một cách linh hoạt phong cách lãnh đạo
của mình trong các tình huống quản lý cụ thể. Điều này đã được
khẳng định qua các công trình nghiên cứu. Người ta thấy rằng, kiểu
quản lý mệnh lệnh độc đoán sẽ đạt hiệu quả khi nhà quản lý cần đề
ra những yêu cầu cứng rắn, những tình huống cần phải giải quyết
ngay trong một thời gian ngắn. Sẽ là không tưởng nếu vị chỉ huy
trong một trận đánh khí ra quyết định tấn công hay rút lui lại phải
họp toàn thể quân lính để hỏi ý kiến. Hay người quản lý một tập thể
các nhà khoa học có thể sử dụng phong cách lãnh đạo tự do để
khuyến khích các nhà khoa học đó được tự do trong việc triển khai
các công trình nghiên cứu, thí nghiệm
Kế thừa các tư tưởng nghiên cứu về phong cách lãnh đạo -
quản lý, Rensis Likert, một nhà tâm lý học người Mỹ cùng các đồng
nghiệp của ông ở đại học tổng hợp Michigan đã nghiên cứu các kiểu
mẫu và các phong cách của những nhà lãnh đạo và quản lý trong 3
thập kỷ (1930 - 1960). Likert đã đưa ra ý tưởng và những cách tiếp
cận mới đối với việc hiểu biết các hành vi lãnh đạo. Theo Likeđ có
4 kiểu phong cách lãnh đạo - quản lý:
Thứ nhất, phong cách quản lý “quyết đoán - áp chế” (Biến
tướng của phong cách độc tài, gia trưởng). Ở phong cách này các
nhà quản lý chuyên quyền cao độ ít có lòng tin với cấp dưới, thúc
đẩy người ta bằng đe doạ và thưởng phạt bằng những phần thưởng
hiếm hoi, tiến hành thông tin từ trên xuống và giới hạn ở việc ra

quyết định ở cấp cao nhất.
12
Thứ hai, phong cách lãnh đạo quyết đoán - nhân từ.
Thứ ba, phong cách quản lý tham vấn.
Thứ tư, phong cách quản lý “tham gia - theo nhóm”.
Khác hẳn với các nhà Tâm lý học Phương tây, các nhà Tâm lý
học Xô Viết giải quyết vấn đề phong cách lãnh đạo trong sản xuất
kinh doanh dưới ý thức, lập trường của các Đảng Cộng sản, dưới
học thuyết của chủ nghĩa Mác Lênin. Theo V.I. Mikhaep đưa ra các
phong cách lãnh đạo sau: phong cách dân chủ tập thể, phong cách
này không phải một người mà là một tập thể quản lý, lãnh đạo, mặt
hạn chế của phong cách này là tạo ra sự ỷ nại, cha chung không ai
khóc trong tổ chức. Phong cách độc đoán, ngược lại với phong cách
trên phong cách lãnh đạo này lại không coi trọng người dưới quyền,
người quản lý cho rằng mình là người giỏi nhất. Phong cách lãnh
đạo này phổ biến ở các cấp lãnh đạo trung ương. Phong cách khái
quát, đây là một phong cách lãnh đạo người lãnh đạo “thoáng” trong
quản lý, nắm lấy điểm cốt yếu của công việc. Ngược lại với phong
cách khái quát là phong cách chi tiết; chi tiết hoá trong công việc.
Theo quan điểm của V. Gaphanaxep (Ông là Trưởng ban công
tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Liên Xô ), nghiên cứu các tổ chức
xã hội và doanh nghiệp ở trung ương và cơ sở đã đưa ra các phong
cách lãnh đạo như sau: phong cách lãnh đạo độc đoán, phong cách
lãnh đạo dân chủ, phong cách lãnh đạo hành chính, phong cách lãnh
đạo cách biệt, phong cách lãnh đạo mang tính chất tâm lý xã hội.
13
Theo dòng lịch sử, chúng ta có thể thấy phông cách lãnh đạo
độc đoán gia trưởng đã có một lịch sử lâu đời và được áp dung khá
phổ biến. Tuy nhiên việc áp dụng phong cách này sẽ như một “con
dao hai lưỡi”, nó có thể đem lại hiệu quả rất cao, thậm chí có thể

vực dậy một tổ chức đang trên bờ vực thẳm của sự phá sản. Nhưng
nó cũng có thể biến một tổ chức đang “ ăn nên làm ra” phải dần tự
“đóng cửa”.
Kinh nghiệm nhiều năm giúp chúng ta học được cách ứng phó
một cách hiệu quả hơn trong các hoàn cảnh mà chúng ta phải đối
diện, làm sao để kiểm soát được các phản ứng bản năng của mình
để đạt được kết quả mong đợi.
Chính vì vậy, để quản trị hiệu quả trường tiểu học, người hiệu
trưởng có phong cách lãnh đạo độc đoán cần phải:
- Thay đổi phong cách lãnh đạo của mình, biết kết hợp các
phong cách lãnh đạo. Hiệu trưởng phải biết phân chia quyền lực
quản lý của mình, tranh thủ ý kiến cấp dưới, đưa họ tham gia vào
việc khởi thảo các quyết định.
- Hiệu trưởng cần tạo ra những điều kiện thuận lợi để cho
những người cấp dưới được phát huy sáng kiến, tham gia vào việc
lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch, đồng thời tạo ra bầu không khí
tâm lý tích cực trong quá trình quản lý. Có như vậy thì giáo viên,
nhân viên sẽ thích lãnh đạo hơn, không khí trong nhà trường thân
14
thiện, định hướng nhóm, định hướng nhiệm vụ, năng suất cao, kể cả
không có mặt của hiệu trưởng.
- Hiệu trưởng muốn lãnh đạo tốt giáo viên, nhân viên và được
tập thể giáo viên, nhân viên nghe theo và làm theo những yêu cầu
của mình một cách tự nguyện thì phải trau dồi 6 phẩm chất cần có
của người lãnh đạo, đó là:
1. Phẩm chất của một vị tướng giỏi.
2. Phẩm chất của một người chủ gia đình mẫu mực.
3. Phẩm chất của một thuyền trưởng bản lĩnh.
4. Phẩm chất của một vận động viên tự tin và giàu nghị lực.
5. Phẩm chất của một huấn luyện viên có năng lực.

6. Phẩm chất của một nhà lãnh đạo thực thụ.
Có thể nói, 6 phẩm chất trên có mối liên quan mật thiết với
nhau đến mức khó mà xác định được đâu là ranh giới rõ ràng. Tầm
quan trọng tương đối của từng phẩm chất thay đổi tuỳ theo những
cấp trách nhiệm khác nhau. Tại các cấp thấp hơn, phẩm chất “vị
tướng giỏi” là yếu tố tạo ra nhiều điểm ưu việt trong các công việc
thiên về chuyên môn nghiệp vụ. Tuy nhiên, khi nhà quản lý tiến dần
lên ngày càng cao hơn yêu cầu về phẩm chất này trở nên ít quan
trọng hơn, mà thay thế vào đó là phẩm chất người chủ gia đình hay
phẩm chất nhà lãnh đạo….
15
- Hiệu trưởng phải “lãnh đạo” chứ không chỉ đơn thuần làm
công việc điều hành, nghĩa là nhà quản lý cần giữ vai trò hướng dẫn,
lựa chọn mục tiêu, xác lập tầm nhìn, dẫn dắt và tạo động lực cho
nhà trường phát triển.
- Một nhà lãnh đạo thực thụ không bao giờ sợ những lời phê
bình. Hiệu trưởng cũng vậy, nếu sợ phê bình thì không phải là hiệu
trưởng nữa. Trong nghệ thuật quản lý cũng như nghệ thuật lãnh đạo,
phê bình là rất cần thiết nhưng phê bình cần mang tính xây dựng
nhằm sửa chữa khuyết điểm bằng hành động.
- Từ chỗ biết phê bình một cách hợp lý, hiệu trưởng cần biết
thưởng phạt công mình. Nếu biết giáo viên, nhân viên nào đó xứng
đáng được khen thì hãy khen họ dù chỉ một chút thôi. Còn việc phạt
phải mang tính xây dựng, không nên mắng mỏ khi cảnh cáo người
dưới quyền. Cảnh cáo nên bắt đầu từ khen ngợi, sau đó cho họ biết
khuyết điểm của họ, nhưng việc này chỉ nên thực hiện sao cho các
giáo viên, nhân viên khác không biết được. Cảnh cáo trước đông
đảo giáo viên, nhân viên trong nhà trường được coi là mức phạt cao
nhất, chỉ áp dụng trong những trường hợp đặc biệt khi các biện pháp
khác không mang lại hiệu quả.

- Sau cùng, với phẩm chất của một nhà lãnh đạo thực thụ, nhà
quản lý bao giờ cũng phải có uy quyền, có nghệ thuật dẫn dụ, có lý
luận sắc bén và nghệ thuật thôi miên. Dẫn dụ là dựa vào tình cảm
làm cho cấp dưới ham lợi ích phải nghe theo mình, còn lý luận là
16
đem lý lẽ và chính kiến khiến các nhân viên nể phục những lý lẽ đó
rồi làm theo. Còn thôi miên lôi kéo người khác thực hiện theo ảnh
hưởng của người thôi miên. Uy quyền là một ma lực bắt người khác
tuân phục. Mỗi nhà quản lý đều có thể có uy quyền. Một trong
những yếu tố cấu thành uy quyền của người quản lý là lòng thán
phục của cấp dưới.
C. PHẦN KẾT LUẬN
Một người hiệu trưởng có phong cách làm việc độc đoán sẽ
điều hành với tư tưởng giáo viên, nhân viên phải làm những gì họ
17
nói, hoàn thành công việc theo định hướng được hiệu trưởng vạch ra
và đã được xác định bởi mong muốn của việc dạy học trong nhà
trường. Các hiệu trưởng độc đoán, gia trưởng thường gọi cho các
nhà quản lý cấp dưới và đưa cho họ chỉ thị cũng như lời khuyên với
tư tưởng giáo viên, nhân viên sẽ tuân theo. Họ cảm thấy nhân viên
cần sự chỉ đạo nghiêm ngặt hơn, các biện pháp kiên quyết và quyết
định mạnh mẽ hơn. Điều này tạo nên các kỹ năng quản lý. Phong
cách quản lý này cho phép nhân viên biết những gì họ cần phải làm,
họ sẽ làm như thế nào và lúc nào các nhiệm vụ phải hoàn thành.
Phong cách lãnh đạo này một mặt có khả năng thúc đẩy
tổ chức phát triển, đạt hiệu quả cao trong công việc. Song đồng thời
nó cũng có thể hủy diệt toàn bộ tổ chức. Vậy có nên áp dụng phong
cách lãnh đạo này nữa không? Nhất là trong bối cảnh của xã hội
Việt Nam đang trên đà hội nhập kinh tế quốc tế.
Henrry Ford- một doanh nhân thành đạt với những câu nói nổi

tiếng thế giới đã khẳng định: “Bí quyết của sự thành công - nếu có -
đó là khả năng tự đặt mình vào địa vị của người khác và xem xét sự
vật vừa theo quan điểm của họ vừa theo quan điểm của mình”. Điều
đó cũng đồng nghĩa là phải biết lắng nghe ý kiến của người khác
trên cơ sở quan điểm chính kiến của mình. Đó mới là một nhà lãnh
đạo thành công.
Chúng ta có thể thấy rằng, việc áp dụng một kiểu phong cách
lãnh đạo nào đó trong hoạt động quản lý hay kinh doanh không đơn
18
giản là áp dụng nguyên bản một kiểu phong cách nào đó. Trong
thực tiễn, nó đòi hỏi người quản lý, lãnh đạo phải vận dụng một
cách linh hoạt, sáng tạo để tìm ra kiểu phong cách lãnh đạo thích
hợp, tuỳ vào những điều kiện, tình huống cụ thể của tổ chức, doanh
nghiệp. Như vậy, áp dụng phong cách quản lý của những nhà lãnh
đạo các tổ chức,doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động quản lý
hay kinh doanh cũng phải tuân theo cách làm trên.
Một phong cách lãnh đạo phù hợp với các đặc điểm đặc thù
của Việt Nam sẽ là phong cách lãnh đạo mà ở đó người lãnh đạo
phải có tính quyết đoán thể hiện qua các phẩm chất dám nghe dám
làm, dám chịu trách nhiệm, tự tin, ra được những quyết đính kịp
thời trong những tình huống khó khăn. Bên cạnh đó, người lãnh đạo
tạo ra được nhiều điều kiện thuận lợi để cấp dưới phát huy hết năng
lực, trí lực, óc sáng tạo, lòng nhiệt tình vào công việc, có hệ thống
chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật kịp thời, thích đáng nhằm động
viên người lao động phát huy mọi tiềm năng, ổn định tinh thần và
đảm bảo được cuộc sống.
Các luồng thông tin trong quản lý phải luôn được đảm bảo
theo các kênh từ trên xuống dưới, từ cấp dưới lên trên. Đó cũng
chính là sự kết hợp hài hòa của phong cách độc đoán và phong cách
lãnh đạo tự do, dân chủ, thích ứng với từng hoàn cảnh tình huồn

quản lý cụ thể. Và một đặc điểm quan trọng trong phong cách quản
lý này đó là phải tính tới những đặc điểm dân tộc, đạo đức, văn hoá
của người Việt Nam.
19
Tóm lại, có thể nói rằng, một phong cách lãnh đạo tốt là một
sản phẩm mang tính trí tuệ cao của người lãnh đạo, thể hiện sự
nhuần nhuyễn trong cách sử dụng các phong cách lãnh đạo khác
nhau vào các tình huống khác nhau, đồng thời phù hợp với các đặc
điểm văn hóa Việt Nam. Chỉ có như thế tổ chức mới đạt được hiệu
quả trong giải quyết công việc một cách cao nhất, phát huy được
sức mạnh tập thể và tinh thần sáng tạo của nhân viên. Đúng như một
câu danh ngôn đã nói:
“Một nhà quản lý phải đồng thời là: Một viên đại tướng biết
cách chỉ huy, một quan tòa biết cách xét xử, một nhà giáo dục
khéo dạy dỗ, một nhà tâm lý biết cách khích lệ cổ vũ”
20

×