Tải bản đầy đủ (.doc) (351 trang)

Báo cáo Hiện trạng môi trường Tỉnh Đồng Tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.05 MB, 351 trang )

MỤC LỤC
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THAM GIA BIÊN SOẠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC BẢNG
LỜI NÓI ĐẦU
TRÍCH YẾU 2
1.1.Điều kiện địa lý tự nhiên 4
1.2.Đặc trưng khí hậu 12
1.3.Hiện trạng sử dụng đất 16
2.1.Tăng trưởng kinh tế của tỉnh Đồng Tháp 19
2.2.Sức ép dân số và vấn đề di cư lên sự phát triển kinh tế - xã hội 21
2.4.Phát triển xây dựng 27
2.5.Phát triển năng lượng 28
2.6.Phát triển giao thông vận tải ở tỉnh Đồng Tháp 29
2.7.Phát triển nông lâm thủy sản ở tỉnh Đồng Tháp 31
2.9.Vấn đề hội nhập quốc tế ở tỉnh Đồng Tháp 35
CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG NƯỚC 37
3.2. Nước dưới đất 62
THỰC TRẠNG ĐA DẠNG SINH HỌC 104
6.1. Các nguyên nhân gây suy thoái 104
6.2. Hiện trạng và diễn biến suy thoái đa dạng sinh học 104
6.3. Dự báo mức độ diễn biến suy thoái đa dạng sinh học 115
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP 121
7.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn đô thị và công nghiệp 121
7.2. Thu gom và xử lý chất thải rắn đô thị và công nghiệp 126
TAI BIẾN THIÊN NHIÊN VÀ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG THÁP 132
8.1. Tai biến thiên nhiên 132
8.2. Sự cố môi trường 138
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ CÁC ẢNH HƯỞNG 142
9.1. Vấn đề phát thải khí nhà kính trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp 142


9.2. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu 143
TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 147
Viện Môi Trường và Tài Nguyên – ĐHQG TP. HCM
10.1. Tác động của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe con người 147
10.2. Tác động của ô nhiễm môi trường đối với các vấn đề kinh tế - xã hội 154
10.3. Tác động của ô nhiễm môi trường đối với các hệ sinh thái 158
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG
THÁP 161
11.1. Những việc đã làm được 161
11.2. Một số khó khăn và tồn tại 176
CÁC CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 178
12.1. Các chính sách tổng thể 178
KẾT LUẬN 185
KIẾN NGHỊ 189
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 189
PHỤ LỤC 1 190
KẾT QUẢ QUAN TRẮC 190
TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM 2005 – 2009 190
Độ ồn 199
Độ ồn 199
Độ ồn 200
Độ ồn 202
Độ ồn 205
Độ ồn 206
Độ ồn 207
Độ ồn 207
Độ ồn 208
Độ ồn 210
Độ ồn 211
Độ ồn 213

Độ ồn 213
Độ ồn 216
Độ ồn 216
Độ ồn 217
Độ ồn 218
III. KẾT QUẢ QUAN TRẮC NƯỚC NGẦM CỦA TỈNH, HUYỆN, THỊ, THÀNH 246
Viện Môi Trường và Tài Nguyên – ĐHQG TP. HCM
PHỤ LỤC 2 281
KẾT QUẢ QUAN TRẮC 281
TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM 2010 281
PHỤ LỤC 3 307
TỔ CHỨC QUAN TRẮC ĐỒNG THÁP NĂM 2010 307
TT 320
PHỤ LỤC 4 323
KẾT QUẢ PHIẾU ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
ĐỒNG THÁP 323
Viện Môi Trường và Tài Nguyên – ĐHQG TP. HCM
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THAM GIA BIÊN SOẠN
STT Người tham gia biên soạn Chuyên ngành Đơn vị công tác
1 Vũ Thị Nhung
Chi cục trưởng Chi cục
bảo vệ Môi trường
Sở TN&MT Đồng Tháp
2 Nguyễn Văn Phước
PGS.TS, Viện Trưởng
Viện Môi Trường và Tài
Nguyên
Viện Môi Trường – Tài
Nguyên
3 Nguyễn Thị Thanh Phượng

ThS.NCS, Trưởng phòng
thí nghiệm
Viện Môi Trường – Tài
Nguyên
4 Huỳnh Ngọc Loan Th.s Môi trường
Viện Môi Trường – Tài
Nguyên
5 Ngô Thị Phương Nam Cử nhân môi trường
Viện Môi Trường – Tài
Nguyên
6 Đinh Đức Anh Cử nhân môi trường
Viện Môi Trường – Tài
Nguyên
7 Lê Thị Thuỳ Trang Kỹ sư môi trường
Viện Môi Trường – Tài
Nguyên
8 Li Thiện Mỹ Kỹ sư môi trường
Viện Môi Trường – Tài
Nguyên
9 Nguyễn Hữu Khiêm Kỹ sư môi trường
Viện Môi Trường – Tài
Nguyên
10 Võ Thị Mỹ Trinh Kỹ sư môi trường
Viện Môi Trường – Tài
Nguyên
11 Hà Huỳnh Băng Tâm Kỹ sư môi trường
Viện Môi Trường – Tài
Nguyên
12 Phan Thị Hồng My Kỹ sư môi trường
Viện Môi Trường – Tài

Nguyên
13 Nguyễn Thị Quỳnh Sa Kỹ sư môi trường
Viện Môi Trường – Tài
Nguyên
Viện Môi Trường và Tài Nguyên – ĐHQG TP. HCM
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
- BOD : Nhu cầu oxy sinh học
- BVĐK : Bệnh viện đa khoa
- BV : Bệnh viện
- BVMT : Bảo vệ môi trường
- BVTV : Bảo vệ thực vật
- CCN : Cụm công nghiệp
- CN : Công nghiệp
- CNH - HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- COD : Nhu cầu oxy hóa học
- ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
- ĐTM : Đánh giá tác động môi trường
- KCN : Khu công nghiệp
- KHCN : Khoa học công nghệ
- KHKT : Khoa học kỹ thuật
- KTTV : Khí tượng thủy văn
- KTXH : Kinh tế xã hội
- ngđ : Ngày đêm
- PKĐK : Phòng khám đa khoa
- QLMT : Quản lý môi trường
- QA : Quality Assurance – Bảo đảm chất lượng
- QC : Quality Control – Kiểm soát chất lượng
- Sở TN&MT : Sở Tài nguyên và Môi trường
- SX - KD : Sản xuất, kinh doanh
- SS : Chất rắn lơ lửng

- TDS : Tồng chất rắn hòa tan
- TP : Thành phố
- TTCN : Tiểu thủ công nghiệp
- TTYT : Trung tâm y tế
- TW : Trung ương
- TX : Thị xã
- UBND : Ủy ban nhân dân
- VQG : Vườn Quốc gia
- VSMT : Vệ sinh môi trường
-XLNT : Xử lý nước thải
Viện Môi Trường và Tài Nguyên – ĐHQG TP. HCM
DANH MỤC HÌNH
Viện Môi Trường và Tài Nguyên – ĐHQG TP. HCM
DANH MỤC BẢNG
Viện Môi Trường và Tài Nguyên – ĐHQG TP. HCM
Báo cáo “Hiện trạng môi trường tỉnh Đồng Tháp 5 năm 2005 – 2009”
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây, kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp đang phát triển theo hướng
đô thị hóa, công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, trong đó nền nông
nghiệp đã chuyển đổi mạnh về cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thâm canh tăng vụ, sự tăng
trưởng về diện tích lẫn sản lượng trong nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, cũng như việc áp
dụng cơ giới hóa nông nghiệp, sử dụng phân hóa học và thuốc trừ sâu cho cây trồng đã
làm hệ sinh thái ở Đồng Tháp biến động và có chiều hướng ngày một xấu đi, ảnh hưởng
đến đa dạng sinh học, môi trường sống và sức khoẻ của con người.
Ngoài ra tốc độ đô thị hoá - công nghiệp hóa của tỉnh Đồng Tháp có xu hướng tăng cao,
trong đó việc hình thành các khu, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và sự phát triển
của các làng nghề, sự hình thành các cụm tuyến dân cư; việc mở rộng, nâng cấp hệ thống
giao thông, công trình thuỷ lợi… cũng đã tác động, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
Nhận thức rõ thực trạng trên, trong những năm gần đây, Tỉnh Đồng Tháp đã có những
chính sách và chiến lược phù hợp thông qua các biện pháp cụ thể bảo vệ môi trường kết

hợp tuyên truyền, nâng cao nhận thức môi trường và thanh tra xử phạt nghiêm ngặt.
Báo cáo hiện trạng môi trường tổng thể tỉnh Đồng Tháp năm 2010 được thực hiện theo
công văn số 118/UBND-NN.PTNT ngày 24 tháng 8 năm 2009 của Ủy ban Nhân dân tỉnh
Đồng Tháp về việc chấp thuận chủ trương cho Sở Tài nguyên & Môi trường phối hợp
với Viện Môi trường & Tài nguyên xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường 05 năm (giai
đoạn 2005 -2009) trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp phục vụ báo cáo môi trường quốc gia
tổng thể năm 2010.
Báo cáo đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường tỉnh đồng tháp giai đoạn 2005-2009,
sự tác động qua lại của phát triển kinh tế - xã hội và môi trường cũng như tình hình hoạt
động bảo vệ môi trường. Tham khảo và tính toán từ định hướng phát triển kinh tế xã hội
và quy hoạch bảo vệ môi trường, báo cáo còn dự báo diễn biến chất lượng môi trường
giai đoạn 2010 – 2020 cũng như đề xuất các chính sách và biện pháp đáp ứng nhằm giải
quyết các vấn đề môi trường.
Báo cáo này được thực hiện theo phương pháp mô hình: động lực (có nguyên nhân là
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương qua các năm 2005-2009); áp lực (các nguồn
thải trực tiếp gây ô nhiễm môi trường, có khả năng làm suy thoái môi trường); hiện trạng
(chất lượng môi trường đất, nước, không khí,…); tác động từ sự ô nhiễm môi trường,
biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng, hệ sinh thái khu vực và môi
trường sống; đáp ứng (các giải pháp bảo vệ môi trường).
Viện Môi trường và Tài nguyên – ĐHQG TP.HCM 1
Báo cáo “Hiện trạng môi trường tỉnh Đồng Tháp 5 năm 2005 – 2009”
TRÍCH YẾU
 Mục đích của báo cáo
Báo cáo hiện trạng môi trường 5 năm (2005 – 2009) tỉnh Đồng Tháp phân tích hiện trạng
môi trường và những nguyên nhân, những ảnh hưởng xấu của ô nhiễm môi trường, cung
cấp cơ sở thực tiễn để xem xét các tác động qua lại của phát triển kinh tế - xã hội và môi
trường, dự báo xu hướng diễn biến môi trường trong những năm tiếp theo, đồng thời làm
rõ thực trạng và những tồn tại trong công tác quản lý, từ đó kịp thời điều chỉnh kế hoạch
phát triển hay bổ sung, đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường.
 Phạm vi của báo cáo

Trên toàn địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2005 – 2009.
 Đối tượng phục vụ của báo cáo
- Ủy ban các Sở, Ban, Ngành (Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch đầu tư,
Sở Xây dựng, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, )
- UBND các cấp từ trung ương tới địa phương
- Ban quản lý các KCN, Cụm tiểu thủ công nghiệp
- Các doanh nghiệp: doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
nghiệp vụ
- Các tầng lớp xã hội có nhu cầu sử dụng hoặc quan tâm đến môi trường.
 Tóm tắt ngắn gọn các chương mục của báo cáo
Báo cáo sử dụng các số liệu liên quan đến môi trường tỉnh Đồng Tháp của 5 năm (2005 –
2009). Các số liệu trong báo cáo được cung cấp chính thức từ các cơ quan có trách nhiệm
và được tập hợp từ những nguồn tài liệu có tính pháp lý.
Báo cáo gồm 12 chương:
Chương 1: Tổng quan về điều kiện tự nhiên của tỉnh Đồng Tháp
Tổng quan về điều kiện địa lý, địa hình, khí hậu và tài nguyên đất đặc trưng cho tỉnh
Đồng Tháp. Đánh giá ưu điểm từ nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, sông nước
dồi dào, phù sa màu mỡ thuận lợi cho giao thông, sinh hoạt, phát triển nông nghiệp và
nuôi trồng thủy sản.
Chương 2: Sức ép của phát triển kinh tế - xã hội đối với môi trường
Trình bày những động lực gây áp lực lên môi trường, đối với từng lĩnh vực (công nghiệp,
nông nghiệp, giao thông, du lịch, khoáng sản); nêu khái quát về diễn biến hoạt động, các
áp lực do các hoạt động gây ra từ đó làm căn cứ đánh giá toàn diện xem những vấn đề ô
nhiễm chính có nguồn gốc từ lĩnh vực nào.
Chương 3: Thực trạng môi trường nước
Trình bày các động lực và các áp lực đối với môi trường nước (nước mặt, nước ngầm,
nước thải) giai đoạn 2005 – 2009; phân tích nguồn gốc các áp lực, thực trạng ô nhiễm và
các tác động do ô nhiễm gây ra, từ đó đưa ra các dự báo diễn biến ô nhiễm môi trường
nước trong tương lai.

Chương 4: Thực trạng môi trường không khí
Trình bày các động lực và các áp lực đối với môi trường không khí giai đoạn 2005 –
2009 và thực trạng bầu khí quyển trên địa bàn Tỉnh; các tác động môi trường do ô nhiễm
gây ra, và dự báo mức độ ô nhiễm trong tương lai.
Chương 5: Thực trạng môi trường đất
Viện Môi trường và Tài nguyên – ĐHQG TP.HCM 2
Báo cáo “Hiện trạng môi trường tỉnh Đồng Tháp 5 năm 2005 – 2009”
Trình bày các nguồn gây ô nhiễm đất, đánh giá hiện trạng môi trường đất giai đoạn 2005
– 2009; và dự báo diễn biến ô nhiễm đất trong tương lai.
Chương 6: Thực trạng đa dạng sinh học
Trình bày cơ chế gây áp lực làm suy thoái đa dạng sinh học, đánh giá hiện trạng và diễn
biến suy thoái tài nguyên sinh học giai đoạn 2005 – 2009; từ đó đưa ra các dự báo mức
độ suy thoái trong tương lai.
Chương 7: Quản lý chất thải rắn
Trình bày nguồn phát sinh chất thải, đánh giá hiện trạng thu gom và xử lý CTR trên địa
bàn Tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2005 – 2009, dự báo lượng thải và thành phần, mức độ
độc hại và ô nhiễm các chất thải rắn đô thị và công nghiệp.
Chương 8: Tai biến thiên nhiên và sự cố môi trường
Trình bày cơ chế gây áp lực đến môi trường cũng như tác động do tai biến thiên nhiên và
sự cố môi trường đến con người, hoạt động phát triển kinh tế xã hội và môi trường sinh
thái. Qua đó, đánh giá mức độ thực hiện các mục tiêu đề ra để khắc phục/ phòng ngừa tai
biến thiên nhiên và sự cố môi trường.
Chương 9: Biến đổi khí hậu và các ảnh hưởng
Phân tích, đánh giá về diễn biến vấn đề biến đổi khí hậu ở tỉnh Đồng Tháp và các ảnh
hưởng tới kinh tế - xã hội, môi trường, sinh thái, con người,
Chương 10: Tác động của ô nhiễm môi trường
Đánh giá các ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, chất thải rắn và
suy thoái đa dạng sinh học tác động đến sức khỏe con người, đến các vấn đề kinh tế - xã
hội và đến hệ sinh thái.
Chương 11: Thực trạng công tác quản lý môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

Đánh giá hiệu quả và đầy đủ của các chính sách, quy định liên quan trực tiếp đến tất cả
các thành phần môi trường đề cập ở các chương trước. Đánh giá về công tác quản lý môi
trường của tỉnh Đồng Tháp trong 5 năm (2005 – 2009), những vấn đề đã làm được và
những vấn đề cần lưu ý trong công tác quản lý môi trường hiện nay.
Chương 12: Các chính sách và giải pháp bảo vệ môi trường.
Dựa vào việc đánh giá những việc đã làm được, những tồn tại và thách thức trong công
tác bảo vệ môi trường, chương này đưa ra các nhóm vấn đề cần ưu tiên giải quyết, từ các
vấn để cụ thể, từ đó xác định vấn đề tập trung ưu tiên hơn trong công tác quản lý và bảo
vệ môi trường.
Viện Môi trường và Tài nguyên – ĐHQG TP.HCM 3
Báo cáo “Hiện trạng môi trường tỉnh Đồng Tháp 5 năm 2005 – 2009”
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA TỈNH ĐỒNG THÁP
Những điều kiện địa lý và khí hậu của khu vực đã mang lại cho Đồng Tháp nguồn tài
nguyên thiên nhiên phong phú, cung cấp các nguồn sống quan trọng như nước sạch và
không khí trong lành.
Tuy nhiên, điều kiện tự nhiên của khu vực cũng là nguyên nhân dẫn đến thiên tai, điển
hình nhất là bão, lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, sạt lở đất. Thiên tai làm tổn hại đến hoạt
động kinh tế, ảnh hưởng đến môi trường trong khu vực gây ô nhiễm đất, nước, không
khí, xuống cấp môi trường đô thị, cạn kiệt nguồn tài nguyên, đặc biệt là đa dạng sinh
học.
Bảng 1.1. Những con số và sự kiện tỉnh Đồng Tháp
Phạm vi 10°07’-10°58’ vĩ độ Bắc và 105°12’ – 105°56’
kinh độ Đông
Diện tích đất 3.374,07 km
2
, chiếm 8,17% diện tích vùng
ĐBSCL
Khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa
Nhiệt độ trung bình trong năm 27,0 – 27,3

o
C
Lượng mưa trung bình năm là 1.600 – 1.700 mm
Dân số (tính đến tháng 4 năm
2009)
1.665.420 người
Dân số Đồng Tháp tính trên tổng
dân số cả nước
1,93%
Mật độ dân số (số liệu năm 2009) 507 người/km²
1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Đồng Tháp là một trong 13 tỉnh thuộc vùng ĐBSCL, nằm trên hai vùng của ĐBSCL là
vùng Đồng Tháp Mười và vùng giữa sông Tiền - sông Hậu. Ranh giới hành chính được
xác định như sau:
 Phía Bắc và Tây Bắc giáp Campuchia, đường biên giới 48,7 km, với 7 cửa khẩu:
Thông Bình, Dinh Bà, Mỹ Cân và Thường Phước, trong đó có 2 cửa khẩu Quốc tế
Thường Phước và Dinh Bà.
 Phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ.
 Phía Đông giáp tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang.
 Phía Tây giáp tỉnh An Giang.
Tọa độ địa lý của tỉnh từ 10°07’ – 10°58’ vĩ độ Bắc và 105°12’ – 105°56’ kinh độ Đông.
Diện tích tự nhiên tỉnh Đồng Tháp là 3.374,07 km
2
, chiếm 8,17% diện tích vùng ĐBSCL.
Đồng Tháp có 12 đơn vị hành chính cấp huyện với 129 xã, 17 phường, 9 thị trấn bao gồm:
- 1 thành phố Cao Lãnh
- 2 thị xã: Sa Đéc, Hồng Ngự
- 9 huyện: Cao Lãnh, Châu Thành, Hồng Ngự, Lai Vung, Lấp Vò, Tam Nông, Tân
Hồng, Thanh Bình, Tháp Mười.

Viện Môi trường và Tài nguyên – ĐHQG TP.HCM 4
Báo cáo “Hiện trạng môi trường tỉnh Đồng Tháp 5 năm 2005 – 2009”
Hình 1.1. Bản đồ ranh giới hành chính tỉnh Đồng Tháp
Viện Môi trường và Tài nguyên – ĐHQG TP.HCM 5
Báo cáo “Hiện trạng môi trường tỉnh Đồng Tháp 5 năm 2005 – 2009”
Hình 1.2. Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Tháp
Viện Môi trường và Tài nguyên – ĐHQG TP.HCM 6
Báo cáo “Hiện trạng môi trường tỉnh Đồng Tháp 5 năm 2005 – 2009”
Với đặc điểm là nằm giữa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng kinh tế động lực
Cần Thơ-An Giang-Cà Mau-Kiên Giang, chịu sự tác động về 2 phía của 2 trung tâm lớn
là TP Hồ Chí Minh và TP Cần Thơ; vị trí lệch khỏi trục QL1A từ TP Hồ Chí Minh đi các
tỉnh vùng ĐBSCL và địa giới của tỉnh bị chia cắt bởi sông Tiền, có thể nói mức độ giao
lưu kinh tế và thu hút đầu tư vào lĩnh vực công thương nghiệp của tỉnh Đồng Tháp tương
đối thấp so với các tỉnh thuộc phía Bắc sông Tiền.
Tuy nhiên nhờ vào vị trí nằm sát thượng lưu sông Tiền với các tuyến giao thông thủy bộ
qua biên giới Việt Nam-Campuchia, tỉnh Đồng Tháp lại có nhiều thuận lợi về kinh tế đối
ngoại hướng ra các nước Đông Nam Á và là cửa ngõ của vùng tứ giác Long Xuyên
hướng về vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Thuận lợi về đường bộ
Đồng Tháp là tỉnh có nhiều Quốc lộ đi qua địa bàn: QL 30, QL 80, QL 54 hiện hữu cùng
với đường Hồ Chí Minh tạo lợi thế về giao thông đường bộ.
- QL.30 dọc sông Tiền, nối liền QL.1A hướng lên phía Bắc về khu vực biên giới, qua
cửa khẩu Dinh Bà (Tân Hồng) và nối tuyến tỉnh lộ 841 đến cửa khẩu Thường Phước
(Hồng Ngự), được xem là tuyến đường huyết mạch của tỉnh trên vùng Đồng Tháp Mười
và cũng là tuyến đường quan trọng trong giao lưu kinh tế cửa khẩu Việt Nam -
Campuchia.
- QL.80 xuyên qua vùng giữa 2 sông Tiền - sông Hậu, nối liền QL.1A (sông Tiền) với
QL.91 (sông Hậu), được xem là trục giao thông chính từ vùng Tứ giác Long Xuyên
hướng về vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
- QL.54 ven sông Hậu hướng về TP Cần Thơ.

Thuận lợi về đường thủy
Hình 1.3. Sông Tiền – Đồng Tháp
Đồng Tháp là địa phương có hệ thống kênh mương khá dày như kênh Hồng Ngự - Vĩnh
Hưng, Đồng Tiến, An Phong - Mỹ Hòa, Nguyễn Văn Tiếp. Các trục kênh này giữ vai trò
quan trọng trong hệ thống GTVT liên kết nội vùng với 2 hệ thống trục chính là luồng tàu
sông Tiền và sông Hậu, tạo thuận lợi giao lưu đi lại của nhân dân và vận chuyển hàng
hóa.
Ngoài ra, tỉnh còn có các tuyến giao thông thủy quốc gia lớn như sông Sa Đéc- Lấp Vò,
Mương Khai (nối liền sông Tiền-Sông Hậu), kênh Trung Ương, Đồng Tiến, kênh
Nguyễn Văn Tiếp đang được Trung ương đầu tư nâng cấp. Cùng với hệ thống giao thông
thủy này, hệ thống cảng nội địa ngày càng được đầu tư phát triển, tạo nên mạng lưới giao
Viện Môi trường và Tài nguyên – ĐHQG TP.HCM 7
Báo cáo “Hiện trạng môi trường tỉnh Đồng Tháp 5 năm 2005 – 2009”
thông thủy quan trọng trong giao lưu hàng hóa giữa tỉnh Đồng Tháp với các tỉnh vùng
ĐBSCL và TP.HCM.
Trục sông Tiền là tuyến đường thủy quan trọng nối biển Đông với các quốc gia thượng
lưu sông Mê Kông và cũng là trục đường thủy quốc tế chính của vùng ĐBSCL. Tuy trục
sông Hậu chảy qua tỉnh Đồng Tháp không dài nhưng đây cũng là trục giao thông thủy
quốc tế của vùng.
1.1.2. Địa chất
 Phù sa cổ (trầm tích Pleistocene, Q
III
): phân bố dọc theo biên giới Việt Nam -
Campuchia (Tân Hồng) và nằm dưới lớp phù sa mới. Ở huyện Tam Nông và phía Bắc
huyện Tháp Mười, phù sa cổ nằm rất nông, cách mặt đất khoảng một vài mét hoặc lộ
ra thành những giồng hoặc gò. Sét loang lỗ phù sa cổ có thể sử dụng trong sản xuất
gạch ngói và gốm sứ bậc thấp.
 Phù sa mới (trầm tích Holocene, Q
IV
): được hình thành trong giai đoạn biển

tiến và lùi từ khoảng 6.000 năm trước đây cho đến nay. Vật liệu trầm tích gồm: các
lớp sét xám xanh, xám trắng hoặc nâu và cát. Phù sa mới bao gồm 2 cấu trúc: lớp
sét mặn màu xám xanh nằm bên dưới và các trầm tích nước lợ hoặc ngọt phủ bên
trên, tạo nên một nền đất yếu phủ ngay trên bề mặt có độ dày 20 – 30 m. Phù sa
mới phần lớn chứa chất hữu cơ, có độ ẩm tự nhiên cao hơn giới hạn chảy và các chỉ
tiêu cơ học đều có giá trị thấp. Các lớp phù sa mới có sức chịu nén trung bình 0,24
- 0,7 kg/cm
2
, lực kết dính 0,10 - 0,29 kg/cm
2
, là loại đất yếu, chỉ phù hợp cho việc
phát triển các loại nhà thấp tầng.
Nhìn chung, địa hình tỉnh Đồng Tháp bằng phẳng, phù hợp cho việc triển khai các công
trình phục vụ sản xuất, phát triển giao thông. Tuy nhiên, do địa bàn có nhiều kênh, rạch
phải tốn kém nhiều chi phí làm cầu; nền đất yếu đòi hỏi chi phí gia cố nền móng cao, đặc
biệt đối với các công trình cao tầng.
1.1.3. Địa hình, địa mạo
1.1.3.1. Địa hình
Dòng sông Tiền chảy qua Đồng Tháp dài 130km chia tỉnh này thành 2 vùng lớn:
 Vùng phía Bắc sông Tiền: địa hình tương đối bằng phẳng. Bao gồm các huyện
thuộc khu vực Đồng Tháp Mười như: huyện Hồng Ngự, Tân Hồng, Tam Nông,
Thanh Bình, Cao Lãnh, Tháp Mười và Thành phố Cao Lãnh. Vùng phía Bắc sông
Tiền có hướng dốc: Tây Bắc – Đông Nam, cao ở vùng biên giới và vùng ven sông
Tiền, thấp dần về phía trung tâm Đồng Tháp Mười, tạo thành vùng lòng máng
trũng rộng lớn.
 Vùng phía Nam sông Tiền: nằm kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu. Bao gồm: huyện
Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành và Thị xã Sa Đéc. Địa hình có dạng lòng máng,
hướng dốc từ hai bên sông vào giữa. Cao độ phổ biến từ 0,8 - 1,0 m; cao nhất là
1,5 m; thấp nhất là 0,5 m.
Vi địa hình ít thay đổi: cao nhất là vùng đê tự nhiên ven sông Tiền và thấp dần về phía

nội đồng, thể hiện rõ nhất ở khu vực phía Tây Bắc tỉnh. Càng về phía Đông Nam, chênh
lệch vi địa hình càng ít hơn, nhất là vùng giữa sông Tiền, sông Hậu.
Địa hình Đồng Tháp với nhiều hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt có nguồn nước
ngọt quanh năm, không bị nhiễm mặn. Lưu lượng nước Sông Tiền: bình quân 11.500
m
3
/giây, lớn nhất 41.504 m
3
/giây, nhỏ nhất 2.000 m
3
/giây.
1.1.3.2. Địa mạo
Đồng Tháp thuộc thượng lưu đồng bằng châu thổ, địa mạo có các dạng như sau:
Viện Môi trường và Tài nguyên – ĐHQG TP.HCM 8
Báo cáo “Hiện trạng môi trường tỉnh Đồng Tháp 5 năm 2005 – 2009”
 Đê tự nhiên ven sông Tiền và sông Hậu: hình thành do quá trình bồi tụ phù sa của
sông Tiền và sông Hậu, tạo thành dãy đất cao và các cù lao dọc theo sông, thuộc các
huyện Hồng Ngự, Thanh Bình, Tam Nông, huyện Cao Lãnh, thành phố Cao Lãnh, thị
xã Sa Đéc và huyện Châu Thành
 Bưng sau đê: đây là vùng trũng, thoát nước kém có mạng thoát thủy hình nhánh
cây. Bưng sau đê sông Tiền là phần diện tích nằm sau đê tự nhiên của sông Tiền.
Bưng sau đê của sông Hậu không rõ nét.
 Đồng trũng (đồng lũ kín): đồng trũng khu vực phía Bắc sông Tiền. Địa hình ở đây
có dạng lòng chảo, thấp dần từ phía Bắc xuống phía Nam và từ sông Tiền vào nội đồng,
chịu ảnh hưởng lũ trực tiếp hàng năm, thuộc các huyện nằm trong nội đồng vùng Đồng
Tháp Mười. Đồng trũng khu vực Nam sông Tiền (gồm các huyện Lai Vung, Lấp Vò,
Châu Thành): có dạng lòng máng, địa hình thấp dần từ hai bờ sông vào bên trong.
1.1.4. Đặc điểm sông ngòi, kênh rạch
Với 130 km sông Tiền và 33 km sông Hậu cùng với những con sông lớn như sông Sở Thượng
và sông Sở Hạ, Đồng Tháp còn có hệ thống khoảng 1.000 kênh rạch lớn nhỏ với tổng chiều

dài dòng chảy là 6.273 km. Mật độ sông trung bình: 1,86 km/km
2
.
Sông Tiền: chia tỉnh Đồng Tháp thành 2 vùng lớn: Vùng phía Bắc thuộc khu vực Đồng
Tháp Mười và vùng phía Nam thuộc khu vực giữa sông Tiền – sông Hậu. Chiều rộng
sông biến động trong khoảng 510 - 2.000 m, chiều sâu trung bình từ 15 – 20 m, lưu
lượng bình quân 11.500 m
3
/s, lớn nhất 41.504 m
3
/s, nhỏ nhất 2.000 m
3
/s.
Sông Hậu: dài khoảng 33 km, chiều rộng biến động trong khoảng 300 – 500 m và chiều
sâu thay đổi từ 10 – 30 m.
Các dòng chảy chính khác:
 Hệ thống các kênh rạch ngang: chuyển nước từ sông Tiền vào Đồng Tháp Mười
như: kênh Trung Ương, kênh Đồng Tiến, kênh Nguyễn Văn Tiếp Trong đó,
quan trọng nhất là kênh Trung Ương chiếm 40% tổng lượng nước các kênh ngang
cấp cho nội đồng.
 Hệ thống các kênh dọc: kênh 2/9, kênh Thống Nhất, kênh Tân Công Chí, kênh
Tân Công Sính, kênh Phước Xuyên
 Hệ thống các sông tự nhiên: Sở Thượng, Sở Hạ, Ba Răng, Cần Lố đã góp phần khá
lớn trong việc cấp và thoát nước ở các huyện phía Bắc sông Tiền.
 Phía Nam sông Tiền: ngoài các rạch tự nhiên như rạch Sa Đéc, rạch Cái Tàu Hạ còn
có những tuyến kênh quan trọng như kênh Lấp Vò, kênh Mương Khai nối sông
Tiền và sông Hậu.
Viện Môi trường và Tài nguyên – ĐHQG TP.HCM 9
Báo cáo “Hiện trạng môi trường tỉnh Đồng Tháp 5 năm 2005 – 2009”
1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên

1.1.5.1. Tài nguyên nước
a. Nước mặt
Đồng Tháp nằm ở đầu nguồn sông Cửu Long, có nguồn nước mặt khá dồi dào, nguồn
nước ngọt quanh năm không bị nhiễm mặn. Tuy nhiên, vùng trũng sâu thuộc trung tâm
Đồng Tháp, vào cuối mùa khô, đầu mùa mưa, còn bị ảnh hưởng bởi nước phèn.
Sông Tiền có lưu lượng bình quân 11.500 m
3
/s, lớn nhất 41.504 m
3
/s, nhỏ nhất 2.000
m
3
/s.
Ngoài sông Tiền và sông Hậu, còn có 2 nhánh sông nhỏ ảnh hưởng đến nguồn nước mặt
vùng phía Bắc tỉnh, đó là: sông Sở Hạ và sông Sở Thượng bắt nguồn từ Campuchia đổ ra
sông Tiền và Hồng Ngự.
Tỉnh Đồng Tháp còn có hệ thống sông rạch tự nhiên làm nhiệm vụ cấp thoát nước cho
đồng ruộng ra sông Tiền và sông Hậu, trong đó: phía Bắc tỉnh có rạch Ba Răng, Đốc
Vàng Thượng, Đốc Vàng Hạ, sông Cao Lãnh, Cần Lố ; phía Nam có sông Cái Tàu Hạ,
Cái Tàu Thượng, sông Sa Đéc, rạch Lấp Vò – Lai Vung.
b. Nước ngầm
Có thể phân chia nước ngầm của tỉnh theo các khu vực như sau:
 Khu vực phía Bắc kênh Nguyễn Văn Tiếp: nước ngầm ở độ sâu 100 - 300 m.
 Khu vực phía Nam kênh Nguyễn Văn Tiếp và phía Nam sông Tiền: có nguồn
nước ngầm dồi dào ở nhiều độ sâu khác nhau.
1.1.5.2. Khoáng sản
 Sét làm gạch ngói: có trữ lượng lớn nhất vùng ĐBSCL, bao gồm sét phù sa sông
Cửu Long phân bố tại Châu Thành, Sa Đéc, Cao Lãnh và sét phù sa cổ phân bố ở
Phú Hiệp (Tam Nông), An Phước (Tân Hồng); phổ biến là tầng đất sét màu xám
vàng, bề dày 1-2m; tổng trữ lượng khoảng 68 triệu m

3
.
 Cát xây dựng: trong lòng sông Hậu và sông Tiền, trữ lượng trên 50 triệu m
3
, hiện
đã có quy hoạch khai thác, khối lượng khai thác bình quân 3-4 triệu m
3
/năm.
 Than bùn: phân bố tại Phú Đức (Tam Nông), Trường Xuân (Tháp Mười) ở hai
dạng: dạng dĩa và dạng lòng sông cổ thuộc bưng biền, đầm lầy có nguồn gốc trầm
tích kỷ thứ 4. Vỉa mỏ nằm dưới lớp đất mặt từ 0,5 - 1,2m, trữ lượng tính toán sơ
bộ khoảng 2 triệu m
3
. Đến nay nguồn nguyên liệu này vẫn chưa có kế hoạch khai
thác sử dụng.
 Sét Kaolin: phân bố rộng khắp ở các huyện phía Bắc sông Tiền, có nguồn gốc
trầm tích sông. Bề dày trung bình mỏ: 1 - 2,5 m, vỉa mỏ nằm dưới lớp đất mặt từ:
0,6 - 1,3m. Thành phần chủ yếu gồm kaolinite 45%, hydromica 40%,
montmorillonite 10%, thành phần khác 5%. Đây là nguồn nguyên liệu để phát
triển ngành công nghiệp sành sứ, gốm mỹ nghệ. Trữ lượng sét Kaolin rất lớn và
hiện nay mức độ khai thác chưa đáng kể.
1.1.5.3. Tài nguyên sinh vật
Khu vực thấp của Đồng Tháp Mười được bao phủ bởi rừng, đa phần là cây tràm. Nơi đây
chứa đựng một hệ động thực vật có giá trị, độc đáo và khá đa dạng, phong phú của vùng
đất ngập nước như: rùa, trăn, rắn, cá, tôm, cò, chim. Đặc biệt là loài Sếu Đầu Đỏ cổ trụi
được cả nước và thế giới bảo vệ… Bên cạnh đó còn có nhiều loài cây cỏ kỳ thú như: lúa
Ma, sen, súng, cỏ Mồm, với nhiều loại trái cây đặc sản nổi tiếng như: xoài Cao Lãnh,
nhãn Châu Thành, quít Lai Vung…
Viện Môi trường và Tài nguyên – ĐHQG TP.HCM 10
Báo cáo “Hiện trạng môi trường tỉnh Đồng Tháp 5 năm 2005 – 2009”

Đặc biệt khu rừng bảo tồn quốc gia Tràm Chim với diện tích 7.612 ha là một Đồng Tháp
Mười thu nhỏ, là nơi cư trú của 147 loài chim nước quý hiếm. Thực vật tự nhiên phong
phú với 130 loài với những cây chỉ thị đặc trưng cho đất ngập nước ở Đồng Tháp Mười
nói riêng và ĐBSCL nói chung, bao gồm: năng kim, năng ống, cỏ mồm, lúa ma, sen,
súng, tràm.
Đồng Tháp còn có khu di tích lịch sử - văn hoá Xẻo Quýt với tổng diện tích là 43,17 ha,
phần lớn nằm trên địa bàn ấp 4 xã Mỹ Long, được ngăn cách với ruộng lúa bên ngoài
bằng các tuyến đê bao có tổng chiều dài là 1.715 m. Các tuyến đê bao này vừa là ranh
giới vừa được dùng để giữ nước phòng chống cháy cho thảm thực vật bên trong khu di
tích. Đất ở Xẻo Quýt thuộc loại đất phèn tiềm tàng.
1.1.5.4. Tài nguyên đất
Tổng diện tích tỉnh Đồng Tháp là 337,6 nghìn ha, trong đó khoảng 260,2 nghìn ha được
sử dụng để phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Trong quỹ đất nông nghiệp,
đất trồng cây hàng năm chiếm trên 89%, chủ yếu là đất lúa trên 90%.
a. Đất phù sa
Có diện tích 199.272,57 ha, chiếm 59,06% tổng diện tích tự nhiên, hình thành từ trầm
tích phù sa sông, phân bố dọc theo các cù lao sông Tiền, sông Hậu. Hàng năm được bồi
đắp thêm phù sa mới, thuận lợi cho việc trồng các loại hoa màu, cây công nghiệp ngắn
ngày và cây ăn quả…
Thành phần cơ giới nặng, giàu hữu cơ và dinh dưỡng, thích hợp cho việc trồng lúa nước
2 - 3 vụ là chính, ngoài ra những nơi có địa bàn cao có thể trồng hoa màu và cây ăn trái.
 Đất phù sa bồi ven sông: độ phì cao, thành phần cơ giới và cấu trúc tốt, thoát
nước tương đối tốt, thích hợp cho nhiều loại cây trồng, năng suất cao.
 Đất phù sa không được bồi: phân bố nơi địa hình cao, xa sông, được sử dụng để
thâm canh lúa.
 Đất phù sa loang lỗ: là các phù sa được bồi nhưng đã phát triển, ở xa sông hơn và
phổ biến rộng rãi trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, thích nghi trồng lúa nước.
 Đất phù sa đốm rỉ gley: phân bố nhiều ở các huyện phía Nam, bị ngập thường
xuyên trong mùa mưa, độ phì khá nhưng kết cấu chặt, ít thoáng.
 Đất phù sa gley: phân bố ở những trũng thấp giữa vùng phù sa hoặc tiếp giáp với

bưng phèn.
 Đất phù sa trên nền phèn: là loại đất chuyển tiếp, xuất hiện kế cận vùng phèn,
phân bố thành những dải hẹp ở huyện Hồng Ngự, Tam Nông, Tháp Mười, Cao Lãnh.
Riêng ở các huyện phía Nam, diện tích này chiếm diện tích khá lớn (24,62% diện tích
tự nhiên của các huyện Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành và thị xã Sa Đéc).
b. Đất phèn
Diện tích 87.692,08 ha chiếm 25,99% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Đây là nhóm đất
khó khăn trong sử dụng và cải tạo, bị hạn chế bởi các độc chất phèn, độ chua cao, giàu
đạm và kali nhưng rất nghèo lân, thành phần cơ giới nặng.
 Đất phèn hoạt động nông: phân bố tại các vùng trũng, nằm rải rác ở khu vực kênh
Hòa Bình, Tân Công Sính (Tam Nông), Trường Xuân, Mỹ Hòa (Tháp Mười).
 Đất phèn hoạt động sâu: phân bố ở phía Bắc kênh Đồng Tiến thuộc huyện Thanh
Bình, Tam Nông, Tháp Mười và một số trũng phèn khu vực kênh An Phong (Thanh
Bình), kênh số 1 (huyện Cao Lãnh). Tầng phèn Jarosite xuất hiện ở độ sâu khoảng 50
- 100 cm và ít có tác động gây chua đến tầng canh tác.
Viện Môi trường và Tài nguyên – ĐHQG TP.HCM 11
Báo cáo “Hiện trạng môi trường tỉnh Đồng Tháp 5 năm 2005 – 2009”
 Đất phèn hoạt động có lớp lũ tích dốc tụ trên mặt: phân bố thành dải, ở rìa giáp
với phù sa cổ thuộc các huyện phía Bắc như Hồng Ngự, Tam Nông, Tân Hồng.
c. Đất xám
Diện tích 29.253,19 ha chiếm 8,67% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Đất xám hình
thành trên phù sa cổ (Pleistocene), phân bố chủ yếu ở biên giới Campuchia. Thành phần
cơ giới nhẹ, dễ thoát nước, hàm lượng các chất dinh dưỡng thấp nhưng thích nghi rộng
với nhiều loại cây trồng như cây ăn trái và cây hoa màu, đậu các loại, thuốc lá, lúa.
 Đất xám điển hình: xuất hiện ở địa hình cao, sườn thoải của các gò hay giồng
lượn sóng.
 Đất xám bạc màu: xuất hiện ở địa hình cao, đỉnh của các gò, giồng.
 Đất xám loang lỗ: thường có kết vón hay đá ong, xuất hiện ở phần cuối dốc hoặc
ở chân gò.
d. Đất cát

Diện tích 134,96 ha chiếm 0,04% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố ở huyện
Tháp Mười, hình thành trên nền cát giồng, có thành phần cơ giới nhẹ, chua nhẹ, nghèo
hữu cơ và dinh dưỡng. Phân bố ở nơi địa hình cao, thoát nước nên thích hợp với các loại
hoa màu cạn và cây ăn trái.
e. Đất thuộc
Diện tích 21.054,2 ha chiếm 6,24% diện tích toàn tỉnh, có kết cấu kém bền vững, địa
hình tương đối thấp, phù hợp cho sản xuất lương thực, tuy nhiên việc xây dựng
mặt bằng đòi hỏi chi phí cao.
Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên
• Lợi thế
Tỉnh Đồng Tháp ở đầu nguồn sông Cửu Long hàng năm được phù sa bồi đắp nên đất đai
màu mỡ tạo điều kiện thuận lợi cho việc đa dạng hoá cây trồng với sản lượng cao, cung
cấp cho tiêu thụ nội tỉnh, trong nước và thị trường quốc tế những mặt hàng nông sản chất
lượng cao. Do đó tỉnh có nhiều cơ hội phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thuỷ sản
hiện tại và tương lai.
Hệ thống sông rạch, kênh mương phong phú thuận lợi cho việc phát triển giao thông
thuỷ. Thiên nhiên đã ưu đãi cho vùng đất này khí hậu mát mẻ quanh năm, cây trái xanh
tươi bốn mùa, rất phù hợp cho việc phát triển nông nghiệp.
• Hạn chế
Lũ mang lại nhiều nguồn lợi nhưng lũ lớn thường làm thiệt hại tài sản của cư dân và các
công trình công cộng của Nhà nước. Việc xây dựng các khu dân cư và các cơ sở hạ tầng
có khả năng sử dụng lâu dài trong vùng lũ yêu cầu vốn và kỹ thuật cao. Địa chất công
trình kém bền vững (ngoại trừ vùng đất xám phù sa cổ, đất cát) đòi hỏi xây dựng cơ sở
hạ tầng phải đầu tư chi phí cao.
1.2. Đặc trưng khí hậu
1.2.1. Điều kiện khí hậu, thời tiết
Đồng Tháp nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng, ẩm, nhiệt độ tương đối
cao. Mỗi năm có hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng
11, trùng với gió mùa Tây Nam. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau; gió mùa
Đông Bắc từ tháng 12-2, gió Nam, Đông Nam tháng 3-4. Kết quả thống kê về KTTV

tỉnh Đồng Tháp qua các năm:
Viện Môi trường và Tài nguyên – ĐHQG TP.HCM 12
Báo cáo “Hiện trạng môi trường tỉnh Đồng Tháp 5 năm 2005 – 2009”
Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình của tỉnh Đồng Tháp qua các năm biến động từ 26,6 -
27,4
o
C. Kết quả thống kê được trình bày ở hình 1.4:
Hình 1.4. Nhiệt độ trung bình tỉnh Đồng Tháp các năm 2005 – 2009
Kết quả so sánh nhiệt độ trung bình từ năm 2005 đến năm 2009 cho thấy, nhiệt độ năm
2009 cao hơn so với các năm trước, cao hơn nhiệt độ trung bình khoảng 0,25
0
C.
Lượng bốc hơi: bình quân 3,1 mm/ngày và có khuynh hướng giảm dần xuống theo
hướng Nam. Các tháng mùa khô có lượng bốc hơi lớn, trung bình 3,1 – 4,6 mm/ngày.
Các tháng mùa mưa có lượng bốc hơi nhỏ 2,3 – 3,3 mm/ngày. Tổng lượng bốc hơi trong
các tháng đầu năm 2009 cao hơn trung bình nhiều năm 100 mm so với cùng kỳ nhiều
năm.
Chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng không lớn (khoảng 4,3
o
C). Tháng 4 có nhiệt độ trung
bình cao nhất (29,5
o
C). Tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất (25,2
o
C).
Bức xạ trên địa bàn tỉnh tương đối cao, bình quân năm khoảng 2.500 giờ/năm và khoảng
6,8 giờ/ngày và có khuynh hướng giảm dần theo hướng Đông Bắc – Tây Nam. Vào mùa
khô, số giờ nắng là 7,6 – 9,1 giờ/ngày, vào mùa mưa là 5,1 - 7 giờ/ngày.
Nhiệt độ và bức xạ dồi dào là điều kiện cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.
Độ ẩm tương đối của không khí: Độ ẩm bình quân các năm là 83% và thay đổi theo

mùa. Mùa mưa độ ẩm không khí cao, đạt cực đại vào tháng 9, 10 (87%). Mùa khô độ ẩm
thấp và đạt trị số cực tiểu vào tháng 2, 3 (75 - 78%).
Độ ẩm trung bình qua các năm của tỉnh được trình bày ở hình 1.5:
Hình 1.5. Độ ẩm trung bình tỉnh Đồng Tháp năm 2005 – 2009
Độ ẩm trung bình tháng qua các tháng trong năm 2009 ở mức khá cao, bình quân năm
2009 là 84%, xấp xỉ và cao hơn 01 – 02% so với cùng kỳ nhiều năm.
Viện Môi trường và Tài nguyên – ĐHQG TP.HCM 13
Báo cáo “Hiện trạng môi trường tỉnh Đồng Tháp 5 năm 2005 – 2009”
Lượng mưa:
Lượng mưa trung bình các năm 2005 -2009 của tỉnh được trình bày ở hình 1.6
Hình 1.6. Hình lượng mưa qua các năm của tỉnh Đồng Tháp
Kết quả khảo sát giai đoạn 2005-2009 cho thấy: Lượng mưa trung bình năm ở Đồng
Tháp dao động trong khoảng 1.500 mm, thuộc loại trung bình ở ĐBSCL. Lượng mưa
phân bố không đồng đều theo các mùa trong năm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11,
chiếm đến 90 - 92% lượng mưa của cả năm và tập trung vào các tháng 9, 10 (30 - 40%).
Trong mùa mưa thường có thời gian khô hạn (hạn Bà Chằn) vào khoảng cuối tháng 7
đến đầu tháng 8. Lượng mưa trung bình thấp nhất vào năm 2007 (1.200 mm) sau đó đạt
cao nhất vào năm 2008 (> 1.800 mm). Đến năm 2009, lượng mưa trung bình lại giảm
còn 1.400 mm.
Gió: Trên địa bàn, trong năm thường có hai hướng gió chính: gió mùa Đông Bắc (từ
tháng 11 đến tháng 4); gió mùa Tây Nam (từ tháng 5 đến tháng 10). Tốc độ gió nhìn
chung không cao (trung bình năm 1,0 – 1,5 m/s, trung bình lớn nhất 17 m/s). Do nằm sâu
trong đất liền, hướng gió mạnh thường là Tây đến Tây Nam.
Tóm lại
Khí hậu tỉnh Đồng Tháp với nền nhiệt cao, đều trong năm, nắng nhiều, năng lượng bức
xạ lớn, ít thiên tai là những thuận lợi cơ bản cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, lượng
mưa phân hoá theo mùa đã gây ra hạn hán và ngập úng ở một số thời điểm trong năm.
Hạn hán trong mùa khô và các đợt tiểu hạn vào thời kỳ đầu và giữa mùa mưa. Từ tháng 9
đến tháng 11 có lượng mưa lớn, cùng với lũ từ thượng nguồn sông Mêkông đã gây úng
ngập trên diện rộng, ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt. Việc tăng cường và hoàn

chỉnh hệ thống thuỷ lợi là biện pháp quan trọng để khắc phục khó khăn này.
1.2.2. Chế độ thủy văn
a. Đặc điểm thuỷ văn sông Tiền, sông Hậu
Chế độ thuỷ văn sông Tiền và sông Hậu chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thuỷ văn
thượng nguồn, chế độ thủy triều biển Đông, chia thành 2 mùa:
 Mùa kiệt: từ tháng 1 – 4 hàng năm. Bắt đầu từ tháng 1 nguồn nước đưa về sông Tiền
giảm dần, thời kỳ kiệt nhất hàng năm từ trung tuần tháng 4, 5, đây cũng là thời kỳ mà
sự xâm nhập của thủy triều biển Đông trên sông Tiền và sông Hậu mạnh nhất.
 Mùa lũ: từ tháng 7 – 11 hàng năm. Lũ trên sông Tiền, sông Hậu được hình thành do
mưa ở thượng nguồn sông Mêkông và mưa khu vực gây ra.
b. Đặc điểm thuỷ văn các kênh nội đồng
Viện Môi trường và Tài nguyên – ĐHQG TP.HCM 14
Báo cáo “Hiện trạng môi trường tỉnh Đồng Tháp 5 năm 2005 – 2009”
Do bị chia cắt bởi sông Tiền nên hệ thống kênh rạch nội đồng tỉnh Đồng Tháp được chia
thành 2 vùng với những đặc điểm thủy văn khác nhau.
Mùa kiệt
 Vùng nằm giữa sông Tiền – sông Hậu: khu vực từ Vàm Cống và Sa Đéc trở lên,
mực nước sông Tiền luôn cao hơn sông Hậu nên có xu thế chuyển nước theo các kênh,
rạch từ sông Tiền sang sông Hậu, nhưng từ phía dưới kênh Lấp Vò trở xuống xu thế này
không rõ ràng và thường tạo nên các giáp nước. Dòng chảy từ sông Tiền và sông Hậu
theo các kênh rạch vào nội đồng khi triều lên, rút ra khi triều xuống.
 Vùng Đồng Tháp Mười: chịu ảnh hưởng trực tiếp từ dòng chảy sông Tiền, Vàm
Cỏ Tây và một số yếu tố thuỷ văn khác. Khi triều lên dòng chảy theo các kênh Tân
Thành, Hồng Ngự, Đồng Tiến – Dương Văn Dương, Cần Lố vào trong nội đồng tạo nên
thế nước từ Cao Lãnh trở lên luôn cao hơn trong ruộng và sông Vàm Cỏ Tây. Ngay cả
tháng kiệt nhất (tháng 4) thế nước sông Tiền vẫn cao hơn sông Vàm Cỏ Tây.
Mùa lũ
Lũ được hình thành từ thượng nguồn, mưa lớn ở thượng nguồn tạo thành dòng chảy và
đổ ra sông Mêkông, chảy tràn vào ĐBSCL. Mặt khác, kết hợp với mưa tại chỗ lớn và
liên tục gây nên lũ lớn và thường xuyên ở Đồng Tháp, mùa lũ thường bắt đầu từ tháng 7

và kết thúc vào tháng 11.
Đến tháng 8, khi nước Tân Châu đạt 3 - 3,5m, lưu lượng vào các kênh tăng nhanh và bắt
đầu tràn bờ. Lúc này ngoài lũ trên sông chính còn lũ tràn dọc theo tuyến biên giới Việt
Nam – Campuchia vào vùng Đồng Tháp Mười.
Độ sâu ngập và thời gian ngập
Độ sâu ngập và thời gian ngập ở từng nơi khác nhau, phía Bắc tỉnh (trên lộ đi Tân Hồng)
gồm khu Sở Hạ và Sở Thượng đến Tân Châu khi lũ về do bị chắn ngang bởi tuyến lộ N1
nên thời gian ngập sớm hơn, thường từ tháng 8, độ sâu ngập trong đồng ruộng nói chung
trên 2,5 m. Khoảng đầu hoặc cuối tháng 12 nước mới rút, thời gian ngập kéo dài trên 4
tháng.
Từ kênh Hồng Ngự trở xuống đến Nguyễn Văn Tiếp do có đê kênh Hồng Ngự, An Long,
Nguyễn Văn Tiếp, khu kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu do ảnh hưởng mạnh của triều
nên thoát tốt hơn, độ ngập 1 - 2 m, thời gian ngập dưới 3 tháng. Khu vực huyện Châu
Thành có độ sâu ngập nhỏ hơn, dưới 1,5 m.
c. Sự vận chuyển phù sa trong nội đồng
Hàng năm sông Mê kông chuyển vào ĐBSCLkhoảng 150 triệu tấn phù sa, trong đó sông
Tiền 139 triệu tấn và sông Hậu 12 triệu tấn chủ yếu tập trung vào các tháng mùa lũ. Hàm
lượng phù sa bình quân trong mùa lũ qua một số năm thực đo, trên sông Tiền và sông
Hậu khoảng 500 và 200 g/m
3
.
d. Sự hình thành và diễn biến nước chua phèn
Nước chua phèn trong Đồng Tháp Mười là do phèn nội tại được sản sinh từ đất phèn
(chiếm 56% diện tích tự nhiên), sau thời gian bị khô hạn khi gặp mưa các Oxits đã bị
thuỷ phân thành phèn và được nước mưa lan truyền trên đồng và trên kênh rạch làm cho
60% diện tích đất bị nhiễm phèn có pH từ 3,0 - 4,2. Thời gian nhiễm phèn từ tháng 5 đến
hết tháng 7, cá biệt tại một số khu vực thấp trũng được gọi là “trung tâm phèn” nổi tiếng
như: Tràm Chim, Hưng Thạnh, Trường Xuân thời gian nhiễm phèn kéo dài từ 3 đến 5
tháng.
Tóm lại

Viện Môi trường và Tài nguyên – ĐHQG TP.HCM 15
Báo cáo “Hiện trạng môi trường tỉnh Đồng Tháp 5 năm 2005 – 2009”
Địa bàn có nguồn tài nguyên nước dồi dào, phong phú, hàm lượng phù sa cao nhưng
phân bố không đều theo không gian và thời gian.Vào mùa khô, nguồn nước thượng
nguồn về ít, mực nước thấp so với mặt đất tự nhiên, gặp nắng nóng, đất bị oxy hoá mạnh
vừa làm nghèo dưỡng chất trong đất vừa dễ sinh phèn vào đầu mùa mưa.
Chịu tác động của thuỷ triều từ 3 phía nên trên các kênh rạch sinh ra nhiều nước và
nhiễm phèn tràn lan.
Vào mùa lũ, lưu lượng thượng nguồn về lớn gây ngập lụt trên phạm vi rộng. Lũ lụt hàng
năm không những gây thiệt hại lớn về tính mạng và tài sản của nhân dân mà còn là trở
ngại cho phát triển kinh tế - xã hội.
Vùng kẹp giữa 2 sông do ảnh hưởng của sự đồng pha, đồng biên độ triều nên sự tiêu
thoát ở vùng trung tâm kém, gây hiện tượng trầm thuỷ.
1.3. Hiện trạng sử dụng đất
Hiện trạng sử dụng đất được trình bày ở hình 1.7:
Hình 1.7. Hiện trạng sử dụng đất năm 2005- 2009
Hiện trạng sử dụng đất của tỉnh Đồng Tháp chuyển biến không lớn qua 5 năm. Diện tích
đất nông nghiệp năm 2005 giảm 2% so với năm 2009, diện tích đất chuyên dùng và đất
khu dân cư năm 2009 tăng 1% so với năm 2005.
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 47/2007/NQ-CP về việc điều chỉnh quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006-2010) của tỉnh Đồng Tháp.
Theo đó, từ nay đến năm 2010, Đồng Tháp đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất
theo hướng công nghiệp hoá, tăng diện tích đất phi nông nghiệp, giảm diện tích đất sản
xuất nông nghiệp hơn 10 nghìn ha. Trong đó, diện tích đất phi nông nghiệp là 70.506 ha,
chiếm 20,9% diện tích đất của toàn tỉnh, tăng 2,78% so với năm 2005. Diện tích đất khu
công nghiệp tăng 9,28 lần (chiếm 1.884 ha), đất cơ sở sản xuất, kinh doanh tăng 2,5 lần
(chiếm 567 ha), đất giao thông tăng 1,5 lần (chiếm 7.489 ha) so với năm 2005, diện tích
đất trồng cây lâu năm tăng 4,69%.
1.3.1. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp
Diện tích các loại cây trồng năm 2005 đến 2009 được trình bày ở bảng 1.2:

Bảng 1.2. Diện tích đất gieo trồng năm 2005 - 2009
Thông số 2005 2006 2007 2008 2009
Tổng diện tích gieo trồng cây hàng
năm và cây lâu năm (ha)
520.023 506.248 503.367 519.267 502.259
Cây hàng năm
Diện tích cây lương thực (ha) 473.291 458.966 451.641 478.392 455.064
Viện Môi trường và Tài nguyên – ĐHQG TP.HCM 16
Báo cáo “Hiện trạng môi trường tỉnh Đồng Tháp 5 năm 2005 – 2009”
Diện tích cây công nghiệp hàng năm
(ha)
14.720 9.853 10.770 9.231 8.637
Cây lâu năm
Diện tích cây công nghiệp lâu năm
(ha)
563 464 456 339 313
Diện tích cây ăn trái (ha) 19.821 21.939 22.313 22.501 23.399
(Nguồn Niên giám thống kê tỉnh Đồng Tháp năm 2009)
Nhìn chung, tổng diện tích đất gieo trồng cây hàng năm và cây lâu năm giảm dần qua
từng năm, năm 2009 giảm 17.764 ha so với năm 2005. Trong đó, chỉ có diện tích cây ăn
trái tăng dần và năm 2009 tăng 3.578 ha so với năm 2005.
Cây lúa: Từ năm 2005 – 2009, tổng diện tích gieo trồng cây lúa có nhiều thay đổi:
Bảng 1.3. Diện tích gieo trồng lúa năm 2005 - 2009
Thông số 2005 2006 2007 2008 2009
Tổng diện tích gieo trồng cây hằng
năm (ha)
520.023 506.248 503.367 519.267 502.259
Diện tích lúa (ha) 467.677 453.977 447.114 468.084 450.876
Năng suất lúa bình quân cả năm
(tạ/ha)

55,83 53,18 57,05 58,29 58,93
Sản lượng lúa (triệu tấn) 2,61 2,40 2,54 2,72 2,65
(Nguồn Niên giám thống kê tỉnh Đồng Tháp năm 2009)
Diện tích đất trồng lúa năm 2009 giảm 16.801 ha so với năm 2005, tuy nhiên, sản lượng
lúa tăng 44 triệu tấn và năng suất lúa tăng 3,1 tạ/ha so với năm 2005.
Nhìn chung, diện tích đất sử dụng cho nông nghiệp có chiều hướng giảm khoảng 9 –
10%.
1.3.2. Thực trạng sử dụng đất lâm nghiệp
Diện tích sử dụng đất lâm nghiệp và sản lượng lâm sản khai thác qua các năm 2005 đến
2009 được trình bày ở bảng 1.4:
Bảng 1.4. Sản phẩm lâm nghiệp chủ yếu
Thông số 2005 2006 2007 2008 2009
Diện tích rừng trồng tập trung (ha) 470 204 372 376 367
Trồng cây phân tán (1000 cây) 6.053 6.537 6.405 6.760 6.540
Diện tích rừng được chăm sóc (ha) 10.402 10.488 10.240 8.600 7.980
Sản lượng gỗ khai thác (m
3
) 98.740 95.697 99.728 100.532 108.004
Sản lượng củi khai thác (Ste) 332.736 312.582 320.474 326.358 331.560
Tre, nứa, luồng (1000 cây) 6.370 5.138 4.437 4.467 3.911
(Nguồn Niên giám thống kê tỉnh Đồng Tháp năm 2009)
Từ năm 2005 đến năm 2009, diện tích rừng tập trung và rừng được chăm sóc có xu
hướng giảm, do nhiều chủ rừng sau khi khai thác không trồng lại rừng, vì doanh thu
không bù đắp được chi phí đã đầu tư trồng rừng. Sản lượng gỗ khai thác tăng dần, năm
2009 tăng 9.264 m
3
so với năm 2005. Trong khi đó, năm 2009 sản luợng củi khai thác
giảm nhẹ và sản lượng tre, nứa, luồng giảm 1,5 lần so với năm 2005.
Diện tích rừng bị thiệt hại được trình bày ở bảng 1.5:
Viện Môi trường và Tài nguyên – ĐHQG TP.HCM 17

Báo cáo “Hiện trạng môi trường tỉnh Đồng Tháp 5 năm 2005 – 2009”
Bảng 1.5. Diện tích rừng bị thiệt hại
Thông số 2005 2006 2007 2008 2009
Diện tích rừng bị thiệt hại (ha) 6,18 0,31 2,37 179,1 -
(Nguồn Niên giám thống kê tỉnh Đồng Tháp năm 2009)
Diện tích rừng bị thiệt hại năm 2008 là 179,1 ha, cao gấp 75,5 lần so với năm 2007.
Đồng Tháp là một trong những địa phương có diện tích rừng tràm lớn ở ĐBSCL, tập
trung chủ yếu ở Tháp Mười. Tuy nhiên, do giá cừ tràm sụt, 2 năm nay diện tích tràm
giảm mạnh do nông dân bỏ tràm trồng lúa. Hiện Tháp Mười chỉ còn 3.400 ha, giảm
khoảng 1.000 ha so với đầu năm 2009. Để giữ hệ sinh thái vùng Đồng Tháp Mười, bên
cạnh việc cố gắng duy trì diện tích 1.000 ha rừng tràm phòng hộ môi sinh khu vực bắc
Tháp Mười, năm 2009, từ nguồn vốn Chương trình 661, Sở NNPTNT Đồng Tháp đã hỗ
trợ nông dân (1,5 triệu đồng/ha) trồng mới 100 ha tràm.
1.3.3. Thực trạng sử dụng đất nuôi truồng thủy sản
Đây là thế mạnh thứ hai của tỉnh. Tỉnh đã hình thành nhiều mô hình nuôi trồng thuỷ sản
kết hợp với trồng lúa, làm vườn, trồng rừng… mang lại hiệu quả cao. Bước đầu đã hình
thành vùng nguyên liệu tập trung, có chất lượng, đáp ứng cho công nghiệp chế biến và
phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu thuỷ sản của tỉnh. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản trên địa
bàn tỉnh Đồng Tháp tăng dần qua các năm, thể hiệu ở bảng 1.6:
Bảng 1.6. Thống kê diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2006 – 2009
Năm 2005 2006 2007 2008 2009
Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản
(ha)
3.649
4.466
5.002
5.830 4.981
Diện tích nuôi cá (ha) - 1.435 - - 1.580
Diện tích nuôi tôm (ha) - 297 - 1.200 1.300
Sản lượng nuôi (tấn) 115.136 158.491 230.008 279.655 294.597

(Nguồn Niên giám thống kê tỉnh Đồng Tháp năm 2009)
Số liệu thống kê cho thấy, nuôi thuỷ sản của tỉnh Đồng Tháp phát triển nhanh chóng, nhờ
phát huy tốt lợi thế vùng đất bãi bồi ven sông nuôi cá tra phục vụ chế biến xuất khẩu;
khai thác tốt lợi thế mùa nước nổi (mùa lũ) nuôi tôm càng xanh, nuôi cá trên ruộng lúa
đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Ngoài ra, nông dân trong tỉnh còn nuôi nhiều loại cá trong ao hầm, lồng bè và đánh bắt
tự nhiên. Tổng diện tích nuôi thủy sản cả năm 2009 của tỉnh đạt trên 4.980 ha, sản lượng
đạt 294.569 tấn, tăng 2,5 lần so với năm 2005. Trong đó, sản lượng nuôi tôm năm 2009
tăng hơn 4 lần so với năm 2006. Với kết quả này, sản xuất thủy sản tiếp tục phát huy thế
mạnh, đứng vị trí thứ hai sau cây lúa trong phát triển nông nghiệp của tỉnh Đồng Tháp.
Viện Môi trường và Tài nguyên – ĐHQG TP.HCM 18

×