Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

tỉ giá hối đoái trong kế toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.76 KB, 13 trang )

BÀI THẢO LUẬN
KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 2
Giảng viên: Nguyễn Thị Hoài Thu
Nhóm 6
Các thành viên trong nhóm:
1. Đỗ Thị Thùy
2. Nguyễn Thái Bình
3. Trần Tố Uyên
4. Bùi Thị Thu
5. Lê Như Quỳnh
6. Phạm Thị Trang
7. Nguyễn Hoàng Anh
Câu hỏi 1: Tìm hiểu về các loại tỷ giá hối đoái sử dụng trong kế toán và cách
xác định tỷ giá hối đoái.
Bài làm:
Tỷ giá hối đoái (gọi tắt là tỷ giá) là một trong những vấn đề rất được quan
tâm hiện nay. Đặc biệt là với nước có nền kinh tế đang trên đà phát triển như Việt
Nam bởi ổn định đồng tiền và tỷ giá là mục tiêu của chính sách tiền tệ mà mọi
quốc gia đều hướng tới.
Tỷ giá hối đoái là một chỉ số kinh tế vĩ mô tổng hợp không chỉ tác động đến
hoạt động thương mại quốc tế của một nước mà còn tác động đến nhiều lĩnh vực
khác nhau của nền kinh tế. Một nền kinh tế khi xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ sẽ
thu được ngoại tệ. Để tiếp tục công việc kinh doanh, các nhà kinh doanh phải bán
ngoại tệ lấy nội tệ, mua hàng hóa và dịch vụ trong nước bán ra nước ngoài. Ngược
lại, khi nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ từ nước ngoài thì cần ngoại tệ để thanh toán
cho đối tác nên sẽ đi mua ngoại tệ. Như vậy các giao dịch thanh toán, trao đổi bằng
ngoại tệ thường xuyên xuất hiện không chỉ trong các đơn vị mua bán ngoại tệ mà
còn ở các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hay các đối tượng có nhu cầu cần đổi ngoại
tệ. Chính vì vậy việc hạch toán tỷ giá hối đoái là một việc rất quan trọng.
I. Tỷ giá hối đoái:
- Tỷ giá hối đoái là sự so sánh về mặt giá cả giữa hai đồng tiền của hai nước khác


nhau. Cũng có thể gọi tỷ giá hối đoái là giá của một đồng tiền này tính bằng giá của
một đồng tiền khác.
II. Các cách xác định tỉ giá hối đoái:
1. Ngang giá vàng.
Tiền giấy ra đời thay thế cho việc lưu hành vàng => chế độ bản vị vàng.
Ví dụ: 1 USD = 0,888671 gram vàng, trong khi 1 GBP = 1,488281 gram vàng.
Tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền A và B được xác định như sau:
Tỷ giá A/B = Hàm lượng vàng trong 1 đơn vị tiền A/ Hàm lượng vàng trong 1 đơn
vị tiền B
Hiện nay phương pháp này ít được áp dụng.
2. Đồng giá lãi suất.
E = x
Trong đó:
D là đồng nội tệ.
F là đồng ngoại tệ.
E là tỷ giá đồng tiền cần nghiên cứu.
Eo là tỷ giá đồng tiền gốc.
R
D
, R
F
lần lượt là lãi suất theo năm của đồng tiền.
3. Theo sức mua.
E= sức mua đồng nội tệ/ sức mua đồng ngoại tệ.
III. Các loại tỷ giá hối đoái:
Thông tư 179/2012 – TT/BTC đã đưa ra quy định chi tiết và cụ thể về nội
dung các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ; quy định tỷ giá sử dụng để đánh giá lại
số dư ngoại tệ cuối kỳ kế toán là tỷ giá mua vào của Ngân hàng thương mại nơi
doanh nghiệp mở tài khoản công bố tại thời điểm lập báo cáo tài chính; quy định về
xác định tỷ giá đối với những loại ngoại tệ mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

không công bố tỷ giá quy đổi ra đồng Việt Nam; quy định việc đánh giá lại số dư
ngoại tệ vào cuối kỳ kế toán là bao gồm cả việc đánh giá lại theo quý, bán niên,
năm, khi đó doanh nghiệp không được chia lợi nhuận hoặc trả cổ tức trên lãi chênh
lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ kế toán của các khoản mục tiền tệ
có gốc ngoại tệ.
1. Tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực tế.
Tỷ giá danh nghĩa (e
n
): do Ngân Hàng Trung Ương công bố và cập nhật mỗi
ngày, được hình thành trên cơ sở ngang giá vàng:
Tỷ giá thực tế (e
r
): là giá giao dịch trên thị trường, chịu ảnh hưởng bởi yếu tố cung
cầu và sự chênh lệch lạm phát giữa các nước, được xác định bởi công thức: e
r
= e
n
x P
n
/P
f
Trong đó: P
n
: chỉ số giá trong nước
P
f
: chỉ số giá nước ngoài
2. Tỷ giá trực tiếp và gián tiếp:
Tỷ giá trực tiếp: tính giá trị nội tệ theo ngoại tệ. Được ký hiệu là e
Ví dụ: VND/USD = 1/20.000

Tỷ giá gián tiếp: tính giá trị ngoại tệ theo nội tệ. Được ký hiệu là E
Ví dụ: USD/VND = 20.000
3. Tỷ giá hối đoái tính chéo:
Tỷ giá tính chéo giữa 2 đồng tiền được xác định dựa trên cơ sở so sánh tỷ giá
của chúng với 1 đồng tiền thứ 3 ( thường là đồng tiền mạnh – như USD, EUR)
Ví dụ: USD/VND = 20.000 và USD/bath =50 thì tỷ giá tính chéo Bath/VND =
20.000/50=400
Ngoài các loại tỷ giá trên còn có:
Tỷ giá mua: là tỷ giá mà ngân hàng mua ngoại hối vào,
Tỷ gía bán: là tỷ giá mà ngân hàng bán ngoại hối ra.
Tỷ giá điện hối (chuyển ngoại hối bằng điện),
Tỷ giá thư hối (chuyển ngoại hối bằng thư).
Tỷ giá séc là tỷ giá mua bán các loại séc ngoại tệ.
Tỷ giá hối phiếu trả tiền ngay là tỷ giá mua bán các loại hối phiếu có kỳ hạn bằng
ngoại tệ.
Tỷ giá chuyển khoản là tỷ giá mua bán ngoại hối trong đó việc chuyển khoản
ngoại hối không phải bằng tiền mặt, bằng cách chuyển khoản qua ngân hàng.
Tỷ giá tiền mặt là tỷ giá mua bán ngoại hối mà việc chuyển trảngoại hối
bằng tiền mặt.
IV. Tỷ giá hối đoái trong kế toán:
Câu hỏi 2: Tìm hiểu về nội dung, đặc điểm, nguyên tắc hạch toán và các quy
định hiện hành về kế toán thuế GTGT được khấu trừ
Bài làm:
I. Thuế GTGT:
1. Khái niệm:
Thuế GTGT là thuế đánh trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh
trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Đây là loại thuế gián thu do
các nhà sản xuất, kinh doanh nộp hộ người tiêu dùng thông qua việc tính nộp thuế
này vào giá bán mà người tiêu dùng phải thanh toán.
2. Đặc điểm:

* Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa được tiêu dùng, dịch vụ được sử dụng
trên lãnh thổ Việt Nam mà cụ thể là phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ
đó. Điều kiện để hàng hóa dịch vụ là đối tượng chịu thuế của thuế GTGT:
- Phải là hàng hóa, dịch vụ hợp pháp và được phép lưu thông trên thị trường
Việt Nam.
- Các khâu của quá trình lưu thông hàng hóa, dịch vụ từ sản xuất đến tiêu
dùng phải là những giao dịch hợp pháp. (Phân tích giống như phần thuế xuất
khẩu, nhập khẩu).
* Thuế GTGT có căn cứ tính thuế là phần giá trị tăng thêm trong các khâu của quá
trình lưu thông từ sản xuất đến tiêu dùng.
- Như vậy, khác với thuế doanh thu, thuế GTGT chỉ đánh vào phần giá trị
tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ trong quá trình lưu thông. Trường hợp không
có GTGT thì sẽ không phải nộp thuế GTGT hoặc nếu có GTGT âm thì được
hoàn thuế GTGT. Đây là điểm ưu việt vượt trội của thuế GTGT nhằm tạo ra
tính công bằng, hợp lý cho đối tượng nộp thuế.
- Đặc điểm này yêu cầu các chủ thể là đối tượng nộp thuế phải tự kiểm soát
lẫn nhau về giá trị hàng hóa, dịch vụ nhằm bảo vệ lợi ích của mình.
- Hệ quả của căn cứ này là nhằm khuyến khích các chủ thể sản xuất, kinh
doanh sử dụng hệ thống hóa đơn chứng từ nhằm chứng minh giá trị tăng thêm
làm căn cứ tính thuế, góp phần làm lành mạnh hóa thị trường và nhà nước có
thể kiểm soát được giá cả, số lượng hàng hóa, dịch vụ lưu thông trên thị
trường nhằm kiểm soát lạm phát và cung cấp số liệu thống kê hợp lý cho các
mục đích kinh tế khác.
- Để kiểm soát được số tiền thuế mà đối tượng nộp thuế phải nộp, cán bộ, cơ
quan thuế không chỉ căn cứ vào hóa đơn chứng từ do phía tổ chức kinh doanh
xuất trình làm căn cứ tính thuế mà còn phải đối chiếu với hệ thống hóa đơn
chứng từ của chủ thể cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Nếu kiểm soát tốt hoạt động
này sẽ hạn chế tình trạng trốn thuế GTGT nói riêng và tình trạng trốn thuế nói
chung.
* Thuế GTGT phát sinh nhiều lần, xuất hiện ở mỗi khâu của quá trình kinh doanh

từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng, người tiêu dùng là người phải trả tiền thuế cho
tất cả các khâu trước đó.
* Thuế GTGT có phạm vi tác động rộng, đánh vào hầu như tất cả hàng hóa dịch
vụ trên thị trường.
* Xét về mặt tính chất thì thuế GTGT là một loại thuế gián thu, tiền thuế được cấu
thành trong giá cả hàng hóa và dịch vụ, người tiêu dùng là người cuối cùng chịu
thuế, người nộp thuế chỉ là người thay thế người tiêu dùng thực hiện nghĩa vụ nộp
thuế cho nhà nước.
I. Thuế GTGT được khấu trừ:
1. Khái niệm:
- Thuế GTGT được khấu trừ là số tiền thuế đơn vị đã nộp cho Nhà nước khi mua
vật tư, hàng hóa để khi Doanh nghiệp bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, TSCĐ
thông qua người bán hàng sẽ được khấu trừ hoặc trả lại theo luật thuế GTGT.
- Thực chất thuế GTGT được khấu trừ là một khoản phải thu của đơn vị đối với
NSNN, nó được thanh toán bằng cách khấu trừ với số thuế GTGT mà đơn vị phải
nộp (nếu có) hoặc được NSNN trả lại bằng tiền.
2. Đặc điểm:
- Khi phát sinh nghiệp vụ mua vật tư, hàng hóa cũng đồng thời là khi nộp khoản
thuế GTGT được khấu trừ.
- Khi mua hàng hóa là doanh nghiệp nộp trước thuế GTGT phải nộp nhưng không
trực tiếp nộp cho các cơ quan thuế mà thông qua người bán hàng.
II. Nguyên tắc hạch toán thuế GTGT được khấu trừ:
- Hạch toán vào TK 133 - thuế GTGT được khấu trừ: phản ảnh số thuế GTGT
đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ của Doanh nghiệp.
Bên Nợ: Số thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ.
Bên Có:
+ Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
+ Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ.
+ Thuế GTGT của hàng hóa đã mua trả lại, giảm giá, chiết khấu
+ Số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại.

Dư Nợ:
Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ, số thuế GTGT được hoàn lại nhưng
chưa nhận được.
Tài khoản 133 - Thuế GTGT được khấu trừ, có 2 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ: Phản
ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của vật tư, hàng hóa, dịch vụ mua ngoài
dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT
tính theo phương pháp khấu trừ thuế.
- Tài khoản 1332 - Thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định: Phản ánh
thuế GTGT đầu vào của quá trình đầu tư, mua sắm tài sản cố định dùng vào hoạt
động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính
theo phương pháp khấu trừ thuế của quá trình mua sắm bất động sản đầu tư.
- Thuế GTGT được khấu trừ chỉ áp dụng cho các cơ sở kinh doanh thuộc đối
tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, không áp dụng đối với cơ sở
kinh doanh nộp thuế GTGT Theo phương pháp trực tiếp trên GTGT và cơ sở kinh
doanh thuộc diện không chịu thuế GTGT
- Chỉ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào đã nộp của hàng hóa, nguyên nhiên vật
liệu, TSCĐ, dịch vụ mua vào để sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ thuộc đối
tượng chịu GTGT.
- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ phát sinh trong tháng nào thì được kê khai
khấu trừ toàn bộ khi xác định số thuế GTGT phải nộp của tháng đó không phân biệt
hàng hóa, vật tư đã xuất dùng hay còn để trong kho.
- Đối với vật tư, hàng hóa, dịch vụ mua vào dùng đồng thời cho SXKD hàng hóa,
dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì cơ sở kinh doanh phải hach
toán riêng số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và thuế GTGT đầu vào không
đươc được khấu trừ .
- Trường hợp không thể hạch toán riêng được thì số thuế GTGT đầu vào thì
được hạch toán vào TK 133. cuối kỳ, kế toán phải xác định số thuế GTGT được
khấu trừ theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu bán
ra. số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được tính vào giá vốn của cửa hàng

bán ra trong kỳ.
- Trường hợp số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ có giá trị lớn thì tính
vào hàng bán ra trong kỳ tương ứng với doanh thu trong kỳ, số còn lại được tính
vào giá vốn hàng bán ra của kỳ kế toán sau.
- Trường hợp cơ sở kinh mua vật tư, hàng hóa, dịch vụ dùng vào hoạt
động SXKD thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc dùng vào hoạt động
SXKD hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, dùng vào
hoạt động sụ nghiệp, dự án, hoạt động văn hóa, phúc lợi mà được trang trải bằng
các nguồn kinh phí khác thì số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ không
hạch toán vào TK 133. Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được tính vào
giá trị của vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ mua vào.
III. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ cơ bản:
1. Khi mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, mua
bất động sản đầu tư thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu
trừ, kế toán phản ánh giá trị vật tư, hàng hóa nhập kho, chi phí thu mua, vận
chuyển, bốc xếp, thuê kho bãi,. . . từ nơi mua về đến nơi doanh nghiệp theo giá
thực tế bao gồm giá mua chưa có thuế GTGT đầu vào và phản ánh thuế GTGT
được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ
Nợ TK 156 - Hàng hoá
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình
Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình
Nợ TK 217 - Bất động sản đầu tư
Nợ TK 611 - Mua hàng
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331, 1332)
Có các TK 111, 112, 331,. . . (Tổng giá thanh toán).
2. Khi mua vật tư, hàng hoá, công cụ, dịch vụ dùng ngay vào sản xuất, kinh doanh
hàng hoá, dịch vụ, sửa chữa TSCĐ, đầu tư XDCB thuộc đối tượng chịu thuế GTGT

tính theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh giá trị vật tư, hàng hoá, dịch vụ
tính vào chi phí theo giá mua chưa có thuế GTGT, và phản ánh thuế GTGT đầu
vào, ghi:
Nợ các TK 621, 623, 627, 641, 642, 241, 142, 242,. . . (Giá mua chưa có thuế
GTGT)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
Có TK 111, 112, 331,. . . (Tổng giá thanh toán).
3. Khi mua hàng hoá giao bán ngay (Thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo
phương pháp khấu trừ thuế và doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ) cho khách hàng (Không qua nhập kho), ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
Có các TK 111, 112, 331,. . . (Tổng giá thanh toán)
4. Khi nhập khẩu vật tư, hàng hoá, TSCĐ, kế toán phản ánh giá trị vật tư, hàng hoá,
TSCĐ nhập khẩu bao gồm tổng số tiền phải thanh toán cho người bán (Theo tỷ giá
giao dịch thực tế, hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân
hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ
kinh tế), thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp (nếu có), chi phí vận
chuyển, ghi:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Giá chưa có thuế GTGT hàng nhập khẩu)
Nợ TK 156 - Hàng hoá (Giá chưa có thuế GTGT hàng nhập khẩu)
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (Giá chưa có thuế GTGT hàng nhập khẩu)
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3332, 3333)
Có TK 111, 112, 331,. . .
Riêng đối với thuế GTGT hàng nhập khẩu phản ánh như sau:
- Nếu hàng hoá nhập khẩu dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng
hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thì
thuế GTGT của hàng nhập khẩu sẽ được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331, 1332)
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (33312).

- Nếu hàng hóa nhập khẩu dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo
phương pháp trực tiếp, hoặc dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án, hoạt động văn
hóa, phúc lợi. . . được trang trải bằng nguồn kinh phí sự nghiệp, dự án hoặc quỹ
khen thưởng, phúc lợi thì thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu được tính vào
giá trị vật tư, hàng hoá, TSCĐ mua vào, ghi:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Giá có thuế GTGT và thuế nhập khẩu)
Nợ TK 156 - Hàng hoá (Giá có thuế GTGT và thuế nhập khẩu)
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (Giá có thuế GTGT và thuế nhập khẩu)
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (33312).
5. Trường hợp hàng đã mua và đã trả lại hoặc hàng đã mua được giảm giá do kém,
mất phẩm chất thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế,
căn cứ vào chứng từ xuất hàng trả lại cho bên bán và các chứng từ liên quan, kế
toán phản ánh giá trị hàng đã mua và đã trả lại cho người bán hoặc hàng đã mua
được giảm giá, thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ ghi:
Nợ TK 111, 112, 331 (Tổng giá thanh toán)
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Thuế GTGT đầu vào của hàng
mua trả lại hoặc được giảm giá)
Có các TK 152, 153, 156, 211,. . . (Giá mua chưa có thuế GTGT).
6. Đối với vật tư, hàng hoá, dịch vụ, TSCĐ mua về dùng đồng thời cho sản xuất,
kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế và không chịu thuế GTGT
nhưng doanh nghiệp không hạch toán riêng được thuế GTGT đầu vào được khấu
trừ:
6.1 Khi mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ, ghi:
Nợ TK các 152, 153, 156, 211, 213 (Giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Thuế GTGT đầu vào)
Có TK 111, 112, 331,. . .
6.2. Cuối kỳ, kế toán tính và xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ,
không được khấu trừ trên cơ sở phân bổ theo tỷ lệ doanh thu. Số thuế GTGT đầu
vào được tính khấu trừ theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ

chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ phát sinh trong
kỳ. Đối với số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ trong kỳ sẽ phản ánh như
sau:
+ Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ trong kỳ, tính vào giá vốn
hàng bán trong kỳ, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331).
+ Trường hợp số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ có giá trị lớn
được tính vào giá vốn hàng bán ra của các kỳ kế toán sau, kết chuyển số thuế
GTGT đầu vào không được khấu trừ trong kỳ tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế
toán sau, ghi:
Nợ TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn; hoặc
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331).
Định kỳ, khi tính số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ vào giá vốn
hàng bán của kỳ kế toán sau, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 142, 242,. . .
7. Khi mua TSCĐ có Hoá đơn GTGT dùng chung vào hoạt động sản xuất, kinh
doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT và không chịu thuế
GTGT, kế toán phản ánh giá trị TSCĐ theo giá mua chưa có thuế GTGT, thuế
GTGT đầu vào được phản ánh vào bên Nợ TK 133 để cuối kỳ kế toán tính và xác
định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trên cơ sở tỷ lệ doanh thu bán hàng,
cung cấp dịch vụ chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu bán hàng, cung cấp dịch
vụ phát sinh trong kỳ.
- Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong kỳ, ghi:
Nợ TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (33311)
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332).
- Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được hạch toán vào các tài
khoản tập hợp chi phí có liên quan đến việc sử dụng TSCĐ:

+ Trường hợp số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ lớn phải phân bổ
dần, ghi:
Nợ TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn; hoặc
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332).
+ Định kỳ, khi phân bổ số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ tính vào
chi phí, ghi:
Nợ các TK 623, 627, 641, 642,. . .
Có TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn; hoặc
Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (Nếu phân bổ dài hạn).
+ Trường hợp số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, ghi:
Nợ các TK 623, 627, 641, 642,. . .
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332).
8. Vật tư, hàng hoá, TSCĐ mua vào bị tổn thất do thiên tai, hoả hoạn, bị mất, xác
định do trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân phải bồi thường thì thuế GTGT đầu
vào của số hàng hoá này không được tính vào số thuế GTGT đầu vào được khấu
trừ khi kê khai thuế GTGT phải nộp:
- Trường hợp thuế GTGT của vật tư, hàng hoá, TSCĐ mua vào bị tổn thất
chưa xác định được nguyên nhân chờ xử lý, ghi:
Nợ TK 138 - Phải thu khác (1381)
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331, 1332).
- Trường hợp thuế GTGT của vật tư, hàng hoá, TSCĐ mua vào bị tổn thất
khi có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền về số thu bồi thường của các tổ
chức, cá nhân, ghi:
Nợ các TK 111, 334,. . . (Số thu bồi thường)
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Nếu được tính vào chi phí)
Có TK 138 - Phải thu khác (1381)
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu xác định được nguyên nhân
và có quyết định xử lý ngay).
9. Đối với hàng hoá, dịch vụ mua vào để xuất khẩu được khấu trừ, hoặc thuế GTGT

đầu vào khi đảm bảo có đủ điều kiện, thủ tục và hồ sơ để khấu trừ hoàn thuế GTGT
đầu vào theo quy định hiện hành:
- Thuế GTGT đầu vào phát sinh khi mua vật tư, hàng hoá, dịch vụ, TSCĐ
liên quan đến hoạt động xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ được khấu trừ, hoàn thuế theo
chế độ quy định được kế toán như trường hợp mua vật tư, hàng hoá, dịch vụ, TSCĐ
trong nước (Xem hướng dẫn ở mục 1, 2, 3).
- Khi hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu (nếu có),
ghi:
Nợ các TK 111, 112,. . .
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331).
10. Cuối tháng, kế toán xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ vào
số thuế GTGT đầu ra khi xác định số thuế GTGT phải nộp trong kỳ, ghi:
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311)
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ.
11. Đối với doanh nghiệp thuộc đối lượng nộp thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ thuế mà thường xuyên có số thuế GTGT đầu vào lớn hơn số thuế GTGT
đầu ra được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoàn lại thuế GTGT theo quy định
của luật thuế. Khi nhận được tiền NSNN thanh toán về số tiền thuế GTGT đầu vào
được hoàn lại, ghi:
Nợ các TK 111, 112,. . .
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331, 1332).
IV. Các quy định hiện hành.
- Công văn 17709/BTC-TCT - Áp dụng từ 01/01/2015: áp dụng thuế GTGT đối
với một số mặt hàng.
- Thông tư số 134/2014/TT-BTC ngày 12/9/2014 - Hướng dẫn thủ tục gia hạn thời
hạn nộp thuế và hoàn thuế GTGT đối với máy móc, thiết bị nhập khẩu.
- Công văn 2421/TCT-KK năm 2014 kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đối với
đơn vị trực thuộc(08/07/2014)
- Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi
hành Luật thuế GTGT

- Nghị định 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT.
- Công văn số 2616/TCT- CS ngày 10/07/2014 của TCT v/v phương pháp tính
thuế GTGT của doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập.

×