Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Nâng cao hiệu quả chuyển giao công nghệ cho nông dân nuôi trồng thủy sản bằng xây dựng mô hình trình diễn (Nghiên cứu trường hợp Thành phố Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 90 trang )

4

Tr-ờng đại học khoa học xã hội & nhân văn
Khoa khoa học quản lý








Thuyết minh đề c-ơng luận văn

Những yếu tố cản trở hiệu quả chuyển
giao công nghệ cho nông dân nuôi
trồng thuỷ sản ở hải Phòng













Học viên: Trần Đức Minh


Lớp cao học: Quản lý Khoa học & Công nghệ
khóa 8





đại học quốc gia hà nội
Tr-ờng đại học khoa học xã hội & nhân văn







Trần đức minh





Nâng cao hiệu quả chuyển giao công nghệ cho
nông dân nuôi trồng thuỷ sản bằng xây dựNG
mô hình trình diễn
(Nghiên cứu tr-ờng hợp thành phố hảI phòng)



luận văn thạc sỹ

Chuyên ngành quản lý khoa học và công nghệ












hà nội- 2009



5

Tr-ờng đại học khoa học xã hội & nhân văn
Khoa khoa học quản lý








Thuyết minh đề c-ơng luận văn


Những yếu tố cản trở hiệu quả chuyển
giao công nghệ cho nông dân nuôi
trồngthuỷ sản ở hải Phòng













Học viên: Trần Đức Minh
Lớp cao học: Quản lý Khoa học & Công nghệ khóa





đại học quốc gia hà nội
Tr-ờng đại học khoa học xã hội & nhân văn







Trần đức minh





Nâng cao hiệu quả chuyển giao công nghệ cho
nông dân nuôi trồng thuỷ sản bằng xây dựNG
mô hình trình diễn
(Nghiên cứu tr-ờng hợp thành phố hảI phòng)



luận văn thạc sỹ
Chuyên ngành quản lý khoa học và công nghệ
Mã số: 603472





Giảng viên h-ớng dẫn: PGS.TS Phạm Huy Tiến








hà nội - 2009

6

MỤC LỤC
Trang

Danh mục chữ viết tắt…………………………………………………….
3
Phần 1. Mở đầu…………………………………………………………
4
1. Lý do chọn đề tài………………………………………………………
4
2.Tổng quan tình hình nghiên cứu…………………………………………
5
3. Mục tiêu nghiên cứu……………………………………………………
6
4. Phạm vi nghiên cứu……………………………………………………
6
5. Mẫu khảo sát…………………………………………………………….
7
6. Câu hỏi nghiên cứu……………………………………………………
7
7. Giả thuyết nghiên cứu…………………………………………………
7
8. Phương pháp chứng minh giả thuyết……………………………………
7
9. Kết cấu luận văn…………………………………………………………
11

Phần 2. Nội dung nghiên cứu…………………………………………….
12
Chương 1. Cơ sở lý luận………………………………………………….
12
1.1. Một số khái niệm về công nghệ và chuyển giao công nghệ…………
12
1.2. Chuyển giao công nghệ trong nuôi trồng thuỷ sản……………………
18
1.3. Vai trò của việc xây dựng mô hình trình diễn để CGCN trong NTTS
21
Chương 2. Thực trạng chuyển giao công nghệ cho nông dân nuôi
trồng thuỷ sản ở Hải Phòng………………………………………………
27
2.1.Vài nét về địa bàn nghiên cứu………………………………………….
27
2.2. Khái quát về tình hình nuôi trồng thuỷ sản ở Hải Phòng……………
28
7
2.3. Đặc điểm chuyển giao công nghệ cho nông dân nuôi trồng thuỷ sản ở
Hải Phòng…………………………………………………………………
30
2.4. Thực trạng các hình thức chuyển giao công nghệ cho nông dân nuôi
trồng thuỷ sản ở Hải Phòng………………………………………………
33
2.5. Thực trạng hiệu quả chuyển giao công nghệ bằng xây dựng mô hình
trình diễn cho nông dân nuôi trồng thuỷ sản ở Hải Phòng…………………
41
2.6. Đánh giá hiệu quả chuyển giao công nghệ bằng xây dựng mô hình
trình diễn cho nông dân nuôi trồng thuỷ sản ở Hải Phòng…………………
63

Chương 3. Xây dựng mô hình trình diễn để nâng cao hiệu quả chuyển
giao công nghệ cho nông dân nuôi trồng thuỷ sản ở Hải Phòng………
65
3.1. Các căn cứ để xây dựng mô hình trình diễn…………………………
65
3.2. Các giải pháp mang tính vĩ mô của Nhà nước để xây dựng mô hình
trình diễn…………………………………………………………………
67
3.3. Các giải pháp từ phía các đơn vị làm công tác chuyển giao công nghệ
69
3.4. Các giải pháp về phía nông dân tiếp nhận công nghệ…………………
72
3.5. Kết quả thực hiện một số giải pháp……………………………………
73
Phần 3. Kết luận và khuyến nghị………………………………………
84
1. Kết luận…………………………………………………………………
84
2. Khuyến nghị…………………………………………………………….
85
Tài liệu tham khảo………………………………………………………
87

8

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

CLB
Câu lạc bộ


CLBKN
Câu lạc bộ khuyến ngư

CHNTTS
Chi hội nuôi trồng thuỷ sản

CGCN
Chuyển giao công nghệ

KT-XH
Kinh tế xã hội

KH&CN
Khoa học và Công nghệ

KHKT
Khoa học kỹ thuật

HTX
Hợp tác xã

MHTD
Mô hình trình diễn

NN&PTNT
Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NTTS
Nuôi trồng thuỷ sản


THKT
Tập huấn kỹ thuật

TTTT
Thông tin tuyên truyền

UBND
Uỷ ban nhân dân



9
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thành phố Hải Phòng là trung tâm nghề cá của vùng Duyên Hải Bắc
Bộ. Đây là thành phố loại 1 cấp quốc gia. Trung ương đã có nghị quyết số 32-
NQ/TƯ ngày 5/8/2003 của Bộ chính trị về phát triển Hải Phòng, xác định
ngành nuôi trồng thuỷ sản là ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó phát triển nuôi
trồng thuỷ sản là trọng tâm. Thành phố có Nghị quyết 06-NQ/TU ngày
20/10/2006 và chương trình hành động theo Quyết định 321/QĐ- UBND ngày
28 tháng 2 năm 2008 về phát triển thuỷ sản.
Hiện nay, Hải Phòng có khoảng 40.000ha có khả năng nuôi trồng thuỷ
sản, trong đó đã đưa vào nuôi 17.000ha, Nghị quyết 06- NQ/TU của Thành uỷ
đã khẳng định “Trọng tâm phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản theo hướng
công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Khoa học công nghệ phải đi trước một bước
để đẩy nhanh quá trình này”
Chuyển giao công nghệ trong nuôi trồng thuỷ sản tạo nên những cơ hội
tốt đẹp cho nông dân nếu học làm chủ được công nghệ. Ngược lại, chuyển
giao công nghệ sẽ là nguy cơ lớn nếu không thành công. Nó sẽ đẩy người
nông dân vào tình trạng có công nghệ song kinh tế không tăng trưởng tương

ứng với mức đầu tư, vốn vay cho mua trang thiết bị, chi phí giống, thức ăn,
chế phẩm sinh học khác để phục vụ sản xuất không trả được, làm cho mức
sống của người nông dân không được nâng lên mà còn tiềm ẩn những nguy
cơ nhất định.
Chuyển giao công nghệ trong nuôi trồng thuỷ sản cho nông dân chỉ kết
thúc khi đã nắm vững và sử dụng nó có hiệu quả. Vì vậy, nâng cao hiệu quả
chuyển giao công nghệ trong nuôi trồng thuỷ sản là việc làm rất cần thiết. Tuy
nhiên, việc làm này ở Hải Phòng còn nhiều vấn đề chưa hợp lý, dẫn đến chất
lượng kém, hiệu quả thấp. Do đó, cần phải đưa ra giải pháp để nâng cao hiệu
10
quả chuyển giao công nghệ, thực hiện có hiệu quả hơn ngành kinh tế mũi
nhọn nuôi trồng thuỷ sản theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá.
Vì lý do thực tiễn chuyển giao công nghệ của địa phương Hải Phòng
còn nhiều vấn đề chưa hợp lý, chúng tôi chọn nội dung nghiên cứu “Nâng
cao hiệu quả chuyển giao công nghệ cho nông dân nuôi trồng thuỷ sản
bằng mô hình trình diễn”
Về ý nghĩa khoa học, đề tài sẽ góp phần hiện thực hoá các lý thuyết của
chuyên ngành quản lý khoa học công nghệ trong nông nghiệp nông thôn nói
chung và thuỷ sản nói riêng. Vấn đề thực tiễn của đề tài giúp cho các nhà
quản lý, nhà khoa học hoạch định chính sách đúng đắn hơn, đưa ra những
quyết định chính xác, hiệu quả.
Đối với người nông dân, đề tài hướng đến việc áp dụng công nghệ ở
cấp cơ sở, để nông dân có hướng lựa chọn phương thức ứng dụng công nghệ,
học tập, thực hành phục vụ phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chuyển giao công nghệ cho nông dân nuôi trồng thuỷ sản là một lĩnh
vực được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Ở những góc độ khác nhau của
ngành, đã có những nhà nghiên cứu đi sâu vào từng chuyên đề như: đề tài của
thành phố “Đánh giá môi trường chiến lược để phát triển ngành nuôi trồng
thuỷ sản Hải Phòng đến năm 2010”. PGS.TS Trịnh Thị Thanh, Khoa Môi

trường, Trường Đại học khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội [2003].
Đề tài trọng tâm đưa ra dự báo môi trường, trong đó có dự báo nhu cầu
chuyển giao công nghệ trong nuôi trồng thuỷ sản ở Hải Phòng. Đề tài của
thành phố: “Đánh giá hiệu quả chuyển đổi mô hình ruộng trũng sang nuôi
trồng thuỷ sản ở Hải Phòng. CN. Vũ Minh Hào, Viện tài nguyên môi trường
biển [2007]. Đề tài nghiên cứu hiệu quả mô hình chuyển đổi, đề xuất giải
pháp mô hình chuyển giao công nghệ nuôi trồng thuỷ sản.
11
Trong cơ quan chuyên môn làm công tác chuyển giao công nghệ, có đề
tài nghiên cứu: “Đánh giá hoạt động khuyến ngư về chuyển giao công nghệ
phục vụ phát triển thuỷ sản ở Việt nam” của TS. Nguyễn Huy Điền, Giám đốc
Trung tâm khuyến ngư Quốc gia, đề tài tập trung vào đánh giá kết quả tiếp
nhận công nghệ, tác động của chuyển giao công nghệ đến môi trường. Kết
quả nghiên cứu đề tài định hướng vào chuyển giao công nghệ trong xây dựng
575 mô hình ương, nuôi cá. Kết luận của đề tài đánh giá cụ thể tác động
chuyển giao công nghệ trong 4 năm, từ năm 2001 đến năm 2004 trong
chương trình chuyển giao công nghệ của Trung tâm khuyến ngư Quốc gia.
Trung tâm khuyến ngư Hải Phòng có chuyên đề về chuyển giao công
nghệ qua các mô hình trình diễn, báo cáo tổng kết 10 năm công tác khuyến
ngư chuyển giao công nghệ cho nông dân 1993- 2003. Bài đăng tin trên báo
khuyến ngư: Phương pháp khuyến ngư, nhiệm vụ của khuyến ngư trong việc
xây dựng mô hình trình diễn…
Các công trình nghiên cứu và báo cáo, bài báo nêu trên đề cập đến rất
nhiều vấn đề về chuyển giao công nghệ, ứng dụng công nghệ, giải pháp, định
hướng trong chuyển giao công nghệ. Nhưng cho đến nay, chưa có nghiên cứu
nào chuyên sâu về chuyển giao công nghệ cho nông dân nuôi trồng thuỷ sản.
Đặc biệt, về mặt triển khai và xây dựng mô hình để chuyển giao công nghệ
cho nông dân, đồng thời so sánh đối chiếu đánh giá việc triển khai mô hình,
thực hiện mô hình với các hình thức chuyển giao công nghệ khác.
3. Mục tiêu nghiên cứu

Nâng cao hiệu quả chuyển giao công nghệ cho nông dân nuôi trồng
thuỷ sản ở Hải Phòng.
4. Phạm vi nghiên cứu
Quy mô và tính chất: Nghiên cứu giới hạn trong phạm vi ngành nuôi
trồng thuỷ sản.
12
- Không gian: Thành phố Hải Phòng
- Thời gian: 5 năm
+ Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chuyển giao công
nghệ cho nông dân nuôi trồng thuỷ sản ở Hải Phòng.
+ Giải pháp nâng cao hiệu quả chuyển giao công nghệ cho nông dân
nuôi trồng thuỷ sản bằng xây dựng mô hình trình diễn ở Hải Phòng.
5. Mẫu khảo sát
- Trung tâm khuyến ngư Hải Phòng
- Trung tâm chuyển giao công nghệ thuỷ sản và thuỷ sinh vật Miền Bắc
- Phòng kĩ thuật nuôi, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
- Trung tâm giống Thuỷ sản Hải Phòng
- Phòng Nông nghiệp, Kinh tế các quận huyện
- Cộng đồng nông dân làm nghề NTTS
6. Câu hỏi nghiên cứu
Làm thế nào để nâng cao hiệu quả chuyển giao công nghệ cho nông
dân nuôi trồng thuỷ sản ở Hải Phòng?
7. Giả thuyết nghiên cứu
Chuyển giao công nghệ cho nông dân bằng mô hình trình diễn phù hợp
với thực tiễn sản xuất. Tạo mọi điều kiện thúc đẩy nhanh các hình thức nhân
rộng mô hình.
8. Phương pháp chứng minh giả thuyết
Kết hợp các phương pháp chủ yếu sau:
- Điều tra phân tích tài liệu: Tổng hợp các nguồn tài liệu trong nước và
nước ngoài có liên quan đến chuyển giao công nghệ, xây dựng mô hình trình

diễn (MHTD) trong nuôi trồng thuỷ sản. Tổng hợp tìm các tài liệu, đề tài, báo
cáo, khai thác thông tin trên mạng Internet.
13
- Khảo sát thực tế: Chọn mẫu 400 nông dân chưa được tập huấn NTTS
và 400 nông dân được tập huấn nuôi trồng thuỷ sản, ở ba khu vực tiêu biểu
nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, mặn, ngọt. Khảo sát 40 người đã được xây dựng
mô hình trình diễn.
- Phỏng vấn 9 chuyên viên quản lý thuỷ sản của 9 quận huyện. Phỏng
vấn sâu 6 người là nhà quản lý làm chuyển giao công nghệ của 6 cơ quan tiêu
biểu có liên quan đến chuyển giao công nghệ, xây dựng mô hình cho nông
dân trên địa bàn Hải Phòng.
- Trong trường hợp có hạn chúng tôi chỉ chú trọng vào các nội dung:
tập huấn kỹ thuật, xây dựng mô hình, hội thảo, hội nghị, hội thi, hội chợ.
- Thực hiện điều tra bằng cách trưng cầu ý kiến qua bảng hỏi, phỏng
vấn để ghi chép điền vào bảng hỏi.
- Trong khi thực hiện đề tài, chúng tôi khảo sát trực tiếp các mô hình
trình diễn. Tuy nhiên, quá trình thực nghiệm không được đủ thời gian là 5
năm. Chính vì vậy, chúng tôi thí điểm giải pháp mà chúng tôi có thể thực hiện
được. Trong đó chúng tôi chọn chủ yếu các giải pháp của các cơ quan làm
công tác CGCN. Đó là xây dựng mô hình và thúc đẩy nhanh các giải pháp
nhân rộng mô hình.
- Vì có điều kiện về tài chính nên chúng tôi tổ chức 5 cuộc hội thảo
phục vụ cho đề tài:
+ Hội thảo ứng dụng công nghệ trong khu vực nông nghiệp nông thôn
ở Huyện Thuỷ Nguyên.
+ Hội thảo Bàn về ứng dụng công nghệ trong nuôi tôm sú ở Quận Hải An.
+ Hội thảo Giải pháp nhân rộng mô hình công nghệ ở huyện Thuỷ Nguyên.
+ Hội thảo Bàn về phát triển nuôi thuỷ sản ở Quận Dương Kinh.
+ Hội thảo ứng dụng, nhân rộng mô hình ở khu vực chuyển đổi ruộng
trũng cấy lúa năng suất thấp sang nuôi trồng thuỷ sản Huyện Thuỷ Nguyên

14
- Thực nghiệm
+ Tập huấn theo mô hình công nghệ xây dựng theo kế hoạch: phù hợp
với nông dân, đổi mới theo phương pháp thực hành. Điều tra tình hình kinh tế
xã hội, điều kiện tự nhiên, khả năng thực hiện, trình độ văn hoá, kỹ thuật…để
chọn giống nuôi, phương thức nuôi, mô hình nuôi phù hợp.
+ Ký kết chương trình kế hoạch khung, chuẩn bị thủ tục với các tổ chức
để có kinh phí, cho các hộ nông dân làm mô hình vay vốn ưu đãi của ngân
hàng, kết hợp với vốn tự có của chủ mô hình để có đủ kinh phí xây dựng và
nhân rộng mô hình.
+ Thí điểm thúc đẩy nhanh nhân rộng mô hình bằng cách: tăng cường,
thông tin tuyên truyền, học tập đầu bờ, thăm quan, tổng kết. Tập trung đào tạo
nâng cao trình độ vận hành quy trình cho nông dân theo hướng thực nghiệm,
thực hành phù hợp với các chương trình xây dựng ở địa phương.
* Phương pháp tính toán:
+ Tính bình quân

Trong đó: xi(i= 1,2…,n)- các trị số của lượng biến
n- số đơn vị tổng thể
∑ - Ký hiệu của tổng
+ Khoảng biến thiên: R= Xmax- Xmin
Trong đó R: Khoảng biến thiên
Xmax: Lượng biến thiên lớn nhất
Xmin: Lượng biến thiên nhỏ nhất
* Luận cứ lý thuyết
- Hiện nay, có nhiều hình thức được coi là chuyển giao công nghệ cho
nông dân nuôi trồng thuỷ sản khác nhau như: Tập huấn, toạ đàm, hội nghị, hội
15
thảo, hội thi, hội chợ, @ công nghệ…nhưng nông dân chưa có khả năng tiếp
cận, học tập nên xây dựng mô hình trình diễn để chuyển giao công nghệ cho

nông dân nuôi trồng thuỷ sản có hiệu quả hơn;
- Người nông dân nuôi trồng thuỷ sản trong nhóm xã hội có trình độ
dân trí thấp, quen lao động chân tay hơn lao động trí óc nên xây dựng mô
hình trình diễn thì phù hợp hơn với trình độ, tập quán địa phương hơn những
hình thức chuyển giao khác; Xây dựng mô hình trình diễn người nông dân
được học tập và thao tác, phối hợp thực hiện với các cơ quan, tổ chức có
chuyên môn, với cán bộ của bên giao nên mang tính thiết thực, cụ thể cho bên
nhận công nghệ là nông dân;
- Thực hiện mô hình trình diễn nâng cao được trách nhiệm của nông
dân và cán bộ chuyển giao kĩ thuật, vì họ cùng phải trao đổi, bàn luận, phân
tích đầu tư kinh phí, thời gian, lao động, hoạch toán kinh tế… nên có hiệu quả hơn;
- Thực hiện mô hình trình diễn, người nông dân có cơ hội được hỗ trợ
một phần kinh phí, được tiếp cận các nguồn vốn vay nhờ sự cam kết của chính
quyền địa phương, các tổ chức ngân hàng và bên chuyển giao công nghệ.
- Bên chuyển giao công nghệ đưa được công nghệ vào sản xuất, đồng
thời tiếp tục hoàn thiện quy trình để phù hợp hơn với điều kiện kinh tế xã hội,
điều kiện tự nhiên của nông dân, địa phương.
* Luận cứ thực tế: Luận cứ có được từ:
- Phân tích, tổng hợp tài liệu có liên quan.
- Kết quả điều tra khảo sát, lập phiếu điều tra, bảng câu hỏi, phỏng vấn
các cơ quan chuyên môn, chuyên gia có liên quan và cộng đồng nông dân
nuôi trồng thuỷ sản ở Hải Phòng.
+ Thực trạng chuyển giao và tiếp nhận công nghệ nuôi trồng thuỷ sản ở
Hải Phòng;
+ Thực trạng xây dựng mô hình trình diễn nuôi trồng thuỷ sản ở Hải Phòng.
16
9. Kết cấu của luận văn
Luận văn được chia thành 3 phần chính:
Phần 1. Mở đầu
Phần 2. Nội dung nghiên cứu

Chương 1. Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2. Thực trạng chuyển giao công nghệ cho nông dân nuôi
trồng thuỷ sản ở Hải Phòng
Chương 3. Xây dựng mô hình trình diễn để nâng cao hiệu quả
chuyển giao công nghệ cho nông dân nôi trồng thuỷ sản ở Hải Phòng
Phần 3. Kết luận và khuyến nghị

















17
PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Một số khái niệm về công nghệ và chuyển giao công nghệ
1.1.1. Khái niệm công nghệ
Trong thực tế có nhiều khái niệm khác nhau của công nghệ. Tuỳ theo

góc độ nghiên cứu, tiếp cận mà có các khái niệm khác nhau. Theo từ điển
bách khoa Việt Nam tập 1 “Công nghệ là môn khoa học ứng dụng, nhằm vận
dụng các quy luật của tự nhiên và nguyên lý khoa học, đáp ứng nhu cầu vật
chất tinh thần của con người”. Công nghệ là phương tiện kĩ thuật, là sự thể
hiện vật chất hoặc các tri thức ứng dụng khoa học. Công nghệ là một tập hợp
các tri thức, các phương pháp dựa trên cơ sở khoa học và được sử dụng vào
sản xuất trong các ngành sản xuất khác nhau để tạo ra sản phẩm vật chất và
dịch vụ [18, tr. 583].
Trong một số tài liệu, công nghệ thường được hiểu là quá trình tiến
hành một công đoạn sản xuất, là thiết bị để thực hiện một công việc nên nó
thường đi theo cụm từ: quy trình công nghệ, thiết bị công nghệ, dây chuyền
công nghệ. Cách hiểu này được định nghĩa theo quan điểm của Liên Xô trước
đây “Công nghệ là tập hợp các phương pháp gia công, chế tạo làm thay đổi
trạng thái, tính chất, hình dáng nguyên vật liệu hay bán thành phẩm sử dụng
trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh”. Theo quan niệm này
công nghệ chỉ liên quan đến sản xuất vật chất.
Mặc dù được sử dụng khá rộng, nhưng khái niệm công nghệ còn sử
dụng chưa thống nhất. Có khía cạnh đề cập đến khả năng làm ra đồ vật. Khía
cạnh thứ hai, nhấn mạnh công nghệ là một sản phẩm của con người. Ở khía
canh kiến thức thì lại bác bỏ quan niệm công nghệ là vật thể mà phải là kiến
thức. Theo Trung tâm chuyển giao công nghệ khu vực Châu Á và Thái Bình
Dương (The Asian and Pacific Centre for Transfer of Technology- APCTT)
18
coi công nghệ hàm chứa trong 4 thành phần: kỹ thuật (technoware), kĩ năng
con người (humanware), thông tin (inforware) và tổ chức(orgaware). Uỷ ban
kinh tế xã hội khu vực Châu Á- Thái Bình Dương (Economic and Social
Commission for Asian and the Pacific- ESCAP) đưa ra khái niệm: Công nghệ
là kiến thức có hệ thống về quy trình và kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu và
thông tin. Nó bao gồm kiến thức, kĩ năng, thiết bị, phương pháp và các hệ
thống dùng trong việc tạo ra hàng hoá và cung cấp dịch vụ”. Theo khái niệm

này, không chỉ sản xuất vật chất mới dùng công nghệ, mà khái niệm công
nghệ được mở rộng ra tất các lĩnh vực hoạt động của xã hội. Trong nhiều
trường hợp khi cần thiết, người ta vẫn thừa nhận khái niệm công nghệ khác
cho một mục đích nào đó. Trong luật khoa học công nghệ Việt Nam “Công
nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kĩ năng, bí quyết, công cụ,
phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm”
Trong khái niệm này cần lưu ý: Công nghệ là tập hợp chứ không phải
là tổng số; nguồn lực bao gồm vật lực, nhân lực, tài lực; Sản phẩm bao gồm
hữu hình và vô hình, dưới dạng vật thể và phi vật thể.
* Các bộ phận cấu thành của một công nghệ
- Công nghệ hàm chứa trong các vật thể;
- Công nghệ hàm chứa trong kỹ năng công nghệ của con người làm
việc trong công nghệ;
- Công nghệ hàm chứa trong khung thể chế để xây dựng cấu trúc tổ chức;
- Công nghệ hàm chứa trong các dữ liệu đã được tư liệu hoá được sử
dụng trong công nghệ [2, tr.8-11]
1.1.2. Khái niệm chuyển giao công nghệ
Theo luật chuyển giao công nghệ: Chuyển giao công nghệ (CGCN) là
chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ công
19
nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ [18,
điều 3].
Có những khái niệm mang tính rộng hơn, chuyển giao công nghệ là
việc đưa kiến thức, kĩ thuật ra khỏi ranh giới nơi sản sinh ra nó. Theo quan
điểm quản lý công nghệ: Chuyển giao công nghệ là tập hợp các hoạt động
thương mại và pháp lý nhằm làm cho bên nhận công nghệ có được năng lực
công nghệ như bên giao công nghệ, trong khi sử dụng công nghệ đó vào một
mục đích đã định. Theo quan điểm thương mại, chuyển giao công nghệ là
hình thức mua và bán công nghệ trên cơ sở hợp đồng CGCN đã được thoả
thuận phù hợp với các quy định của pháp luật. Bên bán có nghĩa vụ chuyển

giao các kiến thức tổng hợp của công nghệ hoặc cung cấp các thiết bị máy
móc, dịch vụ, đào tạo…kèm theo các kiến thức công nghệ cho bên mua và
bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, để tiếp thu sử dụng các kiến
thức công nghệ đó theo các điều kiện đã thoả thuận ghi nhận trong hợp đồng
chuyển giao công nghệ.
Theo luật chuyển giao công nghệ: Chuyển giao công nghệ là chuyển
giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ công nghệ từ
bên có quyền chuyển giao sang bên nhận công nghệ [2, tr.217].
Như vậy, có thể hiểu khái niệm công nghệ một cách rộng hơn là: quá
trình đưa công nghệ từ một môi trường này sang môi trường khác bằng mọi
hình thức khác nhau. Cách hiểu hẹp hơn CGCN là mua bán thương mại: Nó
gồm hai phần, phần cứng (máy móc, thiết bị), phần mềm (quy trình, công
thức, bí quyết). Phạm trù chuyển giao công nghệ chủ yếu thuộc phần mềm
của công nghệ, còn thiết bị máy móc thuộc về phần cứng được mua bán theo
cách thương mại bình thường. Tuy nhiên, do phầm mềm được thể hiện thông
qua các phương tiện, thiết bị nên CGCN phải giải quyết mối quan hệ giữa hai
phần này với nhau.
20
Theo luật chuyển giao công nghệ, điều 18, chuyển giao công nghệ
bao gồm:
- Chuyển giao tài liệu về công nghệ;
- Đào tạo cho bên nhận công nghệ nắm vững và làm chủ công nghệ
theo thời hạn trong hợp đồng đã định;
- Cử chuyên gia tư vấn kỹ thuật cho bên nhận công nghệ, đưa công nghệ
vào sản suất với chất lượng sản phẩm đạt các chỉ tiêu và tến độ trong hợp
đồng.
Theo phân loại các hoạt động khoa học công nghệ thì có ba hoạt động
KHCN chính là: Nghiên cứu triển khai, chuyển giao công nghệ và dịch vụ
KHCN, tương ứng với ba loại hình hoạt động là các loại hình tổ chức (Hình
1) [8, tr. 30- 31].

Có hai cách chuyển giao cơ bản:
- Chuyển giao dọc: Chuyển giao từ khuc vực nghiên cứu và triển khai
(R&D) vào khu vực sử dụng.
Chuyển giao dọc có ưu điểm là mang đến cho bên nhận một công nghệ
hoàn toàn mới, nhưng có độ rủi ro cao.
- Chuyển giao ngang: Công nghệ được chuyển giao đã vào thị trường.
Nó có ưu điểm là rủi ro thấp hơn chuyển giao dọc, nhưng phải chấp nhận
cạnh tranh.
Về hình thức chuyển giao đang phổ biến 3 hình thức:
- Chuyển giao công nghệ không kèm theo hợp đồng licence, trường
hợp này không đòi hỏi giấy phép về quyền sử dụng, không ràng buộc pháp lý
giữa hai bên.



21
Hình 1. Vị trí của chuyển giao công nghệ trong hoạt động khoa học
công nghệ(cơ sở để phân loại tổ chức KHCN)








- Chuyển giao có kèm theo hợp đồng licence. Đây là CGCN có kèm
theo ràng buộc về pháp lý.
- Chuyển giao công nghệ có phối hợp đầu tư vốn. Đây là trường hợp
hai bên cùng ăn chia sản phẩm, lợi nhuận về kinh tế hay lợi ích xã hội.

Có 4 mức chuyển giao công nghệ khác nhau:
- Trao kiến thức: Chuyển giao chỉ dừng lại ở việc huấn luyện, truyền
đạt, hướng dẫn tư vấn.
Chuyển giao CN
Nghiên cứu(R-D)

Triển khai CN
NC cơ bản
Đào tạo
NC ứng dụng
Dịch vụ KHCN
NC chuyên đề
NC nền tảng(ĐTCB)
Hoạt động KHCN
NCCB
thuần tuý
NC định
hướng
22
- Trao chìa khoá: Đây là cách nói hình tượng, bên chuyển giao hoàn
thành lắp đạt thiết bị, hướng dẫn quy trình, công thức, bí quyết cho đến hoàn
tất toàn bộ sản xuất.
- Trao sản phẩm: Trường hợp này bên nhận muốn bên giao có thêm
trách nhiệm. Trường hợp này rất phổ biến trong CGCN.
- Trao thị trường: Bên nhận gánh thêm phần trách nhiệm bàn giao một
khu vực mà bên giao công nghệ đang có phát triển khả quan. Đây là phương
thức dẫn đến sự phối hợp đầu tư và nó dễ dàng thoả thuận khi hai bên đều có
quyền lợi, nghĩa vụ [10, tr.20-26].
1.1.2. Khái niệm về mô hình trình diễn chuyển giao công nghệ trong nuôi
trồng thuỷ sản

Mô hình: là hình mẫu, điển hình hoá những mối quan hệ đặc trưng
quan trọng nhất mang tính bản chất của các sự vật hiện tượng, của các quá
trình diễn ra trong tự nhiên và trong đời sống xã hội [10, tr. 24-25].
Do tính chất điển hình hoá, nên khi nói đến mô hình người ta dễ hình
dung ra những đặc trưng quan trọng nhất của sự vật hiện tượng và những mối
liên hệ chủ yếu của bản thân sự vật đó. Vì vậy, có thể thử nghiệm mô hình đó
vào thực tiễn và nhân rộng nó trở thành phổ biến hoặc có thể thu hẹp, xoá bỏ
nếu thấy mô hình đó kém hiệu quả, không phù hợp với thực tiễn.
Mô hình trình diễn trong nuôi trồng thuỷ sản là điển hình hoá của
công nghệ nuôi, nó có đặc trưng cơ bản:
- Mô hình trình diễn nuôi trồng thuỷ sản ( NTTS) là một hình thức
hoạt động cụ thể nào đó được tái tạo lại hoặc mới được tạo ra tại một điểm
trong khu vực hất định nhằm làm mẫu để nghiên cứu, rút kinh nghiệm, tham
quan học tập, từ đó có thể nhân ra diện rộng [5, tr. 21].
- Mô hình trình diễn nuôi trồng thuỷ sản ở dạng triển khai thử nghiệm
hoặc sản xuất bán đại trà của công nghệ, hoặc ở diện mở rộng công nghệ
23
trong áp dụng bán đại trà và đại trà. Trong đó có bên giao và bên nhận: bên
giao là các cơ quan nghiên cứu, đơn vị sự nghiệp, các đơn vị thuộc ngành
nông nghiệp và phát triển nông thôn, bên nhận thường là nông dân ở vùng
nông thôn có diện tích nuôi trồng. Cơ quan làm chuyển giao công nghệ cho
nông dân chính ở nông thôn thường là Trung tâm khuyến ngư, Phòng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, các hội, chi hội, câu lạc bộ chuyên ngành nuôi
trồng thuỷ sản.
- Trong các hoạt động chuyển giao công nghệ nuôi trồng thuỷ sản có
nhiều quan điểm khác nhau. Quan điểm thứ nhất, cho rằng đây chỉ là hướng
dẫn kỹ thuật thuần tuý. Quan điểm thứ hai, cho là chuyển giao kỹ thuật tiến
bộ. Quan điểm thứ ba, cho là huấn luyện kỹ thuật và kèm theo đầu tư. Quan
điểm thứ tư, cho rằng đây là một hình thức của chuyển giao công nghệ.
1.2. Chuyển giao công nghệ trong nuôi trồng thuỷ sản

1.2.1. Đặc điểm chuyển giao công nghệ cho nông dân nuôi trồng thuỷ sản
Vì chuyển giao công nghệ cho nông dân nuôi trồng thuỷ sản nên có
những đặc điểm riêng như sau:
- Nông dân ở nông thôn thường có trình độ dân trí thấp, ở nhóm xã
hội tiếp cận thông tin kém. Nên cần lựa chọn công nghệ phù hợp với các điều
kiện kinh tế xã hội của nông dân; mới đầu phải làm một vài mô hình nhỏ sau
đó hướng dẫn kỹ thuật, cho thăm quan học tập, làm thử, tiếp đến thì mới
chuyển giao công nghệ và mở rộng công nghệ;
- Do nông dân thiếu vốn, tư liệu sản xuất hạn chế, nên chọn mức độ
đầu tư thu hồi vốn nhanh, đưa công nghệ tận dụng sản phẩm sẵn có của nông
dân như: cỏ, rau, cám, các loại phụ phẩm khác thì nông dân dễ tiếp nhận hơn
là công nghệ cao theo hướng thâm canh sử dụng máy công nghiệp;
- Trình độ nhận thức hạn chế, khó đưa công nghệ cao vào ngay cho
nông dân mà phải tìm cách nâng cao nhận thức dần dần. Việc đưa công nghệ
24
đến với nông dân phải tập huấn kỹ thuật chi tiết, hướng dẫn nhiều lần, dẫn
đến những nơi đã làm, đang làm để cùng thuyết phục người dân về hiệu quả
kinh tế;
- Chuyển giao công nghệ cho nông dân thường phải cùng với vận
động quần chúng, vận động về mặt tư tưởng. Với nông dân, chưa chắc có lợi
về kinh tế họ đã làm theo, mà phải tìm thấy điểm chung của hoàn cảnh xã hội,
làng xã, văn hoá, thói quen để họ sẵn sàng tiếp nhận công nghệ mới.
- Chuyển giao công nghệ cho nông dân thường kèm theo đầu tư, hỗ
trợ và có các tổ chức chính trị xã hội hoặc tổ chức xã hội nghề nghiệp đứng ra
bảo lãnh, thế chấp để cùng vận động, chỉ đạo chương trình. Đây là đặc điểm
riêng chỉ nông dân mới thể hiện rõ nhất. Vì không có những đầu tư đi kèm thì
công nghệ ấy sẽ bị méo mó đi, hoặc chuyển thể ở dạng khác ngay sau khi ký
hợp đồng triển khai.
- Chuyển giao công nghệ cho nông dân thuỷ sản thường miễn phí
chuyển giao, hợp đồng ràng buộc có mức dao động tương đối. Vì nuôi trồng

thuỷ sản phụ thuộc nhiều vào mùa vụ, thời tiết, tính rủi ro cao [7, tr. 87-92].
1.2.2. Các hình thức chuyển giao công nghệ cho nông dân nuôi trồng
thuỷ sản
Hình thức chuyển giao công nghệ cho nông dân rất đa dạng và phong
phú. Nhưng phổ biến nhất là dạng CGCN kèm theo đầu tư. Đầu tư ở đây có
thể là đầu tư toàn bộ hoặc đầu tư một phần con giống, thức ăn. Kỹ thuật trong
công nghệ thường hướng dẫn miễn phí.
Ở dạng thực hiện có hợp đồng thì chủ yếu ràng buộc ở dạng pháp lý
để có điều kiện bên giao phổ biến rộng công nghệ, có quyền tham gia, quyết
định mức độ phổ biến, thông tin tuyên truyền. Ở dạng cùng góp vốn nhưng
thường không phân chia lợi nhuận, thị trường; Bên giao là các đơn vị sự
nghiệp hoặc quản lý nhà nước được hỗ trợ về ngân sách. Với tổ chức chính
25
trị- xã hội thì thực hiện theo chương trình miễn phí với mục đích: mở rộng
công nghệ dưới dạng mô hình để nhiều người được tiếp cận kỹ thuật mới,
công nghệ mới có hiệu quả hơn.
Với hình thức chuyển giao: chuyển giao dọc thường ở các trung tâm
nghiên cứu chuyển cho nông dân như: Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản,
Trạm nghiên cứu của các tổ chức, Trung tâm nghiên cứu ứng dụng. Nhiều
chuyên gia cho rằng, chuyển giao dọc đến với nông dân là rất khó, vì lý do
nông dân chưa thể nhận thức đầy đủ nên chưa phân tích được tính khả thi của
công nghệ. Nông dân thường phải chắc chắn về mặt lợi nhuận họ mới đầu tư.
Như vậy, chuyển giao ngang phù hợp với người dân, nhưng xác định đối
tượng mới, công nghệ mới để đưa vào từng khu vực tính cạnh tranh của công
nghệ không cao, sản phẩm nhanh bão hoà trên thị trường…
Hiện nay, ở trong nuôi trồng thuỷ sản có hình thức chuyển giao công
nghệ bằng tập huấn kỹ thuật. Ở dạng này có nhiều chuyên gia cho rằng, nó
không còn là huấn luyện đơn thuần mà ở dạng CGCN. Vì mỗi công nghệ
thường kèm theo quy trình kỹ thuật, mà ở dạng quy trình kèm theo các kỹ
năng, bí quyết, phương pháp để có được sản phẩm tương tự thì nó ở dạng

CGCN. Nên có nhiều quan điểm cho là công nghệ (phần mềm) ở dưới dạng
này phần mềm chính là công nghệ.
Các hình thức thăm quan học tập, tổng kết, hội thảo đầu bờ, thông tin,
hội thi… Ở mức độ khác nhau có quan điểm cho là một hình thức chuyển
giao công nghệ, nhưng ở mức độ không có liên hệ chặt chẽ ràng buộc về mặt
pháp lý; có thể chuyển giao một phần trong quy trình sản xuất hoặc toàn bộ
quy trình ở dưới dạng bản vẽ, sơ đồ, quy trình, thuyết trình…
1.2.3. Chuyển giao công nghệ bằng xây dựng mô hình trình diễn trong
nuôi trồng thuỷ sản
26
Đây là dạng chuyển giao công nghệ có ràng buộc về mặt pháp lý. Bên
chuyển giao là các cơ quan chuyên môn có chức năng như: Viện nghiên cứu,
Trung tâm khuyến ngư, Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các tổ
chức Hợp Tác xã (HTX), hội, chi hội, câu lạc bộ (CLB). Mô hình trình diễn
này thường là đối tượng mới, quy trình mới hoặc phương pháp mới được các
cơ quan đơn vị chuyển cho nông dân. Khi đưa ra thực hiện hai bên có thực
hiện một số hợp đồng nhưng thường là hợp đồng ở dạng miễn phí chuyển
giao, bên giao kèm theo đầu tư vốn, kỹ thuật. Thường ở dạng này bên giao
đưa công nghệ mới có năng suất cao, giá trị kinh tế cao hơn cho nông dân với
sản xuất thành sản phẩm đến khi thu hoạch, thị trường thì cho bên nhận tự
quyết định.
Công nghệ được chuyển giao dưới dạng mô hình trình diễn là ở dạng
thử nghiệm hoặc sản xuất bán đại trà, đại trà. Sau khi triển khai công nghệ
nông dân có quyền chuyển công nghệ ấy cho người khác; Các cơ quan, đơn vị
mong muốn công nghệ ấy được nhân rộng ra càng nhiều càng tốt. Đây là một
đặc điểm khác biệt với CGCN trong các lĩnh vực khác.
1.3. Vai trò của việc xây dựng mô hình trình diễn để chuyển giao công
nghệ trong nuôi trồng thuỷ sản
1.3.1. Vai trò của mô hình trình diễn đối với cơ quan chuyển giao công nghệ
Khi thực hiện CGCN cho nông dân trong nuôi trồng thuỷ sản bên

giao công nghệ là các Viện, Trung tâm, các cơ quan đơn vị đồng thời thực
hiện được công nghệ, thử nghiệm thực tế theo nhiều quy mô, hình thức khác
nhau mà ở điều kiện thí nghiệm không thể thực hiện được. Các cơ quan tổ
chức này CGCN nhưng đồng thời sửa những khuyết điểm của công nghệ
trong khi áp dụng. Đối với các cơ quan làm mục đích chính sách, xã hội nhờ
có MHTD trong nuôi trồng thuỷ sản thực hiện các mục tiêu chính sách xã hội,
phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo.
27
Trong chuyển giao công nghệ làm cho chi phí của sản xuất thử nghiệm
rẻ hơn, bao gồm chi phí về nhân công, vật liệu và cơ sở hạ tầng khác. Trong
nuôi thuỷ sản, nhiều cơ quan CGCN với mục đích bán sản phẩm thức ăn,
giống, chế phẩm sinh học, các loại thuốc phòng trị bệnh; bán phụ tùng thay
thế, tận dụng nguồn lao động dôi dư của địa phương; Đồng thời đây là một
cách để thâm nhập vào thị trường.
Một việc rất quan trọng khác là, khi đầu tư CGCN cho nông dân các cơ
quan, đơn vị thường được miễn các loại thuế, được ưu đãi đầu tư, ưu đãi về
đất đai, mặt bằng… Các ngân hàng, các sơ quan cùng tham gia vào để giúp
cho quá trình CGCN được nhanh hơn, hiệu quả hơn. Đây là đầu tư về dài hạn
và có nhiều ưu đãi.
1.3.2. Vai trò của mô hình trình diễn với nông dân tiếp nhận công nghệ
Với nông dân khi tiếp nhận công nghệ, có mong muốn thông qua
CGCN tranh thủ chất xám, kỹ thuật, vốn, tận dụng đất đai, nhanh chóng đổi
mới, có điều kiện nâng cao trình độ, rút ngắn thời gian…
Thông qua CGCN, nông dân có thể được đầu toàn bộ hoặc một phần
thức ăn, giống, thiết bị từ các cơ quan, tổ chức để từ đó có điều kiện phát triển
nhanh kinh tế gia đình.
Thực hiện chủ trương của nhà nước thì các cấp chính quyền cũng ủng
hộ việc tiếp nhận công nghệ, từ đó người nông dân dễ dàng quan hệ, giao tiếp
cho các việc khác của bản thân, gia đình và củng cố vai trò ở địa phương,
tranh thủ xin kéo dài hợp đồng sử dụng đất, hợp thức hoá các diện tích mở

rộng…
Mặt khác, tham gia xây dựng mô hình, các chủ hộ tận dụng được nguồn
lực sẵn có là lao động nông nhàn của địa phương mà gia đình chưa khai thác
hết, tăng thu nhập cho người lao động.
28
- Nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu cấp bách, thiết yếu của xã hội,
nhu cầu đổi mới quy trình công nghệ, sức ép cạnh tranh những đối tượng nuôi
cũ, tranh thủ được giá cả, thị trường.
- Có điều kiện nhanh chóng nâng cao trình độ công nghệ, năng lực vận
hành, áp dụng vào sản xuất, học tập được các phương pháp quản lý tiên tiến,
áp dụng kỹ thuật tiến bộ, làm gia tăng nhanh lợi nhuận, tạo ra sản phẩm hàng
hoá có chất lượng cao, sức cạnh tranh tốt.
- Tránh được rủi ro, không cần phải thử nghiệm nhiều trên ao đầm của
mình lại không cần phải mua công nghệ. Sự thành công cao hơn nhiều so với
không được cơ quan tổ chức chuyển giao cho. Việc thành công này đi tắt đón
đầu công nghệ hiện đại có xu thế tốt.
Với các cơ quan quản lý, cơ quan đứng ra thế chấp, tạo điều kiện cho
về hành lang pháp lý, cơ sở mặt bằng. Ngân hàng sẵn sàng cho vay vốn theo
mô hình, đặc biệt là các hộ nghèo dược vay ưu đãi lãi xuất thấp, hoặc được
cho vay không lấy lãi. Đây là chính sách đang được triển khai nếu cơ quan,
người dân tiếp cận được
1.3.3. Vai trò của mô hình trình diễn đối với sự phát triển kinh tế và xoá
đói giảm nghèo
Vì đặc điểm của mô hình là điển hình. Mô hình mang bản chất của
những mối liên hệ cơ bản nhất của công nghệ trong nuôi trồng thuỷ sản.
Chính vì vậy, nó có tác dụng to lớn cho chính sách xoá đói giảm nghèo ở
nhiều nơi, nhất là vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo đặc biệt khó khăn:
- Mô hình là nơi để các hộ thăm quan học tập trao đổi kinh nghiệm, từ
mô hình nhân ra diện rộng để nhiều người cùng làm, cùng sản xuất nên người
nghèo có thể học nhau, vận dụng, làm theo mà không cần phải mất nhiều chi

phí, thời gian;

×