Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Xây dựng mô hình hiệu quả cho sự kết hợp giữa nghiên cứu khoa học và đào tạo (Nghiên cứu trường hợp Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Đại học Quốc gia Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 90 trang )

Đại học quốc gia hà nội
Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn
Khoa khoa học quản lý

Bùi Việt Nga

Xây dựng mô hình hiệu quả
cho sự kết hợp giữa nghiên cứu khoa học và đào tạo
(Nghiên cứu trường hợp Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
và Đại học Quốc gia Hà Nội)


Luận văn thạc sĩ khoa học

Chuyên ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ
Mã số: 60 34 72

Giáo viên hướng dẫn: gS.TSKH. Nguyễn văn điệp






Hà Nội - 2008

7
Phần mở đầu
Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên kinh tế tri thức, chúng ta đang
tham gia vào quá trình hội nhập với thế giới. Nền giáo dục nước ta cũng
đang đứng trước những thách thức mới của thời đại trong cuộc đua tranh


quyết liệt về mọi mặt giữa các quốc gia trên phạm vi toàn cầu và giáo dục
không thể khép kín trong một hệ thống độc lập, mà phải được nhìn nhận
trong mối tương quan với hệ thống nghiên cứu khoa học. Vấn đề đặt ra cho
chúng ta hiện nay, đó chính là tạo lập được mối liên hệ hữu cơ giữa nghiên
cứu khoa học và đào tạo.
1. Lý do nghiên cứu
Kết hợp giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học là một xu hướng tất
yếu. Đây là chủ đề được bàn rất nhiều, được nhiều cấp quản lý khoa học và
giáo dục quan tâm. Chủ đề này lại rất cấp thiết khi chúng ta đang tham gia
vào quá trình hội nhập với thế giới, khi mà Internet đã đưa thông tin quốc
tế tới từng gia đình, khi nghiên cứu khoa học và đào tạo ở Việt Nam đang
đứng trước nguy cơ của sự tụt hậu.
Thông thường ở các nước có trình độ tiên tiến, nghiên cứu khoa học
và giáo dục đào tạo có hai hình thức cơ bản sau đây:
 Nghiên cứu khoa học và đào tạo chủ yếu được thực hiện trong một
hệ thống là các trường đại học.
 Nghiên cứu khoa học và đào tạo được thực hiện ở cả hai hệ thống
có tính độc lập tương đối. Hệ thống các trường đại học cũng làm

8
nghiên cứu và ngược lại hệ thống các viện nghiên cứu cũng làm
công tác giảng dạy.
ở nước ta, từng có quan niệm cho rằng nhiệm vụ chủ yếu của đại học
chỉ là đào tạo nên đầu tư, khuyến khích nghiên cứu khoa học ở đại học ít
được chú trọng hoặc chỉ được đầu tư để phục vụ trực tiếp nhiệm vụ đào tạo.
Vì vậy, các viện nghiên cứu được thành lập nằm ngoài và độc lập với các
đại học. Trường và viện không/ hoặc ít phối hợp với nhau trong nghiên cứu
và giảng dạy tạo nên sự lãng phí khá lớn các nguồn lực khoa học, công
nghệ, tài chính và nhân lực: Các chuyên gia nghiên cứu ở các viện ít có cơ
hội truyền đạt kiến thức của mình cho sinh viên và cuốn hút lực lượng trẻ

vào công tác nghiên cứu khoa học. Các nhà khoa học ở các trường đại học
hiện nay quá tải về giảng dạy, ít có điều kiện nghiên cứu: Tỷ lệ sinh
viên/1cán bộ giảng dạy trong hệ thống các trường đại học Việt Nam là
30/1, là quá cao so với khu vực và thế giới. Nhìn chung, bức tranh nghiên
cứu khoa học ở nước ta hiện đang mất cân đối, nghiêng về lý thuyết.
Nghiên cứu khoa học tại các trường đại học chưa tương xứng với đội ngũ
giảng viên đông đảo và sứ mạng đào tạo nhân lực trình độ cao cho đất
nước. Tỷ lệ số bài báo công bố trên các tạp chí quốc tế do nội lực giữa
trường đại học và viện nghiên cứu trong 5 năm 2000  2004 là 179/271
(~66%).
Trong thời gian qua, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước,
xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn, giữa các trường đại học và viện nghiên
cứu đã thiết lập được một số liên kết trong công tác đào tạo và nghiên cứu
khoa học. Tuy nhiên kết quả thu được vẫn còn nhiều điều cần phải xem xét
và nghiên cứu kể cả các vấn đề về cơ chế, chính sách và sự quan tâm đầu tư
của các Bộ, ngành liên quan.

9
Từ những lý do trên đây, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài “Xây
dựng mô hình hiệu quả cho sự kết hợp giữa nghiên cứu khoa học và đào
tạo (Nghiên cứu trường hợp Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam và
Đại học Quốc gia Hà Nội)”.
2. Lịch sử nghiên cứu
ở Việt Nam, hiện nay sự kết hợp giữa nghiên cứu và đào tạo đang là
nội dung luôn được chú ý. Về chủ trương và sự cần thiết của việc phối hợp
này đã được thể hiện trong nhiều nghị quyết, văn bản của Đảng và Nhà
nước. Song cho đến nay, cơ chế để thực hiện vấn đề kết hợp cũng như
phương thức kết hợp vẫn còn là vấn đề được đề cập tới trong nhiều hội thảo
khoa học của các bộ, ngành, cũng như trên các diễn đàn, phương tiện thông
tin đại chúng.

Có thể dẫn ra một số công trình nghiên cứu của vấn đề liên quan đến
quan hệ giữa nghiên cứu khoa học và đào tạo như:
Lê Văn Chương, Phạm Thị Bích Hà, “Đổi mới cơ chế kết hợp giữa
nghiên cứu - sản xuất - đào tạo sau đại học” [3].
Trương Quang Học, “Suy nghĩ về xây dựng đại học Quốc gia Hà Nội
theo mô hình một đại học nghiên cứu hiện đại” [10].
Vũ Cao Đàm, “Biện pháp chính sách nâng cao năng lực nghiên cứu ở
các trường đại học” [7].
Trịnh Ngọc Thạch, “Biện pháp chính sách phát triển nhân lực nghiên
cứu trong các trường đại học ở nước ta hiện nay ” [11].
Các nghiên cứu này đã xây dựng cơ sở lý luận cho việc đưa hệ thống
nghiên cứu gắn liền với đào tạo. Tuy nhiên, cho đến nay cũng chưa có một

10
công trình nghiên cứu nào chỉ ra được mô hình kết hợp hiệu quả cho
nghiên cứu khoa học và đào tạo để áp dụng rộng rãi tại các cơ sở nghiên
cứu và đào tạo.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu và đánh giá được thực
trạng việc kết hợp giữa nghiên cứu khoa học và đào tạo hiện nay trên thế
giới và tại Việt Nam, cũng như của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
với các trường Đại học. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số kiến nghị
nhằm hoàn thiện mô hình kết hợp giữa các viện nghiên cứu khoa học của
Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam với Đại học Quốc gia Hà Nội.
4. Phạm vi nghiên cứu
Các dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu này giới hạn trong khoảng
thời gian từ năm 2003 đến năm 2007.
Người thực hành nghiên cứu sẽ tìm hiểu thực trạng của liên kết giữa
nghiên cứu và đào tạo của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Đại
học Quốc gia Hà Nội.

Trên cơ sở nhận biết xu thế phát triển của hệ thống giáo dục và đào
tạo trên thế giới, đồng thời tìm hiểu một số mô hình phối hợp nghiên cứu
và đào tạo trên thế giới và tại Việt Nam, một mô hình hiệu quả cho sự gắn
kết giữa nghiên cứu khoa học và đào tạo được đề xuất.
5. Vấn đề nghiên cứu
Có phải mô hình hoạt động của các viện nghiên cứu trong trường đại
học là xu thế tất yếu của hệ thống giáo dục và đào tạo?

11
Cần phải xây dựng mô hình như thế nào để cho sự kết hợp giữa
nghiên cứu khoa học và đào tạo có hiệu quả?
6. Giả thuyết nghiên cứu
Xu thế tất yếu của hệ thống giáo dục và đào tạo là mô hình hoạt động
của các viện nghiên cứu trong trường đại học.
Với tình hình của nước ta hiện nay, mô hình phối thuộc là một trong
những mô hình hiệu quả cho sự kết hợp giữa nghiên cứu khoa học và đào
tạo.
7. Phương pháp chứng minh giả thuyết nghiên cứu
Phương pháp chủ yếu được sử dụng khi tiến hành nghiên cứu luận văn
này là:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nguồn tài liệu là các tạp chí
chuyên ngành, các bài báo trên phương tiện Internet, những số
liệu tập hợp thống kê , các báo cáo nghiên cứu về vấn đề có liên
quan của các tổ chức trong nước và quốc tế;
- Phương pháp phỏng vấn sâu: 30 phỏng vấn sâu được thực hiện
với nhóm cán bộ nghiên cứu tham gia vào công tác đào tạo, cán
bộ tham gia công tác quản lý, các giảng viên đại học vào khoảng
thời gian từ tháng 7 năm 2007 đến tháng 9 năm 2008. Các thông
tin thu thập bao gồm: Xu hướng phát triển của hệ thống giáo dục
đào tạo trên thế giới và Việt Nam; Các điều kiện để mô hình phối

thuộc giữa viện và trường hoạt động hiệu quả.

12
8. Luận cứ chứng minh luận điểm
8.1. Luận cứ lý thuyết
Sử dụng các lý thuyết về phương pháp luận nghiên cứu khoa học, hoạt
động đào tạo và các khái niệm liên quan;
Kế thừa cơ sở lý luận liên quan về mối liên hệ giữa hoạt động nghiên
cứu khoa học và đào tạo;
8.2. Luận cứ thực tế
Thực trạng về năng lực nghiên cứu và đào tạo của Đại học Quốc gia
Hà Nội.
Thực trạng về năng lực nghiên cứu và đào tạo của Viện Khoa học và
Công nghệ Việt Nam.
Thu thập thông tin bằng phương pháp điều tra xã hội học đối với các
đối tượng là cán bộ nghiên cứu tham gia vào công tác đào tạo, cán bộ tham
gia công tác quản lý tại trường đại học và các giảng viên đại học.
9. Kết cấu luận văn
Luận văn được trình bày theo các phần sau:
 Phần mở đầu
 Chương 1: Cơ sở lý luận về nghiên cứu khoa học và đào tạo
 Chương 2: Xu thế phát triển của hệ thống giáo dục đào tạo và các
mô hình liên kết giữa nghiên cứu và đào tạo đang có tại Việt Nam
và trên thế giới

13
 Chương 3: Đánh giá và đề xuất giải pháp để mô hình liên kết
nghiên cứu - đào tạo giữa Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
và Đại học Quốc gia Hà Nội hoạt động hiệu quả.
 Kết luận và khuyến nghị

 Tài liệu tham khảo
 Các phụ lục


14
Chương 1: Cơ sở lý luận về
nghiên cứu khoa học và đào tạo
1. Nghiên cứu khoa học
Theo truyền thống của nhiều đại học thế giới, nghiên cứu khoa học
luôn là một bộ phận hợp thành chức năng của trường đại học. Tuy nhiên,
tùy các thiết chế khác nhau của đại học ở mỗi quốc gia, mà chức năng
nghiên cứu khoa học của đại học mang những đặc điểm và đạt được những
trình độ khác nhau.
Ngày nay, xã hội con người đang dần từ giã nền văn minh cơ học để
bước vào nền văn minh thông tin. Hệ thống giáo dục của thế giới đã không
ngừng biến đổi phù hợp với sự biến đổi của xã hội loài người. Hệ thống
giáo dục ngày nay được mang khá đầy đủ dấu ấn của những công cuộc cải
cách giáo dục trong xu thế của cách mạng công nghiệp. Các nhà nghiên
cứu giáo dục hầu như đã thống nhất ý kiến cho rằng các tiêu chí cơ bản của
con người được đào tạo phải thể hiện ở ba mặt kiến thức, kỹ năng và hành
vi.
Hiện nay, ở nước ta ta còn tồn tại nhiều cách hiểu rất khác nhau về
khái niệm “nghiên cứu khoa học”.
Tác giả Vũ Cao Đàm đã nêu ra hai định nghĩa sau đây về “nghiên cứu
khoa học” [5]:
Định nghĩa thứ nhất, nghiên cứu khoa học là một hoạt động tìm tòi,
khám phá bản chất các sự vật (tự nhiên, xã hội, con người), nhằm thoả mãn
nhu cầu nhận thức, đồng thời sáng tạo các giải pháp tác động trở lại sự vật,
biến đổi sự vật theo mục đích sử dụng.


15
Định nghĩa thứ hai, nghiên cứu khoa học là một hoạt động xã hội với
chức năng tìm kiếm những điều mà khoa học chưa biết: hoặc là phát hiện
bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới, hoặc là sáng tạo
phương pháp mới và phương tiện kỹ thuật mới để cải tạo thế giới.
Xét về mặt bản chất kỹ năng thao tác, nghiên cứu khoa học là quá
trình phát hiện vấn đề khoa học, hình thành và chứng minh luận điểm khoa
học.
2. Năng lực nghiên cứu khoa học
Theo tác giả Vũ Cao Đàm cùng các cộng sự [6], năng lực nghiên cứu
là sự thành thạo về kỹ năng hình thành và chứng minh luận điểm (tư tưởng)
khoa học, tạo ra được kết quả thỏa mãn yêu cầu của mục tiêu nghiên cứu.
Như vậy, khi nói đến năng lực nghiên cứu là nói đến kỹ năng hình
thành luận điểm (tư tưởng) khoa học và kỹ năng chứng minh luận điểm đó.
Theo tác giả Vũ Cao Đàm [7], tiêu chí để đánh giá năng lực nghiên
cứu là:
 Biết phát hiện các sự kiện khoa học, nghĩa là biết phát hiện nơi
xuất hiện mâu thuẫn giữa lý thuyết khoa học và thực tế.
 Biết đặt vấn đề nghiên cứu, hình dung rất rõ sẽ phải trả lời câu hỏi
nào trong nghiên cứu.
 Biết đưa ra luận điểm khoa học của mình, chính là luận điểm về
giải quyết vấn đề đã đặt ra ở trên.
 Biết đưa ra nhiều loại luận cứ để chứng minh luận điểm của mình.

16
 Biết sử dụng nhiều phương pháp thích hợp khác nhau để tìm kiếm
và chứng minh luận cứ và sử dụng hệ thống luận cứ để chứng
minh luận điểm khoa học của mình.
3. Hoạt động đào tạo
Trên thế giới hiện nay, khi nhiều nước chuyển sang nền kinh tế dịch

vụ hậu công nghiệp, giáo dục đại học càng trở nên quan trọng khi nó được
coi là nền móng của kinh tế tri thức thế kỷ XXI. Vai trò của giáo dục đại
học vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế này cũng như đối với những
biến đổi xã hội. Các trường đại học là những cơ quan trọng yếu nối kết
thông tin, đào tạo và nghiên cứu. Hơn nữa, trường đại học là nơi giao tiếp
về khoa học và công nghệ giữa các quốc gia khác nhau và các nền học
thuật trên thế giới đang có mối liên hệ ngày càng tăng với các nền kinh tế.
Giáo dục đại học đang thực hiện những chức năng cụ thể sau: [22]
Đào tạo: Các nền kinh tế tri thức cần nhân sự có kỹ năng ở mọi trình
độ và với số lượng ngày càng nhiều. Công nghệ đòi hỏi những kiến thức
chuyên sâu, và điều này quan trọng không kém, kỹ năng thích nghi với
những thay đổi công nghệ đang diễn ra với tốc độ rất nhanh. Trường đại
học và các trường nghề sau trung học cung cấp dịch vụ giáo dục và đào tạo
này. Các trường đại học có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo ra
những nhà khoa học hàng đầu trong lực lượng nghiên cứu, cũng như trong
việc tạo ra những người lao động trình độ cao vô cùng cần thiết đối với nền
kinh tế mới.
Nghiên cứu: Trường đại học cung cấp những nghiên cứu cơ bản và
ứng dụng cần thiết cho nền kinh tế tri thức. Mối liên hệ giữa trường đại học
và công nghiệp sản xuất cũng như những liên quan về mặt khoa học trong
lĩnh vực công nghệ sinh học và những lĩnh vực khác đã cho thấy giá trị và

17
sự liên quan mật thiết giữa nghiên cứu và đời sống. Sản phẩm mà các
trường đại học tạo ra đã làm tăng một cách đáng kể những phương tiện cải
thiện nền kinh tế.
Truyền thông: Đối với cộng đồng học thuật, các trường đại học
không chỉ liên quan đến truyền thông tri thức, mà còn là những mắt xích
trọng yếu đối với việc tiếp thu và truyền đạt tri thức, đồng thời tiếp nhận
chuyển giao tri thức từ cộng động khoa học quốc tế.

Cải cách: Trường đại học tập hợp các nhà khoa học trên nhiều lĩnh
vực chuyên môn trong một môi trường ngày càng nhấn mạnh tư duy liên
ngành. Những trường đại học tốt nhất bao giờ cũng khuyến khích những
hoạt động nghiên cứu và triển khai có tính chất liên ngành và đổi mới.
Diễn đàn văn hoá và xã hội: Vai trò của trường đại học như một diễn
đàn thảo luận về đời sống trí tuệ, chính trị và văn hoá thường là chưa được
coi trọng ngang bằng vai trò của nó trong khoa học ở thế kỷ XXI.
Là nơi lưu trữ tri thức cho toàn xã hội: Trường đại học, thông qua
các thư viện, bảo tàng, cùng các khoa và chương trình đào tạo, đóng góp to
lớn vào việc sáng tạo và diễn giải các nền văn hoá cũng như lưu giữ các
thành tựu của loài người. Một số nơi trên thế giới, như ở các nước đang
phát triển, khi các nhà văn hoá, nhà bảo tàng còn ít ỏi, vai trò của trường
đại học trong vấn đề này càng đặc biệt quan trọng.
Để thực hiện tốt các chức năng trên, hệ thống giáo dục đại học phát
triển theo những đặc trưng đa dạng, thực tiễn và chất lượng cao. Theo xu
hướng xã hội hoá giáo dục này, hệ thống giáo dục đại học có những đặc
trưng sau: [10]

18
1. Số lượng các trường đại học và cao đẳng nhiều và đa dạng. Các
trường đại học khác nhau về nhiều tiêu chí: Cơ quan trợ cấp (Chính
phủ, tư nhân, ); Loại bằng cấp đào tạo (Tiến sĩ, Thạc sĩ, cử nhân, cao
đẳng); Tính đa ngành của Chương trình (đơn ngành, đa ngành, đa lĩnh
vực); Chức năng (giáo dục, nghiên cứu, dịch vụ). Các trường đại học
cũng rất khác nhau về sứ mệnh, mục tiêu và qui mô để đáp ứng nhu
cầu rất đa dạng và ngày càng cao của xã hội học tập về nâng cao dân
trí, đào tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài.
Các trường đại học toàn diện có qui mô lớn (hàng vạn sinh viên,
hàng trăm mã ngành đào tạo), các trường đơn ngành thường có qui mô
nhỏ; về bậc đào tạo: có trường chỉ đào tạo bậc đại học, có trường đào

tạo bậc thạc sĩ và có trường đào tạo cả bậc tiến sĩ; có trường tập trung
tại một địa điểm, có trường gồm nhiều địa điểm khác nhau. Tuy nhiên
bao giờ cũng có một tỷ lệ nhất định các đại học nghiên cứu chất lượng
cao để đào tạo tinh hoa, tài năng (nguồn nhân lực chất lượng cao cho
nền kinh tế tri thức).
2. Các trường đại học có tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao, các trường
gần như tự quyết định mọi hoạt động của nhà trường.
3. Các trường đại học là nơi giao thoa của ba chức năng: Đào tạo,
Nghiên cứu khoa học và phục vụ xã hội, sự kết hợp chặt chẽ ba chức
năng này hiện nay cũng là xu hướng cơ bản trong chiến lược phát triển
giáo dục đại học của các nước trên thế giới. Các trường đại học không
chỉ là trung tâm đào tạo mà thực sự trở thành các trung tâm nghiên
cứu khoa học, sản xuất, sử dụng, phân phối, xuất khẩu tri thức và
chuyển giao công nghệ mới hiện đại. Trong đó, nghiên cứu khoa học
và phục vụ thực tiễn vừa là phương tiện (học qua nghiên cứu), vừa là
mục đích (học cho nghiên cứu) vừa là động lực để đào tạo, nhất là đào

19
tạo chất lượng cao. Nói một cách khác, nghiên cứu khoa học và phục
vụ xã hội là yếu tố quyết định nhất tới chất lượng đào tạo. Vì vậy, liên
kết với các doanh nghiệp, với sản xuất (theo công thức: Nhà nước -
Đại học – Cộng đồng – Doanh nghiệp) là xu hướng ngày một phát
triển.
Các trường đại học có vai trò rất quan trọng trong các hoạt động
khoa học và công nghệ của đất nước với ba thế mạnh: Tiềm năng to
lớn về chất xám của đội ngũ cán bộ; Lực lượng hùng hậu sẵn sàng
triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học; Tạo ra hiệu quả kép (sản
phẩm khoa học và công nghệ và sản phẩm đào tạo).
4. Các trường đại học có giải pháp phù hợp để hạ thấp quy mô đào tạo
đại học, nâng cao dần quy mô đào tạo sau đại học; giảm dần tỷ lệ giữa

sinh viên và giảng viên để đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu trong đội
ngũ giảng viên (tỷ lệ này ở các trường đại học của nước ta là 2530/1;
ở Đại học Quốc gia Hà Nội là 23/1; trên thế giới tỷ lệ này là 10-15
sinh viên/1 giáo viên).
5. Các trường Đại học là nơi tập hợp đội ngũ các nhà khoa học, các giáo
sư đầu ngành.
6. Đối với các cán bộ giảng dạy đại học, bên cạnh hoạt động đào tạo,
hoạt động nghiên cứu khoa học – dịch vụ là hoạt động bắt buộc.
Thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học, đội ngũ cán bộ giảng dạy
luôn cập nhật kiến thức và nâng cao trình độ, cũng như học vị, học
hàm. Tỷ lệ thời gian dành cho các hoạt động này khác nhau tùy loại
trường. Hiện nay, ở nước ta tỷ lệ giữa đào tạo, nghiên cứu khoa học và
dịch vụ là 7/2/1; trong khi đó, tại các trường đại học trên thế giới tỷ lệ

20
này phổ biến là 5/4/1; còn đối với các trường Đại học nghiên cứu, tỷ
lệ này là 2/6/2.
7. Kinh phí dành cho hoạt động nghiên cứu khoa học của các trường đại
học là tương đối lớn và đa dạng.
4. Năng lực đào tạo
4.1. Nguồn nhân lực
Đó là đội ngũ giảng viên có đủ năng lực để truyền đạt, trang bị cho
sinh viên những tri thức cơ bản và cập nhật.
4.2. Vật lực
Các đơn vị đào tạo có đủ cơ sở các phòng thí nghiệm được trang bị
máy móc, thiết bị hiện đại, cùng với tiềm lực tài chính, kết cấu cơ sở hạ
tầng và tiềm lực về thông tin.
5. Quan hệ giữa nghiên cứu khoa học và đào tạo
Đào tạo và nghiên cứu khoa học là hai hoạt động hết sức cơ bản trong
trường đại học, hai hoạt động này luôn có mối quan hệ tương hỗ trong công

tác đào tạo tại trường đại học. Sự kết hợp giữa đào tạo và nghiên cứu khoa
học là tiền đề nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
Nghiên cứu khoa học được quan niệm là một chức năng đặc trưng của
hệ thống giáo dục đào tạo. Một văn bằng đại học ở nước ngoài được định
nghĩa khái quát như sau: Văn bằng đại học là cái được cấp để công nhận
việc hoàn thành một chương trình học có trình độ cao: được giảng dạy chủ
yếu bởi những người có nghiên cứu khoa học và được trang bị những

21
nguyên lý chung và kiến thức cơ bản, là cơ sở để làm việc và học tập một
cách chủ động. [9]
Hiện nay, trên thực tế, hệ thống giáo dục đại học Việt Nam có chức
năng chủ yếu là đào tạo. Chức năng nghiên cứu nằm ở hệ thống các viện
thuộc hai Trung tâm Khoa học Quốc gia. Vị trí của nghiên cứu khoa học
trong các trường đại học ở nước ta hầu như được đặt ở mức rất khiêm tốn
so với các viện nghiên cứu. Rất nhiều nhà khoa học Việt Nam đang làm
việc ở các trường đại học ở nước ngoài, khi về làm việc ở trong nước cũng
đều có nhận xét chung như vậy. Có thể kể đến, giáo sư Bùi Trọng Liễu
(Đại học Paris V), giáo sư Trần Văn Thọ (Đại học Ohio) và gần đây là giáo
sư Vũ Quốc Phóng (Đại học Ohio), các tác giả có nhiều bài đăng trên báo
chí trong nước đóng góp ý kiến về chính sách đối với hoạt động nghiên cứu
khoa học của các trường đại học.[8]
Đúng như vậy, khi làm việc trong điều kiện bình thường ở trong nước,
chúng ta thấy sự tồn tại của mạng lưới tổ chức khoa học ở Việt Nam như
một lẽ đương nhiên, nhưng nếu có để tâm quan sát cách thức tổ chức khoa
học ở nước ngoài, có đọc kỹ những bài mà những nhà khoa học nước ngoài
viết về tổ chức khoa học ở trong nước, chúng ta mới suy ngẫm ra được
nhiều điểm bất hợp lý của nó.
Theo những con số công bố chính thức của Bộ Khoa học, Công nghệ
và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) thì ở Việt Nam có

khoảng trên 300 viện và Trung tâm. Thực ra nếu xét cả các tổ chức của các
tổ chức xã hội và tư nhân thì con số đã lên cao hơn nhiều.[8]
Về mặt cơ cấu và cách thức tổ chức của toàn bộ mạng lưới nghiên cứu
và triển khai, mạng lưới nghiên cứu khoa học ở Việt Nam được tổ chức
theo mô hình của Liên Xô trước đây, có thể mô tả như sau: [8]

22
Thứ nhất, các trung tâm quốc gia và các cơ quan khoa học độc lập có
hàm hành chính là cơ quan ngang bộ và đặt trực thuộc Chính phủ hoặc Ban
bí thư Trung ương Đảng. Loại hình này trước đây có khá nhiều. Chúng ta
liệt kê những viện như thế đã tồn tại trong lịch sử: Viện Khoa học Việt
Nam, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện nghiên cứu Chủ nghĩa Mác
LêNin, Ban Lý luận của Ban chấp hành trung ương Đảng, Viện nghiên cứu
Quản lý Kinh tế Trung ương, Viện Năng lượng nguyên tử Quốc gia, Viện
Công nghệ Quốc gia. Các viện này có dấu quốc huy, các viện trưởng có
hàm ngang bộ trưởng và đều là ủy viên Ban chấp hành trung ương Đảng,
viện có thẩm quyền về mặt hành chính ngang một Bộ.
Thứ hai, các viện trực thuộc các Bộ, gồm hai loại. Loại thứ nhất là các
viện nghiên cứu công nghệ; loại thứ hai là các viện nghiên cứu chính sách,
chiến lược, quản lý và kinh tế của ngành mà bộ phụ trách. Ví dụ như Viện
Chiến lược Kinh tế của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện Chiến lược và Chính
sách Khoa học và Công nghệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa
học công nghệ Mỏ thuộc Bộ Công nghiệp,
Thứ ba, các viện thuộc các thành phố lớn, ví dụ như Viện Nghiên cứu
Chiến lược Kinh tế của Hà Nội và Viện Kinh tế của Thành phố Hồ Chí
Minh.
Thứ tư, trong những năm gần đây, xuất hiện một số viện và trung tâm
trong các trường đại học, các bệnh viện, các xí nghiệp hoặc công ty lớn.
Một số viện này xuất hiện do sự đề xuất thành lập của các bệnh viện,
trường học hoặc xí nghiệp; một số khác do chủ trương ghép các viện vào

có tổ chức có liên quan theo quyết định của các bộ.
Vai trò của nghiên cứu khoa học trong trường đại học được nhận thức
qua hai khía cạnh sau: [11]

23
Đối với bản thân trường đại học:
Nghiên cứu khoa học góp phần tạo ra và nâng cao chất lượng đào tạo,
nhất là đào tạo sau đại học, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục
vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Nghiên cứu khoa học giúp phát triển các ngành đào tạo mới, các lĩnh
vực nghiên cứu mới đáp ứng nhu cầu nhận thức và cải tạo thế giới.
Nghiên cứu khoa học và công nghệ (gọi chung là hoạt động khoa học
và công nghệ) trong trường đại học là cầu nối gắn kết nhà trường với nền
kinh tế - xã hội, làm cho mỗi trường đại học trở thành một trung tâm khoa
học, giáo dục, kinh tế và văn hóa lớn của từng địa phương, từng vùng hoặc
quốc gia.
Hoạt động khoa học và công nghệ góp phần tạo thêm nhiều nguồn thu,
tăng cường các nguồn lực của nhà trường.
Đối với nền kinh tế - xã hội:
Hoạt động khoa học và công nghệ giúp trường đại học thực hiện tốt
chức năng thứ ba: phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao vị
thế của nhà trường trong xã hội.
Hoạt động khoa học và công nghệ tạo ra và nâng cao chất lượng các
dịch vụ xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của
nhân dân.
Nguyên tắc đào tạo cần thiết ở các trường đại học chất lượng cao
chính là đào tạo qua nghiên cứu và cho nghiên cứu. Nghiên cứu vừa là mục
đích, vừa là phương tiện, vừa là động lực để đào tạo. Nguyên tắc này cần

24

được thể hiện trong suốt quá trình dạy - học, qua mọi hoạt động của nhà
trường.
“Đào tạo cho nghiên cứu” nhằm trang bị cho người học một lượng
kiến thức cơ bản cần thiết nhất của ngành, phương pháp luận và những
phương pháp cần thiết (đào tạo diện rộng) để sau khi tốt nghiệp người học
có thể tiếp tục học tập, học suốt đời để có khả năng giải quyết những vấn
đề do thực tiễn đề ra - học để giải quyết những vấn đề chưa học. Như vậy,
đào tạo chất lượng cao bao hàm cả hai yếu tố: kết quả học tập (chất lượng
tiềm năng) và hiệu quả sử dụng (chất lượng thực tế).
“Đào tạo qua nghiên cứu” là nguyên tắc cần được quán triệt xuyên
suốt toàn bộ quá trình học tập của sinh viên. Sinh viên có thể chủ động
trong học tập: nghe giảng, đọc/tổng hợp tài liệu, chuẩn bị tham luận, làm
seminar , các hoạt động này giúp cho sinh viên nâng cao tính chủ động,
sáng tạo, qua đó quá trình học tập của sinh viên linh hoạt và hiệu quả.



25
Chương 2:
Xu thế phát triển của hệ thống giáo dục đào tạo và các mô hình liên
kết giữa nghiên cứu và đào tạo đang có tại Việt Nam và trên thế giới
1. Xu thế phát triển của hệ thống giáo dục đào tạo
1.1. Đại học nghiên cứu
Trong những năm gần đây, chúng ta thường nghe nói nhiều đến mô
hình “Đại học nghiên cứu” (Research University). Đại học nghiên cứu
được phát triển ở nhiều nước và đã trở thành đại học đa ngành chất lượng
cao ở mỗi nước. Đây là một mô hình đại học tiên tiến, ý tưởng về mô hình
này xuất phát từ chức năng của trường đại học là truyền tải tri thức và sáng
tạo tri thức, tương ứng với nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
Một nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy không chỉ đơn thuần là truyền đạt

thông tin tri thức mà phải lôi cuốn người học vào một lĩnh vực tri thức nhất
định với tinh thần học hỏi và niềm say mê sáng tạo. Một nhà nghiên cứu có
thể kiểm định và phát triển những tri thức sâu rộng của mình qua khả năng
chuyển tải tri thức không chỉ tới các đồng nghiệp mà tới cả sinh viên và học
viên sau đại học. Như vậy trường đại học là môi trường quan trọng trong
việc liên kết giữa truyền tải tri thức và sáng tạo tri thức của nhà giáo - nhà
khoa học, là một cơ cấu không thể tách rời các hoạt động dạy - học -
nghiên cứu khoa học, ở đó sinh viên (bao gồm cả học viên sau đại học) vừa
là đối tượng có khả năng tiếp nhận trực tiếp những khám phá khoa học mới
ngay khi chúng vừa xuất hiện, vừa là chủ thể có thể tham gia vào chính quá
trình khám phá khoa học. Trường đại học một khi đảm bảo được những
điều kiện để thực hiện tốt hai chức năng trên chắc chắn sẽ cung cấp cho xã
hội nguồn nhân lực chất lượng cao.

26
Trong thời đại ngày nay, triết lý của đại học nghiên cứu được nâng
cao hơn “học để làm những điều chưa học”, học cách học suốt đời (vì trong
thời đại thông tin, kiến thức được nâng cao và đổi mới rất nhanh - cứ sau
510 năm lượng kiến thức đã tăng gấp đôi. Ngay sau khi tốt nghiệp thì một
số kiến thức đã đổi mới). Muốn vậy, người thầy không những phải nghiên
cứu giỏi mà còn phải có cách đào tạo giỏi - đào tạo qua nghiên cứu và cho
nghiên cứu. Một cách khái quát, trong Đại học nghiên cứu, hàm lượng
nghiên cứu khoa học rất cao trong mọi lĩnh vực hoạt động.
1.2. Xu hướng phát triển của hệ thống giáo dục trên thế giới
Chúng ta đang sống trong thời đại với xu hướng toàn cầu hoá và hội
nhập, trước hết là trong kinh tế, giáo dục, khoa học và công nghệ, thế giới
hướng tới sự phát triển bền vững. Trong hoàn cảnh đó, đào tạo nguồn nhân
lực chất lượng cao là chiến lược phát triển (cạnh tranh) của các nước; với
đặc trưng: “Học để biết, học để làm, học để sống với nhau và học để tồn
tại” (UNESCO, 1996) khác với quan niệm truyền thống trước đây: Học để

làm.
Nhân lực chất lượng cao có thể hiểu: đó là, năng lực tư duy sáng tạo
và năng lực hành động sáng nghiệp (tạo lập việc làm, doanh nghiệp cho
mình và cho người khác trong môi trường cạnh tranh quyết liệt hiện nay)
Chính vì thế, xu hướng phát triển của hệ thống giáo dục đại học hiện
nay là: kết hợp học tập với giải quyết các vấn đề thực tiễn thông qua nghiên
cứu/ triển khai/ chuyển giao công nghệ/ phục vụ xã hội để tạo nên nguồn
nhân lực mới chất lượng cao.
Trên thế giới, số lượng các trường đại học và cao đẳng nhiều và rất đa
dạng. ở Mỹ có gần 4000 trường đại học và cao đẳng; ở ấn Độ có 217 viện

27
đại học (university), 6759 trường đại học đại cương, 1770 trường đại học
chuyên nghiệp; Hàn Quốc có hơn 200 trường đại học [10] .
Trong hệ thống đại học của Mỹ, các trường đại học có tính tự chủ, tự
chịu trách nhiệm cao, các trường gần như tự quyết định mọi hoạt động của
nhà trường. Nhà nước Liên bang hầu như không có chức năng quản lý đại
học, mà quyền này thuộc về các Bang. Trong thực tế, các bang cũng chỉ
quản lý giáo dục phổ thông, còn giáo dục đại học thì các trường hầu như tự
trị. Các trường đại học có quyền quyết định gần như mọi hoạt động: tổ
chức (cán bộ), quản lý, học thuật, cơ sở vật chất, tài chính Xu hướng hiện
nay trong quản lý đại học của Mỹ là tập đoàn hóa các đại học.
Các trường đại học lớn trên thế giới là nơi tập trung đội ngũ các nhà
khoa học, các giáo sư đầu ngành. Trường đại học Bắc Carolina (Mỹ) có
7.400 cán bộ, trong đó có 1.975 là cán bộ giảng dạy – là những người dẫn
đầu quốc gia trong nghiên cứu khoa học và giảng dạy với 10 viện sĩ Hàn
lâm khoa học Quốc gia, 10 viện sĩ Hàn lâm công nghệ Quốc gia và hơn 400
thành viên của Viện Hàn lâm của các thày giáo xuất sắc. Đại học Seoul
(Hàn Quốc) có 971 Giáo sư, 500 Phó giáo sư; 80% số lượng Tiến sĩ của
trường được đào tạo từ Hoa Kỳ. [10]

Về mặt cấu trúc tổ chức của các Đại học nghiên cứu trên thế giới, hệ
thống đào tạo gồm: các trường nhỏ đào tạo đại học; Khoa sau đại học quản
lý đào tạo sau đại học; Hệ thống nghiên cứu khoa học gồm: các viện, trung
tâm, phòng thí nghiệm Hai hệ thống này có bộ khung quản lý riêng,
nhưng đội ngũ cán bộ hầu như là một. ở một số nước, các đơn vị đào tạo
gần như chỉ gồm bộ phận quản lý hành chính, còn giảng dạy, chủ yếu là các
cán bộ nghiên cứu sang đảm nhận (Hà Lan); ở một số nước khác, dưới
khoa là viện, viện vừa nghiên cứu, vừa giảng dạy (Đức); ở một số nước

28
khác, các nhóm nghiên cứu nằm ngay trong bộ môn, đơn vị quản lý giảng
dạy (Nga).
2. Các mô hình liên kết giữa nghiên cứu và đào tạo trong và ngoài
nước
2.1. Tình hình thế giới
Việc kết hợp giữa nghiên cứu và đào tạo được tổ chức thực hiện theo
nhiều hình thức khác nhau ở các nước trên thế giới, tùy thuộc vào điều kiện
lịch sử phát triển, điều kiện kinh tế xã hội và đôi khi là các lý do chủ quan
khác. Xu thế chủ đạo là tiến hành công tác đào tạo và nghiên cứu trong
cùng một đơn vị (thí dụ như tại Mỹ và nhiều quốc gia phát triển khác). Tuy
nhiên, như trên đã nói, do những lý do lịch sử, nhiều nơi vẫn tồn tại riêng
biệt các tổ chức nghiên cứu và đào tạo (điển hình là ở Pháp, Nga và một số
nước khác). Do đòi hỏi của lợi ích cộng đồng, nhiều hình thức liên kết đã
được thử nghiệm và áp dụng. Trong bản luận văn này, tác giả sẽ tập trung
vào việc giới thiệu mô hình liên kết nghiên cứu và đào tạo giữa Trung tâm
Nghiên cứu Khoa học Quốc gia – tổ chức nghiên cứu khoa học lớn nhất
của Pháp (CNRS), có nhiều nét tương đồng với Viện Khoa học và Công
nghệ Việt Nam (chắc chắn ở một quy mô to lớn và bề dầy lịch sử hơn
nhiều), và các Trường Đại học Pháp. Có thể đây là các gợi ý cho việc gắn
kết Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam với Đại học Quốc gia Hà Nội

trong giai đoạn chuyển tiếp sắp tới.
Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp được thành lập theo
sắc lệnh của Tổng thống Cộng hòa Pháp Albert Lebrun, ký ngày
19/10/1939 [30]. Ban đầu, đây đơn vị tập hợp các tổ chức nhà nước nghiên
cứu cơ bản cũng như ứng dụng (không chuyên ngành), phối hợp các
chương trình nghiên cứu ở tầm cỡ quốc gia. Dần dần, những nghiên cứu

29
ứng dụng được tách ra hoặc lập mới thành các Trung tâm quốc gia lớn, thí
dụ như:
- Institut National de Recherche en Informatique et en Automatique
(INRIA – Viện nghiên cứu Tin học và Tự động hóa Quốc gia)
- Institut Franỗais de Recherche pour l'Exploitation de la Mer
(IFREMER – Viện nghiên cứu Khai thác Biển Pháp)
- Commissariat a l’Energie Atomique (CEA –ủy ban Năng lượng
Nguyên tử)
- Institut de Recherche pour le Développement (IRD – Viện Nghiên
cứu Phát triển)
Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp có các nhiệm vụ và
chức năng sau :
 Đánh giá và thực hiện các nghiên cứu có khả năng cung cấp các
kiến thức tiên tiến và đem lại các hiệu quả kinh tế, văn hóa, xã hội;
 Đóng góp vào việc ứng dụng và chuyển giao kết quả nghiên cứu;
 Phát triển thông tin khoa học;
 Hỗ trợ đào tạo nghiên cứu (research training);
 Tham gia vào việc phân tích xu thế khoa học quốc gia và quốc tế,
và tiềm năng phát triển của chúng nhằm phát triển các chính sách
quốc gia.
Các hướng nghiên cứu chính của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học
Quốc gia Pháp tập trung trong 6 ban và 2 viện nghiên cứu quốc gia. Đó là:


30
 Ban Toán học, Vật lý, các Khoa học Trái đất và Thiên văn;
 Ban Hóa học;
 Ban các Khoa học Sự sống;
 Ban Khoa học Xã hội và Nhân văn;
 Ban các Khoa học Môi trường và Phát triển bền vững;
 Ban các Khoa học và Công nghệ Thông tin và Kỹ thuật;
 Viện Vật lý Hạt và Hạt nhân quốc gia;
 Viện các Khoa học Trái đất và Thiên văn;

×