ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH
PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ KHOA HỌC PHỤC VỤ ĐÀO
TẠO SAU ĐẠI HỌC Ở HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG
NGHỆ, VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT
NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Hà Nội – 2017
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH
Phát triển đội ngũ cán bộ khoa học phục vụ đào tạo sau đại
học ở Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học
và Công nghệ Việt Nam
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8 14 01 14
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. TRẦN CÔNG PHONG
Hà Nội - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi.
Các số liệu và tư liệu được sử dụng từ nhiều nguồn tài liệu đáng tin cậy và là
kết quả của quá trình tiến hành khảo sát thực tế của tôi.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình.
Tác giả
Nguyễn Thị Hồng Hạnh
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, em xin trân trọng cảm
ơn các thầy cô trong Khoa Quản lý giáo dục, Đại học Giáo dục, Đại học Quốc
gia Hà Nội đã hết long giảng dạy, tận tình giúp đỡ em trong quá trình học tập
và nghiên cứu.
Em xin cảm ơn GS.TS. Trần Công Phong, người hướng dẫn khoa học đã
hướng dẫn và giúp em hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Khoa học và Công
nghệ, các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp và những người thân đã giúp đỡ tạo
điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng luận văn chắc chắn sẽ không tránh
khỏi thiếu sót và hạn chế nhất định. Em kính mong nhận được ý kiến đóng góp
của các thầy cô và bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2017
Tác giả
Nguyễn Thị Hồng Hạnh
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
Mở đầu…………………………………………………………...............
1
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
8
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC THAM GIA ĐÀO TẠO …………
1.1. Tổng quan nghiên cứu…………………………………………….
8
1.1.1. Đối với phát triển nguồn nhân lực…………………………………
8
1.1.2. Đối với phát triển đội ngũ giảng viên……………………………
9
1.2. Các khái niệm cơ bản……………………………………...............
11
1.2.1. Khái niệm về đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học…………….
11
1.2.2. Đặc điểm của đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học……………..
13
1.2.3. Khái niệm về đội ngũ giảng viên ……………………………….
13
1.2.5. Vai trò của đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học tham gia đào
tạo sau đại học………………………………………………………….
15
1.3. Những vấn đề lý luận……………………………………………...
17
1.3.1. Phát triển nguồn nhân lực trong giáo dục………………………
23
1.3.2. Phát triển đội ngũ giảng viên…………………………………….
26
1.3.1.1. Khái niệm phát triển…………………………………………….
26
1.3.1.2. Khái niệm phát triển đội ngũ giảng viên………………………..
27
1.3.2.3.Nội dung phát triển đội ngũ giảng viên………………………….
29
1.4. Những yếu tố ảnh hƣởng………………………………………….
32
1.4.1. Yếu tố chủ quan………………………………………………….
32
1.4.1.1. Uy tín của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam…..
32
1.4.1.2. Môi trường tự do và thân thiện…………………………………
32
1.4.1.3. Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục…………………
32
1.4.1.4. Bộ máy quản lý…………………………………………………
33
1.4.2. Yếu tố khách quan……………………………………………….
33
1.4.2.1. Các cơ chế, chính sách quản lý của Nhà nước, Bộ Giáo dục và
Đào tạo………………………………………………………………….
33
1.4.2.2. Sự phát triển của công nghệ trong thời đại 4.0…………………
34
1.4.2.3. Trình độ nhận thức của đội ngũ giảng viên…………………….
35
Kết luận Chƣơng 1……………………………………………………..
35
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ KHOA HỌC THAM 36
GIA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Ở HỌC VIỆN KHCN
2.1. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu…………………………………….
36
2.1.1. Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam………………
36
2.1.2. Học viện Khoa học và Công nghệ……………………………….
36
2.2. Thực trạng đội ngũ giảng viên tại Học viện KHCN……………..
42
2.2.1. Thực trạng về số lượng đội ngũ giảng viên……………………..
42
2.2.2. Về Cơ cấu độ tuổi giảng viên…………………………………….
43
2.2.3. Về chất lượng đội ngũ giảng viên………………………………..
45
2.3. Thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ khoa học tham gia đào tạo
ở Học viện Khoa học và Công nghệ……………………………….
48
2.3.1. Thực trạng vận dụng các quan điểm, các cách tiếp cận trong việc
phát triển đội ngũ cán bộ khoa học tham gia đào tạo…………….
48
2.3.2. Thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ khoa học tham gia đào tạo
theo quản lý nguồn nhân lực………………………………………
49
2.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng…………………………………...
50
2.3.1. Mặt mạnh…………………………………………………………
51
2.3.2. Mặt yếu……………………………………………………………
52
Kết luận Chƣơng 2……………………………………………………..
53
Chƣơng 3: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC THAM GIA ĐÀO TẠO Ở HỌC VIỆN
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ……………………………….
55
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp…………………………………….
55
3.1.1. Đảm bảo quán triệt đầy đủ các quan điểm của Đảng và Nhà nước 55
về giáo dục………………………………………………………..
3.1.2. Đảm bảo tính kế thừa…………………………………………….
55
3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn…………………………………………..
55
3.1.4. Đảm bảo tính hiệu quả…………………………………………..
55
3.1.5. Đảm bảo tính bền vững…………………………………………..
56
3.1.6. Đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ………………………………
56
3.2. Các biện pháp quản lý……………………………………………
56
3.2.1. Nhận thức mối quan hệ giữa khoa học và giáo dục đại học…..
56
3.2.2. Phát triển chức năng đào tạo tại các viện nghiên cứu khoa học.
58
3.2.3. Xây dựng môi trường nghiên cứu – đào tạo hài hòa, bình đẳng
60
3.2.4. Đổi mới công tác quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ nghiên
cứu tham gia đào tạo……………………………………………………
61
3.2.5. Sử dụng đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học hợp lý, khoa học,
đảm bảo đúng chuyên môn, nghiệp vụ…………………………………
64
3.2.6. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực thực hiện
nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ nghiên cứu tham gia đào tạo…………..
65
3.2.7. Về chính sách đãi ngộ, khen thưởng và kỷ luật…………………
67
3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi các biện pháp……..
69
Kết luận chƣơng 3……………………………………………………...
70
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ…………………………………….
71
1. Kết luận………………………………………………………………
71
1.1. Về lý luận…………………………………………………………...
71
1.2. Về thực tiễn…………………………………………………………
71
2. Khuyến nghị………………………………………………………….
73
2.1. Đối với cơ quan nhà nước về giáo dục……………………………
73
2.2. Đối với Học viện Khoa học và Công nghệ………………………...
74
2.3. Đối với các nhà khoa học tham gia đào tạo……………………….
74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………...
76
Phiếu điều tra 1…………………………………………………………
79
Phiếu điều tra 2…………………………………………………………
82
Phiếu điều tra 3…………………………………………………………
84
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Chữ viết đầy đủ
CBQL
Cán bộ quản lý
CNH, HĐH
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
ĐNGV
Đội ngũ giảng viên
Viện HLKHCNVN
Viện Hàn lâm Khoa học và Công
nghệ Việt Nam
GV
Giảng viên
NCKH
Nghiên cứu khoa học
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo Sách Trắng Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam năm
2014 cho thấy, trong năm 2013 cả nước có 164.744 người tham gia hoạt động
nghiên cứu và phát triển. Trong đó số người làm công tác nghiên cứu chuyên
nghiệp tại các viện, trung tâm nghiên cứu là 37.481 người. Tổng công bố
KH&CN của Việt Nam trong cơ sở dữ liệu Web of Science giai đoạn 20102014 là 9.976 bài báo, xếp thứ 59 trên Thế giới, so với khu vực, Việt Nam
đứng sau Singapore. Số lượng đơn sáng chế đăng ký bảo hộ giai đoạn 20112013 của người Việt Nam là 1.126 đơn trong khi người nước ngoài có 10.690
đơn. Số bằng độc quyền sáng chế được cấp của người Việt Nam còn thất, chỉ
đạt 144 văn bằng, kém 21.7 lần so với số văn bằng được cấp của người nước
ngoài.
Theo kết quả điều tra, thống kê năm 2015 do Bộ Nội vụ tiến hành đối với
25 cơ quan Trung ương và 48 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong cả
nước thì tổng số viên chức khoa học và công nghệ (theo 08 chức danh nghề
nghiệp) là 43.849, trong đó, khối các cơ quan Trung ương là 32.881 và các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là 10.968.
Tỷ lệ viên chức KH&CN theo 08 chức danh nghề nghiệp như sau:
- Từ số liệu tổng hợp cho thấy số lượng viên chức KH&CN giữ chức
danh khoa học, chức danh công nghệ hạng I và hạng II rất thấp, đặc biệt là ở
địa phương. Số lượng viên chức KH&CN giữ chức danh khoa học, chức danh
công nghệ hạng III chiếm tỷ lệ lớn nhất ở cả khối Trung ương và địa phương.
Theo đó, tỷ lệ kỹ sư lên tới 58.06%, nghiên cứu viên là 21.55%. Tuy nhiên,
cũng theo biểu thống kê, có thể thấy sự chênh lệch rất lớn giữa tỷ lệ nghiên
cứu viên ở trung ương (28.46%) và địa phương (0.83%). Số lượng viên chức
1
KH&CN giữ chức danh khoa học, chức danh công nghệ hạng IV ở khối Trung
ương chiế m tỷ lê ̣ tương đố i thấ p , còn ở khố i điạ phương kế t quả thố ng kê cho
thấ y hoàn toàn không có chức danh trơ ̣ lý nghiên cứu.
- Về trình độ học vấn, học vị: Tỷ lệ viên chức KH&CN có trình độ thạc sĩ
và tiến sĩ chiếm 27.5% (ở địa phương, tỷ lệ này chỉ đạt 7%), trình độ đại học là
60.7%. Tỷ lệ có trình độ cao đẳng và tỷ lệ có trình độ trung cấp là 11.2%, tuy
nhiên, con số này ở địa phương là khoảng 28%.
Tình trạng thiếu hụt nhà khoa học giỏi, nhà khoa học đầu ngành hơn lúc
nào hết là vấn đề đáng lo ngại do số lượng nhà khoa học có trình độ cao và có
kinh nghiệm ngày càng giảm do đến tuổi nghỉ hưu, đặc biệt là các nhà khoa
học đầu ngành, các tổng công trình sư đủ năng lực chủ trì các nhiệm vụ
KH&CN quan trọng quy mô quốc gia và quốc tế. Số lượng viên chức KH&CN
trẻ là lực lượng kế cận khá đông nhưng lại có khoảng cách quá xa (về độ tuổi,
kinh nghiệm, năng lực, lòng say mê) với thế hệ đi trước.
Vì vậy việc đào tạo, bồi dưỡng nhân lực KH&CN được xem là khâu đột
phá, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực KH-CN, đáp ứng yêu cầu
của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều
kiện hiện nay.
Tại Việt Nam hiện nay có hai viện hàn lâm nghiên cứu về hai lĩnh vực xã
hội và tự nhiên lớn nhất đó là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (KHCNVN) là cơ quan
thuộc Chính phủ, do Chính phủ thành lập nhằm thực hiện chức năng nghiên
cứu cơ bản về khoa học tự nhiên và phát triển công nghệ. Mục tiêu nhằm cung
cấp luận cứ khoa học cho công tác quản lý khoa học, công nghệ và xây dựng
chính sách, chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội. Bên cạnh đó đào
tạo nhân lực khoa học, công nghệ có trình độ cao theo quy định của pháp luật.
2
Viện Hàn lâm KHCNVN có 51 đơn vị trực thuộc bao gồm: 06 đơn vị
giúp việc Chủ tịch Viện do Thủ tướng Chính phủ thành lập; 34 đơn vị sự
nghiệp nghiên cứu khoa ho ̣c (27 đơn vị do Thủ tướng Chính phủ thành lập và
07 đơn vị do Chủ tịch Viện thành lập); 06 đơn vị sự nghiệp khác (05 đơn vị do
Thủ tướng Chính phủ thành lập và 01 đơn vị do Chủ tịch Viện thành lập); 04
đơn vị tự trang trải kinh phí và 01 doanh nghiệp Nhà nước.
Các đơn vị của Viện đóng tập trung tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Một
số đơn vị đóng tại Phú Thọ, Hải Phòng, Huế, Nha Trang, Đà Lạt. Ngoài ra,
Viện còn có hệ thống trên 100 đài trạm trại thuộc 17 Viện nghiên cứu chuyên
ngành, phân bố tại 35 tỉnh, thành phố đặc trưng cho hầu hết các vùng địa lý
của Việt Nam (đồng bằng, ven biển, trung du, miền núi và hải đảo) để khảo
sát, điều tra, thu thập số liệu, triển khai thực nghiệm về địa chất, địa từ, địa
động lực, địa lý, môi trường, tài nguyên và thử nghiệm vật liệu,...
Trong nhiều năm qua Viện Hàn lâm KHCNVN được Nhà nước từng
bước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ trong đó có 4
phòng thí nghiệm trọng điểm Quốc gia (PTNTĐ) về Công nghệ Gen; Công
nghệ mạng; Vật liệu và linh kiện điện tử; Công nghệ tế bào thực vật, cùng
nhiều phòng thí nghiệm nghiên cứu cấp viện khác. Nhiều PTN của Viện được
trang bị các thiết bị nghiên cứu hiện đại đáp ứng yêu cầu nghiên cứu khoa học
và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của Viện.
Tính đến tháng 11/2016, Viện Hàn lâm KHCNVN có tổng số trên 4000
cán bộ, viên chức, trong đó có 2425 cán bộ biên chế; 48 giáo sư, 170 phó giáo
sư, 32 tiến sĩ khoa học, 808 tiến sĩ, 905 Thạc sĩ và 595 cán bộ, viên chức có
trình độ đại học.
Các viện nghiên cứu trực thuộc Viện Hàn lâm KHCNVN đã thực hiện
công tác đào tạo sau đại học từ những năm 1978. Năm 2014, Thủ tướng Chính
phủ ra Quyết định thành lập Học viện Khoa học và Công nghệ (Quyết định số
1691/QĐ-TTg ngày 22/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ), là đơn vị trực thuộc
3
Viện Hàn lâm KHCNVN nhằm thống nhất đào tạo của các viện nghiên cứu
thuộc Viện Hàn lâm KHCNVN về Học viện Khoa học và Công nghệ (Học
viện KHCN). Hoạt động đào tạo của Học viện KHCN mang tính đặc thù cao,
sử dụng nhân lực, nguồn lực rất mạnh mẽ của Viện Hàn lâm KHCNVN, phát
huy tiềm lực cán bộ khoa học trong đào tạo sau đại học của Viện Hàn lâm
KHCNVN. Đội ngũ giảng viên, học viên hoạt động nghiên cứu trực tiếp tại
các viện nghiên cứu chuyên ngành; Bộ máy ở các khoa, bộ môn, hội đồng
khoa, hội đồng khoa học thường là các cán bộ nghiên cứu, quản lý tại các Viện
nghiên cứu chuyên ngành, kiêm nhiệm tại Học viện KHCN. Học viện KHCN
là cơ quan đầu mối, điều phối, hỗ trợ hoạt động đào tạo sau đại học ở tất cả các
viện nghiên cứu trực thuộc Viện Hàn lâm KHCNVN.
Xuất phát từ những lý do đã phân tích ở trên, tôi quyết định chọn đề tài:
Phát triển đội ngũ cán bộ khoa học phục vụ đào tạo sau đại học ở Học viện
Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng công tác phát triển
đội ngũ cán bộ khoa học thuộc Viện Hàn lâm KHCNVN tham gia đào tạo sau
đại học, làm giảng viên tại Học viện Khoa học và Công nghệ, đề xuất một số
giải pháp nhằm phát triển đội ngũ cán bộ khoa học tham gia đào tạo sau đại
học tại Học viện KHCN, Viện Hàn lâm KHCNVN (phát triển đội ngũ giảng
viên của Học viện KHCN).
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Đội ngũ cán bộ khoa học của Viện Hàn lâm
KHCNVN tham gia đào tạo làm giảng viên tại Học viện KHCN.
- Đối tượng nghiên cứu: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Học viện Khoa
học và Công nghệ.
4
4. Giả thuyết nghiên cứu:
Học viện Khoa học và Công nghệ được thành lập năm 2014, cơ sở vật
chất cũng như đội ngũ giảng viên dựa trên các viện nghiên cứu trong Viện Hàn
lâm KHCNVN. Đội ngũ giảng viên ở Học viện chính là các nhà khoa học của
Viện Hàn lâm KHCNVN tham gia đào tạo. Vì vậy việc phát triển đội ngũ
giảng viên ở Học viện KHCN còn tồn tại một số điểm bất cập về cơ cấu chưa
cân đối; số lượng và chất lượng giảng viên không đồng đều. Đội ngũ giảng
viên tại Học viện đa phần còn thiếu kinh nghiệm sư phạm vì vậy chất lượng để
đáp ứng yêu cầu đào tạo còn thiếu.
Nếu các giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên được xây dựng theo tiếp
cận quản lý nguồn nhân lực, với tính định hướng chiến lược, cách tiếp cận cá
nhân, sự thống nhất giữa các đơn vị nghiên cứu của Viện Hàn lâm KHCNVN,
sự cam kết và tăng cường vai trò của các nhà quản lý cấp dưới, tác động đồng
bộ đến các khâu cơ bản của quá trình phát triển đội ngũ giảng viên (quy hoạch;
tuyển chọn; sử dụng; đào tạo, bồi dưỡng; chính sách đãi ngộ) sẽ giúp Học viện
KHCN huy động được tối đa trí tuệ của các nhà nghiên cứu khoa học của Viện
Hàn lâm KHCNVN trong việc tham gia hoạt động đào tạo sau đại học tại Học
viện KHCN đáp ứng chiến lược phát triển tạo ra nhân tài và nhân lực có trình
độ khoa học và công nghệ cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước và hội nhập quốc tế.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận vê phát triển Đội ngũ giảng viên.
- Nghiên cứu thực trạng công tác phát triển Đội ngũ cán bộ khoa học
tham gia đào tạo ( làm giảng viên) tại Học viện KHCN và công tác phát triển
đội ngũ giảng viên ở Học viện KHCN.
- Đề xuất một số giải pháp phát triển Đội ngũ giảng viên ở Học viện
KHCN.
5
- Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất.
6. Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung:
Đề tài chỉ nghiên cứu nội dung và biện pháp để phát triển Đội ngũ cán bộ
nghiên cứu khoa học tham gia đào tạo tại Học viện KHCN (Đội ngũ giảng
viên ở Học viện).
- Về địa bàn: Học viện Khoa học và Công nghệ.
- Về khách thể điều tra khảo sát: 711 cán bộ nghiên cứu khoa học làm
giảng viên ở Học viện KHCN.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu:
7.1. Phương pháp tiếp cận
Sử dụng các phương pháp: Tiếp cận hệ thống; tiếp cận quản lý nguồn
nhân lực; tiếp cận theo chức năng; tiếp cận theo năng lực; tiếp cận chuẩn hóa.
7.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Thực hiện hồi cứu, phân tích,
tổng hợp, đối chiếu, so sánh.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn và tổng kết kinh nghiệm: Điều
tra, khảo sát; phương pháp chuyên gia; phương pháp tổng kết kinh nghiệm;
phương pháp khảo nghiệm và thực nghiệm khoa học.
8. Những đóng góp của đề tài hay ý nghĩa khoa học:
Luận văn đã xây dựng được khung lý thuyết nghiên cứu về phát triển đội
ngũ giảng viên (là các nhà khoa học tham gia đào tạo). Trong đó đã xác định
được các khái niệm công cụ: nhà khoa học, giảng viên, đội ngũ giảng viên, đặc
điểm, vai trò của đội ngũ giảng viên ở Học viện KHCN, phát triển đội ngũ
giảng viên.
6
Kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn đề tài của luận văn đã chỉ ra được
nội dung phát triển giảng viên theo phương diện truyền thống về số lượng, chất
lượng, cơ cấu.
Luận văn cũng chỉ ra thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên theo tiếp
cận nguồn nhân lực như:
- Lập quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên.
- Tuyển chọn giảng viên
- Sử dụng giảng viên theo năng lực
- Đào tạo, bồi dưỡng phát triển giảng viên
- Đánh giá giảng viên theo năng lực
- Đãi ngộ giảng viên theo năng lực
Luận văn cũng đã xác định được các yếu tố khách quan và chủ quan ảnh
hưởng đến công tác phát triển đội ngũ giảng viên. Đề xuất biện pháp cần thiết
và khả thi để phát triển đội ngũ giảng viên ở Học viện KHCN.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển Đội ngũ cán bộ khoa học phục vụ
đào tạo sau đại học.
Chương 2: Thực trạng công tác phát triển Đội ngũ cán bộ khoa học tham
gia đào tạo ở Học viện KHCN.
Chương 3: Biện pháp phát triển Đội ngũ cán bộ khoa học tham gia đào
tạo ở Học viện KHCN.
7
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ KHOA
HỌC THAM GIA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
1.1.
Tổng quan nghiên cứu
1.1.1. Đối với phát triển nguồn nhân lực
Tại Đại hội IX và XI của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định “... nguồn
lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh
và bền vững”, “Con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát
triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa...”. Đặc biệt là công
cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam theo Nghị quyết số 29NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam. Việc nâng
cao hiệu quả công tác quản trị nguồn nhân lực nhằm phát triển nguồn nhân lực
đáp ứng các yêu cầu phát triển xã hội là một nhiệm vụ mang tính cấp bách và
chiến lược.
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều các công trình đã nghiên cứu về các
vấn đề phát triển nhân lực như các tác phẩm: “The small bussiness of
developing people” của tác giả Annette Kerr and Marilyn Mcdougall, hay như
cuốn sách “The emergence of strategic human resource development” của các
tác giả: Garavan, Thomas N, Costine, Pat, Heraty, Noreen (1995) tập trung vào
sự xuất hiện của khái niệm phát triển nguồn nhân lực, trong đó xem xét các
vấn đề về phát triển nguồn nhân lực theo các cách tiếp cận khác nhau như
thông qua chiến lược đào tạo…
Tại Việt Nam hiện nay đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu, đề tài,
dự án các cấp, các ngành nghiên cứu về lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực
như đề tài cấp Bộ (2012): “Phát triển đội ngũ lãnh đạo và quản lý nhà nước về
8
giáo dục các cấp” của PGS.TS. Trần Ngọc Giao. Học viện Khoa học xã hội
đang triển khai thực hiện dự án Phát triển đội ngũ giảng viên tại Học viện
Khoa học xã hội giai đoạn 2015-2030. Ngoài ra còn rất nhiều các bài báo, các
công trình khoa học khác như cuốn sách “Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ hội
nhập quốc tế” của các tác giả Bành Tiến Long, Dương Văn Quảng, Trịnh Đức
Dụ (Nhà xuất bản Thế giới, 2009). Bài báo “Giáo dục với phát triển nguồn
nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của Nguyễn Thị Hồng Vân,
Tạp chí Phát triển giáo dục, số 4. Sách “Quản lý nguồn nhân lực trong giáo
dục” của TS. Phạm Văn Thuần, Trường Đại học giáo dục, Đại học Quốc gia
Hà Nội. Đường Vĩnh Sường với bài báo “Giáo dục, đào tạo với phát triển
nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (Tạp chí
Cộng sản, 2012). Bài báo “Giáo dục đại học: Sẽ phải chuyển hướng sang đẩy
mạnh nghiên cứu khoa học” của tác giả Lệ Thu đăng trên báo Dân trí (2017).
Bài báo “Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực KH&CN: đổi mới từ cách làm” của TS.
Trần Đắc Hiển trên tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
1.1.2. Đối với phát triển đội ngũ giảng viên
Dự án quốc gia nghiên cứu tổng thể về giáo dục và đào tạo và phân tích
nguồn nhân lực, mã số VIE/89/022 (Dự án tổng thể về giáo dục).
Công trình “Nghiên cứu việc bồi dưỡng cán bộ giảng dạy đại học và giáo
viên dạy nghề” của nhóm tác giả do Phạm Thành Nghị làm chủ nhiệm.
Báo cáo Sự phát triển của Hệ thống Giáo dục Đại học, Các giải pháp đảm
bảo và nâng cao chất lượng đào tạo ngày 29/10/2009.
Văn phòng Quốc hội và Ủy ban Văn hóa - giáo dục - thanh niên - thiếu
niên và nhi đồng của Quốc hội: Hội thảo khoa học “Những vấn đề đặt ra đối
với giáo dục đại học ở Việt Nam” (Thông tin của Báo Tuổi trẻ, ngày
23/12/2009). Năm 2010, nhóm cán bộ, chuyên viên Vụ Văn hóa, Giáo dục,
Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng do ThS. Lê Thị Phương Nam, Phó Vụ
9
trưởng làm Chủ nhiệm đã thực hiện đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao
chất lượng đội ngũ giảng viên đại học giai đoạn 2010-2015”. Đề tài đã đạt
được những kết quả đáng ghi nhận trong việc đánh giá chung về thực trạng đội
ngũ giảng viên đại học (GVĐH) hiện nay, trên cơ sở đó đưa ra một số đề xuất
nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ GVĐH giai đoạn 2010-2015 và kiến nghị
một số nội dung chuẩn bị cho việc xây dựng Dự án Luật giáo dục đại học.
Trong “Nghiên cứu khoa học của giảng viên - Yếu tố quan trọng góp
phần nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường đại học trong giai đoạn hiện
nay” của Trần Mai Ước (2013) nhấn mạnh đến giảng dạy và nghiên cứu khoa
học (NCKH) là hai nhiệm vụ vừa quan trọng - bắt buộc - cần thiết của bất kỳ
GVĐH nào. Cả hai nhiệm vụ này có quan hệ hữu cơ với nhau, bổ trợ lẫn nhau.
Trong đó bài viết đề cao đến nhiệm vụ NCKH của GVĐH có ảnh hưởng lớn
đến chất lượng, uy tín đào tạo của đại học. Qua đó, bài viết chỉ ra 8 lợi ích thiết
thực của NCKH đối với giảng viên, điển hình như NCKH giúp giảng viên đào
sâu, cập nhật, trau dồi tri thức; phát triển tư duy, năng lực sáng tạo của giảng
viên; gắn kết giữa lý luận và thực tiễn, lý thuyết và thực hành.
Ngoài ra cũng còn có khá nhiều các công trình, luận văn, luận án đề cập
đến việc phát triển đội ngũ giảng viên. Các nội dung được đề cập đến trong các
nghiên cứu đã nêu gồm nhiều góc độ khác nhau về phát triển nguồn nhân lực
KHCN và nguồn nhân lực giảng viên. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đề
cập cụ thể, chuyên sâu về việc phát triển đội ngũ nghiên cứu khoa học tham
gia đào tạo sau đại học nói chung và phát triển đội ngũ nghiên cứu khoa học
tham gia đào tạo tại Học viện KHCN nói riêng. Vì vậy việc nghiên cứu đề tài
“Phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học tham gia đào tạo sau đại học ở
Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt
Nam” là rất cần thiết để đáp ứng yêu cầu thực tiễn về phát triển đội ngũ giảng
viên tại Học viện Khoa học và Công nghệ.
10
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Khái niệm về đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học
a. Đội ngũ cán bộ:
Khái niệm đội ngũ ngày nay được sử dụng rộng rãi trong cả nói và viết:
đội ngũ cán bộ, đội ngũ giáo viên, đội ngũ nhân viên, đội ngũ sinh viên... Theo
Đại từ điển Tiếng Việt (NXB Văn hóa thông tin) thì: “Đội ngũ là một khối
đông người cùng chức năng nghề nghiệp, được tập hợp và tổ chức thành một
lực lượng”.
Theo Từ điển Tiếng Việt (NXB Đà Nẵng - Viện Ngôn ngữ học): “Đội
ngũ là một tập hợp gồm một số đông người cùng có chức năng nhiệm vụ hoặc
nghề nghiệp hợp thành lực lượng hoạt động trong một hệ thống nhất định”.
Tác giả Đặng Quốc Bảo nhận định “Đội ngũ là một tập thể người gắn kết
với nhau cùng chung lý tưởng, mục đích, rang buộc nhau về vật chất, tinh thần
và hoạt động theo một nguyên tắc”.
Có thể nói “Đội ngũ” là một nhóm người, được tổ chức và tập hợp thành
lực lượng, có cùng chức năng nghề nghiệp, có cùng chung mục đích và hướng
tới một mục đích đó.
Các khái niệm về đội ngũ tuy có khác nhau đôi chút nhưng đều giống
nhau, đều thống nhất với nhau ở chỗ, đội ngũ là một nhóm người được tập hợp
thành một lực lượng để cùng thực hiện một hay nhiều chức năng; họ có thể
cùng hoặc không cùng nghề nghiệp nhưng đều có chung lý tưởng, cùng chung
mục đích và gắn bó với nhau về quyền lợi vật chất và tinh thần.
b. Nghiên cứu khoa học:
Khoa học được hiểu một cách đơn giản đó là hệ thống tri thức về tự
nhiên, xã hội và tư duy về những quy luật phát triển khách quan của tự nhiên,
11
xã hội và tư duy. Nó giải thích một cách đúng đắn nguồn gốc của những sự
kiện đó, phát hiện ra những mối liên hệ của các hiện tượng, sự kiện nhằm vũ
trang cho con người những tri thức về quy luật khách quan của thế giới hiện
thực để con người áp dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống.
Theo Vũ Cao Đàm: “NCKH nói chung là nhằm thỏa mãn về nhu cầu
nhận thức và cải tạo thế giới đó là khám phá những thuộc tính bản chất của sự
vật, hiện tượng; phát hiện quy luật vận động của sự vật, hiện tượng; vận dụng
quy luật để sáng tạo giải pháp tác động lên sự vật hiện tượng”.
Theo Nguyễn Văn Lê: “NCKH là sự tìm tòi, khám phá bản chất các sự
vật nhằm thỏa mãn nhu cầu nhận thức, đồng thời sáng tạo ra các giải pháp tác
động trở lại sự vật, biến đổi sự vật theo mục đích sử dụng”.
Nói một cách khái quát nhất thì NCKH là một hoạt động tìm kiếm, xem
xét, điều tra, hoặc thử nghiệm. Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức… đạt
được từ các thí nghiệm NCKH để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự
vật, về thế giới tự nhiên, xã hội và để sáng tạo phương pháp, phương tiện kỹ
thuật mới cao hơn, giá trị hơn nhằm áp dụng vào cuộc sống của con người.
Con người muốn làm NCKH phải có kiến thức nhất định về lĩnh vực nghiên
cứu cụ thể và cái chính là phải rèn luyện cách làm việc tự lực, có phương pháp
tư duy và làm việc từ lúc ngồi trên ghế nhà trường.
c. Cán bộ nghiên cứu khoa học:
Cán bộ NCKH là người thực hiện công việc nghiên cứu khoa học, mà ở
đây là những cán bộ chuyên nghiệp có trình độ (học vị) cao đẳng, đại học, thạc
sĩ và tiến sĩ, có học hàm phó giáo sư, giáo sư, hoặc một số người có thể không
có văn bằng chính thức, song họ cũng làm các công việc tương đương như nhà
nghiên cứu/ nhà khoa học, tham gia vào quá trình tạo ra tri thức, sản phẩm và
quy trình mới, tạo ra phương pháp và hệ thống mới.
d. Đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học:
12
Đội ngũ cán bộ NCKH là một nhóm người đều có trình độ chuyên môn
được tập hợp thành một lực lượng để cùng thực hiện công việc NCKH.
1.2.2. Đặc điểm của đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học:
- Người cán bộ NCKH là người có trình độ chuyên môn hóa.
- Có kỹ năng sử dụng máy móc, thiết bị kỹ thuật để công việc được tiến
triển nhanh hơn, kết quả chính xác hơn.
- Có phương pháp làm việc khoa học.
- Khả năng nghiên cứu và phương pháp tư duy khoa học.
- Khả năng nhìn nhận và đánh giá vấn để nghiên cứu.
- Khả năng thu thập và phân tích, xử lý số liệu: thu thập số liệu bằng
phương tiện gì, cách thu thập, phân tích, lựa chọn và sàng lọc dữ liệu, biết sử
dụng các công cụ hiện có để xử lý các dữ liệu đó.
- Có kế hoạch làm việc khoa học, tiết kiệm thời gian và kinh tế.
- Khả năng trình bày vấn đề khoa học.
- Có sự say mê NCKH.
- Nhạy bén với những vấn đề nghiên cứu.
- Kiên trì nghiên cứu.
- Cẩn thận, tỉ mỉ trong quá trình nghiên cứu.
- Trung thực với kết quả.
1.2.3. Khái niệm về đội ngũ giảng viên
a. Giảng viên:
Điều 54 chương VIII của Luật giáo dục đại học (Luật số: 08/2012/QH13)
xác định giảng viên như sau:
13
- Giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học là người có nhân thân rõ ràng;
có phẩm chất, đạo đức tốt; có sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp; đạt trình độ
về chuyên môn, nghiệp vụ quy định tại điểm e khoản 1 Điều 77 của Luật giáo
dục (Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ
sư phạm đối với nhà giáo giảng dạy cao đẳng, đại học; có bằng thạc sĩ trở lên
đối với nhà giáo giảng dạy chuyên đề, hướng dẫn luận văn thạc sĩ; có bằng tiến
sĩ đối với nhà giáo giảng dạy chuyên đề, hướng dẫn luận án tiến sĩ).
- Chức danh của giảng viên bao gồ m trơ ̣ giảng , giảng viên , giảng viên
chính, phó giáo sư, giáo sư.
- Trình độ chuẩn của ch ức danh giảng vi ên giảng dạy trình độ đa ̣i ho ̣c là
thạc sĩ trở lên. Trường hợp đặc biệt ở một số ngành chuyên môn đặc thù do Bộ
trưởng Bộ giáo dục và đào tạo quy định.
- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình bồi dưỡng
nghiệp vụ sư phạm, quy định việc bồi dưỡng, sử dụng giảng viên.
Điều 55 chương VIII của Luật giáo dục đại học (Luật số: 08/2012/QH13)
quy định nhiệm vụ và quyền của giảng viên như sau:
- Giảng dạy theo mục tiêu, chương trình đào tạo và thực hiện đầy đủ, có
chất lượng chương trình đào tạo.
- Nghiên cứu, phát triển ứng dụng khoa h ọc và chuyển giao công nghệ,
bảo đảm chất lượng đào tạo.
- Định kỳ học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên
môn nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy.
- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của giảng viên.
- Tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học,
bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.
14
- Tham gia quản lý và giám sát cơ sở giáo dục đại học, tham gia công tác
Đảng, đoàn thể và các công tác khác.
- Được ký hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học với các cơ sở
giáo dục đại học, cơ sở nghiên cứu khoa học theo quy định của pháp luật.
- Được bổ nhiệm chức danh của giảng viên , được phong tặng danh hiệu
Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú và được khen thưởng theo quy định của
pháp luật.
- Các nhiệm vụ và quyền khác theo quy định của pháp luật.
b. Đội ngũ giảng viên:
Mỗi giảng viên không chỉ hoạt động nghề nghiệp với tư cách là cá nhân
riêng lẻ, mà họ còn là thành viên trong tập thể các nhà giáo, là lực lượng cấu
thành lên đội ngũ giảng viên.
“Đội ngũ giảng viên” Là tập hợp những người làm nghề học thuật được
tổ chức thành một lực lượng, cùng chung một nhiệm vụ là thực hiện mục tiêu
giáo dục của một cơ sở giáo dục đại học. Họ làm việc có kế hoạch, có sự
chuẩn bị và gắn bó với nhau thông qua lợi ích vật chất và tinh thần trong
khuôn khổ quy định của đơn vị, của pháp luật, thể chế xã hội.
1.2.4. Đặc điểm của đội ngũ giảng viên
- Đội ngũ giảng viên không phải là một tập hợp các cá nhân rời rạc, càng
không phải là phép cộng đơn thuần, cơ học những giảng viên, mà bên cạnh
tính độc lập của từng chủ thể còn có mối quan hệ biện chứng, ràng buộc, tác
động qua lại với nhau tạo nên tính thống nhất của cả lực lượng đông đảo các
giảng viên.
- Đội ngũ giảng viên là lực lượng tham gia giảng dạy trực tiếp ở bậc cao
nhất trong hệ thống giáo dục quốc dân, thông qua hai cấp đào tạo đại học và
sau đại học nên đội ngũ giảng viên cũng mang đậm bản sắc của nhà sư phạm.
15
- Đội ngũ giảng viên có cơ cấu đa dạng, không đồng nhất về chức danh,
chuyên môn, trình độ đào tạo, độ tuổi, giới tính… Vì vậy, việc đảm bảo tính
đồng thuận, thống nhất trong toàn bộ đội ngũ là vấn đề không đơn giản.
- Hoạt động lao động sáng tạo của đội ngũ giảng viên có đối tượng là
sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh.
- Sản phẩm của hoạt động lao động của đội ngũ giảng viên không phải
là các vật thể dễ dàng kiểm định mà là nhân cách, năng lực, phẩm chất, trí tuệ,
phương pháp tư duy của sinh viên, là sản phẩm không đo đếm được nhưng có
giá trị ảnh hưởng đến nguồn nhân lực, đến giá trị phát triển của xã hội, đó
chính là con người.
Chất lượng của đội ngũ giảng viên được xem xét và thông qua ba khía
cạnh cơ bản là chất lượng đào tạo nguồn nhân lực; năng lực và hiệu quả hoạt
động khoa học; chất lượng các dịch vụ xã hội.
Như vậy “Đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học” và “Đội ngũ giảng viên”
có những đặc điểm chung và đặc điểm riêng tương đối rõ nét. Đặc điểm chung
lớn nhất đó là đều cần có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực nghiên cứu
hay giảng dạy của mình. Điểm khác biệt về cơ bản đó là khả năng giảng dạy,
hay nói cách khác là khả năng truyền thụ lại kiến thức cho đối tượng khác.
Hoạt động thường xuyên của các nhà khoa học là trao đổi khoa học, của giảng
viên là giảng dạy.
Tuy nhiên với sự phát triển vượt bậc của tri thức, giáo dục không theo
quy trình thông tường “thầy giảng trò nghe” mà đã trở thành việc “trao đổi”
hai chiều giữa thầy giáo và học trò. Như vậy sẽ tiến đến gần như hoạt động của
các nhà khoa học, đó là “trao đổi”.
16