Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Xây dựng chính sách công nghệ thúc đẩy việc ứng dụng nguồn năng lượng xanh trong hệ thống chiếu sáng công cộng, khu dân cư vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh Bạc liêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (949.45 KB, 109 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




NGUYỄN PHÚC HUY



XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH CÔNG NGHỆ
THÚC ĐẨY ỨNG DỤNG NĂNG LƢỢNG XANH
VÀO TRONG HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG CÔNG CỘNG,
KHU DÂN CƢ VÙNG NÔNG THÔN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU



LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ





Hà Nội, tháng 01 năm 2014

2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGUYỄN PHÚC HUY



XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH CÔNG NGHỆ
THÚC ĐẨY ỨNG DỤNG NĂNG LƢỢNG XANH
VÀO TRONG HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG CÔNG CỘNG,
KHU DÂN CƢ VÙNG NÔNG THÔN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU



LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
MÃ SỐ: 60.34.04.12


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS Đào Thanh Trƣờng


Hà Nội, tháng 01 năm 2014


3
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được cuốn luận văn với đề tài "Xây dựng chính sách công

nghệ thúc đẩy ứng dụng năng lượng xanh vào trong hệ thống chiếu sáng công cộng,
khu dân cư vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu", bên cạnh những nổ lực của
bản thân, vận dụng những kiến thức tiếp thu được từ việc giảng dạy của các thầy cô
cùng với sự tìm hiểu thêm về tài liệu, thông tin có liên quan đến đề tài, tác giả luôn
nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của các thầy cô, những lời động viên
khuyến khích từ phía gia đình, bạn bè, đồng nghiệp luôn theo suốt trong quá trình
thực hiện luận văn.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong Ban Đào tạo, Khoa Khoa
học Quản lý của trường Đại học KHXH&NV Hà Nội, đặc biệt xin chân thành cảm
ơn Tiến sĩ Đào Thanh Trường, người đã hướng dẫn tác giả hoàn thành luận văn này.
Tác giả cũng xin cảm ơn các bạn và đồng nghiệp đã cung cấp tài liệu, thông tin để
tác giả có thêm kiến thức hữu ích cho luận văn của mình.
Nhưng do đề tài nghiên cứu với thời gian và khả năng còn hạn chế, không
tránh khỏi những thiếu sót nhất định, tác giả rất mong nhận được sự góp ý chân
thành của quý thầy cô, các bạn và các đồng nghiệp để kiến thức của tác giả trong
lĩnh vực này được hoàn thiện hơn.

Hà Nội, tháng 10 năm 2013
Người thực hiện

Nguyễn Phúc Huy

4
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 5
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 6
PHẦN 1. MỞ ĐẦU 7
1. LÝ DO NGHIÊN CỨU 7
2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 9
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 12

4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 12
5. MẪU KHẢO SÁT 12
6. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 12
7. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 12
8. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
9. LUẬN CỨ 14
9.1. Luận cứ lý thuyết 14
9.2. Luận cứ thực tiễn 14
10. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN 14
PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 15
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY ỨNG DỤNG CÁC NGUỒN NĂNG
LƢỢNG XANH 15
1.1. Một số vấn đề lý luận về năng lượng 15
1.2. Chính sách công nghệ 26
1.3. Định chế tài chính 34
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 36
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH HIỆN HÀNH ĐỐI VỚI VIỆC ỨNG
DỤNG NGUỒN NĂNG LƢỢNG XANH TRONG HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG CÔNG CỘNG, KHU
DÂN CƢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU 38
2.1 Thực trạng sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng ở Việt Nam 38
2.2 Thực trạng và chính sách hiện hành đối với việc ứng dụng nguồn năng lượng xanh trong hệ
thống chiếu sáng công cộng, khu dân cư vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu 46
2.3. Nhận dạng các nguồn NLX và các chính sách thúc đẩy trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu 48
2.5. Đánh giá chính sách công nghệ đối với nguồn năng lượng xanh trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu 51
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 60
CHƢƠNG 3. ĐỊNH HƢỚNG CHÍNH SÁCH CÔNG NGHỆ THÚC ĐẨY ỨNG DỤNG NĂNG
LƢỢNG XANH BẰNG THIẾT CHẾ TÀI CHÍNH 61
3.1. Bối cảnh của giai đoạn phát triển 61
3.2. Định hướng và các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu giai đoạn
2011 - 2015. 64

3.3. Tác động của việc ứng dụng NLX đối với đời sống KT – XH tỉnh Bạc Liêu 67
3.4 Xây dựng chính sách công nghệ theo hướng định chế tài chính nhằm thúc đẩy ứng dụng nguồn
năng lượng xanh trong hệ thống chiếu sáng công cộng, khu dân cư vùng nông thôn trên địa bàn
tỉnh Bạc Liêu 71
3.5. Thực hiện biện pháp chế tài 92
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 94
KẾT LUẬN 96
KHUYẾN NGHỊ 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
PHỤ LỤC 104


5
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CSCC Chiếu sáng công cộng
DN Doanh nghiệp
KDC Khu dân cư
KH&CN Khoa học và công nghệ
KT-XH Kinh tế - xã hội
NLX Năng lượng xanh
TKNL Tiết kiệm năng lượng
UBND Ủy ban nhân dân


6
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


BẢNG:

Bảng 2.1. Tiềm năng khai thác các nguồn NLX ở Việt Nam trang 36-37
Bảng 2.2. Công suất khai thác NLX để sản xuất điện trang 39
Bảng 2.3. Điện năng tiêu thụ trên địa bàn tỉnh Bạc liêu trang 45
Bảng 2.4. Hệ thống CSCC trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu trang 50
Bảng 2.5. Điện năng tiêu thụ của hệ thống điện CSCC trang 51
Bảng 3.1. Chi phí cho sản xuất điện từ các nguồn NLX trang 67

BIỂU:
Biểu đồ 2.1. Tình hình tiêu thụ năng lượng ở Việt Nam trang 40

HÌNH:
Hình 1.1. Sơ đồ hóa khái niệm công nghệ trang 31




7
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. LÝ DO NGHIÊN CỨU
Năng lượng đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Xã hội
càng phát triển thì nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng cao. Hiện nay, trên thế
giới đang dần khan hiếm các loại năng lượng hóa thạch, năng lượng nguyên tử thì
có nguy cơ gây hại cho quá trình sử dụng; do đó, nguồn năng lượng tái tạo (năng
lượng mặt trời, gió, biogas…) hay còn gọi là “năng lượng xanh” đang trở nên phổ
biến và được phát triển rộng rãi ở các nước phát triển và đang phát triển trên thế
giới. Tại Việt Nam, giá xăng dầu tăng, giá điện cũng tăng (vì còn chịu ảnh hưởng
chi phí của các cụm phát điện sử dụng Diesel và than đá) kéo theo giá hàng hóa,
dịch vụ tăng theo, cho nên việc khai thác những nguồn năng lượng mới thay thế là
rất quan trọng, không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng năng lượng của người dân
mà còn đảm bảo phát triển kinh tế xã hội bền vững và liên tục.

Điều kiê
̣
n vị trí địa lý Viê
̣
t Nam rất thuâ
̣
n lợi và phù hợp cho sử dụng khai
thác nguồn năng lượng mặt trời . Với tỷ lê
̣
giờ nắng cao trung bình 6-8h/ ngày,
trung bình 9-12 tháng/ năm trên cả nước đặc biê
̣
t hiệu quả với khu vực miền Trung
và miền Nam gần đường xích đạo trái đất . Nhận thức được tầm quan trọng, lợi thế
và lợi ích của các nguồn năng lượng tái tạo hay còn được gọi là NLX trước nhu cầu
tiêu thụ điện ngày càng tăng phục vụ phát triển kinh tế (với sự gia tăng tiêu thụ điện
hàng năm từ 10-15%), gần đây Chính phủ Việt Nam đã xem xét việc nghiên cứu,
khảo sát, khuyến khích và hỗ trợ các nhà đầu tư, cả trong và ngoài nước, đầu tư vào
các dự án năng lượng xanh.
Phát triển năng lượng mới và NLX đã được đưa vào trong chiến lược phát
triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050
(Quyết định 1855/2007/QĐ-TTg ngày 27/12/2007). Cụ thể, chiến lược đề ra mục
tiêu tăng thị phần của năng lượng xanh trong tổng năng lượng thương mại sơ cấp từ
3% năm 2010 lên 5% năm 2020 và 11% năm 2050.
Bạc Liêu là một tỉnh có tiềm năng trong việc khai thác nguồn NLX để phục
vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội, với số giờ nắng trong năm từ 2.500 – 2.600

8
giờ, tốc độ gió trung bình 5 – 6m/s. Việc ứng dụng các nguồn NLX vào quá trình sử
dụng điện phục vụ cho CSCC, KDC vùng nông thôn là một vấn đề thiết yếu trong

tương lai gần, nhằm góp phần giảm thiểu việc sử dụng nguồn điện từ các nguồn
năng lượng hóa thạch, giảm hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu, lũ, lụt và các tác
động khác gây ảnh hưởng đến môi trường sống.
Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu việc ứng dụng NLX trong hệ thống
chiếu sáng công cộng, khu dân cư vùng nông thôn còn một số vấn đề như sau:
- Ứng dụng công nghệ mới vào hệ thống CSCC chưa được rộng rãi.
- Chương trình thí điểm năng lượng mặt trời, năng lượng gió sử dụng cho
vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh đã được triển khai nhưng hiệu quả về ứng dụng
chưa sâu rộng.
- Chưa triển khai việc ứng dụng rộng rãi các nguồn NLX trong các cơ quan
nhà nước, xí nghiệp, doanh nghiệp, KDC quy hoạch mới.
- Còn nhiều rào cản trong việc thực hiện ứng dụng các nguồn năng lượng
mới (nhận thức, kinh phí, chuyển giao công nghệ, giám sát, kiểm toán năng
lượng…).
- Chưa triển khai các thiết chế cần thiết để thực hiện chủ trương của nhà
nước trong việc ứng dụng năng lượng xanh vào trong đời sống xã hội.
- Công tác giám sát và kiểm toán về tiết kiệm năng lượng theo quy định chưa
đạt hiệu quả cao.
- Chính sách tiết kiệm điện chỉ dừng lại trong việc hạn chế điện năng trong
sử dụng; chưa tạo được sự quan tâm của các cấp, các ngành về việc ứng dụng các
dạng năng lượng khác để cải thiện và bảo vệ môi trường sống.
- Chính sách ưu đãi các nhà đầu tư, khuyến khích hỗ trợ việc chuyển giao
công nghệ và phát triển trong lĩnh vực sản xuất linh kiện, thiết bị phát điện ứng
dụng NLX chưa được cụ thể hóa nhằm thu hút được các nhà đầu tư, các nhà sản
xuất tiếp cận được với nhu cầu sử dụng của địa phương.
Trong tình hình đó, việc lựa chọn đề tài “Xây dựng chính sách công nghệ
thúc đẩy việc ứng dụng nguồn năng lượng xanh trong hệ thống chiếu sáng công

9
cộng, khu dân cư vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu” là sự cấp bách, cần

thiết. Với ý nghĩa lý luận và thực tiễn, hy vọng đề tài sẽ góp phần tạo nên tiền đề
cho sự phát triển năng lượng xanh nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế và đời sống
xã hội theo Nghị quyết của tỉnh Bạc Liêu về mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội định
hướng đến năm 2015.
2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Chính phủ đã ban hành các Luật và các Quyết định có liên quan đến vấn đề
lợi ích và hiệu quả của việc ứng dụng NLX nhằm phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ
môi trường và tiết kiệm năng lượng. Cụ thể như:
- Luật Chuyển giao công nghệ (Luật số: 80/2006/QH11).
- Luật sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm (Luật số: 50/2010/QH12).
- Quyết định số 130/QĐ-TTg, ngày 02 tháng 8 năm 2007, Về một số cơ chế,
chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch.
- Quyết định số 1855/QĐ-TTg, ngày 27 tháng 12 năm 2007, Phê duyệt Chiến
lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2050.
- Quyết định số 37/QĐ-TTg, ngày 29 tháng 6 năm 2011, về cơ chế hỗ trợ
phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam.
- Quyết định số 1244/QĐ-TTg, ngày 25 tháng 7 năm 2011, Phê duyệt
Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ Khoa học và công nghệ chủ yếu giai đoạn 2011
– 2015.
- Quyết định số 1427/QĐ-TTg, ngày 02 tháng 10 năm 2012, Phê duyệt
Chương trình mục tiêu quốc gia về Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai
đoạn 2012 – 2015.
Trong cuốn sách “Chính sách sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng ở
Việt Nam” do Élisabeth Bourguinat soạn thảo năm 2009 đã đề cập đếm vấn đề năng
lượng và chính sách công, chương trình năng lượng tại đô thị và nhà ở, tình hình
quản lý và giao thông đô thị, việc sử dụng năng lượng trong công nghiệp và dịch vụ,
hiệu quả năng lượng.

10

Ông Nguyễn Đức Cường, Giám đốc Trung tâm Năng lượng tái tạo và Cơ chế
phát triển sạch, Viện Năng lượng, Bộ Công Thương, Việt Nam đã có nghiên cứu về
“Tổng quan về hiện trạng và xu hướng của thị trường năng lượng tái tạo của Việt
Nam”
1
với những nội dung đánh giá hiện trạng tình hình sử dụng năng lượng tái tạo
của Việt Nam dựa trên số liệu công suất và sử dụng thực tế đối với từng loại
hình/dạng năng lượng tái tạo và thông qua đó chỉ rõ “việc xem xét khai thác nguồn
Năng lượng tái tạo trong giai đoạn tới sẽ có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về kinh
tế, xã hội, an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường” và khẳng định “khả năng
cung cấp các nguồn năng lượng nội địa hạn chế (dự kiến phải nhập than cho điện
từ sau 2015) trong khi tiềm năng nguồn Năng lượng tái tạo của Việt Nam rất lớn
kèm theo nhu cầu sử dụng điện và nhiệt cho sản xuất rất cao thì việc xem xét khai
thác nguồn Năng lượng tái tạo sẵn có cho sản xuất điện, đồng phát năng lượng (cả
điện và nhiệt) là rất khả thi cả về công nghệ lẫn hiệu quả kinh tế và môi trường”
TS. Nguyễn Anh Tuấn tại Viện Năng lượng cũng có bài viết về “Chính sách
và giải pháp thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam” với nội dung
nghiên cứu về hiện trạng sử dụng năng lượng tái tạo ở Việt Nam và đưa ra được các
gợi ý chính sách liên quan đến giải pháp chính sách hỗ trợ như cơ chế hạn ngạch, cơ
chế giá cố định, cơ chế đấu thầu và cơ chế cấp chứng chỉ. Trong một nghiên cứu
khác của ông, “Cơ chế khuyến khích năng lượng gió và giá quy định ở Việt Nam”,
ông đã đưa ra nhận định “Trong giai đoạn 2005 - 2030, nhu cầu năng lượng của
Việt Nam sẽ tăng 4 lần. Nhu cầu điện của Việt nam tăng 10%/năm đến năm 2025”.
Trong một nghiên cứu thuộc dự án EEP Mêkông (một chương trình được Bộ
Ngoại giao Phần Lan và Quỹ Phát triển Bắc Âu tài trợ), Arvo Leinonen thuộc
Trung tâm KH&CN Phần Lan và ông Nguyễn Đức Cường thuộc Viện Năng lượng
Việt Nam đã cùng nghiên cứu về “Chuỗi cung cấp các loại sinh khối cho các nhà
máy đồng phát năng lượng và các nhà hơi công nghiệp ở Việt Nam” trong đó đã chỉ
ra những nguyên nhân khiến cho Việt Nam mới chỉ sử dụng một phần nhỏ sinh khối
mặc dù tiềm năng của sinh khối ở Việt Nam là rất lớn.


1
Theo />cua-Viet-Nam-5-999.aspx

11
Năm 2010, Trung tâm NLTT và CCPTS, Viện Năng lượng đã thực hiện đề
tài “Nghiên cứu đề xuất ứng dụng năng lượng tái tạo phục vụ nhu cầu sử dụng
năng lượng cho các đồn biên phòng vùng sâu, vùng xa”. Đây là một nghiên cứu
thiết thực, đáp ứng nhu cầu NL cấp bách cho một đối tượng đặc biệt, đó là tập thể
chiến sỹ biên phòng, sống ở vùng không được sử dụng điện từ lưới điện Quốc gia,
điều kiện sinh sống gian khổ, góp phần tiết kiệm NK bằng các dạng NLTT tại chỗ
và thân thiện với môi trường
Giai đoạn từ 2010 đến nay, tỉnh Bạc Liêu đã triển khai các dự án ứng dụng
năng lượng xanh nhằm góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội như:
- Công trình điện gió tại tỉnh Bạc Liêu khởi công vào tháng 9/2010 đến nay
đã hoàn tất khâu lắp đặt 10 tua-bin, công suất khoảng 16MW, hệ thống đường dây
truyền tải và trạm nâng áp 110kV đang trong giai đoạn hoàn thiện, dự kiến sẽ phát
điện hòa lưới trong năm 2013. Dự án trên được Chính phủ phê duyệt trong dự án
quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006 – 2015 có xét đến 2025 (quy
hoạch điện VII) mang ý nghĩa vĩ mô về cung cấp điện của tỉnh Bạc Liêu nói riêng
và vùng đồng bằng sông Cưu Long nói chung.
- Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ năng lượng mặt trời vào
các xã đặc biệt khó khăn tỉnh Bạc Liêu” được thực hiện từ năm 2011, kết thúc vào
năm 2013.
- Triển khai chương trình tiết kiệm năng lượng cho hệ thống chiếu sáng công
cộng từ bóng đèn Compact, bóng đèn huỳnh quang thay thế bằng bóng đèn được
Trung tâm Dịch vụ Đô thị thành phố thực hiện từ đầu năm 2012 tại các tuyến đường
chính trong thành phố Bạc Liêu.
Tuy nhiên, lý thuyết về chính sách công nghệ thúc đẩy ứng dụng NLX trong
hệ thống CSCC, KDC vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu còn mới, chưa có

công trình nghiên cứu khoa học và các chính sách thúc đẩy cho vấn đề này, do đó,
đây là lần đầu tiên vấn đề ứng dụng NLX trong hệ thống CSCC, KDC vùng nông
thôn được đặt ra để tiến hành nghiên cứu cụ thể, khoa học và có hệ thống trên địa
bàn tỉnh Bạc Liêu.

12
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đề xuất được chính sách công nghệ thúc đẩy ứng dụng NLX trong hệ thống
CSCC, KDC vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
* Phạm vi không gian: Trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
* Phạm vi nội dung: Nghiên cứu chính sách công nghệ thúc đẩy ứng dụng
NLX trong:
- Hệ thống chiếu sáng công cộng.
- Khu dân cư vùng nông thôn.
5. MẪU KHẢO SÁT
- Trung tâm Dịch vụ đô thị tỉnh và các huyện;
- Điện lực tại thành phố Bạc Liêu và các huyện;
- Khối cơ quan nhà nước;
- Các hộ dân vùng nông thôn;
6. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Chính sách công nghệ được xây dựng theo định hướng nào để thúc đẩy ứng
dụng nguồn NLX vào hệ thống CSCC, KDC vùng nông thôn?
7. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Chính sách công nghệ được thiết kế theo định hướng xây dựng một định chế
tài chính sẽ thúc đẩy ứng dụng nguồn NLX vào hệ thống CSCC, KDC vùng nông
thôn.
8. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong quá trình nghiên cứu gồm:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Tác giả tiến hành nghiên cứu những văn bản chính sách, đề án, chương trình,
quy hoạch liên quan đến tiết kiệm năng lượng, sử dụng NLX ở các cấp để tạo cơ sở
lý luận và cơ sở pháp lý cho việc nghiên cứu và thực thi đề tài.
Tác giả thu thập những số liệu về tình hình sử dụng điện năng, tình hình sử
dụng/ ứng dụng năng lượng xanh qua các năm, các vùng, các lĩnh vực trên địa bàn

13
tỉnh Bạc Liêu, kết hợp với số liệu điều tra thực tế để từ đó có sự so sánh, đối chiếu
và tạo cơ sở thực tiễn cho việc hình thành giải pháp cho nội dung luận văn nghiên
cứu.
Các tài liệu liên quan đến nội dung về chính sách công nghệ theo định hướng
định chế tài chính nhằm thúc đẩy ứng dụng nguồn năng lượng mặt trời trong chiếu
sáng công cộng và khu dân cư vùng nông thôn cũng được tác giả quan tâm và
nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra thực tiễn
Nhằm khảo sát thực tiễn địa phương về tiềm năng phát triển nguồn NLX;
khảo sát tình hình thực tế đã áp dụng nguồn NLX vào trong hệ thống CSCC, KDC
vùng nông thôn; Các mô hình thí điểm đã áp dụng trên địa bàn; Các chính sách liên
quan đến việc áp dụng nguồn NLX trên địa bàn….Và nghiên cứu hiện trạng các mô
hình thí điểm việc ứng dụng nguồn NLX đã được triển khai trên địa bàn tỉnh Bạc
Liêu.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Đề tài sử dụng 300 phiếu hỏi nhằm thu thập các thông tin về thực trạng tình
hình sử dụng năng lượng của các tổ chức công và nhu cầu của người dân, tâm lý và
phản ứng xã hội (ủng hộ/không ủng hộ/thờ ơ) đối với chính sách nhằm nâng cao
luận cứ về tính khả thi của chính sách và định hướng trong xây dựng chính sách,
cung phù hợp với cầu….
- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia:
Đề tài sẽ tiến hành phỏng vấn sâu 15 chuyên gia KH&CN, chuyên gia trong
lĩnh vực phát triển NLX, chuyên gia môi trường, chuyên gia xã hội học, chuyên gia

phân tích và hoạch định chính sách; các lãnh đạo các địa phương… về tiềm năng và
định hướng xây dựng chính sách công nghệ thúc đẩy đưa nguồn NLX vào trong dân
cư, tạo điểm nhấn đột phá về chính sách; tính phù hợp của chính sách với nhu cầu
và thực tế phát triển địa phương trong thời gian tới, tính khả thi của chính sách…
Các luận cứ có được từ các phương pháp này sẽ được lấy làm căn cứ làm rõ
và chứng minh được tính khả thi và định hướng đúng đắn của chính sách đối với

14
việc việc ứng dụng nguồn NLX trong hệ thống CSCC, KDC vùng nông thôn trên địa
bàn tỉnh Bạc Liêu.
9. LUẬN CỨ
9.1. Luận cứ lý thuyết
- Những chính sách liên quan đến việc phát triển ứng dụng NLX trên địa bàn
tỉnh Bạc Liêu. Trong đó phân tích sâu chủ trương, chính sách công nghệ thúc đẩy
ứng dụng nguồn NLX đối với các tổ chức công,khu dân cư vùng nông thôn.
9.2. Luận cứ thực tiễn
- Những quan điểm và chính sách về phát triển NLX, tiết kiệm năng lượng
của Đảng và Nhà nước ta.
- Hiện trạng sử dụng năng lượng và NLX tại tỉnh Bạc Liêu và các chính sách
công nghệ có liên quan đến việc thúc đẩy ứng dụng nguồn NLX trên địa bàn tỉnh
Bạc Liêu.
10. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Phần mở đầu
Nội dung nghiên cứu
Chương 1:
Chương 2:
Chương 3:
Kết luận và khuyến nghị

15

PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY ỨNG
DỤNG CÁC NGUỒN NĂNG LƢỢNG XANH
1.1. Một số vấn đề lý luận về năng lƣợng
1.1.1. Năng lượng
Tổ tiên chúng ta đã biết sử dụng lửa từ hàng nghìn năm trước. Khi con người
còn sinh hoạt trong hang động thì lửa được sử dụng để chiếu sáng, sưởi ấm và nấu
nướng. Nguồn năng lượng động lực trong thời kỳ đó là sức người và gia súc.
Sau đó, nhờ sử dụng lửa, tổ tiên chúng ta đã làm ra được đồ gốm và các công
cụ bằng kim loại. Với những công cụ đó, con người đã thực hiện được các hoạt
động sản xuất như canh tác, trồng trọt và chăn nuôi, qua đó các cộng đồng xã hội
được hình thành. Có thể nói rằng, lửa chính là xuất phát điểm của nền văn minh
nhân loại. Vào cuối thế kỷ 18, ở Anh đã phát minh ra máy hơi nước dùng nhiên liệu
than đá. Từ đó, cuộc cách mạng về động lực bùng nổ và dẫn đến cuộc cách mạng
công nghiệp.
Hơn nữa, với kỹ thuật của động cơ đốt trong và sử dụng điện ở thế kỷ 19,
nhiều phát minh có tính bước ngoặt đã ra đời, đẩy mạnh sự phát triển của khoa học
kỹ thuật, tạo ra một xã hội thịnh vượng và tiện nghi như ngày nay. Hiện tại, ở các
nước phát triển tiên tiến, tiêu thụ năng lượng bình quân trên đầu người cao hơn 50
lần so với xã hội cổ đại và cao hơn 10 lần so với thời điểm trước cuộc cách mạng
công nghiệp.
Các nguồn mà con người có thể thu năng lượng:
- Gỗ
- Sức nước
- Sức gió
- Địa nhiệt
- Ánh sáng mặt trời
- Than đá, dầu, khí tự nhiên (nhiên liệu hóa thạch)
- Uranium (nhiên liệu hạt nhân).


16
Và trong số đó nhiên liệu hóa thạch được sử dụng phổ biến và nhiều nhất
hiện nay. Tài nguyên thiên nhiên như than đá, dầu, khí có được do thực vật và vi
sinh vật sinh trưởng từ xa xưa, trải qua những biến động của vỏ Trái Đất trong một
thời gian dài, thì được gọi là nhiên liệu hóa thạch.
Nhiên liệu hóa thạch cung cấp năng lượng cho những phương tiện giao
thông, các nhà máy công nghiệp, sưởi ấm các tòa nhà và sản sinh ra điện năng phục
vụ đời sống con người. Cho đến nay, con người đã sử dụng một lượng rất lớn nhiên
liệu hóa thạch như than đá và dầu để đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế và hiện
đang phải phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu hóa thạch, chiếm khoảng 80% nguồn
cung cấp năng lượng sơ cấp.
Tuy nhiên nhiên liệu hóa thạch không phải là vô hạn.
- Người ta cho rằng còn có thể khai thác dầu trong 40 năm nữa. Số năm có
thể khai thác này được tính bằng cách chia trữ lượng đã biết cho sản lượng khai thác
hàng năm hiện nay.
- Số năm có thể khai thác của khí tự nhiên dự đoán là khoảng 60 năm. Tài
nguyên khí tự nhiên, so với tài nguyên dầu có ưu điểm là có thể đảm bảo được một
lượng nhất định trong khu vực Đông Nam Á và thời gian khai thác cũng lâu hơn.
Thực tế là gần 70% trữ lượng được đảm bảo phụ thuộc vào khu vực Trung Đông và
Liên Xô cũ. Số năm còn có thể khai thác than là khoảng 230 năm.
 Năng lượng hóa thạch gây ô nhiễm môi trường
Nhiên liệu hóa thạch như dầu, than, khí tự nhiên khi đốt cháy sẽ thải ra CO2,
ôxít sunphua (SOx), ôxít nitơ (NO2), Methane (CH4), nitơ oxit (N2O)…. Những
khí này là nguyên nhân dẫn đến một số hậu quả to lớn đối với môi trường sống và
ảnh hưởng trực tiếp đến chính con người.
+ Mưa axit SOx, NOx trong khí thải từ các nhà máy và ôtô của lục địa đã tạo
ra các phản ứng hóa học trong không khí, sau đó di chuyển, rồi tạo ra mưa axít làm
tiêu trụi các cánh rừng, tiêu diệt các sinh vật trong ao hồ, gây tác hại to lớn cho sản
xuất nông nghiệp. Hiện tượng này lúc đầu xuất hiện ở Bắc Âu, sau đó, liên tiếp xuất
hiện ở khu vực Trung Âu cho đến tận khu vực Bắc Mỹ và gần đây đã xuất hiện ở cả


17
những khu vực công nghiệp tập trung của Trung Quốc. Tác hại do ô nhiễm không
khí đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia và lan ra một khu vực rộng lớn. Đối sách
phòng chống hiện tượng này là cần phải có sự hợp tác của cộng đồng quốc tế.
+ Sự nóng lên toàn cầu: Những loại khí như CO2,CH4, N2O thải ra trong
quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch là nguyên nhân lớn nhất cho vấn đề ấm lên của
Trái Đẩt.
 Thay đổi thời tiết có khả năng đưa tới bất ổn chính trị. Hạn hán và
hồng thủy liên tục xảy ra khiến cho dân chúng tại nhiều địa phương phải bỏ nơi
chôn rau cắt rốn di chuyển đi nơi khác. Băng đá tan, nước biển dâng lên cao, gây ra
lụt lội, lở đất dọc theo đại dương và giảm nước ngọt cần thiết cho mọi sinh vật.
Giông tố bão lụt tăng độ ẩm trên mặt đất. Hạn hán gây thiệt hại canh tác, chăn nuôi.
Nhiều sinh vật quý hiếm sẽ bị tiêu diệt dần dần vì chúng không tồn tại được trong
thời tiết quá nóng cũng như tăng độ acid trong nước biển.
Trong tương lai, sức nóng có thể tăng khí thải nhà kính bằng cách làm cho
các khí này thoát ra khỏi nơi tích tụ dưới biển.
 Ảnh hưởng của hâm nóng toàn cầu đối với sức khỏe con người là
điều rất rõ.
Theo WHO, các bệnh gây ra do thay đổi khí hậu sẽ tăng lên gấp đôi vào thập
niên 2030. Các sinh vật mang mầm bệnh như sốt rét, viêm não, sốt vàng da sẽ gia
tăng vì chúng hợp với khí hậu nóng Khí hậu nóng lên tạo điều kiện tốt cho muỗi và
vi khuẩn, những tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết và viêm não ở người.
Thời gian lạnh sẽ thu ngắn nhưng thời gian nóng tăng, đưa tới nhiều tử vong
vì say nóng (heat stroke). Mùa hè năm 2003 tại Pháp với 14,842 tử vong vì nóng tới
40°C là một thí dụ. Những người đang có bệnh tim mạch mà gặp thời tiết nóng bức
thì bệnh tình gia tăng vì tim phải làm việc nhiều hơn để giữ cơ thể mát. Ung thư
ngoài da tăng vì tiếp cận quá nhiều với tia nắng mặt trời. Một số nhà khoa học cho
rằng, thời tiết nóng giúp cho sự tăng sinh của các loại tảo ở dưới nước, đặc biệt là
khi nước bị ô nhiễm. Từ đó một số bệnh truyền nhiễm như tiêu chảy sẽ xảy ra nhiều

hơn.

18
 Năng lượng hóa thạch là nguyên nhân dẫn đến các tranh chấp trên
thế giới
Tranh chấp khí đốt giữa Nga – Ukraine – EU
- Tranh chấp những giếng dầu và khí đốt trên vùng Trung Á giữa Mỹ, Tây
Âu và Nga
- Tranh chấp những giếng dầu ở Trung Đông
- Tranh chấp khí tự nhiên và dầu giữa các quốc gia Mỹ, Canada, các nước
Bắc Âu và Nga ở Bắc Cực
Chính những tranh chấp này dẫn đến bất ổn trên toàn thế giới và ảnh hưởng
lớn đến hòa bình thế giới. Do đó, chính những lý do trên dẫn đến cần phải tìm
những nguồn năng lượng khác thay thế nguồn năng lượng hóa thạch này và các
nguồn NLX là một lựa chon hợp lý nhất
1.1.2 Năng lượng xanh
“Năng lượng xanh” hay còn được gọi là “năng lượng bền vững” hoặc “năng
lượng tái tạo”. Có một số định nghĩa về “năng lượng xanh”:
“Trên thực tế, việc sử dụng năng lượng mà khả năng đáp ứng nhu cầu của
hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương
lai….Năng lượng bền vững có hai yếu tố chính: năng lượng tái tạo và hiệu quả năng
lượng”
2
("Effectively, the provision of energy such that it meets the needs of the
present without compromising the ability of future generations to meet their own
needs. Sustainable Energy has two key components: renewable energy and energy
efficiency)
J. W. Tester cho rằng: “Sự linh hoạt hài hòa giữa khả năng sẵn sàng cung
ứng hàng hóa và dịch vụ giàu năng lượng cho tất cả mọi người và bảo vệ trái đất
cho các thế hệ tương lai” và “giải pháp nằm ở việc tìm kiếm những nguồn năng

lượng bền vững và các cách thức hiệu quả hơn trong việc chuyển đổi và sử dụng
năng lượng”
3
(“Dynamic harmony between equitable availability of energy-

2
Theo “Renewable Energy and Efficiency Partnership” (August 2004). "Glossary of terms in sustainable
energy regulation" (PDF). Retrieved 2008-04-19.
3
Sustainable energy by J. W. Tester, et al., from MIT Press

19
intensive goods and services to all people and the preservation of the earth for
future generations." And, "the solution will lie in finding sustainable energy sources
and more efficient means of converting and utilizing energy”).
Một tổ chức về công nghệ xanh phi lợi nhuận lại đưa ra định nghĩa: “Bất kỳ
sự ra đời, hiệu quả và việc bảo tồn năng lượng mà có khả năng mở rộng về quy mô
để trở thành một phần quan trọng của thế hệ năng lượng một cách lâu dài trong
vòng khoảng 100 năm…”
4
("Any energy generation, efficiency & conservation
source where: Resources are available to enable massive scaling to become a
significant portion of energy generation, long term, preferably 100 years ")
Trước hết chúng ta cần xem xét tại sao lại gọi là “năng lượng xanh”. Vậy
“xanh” nghĩa là gì? Có nhiều định nghĩa, nhưng chung quy “Xanh” là những sản
phẩm được sản xuất với phương cách, quy trình và công nghệ đạt được 3 điểm
chính sau:
1. Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.
2. Giảm gây ô nhiễm môi trường.
3. An toàn cho người tiêu dùng.

Để đạt được mục tiêu trên, trong những năm gần đây, năng lượng xanh được
ứng dụng và triển khai nhiều trong cuộc sống khi con người ngày càng nhận thức về
nguy cơ ô nhiễm toàn cầu. Ngày nay, năng lượng xanh được các nhà khoa học,
chính trị gia lẫn các nhà sản xuất đưa lên hàng đầu. Cốt lõi của năng lượng xanh là
áp dụng các kiến thức khoa học tiến bộ vào phương cách, quy trình mới, sáng tạo và
cải tiến các năng lượng cũ trở thành năng lượng xanh vì một mục đích cuối cùng là
bảo vệ môi trường và kiến tạo lại sự xanh, sạch của hệ sinh thái chung cho nhân
loại.
Một khái niệm mới đưa ra trong quá trình hình thành lên năng lượng bền
vững đó là năng lượng màu xanh lá cây. Đây là thuật ngữ chỉ công nghệ tiên tiến
mà nhân loại đang hướng tới bằng việc tạo ra các công nghệ mới sử dụng nguồn
năng lượng bền vững không tác động nhiều đến môi trường trái đất.

4
"The Sustainable Energy Community :: invVest | invVEST Definition of Sustainable Energy". invVest.
Retrieved 2010-07-08

20
Năng lượng xanh (hay năng lượng tái tạo) là loại năng lượng mà khi được
sản xuất nó có ít tác động tiêu cực đến môi trường hơn so với năng lượng hóa thạch.
Và có trữ lượng gần như vô tận và thân thiện với môi trường.
Các loại NLX mà ngày nay chúng ta được biết đến là: năng lượng mặt trời,
năng lượng gió, năng lượng sóng, năng lượng sinh học (Biogas), năng lượng địa
nhiệt.
5

1.1.3 Một số dạng năng lượng xanh
 Năng lượng mặt trời
Năng lượng mặt trời là năng lượng của dòng bức xạ điện từ xuất phát từ mặt
trời, đã được con người khai thác từ xưa bằng cách sử dụng tấm panel để thu năng

lượng, chuyển đổi thành dòng điện một chiều và đưa vào sử dụng hoặc chuyển đổi
dòng điện một chiều thành dòng điện xoay chiều hòa vào lưới điện quốc gia đang sử
dụng các công nghệ ngày càng phát triển.
Bức xạ mặt trời, cùng với nguồn năng lượng thức cấp như năng lượng gió,
năng lượng sóng, thủy điện và hầu hết các năng lượng tái tạo có sẵn trên trái đất.
Chỉ một phần rất nhỏ của năng lượng mặt trời có sẵn được sử dụng theo khả năng
của con người.
Các ứng dụng năng lượng mặt trời bao gồm: Nước nóng năng lượng mặt trời,
chiếu sáng, nấu ăn, nước sạch thông qua chưng cất và tẩy uế (dùng trong y tế), điện
năng lượng mặt trời, không gian sưởi ấm và làm mát thông qua kiến trúc năng
lượng mặt trời, quá trình tích nhiệt độ cao cho mục đích công nghiệp, điện năng
lượng mặt trời dựa trên các động cơ nhiệt và tế bào quang điện.
Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng phong phú nhất, dồi dào nhất trong
tất cả các nguồn năng lượng có sẵn trong tự nhiên. Trong 10 phút truyền xạ, quả đất
nhận một năng lượng khoảng 5 x 1020 J (500 tỷ tỷ Joule), tương đương với lượng
tiêu thụ của toàn thể nhân loại trong vòng một năm. Trong 36 giờ truyền xạ, mặt
trời cho chúng ta một năng lượng bằng tất cả những giếng dầu của quả đất. Năng
lượng mặt trời vì vậy gần như vô tận. Hơn nữa, nó không phát sinh các loại khí nhà

5
enenergy-
hht.com/index.php?option=com_content&view=article&id=79&Itemid=204&lang=vi

21
kính (greenhouse gas) và khí gây ô nhiễm. Mười vấn đề lớn của nhân loại trong
vòng 50 năm tới đã được ghi nhận theo thứ tự nghiêm trọng là (1) năng lượng, (2)
nước, (3) thực phẩm, (4) môi trường, (5) nghèo đói, (6) khủng bố và chiến tranh, (7)
bệnh tật, (8) giáo dục, (9) thực hiện dân chủ và (10) bùng nổ dân số. Năng lượng là
mối quan tâm hàng đầu của nhiều chính phủ trên thế giới. Nguồn năng lượng chính
của nhân loại hiện nay là dầu hỏa. Một vài giờ cúp điện hay không có khí đốt cũng

đủ làm tê liệt và gây hỗn loạn cho một thành phố. Cuộc sống văn minh của nhân
loại không thể tồn tại khi thiếu vắng năng lượng. Theo thống kê, hiện nay hơn 85 %
năng lượng được cung cấp từ dầu hỏa và khí đốt. Nhưng việc thu hoạch từ các
giếng dầu sẽ đạt đến mức tối đa trong khoảng năm 2010 - 2015, sau đó sẽ đi xuống
vì nguồn nhiên liệu sẽ cạn kiệt cùng năm tháng. Người ta cũng tiên đoán nếu dầu
hỏa được tiếp tục khai thác với tốc độ hiện nay, kể từ năm 2050 lượng dầu được sản
xuất sẽ vô cùng nhỏ và không đủ cung cấp cho nhu cầu toàn thế giới. Như vậy,
nguồn năng lượng nào sẽ thay thế?
Các nhà khoa học đã và đang tìm kiếm những nguồn năng lượng vô tận, sạch
và tái sinh (renewable energy) như: năng lượng từ mặt trời, gió, thủy triều, nước
(thủy điện), lòng đất (địa nhiệt) v.v Trong những nguồn năng lượng này có lẽ
năng lượng mặt trời đang được lưu tâm nhiều nhất. Dù vậy, cho đến nay con người
vẫn chưa đạt được nhiều thành công trong việc chuyển hoá năng lượng mặt trời
thành điện năng vì một phần mật độ năng lượng mặt trời quá loãng, một phần phí
tổn cho việc tích tụ năng lượng mặt trời còn quá cao. Nếu tính theo mỗi kilowatt-
giờ (năng lượng 1 kilowatt được tiêu thụ trong 1 giờ) thì phí tổn thu hoạch năng
lượng mặt trời là $0,30 USD. Trong khi đó năng lượng từ gió là $0,05 và từ khí đốt
thiên nhiên là $0,03. Một hệ thống chuyển hoá năng lượng mặt trời cung cấp đủ
điện năng cho một căn nhà ở bình thường tốn ít nhất $18000 USD (giá 2005).
 Năng lượng gió
Sức gió đã được con người khai thác, sử dụng từ rất lâu. Tuy nhiên, tuabin
gió đầu tiên được xây dựng ở Sistan, Iran, vào thế kỷ 7. Đó là những chiếc tuabin
gió làm bằng vải phủ lên các bộ khung bằng sậy. Những chiếc tuabin gió này được

22
dùng để xay ngô, bơm nước… Đến thế kỷ 14, những tuabin gió ở Hà Lan, được sử
dựng ở Cleverland vào năm 1888, bởi Charles F. Brush và được sử dụng để tháo
nước trong khu vực đồng bằng sông Rhine. Ở Đan Mạch, đến năm 1900 đã có 2500
tuabin gió được và có công suất 12kW.
Năng lượng gió là động năng của không khí di chuyển trong bầu khí quyển

trái đất. Năng lượng gió là một hình thức gián tiếp của năng lượng mặt trời. Sử
dụng năng lượng gió là một trong các cách lấy năng lượng xa xưa nhất từ môi
trường tự nhiên và đã được biết đến từ thời kỳ Cổ đại.
Bức xạ mặt trời chiếu xuống bề mặt trái đất không đồng đều làm cho bầu khí
quyển, nước và không khí nóng không đều nhau. Một nửa bề mặt của trái đất ban
đêm bị che khuất không nhận được bức xạ của mặt trời và thêm vào đó là bức xạ
mặt trời ở các vủng gần xích đạo nhiều hơn là các cực, do đó có sự khác nhau về
nhiệt độ và vì thế là khác nhau về áp suất mà không khí giữa xích đạo và 2 cực cũng
như không khí giữa mặt ban ngày và mặt ban đêm của trái đất di động tạo thành gió.
Trái đất xoay tròn cũng góp phần vào việc làm xoáy không khí và vì trục của trái
đất nghiêng đi (so với mặt phẳng do quỹ đạo trái đất tạo thành khi quay quanh mặt
trời) nên cũng tạo thành các dòng không khí theo mùa.
Do bởi hiệu ứng Coriolis được tạo thành từ sự quay quanh trục trái đất nên
không khí đi từ vùng áp cao đến vùng áp thấp không chuyển động thẳng mà tạo
thành các cơn gió xoáy có chiều xoáy khác nhau giữa Bắc bán cầu và Nam bán cầu.
Nếu nhìn từ vũ trụ thì trên Bắc bán cầu không khí di chuyển vào một vùng áp thấp
ngược với chiều kim đồng hồ và ra khỏi một vùng áp cao theo chiều kim đồng hồ.
trên Nam bán cầu thì chiều hướng ngược lại.
Ngoài các yếu tố có tính toàn cầu trên, gió cũng bị ảnh hưởng bởi địa hình tại
từng địa phương. Do nước và đất có nhiệt dung khác nhau nên ban ngày đất nóng
lên nhanh hơn nước, tạo nên khác biệt về áp suất và vì thế có gió thổi từ biển hồ hày
vào đất liền. Vào ban đêm đất liền nguội đi nhanh hơn nước và hiệu ứng này xảy ra
theo chiều ngược lại.
 Năng lượng Hydro

23
Hyđrô là nguyên tố hóa học nhẹ nhất với đồng vị phổ biến nhất chứa một
prôton và một điện tử. Ở nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn nó là dạng khí không màu,
không mùi, nhị nguyên tử (phân tử). Tỷ trọng hydro bằng 1/14 tỷ trọng của không
khí H2 dễ bắt cháy, có hóa trị 1, có nhiệt độ sôi 20,27 K (-252,87°C) và nhiệt độ

nóng chảy 14,02
o
K (-259,14°C). Hydro thường tồn tại ở dạng liên kết với các
nguyên tố khác như ôxy trong nước, cacbon trong khí methane và trong các hợp
chất hữu cơ. Do hydro có hoạt tính cực mạnh nên hiếm thấy hydro tồn tại như một
nguyên tố riêng rẽ. Hydro đốt trong oxy tinh khiết, các sản phẩm duy nhất sinh ra là
nhiệt lượng với nhiệt độ cao và nước. Do đó khi sử dụng hydro sẽ không tạo ra khí
nhà kính và không phá hoại vòng luân chuyển của nước trong thiên nhiên.
 Năng lượng thủy triều
Chuyển năng lượng của thủy triều thành điện hoặc dạng năng lượng hữu ít
khác. Dù còn chưa được sử dụng rộng rãi, nhưng năng lượng thủy triều là nguồn
năng lượng đầy tiềm năng trong tương lai. Thủy triều dễ dự đoán hơn năng lượng
gió hay năng lượng mặt trời. Trong quá khứ, các trạm triều điện đã được sử dụng, ở
cả châu Âu và bờ biển Đại Tây Dương của Mỹ. Xuất hiện lần đầu tiên vào thời
Trung Cổ, hoặc thậm chí là thời La Mã. Năng lượng thủy triều có nguồn gốc trực
tiếp từ sự tương tác giữa mặt trăng và trái đất, và một phần nhỏ từ sự tương tác giữa
mặt trời và trái đất, thông qua lực hấp dẫn. Sự thay đổi tuần hoàn của mực nước và
dòng thủy triều đều là do lực hấp dẫn của mặt trời và mặt trăng và sự tự quay của
trái đất. Bởi vì thủy triều ở trái đất phụ thuộc vào tương tác hấp dẫn của mặt trăng
và mặt trời, vào sự tự quay của trái đất, nên năng lượng thủy triều là vô tận và được
phân loại là nguồn năng lượng tái tạo. Thủy triều càng mạnh (mực nước cao hoặc
vận tốc dòng thủy triều), thì có tiềm năng tạo ra năng lượng càng lớn.
 Năng lượng Biogas
Khí sinh học (biogas) là khí sinh ra trong quá trình phân hủy các chất hữu cơ
như phân động vật, rơm rạ, rác rưởi, v.v… trong môi trường yếm khí. Khí sinh học
có thành phần chủ yếu là Me6tan (chiếm khoảng 70%) và khí cacbonic (khoảng

24
30%). Nhiệt trị của khí sinh học biến đổi trong giới hạn 4700 – 6500 kcalo/ m
3

, khí
cháy cho ngọn lửa lơ nhạt mà không có khói bụi.
Ứng dụng đầu tiên của khí sinh học là để đun nấu. Bếp dùng khí sinh học
tương đương với các loại bếp gas khác, sử dụng tiện lợi và sạch sẽ. Một mét khối
khí sinh học tương đương từ 4kg củi hay 6kg rơm rạ. từ lượng phân của một con
trâu và một con lợn có thể sản xuất hàng ngày 400 – 500 lít khí đủ đun nấu cho một
gia đình 3 – 4 người. Khí sinh học còn có thể sử dụng để thắp sáng bằng đèn mạng,
có thể phát ra ánh sáng có độ sáng tương đương một bóng đèn điện 60W với lượng
khí tiêu thụ khoảng 70 – 80 lít khí trong 1 giờ.
Việc sử dụng khí sinh học đang được phát triển rộng rãi ở nhiều nước đang
phát triển, đặc biệt là các nước đông dân và có vùng nông thôn lớn như Trung
Quốc, Ần Độ. Ngoải việc dùng khí sinh học để đun nấu, thắp sáng, chất bã thải còn
là nguồn phân hữu cơ rất tốt, không những có đặc tính của phân hữu cơ truyền
thống mà còn có nhiều ưu điểm khác do kết quả quả quá trình phân hủy vi sinh vật
kỵ khí. Kết quả nghiên cứu nhiều năm cho thấy phân khí sinh học sản xuất từ phân
lợn và rơm rạ cho năng suất lúa tăng từ 6 – 19% so với phân hữu cơ thông thường.
Hơn nữa phân khí sinh học không có mùi, không làm ô nhiễm môi trường như phân
hữu cơ tự nhiên.
1.1.4. Vai trò của nguồn năng lượng xanh đối với đời sống xã hội
Theo “Báo cáo Đặc biệt về Nguồn năng lượng tái tạo và giảm nhẹ biến đổi
khí hậu” của Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC), đến năm 2050,
năng lượng tái tạo có thể đáp ứng gần 80% lượng cung cấp năng lượng trên toàn thế
giới, góp phần giảm thiểu tác động của các vấn đề sức khỏe liên quan tới ô nhiễm
và các nước đang phát triển chính là nơi sản sinh ra hơn 50% lượng điện năng tái
tạo này.
Công nghệ tái tạo có thể cung cấp năng lượng cho hơn hai tỷ người ở các
quốc gia đang phát triển và giảm các tác động sức khỏe do ô nhiễm. Tuy nhiên, điều
đó sẽ chỉ xảy ra khi các nhà hoạch định chính sách tạo lập được các chính sách khả

25

thi và hiệu quả về chuyển giao công nghệ; nâng cao nhận thức về công nghệ tái tạo
thông qua truyền thông – giáo dục và tăng nguồn đầu tư tài chính cho việc thực thi.
Bàn về khả năng đáp ứng nhu cầu năng lượng từ các nguồn tái tạo, Sven
Teske, tác giả chính của Báo cáo, đồng thời là Giám đốc Năng lượng tái tạo của tổ
chức Hòa bình xanh, cho hay: “Năng lượng tái tạo có thể đáp ứng được nhu cầu
ngày càng tăng của các nước đang phát triển – nơi vẫn còn hơn 2 tỷ người không
được tiếp cận với các dịch vụ năng lượng cơ bản – và nguồn năng lượng này có thể
thực hiện điều đó một cách nhanh chóng và cạnh tranh hơn về giá so với các nguồn
năng lượng truyền thống”. Do đó, “các chính phủ phải sớm khởi động một cuộc
cách mạng năng lượng toàn cầu bằng cách áp dụng và thực thi các chính sách về
năng lượng tái tạo”, ông nhấn mạnh. Cần một cuộc cách mạng năng lượng tái tạo
toàn cầu.
Công nghệ năng lượng tái tạo đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phát
triển kinh tế bền vững mà không làm tăng lượng phát thải khí nhà kính. Và việc tận
dụng những loại hình công nghệ ấy ngay trong nội địa có thể giúp cắt giảm chi phí
nhập khẩu năng lượng và tạo nguồn cung năng lượng ít gây ra sự chia rẽ và biến
động thị trường.
Đặc biệt, công nghệ năng lượng tái tạo còn góp phần tạo thêm nhiều việc làm
mới, cung cấp điện năng giá rẻ cho các khu vực nông thôn nghèo, thúc đẩy việc đạt
được Các mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) trong tương lai không xa.
Tuy vậy, cũng cần phải nói rằng, bên cạnh những tác động tích cực, công
nghệ mới khó tránh khỏi đem lại những ảnh hưởng tiêu cực tới nguồn nước và đa
dạng sinh học. Điều này nên được cân nhắc thận trọng trong các giai đoạn xây dựng
kế hoạch.
Ngoài ra, rào cản chính đưa nhu cầu NLX trở thành lượng cầu chủ yếu về
năng lượng không phải là công nghệ, mà là các vấn đề kinh tế – xã hội, điển hình là
vấn đề chính sách, đầu tư…. Từ đó báo cáo kêu gọi có nhiều nghiên cứu hơn về
“những cơ hội đáp ứng nhu cầu của các nước đang phát triển bằng các loại hình
dịch vụ năng lượng tái tạo bền vững”.

×