Tiểu luận cuối khóa Trung cấp lý luận chính trị - hành chính
GVHD: Lê Văn Bền HV: Lê Thanh Phong
1
PHẦN I: MỞ ĐẦU
Hiện nay, trước tình hình đẩy mạnh công cuộc Công nghiệp hóa - Hiện đại
hóa đất nước, các công trình xây dựng từng bước được mọc lên làm cho bộ mặt đô
thị, nông thôn ngày càng khang trang hơn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện
quy hoạch xây dựng thì có những tổ chức, cá nhân thực hiện không đúng theo quy
định, có những trường hợp vô ý hoặc cố ý làm sai pháp luật gây ảnh hưởng đến trật
tự trong xây dựng, làm giảm quyền lực quản lý của Nhà nước.
Vì vậy, việc quản lý xây dựng cơ bản, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực xây dựng đã trở thành yêu cầu tất yếu hiện nay ở nước ta. Để chấn chỉnh và
thiết lập lại được trật tự trong xây dựng và từng bước đưa lĩnh vực xây dựng đi vào
nền nếp theo đúng quy hoạch và từng bước hoàn thành nhiệm vụ Công nghiệp hóa
– Hiện đại hóa đất nước đến năm 2020. Việc Xử lý vi phạm hành chính trong xây
dựng cơ bản có vai trò rất quan trọng trong việc lập lại trật tự sinh hoạt toàn dân.
Phát huy tốt quản lý xây dựng cơ bản tại địa phương là góp phần tạo sự phát triển
bền vững cho xã hội và nâng cao hiệu quả của việc quản lý nhà nước trong lĩnh
vực xây dựng.
Xuất phát từ vị trí và vai trò nêu trên, tôi xin chọn đề tài “Công tác xử lý vi
phạm hành chính về xây dựng nhà ở nông thôn trên địa bàn huyện An Phú
hiện nay. Thực trạng và giải pháp” làm Tiểu luận cuối khóa, trên cơ sở đánh giá
đúng thực trạng, đi sâu vào hệ thống, giải pháp nhằm mục đích góp phần nhỏ bé để
nâng chất lượng hoạt động công tác trong lĩnh vực xây dựng.
Từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa cho phù hợp với thực tiễn hiện nay. Trong phạm vi tiểu luận này xin đề cập
đến lĩnh vực xây dựng nhà ở nông thôn. Do thời gian nghiên cứu có hạn, tiểu luận
chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong quý thầy cô tận tình
đóng góp, giúp đỡ.
Tiểu luận cuối khóa Trung cấp lý luận chính trị - hành chính
GVHD: Lê Văn Bền HV: Lê Thanh Phong
2
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Một số vấn đề cơ bản về lĩnh vực xây dựng nhà ở
1.1.1 Khái quát chung về xây dựng nhà ở
Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con
người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với
đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và
phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm
công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thuỷ
lợi, năng lượng và các công trình khác.
Nhà ở riêng lẻ là công trình được xây dựng trong khuôn viên đất ở thuộc
quyền sử dụng của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật là công trình
xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá
nhân.
Việc xây dựng nhà ở riêng lẻ là việc hộ gia đình, cá nhân tự đầu tư xây dựng
nhà ở trong khuôn viên đất ở thuộc quyền sử dụng của mình được thực hiện theo
một trong các hình thức sau đây:
- Tự xây dựng nhà ở;
- Thuê tổ chức, cá nhân khác xây dựng nhà ở;
- Hợp tác giúp nhau xây dựng nhà ở tại khu vực nông thôn.
Việc xây dựng nhà ở phải tuân thủ quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông
thôn, kiến trúc, các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và sử dụng đất theo quy định
của pháp luật, bảo đảm sự hình thành và phát triển nông thôn bền vững. Đồng thời,
phải gắn với phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, bảo đảm vệ sinh môi
trường.
Khi cần thiết xây dựng nhà ở thì đòi hỏi các hộ gia đình, cá nhân phải có
quyền sử dụng đất hợp pháp, có nhà ở nhưng không thuộc diện cấm cải tạo, cấm
xây dựng lại theo quy định của pháp luật về xây dựng. Việc xây dựng nhà ở phải
phù hợp với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; có giấy phép xây dựng,
Tiểu luận cuối khóa Trung cấp lý luận chính trị - hành chính
GVHD: Lê Văn Bền HV: Lê Thanh Phong
3
trừ trường hợp không thuộc diện phải có giấy phép xây dựng theo quy định của
pháp luật về xây dựng và bảo đảm yêu cầu kết nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật
chung của đô thị.
1.1.2 Sự cần thiết về xây dựng nhà ở
Nhà ở là một trong những nhu cầu thiết yếu không thể thiếu được của con
người, nó là nơi diễn ra mọi hoạt động của gia đình.
Nhà ở nông thôn là một thành phần chủ yếu trong chức năng ở - một chức
năng chính trong cấu trúc không gian của điểm dân cư nông thôn. Nhà ở nông thôn
có vai trò quan trọng trong việc hình thành không gian và tạo ra môi trường phát
triển bền vững cho điểm dân cư nông thôn. Đã từ lâu vấn đề nhà ở nông thôn chưa
được chú trọng vì trong thực tế loại hình nhà ở chưa chịu sự quản lý của Nhà nước
(cấp phép). Đến nay thì vấn đề nhà ở trong điểm dân cư nông thôn đã được đề cập
trong các văn bản Luật như Luật Xây dựng, Nghị định 08/2005/NĐ-CP và Định
hướng phát triển nhà ở đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ. Vì vậy việc cải
thiện và nâng cao chỗ ở của các hộ dân cư nông thôn gắn với việc phát triển cơ sở
hạ tầng, hạ tầng kỹ thuật và phù hợp với phong tục tập quán, điều kiện kinh tế xã
hội và điều kiện tự nhiên là hết sức cần thiết và phải được tiêu chuẩn hoá.
1.1.3 Nội dung quản lý nhà nƣớc về xây dựng
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển các hoạt
động xây dựng.
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về xây
dựng.
- Ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng.
- Quản lý chất lượng, lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng.
- Cấp, thu hồi các loại giấy phép trong hoạt động xây dựng.
- Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi
phạm trong hoạt động xây dựng.
- Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ trong hoạt động xây dựng.
- Đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động xây dựng.
Tiểu luận cuối khóa Trung cấp lý luận chính trị - hành chính
GVHD: Lê Văn Bền HV: Lê Thanh Phong
4
- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hoạt động xây dựng.
1.2 Những vấn đề cơ bản về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây
dựng nhà ở
1.2.1 Các hành vi vi phạm hành chính
Vi phạm hành chính bao gồm các hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động
xây dựng; hoạt động kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật
liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công
sở do tổ chức, cá nhân thực hiện cố ý hoặc vô ý vi phạm mà chưa đến mức bị truy
cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử phạt vi phạm hành chính.
Đối tượng áp dụng là tất cả các cá nhân, tổ chức Việt Nam, cá nhân, tổ chức
nước ngoài xảy ra trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có hành
vi vi phạm hành chính được quy định tại Nghị định 23/CP-NĐ-2009 của Chính
Phủ.
1.2.2 Mục đích, nguyên tắc, hình thức xử lý vi phạm hành chính
* Mục đích của việc xử lý vi phạm hành chính:
Nhằm mang tính chất răn đe đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm
hành chính trong lĩnh vực xây dựng để từng bước thiết lập lại trật tự xây dựng với
mục tiêu chính là điều chỉnh việc xây dựng đúng theo quy hoạch.
* Nguyên tắc của việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng:
Mọi hành vi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình
chỉ ngay. Việc xử phạt vi phạm hành chính phải được tiến hành kịp thời, công
minh, triệt để và đúng trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định 23/2009/NĐ-CP
ngày 27 tháng 02 năm 2009. Mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được
khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
* Hình thức xử lý và biện pháp khắc phục hành vi vi phạm hành chính trong
lĩnh vực xây dựng:
- Hình thức xử phạt chính: phạt tiền, mức phạt tiền thấp nhất từ 100.000đ
đến 500.000.000 đồng;
- Các hình thức xử phạt bổ sung:
Tiểu luận cuối khóa Trung cấp lý luận chính trị - hành chính
GVHD: Lê Văn Bền HV: Lê Thanh Phong
5
+ Thu hồi, tước quyền sử dụng Giấy phép xây dựng, Giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh, chứng chỉ hành nghề;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
- Các biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm
hành chính; buộc tháo dỡ công trình xây dựng vi phạm;
+ Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do
hành vi vi phạm hành chính gây ra;
+ Bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm hành chính gây ra theo quy định
của pháp luật.
1.2.3 Xử lý vi phạm trong lĩnh vực xây dựng
Các cá nhân chỉ được phép xử phạt hành chính trong phạm vi thẩm quyền,
trường hợp hành vi vi phạm vượt quá thẩm quyền phải lập biên bản, trình cấp có
thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt.
Đối với những hành vi vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền của nhiều cơ
quan thì cơ quan nào phát hiện trước, cơ quan đó tiến hành xử phạt theo đúng các
nguyên tắc quy định tại pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
* Thẩm quyền của Chủ tịch UBND huyện
- Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính
gây ra;
+ Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây
ra.
+ Buộc các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm thực hiện đúng quy định
của pháp luật.
- Tạm giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
* Thủ tục xử lý vi phạm hành chính
Tiểu luận cuối khóa Trung cấp lý luận chính trị - hành chính
GVHD: Lê Văn Bền HV: Lê Thanh Phong
6
Lập biên bản hành vi vi phạm
Khi phát hiện hành vi vi phạm thuộc lãnh vực quản lý của mình, người có
thẩm quyền thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản. Nếu không thuộc thẩm
quyền xử phạt thì biên bản chuyển ngay đến người có thẩm quyền ra quyết định xử
phạt.
Biên bản được lập ít nhất là 02 bản, 01 giao cho tổ chức cá nhân vi phạm,
01 lưu hồ sơ xử phạt. Biên bản được lập theo mẫu số 01 của Nghị định 23/2009
NĐ-CP.
Thời hạn ra quyết định xử phạt, nạp và thu tiền phạt.
Thời hạn ra quyết định xử phạt, nạp và thu tiền phạt là 10 ngày, kể từ khi
lập biên bản về hành vi vi phạm hành chính. Đối với các vụ việc có nhiều tình tiết
phức tạp, thời hạn ra quyết định xử phạt không quá 30 ngày.
Quyết định xử phạt phải được gởi cho các tổ chức cá nhân bị xử phạt và cơ
quan thu tiền phạt trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày ra quyết định xử phạt.
Tổ chức cá nhân vi phạm trong thời gian 10 ngày, kể từ ngày giao quyết
định xử phạt phải nộp tiền tại nơi ghi trong quyết định xử phạt và được nhận biên
lai thu tiền phạt.
Tịch thu xử lý tang vật, phương tiện
Khi áp dụng hình thức tịch thu tang vật, phương tiện được xử dụng để vi
phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản xử phạt và ra
quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm theo mẫu quy định.
Khi ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện có trách nhiệm bảo quản
hoặc giao cho người vi phạm tự quản lý chờ xử lý.
Tang vật phương tiện bị tịch thu do vi phạm hành chính phải được xử lý
theo quy định hiện hành.
Chấp hành quyết định xử phạt
Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định
xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt.
Tiểu luận cuối khóa Trung cấp lý luận chính trị - hành chính
GVHD: Lê Văn Bền HV: Lê Thanh Phong
7
Quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này mà tổ chức, cá nhân bị xử phạt
vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng
chế thi hành.
1.3 Quan điểm của Đảng và Pháp luật của Nhà nƣớc
1.3.1 Quan điểm của Đảng
Văn kiện Đại hội Đảng lần XI chỉ đạo rõ: Nâng cao chất lượng quy hoạch đô
thị và đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ở các đô thị lớn. Hình thành hệ
thống đô thị vừa và nhỏ theo hướng phân bố hợp lý trên các vùng, khắc phục tình
trạng tự phát trong phát triển đô thị. Hỗ trợ quy hoạch, xây dựng, tổ chức tốt hơn
các điểm dân cư nông thôn theo hướng sạch, đẹp, văn minh.
1.3.2 Pháp luật của Nhà nƣớc
Trên tinh thần chỉ đạo của Đảng, Nhà nước cụ thể hóa bằng Luật số
16/2003/QH11 của Quốc hội : Luật Xây dựng, Luật này quy định về hoạt động xây
dựng; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng công trình và hoạt
động xây dựng.
Nghị định của Chính Phủ số 23/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2009
quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất
động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ
tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở.
Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2007 quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành việc xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị theo quy định tại
khoản 1, 2, 4, 5 và khoản 6 Điều 10; khoản 5 Điều 67; Điều 86; Điều 94 và khoản
2 Điều 120 của Luật Xây dựng.
Tóm lại, việc xây dựng nhà ở là một nhu cầu thiết yếu của mọi người dân,
đó là quyền của mọi tổ chức cá nhân đang sống tại Việt Nam. Nhưng việc xây
dựng này phải được thực hiện đúng theo quy định và nó được cụ thể hóa bằng
pháp luật mà mọi tổ chức cá nhân phải tuân thủ nếu không thì bị xử lý vi phạm
hành chính.
Tiểu luận cuối khóa Trung cấp lý luận chính trị - hành chính
GVHD: Lê Văn Bền HV: Lê Thanh Phong
8
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG NHÀ Ở TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN AN
PHÚ TRONG THỜI GIAN QUA
2.1 Đặc điểm tình hình chung của huyện
Là một huyện cù lao, An Phú thuộc vùng đầu nguồn sông Hậu, tiếp giáp với
Campuchia trên 42 km, diện tích tự nhiên 226,42 km
2
, dân số trên 179 ngàn người,
gồm 4 dân tộc: Kinh, Hoa, Chăm, Khơmer. Huyện An Phú có 12 xã, 2 thị trấn.
Ban Chấp hành Đảng bộ huyện An Phú đã tập trung lảnh đạo thực hiện nhiệm vụ
chính trị trong điều kiện nền kinh tế trên địa bàn huyện vẫn còn nhiều khó khăn,
kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, lại phải chịu ảnh hưởng của suy
thoái kinh tế, của thiên tai dịch bệnh, gây hậu quả nặng nề đến sản xuất và đời sống
của nhân dân, song cán bộ và nhân dân huyện nhà đã đoàn kết vượt qua khó khăn,
ra sức phát huy tiềm năng thế mạnh, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng
bước ổn định và phát triển đời sống.
2.2 Tình hình xây dựng nhà ở trên địa bàn huyện
Do đặc điểm phân bố về giao thông và thuỷ lợi, tập quán sinh sống của
người dân địa phương. Dân cư tập trung theo khu trung tâm hành chính, theo trục
giao thông, sông, rạch nhằm tận dụng lợi thế về nguồn nước và giao thương.
Phần lớn là nhà bán kiên cố khung gỗ. Mật độ xây dựng không đều 30 – 50
%. Bình quân: 12 – 15 m
2
/sàn/người. Diện tích trung bình: 50 – 80 m
2
/sàn; cao 150
m
2
/sàn tại các nhà vườn cây ăn trái.
Nhà ở với kiến trúc đặc trưng: Dạng nhà sàn thấp, trên cột cách mặt đất
khoảng 1m, thoáng mát, có trang trí họa tiết, có hành lang rộng che nắng, nhà có
sân trước, bố trí cột cờ và cây hương trong khuôn viên.
Do điều kiện kinh tế xã hội từng bước phát triển làm cho bộ mặt nông thôn
An Phú ngày càng nâng lên việc phát triển nhà ở từng bước được cải thiện và nâng
chất. Cụ thể:
Tiểu luận cuối khóa Trung cấp lý luận chính trị - hành chính
GVHD: Lê Văn Bền HV: Lê Thanh Phong
9
- Số hộ có nhà tạm dột nát giảm đáng kể (năm 2010 là 4.142 hộ đến năm
2012 giảm còn 1.908 hộ
- Số hộ dân nông thôn có nhà ở đạt tiêu chuẩn nhà cấp IV được tăng lên
(năm 2010 có 17.568 hộ và đến năm 2012 tăng lên 23,199/43,589 chiếm 53,22%.
Số hộ có nhà ở trên sông, rạch, nhà ở vi phạm lộ giới, nhà ở trong vùng sạt
lở, lũ quét phải di dời giảm (năm 2010 là 7.616 hộ nhưng đến nay còn
6,194/43,589 hộ chiếm 14,21%).
4142
17568
7616
2553
17834
7887
1908
23199
6194
0
5000
10000
15000
20000
25000
năm 2010 năm 2011 năm 2012
Nhà tạm dột nát (căn)
Nhà ở đạt tiêu chuẩn
cấp 4 (căn)
nhà trên sông kênh
rạch, vi phạm lộ
giới,vùng sạt lở (căn)
2.3. Những kết quả đạt đƣợc và nguyên nhân trong xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực xây dựng nhà ở trong thời gian qua
2.3.1 Những kết quả đạt đƣợc
Ý thức của người dân được từng bước nâng lên, cụ thể người dân tự giác
chấp hành quy định về xây dựng, tỉ lệ nhà được cấp phép trước xây dựng ngày
càng tăng. Cụ thể số hộ được cấp phép xây dựng trong những năm gần đây được
thể hiện qua bảng, và biểu đồ sau:
Biểu đồ 1: Hiện trạng nhà ở trên địa bàn huyện
trong những năm gần đây
Tiểu luận cuối khóa Trung cấp lý luận chính trị - hành chính
GVHD: Lê Văn Bền HV: Lê Thanh Phong
10
Bảng 1: Số hộ đăng ký cấp phép xây dựng
Năm
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
6 tháng
đầu năm
2013
Ƣớc năm
2013
Số hộ đăng ký cấp phép
xây dựng (hộ)
163
167
156
105
200
163
167
156
200
0
20
40
60
80
100
120
140
160
180
200
năm
2010
năm
2011
năm
2012
năm
2013
số hộ (hộ)
Trật tự xây dựng từng bước đi vào nề nếp, đúng theo quy hoạch tạo vẻ mỹ
quan hơn trước.
Tăng cường chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực xây dựng, các cơ
quan có thẩm quyền tăng cường kiểm tra giám sát và xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực xây dựng cũng tăng thêm, từ đầu năm đến nay số vụ xử lý vi phạm
tăng gấp đôi so với những năm trước.
Trong năm 2010, 2011 huyện lập kế hoạch kiểm tra (2 đợt/năm) để kiểm tra
tình hình xây dựng ở các xã, thị trấn. Phát hiện lần lượt 34, 52 trường hợp vi phạm
trong lĩnh vực xây dựng. Qua đó, xử lý lập biên bản cho cam kết khắc phục trả lại
hiện trạng đối với những trường hợp vi phạm ở mức độ nhẹ, tiến hành lập biên bản
vi phạm và xử lý vi phạm hành chính đối với 5 hộ năm 2010 và 6 hộ vào năm
2011.
Biểu đồ 2: Số hộ đăng ký giấy phép xây dựng
Tiểu luận cuối khóa Trung cấp lý luận chính trị - hành chính
GVHD: Lê Văn Bền HV: Lê Thanh Phong
11
Năm 2012, tình hình xây dựng trên địa bàn huyện có chiều hướng gia tăng
nên Ủy ban nhân dân huyện lập kế hoạch kiểm tra (4đợt/năm) để kịp thời chấn
chỉnh việc sai phạm trong lĩnh vực xây dựng. Qua đó, phát hiện 84 trường hợp vi
phạm và tiến hành xử lý vi phạm hành chính đối với 6 trường hợp và mức này tăng
lên 10 trường hợp vào 6 tháng đầu năm 2013.
Số trường hợp bị phát hiện vi phạm và xử lý vi phạm hành chính được thể
hiện qua bảng số liệu và biểu đồ sau:
Bảng 2: Tình hình kiểm tra và xử lý vi phạm trên địa bàn huyện
Năm
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
6 tháng
đầu năm
2013
Ƣớc năm
2013
Số đợt kiểm tra (đợt/năm)
2
2
4
2
4
Số hộ phát hiện vi phạm
(hộ)
34
52
84
57
Số hộ bị lập biên bản xử lý
VPHC (hộ)
5
6
6
10
5
34
6
52
6
84
10
57
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
năm 2010 năm 2011 năm 2012 năm 2013
số hộ bị xử lý vi phạm
hành chính (hộ)
Số trường hợp vi phạm
(hộ)
Biểu đồ 3: Số hộ bị phát hiện và xử lý vi phạm trong lĩnh vực xây dựng
Tiểu luận cuối khóa Trung cấp lý luận chính trị - hành chính
GVHD: Lê Văn Bền HV: Lê Thanh Phong
12
2.3.2 Nguyên nhân đạt đƣợc
- Nhờ sự lãnh chỉ đạo sâu sát của Huyện ủy, tổ chức thực hiện tốt của Ủy
ban nhân dân huyện và sự tham gia cả hệ thống chính trị nên việc quản lý về xây
dựng có phần chuyển biến tích cực hơn.
- Ở đầu nhiệm kỳ, các Đại biểu hội đồng nhân dân đã nhìn thấy được điều
này và đã đưa ra bàn bạt công khai và cuối cùng thống nhất đưa vào Nghị quyết
phải thiết lập lại trật tự xây dựng trên địa bàn toàn huyện. Từ đó, Ủy ban nhân dân
huyện xây dựng những kế hoạch, đề án cụ thể để thực hiện như đề án di dời nhà
trên sông kênh rạch,
- Trong quá trình thực hiện Ủy ban nhân dân huyện đặc biệt quan tâm và chỉ
đạo cho các xã, thị trấn thực hiện nghiêm công tác thiết lập trật tự xây dựng và
mạnh dạn xử lý các trường hợp vi phạm, lấn chiếm hành lang lộ giới, vĩa hè, coi
nới không đúng quy định. Cần thiết áp dụng biện pháp cưỡng chế tháo dỡ trả lại
hiện trạng ban đầu. Điều đó cũng làm tăng tính nghiêm minh trong việc quản lý
nhà nước.
- Trong quá trình thực hiện công tác tuyên truyền, vận động cho nhân dân am
hiểu pháp luật luôn được đẩy mạnh và thường xuyên.
2.4 Những hạn chế và nguyên nhân trong xử lý vi phạm hành chính về
xây dựng nhà ở thời gian qua
2.4.1 Những hạn chế
- Ý thức chấp hành pháp luật của một số bộ phận người dân chưa cao.
- Việc quản lý nhà nước về xây dựng còn yếu kém, lỏng lẻo, công tác giám
sát, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng bị bỏ ngỏ trong thời gian dài
làm ảnh hưởng lớn đến công tác quy hoạch xây dựng mà hiện nay rất khó khắc
phục hậu quả.
- Hiện tượng vi phạm ở địa phương tuy có giảm hơn trước nhưng vẫn còn ở
mức cao, đặc biệt là tình trạng lấn chiếm hành lang lộ giới gây cản trở giao thông
trên các tuyến lộ chính như Quốc lộ 91C, tình trạng treo pano, áp phích bảng hiệu
quảng cáo làm mất vẻ mỹ quan còn nhiều.
Tiểu luận cuối khóa Trung cấp lý luận chính trị - hành chính
GVHD: Lê Văn Bền HV: Lê Thanh Phong
13
- Việc phát hiện chậm trễ nên khi công trình thi công xong mới phát hiện vi
phạm thì xử lý xử phạt hành chính với hình thức phạt tiền chứ khó áp dụng hình
thức tháo dỡ.
- Việc xử lý còn mang nặng tình cảm, thiên vị, việc xử lý chưa thực sự công
tâm, công bằng.
2.4.2 Nguyên nhân
- Công tác tuyên truyền tuy có thực hiện nhưng chưa thực sự sâu rộng để
người dân am hiểu pháp luật. Từ đó, dẫn đến ý thức chấp hành pháp luật của người
dân chưa cao.
- Tình trạng tham nhũng, thiên vị, nể nang đối với một số cán bộ ở cơ sở còn
phổ biến nên việc xử lý vi phạm chưa triệt để.
- Trình độ cán bộ quản lý xây dựng – địa chính ở cơ sở còn yếu kém, chủ
yếu là kiêm nhiệm. Vì vậy, công tác tham mưu xử lý còn bất cập.
- Sự phối hợp của các ngành trong việc quản lý xây dựng chưa chặt chẽ nên
công tác kiểm tra giám sát còn yếu kém dẫn đến việc phát hiện và xử lý vi phạm
chưa kịp thời.
- Trách nhiệm của vai trò lãnh đạo của Đảng ủy một số xã, thị trấn chưa thực
sự sâu sát, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn chưa thể hiện hết vai trò quản lý nhà
nước của mình.
- Công tác quy hoạch xây dựng chưa sát hợp với một số địa phương, nên khi
đi vào thực hiện còn gặp nhiều bất cập.
2.5 Những kinh nghiệm rút ra
Công tác tuyên tuyền pháp luật phải có chiều sâu và rộng hơn nữa, tuyên
truyền nhiều hình thức đơn giản hóa nội dung của pháp luật để người dân dễ tiếp
cận và thực hiện.
Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, tăng cường sự giám sát lẫn
nhau, khi vừa phát hiện hoạt động xây dựng gì trên địa bàn mình quản lý thì cán bộ
xây dựng phải đến tận nhà để biết và kiểm tra để điều chỉnh ngay tránh trường hợp
thi công xong mới phát hiện vi phạm và tháo dỡ.
Tiểu luận cuối khóa Trung cấp lý luận chính trị - hành chính
GVHD: Lê Văn Bền HV: Lê Thanh Phong
14
Trong việc quản lý xây dựng cần mạnh dạng xử lý những trường hợp vi
phạm để từ đó tạo cho người dân từng bước đi vào nền nếp, và ý thức của người
dân ngày càng tự giác chấp hành pháp luật hơn.
Tóm lại, công tác xử lý vi phạm hành chính ở địa bàn huyện trong thời gian
gần đây được quan tâm và từng bước thiết lập lại trật tự xây dựng. Tuy nhiên, việc
khắc phục những hậu quả do trong thời gian chúng ta buông lỏng thì cần phải
mạnh mẻ hơn nữa để việc chấp hành pháp luật của người dân được chuyển biến
theo hướng tốt hơn.
Tiểu luận cuối khóa Trung cấp lý luận chính trị - hành chính
GVHD: Lê Văn Bền HV: Lê Thanh Phong
15
CHƢƠNG 3: MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG NHÀ Ở
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2015
3.1 Mục tiêu
- Đáp ứng chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2010-2020 (theo quy hoạch xây dựng) là điều tiên quyết.
- Đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, Xây dựng cơ bản, phát triển phải đi đôi
với việc bảo vệ tài nguyên, môi trường để phát triển bền vững.
- Phát triển huyện An Phú giai đoạn 2010-2020 sẽ làm thay đổi bộ mặt nông
thôn, chuyển từ huyện nghèo trở thành huyện có cơ sở hạ tầng tương đối hoàn
chỉnh.
- Nâng cấp các công trình hiện hữu, xây mới, hoàn thiện hạ tầng cơ sở đủ sức
đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế địa phương.
- Là cơ sở để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp
nông thôn; tạo niềm tin cùng với sự đồng tình ủng hộ trong nhân dân góp phần xây
dựng nông thôn giàu đẹp hơn.
3.2 Giải pháp
3.2.1 Tăng cƣờng vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng:
- Tăng cường hơn nữa trong công tác lãnh, chỉ đạo của cấp ủy Đảng về lĩnh
vực xây dựng. Thực hiện tốt chủ trương trong công tác quy hoạch, thực hiện các
quy định của nhà nước về xây dựng.
- Đề ra những chủ trương, nhiệm vụ trong việc đẩy mạnh công tác kiểm tra
thực hiện xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng thông qua xây dựng
Nghị quyết.
- Cần tập trung trí tuệ trong công tác quy hoạch xây dựng, đảm bảo quy
hoạch phải sát hợp với đời sống thực tiễn và tầm nhìn phải mang tính chiến lược
đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trước mắt và lâu dài.
- Sau khi xác định rõ nhiệm vụ chính trị, cấp ủy cần tiến hành công tác tư
tưởng, tạo sự nhất trí trong nhân dân và chỉ đạo việc cụ thể hóa nhiệm vụ chính trị
Tiểu luận cuối khóa Trung cấp lý luận chính trị - hành chính
GVHD: Lê Văn Bền HV: Lê Thanh Phong
16
thành chương trình hành động và kế hoạch thực hiện nhiệm vụ đó. Phân công cấp
ủy viên và cán bộ phụ trách đối lĩnh vực xây dựng.
- Tổ chức kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết đề ra, bảo đảm các Nghị quyết
đề ra phải được chấp hành nghiêm chỉnh.
- Cần phải mạnh dạng kiểm điểm vai trò trách nhiệm đối với cá nhân, tập
thể, nhất là người đứng đầu các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng và cấp
chính quyền cấp cơ sở không thực hiện hết trách nhiệm quản lý nhà nước của mình
và để xảy ra sai phạm lâu dài mà không khắc phục.
- Có chủ trương thực hiện chính sách thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học cao
đẳng đúng chuyên ngành lĩnh vực xây dựng về công tác ở địa phương, mạnh dạng
thay đổi những cán bộ không đủ trình độ chuyên môn mà không có khả năng đào
tạo.
3.2.2 Tăng cƣờng vai trò quản lý của UBND huyện, xã, thị trấn:
Để nâng cao hiệu quả công tác xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng,
trong thời gian tới lãnh đạo UBND huyện cần thực hiện tốt một số vấn đề sau:
* Thực hiện tốt công tác lập quy hoạch:
Thực hiện công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo Nghị quyết của
HĐND, từ đó UBND huyện có kế hoạch hành động về quản lý trật tự xây dựng
trên địa bàn mình quản lý. Việc lập kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất phải được
tiến hành chặt chẽ.
Trước khi lập quy hoạch phải điều tra, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều
kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn để thực hiện quy hoạch sát hợp để từ đó
đề ra Nghị quyết thực sự đi vào đời sống của người dân. Đồng thời, đánh giá hiện
trạng và biến động sử dụng đất trong kỳ quy hoạch trước theo các mục đích sử
dụng đất gồm đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm,
đất nuôi trồng thủy sản, đất ở tại nông thôn, đất xây dựng trụ sở cơ quan và công
trình sự nghiệp, sử dụng đất vào mục đích quốc phòng an ninh; đất sản xuất, kinh
doanh phi nông nghiệp; sử dụng đất vào mục đích công cộng; đất sông ngòi, kênh
rạch, suối mặt nước chuyên dùng; đất tôn giáo tín ngưỡng, đất nghĩa trang,
Tiểu luận cuối khóa Trung cấp lý luận chính trị - hành chính
GVHD: Lê Văn Bền HV: Lê Thanh Phong
17
Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch và định
hướng cho kỳ tiếp theo phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội của địa phương.
Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn phải công khai quy hoạch sử dụng đất, quy
hoạch xây dựng sau khi đã được thông qua. Đồng thời công khai các dự án, công
trình đầu tư tại địa phương trong suốt thời gian của kỳ quy hoạch.
Quản lý chặt chẽ quá trình xây dựng cơ bản cũng như quá trình đầu tư trên
đất theo đúng quy hoạch xây dựng được duyệt, kế hoạch sử dụng đất hàng năm và
theo đúng các quy định hiện hành. Áp dụng cơ chế quản lý, điều hành cho phù hợp
với thực tế địa phương theo hướng cải cách, gọn nhẹ và hiệu quả. Rà soát, điều
chỉnh bổ sung các quy định không hoặc chưa phù hợp trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ quản lý nhà nước về xây dựng cơ bản với các lĩnh vực quản lý khác.
Điều này thỏa mãn yêu cầu về tính đồng bộ, thống nhất trong quản lý.
* Thực hiện tốt công tác kiểm tra:
Tăng cường sự quản lý Nhà nước của UBND huyện đối với công tác xây
dựng, cấp giấy phép xây dựng cho nhà ở riêng lẻ ở điểm dân cư nông thôn
theo quy định. Tăng cường trách nhiệm quản lý thông qua các hoạt động cụ thể
như:
- Rà soát lại toàn bộ các công trình trên địa bàn huyện, phân loại xem bao
nhiêu công trình vi phạm vào quy hoạch xây dựng và lập kế hoạch xử lý theo quy
định của pháp luật.
- Đôn đốc, kiểm tra tình hình xây dựng trên địa bàn, kịp thời ngăn chặng
những sai phạm vừa bắt đầu xảy ra để có biện pháp ngay từ đầu tránh tình trạng
công trình xây dựng xong tiến hành xử lý thì hậu quả sẽ nặng nề và khó thực hiện.
* Đẩy mạnh công tác xử lý vi phạm:
Ủy ban nhân dân huyện, xã, thị trấn ban hành kịp thời quyết định đình chỉ
thi công xây dựng, quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm trật tự xây
dựng theo thẩm quyền.
Tiểu luận cuối khóa Trung cấp lý luận chính trị - hành chính
GVHD: Lê Văn Bền HV: Lê Thanh Phong
18
Kiên quyết xử lý những tình trạng tham nhũng, cố tình bao che cho những
trường hợp vi phạm trật tự xây dựng.
Xử lý những cán bộ dưới quyền được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây
dựng mà để xảy ra tình trạng sai phạm.
Quy định rõ trách nhiệm cho cán bộ địa chính xây dựng của xã, thị trấn
được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng về kiểm tra, phát hiện và báo cáo kịp
thời những trường hợp vi phạm trật tự xây dựng thuộc địa bàn được giao nhiệm vụ
quản lý hoặc có biện pháp xử lý kịp thời vi phạm trật tự xây dựng thuộc thẩm
quyền.
Chịu trách nhiệm về những sai phạm trực tiếp hoặc gián tiếp trong quản lý
trật tự xây dựng. Trường hợp cấp giấy sai, cấp phép xây dựng chậm thời hạn do
pháp luật quy định, quyết định sai, quyết định không đúng thẩm quyền phải bồi
thường thiệt hại, nếu gây hậu quả nghiêm trọng phải xử lý theo quy định của pháp
luật.
Trong thực tế có nhiều đối tượng vi phạm hành chính, thực hiện quyết định
xử phạt không nghiêm túc làm giảm hiệu lực quản lý nhà nước và hệ quả sẽ kéo
theo nhiều đối tượng khác có các hành vi tương tự. Nếu các đối tượng không chấp
hành quyết định xử phạt thì tiến hành các biện pháp cưỡng chế theo quy định của
pháp luật, không nên để vi phạm kéo dài, gây ra hậu quả rồi mới xử lý.
3.2.3 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền:
Tăng cường tuyên truyền , phổ biến các văn bản pháp luật về xây dựng và
xử lý vi phạm hành chính về xây dựng bằng nhiều hình thức ở địa phương để cán
bộ và nhân dân nhận thức đúng đắn và thực hiện tốt các quy định về xây dựng.
Phát động phong trào chấp hành pháp luật về xây dựng sâu rộng trong từng
hộ gia đình, từng khu dân cư. Thu hút sự tham gia của nhân dân qua việc lập trang
chuyên mục trên Đài phát thanh địa phương để thông tin thường xuyên về các tấm
gương điển hình để nêu gương của cán bộ, đảng viên người dân tự giác chấp hành
nghiêm pháp luật về xây dựng.
Tiểu luận cuối khóa Trung cấp lý luận chính trị - hành chính
GVHD: Lê Văn Bền HV: Lê Thanh Phong
19
Bằng hình thức thích hợp kết hợp với các ngành có liên quan tổ chức cuộc
thi tìm hiểu pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Trong đó, tập trung triển
khai những nội dung cơ bản của Nghị định 23/2009/NĐ-CP của Chính Phủ về xử
phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai
thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật;
quản lý phát triển nhà và công sở để lập lại trật tự xây dựng trên địa bàn toàn
huyện nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Thường xuyên thông báo các quy định, khu vực không cấp phép xây dựng,
các khu vực đã quy hoạch, thuộc quy hoạch xây dựng nông thôn mới để người dân
dễ dàng thực hiện.
3.2.4 Tăng cƣờng công tác phối hợp trong hệ thống chính trị:
Xây dựng quy chế phối hợp trong công tác kiểm tra, giám sát, hoạt động
trong lĩnh vực xây dựng giữa các ngành, các cấp trong hệ thống chính trị. Đặc biệt
là mối quan hệ giữa Mặt trận đoàn thể với Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân.
Không xem việc thực hiện sai quy định về xây dựng là trách nhiệm của một cơ
quan hay cá nhân nào mà là trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị.
Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam nắm giữ vai trò nòng cốt, mạnh dạng đề
xuất những việc cần thực hiện với Ủy ban nhân dân, xây dựng kế hoạch phối hợp
và yêu cầu chính quyền tạo điều kiện thuận lợi để cùng nhau thực hiện đạt hiệu quả
thiết thực.
3.2.5 Thực hiện tốt công tác cán bộ:
Bám sát Nghị quyết của cấp ủy đảng về công tác cán bộ về chính sách thu
hút sinh viên tốt nghiệp đại học cao đẳng về công tác tại địa phương, Chính quyền
xây dựng kế hoạch hành động và có lộ trình cụ thể cho việc này để đáp ứng nhu
cầu công việc trong thời kỳ mới.
Đồng thời tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đủ trình độ chuyên
môn và có năng lực làm công tác địa chính – xây dựng ở cấp cơ sở. Giải quyết
chính sách cho những cán bộ có năng lực kém không có khả năng đào tạo để thay
vào đó người có trình độ năng lực cao hơn.
Tiểu luận cuối khóa Trung cấp lý luận chính trị - hành chính
GVHD: Lê Văn Bền HV: Lê Thanh Phong
20
Thường xuyên kiểm tra, đánh giá trình độ chuyên môn, năng lực cán bộ, đạo
đức cán bộ địa chính xây dựng, phát hiện kịp thời những sai phạm để có biện pháp
uống nắn, sửa chữa kịp thời.
Tiểu luận cuối khóa Trung cấp lý luận chính trị - hành chính
GVHD: Lê Văn Bền HV: Lê Thanh Phong
21
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua nội dung nghiên cứu về công tác xử phạt vi phạm hành chính về xây
dựng, một lần nữa khẳng định tính chất quan trọng và cần thiết của đề tài trong
việc thực thi pháp luật. Các cấp phải thường xuyên kiểm tra việc xử lý vi phạm
hành chính của các tổ chức, cá nhân dưới quyền được giao nhiệm vụ này để kịp
thời chấn chỉnh sai sót.
Với vị trí và vai trò quan trọng trong việc quản lý xây dựng cơ bản, đặc biệt
là UBND huyện phải phát huy hết vai trò quản lý, điều hành nhà nước, đẩy mạnh
việc kiểm tra giám sát và mạnh dạn xử lý để việc quản lý xây dựng từng bước đi
vào nền nếp.
Quy hoạch xây dựng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần ổn
định, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, giảm dần khoảng cách
chênh lệch giữa nông thôn và thành thị.
Vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo điều hành của chính quyền, sự
phối hợp của Mặt trận đoàn thể là yếu tố không thể thiếu được trong công tác quản
lý xây dựng.
Việc quản lý tốt về xây dựng là cơ sở để thực hiện mục tiêu Công nghiệp
hóa - Hiện đại hóa đất nước, tạo niềm tin cùng với sự đồng tình ủng hộ trong nhân
dân góp phần xây dựng giàu đẹp hơn.
2. Kiến nghị:
Để tiếp tục phát huy vai trò hoạt động của xây dựng cơ bản trong những năm
tiếp theo có sự phát triển tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra, tôi xin có một số
ý kiến như sau:
Công khai và tuyên truyền đến mọi người dân trên địa bàn để người dân hiểu
được chủ trương, chính sách của nhà nước về quản lý xây dựng cơ bản. Từ đó, họ
có sự phối hợp với chính quyền trong việc thực hiện các quy định về quản lý trật tự
xây dựng.
Tiểu luận cuối khóa Trung cấp lý luận chính trị - hành chính
GVHD: Lê Văn Bền HV: Lê Thanh Phong
22
Chính quyền địa phương cần cân đối nguồn vốn đầu tư phát triển, xây dựng
kế hoạch thu hút vốn đầu tư từ các nguồn vốn khác ngân sách; áp dụng nhiều hình
thức đầu tư hoặc xã hội hóa từng lĩnh vực đầu tư. Vấn đề tài chính đóng vai trò rất
quan trọng trong việc quyết định hiệu quả triển khai phương án quy hoạch xây
dựng.
Từng cấp thẩm quyền quy định các nội dung quản lý nhà nước trong mọi
lĩnh vực trên địa bàn quản lý theo hướng tinh gọn và hiệu quả. Đây là vấn đề cần
thiết vì tất cả các lĩnh vực quản lý trên địa bàn đều ảnh hưởng đến vấn đề sử Quy
hoạch Xây dựng và bảo vệ môi trường. Chính sách, quy định cần phải thể hiện
được tính đồng bộ thì mới phát huy được hiệu quả.
Mở các lớp đào tạo chuyên môn cho cán bộ làm công tác quản lý xây dựng.
Cấp ủy Đảng, các tổ chức thành viên tham gia tích cực hơn nữa để công tác
quản lý trật tự xây dựng ngày càng tốt hơn.
Có chế độ phụ cấp, chính sách phù hợp với cán bộ làm công tác xây dựng.
Đào tạo nghiệp vụ cho ban thanh tra nhân dân trong việc giám sát đầu tư
cộng đồng, xây dựng cơ bản.
Phân bố vốn kịp thời giúp địa phương chủ động trong việc triển khai các
công trình trên địa bàn nhất là xây dựng kết cấu hạ tầng.
Quan tâm công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng và đào tạo lại, tạo nguồn
cho hệ thống chính trị ở địa phương; công tác điều động, luân chuyển, bố trí cán
bộ; hoàn thiện về tổ chức bộ máy nhà nước./.