Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Nâng cao hiệu quả hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam – chi nhánh Hoàn Kiếm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.69 KB, 45 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Phan Thu Hiền
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
PHẦN 1 5
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG VIB 5
CHI NHÁNH HOÀN KIẾM 5
1.1 Giới thiệu chung về ngân hàng quốc tế VIB 5
1.2 Quá trình hình thành và phát triển của VIB chi nhánh Hoàn Kiếm 5
1.3 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng quốc tế VIB chi nhánh Hoàn Kiếm 6
1.3.1 Mô hình tổ chức 6
1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban trong chi nhánh ngân hàng VIB Hoàn
Kiếm 7
1.3.2.1 Ban lãnh đạo 8
1.3.2.2 Văn phòng 9
1.3.2.3 Phòng tín dụng 10
1.3.2.4 Phòng kế toán nội bộ 11
1.3.2.5 Phòng quan hệ đối ngoại và thanh toán quốc tế 12
1.3.2.6 Phòng tiền tệ kho quỹ 12
1.3.2.7 Phòng kế hoạch và dịch vụ ngân hàng 13
1.3.2.8 Phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ 14
1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh VIB Hoàn Kiếm trong giai đoạn 2006-
2010 15
1.4.1. Hoạt động huy động vốn 15
1.4.2 Hoạt động tín dụng 17
1.4.3 Các hoạt động kinh doanh khác 18
1.4.4 Các chỉ tiêu tài chính 19
1.4.4.1 Tăng trưởng nguồn vốn 19
1.4.4.2 Tăng trưởng tín dụng 19
Nguyễn Thị Huyền Kinh tế đầu tư 49B
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Phan Thu Hiền
1.4.4.3 Tỷ lệ nợ quá hạn 19


1.4.4.4 ROA, ROE 20
PHẦN 2: 21
THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ
TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG VIB HOÀN KIẾM 21
2.1 Hoạt động đầu tư của chi nhánh VIB Hoàn Kiếm 21
2.1.1 Hoạt động huy động vốn cho đầu tư 21
2.1.2 Hoạt động sử dụng vốn 22
2.1.3 Hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật 23
2.2 Thực trạng công tác thẩm định dự án đấu tư tại ngân hàng VIB chi nhánh Hoàn Kiếm
25
2.2.3 Quy trình thẩm định với dự án vay vốn đầu tư 28
2.3 Đánh giá công tác thẩm định của chi nhánh 37
2.3.1 Những mặt đạt được 37
2.3.2 Một số tồn tại và nguyên nhân 37
3.1 Định hướng và mục tiêu phát triển của VIB Hoàn Kiếm trong giai đoạn 2011- 2015 39
3.2 Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đầu tư và quản lý đầu tư tại chi
nhánh 40
3.2.1 Công tác thẩm định và rủi ro đầu tư 40
3.2.2 Công tác quản lý rủi ro tín dụng 41
3.2.3 Các công tác khác của chi nhánh 41
Nguyễn Thị Huyền Kinh tế đầu tư 49B
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Phan Thu Hiền
Nguyễn Thị Huyền Kinh tế đầu tư 49B
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Phan Thu Hiền
LỜI NÓI ĐẦU
Đầu tư có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế quốc gia (tầm vĩ mô), với
doanh nghiệp (tầm vi mô). Gắn liền với hoạt động đầu tư là các dự án đầu tư. Một
dự án đầu tư mới có tính khả thi hay không cần phải được xem xét và đánh giá một
cách chính xác và đầy đủ về dự án đó. Để từ đó doanh nghiệp mới có thể quyết định
có nên đầu tư hay không. Tuy nhiên, các dự án đầu tư thường đòi hỏi phải có một

lượng vốn lớn mà không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng tài chính để thực
hiện. Điều đó bắt buộc Doanh nghiệp phải tính đến phương án nguồn vốn khác.
Hệ thống ngân hàng thương mại là một trong những kênh dẫn vốn quan trọng
đối với các chủ đầu tư . Sự phát triển của các ngân hàng làm cho sự luân chuyển của
các dòng tiền nhanh hơn và tạo nhiều lợi ích hơn cho xã hội. Hiện thực đã chứng
minh điều đó, những năm gần đây hệ thống ngân hàng phát triển mạnh, rất nhiều
ngân hàng mới cả trong nước lẫn nước ngoài xuất hiện tại Việt Nam làm cho sự
phát triển của các ngành tăng cao.
Ngân hàng quốc tế VIB Việt Nam đã góp phần không nhỏ trước những thành
tựu trên. Là một trong những ngân hàng có hệ thống chi nhánh lớn, mạng lưới mở
rộng đến từng quận huyện của Hà Nội và các tỉnh thành phố trên khắp đất nước.
Với hoạt động nhiều năm đủ sức tài trợ cho nhiều hoạt động vay vốn của nhiều
thành phần kinh tế. Ngân hàng quốc tế VIB chi nhánh Hoàn Kiếm, một chi nhánh
của Ngân hàng VIB Việt Nam cũng luôn cố gắng để góp sức mình vào thành tựu
chung của hệ thống ngân hàng quốc tế.
Qua thời gian thực tập ở Ngân hàng quốc tế VIB chi nhánh Hoàn Kiếm, với sự
hướng dẫn tận tình của các cô chú và các anh chị trong ngân hàng, em đã thu nhận
được nhiều kiến thức về nghiệp vụ ngân hàng . Đồng thời, em cũng hiểu rõ hơn về
hoạt động tín dụng doanh nghiệp, những qui trình nghiệp vụ của một cán bộ trong
thực tế như thế nào. Do hạn chế về kiến thức cũng như về các nghiệp vụ nên báo
cáo không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
của các thầy cô giáo. Em cũng xin chân thành cám ơn các cán bộ tín dụng tại Ngân
hàng VIB chi nhánh Hoàn Kiếm đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập và
hoàn thiện bài báo cáo này.
Nguyễn Thị Huyền Kinh tế đầu tư 49B
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Phan Thu Hiền
PHẦN 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG VIB
CHI NHÁNH HOÀN KIẾM
1.1 Giới thiệu chung về ngân hàng quốc tế VIB

Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam, viết tắt là ngân hàng quốc
tế (VIB), được thành lập ngày 18/9/1996, trụ sở đặt tại 198B Tây Sơn, quận Đống
Đa, Hà Nội.
Sau 14 năm hoạt động, VIB đã trở thành một trong những ngân hàng TMCP
hàng đầu Việt Nam với tổng tài sản đạt gần 94 nghìn tỷ đồng, vốn điều lệ 4000 tỷ
đồng, mạng lưới chi nhánh hơn 130 đơn vị kinh doanh trên cả nước.
Từ ngày thành lập đến nay, VIB luôn được xếp hạng A theo các tiêu chí xếp
hạng của ngân hàng nhà nước. Trong nhiều năm gần đây, VIB luôn đạt mức tăng
trưởng nhanh và ổn định. Theo xếp hạng của UNDP, năm 2007, VIB là doanh
nghiệp lớn đứng thứ 137 trong số 200 doanh nghiệp hàng đầu trong nước. Báo
VietNamnet bình chọn VIB đứng thứ 3 trong số 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất
Việt Nam về doanh thu. VIB cũng giành được nhiều danh hiệu và giải thưởng do
các tổ chức uy tín trong nước và nước ngoài trao tặng, như danh hiệu thương hiệu
mạnh Việt Nam, danh hiệu ngân hàng có dịch vụ bán lẻ được hài lòng nhất, ngân
hàng thanh toán quốc tế xuất sắc… Năm 2010 đánh dấu bước phát triển quan trọng
của VIB bằng việc hợp tác chiến lược với ngân hàng Commonwealth
( Commonwealth bank of Australia) – ngân hàng bán lẻ hàng đầu của Úc.
Là một ngân hàng đa năng, VIB cung cấp những sản phẩm dịch vụ hiện đại,
tiện ích cho khác hàng. Với quyết tâm trở thành “ ngân hàng luôn sáng tạo và
hướng đến khách hàng nhất tại Việt Nam”, trong thời gian tới VIB sẽ tăng hiệu quả
sử dụng vốn và tăng cường năng lực quản trị điều hành, tiếp tục chú trọng phát triển
mạng lưới ngân hàng bán lẻ và các sản phẩm mới thông qua các kênh phân phối đa
dạng, cung cấp các giải pháp tài chính trọn gói cho các nhóm khách hàng trọng tâm.
1.2 Quá trình hình thành và phát triển của VIB chi nhánh Hoàn Kiếm
Ngân hàng quốc tế VIB chi nhánh Hoàn Kiếm, hay gọi tắt là VIB Hoàn Kiếm,
được thành lập vào 27/12/2004, là một trong 35 chi nhánh tại Hà Nội. VIB – chi
Nguyễn Thị Huyền Kinh tế đầu tư 49B
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Phan Thu Hiền
nhánh Hoàn Kiếm được thành lập do nhu cầu phát triển thị trường của VIB, đáp
ứng yêu cầu phát triển của 1 doanh nghiệp, và trên cơ sở nhu cầu thực tế của thị

trường đối với những sản phầm tài chính mà VIB phục vụ.
Chi nhánh đặt trụ sở tại 76 phố Huế, quận Hai Bà Trưng.
1.3 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng quốc tế VIB chi nhánh Hoàn Kiếm
1.3.1 Mô hình tổ chức
Ngân hàng TMCP quốc tế Việt Nam ( VIB ) được quản lý bởi hội đồng quản
trị ( HĐQT) và điều hành bởi tổng giám đốc ( TGĐ). VIB được tổ chức thành hệ
thống tập trung thống nhất; thực hiện kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ
ngân hàng theo quy định của pháp luật.
VIB chi nhánh Hoàn Kiếm có các phòng ban sau :
- Văn phòng
- Phòng tín dụng
- Phòng kế toán nội bộ
- Phòng quan hệ đối ngoại và thanh toán quốc tế
- Phòng tiền tệ, kho quỹ
- Phòng kế hoạch và dịch vụ khách hàng
- Tổ kiểm tra, kiểm toán nội bộ
Điều hành các phòng là các trưởng phòng, giúp việc các trưởng phòng là các
phó phòng. Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước TGĐ, HĐQT. Thực hiện nhiệm
vụ được giao, đồng thời có quyền giao nhiệm vụ cho từng thành viên trong phòng,
quản lý, theo dõi, đánh giá kết quả công việc được giao và phải liên đới chịu trách
nhiệm trước TGĐ, HĐQT về những sai phạm xẩy ra của cán bộ phòng mình do
buông lỏng quản lý.
Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu điều hành
Nguyễn Thị Huyền Kinh tế đầu tư 49B
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Phan Thu Hiền
Nguồn: Báo cáo thường niên VIB
Sơ đồ 2: Sơ đồ ban điều hành
Nguồn: Báo cáo thường niên VIB
1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban trong chi nhánh ngân hàng
Nguyễn Thị Huyền Kinh tế đầu tư 49B

Chi nhánh
Văn
phò
ng
Phòng
tín dụng
Phòng
kế toán
nội bộ
Phòng
quan hệ
đối
ngoại và
thanh
toán
quốc tế
Phòng
tiền tệ,
kho quỹ
Phòng
kế hoạch
và dịch
vụ
khách
hàng
Tổ
kiểm
tra,
kiểm
toán

nội bộ
Giám đốc
Phó giám
đốc
Trưởng
phòng kế
toán
Tổ kiểm
tra nội
bộ
Các
phòng
chuyên
môn
Phòng
giao
dịch
Quỹ tiết
kiệm
Đơn vị giao dịch trực
thuộc
Ban giám đốc
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Phan Thu Hiền
VIB Hoàn Kiếm
Trước hết nói về chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh, VIB Hoàn Kiếm thực
hiện tốt các hoạt động của mình nhằm củng cố vị thế của VIB nói chung trên thị
trường và làm cho VIB Hoàn Kiếm nói riêng ngày một hoàn thiện, hiệu quả hơn
đáp ứng yêu cầu của nên kinh tế thị trường.
Các hoạt động chính của chi nhánh là :
- Huy động vốn

- Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong và ngoài
nước
- Vay vốn của ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng khác
- Cho vay ngắn, trung và dài hạn
- Hùn vốn liên doanh theo quy định pháp luật
- Chiệt khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác
- Làm dịch vụ thanh toán giữa các ngân hàng
Mỗi phòng ban trong chi nhánh có chức năng, nhiệm vụ khác nhau nhưng
đều hỗ trợ giúp chi nhánh thực hiện tốt các hoạt động của minh. Cụ thể là:
1.3.2.1 Ban lãnh đạo
Ban lãnh đạo gồm : một giám đốc và hai phó giám đốc.
Giám đốc ngân hàng là người đứng đầu, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của
mình theo quy định của pháp luật và của ngân hàng cấp trên. Giám đốc chịu trách
nhiệm về hoạt động của Ngân hàng VIB Hoàn Kiếm. Giám đốc có quyền phân
công, uỷ quyền cho các phó giám đốc giải quyết và ký một số văn bản thuộc thẩm
quyền của mình.
Ban giám đốc điều hành công việc theo chương trình, kế hoạch tháng, quý,
năm theo quy định của ngân hàng cấp trên.
Phó giám đốc là người trợ giúp công việc của Giám đốc, phụ trách điều hành
một số nghiệp vụ hoạt động kinh doanh của đơn vị và phải chịu trách nhiệm trước
Giám đốc, trước pháp luật về việc thực hiện các nghiệp vụ được phân công.
Trưởng phòng có trách nhiệm tham mưu cho Ban lãnh đạo chỉ đạo điều hành
Nguyễn Thị Huyền Kinh tế đầu tư 49B
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Phan Thu Hiền
hoạt động kinh doanh của Chi nhánh theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Chịu
trách nhiệm trước Giám đốc về trách nhiệm của người đứng đầu phòng trong phạm
vi chức năng, nhiệm vụ của phòng phụ trách.
1.3.2.2 Văn phòng
- Tổng hợp hồ sơ tuyển chọn CBNV theo quy chế của VIB; tổ chức phục vụ
thi tuyển theo quyết định của TGĐ.

- Quản lý hồ sơ cán bộ, thực hiện các thủ tục bổ nhiệm, khen thưởng, kỉ luật,
tuyển dụng hoặc thuyên chuyển công tác của CBNV trong hệ thống VIB theo quyết
định của lãnh đạo.
- Theo dõi, báo cáo TGĐ các vấn đề thực hiện chế độ, chính sách tiền lương,
nâng bậc lương, BHXH, BHYT, chế độ làm việc, nghỉ ngơi… trình TGĐ ký hợp
đồng lao động; giám sát thực hiện cac HĐLĐ. Thực hiện luật lao động và các chính
sách liên quan đến người sử dụng lao động và người lao động. Kiểm tra đôn đốc các
phòng, ban tại VIB thực hiện kỷ luật lao động. Tổng hợp các bảng chấm công tại
VIB chuyển cho phòng kế toán để tính lương.
- Chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho các cuộc họp giao ban nội bộ, các hội
nghị, hội thảo theo quyết định của TGĐ hoặc chủ tịch HĐQT. Cử người ghi chép
nội dung và kết luận các buổi giao ban, biên bản hội nghị…; thông báo toàn hệ
thống các quyết định của lãnh đạo ( nếu cần ). Phối hợp với các phòng ban khác khi
tổ chức các hội nghị lớn như : đại hội cổ đông, khai trương đơn vị thành viên, hội
nghị khách hàng…
- Văn phòng là nơi duy nhất nhận vào sổ các loại công văn đến; xem ( trừ các
văn bản “ mật “ gửi riêng cho lãnh đạo ), trình và phân phối công văn đến theo ý
kiến của TGĐ, thường trực HĐQT. Đánh máy công văn xem lại bản đánh máy
trước khi trình lãnh đạo ký : vào sổ và gửi công văn đi. Tổ chức lưu trữ các văn bản,
hồ sơ, công văn đi, đến theo quy định hiện hành. Sao gửi các văn bản cho đơn vị
trực thuộc theo chỉ đạo của TGĐ, HĐQT, ban kiểm soạn.
-Trực tiếp quản lý con dấu và chịu trách nhiệm về sử dụng an toàn con dấu của VIB.
- Mua và tổ chức in các loại giấy tờ, chứng chỉ dùng trong nội bộ và giao
dịch với khách hàng. Trực tiếp làm các bản thông báo với khách hàng như lãi
suất, tỉ giá, giờ làm việc, những quy định của VIB tại nơi giao dịch. In cổ phiếu,
Nguyễn Thị Huyền Kinh tế đầu tư 49B
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Phan Thu Hiền
theo dõi danh sách cổ đông, cổ phiếu và sự thay đổi cổ phần, quản lý an toàn cổ
phiếu chưa phát hành.
- Theo dõi và quản lý tủ sách, các tài liệu tham khảo, báo chí do VIB mua và

các đơn vị khác gửi tới.
- Cấp giấy giới thiệu, giấy đi đường, giấy phép… mua vé tàu xe cho CBNV đi
công tác, làm thủ tục khi có CBNV đi công tác, tham quan, học tập ở nước ngoài
( hộ chiếu, visa…)
- Quản lý TSCĐ, CCLĐ, các trang thiết bị và sản phẩm, vật liệu của VIB.
Trực tiếp mua sắm, bảo quản, sử dụng tài sản theo quy định và kế hoạch được
duyệt; tham gia kiểm kê tài sản định kỳ và đột xuất. Xây dựng các định mức về sử
dụng văn phòng phẩm, các loại tiêu hao có thể định mức được.
- Theo dõi về xây dựng cơ bản ( nếu có ) . Thực hiện các công việc sữa chữa
về tài sản.
- Tổ chức bảo vệ cơ quan, đảm bảo mạng lưới thông tin liên lạc thông suốt;
đảm bảo tài sản cơ quan, phương tiện của cá nhân và khác hàng để tại cơ quan; giừ
gìn an ninh trât tự, chế độ, kỷ luật lao động trong cơ quan theo nội quy của VIB.
- Đảm bảo điều kiện làm việc và nhu cầu sinh hoạt cần thiết cho người lao
động tại cơ quan, theo dõi và làm việc trực tiếp với cơ quan BHXH, BHYT, các cơ
quan chính sách khác về chế độ, quyền lợi có liên quan đến ngân hàng và CBNV.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do TGĐ giao
1.3.2.3 Phòng tín dụng
Phòng tín dụng có các chức năng sau:
- Xây dựng kế hoạch tín dụng của năm ( chia ra quý ) và tổ chức thực hiện kế
hoạch tín dụng.
- Xây dựng các quy định, quy trình nghiệp vụ tín dụng trình lãnh đạo ban
hành; chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện chế độ, quy trình nghiệp
vụ tín dụng.
- Khai thác nguồn vốn của các tổ chức kinh tế, xã hội, tài chính… và tìm các
dự án đầu tư khả thi để tăng trưởng tín dụng vững chắc, có hiệu quả.
- Trực tiếp thẩm định và cho vay các tổ chức và cá nhân đối với dự án ngắn
Nguyễn Thị Huyền Kinh tế đầu tư 49B
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Phan Thu Hiền
hạn, trung hạn và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ. Theo dõi, quản lý và kiểm soát tín

dụng đối với các dự án cho vay.
- Thẩm định và phối hợp với các văn phòng, ban liên quan thu xếp tài chính
đối với các dự án đồng tài trợ, các khoản bảo lãnh đối với doanh nghiệp.
- Tái thẩm định các dự án cho vay vượt thẩm quyền của các đơn vị trực thuộc
theo yêu cầu của tổng giám đốc.
- Tổ chức phân tích tín dụng, có trách nhiệm cung cấp số liệu tín dụng cho
phòng kế hoạch và dịch vụ ngân hàng để tổng hợp và phân tích hoạt động ngân hàng.
Thực hiện công tác marketing về các lĩnh vực có liên quan đến hoạt động tín dụng.
Tổ chức, quản lý, khai thác thông tin, tài liệu của khách hàng có quan hệ tín dụng.
- Theo dõi, quản lý tài sản thế chấp, tài sản gán xiết nợ, làm đầu mối trong
quan hệ với các cơ quan nội chính và khách hàng trong các trường hợp khởi kiện về
tín dụng thuộc phòng quản lý.
- Đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, quá hạn, khó đòi. Thẩm định, trình duyệt ra hạn
nợ, chuyển nợ quá hạn. Kiến nghị TGĐ xử lý những phát sinh về nợ quá hạn khó
đòi, có biện pháp hạn chế nợ quá hạn. Hoàn thiện hồ sơ và lập các văn bản xử lý nợ
trình TGĐ.
- Mở rộng mạng lưới khách hàng và xây dựng khách hàng truyền thống, đề
xuất biện pháp khuyến khích và thu hút khách hàng tiềm năng.
- Phối hợp với các trung tâm phòng ngừa rủi ro của NHNN và các TCTD khác.
- Quản lý hồ sơ vay theo quy định.
- Kiểm tra về chấp hành thể lệ, chế độ cho vay đối với các đơn vị trực thuộc,
kiểm tra, xử lý nợ cho vay đối với khách hàng do phòng trực tiếp đảm nhiệm.
- Tổ chức tập huấn nghiệp vụ tín dụng cho các cán bộ trong toàn hệ thống và
lĩnh vực tín dụng do phòng trực tiếp cho vay.
- Thực hiện nhiệm vụ khác do TGĐ giao.
1.3.2.4 Phòng kế toán nội bộ
Phòng kế toán nội bộ có các chức năng sau:
- Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, các
Nguyễn Thị Huyền Kinh tế đầu tư 49B
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Phan Thu Hiền

công việc liên quan đến quản lý tài chính, chi tiêu nội tài chính của chi nhánh
- Phối hợp với phòng thông tin điện toán quản lý hệ thống giao dịch trên máy.
Thực hiện mở, đóng giao dịch chi nhánh hàng ngày.
- Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng.
- Thực hiện kiểm soát tất cả các bút toán tạo mới và các bút toán điều chỉnh,
tra soát tài khoản chuyển vốn. Kiểm tra đối chiếu tất cả các báo cáo kế toán.
- Thực hiện công tác liên quan đến thanh toán bù trừ, thanh toán điện tử và
ngân hàng
- Quản lý thông tin.
- Quản lý Séc và giấy tờ có giá các ấn chỉ quan trọng, chứng từ gốc.
- Quản lý quỹ tiền mặt trong ngày, các giao dịch nội bộ, chi trả lương và các
khoản thu nhập
- Lập báo cáo tài chính theo quy định hiện hành
- Tính và trích nộp thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các khoản nộp
ngân sách khác
1.3.2.5 Phòng quan hệ đối ngoại và thanh toán quốc tế
Phòng quan hệ đối ngoại và thanh toán quốc tế có các chức năng sau:
- Là phòng nghiệp vụ tổ chức thực hiện nghiệp vụ quan hệ đối ngoại và thanh
toán quốc tế
- Thực hiện nghiệp vụ và thanh toán xuất nhập khẩu theo hạn mức được cấp.
- Thực hiện nghiệp vụ về mua bán ngoại tệ.
- Phối hợp với phòng kế toán thực hiện chuyển tiền ra nước ngoài.
- Phối hợp với bộ phận kiểm soát đối chiếu các bút toán phát sinh trên các tài
khoản có liên quan.
- Phối hợp với các phòng khach hàng thực hiện công tác tiếp thị
- Tham gia hội đồng tín dụng, miễn giảm lãi, xử lý rủi ro
1.3.2.6 Phòng tiền tệ kho quỹ
Nguyễn Thị Huyền Kinh tế đầu tư 49B
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Phan Thu Hiền
- Xây dựng trình lãnh đạo ban hành nội quy quản lý kho quỹ ( tiền và hiện

vật), quy định về vận chuyển tiền và các quy định về quản lý, nhập xuất tiền, chứng
từ có giá và các tài sản cầm cố.
- Nghiêm chỉnh chấp hành chế độ quản lý kho, quỹ.
- Là đầu mối giao dịch với khách hàng.
- Nhận và quản lý an toàn các loại tiền mặt, hồ sơ thế chấp của khách hàng…
- Kiểm kê định kỳ hoặc đột xuất tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá, hồ sơ lưu
trữ trong kho.
- Thực hiện thu chi tiền mặt theo địa chỉ của khách hàng.
- Lập và gửi báo cáo về tiền mặt, kho quỹ theo quy định của NHNN
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do TGĐ giao.
1.3.2.7 Phòng kế hoạch và dịch vụ ngân hàng
- Nghiên cứu kinh tế, nghiên cứu thị trường tài chính – tiền tệ, dự kiến chiến
lược kinh doanh, xây dựng kế hoạch quý, năm và kế hoạch dài hạn của VIB, thông
báo chỉ tiêu kế hoạch cho đơn vị trực thuộc.
- Tổ chức đánh giá tổng hợp, phân tích thực hiện kế hoạch hoạt động kinh
doanh của toàn bộ hệ thống tháng, quý, năm. Phân tích hoạt động của các đơn vị
trực thuộc và từng dịch vụ do phòng đảm nhiệm.
- Xây dựng các phương án , biện pháp giúp TGĐ chỉ đạo thực hiện kế hoạch;
tổ chức kiểm tra, đôn đốc thực hiện kế hoach hoạt động kinh doanh đối với các
phòng ban của VIB và các đơn vị trực thuộc.
- Xây dựng, trình kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, đào tạo lại
cán bộ ( bồi dưỡng tại chỗ, tập huấn, hội thảo, đào tạo ngắn hạn, dài hạn, đào tạo ở
nước ngoài); xây dựng kế hoạch nguồn nhân lực trước mắt, lâu dài.
- Tổng hợp và lập báo cáo thực hiện kế hoạch kinh doanh, giám sát từ xa, các
tỷ lệ đảm bảo an toàn và khả năng chi trả của VIB theo định kỳ và đột xuất.
- Xây dựng biểu phí dịch vụ lãi suất. Xây dựng phương án cải tiến quản lý và
điều hành nghiệp vụ.
- Xây dựng chiến lược và kế hoạch khai thác các nguồn vốn từ các tổ chức và
Nguyễn Thị Huyền Kinh tế đầu tư 49B
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Phan Thu Hiền

dân cư.
- Tổ chức khai thác, cập nhật, phân tích thông tin của toàn hệ thống ngân hàng
và các thông tin quan trọng khác có ảnh hưởng đến hoạt động của VIB để cung cấp
cho TGD và HĐQT và thông báo các thông tin liên quan đến các phòng, ban. Dự
kiến mức trích lập dự phòng rủi ro.
- Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn toàn hệ thống, trình các lệnh điều chuyển
vốn nội bộ và các giao dịch vốn trên thị trường liên ngân hàng, quản lý về thu lãi và
trả lãi đối với các khoản giao dịch vốn này. Nghiên cứu thị trường lãi suất, xây
dựng chính sách lãi suất, đề xuất mức lãi suất phù hợp với thị trường.
- Khảo sát, nghiên cứu thị trường, thực hiện marketing, đề xuất biện pháp chỉ
đạo kế hoạch kinh doanh.
- Nghiên cứu , đề xuất thực hiện các nghiệp vụ, dịch vụ ngân hàng.
- Nghiên cứu tình hình biến động về tỷ giá
- Tư vấn pháp luật, tập hợp cung cấp thông tin về pháp chế, kiến nghị sửa đổi
các quy định nội bộ trái với quy định của pháp luật, là đầu mối làm việc của các cơ
quan pháp luật.
- Dự thảo các văn bản, quy định về xây dựng kế hoạch, mở các dịch vụ, sản
phẩm mới.
- Thực hiện thống kê, báo cáo, điện báo theo quy định
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do TGĐ giao
1.3.2.8 Phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ
Phòng kiểm tra kiếm toán nội bộ có những chức năng sau:
- Kiểm tra, kiểm toán các hoạt động kinh doanh tại trụ sở chi nhánh và các đơn
vị trực thuộc chi nhánh nhằm đảm bảo thực hiện đúng pháp chế và quy định của
ngành.
- Kiểm toán hàng ngày các giao dịch lớn hoặc các nghiệp vụ theo quy định.
- Kiểm toán nội bộ tại các chi nhánh theo kế hoạch hoặc theo chỉ đạo của ban
giám đốc. Báo cáo kết quả kiểm tra và kiến nghị biện pháp xử lí cá nhân, tổ chức có
sai phạm.
Nguyễn Thị Huyền Kinh tế đầu tư 49B

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Phan Thu Hiền
- Tư vấn cho giám đốc những vấn đề có liên quan đến hoạt động của các chi
nhánh.
- Tiếp nhận, giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo có liên quan đến hoạt
động của NHNN Việt Nam theo luật đã quy định.
1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh VIB Hoàn Kiếm
trong giai đoạn 2006- 2010
Chính thức đi vào hoạt động từ 27/12/2004, sau gần 8 hoạt động, VIB Hoàn
Kiếm đang từ bước khẳng định vị thế là một trong những chi nhánh có tốc độ phát
triển bền vững trong hệ thống
Với 28 cán bộ nhân viên VIB Hoàn Kiếm đã luôn nỗ lực để hoàn thành xuất
sắc các chỉ tiêu kinh doanh được giao. Để nâng cao chất lượng dịch vụ, bộ phận
dịch vụ khách hàng mà trực tiếp các giao dịch viên chi nhánh đã đóng góp không
nhỏ trong việc xây dựng hình ảnh những nhân viên ngân hàng thân thiện và nhiệt
tình.Với nghiệp vụ vững vàng các giao dịch viên VIB Hoàn Kiếm nhiệt tình giải
đáp cặn kẽ mọi vướng mắc của khách hàng. Ngược lại thông qua hòm thư góp ý
khách hàng lại là những tư vấn viên tốt nhất cho chi nhánh trong việc hoàn thiện
chất lượng dịch vụ và phong cách phục vụ. Từ những việc làm thiết thực ấy VIB
Hoàn Kiếm đã, đang và sẽ dành được nhiều thiện cảm và ủng hộ của khách hàng
nhờ phương châm phục vụ “Ưu tiên số 1 - chất lượng dịch vụ khách hàng”.
Những năm qua đặc biệt là năm 2009, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa
các ngân hàng thương mại về tiền gửi từ khách hàng để đảm bảo nguồn vốn và
thanh khoản, chi nhánh Ngân hàng công VIB Hoàn Kiếm vẫn đạt mức tăng trưởng
tốt về nguồn vốn.
1.4.1. Hoạt động huy động vốn
Công tác huy động vốn của Chi nhánh không ngừng tăng cao và được thể hiện
qua các năm dưới bảng sau
Bảng 1: Bảng tình hình huy động vốn
Đơn vị : Triệu đồng
Nguyễn Thị Huyền Kinh tế đầu tư 49B

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Phan Thu Hiền
ST
T
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010
Tổng nguồn huy động
(VNĐ)
823,467 898,372 978,938 1,154,600 1,298,708
I. Nguồn nội tệ huy động 573,382 637,627 759,637 793,668 1,004,026
1 Tiền gửi doanh nghiệp 198,678 200,467 234,788 247,842 292,828
2 Tiền gửi tiết kiệm 167,387 212,738 223,646 245,996 330,613
3 Phát hành các công cụ nợ 8,382 10,628 10,755 11,648 15,094
4
Tiền gửi các định chế tài
chính
100,657 145,678 173,342 183,223 231,192
5 Tiền vay các tổ chức khác 98,278 68,116 117,106 104,957 134,300
II.
Nguồn ngoại tệ huy
động
250,085 260,745 219,301 360,994 294,682
1 Tiền gửi doanh nghiệp 90,646 94,566 76,688 143,624 123,435
2 Tiền gửi tiết kiệm 57,878 58,133 45,678 72,552 18,738
3 Phát hành các công cụ nợ 4,678 5,355 6,456 6,767 7,525
4
Tiền gửi các định chế tài
chính
67,767 70,345 59,356 92,945 90,567
5 Tiền vay các tổ chức khác 29,116 32,346 31,123 45,106 54,417
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NH VIB Hoàn Kiếm giai đoạn
2006 - 2010)

Nhìn vào bảng huy động vốn của chi nhánh ta thấy tổng nguồn vốn huy động
của chi nhánh không ngừng tăng qua các năm, trừ năm 2008, do ảnh hưởng của
cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên tổng vốn huy động giảm. Tổng vốn huy
động tăng từ 1,154,600 triệu đồng ( 1,154 tỉ đồng) năm 2009 lên 1,298,708 ( 1,298
tỉ) năm 2010, tương ứng với tốc độ tăng 12,5%. Trong đó huy động vốn bằng VNĐ
chiếm 68,74% năm 2009 lên 77,3 % trong năm 2010 trên tổng vốn huy động.
Trong khi đó huy động bằng ngoại tế giảm từ 33,86% ( 2009 ) xuống còn 22,7 %
Nguyễn Thị Huyền Kinh tế đầu tư 49B
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Phan Thu Hiền
( 2010). Nuyên nhân do năm 2009 lượng ngoại tệ vào Việt Nam lớn và nguồn chủ
yếu là do các kiều bào gửi về cho người thân qua hệ thống ngân hàng.
Nguyên nhân tăng trưởng trong nguồn vốn huy động của ngân hàng là do:
- Ngân hàng được đầu tư vốn từ ngân hàng trên để mở rộng mạng lưới từ 01
phòng giao dich và 02 quỹ tiết kiệm ban đầu lên thành 03 phòng giao dịch và 03
quỹ tiết kiệm.
- Ngân hàng luôn điều chỉnh lãi suất phù hợp với thị trường, áp dụng các hình
thức huy động vốn hợp lý giúp khách hàng tạo được lợi nhuận từ nguồn vốn nhàn
rỗi.
- Ngân hàng luôn tìm cách quảng bá, tiếp thị các sản phẩm dịch vụ tạo nhiều
sự chọn lựa cho khách hàng.
1.4.2 Hoạt động tín dụng
Hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng của ngân hàng, nó mang lại thu
nhập lớn nhất cho ngân hàng. Do đó, VIB Hoàn kiếm đã có nhiều biện pháp nhằm
mở rộng quy mô gắn liền với nâng cao chất lượng cho vay, đảm bảo an toàn vốn,
hạn chế rủi ro.
Bảng 2 : Bảng tình hình sử dụng vốn
Đơn vị: Triệu đồng
STT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010
I. Doanh số cho vay 436,247 647,737 798,783 802,978 1,043,883
1. Cho vay ngắn hạn 301,282 435,367 498,382 535,318 795,922

2.
Cho vay trung và
dài hạn
134,965 212,370 300,402 267,660 247,961
II. Doanh số thu nợ 301,145 423,245 699,282 702,589 925,445
1. Thu nợ ngắn hạn 245,776 300,566 412,345 513,224 623,567
2.
Thu nợ trung và
dài hạn
55,369 122,679 386,937 189,365 301,878
III. Dư nợ cuối kỳ 299,456 400,344 578,666 625,689 801,010
Nguyễn Thị Huyền Kinh tế đầu tư 49B
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Phan Thu Hiền
1. Nợ ngắn hạn 199,567 289,563 404,345 504,223 595,641
2.
Nợ trung và dài
hạn
99,889 110,781 174,321 121,466 205,369
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh VIB Hoàn Kiếm giai đoạn
2006 -2010)
Từ bảng trên cho thấy doanh số cho vay của ngân hàng tăng qua các năm. Trong
2 năm 2006, 2007, do mới đi vào hoạt động được 2 năm ( bắt đầu từ 27.12.2004)
nên doanh số cho vay còn thấp. Những năm sau, doanh số cho vay dần tăng lên do
hoạt động kinh doanh đã bắt đầu đi vào quỹ đạo. Điển hình như doanh số tăng từ
802,978 trđ ( 2009 ) lên 1,043,883 ( 2010 ), tương ứng với tốc độ tăng 30%. Điều
này cho thấy tình hình phát triển kinh doanh trên địa bàn quận là khá tốt dẫn đến
nhu cầu vốn tăng. Tỉ lệ cho vay ngắn hạn trên tổng doanh số là 66,67% ( 2009 )
tăng lên 76,24% ( 2010) cho thấy ngân hàng tập trung vào cho vay ngắn hạn để tăng
khả năng đảm bảo an toàn vốn so với cho vay dài hạn. Đồng thời doanh số thu nợ
cũng thể hiện chất luwowngjt ín dụng của ngân hàng. Tỉ lệ doanh số thu nợ trên

doanh số cho vay năm 2010 tăng 1,156% so với 2009.
1.4.3 Các hoạt động kinh doanh khác
1.4.3.1 Hoạt động thanh toán
Được trang bị thiết bị, máy móc tiên tiến, ứng dụng công nghệ thông tin và có
mạng lưới liên kết chặt chẽ tạo niềm tin và sự thuận lợi cho khách hàng. Nhờ đó mà
doanh số từ hoạt động thanh toán tăng đáng kể từ năm 2009 đến năm 2010. Trong
đó, thu chi hộ giữa các tổ chức tín dụng là 55,804 triệu năm 2009 lên 67,890 năm
2010. Thanh toán hộ giữa các tổ chức tín dụng là 45,602 tr năm 2009 lên 78,900tr
năm 2010.
1.4.3.2 Các hoạt động dịch vụ khác
Tuy không phải là hoạt động chính của ngân hàng nhưng các hoạt động này
mang lại doanh thu không nhỏ cho ngân hàng bên cạch đó các hoạt động này tạo
sự thuận tiện trong kinh doanh cho khách hàng như:thu từ nghiệp vụ bảo lãnh tăng
từ 456 triệu năm 2009 lên 567 tr năm 2010. Thu từ dịch vụ ngân quỹ tăng từ 315tr
Nguyễn Thị Huyền Kinh tế đầu tư 49B
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Phan Thu Hiền
năm 2009 lên 478 triệu năm 2010
1.4.4 Các chỉ tiêu tài chính
Trong quá trình thực tập em đã thu thập được những chỉ tiêu tài chính:
1.4.4.1 Tăng trưởng nguồn vốn
Bảng 3 : Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn qua các năm
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010
Tổng nguồn huy động
(VNĐ)
823,467 898,372 978,938 1,154,600 1,298,708
Tốc độ tăng trưởng(%) 7,9 9,1 9,0 17,9 16,7
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh n ăm giai đoạn 2006-2010)
Từ nguồn số liệu tổng nguồn vốn huy động 2006 -2010 ta thấy tổng nguồn vốn
huy động hầu hết tăng qua các năm. Riêng năm 2008 do ảnh hưởng của khủng

hoảng kinh tế nên tổng vốn huy động giảm. Năm 2010 tổng vốn huy động cũng
giảm so với 2009.
1.4.4.2 Tăng trưởng tín dụng
Bảng 4 : Dư nợ cuối kì
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010
Tổng dư nợ cuối kỳ 299,456 400,344 578,666 625,689 801,010
( Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2006- 2010)
Tổng dư nợ cuối kỳ năm 2010 tăng 175,321 triệu so với năm 2009 tương đương
với tốc độ tăng trưởng là 16,7%. Ta thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng khá cao, có
được kết quả đó là nhờ vào thủ tục cho vay một cửa tạo điều kiện thuận lơi cho
khách hàng. Ngoài ra ngân hàng cũng áp dụng nhiều mức lãi suất phù hợp cho
khách hàng đi vay tạo cho cả hai bên đi vay và cho vay đều có lợi nhất.
1.4.4.3 Tỷ lệ nợ quá hạn
Nguyễn Thị Huyền Kinh tế đầu tư 49B
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Phan Thu Hiền
Bảng 5: Tỉ lệ nợ quá hạn
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010
Nợ quá hạn 4,249 4,875 5,487 6,053 6,758
Tổng dư nợ 234,746 278,546 324,698 372,886 450,357
Nợ quá hạn/ Tổng dư
nợ
1,81% 1,75% 1,69% 1.62% 1.5%
( Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2006- 2010)
Từ bảng trên cho thấy việc quản lý nợ của NH VIB Hoàn Kiếm có nhiều
chuyển biến tích cực. Nợ quá hạn của năm 2009 là 6,053 triệu còn của năm 2010 là
6,758 triệu. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của năm 2010 là 1.5% giảm 0.31% so
với năm 2006 là 1.81%, và giảm dần theo từng năm. Điều này cho thấy việc quản
lý các khoản nợ quá hạn năm sau tốt hơn năm trước. Ngân hàng tập trung mọi

nguồn lực để thu nợ, luôn luôn có kế hoạch đôn đốc người vay trả nợ, phân loại
các khoản nợ của từng khách hàng theo quy định của NHNN để có các biện pháp
xử lý.
1.4.4.4 ROA, ROE
Bảng 6 : ROA, ROE
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2009 2010
Lợi nhuận thuần 1,916 3,007
Vốn chủ sở hữu 17,744 20,560
Tổng tài sản 276,854 322,650
ROE 10.8% 14.63%
ROA 0.69% 0.93%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán các năm 2009
và 2010)
Nguyễn Thị Huyền Kinh tế đầu tư 49B
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Phan Thu Hiền
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (Return on Equity – ROE) tăng 3.38%
từ 10.8% năm 2009 lên 14.63% năm 2010. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
(Return on Assets – ROA) tăng 0.24% từ 0.69% năm 2009 lên 0.93% năm 2010.
Điều này cho thấy NH VIB Hoàn Kiếm sử dụng tốt nguồn vốn và tài sản của mình.
PHẦN 2:
THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ TẠI CHI
NHÁNH NGÂN HÀNG VIB HOÀN KIẾM
2.1 Hoạt động đầu tư của chi nhánh VIB Hoàn Kiếm
2.1.1 Hoạt động huy động vốn cho đầu tư
Hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn là hai vấn đề không thể tách rời nhau,
sử dụng vốn là cơ sở và là động lực để công tác huy động vốn có hiệu quả, và
ngược lại huy động vốn lại thúc đẩy sự mở rộng, phát triển việc sử dụng vốn.Vì vậy
trong hoạt động của mình Ngân hàng luôn cố gắng thực hiện tốt cả 2 công tác trên.

Việc huy động vốn phải dựa trên kết quả xác định nhu cầu vốn và thực hiện đáp
ứng yêu cầu đó.Tuy nhiên trong phần sử dụng vốn thì việc sử dụng vốn sao cho có
hiệu quả và có lợi cho ngân hàng và nền kinh tế .Ví dụ việc cho vay vốn đầu tư tại
ngân hàng không chỉ sử dụng nguồn vốn huy động có thời hạn dài cho đầu tư mà
còn sử dụng vốn ngắn hạn, việc đó là đúng theo quy định của nhà nước ( được phép
lấy 20% vốn ngắn hạn cho vay đầu tư).Đây chỉ là giải pháp tình thế nhằm tạo vốn
cho nền kinh tế của nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Các hình thức huy động vốn :
*Huy động thông qua tài khoản tiền gửi:
Trong tổng vốn huy động của ngân hàng thương mại thì nguồn vốn tiền gửi
chiếm tỉ trọng lớn nhất, nói cách khác tiền gửi là nguồn hình thành chủ yếu của
nguồn vốn huy động.Tiền gửi là số tiền mà khách hàng gửi vào ngân hàng với mục
đích an toàn vốn, sinh lời, hay hưởng các dịch vụ tiện ích của ngân hàng.
Nguyễn Thị Huyền Kinh tế đầu tư 49B
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Phan Thu Hiền
*Huy động thông qua phát hành giấy tờ có giá:
NH phát hành các công cụ nợ (giấy tờ có giá) để huy động vốn trên thị
trường .Đây là nguồn vốn khá ổn định(Kì phiếu ,trái phiếu : khách hàng chỉ được
rút tiền khi đến hạn mà không được rút trước hạn ) nhằm đáp ứng nhu cầu vốn thiếu
hụt có tính cấp thời khi cần thiết .Lãi suất của loại vốn huy động này phụ thuộc vào
tính cấp thiết của việc huy động vốn nên thường cao hơn lãi suất tiền gửi có kì hạn
thông thường.
* Huy động bằng đi vay NHNN, vay các tổ chức tín dụng khác trong và ngoài nước:
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, NHTM có thể vay NHNN theo nhiều
hình thức: vay thông thường, vay chiết khấu, vay cầm cố, vay thanh toán bù trừ, vay
hỗ trợ đặc biệt, vay kì hạn….Vay NHNN là một cách tốt nhất để bổ sung dự trữ
thanh toán.
NHTM cũng có thể vay thương mại các tổ chức tín dụng trong và ngoài
nướcvới chi phí có thể chấp nhận được để thỏa mãn các nhu cầu tín dụng của khách
hàng mình hoặc thực hiện các dự án đầu tư mà NH muốn. Đồng thời đơn vị ngân

hàng có thể vay các tổ chức tín dụng trong nước trên thị trường liên ngân hàng qua
đêm hoặc vài ngày để tài trợ cho nhu cầu vốn tạm thời.
Thực trạng về tình hình huy động vốn của chi nhánh đã được đề cập ở mục 1.4
chương I.
2.1.2 Hoạt động sử dụng vốn
* Hoạt động cho vay:
Nhìn chung hoạt động cho vay đã thực hiện đúng định hướng chỉ đạo trong
bối cảnh kinh tế khủng hoảng lan rộng, Chi nhánh đã thực hiện tốt kế hoạch hạn chế
tăng trưởng tín dụng nhằm tránh tối đa các rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra. Mức tăng
trưởng cho vay cao chủ yếu tập trung tại Hội sở chính do giải ngân các dự án đã
cam kết từ trước.
Cho vay đóng vai trò quan trọng tạo nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của
một Ngân hàng.Nó phản ảnh khả năng sử dụng vốn của Ngân hàng và là nguồn thu
chủ yếu để bù đắp các chi phí trong quá trình hoạt động và đem lại lợi nhuận cao
cho Ngân hàng.
Nguyễn Thị Huyền Kinh tế đầu tư 49B
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Phan Thu Hiền
Bảng 3: Tình hình cho vay tại Chi nhánh VIB Hoàn Kiếm
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010
Doanh số cho vay 436,247 647,737 798,783 802,978 1,043,883
Doanh số thu nợ 301,145 423,245 699,282 702,589 925,445
Tổng dư nợ cuối kì 299,456 400,344 578,666 625,689 801,010
Nguồn: Báo cáo Phòng Kế toán_ VIB Hoàn Kiếm
Thông qua bảng số liệu về tình hình dư nợ, doanh số cho vay và doanh số thu hồi
nợ, ta thấy trong 5 năm qua từ 2006-2010 thì việc sử dụng vốn tại Chi nhánh có
hiệu quả hơn. Năm 2006, doanh số thu hồi nợ còn thấp hơn doanh số cho vay ra,
nhưng trong 3 năm tiếp theo thì doanh số thu hồi nợ tăng cao hơn doanh số cho vay
ra. Tổng dư nợ có sự gia tăng lớn, năm 2008 dư nợ tăng gần 82% so với năm 2007,
năm 2009 dư nợ tăng gần 15%.
*Hoạt động cung cấp dịch vụ

-Thanh toán quốc tế
VIB Hoàn Kiếm cung ứng các dịch vụ thanh toán quốc tế trọn gói và được
khách hàng rất quan tâm. Doanh thu từ dịch vụ này ngày càng chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng thu về dịch vụ: năm 2006 là 40 tỷ đồng, năm 2007 là 90 tỷ đồng , năm
2008 tăng lên đạt 159 tỷ đồng và năm 2009 tiếp tục tăng và đạt 178 tỷ đồng.
- Kinh doanh thẻ
Tính trên toàn hệ thống VIB có 225 máy ATM và 985 POS, trong đó Chi
nhánh Hoàn Kiếm đang quản lý 25 máy ATM và 110 POS, chiếm 10% so với toàn
bộ hệ thống gồm 35 điểm giao dịch.Vì vậy, Chi nhánh Hoàn Kiếm cũng là một chi
nhánh có quy mô hoạt động lớn
2.1.3 Hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật
- Nhờ có hệ thống cơ sở và công nghệ hiện đại đã góp phàn nâng cao công tác quản
lý hoạt động kinh doanh của chi nhánh Hoàn Kiếm .Việc sử dụng các phần mềm kế
toán hiện đại giúp cho viêc hạch toán luôn có được thông tin cập nhật của toàn bộ
Nguyễn Thị Huyền Kinh tế đầu tư 49B
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Phan Thu Hiền
hệ thống, từ đó Ban giám đốc luôn có những quyết định quản lý kịp thời chính xác.
Bên cạnh đó các quy trình hoạt động hạch toán kế toán luôn được cải tiến đơn giản
hoá góp phần giảm chi phí nhân lực, nâng cao chất lượng hoạt động quản lý này.
- Cùng với việc mở rộng mạng lưới, chi nhánh Hoàn Kiếm đã được Ngân
hàng VIB tập trung đầu tư mới toàn bộ các trang thiết bị, của các hãng uy tín trên
thế giới nhằm hiện đại hoá công nghệ thông tin phục vụ cho các nghiệp vụ ngân
hàng.
- Mỗi năm Chi nhánh Hoàn Kiếm đã chi nhiều tỷ đồng để tân trang , sửa
chữa máy móc , thiết bị , phục vụ công việc kinh doanh 1 cách hiệu quả .
2.1.4 Hoạt động đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
Ngân hàng TMCP Quốc tế VIB chi nhánh Hoàn Kiếm luôn chú trọng đến việc
nâng cao năng lực và vai trò chỉ đạo, điều hành của đội ngũ quản lý. Cùng với việc
đổi mới trong hoạt động kinh doanh, công tác nhân sự cũng được đặc biết quan tâm
cán bộ nhân viên được tuyển dụng là lực lượng tri thức trẻ, có trình độ chuyên môn,

họ chủ yếu tốt nghịêp các trường Đại học chính quy uy tí trong và ngoài nước.
Từ việc nhận thức con người là một yếu tố quyết định thắng bại trong cạnh
trạnh, theo chiến lược của Ban lãnh đạo VIB nói chung và kế hoạch của Chi nhánh
nói riêng là thực hiện kế hoạch quản trị nguồn nhân lực tiên tiến nhằm tạo ra môi
trường làm việc năng động, chuyên nghiệp với chính sách đãi ngộ thoả đáng nhằm
khuyến khích cán bộ nhân viên làm việc phát huy hết khả năng. Chính chính sách
đãi ngộ nhân tài và thu hút nhân tài tốt, chi nhánh cũng như ngân hàng VIB đã có
đội ngũ cán bộ quản lý chuyên nghiệp, có năng lực và trình độ chuyên môn cao,
kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng đang nắm giữ các vị trí tại các phòng ban.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân viên luôn được chú trọng cán bộ nhân viên có
nhiều cơ hội học tập rèn luyện nâng cao không chỉ về nghiệp vụ mà còn về kĩ năng
phục vụ khách hàng. Lấy nền tảng khách hàng là cơ bản cho mọi hoạt động. Bên
cạnh việc đào tạo nội bộ, ngân hàng đã tổ chức nhiều khoá đào tạo bên ngoài do
Ngân hàng Nhà Nước, Hiệp hôi Ngân hàng, và các công ty đào tạo quốc tế tổ chức
nhằm nâng cao hơn nữa nghiệp vụ và kĩ năng cho nhân viên, đáp ứng kịp thời yêu
cầu của ngân hàng trong thời kì hội nhập .
Nguyễn Thị Huyền Kinh tế đầu tư 49B
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Phan Thu Hiền
2.2 Thực trạng công tác thẩm định dự án đấu tư tại ngân hàng VIB chi
nhánh Hoàn Kiếm
2.2.1 Mục tiêu của công tác thẩm định các dự án trung và dài hạn tại chi nhánh
ngân hàng VIB Hoàn Kiếm
Doanh nghiệp có nhu cầu tín dụng trung và dài hạn để mua sắm trang thiết bị,
cải tiến kỹ thuật , … với sự phát triển nhanh chóng của khoa hoc công nghệ như
hiện nay thì để có thể tồn tại và phát triển thì nhu cầu tín dụng trung và dài hạn ngày
càng cao.
Các dự án đầu tư trung và dài hạn có quy mô vốn đầu tư rất lớn, thời gian đầu
tư kéo dài , mức độ rủi ro cao nên có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp vay vốn cũng như của ngân hàng cho vay . Vì vậy , việc thẩm
định xem xét lại kỹ lưỡng tất cả các khía cạnh của dự án một cách khách quan là vô

cùng cần thiết để ngân hàng:
+Đưa ra kết luận về tính khả thi và khả năng trả nợ của dự án, từ
đó đưa ra quyết định có nên cho khách hàng vay vốn hay không.
+Trực tiếp góp ý cho chủ đầu tư về những thiếu sót trong dự án
nhằm nâng cao hiểu quả của dự án
+Làm cơ sở từ đó xác định số tiền cho vay, thời hạn cho vay, tiến
đọ giải ngân, hình thức bảo lãnh …
Nhiệm vụ thẩm định các dự án vay tín dụng nói chung và các dự án vay vốn
chung và dài hạn nói riêng tại chi nhánh ngân hàng VIB Hoàn Kiếm được giao cho
phòng khách hàng doanh nghiệp có 2 cán bộ tín dụng trực tiếp thực hiện .
Có thể nói, từ khi đi vào hoạt động đến nay, chi nhánh NH VIB Hoàn Kiếm đã
tiến hành thẩm định khá nhiều dự án đầu tư vay vốn chung và dài hạn có quy mô
vốn đầu tư lớn. Các dự án này chủ yếu thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng, nhà xưởng,
mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh.
Năm 2004 do chi nhánh mới đi vào hoạt động uy tín và lượng khánh hàng còn
hạn chế nên số lượng dự án vay tín dụng chung và dài hạn còn ít. Tuy nhiên, sang
năm 2006 – 2007 uy tín của chi nhánh đã được nâng cao , đồng thời do áp dụng các
hình thức makerting phù hợp nên số các dự án cho vay vốn chung và dài hạn đã
tăng lên 1 cách đáng kể. Điều này đã góp phần thể hiện hiệu quả hoạt động của
Nguyễn Thị Huyền Kinh tế đầu tư 49B

×