Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Nâng cap chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ đối với các Ngân hàng Thương mại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 71 trang )

Lời nói đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời gian qua, hệ thống ngân hàng thương mại đã có những đóng góp
không nhỏ vào quá trình hội nhập nên kinh tế nước ta với các nước trong
khu vực và trên thế giới. Hoạt động ngân hàng thương mại của nước ta đã
trưởng thành về nhiều mặt, được bạn bè quốc tế biết đến và tín nhiệm. Đóng
góp không nhỏ tạo nên vị thế của ngành là nhờ vào các hoạt động thanh toán
quốc tế, trong đó thanh toán tín dụng chứng từ là nhân tố chủ yếu nhờ tính
ưu việt của nó so với các phương thức thanh toán quốc tế khác. Chính vì vậy
việc nâng cao chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ là một yêu cầu cấp
thiết của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam,
Để nâng cao chất lượng nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ, các Ngân
hàng Thương mại đã không ngừng cải tiến và đổi mới các hoạt động của
mình ngày càng phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Tuy có vị trí quan trọng
nhưng hoạt động thanh toán quốc tế chưa thực sự được các ngân hàng nước
ta quan tâm đúng mức và ở trình độ còn thấp hơn nhiều so với mức độ phật
triển mà đáng ra nó phải đạt tới. Do vậy, với mong muốn đóng góp một phần
nhỏ bé vào việc tìm hiểu và đưa ra các biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao
chất lượng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, em đã chọn đề tài: “
Nâng cap chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ đối với các Ngân
hàng Thương mại Việt Nam “ để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
- Chuyên đề hệ thống hóa và làm sáng tỏ các vấn đề liên quan đến hoạt
động thanh toán TDCT và chất lượng thanh toán TDCT của ngân
hàng thương mại.
- Đánh giá thực trạng hoạt động và chất lượng thanh toán TDCT đỗi với
Ngân hàng thương mại Việt Nam
- Trên cơ sở phân tích thực trạng chất lượng thanh toán TDCT tại Sở
giao dịch NHNo & PTNT Việt Nam và NH Thương mại Cổ phân Á
Châu, tìm ra các nguyên nhân nhằm đưa ra các giải pháp để nâng cao
chất lượng hoạt động thanh toán TDCT tại các Ngân hàng Thương


mại Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động thanh toán TDCT của
NHNo&PTNT Việt Nam và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu
- Phạm vi nghiên cứu: Chuyên đề đi sâu vào đánh giá thực trạng hoạt
động thanh toán TDCT cũng như những vấn đề nâng cao chất lượng
hoạt động thanh toán TDCT tại NHNo&PTNT Việt Nam và Ngân
hàng Thương mại Cổ phần Á Châu
4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu, chuyên đề chủ yếu sử dụng phương pháp
luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Leenin,
đồng thời kết hợp các phương pháp khoa học khác như: phương pháp
phân tích, đánh giá, thống kê, tổng hợp, so sánh đồng thời sử dụng các
bảng biểu thống kê các số liệu thu thập được để minh họa.
5. Kết cấu chuyên đề:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ
của ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao
dịch NHNo&PTNT Việt Nam và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu.
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán TDCT đối với các
ngân hàng thương mại Việt Nam.
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG THANH
TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Những vấn đề cơ bản về thanh toán quốc tế
1.1.1. Khái niệm
Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay không một nước nào lại coi nhẹ vấn đề
mở cửa hội nhập kinh tế. Các ngân hàng hiện đại càng nắm rõ vấn đề này
hơn ai hết vì thế hàng loạt các dịch vụ đa năng nhằm tăng thu nhập không
những từ các nghiệp vụ truyền thống đã được các ngân hàng phát triển một

cách nhanh chóng nhất, ví dụ như các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, thanh
toán quốc tế, bảo lãnh… Trong đó TTQT là một nghiệp vụ vô cùng quan
trọng đem lại nguồn lợi nhuận lớn và có tốc độ tăng trưởng cao, nó được coi
là nghiệp vụ ngoại bảng đặc trưng của ngân hàng thương mại ( NHTM )
ngày nay.
Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng
lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa
các tổ chức, cá nhân nước này với các tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa
một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng
của các nước liên quan.
1.1.2. Vai trò của thanh toán quốc tế
• Đối với nền kinh tế:
Trên thế giới hiện nay không quốc gia nào còn tồn tại nền kinh tế tự cung
tự cấp, tất cả đều đã tham gia vào vòng xoáy toàn cầu hoá và không thể
tránh khỏi các mối quan hệ thanh toán kể cả về mậu dịch và phi mậu dịch.
Như vậy, TTQT như một chiếc cầu nối thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu (
XNK) hàng hoá và dịch vụ, đầu tư nước ngoài, thu hút nguồn kiều hối và
các quan hệ tài chính, tín dụng quốc tế… giúp các quốc gia ngày càng xích
lại gần nhau hơn.
Để các hợp đồng ngoại thương đi đến bước cuối cùng thì không thể thiếu
khâu quan trọng là thanh toán. Nếu khâu này mà diễn ra suôn sẻ với tiến độ
nhanh, chính xác, an toàn, thực hiện đúng theo yêu cầu của các bên thì sẽ
càng nhanh chóng giải quyết được mối quan hệ lưu thông hàng hoá - tiền tệ
giữa người mua - người bán một cách hiệu quả. Không chỉ có vậy, hiệu quả
của hoạt động thanh toán còn giúp tạo sự tin tưởng cao trong kinh doanh,
nâng cao vị thế của nền kinh tế, không làm cho bất kỳ quốc gia nào phải e
ngại khi nảy sinh các quan hệ kinh tế đối ngoại với nhau.
• Đối với các ngân hàng thương mại:
Có thể khẳng định rằng sự thành công hay thất bại của hoạt động TTQT có
phần đóng góp to lớn của các ngân hàng. Ngược lại, hoạt động TTQT cũng

đang ngày càng khẳng định vị thế của mình trong các lĩnh vực dịch vụ ngân
hàng cao cấp. Nó đem lại nguồn lợi vô cùng lớn và gia tăng không ngừng,
đặc biệt cho công tác đối ngoại của tất cả các nước trên thế giới.
Ngoài việc đem lại doanh thu lớn, hoạt động TTQT còn giúp các ngân hàng
học hỏi kinh nghiệm trong nghiệp vụ, trao đổi các thành tựu khoa học kỹ
thuật và công nghệ với nhau. Công tác quản lý, đào tạo đội ngũ nhân viên
cũng sẽ được ngân hàng chú trọng hơn, đưa mục tiêu cung cấp những tiện
ích tốt nhất phục vụ khách hàng lên hàng đầu. Hoạt động TTQT còn giúp
nâng cap uy tín đối nội, đối ngoại của ngân hàng. Cụ thể là, các ngân hàng
không chỉ giới thiệu được các nghiệp vụ khác tới khách hàng trong nước mà
còn với cả khách hàng quốc tế, đa dạng hoá các sản phẩm và mở rộng đối
tượng khách hàng. Vì những lợi ích không hề nhỏ như vậy nên không có
ngân hàng nào lại từ chối phát triển mảng nghiệp vụ hiện đại này.
• Đối với các doanh nghiệp:
Thanh toán là khâu cuối cùng trong chuỗi hoạt động sản xuất – kinh doanh
XNK, nó là mắt xích
1.2. Những vấn đề cơ bản về Thanh toán TDCT của Ngân hàng thương
mại
1.2.1. Khái niệm:
Tín dụng chứng từ được nêu điều 2, UCP 600, như sau:
“ TDCT là một thỏa thuận bất kỳ, cho dù được mô tả hoặc gọi tên như thế
nào, thể hiện một cam kết chắc chắn và không hủy ngang của ngân hàng
phát hành ( NHPH ) về việc thanh toán khi xuất trình phù hợp”.
Từ định ngĩa của UCP nêu trên, chúng ta có thể diễn đạt theo một cách khác
như sau:
Tín dụng chứng từ là một văn bản cam kết dùng trong thanh toán, trong đó
một ngân hàng (NHPH) theo yêu cầu của một khách hàng ( người yêu cầu
mở thư tín dụng) sẽ trả tiền cho người thứ 3, hoặc trả cho bất kỳ người nào
theo lệnh của người thứ 3 đó ( người thụ hưởng ), hoặc sẽ trả, chấp nhận hối
phiếu do người thụ hưởng phát hành, hoặc ủy quyền ngân hàng khác trả tiền,

chấp nhận hay chiết khấu hối phiếu đó, khi xuất trình đầy đủ các chứng từ đã
quy định và mọi điều khoản của thư tín dụng đã được thực hiện đầy đủ.
1.1.2. Vai trò của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
1.2.2.1. Đối với nền kinh tế
Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế trong những năm gần đây, thanh
toán TDCT ngày càng có vai trò quan trọng, nó như một chất xúc tác giúp
cho bộ máy kinh tế đối ngoại và thương mại giữa các nước được diễn ra trôi
chảy.
Thanh toán Tín dụng chứng từ trước hết là một hình thức tín dụng quan
trọng gắn liền với hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Nó giúp cho quá
trình thanh toán theo yêu cầu của khách hàng được tiến hành an toàn, thuận
lợi và giảm bớt chi ohí thay vì thanh toán bằng tiền mặt. Bên cạnh đó, ngân
hàng còn bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong giao dịch thanh toán thông
qua các hoạt động tư vấn, bảo lãnh,… nhằm giảm thiểu rủi ro, tạo sự an
toàn, tin tưởng cho khách hàng trong quan hệ giao dịch buôn bán với nước
ngoài. Hơn nữa, ngân hàng còn có thể tài trợ XNK, bảo lãnh thanh toán mở
L/C, chiết khấu chứng từ xuất khẩu… đối với khách hàng thiếu vốn, từ đó
thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển.
Mặt khác, xuất nhập khẩu là một khoản mục quan trọng trong cán cân TTQT
của một quốc gia, thể hiện ở giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu, giá trị này chỉ
có thể thực hiện được thông qua hoạt động thanh toán TDCT. Do đó, thanh
toán TDCT trực tiếp tác động đến cán cân thương mại của một quốc gia.
Nếu thanh toán TDCT được thực hiện nhanh chóng, kịp thời, an toàn chính
xác thì có thể hạn chế rủi ro có thể xảy ra, để lại thiện chí, an toàn chính xác
thì có thể hạn chế rủi ro có thể xảy ra, để lại thiện chí, uy tín giữa các bên,
góp phần mở rộng quan hệ buôn bán, từ đó góp phần ổn định tỷ giá, duy trì
ngoại hối và thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Ngoài ra, việc tham gia của ngân hàng trong hoạt động thanh toán TDCT sẽ
giúp Nhà nước trong việc quản lý hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu của
các doanh nghiệp trong nước, đồng thời nắm bắt tình hình thị trường thế

giới, tự đánh giá khả năng hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, từ
đó xây dựng chiến lược phát triển và thực thi chính sách đối ngoại phù hợp
với từng thời kỳ.
1.2.2.2. Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Mục tiêu hàng đầu đối với các doanh nghiệp là lợi nhuận, tuy nhiên đối với
các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thì việc đạt được mục tiêu này khó khăn
hơn vì hoạt động của họ chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các yếu tố bên ngoài
như: tình hình thị trường thế giới, khả năng thanh toán của đối tác nước
ngoài…Các doanh nghiệp này chỉ có thể hoạt động hiệu quả khi các hợp
đồng ngoại thương mà họ tham gia thực hiện trôi chảy. Điều này được thực
hiện với sự giúp đỡ của các ngân hàng thông qua nghiệp vụ TDCT.
Ngân hàng với bề dày kinh nghiệm, có khả năng tài chính để tài trợ cho cả
người bán và người mua, có mạng lưới và quan hệ đại ký rộng khắp, có công
nghệ kỹ thuật tiên tiến, nên có thể thực hiện hoạt động thanh toán TDCT
nhanh chóng, an toàn và chính xác nhất.
Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu, thanh toán TDCT qua ngân hàng sẽ
giúp cho việc thanh toán được diễn ra nhanh chóng, tạo lòng tin cho đối tác,
đảm bảo an toàn. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu, thanh toán TDCT qua
ngân hàng sẽ thu được tiền hàng nhanh chóng, kịp thời phục vụ cho các hoạt
động tiếp sau.
1.1.3. Ưu và nhược điểm của phương thức thanh toán TDCT đối với ngân
hàng thương mại
So sánh với các phương thức khác, thanh toán bằng L/C có ưu điểm, nhược
điểm sau:
1.1.3.1. Ưu điểm:
a. Đối với NHPH:
-Thu phí từ phát hành L/C và các khoản phí khác liên quan đến L/C, các
khoản thu nhập liên quan đến chuyển đổi tiền tệ.
- Thông qua việc cung cấp dịch vụ thanh toán giúp khách hàng phát triển
kinh doanh, thì các hoạt động khác của ngân hàng cũng phát triển theo.

Ví dụ tăng được tài khoản ký quỹ, tăng được quan hệ tín dụng với nhà
NK…
- Tăng cường mối quan hệ với các ngân hàng đại lý, làm tăng tiềm năng
kinh doanh đối ứng giữa các ngân hàng với nhau.
b. Đối với NHTB/NHĐCĐ/NHXN
- Thu phí từ việc thông báo/thanh toán/xác nhận L/C và các khoản thu
nhập khác liên quan đến chuyển đổi tiền tệ.
- Thông qua việc cung cấp dịch vụ thông báo/thanh toán/chấp nhận giúp
khách hàng phát triển kinh doanh, thì các hoạt động khác của ngân hàng
cũng phát triển theo. Ví dụ, mở được các khoản tín dụng xuất khẩu, chiết
khấu bộ chứng từ…
- Tăng cường mối quan hệ với các ngân hàng đại lý, làm tăng năng lực
kinh doanh đối ứng giữa các ngân hàng với nhau.
1.1.3.2. Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm của phương thức thanh toán TDCT đối với
ngân hàng thương mại thì còn có nhược điểm của nó. Nhược điểm đó là
những rủi ro mà nó đem lại cho ngân hàng. Tùy thuộc vào vai trò của
ngân hàng trong quy trình thanh toán L/C mà nó gặp phải những rủi ro
khác nhau.
a. Rủi ro đối với NHPH
NHPH phải thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng theo quy định của
L/C ngay cả trong trường hợp nhà XK chủ tâm không hoàn trả hoặc
không có khả năng hoàn trả. Với lý do này, rủi ro tín dụng đối với NHPH
là rất hiện hữu, do đó, trước khi chấp nhận phát hành L/C, ngân hàng cần
áp dụng một quy trình thẩm định chặt chẽ giống như việc cấp tón dụng
cho KH.
Trong số các nhân tố NHPH cần phải xem xét là liệu NH có thu lại được
một phần hay toàn bộ số tiền đã thanh toán từ việc bán hàng nếu nhà NK
bị phá sản. Câu hỏi cần trả lời đó là:
• Nhà nhập khẩu có chắc chắn là người sở hữu hàng hóa?

• Hàng hóa đảm bảo chất lượng và có thể bán được?
• Hàng hóa có dễ hỏng và giá cả có biến động?
• Hàng hóa có bị hư hại trong quá trình vận chuyển? nếu bị hư hại thì
có bảo hiểm? ngân hàng có quyền đòi tiền bảo hiểm?
• Có sự thông đồn lừa đảo giữa nhà xuất khẩu và nhập khẩu, hậu quả có
thể là hàng hóa sẽ không bao giờ được chuyển đi?
• Có hạn chế nào liên quan đến loại hàng hóa nhập khẩu, ví dụ hạn chế
về giấy phép kinh doanh, đối tượng mua bán?
- Khi L/C không có xác nhận, NHPH hay được yêu cầu chấp nhận
thanh toán cho người thụ hưởng mà chưa nhìn thấy bộ chứng từ.
Trong trường hợp này, nếu không có sự chấp thuận trước của người
NK về việc hoàn trả, thì NHPH sẽ gặp rủi ro khi bộ chứng từ có sai
sót, nên nhà NK không chấp nhận, do đó NH sẽ không truy hoàn được
tiền từ nhà NK.
- Nếu NHPH trả tiền hay chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn, mà
không có sự kiểm tra một cách thích đáng bộ chứng từ, để bộ chứng
từ có lỗi, nhà NK không chấp nhận thì không thể đòi tiền nhà NK.
b. Rủi ro đối với ngân hàng thông báo (NHTB)
NHTB chịu trách nhiệm phải có sự “quan tâm hợp lý” để đảm bảo rằng
thư tín dụng là chân thật, bao gồm cả việc xác minh chữ ký, khóa mã,
mẫu điện trước khi gửi thông báo cho nhà NK.
c. Rủi ro đối với ngân hàng được chỉ định (NHCĐ)
Trừ khi là ngân hàng xác nhận, các ngân hàng được chỉ định không có
một trách nhiệm nào phải thanh toán cho người XK trước khi nhận được
tiền từ NHPH. Tuy nhiên, trong thực tế, trên cơ sở bộ chứng từ xuất
trình, các ngân hàng được chỉ định thường ứng trước cho nhà xuất khẩu
với điều kiện truy đòi( with recourse) để trợ giúp nhà xuất khẩu, do đó
ngân hàng này phải tự chịu rủi ro tín dụng đối với NHPH hoặc nhà XK.
d. Rủi ro đối với ngân hàng xác nhận (NHXN)
Nếu bộ chứng từ này là hoàn hảo, thì ngân hàng xác nhận phải trả tiền

cho người XK bất luận là có truy hoàn được tiền từ NHPH hay không.
Như vậy, NHXN chịu rủi ro tín dụng đối với NHPH, cũng như rủi ro
chính trị và rủi ro cơ chế( hạn chế ngoại hối) của nước NHPH.
Nếu NHXN trả tiền hay chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn, mà
không có sự kiểm tra một cách thích đáng bộ chứng từ, để bộ chứng từ có
lỗi, NHPH không chấp nhận, thì không thể đòi tiền NHPH.
1.1.4 Cơ sở pháp lý:
Bởi hoạt động thanh toán TDCT khá phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro
nên cần có một quy tắc chung để đơn giản hóa hoạt động thanh toán này.
Nếu quy tắc đó mà được các bên vận dụng thì sẽ giúp hạn chế rủi ro đến
mức thấp nhất khi tham gia vào quá trình thanh toán tín dụng chứng từ. Đó
là lý do mà bản “ Quy tắc và thực hành thống nhất về TDCT” ( Uniform
Custorms and Practice For Documentary Credit – UCP) và tập quán ngân
hàng tiêu chuẩn quốc tế” ( The International Standard Banking Pratice for
the exarmination of documents under documemtary credit – ISBP) đã được
Phòng thương mại quốc tế (ICC) soạn thảo và ban hành rộng rãi.
1.1.5. Quy trình nghiệp vụ của phương thức thanh toán L/C
1.1.5.1. Các thành phần tham gia thanh toán TDCT
Trong quá trình thanh toán TDCT, thông thường có các thành phần tham gia
như sau:
a. Người đề nghị phát hành thư tín dụng ( Applicant for Credit): người
nhập khẩu
b. Ngân hàng phát hành (Issuing bank): ngân hàng phục vụ người nhập
khẩu, ngân hàng mở thư tín dụng.
c. Người thụ hưởng (Beneficiary): người xuất khẩu
d. Ngân hàng thông báo có thể là ngân hàng đại lý hoặc là chi nhánh của
ngân hàng phát hành ở nước người xuất khẩu.
Ngoài thành phần tham gia thanh toán nêu trên, trong thực tế tùy thuộc
vào từng loại thư tín dụng có thể xuất hiện thêm một số thành phần khác:
e. Ngân hàng xác nhận (Confirming bank): ngân hàng được chỉ định

trong thư tín dụng, thực hiện xác nhận(đảm bảo) TDCT theo yêu cầu
của NHPH
f. Ngân hàng được chỉ định (Norminated Bank): ngân hàng này được chỉ
định trong thư tín dụng.Tùy theo từng loại thư tín dụng mà ngân hàng
này có thể thực hiện một trong các nghiệp vụ sau đây:
+ Ngân hàng chỉ định thanh toán( Norminated Paying Bank)
+ Ngân hàng chỉ định chấp nhận ( Norminated Accepting Bank)
+ Ngân hàng chỉ định chiết khấu (Norminated Negotiating bank)
g. Ngân hàng bồi hoàn ( Reimbursing Bank): là ngân hàng được ngân
hàng phát hành ủy nhiệm thực hiện thanh toán hoặc chiết khấu. Ngân
hàng bồi hoàn tham gia trong trường hợp giữa ngân hàng phát hành và
ngân hàng được chỉ định không có quan hệ tài khoản trực tiếp với
nhau.
1.1.5.2. Quy trình gnhieejp vụ thanh toán TDCT
a. Trường hợp L/C có giá trị thanh toán tại NHPH
Sơ đồ 1.1: Quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C (1)
(3)
(6’)
(7)
(9) (8) (2) (7’) (6) (4)
(1)
(5)
Chú giải:
(1) Hai bên mua bán ký kết hợp đồng ngoại thương với điều kiện thanh
toán theo phương thức L/C.
(2) Căn cứ vào các điều khoản và điều kiện của hợp đồn ngoại thương,
nhà NK làm đơn gửi đến ngân hàng phục vụ mình, yêu cầu ngân hàng
phát hành một L/C cho nhà XK hưởng.
(3) Căn cứ vào đơn mở L/C, nếu chấp nhận thì NHPH lập L/C và thông
qua ngân hàng đại lý hoặc chi nhánh của mình ở nước nhà xuất khẩu

để thông báo L/C cho nhà XK
(4) Khi nhận được L/C NHTB kiểm tra, nếu L/C là chân thật thì thông
báo L/C cho nhà XK, nếu ngược lại thì gửi lại cho NHPH.
(5) Nhà Xk kiểm tra L/C, nếu phù hợp với hợp đồng đã kí thì tiến hành
giao hàng, nếu không phù hợp thì đề nghị sửa đổi, bổ sung L/C cho
phù hợp với hợp đồng ngoại thương.

NHPH
NHTB
Người nhập khẩu Người xuất khẩu
(6) Và (6’) sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu
của L/C và xuất trình cho NHPH để thanh toán.
(7) NHPH sau khi kiểm tra chứng từ nếu thấy xuất trình phù hợp thì tiến
hành thanh toán, nếu thấy không phù hợp thì từ chối thanh toán và gửi
lại nguyên vẹn bộ chứng từ cho nhà XK
(8) Nhà NK hoàn trả cho NHPH
(9) NHPH trao bộ chứng từ cho ngân hàng NK.
b. L/C có giá trị thanh toán tại NHđCĐ
Sơ đồ 1.2. Quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C (2)
(3)
(8)
(9)
(11) (10) (2) (7) (6) (4)
(1)
(5)
Chú giải:
các bước từ (1-5) giống trường hợp L/C có giá trị tại NHPH
(6) Sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu của
L/C và xuất trình cho NHđCĐ để thanh toán


NHPH
NHTB & NHđCĐ
Người nhập khẩu Người xuất khẩu
(7) NHđCĐ sau khi kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C thì
tiến hành thanh toán, nếu thấy không phù hợp thì từ chối thanh toán và
gửi trả lại nguyên vẹn bộ chứng từ cho nhà xuất khẩu.
(8) NHđCĐ gửi bộ chứng từ cho NHPH để được hoàn trả.
(9) NHPH kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C thì tiến hành
thanh toán cho NHdCĐ, nếu thấy không phù hợp, thì từ chối thanh toán
và gửi trả lại nguyên vẹn bộ chứng từ cho NHđCĐ.
(10) NHPH đòi tiền nhà NK và chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng nhập
khẩu sau khi đã nhận được tiền hoặc chấp nhận thanh toán.
(11) Nhà nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ nếu thấy phù hợp với L/C thì
trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu, nếu thấy không phù hợp thì có quyền
từ chối trả tiền.
1.2. CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.1. Khái niệm chất lượng thanh toán TDCT
Thanh toán TDCT là hoạt động mang lại doanh thu cực lớn cho các ngân
hàng không những về giá trị tuyệt đối mà cả về tỷ trọng. Vậy để chúng ta
có thể phát triển nghiệp vụ quan trọng này thì cần phải nắm bắt rõ những
vấn đề ảnh hưởng đến tính chất, chất lượng thanh toán.Chất lượng của
nghiệp vụ thanh toán TDCT được hiểu là giá trị của việc thanh toán mang
lại hiệu quả kinh tế và lợi ích cho cả ngân hàng và khách hàng. Mà chất
lượng của hoạt động dịch vụ được đo bằng những đặc tính làm thỏa mãn
tốt nhất các nhu cầu của khách hàng và chỉ được đánh giá sau khi đã tiêu
dùng nó. Tức là không chỉ bằng các phép tính hay con số là thể hiện được
mà còn phải quan sát các yếu tố định tính, nên công tác đánh giá chất
lượng càng khó khăn hơn.
Chất lượng thanh toán TDCT được thể hiện ở cả hai mặt là thanh toán

hàng nhập và thanh toán hàng xuất. Trong đó, chất lượng thanh toán hàng
nhập khẩu được đánh giá thông qua các chỉ tiêu như thời gian mở L/C
hợp lý, chất lượng kiểm tra chứng từ…Thanh toán hàng xuất khẩu thì
biểu hiện ở thời gian thanh toán chính xác, nhanh chóng, kịp thời và khả
năng tư vấn của ngân hàng đối với các nhà kinh doanh XNK với chi phí
thấp nhất.
1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng thanh toán TDCT của
NHTM
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và hiện đại hoá, các NHTM đều
phải tiến tới mô hình ngân hàng hiện đại – ngân hàng phát triển các sản
phẩm dịch vụ và thu nhập từ dịch vụ phải chiếm 50% tổng thu nhập của
Ngân hàng ( con số này trên thực tế chỉ chiếm 30&, còn lại 70% là thu từ
tín dụng). Trong các sản phẩm dịch vụ NH thì kinh doanh ngoại hối và
Thanh toán quốc tế chiếm một vị trí quan trọng.
Việc nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán L/C thiết lập nên nhiều
mối quan hệ NH đại lý với NH nước ngoài nhằm sử sụng tối ưu công suất
của máy và người, làm giảm chi phí và tăng lợi nhuận, đồng thời bổ sung
và hỗ trợ các hoạt động khác của Ngân hàng, gián tiếp tạo ra lợi nhuận từ
những hoạt động này, từ đó góp phần tăng doanh thu TTQT cũng như mở
rộng thị trường cho các NHTM.
Nghiệp vụ thanh toán TDCT được mở rộng và nâng cao chất lượng còn
đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của khách hàng, trên cơ sở nâng cao
uy tín và tên tuổi cho NHTM không chỉ trên thị trường trong nước mà
còn trên cả thị trường quốc tế.
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ
1.2.2.1. Xác định chính xác tính chân thực bề ngoài của L/C:
Việc xác định tính chân thực bề ngoài của L/C là trách nhiệm của ngân
hàng thông báo (NHTB). Nếu một L/C mà được thông báo tới người thụ
hưởng với cam kết của NHTB rằng đó là L/C chân thực thì ngân hàng đó
sẽ phải chịu mọi rủi ro phát sinh khi kết luận của họ là không chính xác.

Thời gian kiểm tra của NHTB càng ngắn thì càng tạo điều kiện cho nhà
xuất khẩu có thể thực hiện hợp đồng ngoại thương nhanh chóng hơn.
1.2.2.2. L/C được mở vào thời gian hợp lý và có nội dung phù hợp:
L/C sẽ được NHPH mở khi họ nhận thấy đơn yêu cầu mở L/C của nhà
nhập khẩu hội đủ các tiêu chuẩn: phù hợp với khả năng của ngân hàng,
chính xác so với các hợp đồng ngoại thương, không vi phạm quy định
của các điều luật và công ước quốc tế, quốc gia, đảm bảo lợi ích tương
đối cho các bên, trong đó có cả NHPH. Thời gian mở L/C được NHPH
rất chú ý vì phải không vi phạm các thỏa thuận trong hợp đồng ngoại
thương nhưng cũng phải tính toán đến thời gian luân chuyển L/C tới tay
nhà xuất khẩu để họ quyết định xem L/C đã phù hợp chưa và chuẩn bị
giao hàng cho kịp. Nhưng nếu mở quá sớm thì nhà nhập khẩu sẽ bị đọng
vốn, không có lợi ích cho việc sản xuất kinh doanh.
Về nội dung, NHPH phải đảm bảo rằng L/C dễ hiểu, chuyển tải đầy đủ
những nội dung cơ bản, quan trọng của hợp đồng ngoại thương. Các điều
khoản phải chặt chẽ và phù hợp với các văn bản pháp quy điều chỉnh,
không nên làm ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà nhập khẩu và nhà xuất
khẩu vì dễ dẫn đến bổ sung, sửa chữa, vừa tốn thời gian, chi phí lại làm
giảm uy tín của NHPH.
1.2.2.3. Chất lượng dịch vụ tư vấn khách hàng:
Phương thức thanh toán L/C là phương thức đã mang lại nhiều lợi ích
hơn cho cả người xuất khẩu và người nhập khẩu so với các phương thức
thanh toán khác, song cùng với đó là sự phức tạp trong quá trình tiến
hành thanh toán. Đặc biệt đối với nhà xuất khẩu, việc họ được thanh toán
sớm hay muộn phụ thuộc rất nhiều vào bộ chứng từ mà họ xuất trình có
hoàn hảo hay không. Do trình độ nghiệp vụ về thanh toán quốc tế của
thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp phần lớn còn kém, vì vậy họ
luôn nhờ tới sự tư vấn của ngân hàng trong việc lựa chọn khách hàng, lựa
chọn loại L/C, cách lập bộ chứng từ hoàn hảo…để đảm bảo trong quá
trình thanh toán họ hạn chế được mức tối thiểu những sai sót, rủi ro có

thể xảy ra. Nếu ngân hàng làm tốt được việc này thì cũng góp phần hạn
chế rủi ro và đẩy nhanh quá trình kiểm tra chứng từ, một yếu tố cũng góp
phần nâng cao chất lượng thanh toán cho ngân hàng.
1.2.2.4. Chất lượng kiểm tra chứng từ:
Quyền hạn và trách nhiệm của các ngân hàng tham gia thanh toán đã
được quy định rất rõ ràng trong các điều khoản của UCP. Chất lượng
kiểm tra bộ chứng từ của các ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn không chỉ
đến uy tín, khả năng cạnh tranh của các ngân hàng mà còn đến quyền lợi
của nhà xuất khẩu và nhập khẩu. Nếu bộ chứng từ có sai sót mà các ngân
hàng lại quyết định là phù hợp và thanh toán cho nhà xuất khẩu thì làm
cho nhà nhập khẩu bị rủi ro vô cùng lớn. Ngược lại, nếu ngân hàng từ
chối thanh toán và đưa ra những lý do không hợp lý thì có thể sẽ bị nhà
xuất khẩu kiện ra toàn án quốc tế, vừa mất uy tín vừa làm ảnh hưởng
nghiêm trọng tới quan hệ buôn bán giữa hai bên, và như thế không chỉ
mất khách hàng trong một lĩnh vực mà có thể ở cả nhiều sản phẩm khác
của ngân hàng đó.
Ngoài ra, chất lượng kiểm tra chứng từ của các ngân hàng còn thể hiện ở
thời gian mà ngân hàng đó hoàn thành nhiệm vụ kiểm tra sự phù hợp hay
tính chân thực của bộ chứng từ được xuất trình. Vì nếu càng kiểm tra
nhanh và chính xác thì thời gian thanh toán sẽ càng được rút ngắn, tạo
điều kiện thuận lợi cho mối quan hệ kinh doanh giữa các bên. Do đó, để
tăng tính cạnh tranh trên thị trường đòi hỏi các ngân hàng vừa phải kiểm
tra cẩn thận vừa phải hoàn thành trong thời gian ngắn nhất có thể. Nếu
ngoài thời hạn kiểm tra chứng từ đã được quy định trong UCP thì dù có
phát hiện ra sai sót của bộ chứng từ các ngân hàng cũng đã mất quyền từ
chối thanh toán.
1.2.2.5. Khả năng tài trợ của ngân hàng theo phương thức TDCT:
Như chúng ta biết không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng ký
quỹ toàn bộ giá trị L/C khi xin NHPH mở một tín dụng thư, nhất là đối
với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do vậy, để thực hiện mục tiêu phát

triển ngành xuất nhập khẩu, trong khi phần lớn các doanh nghiệp nước ta
thuộc loại hình doanh nghiệp có quy mô vốn còn nhỏ hẹp, thì cần đến sự
giúp đỡ rất lớn từ phía các ngân hàng. Nếu ngân hàng chấp nhận tài trợ
cho nhiều doanh nghiệp mà theo thẩm định của ngân hàng là đủ độ tin
cậy thì ngoài việc tạo điều kiện cho hoạt động của các doanh nghiệp
thông suốt còn quảng bá được năng lực của ngân hàng mình trên thị
trường.
1.2.2.6.Sự cân đối giữa L/C xuất khẩu và L/C nhập khẩu:
Sự cân đối giữa L/C xuất khẩu và L/C nhập khẩu thể hiện khả năng của
ngân hàng trong việc thực hiện đồng đều cả chức năng phục vụ nhà xuất
khẩu và nhà nhập khẩu trong phương thức thanh toán TDCT. Nếu số
lượng và giá trị có khả năng tài trợ cho nhà xuất khẩu tốt, các điều kiện
để được tài trợ cũng đơn giản, hoặc có đại lý rộng lớn, thích hợp cho việc
thông báo L/C tới nhà xuất khẩu nhưng lại không đủ năng lực và uy tín
để khách hàng xin mở L/C. Trường hợp ngược lại chứng tỏ ngân hàng rất
chặt chẽ trong việc kiểm tra sự phù hợp của chứng từ trước khi trả tiền
cho nhà xuất khẩu, giúp đảm bảo an toàn trong thanh toán TDCT nhưng
lại yêu cầu cao đối với các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu xin tài trợ
trước. Đó là các lý do xuất phát từ các yếu tố nội tại của ngân hàng chứ
chưa tính đến đặc thù của thị trường. Với nước ta thì hiện tượng nhập
siêu luôn chiếm tỷ trọng lơn hơn so với xuất siêu nên khả năng cân đối
L/C xuất khẩu và L/C nhập khẩu cũng cần xem xét một cách tương đối.
Muốn có được sự cân đối trên thì trước hết ngân hàng cần có nguồn vốn
ngoại tệ đủ mạnh để trang trải cho các chi phí phát sinh trong các hoạt
động thanh toán. Nguồn vốn đó có phần không nhỏ là đóng góp của
doanh thu từ các hoạt động tài trợ nhập khẩu. Sau khi đã thanh toán cho
nhà xuất khẩu ngân hàng sẽ quay lại yêu cầu người xin mở L/C hoàn trả
lại khoản mà ngân hàng đã thay mặt thanh toán. Hiệu quả của quá trình
thanh toán không chỉ thể hiện giữa ngân hàng và người thụ hưởng mà còn
ở giai đoạn thu hồi vốn của ngân hàng từ nhà nhập khẩu. Để tránh rủi ro

xảy ra cho mình thì ngay từ khi thẩm định đơn yêu cầu mở L/C của
khách hàng, ngân hàng phải đánh giá được đối tượng và có tin tưởng vào
nhà NK thì ngân hàng mới chấp nhận phát hành L/C.
1.2.2.7. Tỷ lệ rủi ro trong thanh toán thấp:
Tỷ lệ này càng thấp càng chứng tỏ chất lượng thanh toán của các ngân
hàng càng cao. Mỗi ngân hàng với khả năng riêng, hoàn cảnh và chức
năng riêng sẽ gặp phải những rủi ro khác nhau.
-NHPH: Do NHPH sẽ gặp rủi ro khi họ thẩm định sai khách hàng, dẫn
đến sau khi đã làm xong trách nhiệm thanh toán cho người thụ hưởng thì
họ không thể thực hiện quyền đòi tiền của mình. Hoặc nhà xuất khẩu có
chủ tâm lừa đảo ngân hàng, lập các chứng từ giả làm ngân hàng không
phát hiện được và phải thanh toán. Rủi ro cũng đến từ các nhà nhập khẩu
khi họ không có khả năng tài chính để trả cho ngân hàng do các tình
huống bất khả kháng. Cũng có khi do nhà nhập khẩu không có thiện chí
trả tiền, việc kiện ra tòa để giải quyết có thể sẽ lấy lại được lợi ích mà
ngân hàng đáng được hưởng nhưng sẽ mất thời gian và gây ảnh hưởng
lớn đến các hoạt động của ngân hàng. Mặt khác, NHPH có thể không thu
hồi được tiền trong khi vẫn phải thanh toán cho bên xuất khẩu khi ngân
hàng đó không làm đúng theo UCP hay các điều kiện, điều khoản mà L/C
đã dẫn chiếu.
-NHTB:Vì trách nhiệm của NHTB là kiểm tra tính chân thực bề ngoài
của L/C hay sửa đổi L/C nên rủi ro đến với ngân hàng này cũng xuất phát
từ khả năng thẩm định của họ. NHTB có thể chỉ thông báo mà không xác
nhận là L/C đó có tính chân thực bề ngoài, nhưng nếu thông báo nhầm
một L/C giầm không ghi chú gì thì sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm
với các bên liên quan.
-Ngân hàng xác nhận (NHXN): L/C cần phải xác nhận khi nó có giá trị
lớn, nhà xuất khẩu chưa tin tưởng vào NHPH do đó là ngân hàng lạ, chưa
có uy tín cao, hoặc do hai bên mới kết giao buôn bán với nhau mà nhà
xuất khẩu không hiểu rõ luật lệ, tập quán của nước nhập khẩu. Rủi ro xảy

đến xác nhận L/C mà không yêu cầu ký quỹ. Đến khi NHPH thiếu thiện
chí hay mất khả năng thanh toán, thậm chí bị phá sản thì NHXN sẽ phải
trả tiền cho người thụ hưởng khi người này có một xuất trình phù hợp.
- Ngân hàng chiết khấu: Có 2 hình thức chiết khấu là miễn truy đòi và có
truy đòi.Nếu ngân hàng sử dụng chiết khấu miễn truy đòi thì sẽ hứng chịu
rủi ro lớn khi NHPH từ chối thanh toán cho bộ chứng từ, khi đó họ sẽ
không thể yêu cầu người thụ hưởng hoàn trả số tiền đã chiết khấu.Ngân
hàng chiết khấu cũng sẽ không đòi được tiền khi NHPH bị mất khả năng
thanh toán hoặc thực hiện sai các chỉ thị trong L/C.
1.2.2.8. Chất lượng hoạt động của các ngân hàng đại lý:
Nếu một ngân hàng mà có mạng lưới đại lý hoạt động hiệu quả và phân
bổ rộng khắp trên thế giới thì họ sẽ không bị giới hạn trong khu vực địa
lý nào. Khi đó quy trình thanh toán sẽ diễn ra một cách nhanh chóng và
suôn sẻ, ít gặp phải rủi ro vì đã có mối quan hệ với các ngân hàng đại lý
từ trước, hiểu rõ về nhau và về luật pháp của nhau. Hơn nữa, khi các
ngân hàng đại lý hoạt động hiệu quả còn giúp xác minh tính chân thực
của các bên trong hợp đồng ngoại thương, không phải thông qua các bên
trung gian vừa mất phí vừa tốn kém thời gian.
1.2.2.9.Thu phí dịch vụ hợp lý:
Phí dịch vụ cao hay thấp là phụ thuộc vào chất lượng thanh toán ở từng
ngân hàng, vào đặc điểm của khoản thanh toán( giá trị cao hay thấp,
khoảng cách địa lý xa hay gần, ở nước đó có ngân hàng đại lý của mình
hay không) và vào tình hình cạnh tranh trên thị trường.
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thanh toán TDCT
1.2.4.1 Nhân tố khách quan:
a.Sự đồng bộ và thống nhất của hệ thống pháp luật:
Hệ thống pháp lý trong hoạt động TTQT nói chung và hoạt động thanh
toán TDCT nói riêng đầy đủ, rõ ràng cũng tạo điều kiện cho hoạt động
này phát triển. Vì hoạt động thanh toán TDCT chịu sự điều chỉnh của các
nguồn luật: luật quốc gia, các quyết định của ngân hàng, các thông lệ và

luật pháp quốc tế. Nếu hệ thống pháp luật đồng bộ, có hiệu quả và thống
nhất sẽ tạo điều kiện thuận lợi, làm giảm rủi ro cho hoạt động TTQT của
ngân hàng, giúp tránh được những xung đột pháp lý trong quá trình giao
lưu thương mại giữa các quốc gia.
b.Môi trường kinh tế- chính trị xã hội:
Môi trường kinh tế- chính trị xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động
của các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp XNK từ đó ảnh hưởng
mạnh mẽ đến doanh số L/C.Khi nền kinh tế phát triển mjanh vè nền
chính trị ổn định thì kim ngạch XNK tăng và doanh số L/C tăng theo nếu
khách hàng chọn phương thức tín dụng chứng từ để thanh toán, giá trị
của mỗi món cũng tăng theo và ngược lại.
Ngoài ra, sự ổn định về cơ chế chính sách cũng có tác động tương tự.Cơ
chế chính sách càng ổn định tạo điều kiện cho hoạt động XNK càng dễ
dàng, từ đó hoạt động thanh toán TDCT càng mạnh hơn. Mọi sự biến
động về cơ chế chính sách trong lĩnh vực liên quan đến XNK ( thuế quan,
hạn ngạch…), quy định hoạt động của ngân hàng…đều ảnh hưởng đến
thanh toán TDCT.
c. Môi trường tài chính quốc tế: Một nền kinh tế khi đã mở cửa với thế
giới thì luôn phải đứng trước những thách thức về những biến động
của thị trường quốc tế. Thị trường tài chính các nước có liên hệ chặt
chẽ với nhau, nên các ngân hàng, doanh nghiệp ở các nước khác nhau
nhưng phải đối mặt với một vấn đề giống nhau. Khi thị trường tài
chính của một nước có vấn đề, sớm muộn gì cũng tác động đến thị
trường tài chính của nước khác, đặc biệt là nước có nền kinh tế lớn thì
tác động này càng nhanh và càng mạnh tới phần còn lại của thế giới.
Các cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã chứng minh cho điều
này. Trước các cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế, nền kinh tế của tất
cả các nước trên thế giới đều bị ảnh hưởng, nhất là lĩnh vực XNK, từ
đó ảnh hưởng đến hoạt động TDCT. Các doanh nghiệp XNK bị ảnh
hưởng dẫn đến việc ngân hàng có thể không thu được tiền đã bỏ ra từ

đó ảnh huưởng đến chất lượng thanh toán TDCT.
d. Sự ổn định của tỷ giá: Tỷ giá là giá cả của một đồng tiền được biểu thị
thông qua một đồng tiền khác. Lựa chọn đồng tiền nào là đồng tiền
thanh toán trong thanh toán TDCT là điều rất quan trọng. Đồng tiền
đó có thể là ngoại tệ đối với một trong hai bên hoặc cả hai bên. Vì là
ngoại tệ nên tỷ giá của đồng tiền thanh toán có thể biến động và gây
thiệt hại cho nhà Xk
e. Yếu tố khách hàng: Trình độ của khách hàng về nghiệp vụ ngoại
thương phần nào sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thanh toán TDCT. Nếu
trình độ nghiệp vụ ngoại thương của khách hàng còn hạn chế, dẫn đến
sai sót trong quá trình thực hiện có thể kéo dài thời gian và ảnh hưởng
đến chất lượng thanh toán L/C.
1.2.4.2. Nhân tố chủ quan:
a. Công nghệ: Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay
thì công nghệ thông tin đã trở thành một yếu tố quan trọng trong bất kỳ
một hoạt động nào có sự ứng dụng của nó.Một ngân hàng với công nghệ
thanh toán hiện đại sẽ giúp cho việc thanh toán của ngân hàng được thực
hiện một cách trôi chảy và nhanh chóng. Đảm bảo an toàn và tiết kiệm
chi phí góp phần quảng bá hình ảnh và sản phẩm NH tới khách hàng.
b.Nguồn nhân lực: Con người là yếu tố quyết định đối với bất kỳ một
doanh nghiệp kinh doanh nào. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, khả
năng ngoại ngữ, tin học của các nhân viên tham gia trực tiếp vào hoạt
động thanh toán TDCT nói riêng và hoạt động NH nói chung là yếu tố
không chỉ giúp cho việc xử lý các nghiệp vụ dễ dàng, nhanh chóng mà nó
còn tạo ra ấn tượng tốt đẹp cho khách hàng về ngân hàng, giúp ngân hàng
có thể thu hút khách hàng.
c. Chính sách của ngân hàng:
Đối với ngân hàng, chính sách đối ngoại đề cập đến việc mở rộng các
quan hệ kinh tế đối ngoại, quan hệ đại lý với ngân hàng nước ngoài, phát
triển các hoạt động TTQT, đưa ra các quy trình nghiệp vụ TTQT.Do đó,

một chính sách đối ngoại đúng đắn, phù hợp với tình hình thị trường sẽ
giúp ngân hàng phát huy hết các tiềm lực của mình để không chỉ chiếm
lĩnh thị trường trong nước mà con vươn tầm ảnh hưởng ra ngoài thế giới.
Luôn cần phải có chính sách khách hàng phù hợp, các chiến lược
Marketing cần phân đoạn thị trường để tìm hiểu rõ thị hiếu của nhiều
nhóm khách hàng mà ngân hàng sẽ phục vụ.
Ngoài thanh toán TDCT, ngân hàng còn có các sản phẩm khác như tài trợ
thương mại, kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh…Khi khả năng tài chính của
khách hàng không đảm bảo để có thể mở một L/C thì tùy từng trường
hợp ngân hàng có thể cấp tín dụng hay đứng ra bảo lãnh cho nhà nhập
khẩu để quy trình thanh toán được hoàn tất. Ngược lại, khách hàng xuất
khẩu muốn ngân hàng tài trợ thông qua việc chiết khấu bộ chứng từ hoặc
cho vay ứng trước, nếu một trong các khâu này không thực hiện được
suôn sẻ thì cả quá trình thanh toán sẽ bị đình trệ.
e. Chất lượng hoạt động của hệ thống ngân hàng đại lý: Hệ thống ngân
hàng đại lý là cầu nối giữa ngân hàng với các đối tác nước ngoài. Các
ngân hàng đại lý sẽ thay mặt mình để giao dịch với khách hàng nên
chất lượng phục vụ của các ngân hàng đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến
uy tín của ngân hàng mình trên trường quốc tế. Ngoài ra, hệ thống
ngân hàng đại lý còn giúp các ngân hàng hiểu rõ thực chất tình hình
kinh doanh cũng như tính chân thực của các khách hàng nước ngoài,
từ đó hạn chế được rất nhiều rủi ro trong quá trình thanh toán.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN TÍN
DỤNG CHỨNG TỪ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT
NAM: SỞ GIAO DỊCH NHNo&PTNT VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH THĂNG LONG
2.1. Thực trạng chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng
thương mại cổ phấn Á Châu chi nhánh Thăng Long:
2.1.1. Thực trạng chất lượng thanh toán TDCT tại NH TMCP Á Châu
Chi nhánh Thăng Long

2.1.1.1. Doanh số thanh toán L/C
Bảng 2.1: Doanh số L/C
Đơn vị: 1.000USD
Năm 2007 2008 2009 2010
DS TTQT 17,552 54,657 82,361 70,598
L/C 3,636 21,727 18,032 30,112
1. L/C nhập 3,61 21,548 16,79 24,112
2. L/C xuất 0,026 0,179 1,233 5,329
Tốc độ tăng DS L/C
(%) 44,86 498 -17 67
(Nguồn: Phòng TTQT của ACB Thăng Long)
Qua bảng 2.1 ta thấy, doanh số thanh toán L/C luôn luôn biến động qua
các năm. Cụ thể : từ năm 2006 sang năm 2008 doanh số L/C tăng mạnh,
nem 2007 đạt 3,636 nghìn USD tăng 44,86% so với năm 2006, năm 2008
tăng đột biến đạt 21,727 nghìn USD, tăng 498% so với năm 2007; sau
khi tăng nó lại giảm mạnh ngau sau đó, năm 2009 giảm 17% so với năm
2008, chỉ đạt 18,032 nghìn USD; năm 2010 doanh số này lại tăng lên
30,112 nghìn USD, tăng 67% so với năm 2009. Tình trạng biến động thất
thường của doanh số L/C là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài
chính thế giới, nền kinh tế gặp khó khăn, điều này ảnh hưởng đến hoạt
động XNK của nước ta, tù đó cũng ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán
L/C của ngân hàng. Mặc dù doanh số có giảm nhưng ngay sau đó lại tăng
lên được chứng tỏ khả năng phục hồi của ACB Thăng Long là khá tốt. Sự
phục hồi nhanh chóng cho thấy chất lượng thanh toán L/C của ngân hàng
được đánh giá cao.

×