Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh
MỤC LỤC
Công ty bắt đầu hoạt động từ ngày 1/12/2000 theo giấy phép hoạt động số 12/GP-
NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 25/10/2000 kèm theo quyết định số
456/2000/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh số 113108 ngày 23/8/2000 do Sở kế hoạch và Đầu tư Hà nội cấp 3
Năm 2000, Công ty chính thức đặt trụ sở tại 34B Hàn Thuyên – Hà Nội,với vốn điều lệ
ban đầu là 100 tỷ đồng,đến năm 2005, Công ty tăng vốn điều lệ lên 300 tỷ đồng, năm
2006 tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ đồng, năm 2007 là 3.000 tỷ đồng 3
Theo Quyết định số 3002/QĐ-DKVN ngày 22/8/2007 của tập đoàn Dầu khí Việt Nam về
việc phê duyệt phương án và chuyển Công ty Tài chính Dầu khí thành Tổng công ty Tài
chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam và Quyết định số 731/QĐ-DKNV ngày 28/1/2008 của
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Công ty Tài chính Dầu khí đã thực hiện cổ phần hóa, ngày
17/3/2008 công ty chính thức chuyển thành Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí
Việt Nam với số vốn điều lệ 5.000 tỷ đồng 3
Tên chính thức : Tổng công ty tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam 4
Tên giao dịch quốc tế: Petro Vietnam Finance Corporation 4
SV: Phạm Khắc Huy Lớp: Kinh tế đầu tư 49D
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
PVFC: Công ty tài chính Dầu khí
PTSC: Công ty dịch vụ kỹ thuật Dầu khí
PVD: Công ty dịch vụ Khoan Dầu khí
PVI: Công ty bảo hiểm Dầu khí
NHNN: Ngân hàng nhà nước
QLRR: Quản lý rủi ro
CTCG: Chứng từ có giá
HĐQT: Hội đồng quản trị
CTTC: Công ty tài chính
QLDT: Quản lý dòng tiền
TXV: Thu xếp vốn
VĐL: Vốn điều lệ
ĐTCĐ: Đầu tư cố định
TCT: Tổng công ty
SV: Phạm Khắc Huy Lớp: Kinh tế đầu tư 49D
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh
DANH MỤC CÁC BẢNG
Công ty bắt đầu hoạt động từ ngày 1/12/2000 theo giấy phép hoạt động số 12/GP-
NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 25/10/2000 kèm theo quyết định số
456/2000/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh số 113108 ngày 23/8/2000 do Sở kế hoạch và Đầu tư Hà nội cấp 3
Năm 2000, Công ty chính thức đặt trụ sở tại 34B Hàn Thuyên – Hà Nội,với vốn điều lệ
ban đầu là 100 tỷ đồng,đến năm 2005, Công ty tăng vốn điều lệ lên 300 tỷ đồng, năm
2006 tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ đồng, năm 2007 là 3.000 tỷ đồng 3
Theo Quyết định số 3002/QĐ-DKVN ngày 22/8/2007 của tập đoàn Dầu khí Việt Nam về
việc phê duyệt phương án và chuyển Công ty Tài chính Dầu khí thành Tổng công ty Tài
chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam và Quyết định số 731/QĐ-DKNV ngày 28/1/2008 của
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Công ty Tài chính Dầu khí đã thực hiện cổ phần hóa, ngày
17/3/2008 công ty chính thức chuyển thành Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí
Việt Nam với số vốn điều lệ 5.000 tỷ đồng 3
Tên chính thức : Tổng công ty tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam 4
Tên giao dịch quốc tế: Petro Vietnam Finance Corporation 4
SV: Phạm Khắc Huy Lớp: Kinh tế đầu tư 49D
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh
LỜI MỞ ĐẦU
Với chủ trương xây dựng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thành một Tập
đoàn kinh tế vững mạnh,chính phủ đã cho phép thành lập Công ty tài chính
Dầu khí và nay là Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam
(PVFC). TCT Tài chính Cổ phần Dầu khí ra đời với chức năng là một Tổ
chức tín dụng phi ngân hàng tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có nhiệm vụ
thực hiện mọi dịch vụ liên quan đến việc quản lý và sử dụng có hiệu quả mọi
nguồn vốn của Tập đoàn, các đơn vị thành viên, các tổ chức và cá nhân trong
Tập đoàn.
Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đến nay nền kinh tế nước ta có sự
chuyển biến tích cực. Với việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, xây dựng kinh
tế nhiều thành phần, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng tạo điều kiện
thúc đẩy Công nghiệp hóa - Hiện đại hoá đất nước. Trong quá trình đó, Nhà
nước thực hiện chủ trương ưu tiên phát triển ngành Công nghiệp Dầu khí,
hàng loạt các dự án lớn của ngành đã, đang và sẽ được triển khai. Chính điều
đó tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư theo Dự án của Tổng công ty Tài chính
Cổ phần Dầu khí Việt Nam phát triển càng mạnh trong tương lai.
Mặt khác, chiến lược phát triển Tổng công ty tài chính Dầu khí giai
đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2025 đã xác định đưa hoạt động đầu
tư theo Dự án trở thành một hoạt động mũi nhọn mang lại lợi nhuận chủ yếu
cho TCT. Ngoài ra, hoạt động đầu tư theo Dự án còn giúp đầu tư vào các dịch
vụ khác như dịch vụ Uỷ thác đầu tư, tư vấn đầu tư, tư vấn lập phương án tài
chính cho Dự án của Tổng công ty phát triển.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động đầu tư theo Dự án đối
với sự phát triển của TCT Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam em quyết
định chọn đề tài “Đầu tư theo Dự án tại Tổng công ty Tài chính Cổ phần
Dầu khí Việt Nam. Thực trạng và giải pháp” làm đề tài cho chuyên đề thực
SV: Phạm Khắc Huy Lớp: Kinh tế đầu tư 49D
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh
tập của mình.
Ngoài phần mở đầu, kết luận đề tài gồm hai chương:
Chương I: Thực trạng hoạt động đầu tư theo Dự án tại Tổng công ty
Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam.
Chương II: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư
theo Dự án tại Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành thầy giáo: T.S Nguyễn Hồng Minh đã
giúp em hoàn thành đề tài này.
Em cũng xin cám ơn các cán bộ Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu
khí Việt Nam và đặc biệt là cán bộ nhân viên ban Đầu tư nơi em thực tập
đã giúp em rất nhiều trong quá trình thực tập cũng như tìm hiểu về đề tài
này.
Do kiến thức và thời gian có hạn nên nội dung đề tài của em còn nhiều
thiếu sót, em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo cho
bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
SV: Phạm Khắc Huy Lớp: Kinh tế đầu tư 49D
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh
CHƯƠNG 1
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THEO DỰ ÁN
TẠI TỔNG CỒNG TY TÀI CHÍNH DẦU KHÍ
1.1. KHÁI QUÁT MỘT SỐ NÉT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI
TỔNG CÔNG TY TÀI CHÍNH DẦU KHÍ
1.1.1. Giới thiệu chung về Tổng công ty tài chính Dầu khí
Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC), tiền thân
là Công ty tài chính Dầu khí, một tổ chức tín dụng phi ngân hàng và là đơn vị
thành viên của tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam, được thành lập theo
quyết định số 04/2000/QĐ-VPCP ngày 30/3/2000 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm
văn phòng chính phủ.
Công ty bắt đầu hoạt động từ ngày 1/12/2000 theo giấy phép hoạt động
số 12/GP-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 25/10/2000 kèm
theo quyết định số 456/2000/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 113108 ngày 23/8/2000 do Sở kế
hoạch và Đầu tư Hà nội cấp.
Năm 2000, Công ty chính thức đặt trụ sở tại 34B Hàn Thuyên – Hà
Nội,với vốn điều lệ ban đầu là 100 tỷ đồng,đến năm 2005, Công ty tăng vốn
điều lệ lên 300 tỷ đồng, năm 2006 tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ đồng, năm
2007 là 3.000 tỷ đồng.
Theo Quyết định số 3002/QĐ-DKVN ngày 22/8/2007 của tập đoàn
Dầu khí Việt Nam về việc phê duyệt phương án và chuyển Công ty Tài chính
Dầu khí thành Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam và Quyết
định số 731/QĐ-DKNV ngày 28/1/2008 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam,
Công ty Tài chính Dầu khí đã thực hiện cổ phần hóa, ngày 17/3/2008 công ty
chính thức chuyển thành Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam
với số vốn điều lệ 5.000 tỷ đồng.
SV: Phạm Khắc Huy Lớp: Kinh tế đầu tư 49D
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh
Tên chính thức : Tổng công ty tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam
Tên giao dịch quốc tế: Petro Vietnam Finance Corporation
Tên viết tắt: PVFC
Trụ sở chính: 22 Ngô Quyền ,Hoàn Kiếm, Hà Nội
Thời gian hoạt động là 50 năm kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt
động nhưng không vượt quá thời hạn hoạt động của Tổng công ty.
Tổng công ty tài chính Cổ phần Dầu khí có chi nhánh và văn phòng đaị
diện tại các địa phương trong và ngoài nước khi được Tổng công ty cho phép
và Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.Hiện nay, công ty tài chính Cổ phần Dầu
khí có các chi nhánh ở TP.Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đà Nẵng, Cần Thơ,
Thanh Hoá, Nam Định, Hải Phòng,và hội sở tại Hà Nội.
Tính đến ngày 31/12/2010 thì tổng số cán bộ công nhân viên của Tổng
công ty tài chính Cổ phần Dầu khí được thống kê như sau:
BẢNG 1.1 : SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG VÀ CƠ CẤU LAO ĐỘNG
Loại lao động Số lượng Tỷ lệ %
Phân theo trình độ học vấn
1. Trên đại học 118 9.8
2. Đại học 969 80.6
3. Cao đẳng,Trung cấp 60 5
4. Công nhân Kỹ thuật 15 1.25
5. Lao động phổ thông 40 3.35
Tổng số 1202 100
Phân theo tính chất hợp đồng lao động
1. Hợp đồng không xác định thời hạn 412 34.2
2. Hợp đồng có thời hạn từ 1-3 năm 765 63.6
3. Hợp đồng có thời hạn dưới 1 năm 25 2.2
Tổng số 1202 100
(Nguồn: Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam)
1.1.1.1. Vai trò của TCT Tài chính Cổ phần Dầu khí trong Tập đoàn Dầu
khí Việt Nam.
Tổng công ty tài chính Cổ phần Dầu khí ra đời nhằm đáp ứng các đòi
SV: Phạm Khắc Huy Lớp: Kinh tế đầu tư 49D
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh
hỏi về quản lý tài chính trong giai đoạn phát triển hiện nay của Tập đoàn Dầu
khí Việt Nam:
Thứ nhất, để xây dựng một Tập đoàn kinh tế mạnh với nhu cầu vốn đặt
ra đến năm 2010 là 17 tỷ USD.Chỉ với định chế tài chính hiện tại thì Tổng
công ty khó có thể thực hiện được các mục tiêu huy động vốn như trên mà
cần thiết phải có một công ty tài chính.
Thứ hai,việc thành lập Tổng công ty tài chính Dầu khí giúp cho Tập
đoàn quản lý hiệu quả các nguồn vốn thông qua việc đảm bảo vốn đầu tư đúng
định hướng phát triển, đúng công trình, đúng dự án và đạt hiệu quả kinh tế cao.
Thứ ba,nhằm xây dựng một tập đoàn kinh tế hoạt động trên nhiều lĩnh
vực, đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh,giảm thiểu rủi ro và tìm kiếm nguồn
lợi nhuận mới từ những ngành nghề có khả năng sinh lợi cao với một đầu mối
đại diện cho Tổng công ty quản lý về tài chính như công ty tài chính Dầu khí
có thể đáp ứng được.
Thứ tư, đối với vấn đề cổ phần hoá các đơn vị thành viên trong Tổng
công ty,công ty tài chính Dầu khí sẽ giữ trọng trách là đại diện của Tổng công
ty quản lý số cổ phần của tổng công ty ở các đơn vị thành viên và là thành
viên cho các đơn vị thành viên trong việc đẩy nhanh nhiệm vụ cổ phần
hoá.Thực hiện thành công cổ phần hoá,Tổng công ty Dầu khí ViệtNam có thể
chuyển đổi được hình thức,cơ chế quản lý,tạo điều kiện quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của Tổng công ty.
1.1.1.2. Chức năng của TCT Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam.
Với tư cách là một Tổ chức tín dụng phi Ngân hàng - một công cụ tài
chính của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam,TCT TC Dầu khí có chức năng: đáp
ứng nhu cầu vốn tín dụng của TCT và các đơn vị thành viên,huy động tiền gửi
có kỳ hạn của TCT ,các đơn vị thành viên,các tổ chức và các cá nhân khác
,vay vốn của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, đàm phán và ký kết
hợp đồng tín dụng trong và ngoài nước cho các dự án đầu tư của TCT và các
SV: Phạm Khắc Huy Lớp: Kinh tế đầu tư 49D
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh
đơn vị thành viên theo sự uỷ quyền,phát hành tín phiếu,trái phiếu để huy động
vốn trong và ngoài nước theo sự quy định của pháp luật,làm đại lý phát hành
trái phiếu cho TCT và các đơn vị thành viên,nhận uỷ thác vốn đầu tư trong và
ngoài nước bao gốm cả vốn đầu tư của Tập đoàn và các đơn vị thành
viên,thực hiện các dịch vụ tư vân Tài chính tiền tệ theo đúng quy định của
pháp luật và thực hiện các nghiệp vụ khác theo Luật của Tổ chức tín dụng.
1.1.1.3. Cơ cấu tổ chức của TCT TC Dầu khí Việt Nam
Tổng Công ty Tài chính cổ phần dầu khí Việt Nam được tổ chức và
hoạt động tuân thủ theo:
* Luật Doanh nghiệp đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01/07/2006 .
* Luật các Tổ chức tín dụng được Nước Cộng Hòa Xã Hội chủ nghĩa Việt
Nam thông qua ngày 12 tháng 12 năm 1997 và được sửa đổi bổ sung năm 2004
* Điều lệ Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam được Đại
hội đồng Cổ đông lần I thông qua ngày 27/12/2007 và được Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam chấp thuận theo quyết định số 540 /QĐ-NHNN ngày 17 tháng
3 năm 2008 về việc chuẩn y Điều lệ Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí
Việt Nam.
Cơ cấu tổ chức của PVFC được thể hiện qua sơ đồ sau
Ghi chú:
: Quan hệ quản lý trực tiếp
: Quan hệ quản lý gián tiếp
: Quan hệ tương hỗ, phối hợp
: Quan hệ phối hợp, hỗ trợ kinh doanh giữa các đơn vị trực thuộc PVFC
SV: Phạm Khắc Huy Lớp: Kinh tế đầu tư 49D
6
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ
ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
KIỂM TOÁN NỘI
BỘ
CÁC CHI NHÁNH
KHỐI QUẢN LÝ
KHỐI KINH
DOANH
KHỐI HỖ TRỢ KD
BAN TRIỂN KHAI
DỰ ÁN
COREBANKING
CÁC CÔNG TY
TRỰC THUỘC
Ban Tổ chức nhân sự
Ban kế hoạch
Ban Tài chính Kế
toán
Ban Quản trị rủi ro
Văn phòng
Ban Tín dụng
Ban Đầu tư
Ban Dịch vụ tài chính
Ban Kinh doanh tiền tệ
PGĐTT Láng Hạ
PGĐTT Long Biên
Ban Thẩm định
Ban Phát triển thị
trường
Trung tâm Đào tạo
Trung tâm Công nghệ
Tài chính
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh
1.1.2. Các hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Tài chính Cổ
phần Dầu khí Việt nam
1.1.2.1 Hoạt động đầu tư
Là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng, trải qua chặng đường xây dựng
và phát triển, đến nay, PVFC đã trở thành một định chế tài chính mạnh của
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và là một trong những tổ chức tín dụng
có tốc độ phát triển nhanh, thương hiệu Tài chính Dầu khí Việt Nam được
khẳng định trên thị trường tài chính trong nước và bước đầu vươn ra thế giới.
Các hoạt động đầu tư của Tổng công ty Tài chính dầu khí bao gồm 3
hoạt động chính:
-Hoạt động huy động vốn: đây là một trong những hoạt động không thể
thiếu được ở PVFC, tuy nhiên, khác với ngân hàng, PVFC không được phép
nhận tiền gử mà chủ yếu huy động vốn thông qua việc phát hành chứng từ có
giá, chứng chỉ tiền gửi… hoặc nhận vốn từ tập đoàn.
- Hoạt động tín dụng: Giống như ngân hàng, đây là hoạt động cho vay,
bảo lãnh, tái chiết khấu các chứng từ có giá.Tuy nhiên hoạt động này tại công
ty tài chính có một số khác biệt so với tại ngân hàng như: các khoản vay
thường nhỏ, lãi suất cao…
- Hoạt động khác: do sự đa dạng hoá và phát triển không ngừng của
thị trương làm phát sinh thêm những hoạt động đầu tư khác mang lại nguồn
lợi nhuận không nhỏ như hoạt động thu xếp vốn, uỷ thác đầu tư, mua bán
và sáp nhập….
Trên lộ trình đi lên Tập đoàn, PVFC sẽ mở rộng mạng lưới cả trong nước
và quốc tế, đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh, củng cố bộ máy vững
mạnh, đội ngũ cán bộ năng động và chuyên nghiệp, hoàn thiện quy chế quản
lý giữa Tổng công ty và các đơn vị thành viên, tập trung phát triển các sản
phẩm trọn gói cho khách hàng về tín dụng, đầu tư và các dịch vụ tài chính.
SV: Phạm Khắc Huy Lớp: Kinh tế đầu tư 49D
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh
1.1.2.2. Hoạt động tín dụng
PVFC. Thu nhập từ hoạt động tín dụng năm 2007 đạt 2.107 tỷ đồng,
chiếm 67% tổng doanh thu, tăng 42% trong năm 2008 và giảm 19% trong
năm 2009. Sở dĩ như vậy là do giai đoạn từ tháng 10/2007 đến tháng 5/2008
là thời kì tăng trưởng nóng của nền kinh tế.
Bảng 1.2: Doanh thu từ hoạt động tín dụng tín dụng từ năm 2007 – 2009
của PVFC
STT Chỉ tiêu 2007 2008 2009
1
Hoạt động cho vay các
TCKT&CN
669 1.758 1.638
2
Hoạt động liên ngân hàng,
cho vay các TCTD
1.438 1.249 793
Tổng 2.107 3.007 2.431
Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch 5 năm 2006-2010 của PVFC
Trong thời gian qua PVFC đã tích cực đẩy mạnh tài trợ cho các dự án
của các doanh nghiệp trong ngành. Những hoạt động tín dụng trên bao gồm :
cho vay bảo lãnh, bao thanh toán, cam kết cho vay để đảm bảo nguồn vốn cho
các dự án đầu tư cũng như đáp ứng nhu cầu vốn lưu động kịp thời tiến độ thi
công của các hạng mục công trình, các gói thầu thuộc các dự án trọng điểm
trong ngành dầu khí như: nhà máy khí điện đạm Cà Mau, dự án nhà máy sợi
tổng hợp Polywster Đình Vũ, dự án đầu tư khai thác dầu thô tại mỏ sông
Đốc…Đồng thời PVFC liên tục bám sát nhu cầu đầu tư của các đơn vị thành
viên Tập đoàn để tài trợ cũng như tham gia đồng tài trợ cùng các ngân hàng
khác như: Cảng xà lan 5000 tấn (PTSC), mở rộng kho xăng dầu Đình Vũ (PV
Oil), dự án đầu tư xe taxi của công ty cổ phần Vận tải và Dầu khí Cửu Long,
Công ty CP Vận tải Dầu khí Đông Dương… cũng như nhu cầu bảo lãnh, vốn
lưu động để thi công công trình (PVC, Petromaning)
1.1.2.3. Hoạt động nguồn vốn
SV: Phạm Khắc Huy Lớp: Kinh tế đầu tư 49D
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh
Huy động vốn
Tổng nguồn vốn huy động của PVFC tăng qua 3 năm từ 2007 – 2009. Tỷ
trọng các loại hình huy động không có sự đột phá, vẫn duy trì thứ tự từ cao
đến thấp là: Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay; Tiền gửi và vay các TCTD
khác; Phát hành giấy tờ có giá; Tiền gửi của khách hàng. Tuy nhiên cơ cấu
này có sự thay đổi tương đối qua các năm.
Bảng 1.3. Giá trị và tỷ trọng nguồn vốn huy động của PVFC
từ 2007 – 2009
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Tỷ
đồng
%
Tỷ
đồng
% Tỷ đồng %
Tiền gửi và vay
các TCTD khác
6.963 23,9 5.409 17,5 20.140 41,2
Tiền gửi của khách
hàng
130 0,4 209 0,7 1.768 3,6
Vốn tài trợ, ủy
thác đầu tư, cho
vay
19.792 68,1 22.208 71,9 21.708 44,4
Phát hành giấy tờ
có giá
2.190 7,5 3.069 9,9 5.292 10,8
Tổng 29.706 100 30.896 100 48.908 100
Nguồn: Bảng cân đối kế toán của PVFC từ 2007 – 2009
Tổng nguồn vốn huy động của PVFC năm 2008 đạt 30.896 tỷ đồng, tăng
6,3% so với năm 2007. Năm 2008 là năm thị trường tương đối căng thẳng về
nguồn vốn nên con số tăng trưởng này cũng thể hiện được nỗ lực cảu PVFC.
Nguồn vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và
các đơn vị thành viên tăng mạnh cả về số tương đối lẫn tuyệt đối là nhân tố
quan trọng góp phần trong tăng trưởng của nguồn vốn huy động. Trong năm
2008, PVFC đã phát hành 466,1 tỷ đồng và 55 triệu USD trái phiếu Tài chính
SV: Phạm Khắc Huy Lớp: Kinh tế đầu tư 49D
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh
Dầu khí với thời hạn 3 năm. Ngoài ra, PVFC đã thực hiện chính sách lãi suất
điều chỉnh linh hoạt, đồng thời kết hợp với các chương trình huy động cá
nhân có thưởng; chú trọng triểu khai chính sách chăm sóc khách hàng, quảng
bá thương hiệu nên tiền gửi khách hàng đã tăng 79 tỷ đồng.
Trong năm 2009, tổng nguồn vốn huy động đạ 48.908 tỷ đồng, tăng 58%
so với năm 2008. Sự tăng trưởng này chủ yếu từ việc vay các TCTD khác.
Trong năm 2009, PVFC đã phát hành 771,5 tỷ đồng và 89 triệu USD trái
phiếu Tài chính Dầu khí với thợ hạn 3 năm dẫn đến nguồn vốn từ phát hành
giấy tờ có giá tăng mạnh (2.196 tỷ đồng). Tiền gửi khách hàng tăng về số
tương đối lẫn tuyệt đối so với năm 2008 nhờ tiếp tục điều chỉnh chính sách
chăm sóc khách hàng và công tác xây dựng, quảng bá thương hiệu, tuy nhiên
tỷ trọng đó vẫn còn khá nhỏ bé trong tổng nguồn vốn huy động (3,6%).
Nguồn vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
giảm 500 tỷ đồng do một số hợp đồng đến thời hạn kết thúc.
Tăng vốn điều lệ
Trong vòng 3 năm từ 2007 – 2009, PVFC đã có 2 lần tăng vốn điều lệ,
đến nay PVFC đã có vốn điều lệ 5.000 tỷ đồng. Ngày 14/2/2007, PVFC chính
thức tăng vốn điều lệ lên 3000 tỷ đồng, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong
quá trình hoạt động và phát triển của Công ty. Năm 2008, PVFC chính thức
chuyển đổi sang mô hình Tổng công ty với vốn điều lệ 5000 tỷ đồng, trong đó
Mogan Stanley trở thành cổ đông chiến lược nắm giữ 10% vốn điều lệ của
PVFC, 78% vốn từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
1.1.2.4. Hoạt động dịch vụ tài chính
Hoạt động dịch vụ tài chính của PVFC có sự tiến bộ vượt bậc trong 3
năm 2007-2009. Doanh thu từ hoạt động dịch vụ đạt 80,4 tỷ đồng, giảm
PVFC 70% vào năm 2008 và tăng gấp 3,4 lần trong năm 2009. Bến cạnh đó,
các loại hình dịch vụ tài chính PVFC triển khai ngày càng đa dạng hơn. Trong
năm 2007, PVFC chỉ triển khai 3 loại hình dịch vụ là bảo lãnh, chuyển đổi
SV: Phạm Khắc Huy Lớp: Kinh tế đầu tư 49D
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh
doanh nghiệp và Ủy thác. Năm 2008, PVFC bổ sung dịch vụ lập và phân tích
tài chính. Trong năm 2009, PVFC triển khai thêm nhiều loại hình dịch vụ mới
như thu xếp vốn, ủy thác cho vay, giao dịch vàng, tư vấn phát hành thoái vốn,
tư vấn phát hành trái phiếu doanh nghiệp, tư vấn M&A, tư vấn CDM tiếp tục
thực hiện các dịch vụ về thu xếp vốn, tư vấn tài chính doanh nghiệp, nhận ủy
thác quản lý quỹ. PVFC đang tiếp tục tích cực nghiên cứu các sản phẩm dịch
cụ mới để áp dụng trong năm 2010
Bảng 1.4: Kết quả hoạt động dịch vụ tài chính của PVFC 2007-2009
STT Loại dịch vụ 2007 2008 2009
1 Bảo lãnh 3,7 11,8 43
2 Chuyển đổi doanh nghiệp (CPH, TNHH) 4,2 0,9 2,52
3 UT và ĐL 72,5 8,9 13
4 Lập phương án tài chính 2,5 0,2
5 Thu xếp vốn 26
6 Ủy thác cho vay 7
7 Giao dịch vàng 5
8 Tư vấn phát hành/ thoái vốn 0,5
9 Tư vấn phát hành trái phiếu DN 3
10 Tư vấn M&A 1
11 Tư vấn bán cổ phần chiến lược, NY QT
12 Tư vấn CDM 5
Tổng 80,4 24,1 106,22
Nguồn: Báo cáo thực hiện kế hoạch toàn Tổng công ty 2007-2009 – Ban DVTC
PVFC đã chủ động và tích cực tham gia thu xếp vốn cho các dự án của
PVN và các đợn vị thành viên. Cụ thể hơn như sau: năm 2007 thực hiện thu
xếp vốn cho 2 dự án vói tổng giá trị thu xếp vốn là 2.080 tỷ đồng; năm 2008
thực hiện thu xếp vốn cho 4 dự án với tổng giá trị thu xếp vốn là 4.968 tỷ
đồng; năm 2009 thực hiện thu xếp vốn cho 12 dự án với tổng giá trị thu xếp
vốn là 48.000 tỷ đồng. (Doanh thu đến từ hoạt động thu xếp vốn năm 2007 và
2008 được tính cho hoạt động tín dụng)
SV: Phạm Khắc Huy Lớp: Kinh tế đầu tư 49D
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh
Công tác chuyển đổi doanh nghiệp của Tập đoàn đã thực hiện rộng với
tiến độ gấp rút trong các năm 2006-2008. PVFC đã theo sát tiến trình đổi mới
doanh nghiệp của Tập đoàn, góp phần đảm bảo tiến độ cổ phần hóa chung của
Tập đoàn và các đơn vị thành viên. Năm 2006-2009 PVFC đã cung cấp dịch
vụ cho trên 30 đơn vị, trong năm 2010 PVFC tiếp tục đẩy mạnh công tác tư
vấn đổi mới doanh nghiệp cho tất cả các đơn vị trong ngành, bao gồn M&A,
phát hành chứng khoán huy động vốn, tư vấn CDM… theo sát tiến trình đổi
mới của Tập đoàn.
Từ năm 2007, PVFC đã tích cực triển khai các hoạt động liên quan đến
quỹ thu dọn mỏ của các nhà thầu dầu khí. Sau khi Tập đoàn được giao quản
lý quỹ và ủy quyền cho PVFC thực hiện việc quản lý quỹ thu dọn mỏ của tất
cả các nhà thầu dầu khí, PVFC đã tích cực đàm phán hợp đồng ủy thác quản
lý quỹ. Đến hết 31/12/2009, số dư nhận ủy thác từ quỹ thu dọn mỏ là
73,23,triệu USD.
PVFC đã tổ chức triển khai tốt việc quản lý, sử dụng các nguồn vốn ủy
thác của Tập đoàn, các đơn vị thành viên và các cán bộ công nhân viên ngành
Dầu khí. Nguồn vốn từ nhận ủy thác Tập đoàn và các đơn vị thành viên luôn
là nguồn vốn quan trọng nhất trong hoạt động của PVFC. Số dư nhận ủy thác
từ tập đoàn và các đơn vị thành viên qua các năm như sau:
Bảng 1.5: Số dư ủy thác từ Tập đoàn và các đơn vị thành viên của PVFC
STT Chỉ tiêu 2007 2008 2009
1 Nhận ủy thác bằng VNĐ (Tỷ VNĐ) 17.053 15.014 10.240
2 Nhận ủy thác bằng USD (Triệu USD) 396,3 328 284,8
3 Quy đổi, tỷ VNĐ 23.764 20.570 15.226
Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch năm 2006 – 2010 của PVFC
1.1.2.5. Hoạt động kinh doanh tiền tệ
Với mục tiêu trở thành một trong những định chế tài chính hàng đầu và
SV: Phạm Khắc Huy Lớp: Kinh tế đầu tư 49D
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh
uy tín nhất tại Việt Nam, kinh doanh ngoại hối là một trong những sản phẩm
mũi nhọn được chú trong phát triển tại PVFC với chủ trương: đem đến cho
các khách hàng những sản phẩm hiệu quả nhất, an toàn nhất, trong thời gian
nhanh nhất.
Với thế mạnh về nguồn vốn ngoại tệ, đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, có
hiểu biết chuyên sâu về lĩnh vực kinh doanh ngoại hối, ngoài việc đáp ứng kịp
thời nhu cầu ngoại tệ của khách hàng, PVFC còn hướng tới giúp các khách
hàng bảo hiểm các rủi ro trong hoạt động ngoại hối bằng cách cung cấp đa
dạng danh mục các sản phẩm, thiết kế các sản phẩm ngoại hối đặc thù phù
hợp với thực trạng hoạt động kinh doanh, nguồn ngoại tệ của khách hàng.
Hiện nay, PVFC cung cấp các sản phẩm ngoại hối sau:
• Giao dịch giao ngay (Spot)
• Giao dịch kỳ hạn (Forward)
• Giao dịch quyền chọn (Option)
• Giao dịch hoán đổi
- Hoán đổi ngoại tệ (FX Swap)
- Hoán đổi lãi suất (IRS)
Các đối tác hiện nay của PVFC, ngoài các ngân hàng thương mại hàng
đầu trong nước, còn có các tổ chức tài chính uy tín trên thế giới như HSBC,
Citi Bank, Standard Chartered, ANZ,…. PVFC cũng được trang bị hệ thống
giao dịch điện tử hiện đại nhất để đem lại cho khách hàng chất lượng phục vụ
tốt nhất.
1.1.3.Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty
1.1.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2006-2010
PVFC là công ty tài chính hoạt động mạnh nhất trong các công ty tài
chính Nhà Nước với các chỉ tiêu không ngừng tăng trưởng. Công ty đã từng
bước nâng cao chất lượng các dịch vụ tài chính tiền tệ, tạo mối quan hệ tin
SV: Phạm Khắc Huy Lớp: Kinh tế đầu tư 49D
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh
tưởng thân thiết với các khách hàng, bạn hàng, xây dựng và rèn luyện đội ngũ
cán bộ phù hợp với các tiêu chí quản lí hiện đại. Tổng tài sản, doanh thu, lợi
nhuận qua các năm rất khả quan, phù hợp với tốc độ tăng trưởng bền và hiệu
quả trong mọi hoạt động của công ty.
Hoạt động thu xếp vốn được triển khai mạnh đáp ứng nhu cầu vốn cho các
dự án đầu tư của nghành. Giai đoạn 2006-2009 đã thực hiện thu xếp vốn thành
công 14000 tỷ đồng cho các dự án nghành Dầu khí. Bên cạnh đó PVFC đã tích
cực bám sát, thực hiện thu xếp vốn cho một số nghành điện lực, than xây dựng,
du lịch cao cấp với số vốn thu xếp thành công lên tới 5000 tỷ đồng.
Hoạt động Tín dụng tăng trưởng ổn định và bền vững, đáp ứng nhu cầu
vốn cho các dự án và vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn
vị thành viên của Tập đoàn. Tốc độ huy động vốn cao và ổn định, giai đoạn
2006-2009 đạt bình quân 148%/năm. Dịch vụ tư vấn tài chính qua các năm đã
trở thành Dịch vụ đặc trưng của Công ty, phát huy thế mạnh đầu tư một cách
uy tín. Hoạt động đầu tư được thực hiện với mục đích đa dạng hoá danh mục
đầu tư và đảm bảo vốn đầu tư tham gia có hiệu quả vào một số dự án vừa và
nhỏ của các đơn vị kinh doanh trong và ngoài nghành.
Ngày 22/8/2007, Công ty Tài chính Dầu Khí đã tiến hành cổ phần hoá và
đến nay đã hoàn tất các thủ tục theo nội dung:
• Tên tiếng Việt: Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam
• Tên tiếng Anh: PetroVietNam Joinstock Finance Corporation (viết tắt
là PVFC)
• Vốn điều lệ: 5.000.000.000.000 (năm ngàn tỷ đồng) ứng với
500.000.000 cổ phần, mệnh giá một cổ phần là 10.000 đồng trong đó:
Số cổ phần của Nhà Nước: 390.000.000 cổ phần, chiếm 78% vốn điều lệ.
Số cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài: 50.000 cổ phần,
chiếm 10% vốn điều lệ.
SV: Phạm Khắc Huy Lớp: Kinh tế đầu tư 49D
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh
Số cổ phần bán đấu giá ra ngoài: 59.638.900 cổ phần chiếm 11,93% vốn điều lệ.
Bảng 1.6: Cơ cấu huy động vốn theo nguồn huy động PVFC:
Chỉ tiêu 31/12/06 31/12/2007
% tăng
giảm 2007
so với 2006
17/03/2008 31/08/2008
1. Tiền gửi 1.809.948 11.759.205 549.7% 5.685.269 659.964
Tiền gửi có kỳ hạn của
các TCTD khác
1.513.614 11.615.643 667,4% 5.555.101 384.952
Tiền gửi có kỳ hạn và tiền
gửi tiết kiệm của khách
hàng, tiền gửi khác
296.334 143.562 (51.5%) 130.168 275.012
2. Tiền vay 14.264.535 28.565.612 100,3% 29.199.608 33.910.370
Vay của các TCTD khác 3.131.032 2.370.940 (24,3%) 1.408.100 4.049.900
Vốn nhận tài trợ, uỷ thác
đầu tư, cho vay
8.118.879 18.140.253 123,4% 23.000.230 29.660.470
Vay khác 3.014.624 8.054.419 167,2% 4.791.278 200.000
3. Phát hành giấy tờ có giá 665.215 2.192.285 229,6% 2.190.394 2.199.948
Tổng cộng 16.739.698 42.517.102 154% 37.075.271 36.770.282
Có thể thấy, năm 2008 là một năm đầy biến động đối với ngành Tài
chính toàn Thế Giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Điều này đã ảnh hưởng
không nhỏ đến tâm lý của khách hàng, thể hiện trong việc giảm lượng tiền gửi
vào Tổ chức tài chính này trong năm 2008. Tính đến cuối tháng 8/2008 mà
lượng tiền gửi vẫn còn kém so với thời điểm cuối năm 2007. Điều này buộc
các doanh nghiệp như PVFC phải đưa ra các chiến lược có tính khôi phục tạm
thời để chống lại khủng hoảng như bán các cổ phiếu đã đầu tư. Đây được xem
như là một giải pháp mang tính tình thế chứ không phải là giải pháp lâu dài.
Trong 3 năm 2007 – 2009 có sự biến động khá rõ rệt. Nhìn chung, kết
quả hoạt động kinh doanh của PVFC trong năm 2007 khá tốt, thể hiện ở
doanh thu 3.141 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 617 tỷ đồng và tỷ suất lợi
SV: Phạm Khắc Huy Lớp: Kinh tế đầu tư 49D
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh
nhuận 15,34%, tuy nhiên năm 2008 PVFC có sự suy giảm bất thường và có
dấu hiệu khôi phục trong năm 2009.
Bảng 1.7. Kết quả kinh doanh của PVFC giai đoạn 2007-2009
STT Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
2007 2008 2009
1 Tổng doanh thu Tỷ đồng 3.141 4.493 5.659
2
Lợi nhuận thực hiện trước
thuế TNDN
Tỷ đồng 617 3,67 611
3 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 460 55 505
4
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế
vốn điều lệ
% 15,34% 1,09% 10,09%
Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán PVFC năm 2007 – 2009
Tổng doanh thu năm 2008 đạt 4.493 tỷ đồng tăng 43%so với năm 2007,
tuy nhiên lại chỉ đạt 89,86% so với mức kế hoạch năm 5000 tỷ nhưng là một
nỗ lực rất lớn trong bối cảnh vừa đảm bảo an toàn hoạt động, vừa góp phần
bình ổn thị trường tiền tệ và vừa phải chia sẻ khó khăn với hệ khách hàng
truyền thống. Lợi nhuận trước thuế năm 2008 của PVFC thấp bất bình
thường, chỉ đạt 0,37% so với mức kế hoạch 1000 tỷ đồng, tuy nhiên chưa thể
hiện được bản chất của thực trạng hoạt động kinh doanh. Nguyên nhân là do
ảnh hưởng khi thị trường chứng khoán giảm sâu, tính thanh khoản của thị
trường thấp, việc cơ cấu các khoản đầu tư gặp nhiều khó khăn dẫn đến chi phí
trích lập dự phòng giảm giá trong năm cho các khoản đầu tư rất lơn (1.095 tỷ
đồng). Số dư trích lập dự phòng đến 31/12/2008 là 2.139 tỷ đồng, trong đó số
dư trích lập dự phòn đầu tư là 1.774 tỷ đồng, trích lập dự phòng tín dụng là
362 tỷ đồng.
Tổng doanh thu năm 2009 đạt 5.659 tỷ đồng, bằng 145% kế hoạch cả
năm 2009 đã được đại hội đồng cổ đông thông qua (kế hoạch: 3.900 tỷ đồng),
tăng 26% so với năm 2008. Lợi nhuận trước thuế 611 tỷ đồng, bằng 153% kế
hoạch cả năm 2009 đã được đại hội đồng cổ đông thông qua trích lập dự phòng
SV: Phạm Khắc Huy Lớp: Kinh tế đầu tư 49D
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh
tín dụng và trích lập dự phòng đầu tư (kế hoạch 400 tỷ đồng). Sự tăng trưởng
này một phần là do môi trường kinh tế đang dần ổn định và phục hồi sau khủng
hoảng và hoạt động này lại chủ yếu đến từ khoản hoàn nhập dự phòng.
Bảng 1.8 Vị thế của PVFC so với các doanh nghiệp trong cùng ngành
Tên công ty Vốn điều lệ Mạng lưới chi nhánh
PVFC 5000 tỷ 09 chi nhánh, 15 phòng Giao dịch
Cty tài chính Điện lực 2500 tỷ 01 phòng Giao dịch
Cty Tài chính Than 300 tỷ 01 phòng Giao dịch
Cty Tài chính Handico 50 tỷ 01 phòng Giao dịch
Cty Tài chính Bưu điện 500 tỷ 01 phòng Giao dịch
Cty Tài chính Dệt may 234 tỷ 01 phòng Giao dịch
Cty Tài chính Vinashin 1023 tỷ 01 phòng Giao dịch
Cty Tài chính Cao su 800 tỷ 8 hòng Giao dịch
Nguồn: Báo cáo tài chính PVFC năm 2009
Với những kết quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh cùng với quy mô
về nguồn vốn điều lệ, PVFC luôn dẫn đầu so với các doanh nghiệp cùng
ngành.
1.1.3.2. Kết quả hoạt động đầu tư của PVFC
Là một tổ chức tài chính đồng thời cũng là một thành viên của Tập đoàn
dầu khí quốc gia Việt Nam, ngoài chức năng chính của công ty là đảm bảo
nguồn vốn đầy đủ kịp thời cho các dự án của tập đoàn và của các đơn vị thành
viên, PVFC còn tiến hành hoạt động đầu tư trên nhiều lĩnh vực trong và ngoài
ngành dầu khí. Về cơ bản, hoạt động đầu tư của PVFC chủ yếu là đầu tư tài
chính không phải đầu tư phát triển và được phản ánh qua các chỉ tiêu.
- Tổng kết danh mục đầu tư CTCG và Dự án theo lĩnh vực ngành
nghề đến thời điểm 30/9/2010:
Bảng1.9: Tỷ trọng các lĩnh vực đầu tư của PVFC
Đơn vị tính: tỷ đồng
SV: Phạm Khắc Huy Lớp: Kinh tế đầu tư 49D
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh
Bảng 1.10: Kết quả doanh thu - lợi nhuận giai đoạn 2006 - 2010
Đơn vị tính: tỷ đồng
(Không bao gồm hoàn nhập và trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán)
Các nghiệp vụ chính đã thực hiện trong giai đoạn 2006 - 2010:
- Đầu tư cổ phần niêm yết và OTC;
SV: Phạm Khắc Huy Lớp: Kinh tế đầu tư 49D
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh
- Góp vốn vào các công ty con;
- Đầu tư dự án và M&A;
- Repo + Quyền bán;
- Trái phiếu;
- Đi uỷ thác đầu tư tổ chức.
Trong giai đoạn 2006 – 2010, hoạt động đầu tư tài chính của PVFC đã
trải qua nhiều biến động, hầu hết các năm đều gặp khó khăn do phải chịu ảnh
hưởng mạnh từ việc suy giảm của thị trường chứng khoán.
+ Năm 2006, tập trung đầu tư mới, củng cố danh mục đầu tư của PVFC,
chú trọng vào một số khoản đầu tư hấp dẫn và đã thực hiện chuyển nhượng
một số khoản đầu tư vào đầu năm 2007 (thời điểm này VNIndex có mốc đạt
đỉnh điểm 1170 điểm) và đem lại hiệu quả cao cho hoạt động đầu tư tài chính.
+ Từ cuối năm 2007 thị trường chứng khoán bắt đầu suy giảm, nền kinh
tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều khó khăn, do vậy, hoạt động
đầu tư gặp khá nhiều bất lợi, đặc biệt việc cơ cấu danh mục đầu tư khó thực
hiện, các khoản đầu tư mới cũng phải cân nhắc kỹ càng hơn. Trong thời gian
này, PVFC tập trung đầu tư vào các cổ phần đã niêm yết, các cổ phiếu có tính
thanh khoản cao, hạn chế hoạt động góp vốn thành lập mới công ty.
Qua nhiều đợt IPO mới đầu năm 2008 với nhiều Công ty, Tổng công ty có
quy mô lớn, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. PVFC
đã nghiên cứu và tham gia đấu giá thành công nhiều phiên đấu giá cổ phần.
+ Năm 2010, hiệu quả cho hoạt động đầu tư chưa cao do hầu hết danh
mục đầu tư của PVFC đều được đầu tư cách đây khoảng 2 – 3 năm, mặc dù
đã được trích lập dự phòng giảm giá nhưng vẫn chịu ảnh hưởng mạnh trong
năm 2010 khi các mã chứng khoán Blue-Chips đồng loạt giảm giá sâu và tiếp
SV: Phạm Khắc Huy Lớp: Kinh tế đầu tư 49D
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh
tục chịu chi phí vốn khi chưa thực hiện được việc quay vòng vốn.
+ Đối với hoạt động repo và quyền bán, mặc dù thị trường chứng khoán
giảm giá mạnh và ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính nhưng hầu hết các
khoản repo đều thực hiện được việc thu hồi vốn và đạt mức sinh lời cao, đem
lại doanh thu đều đặn cho hoạt động đầu tư.
- Đầu tư cơ sở vật chất, trụ sở, Corebanking và công nghệ tin học:
+ Đầu tư cơ sở vật chất, trụ sở:
Trong giai đoạn 2006 – 2010, cùng với sự phát triển kinh doanh, nguồn
nhân lực, Tổng công ty đã có những đầu tư xây dựng cơ bản tương xứng, tiến
hành đầu tư một số trụ sở làm việc, tạo dựng được vị thế và hình ảnh của Tổng
công ty, đồng thời tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho cán bộ nhân viên. Cụ thể
công trình trụ sở Tổng công ty tại 22 Ngô Quyền, Trung tâm Tài chính Dầu Khí
tại Đà Nẵng đã hoàn thành và đưa vào khai thác, sử dụng một cách hiệu quả.
+ Công nghệ tin học:
Trong giai đoạn 2006-2010, Trung tâm Công nghệ đã cơ bản hoàn thành
tốt các nhiệm vụ sau:
- Thực hiện tốt công tác quản lý và duy trì, phát triển phần mềm nghiệp
vụ Bank 2000, đảm bảo ổn định hoạt động kinh doanh của Công ty đáp ứng
các yêu cầu cơ bản của các đơn vị trong toàn hệ thống PVFC, đặc biệt tập
trung vào các mảng tín dụng, UTĐT;
- Xây dựng mới và đưa vào sử dụng phần mềm quản lý Trang thiết bị tài
sản trên toàn hệ thống;
- Quản lý vận hành kỹ thuật và duy trì tốt website nội bộ và website
pvfc.com.vn phục vụ hoạt động điều hành và quảng bá thương hiệu của Công
ty phù hợp với điều kiện quản lý, kinh doanh mới của PVFC.
- Quản trị và vận hành hệ thống phần mềm tin học hoá Văn phòng
SV: Phạm Khắc Huy Lớp: Kinh tế đầu tư 49D
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh
(eDocman), cải tiến và chỉnh sửa hệ thống đảm bảo đáp ứng yêu cầu của
người sử dụng và tiếp tục nâng cao chất lượng hệ thống, tìm kiếm các hệ
thống hiệu quả khác để áp dụng triển khai tại PVFC.
+ Triển khai dự án Core Banking:
Dự án Core banking bắt đầu chính thức triển khai từ tháng 4/2009 và
thực tế đã đưa vào sử dụng từ tháng 1/2010. Tuy nhiên, trong quá trình triển
khai vẫn còn một số khâu phải hoàn thiện để phần mềm phát huy tối đa hiệu
quả. Hiện tại, phần mềm Core vẫn đang được sử dụng song song với hệ thống
Bank 2000. PVFC đang tiếp tục hoàn thiện để đầu năm 2011 có thể đưa phần
mềm Core vào sử dụng thay thế hoàn toàn bank 2000.
Hoạt động đầu tư luôn được đánh giá là một hoạt động có lợi thế của
PVFC so với các ngân hàng thương mại cổ phần và các định chế tài chính
khác. Đó là một trong hai hoạt mà PVFC chú trọng hơn cả trong thời gian qua
(tín dụng và đầu tư).
1.2. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ THEO DỰ ÁN TẠI TỔNG CÔNG TY TÀI
CHÍNH DẦU KHÍ.
1.2.1.Vai trò và sự cần thiết của hoạt động đầu tư theo dự án tại
TCT TC Dầu khí
1.2.1.1 Sự cần thiết của hoạt động đầu tư theo dự án tại TCT Tài
chính Dầu khí.
Khác với hoạt động đầu tư vào tài sản cố định,hoạt động đầu tư theo Dự
án của TCT có những nét đặc thù riêng.Trong các dự án TCT đầu tư,TCT TC
Dầu khí tham gia vào dự án không đóng vai trò là chủ đầu tư mà chỉ đóng vai
trò của nhà đầu tư tài chính.Do vậy, TCT không trực tiếp tiến hành lập dự án
cũng như không tham gia vào thủ tục trình duyệt đầu tư và vận hành quản lí
Dự án, thực hiện các hoạt động đầu tư (như đấu thầu,mua sắm trang thiết
bị) .Quá trình quản lí hoạt động đầu tư Dự án của TCT chủ yếu là quản lí
SV: Phạm Khắc Huy Lớp: Kinh tế đầu tư 49D
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh
phần góp vốn của Công ty ở đơn vị tham gia.
Mặc dù TCT tài chính Dầu khí không được trực tiếp thực hiện các công
việc sản xuất kinh doanh trong quá trình đầu tư nhưng để đảm bảo cho mọi
công cuộc đầu tư được tiến hành thuận lợi thì trước khi bỏ vốn phải làm tốt
công tác chuẩn bị đầu tư. Nghĩa là phải xem xét,tính toán toàn diện các khía
cạnh tài chính có liên quan đến quá trình thực hiện đầu tư.
Hoạt động đầu tư mang tính chất đầu tư cơ hội, trong đó có nhiều trường
hợp cần sử dụng thương hiệu và trí tuệ kinh doanh của TCT.
Thực hiện hoạt động đầu tư theo Dự án,TCT dầu khí còn nhằm cung cấp
các sản phẩm hỗ trợ đầu tư tới khách hàng như hoạt động Uỷ thác đầu tư và
tư vấn đầu tư.
* Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư theo Dự án của TCT
Hình thức tham gia:Việc tham gia đầu tư tài chính theo Dự án của TCT
với các đối tác trong nhiều trường hợp không phải do bản thân công ty quyết
định mà do sự thống nhất của cả tập thể Ban lãnh đạo các bên tham gia. Việc
quyết định đầu tư theo Dự án của TCT Tài chính Dầu khí chủ yếu phải quyết
định được hình thức tham gia phù hợp sao cho trong mỗi Dự án công ty tham
gia phải đảm bảo mức an toàn về vốn tham gia,quản lí được số vốn đó và làm
cho số vốn đó sinh lời ở mức cao nhất.
Khả năng tài chính của TCT: quyết định đầu tư phải được xem xét trong
giới hạn về khả năng huy động vốn của TCT. Bởi đối với hoạt động đầu tư Dự
án vào những lĩnh vực khác trong thời điểm đó cũng như các thời điểm tiếp
theo. Mặt khác,với loại hình Công ty tài chính thì hoạt động đầu tư không chỉ
phụ thuộc vào giới hạn mức đầu tư do Ngân hàng Nhà nước quy định. Chính
những ràng buộc đó càng khiến Tổng công ty tài chính Dầu khí phải cân nhắc
trong quyết định đầu tư vào đâu và khi nào sẽ đầu tư là hiệu quả nhất.
Tính khả thi của Dự án đầu tư: Hoạt động đầu tư Dự án nói riêng và hoạt
SV: Phạm Khắc Huy Lớp: Kinh tế đầu tư 49D
22