Tải bản đầy đủ (.doc) (133 trang)

Giải pháp đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ trong các trường Đại học kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (716.68 KB, 133 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
BIỂU 2.1: MỨC QUAN TRỌNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG KH-CN TRONG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Error: Reference source not found
BIỂU 2.2 MỨC QUAN TRỌNG CỦA CÁC TỔ CHỨC KH-CN ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG KH-CN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Error:
Reference source not found
SƠ ĐỒ 1.1: SƠ ĐỒ HOẠT ĐỘNG KH-CN Error: Reference source not found
SƠ ĐỒ 1.2: QUAN HỆ GIỮA CÁC HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU.Error: Reference
source not found
SƠ ĐỒ 2.1 MÔ HÌNH TỔ CHỨC CỦA CÁC TỔ CHỨC KH-CN TRONG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Error: Reference source not found
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Phát triển khoa học và công nghệ là một trong những động lực quan trọng
nhất để thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam trong thế
kỷ XXI. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, các trường đại học không
chỉ là các cơ sở đào tạo cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho nền kinh tế mà
còn phải được tập trung đầu tư phát triển thành những trung tâm nghiên cứu khoa
học và chuyển giao công nghệ, có vai trò quan trọng trong xây dựng nền khoa học -
công nghệ quốc gia.
Sau hơn hai mươi năm đổi mới, giáo dục đại học nước ta đã phát triển rõ rệt
về quy mô, đa dạng hoá về loại hình và các hình thức đào tạo, bước đầu điều chỉnh
cơ cấu hệ thống từng bước hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, hệ thống giáo dục đại học
vẫn biểu hiện nhiều bất cập, đặc biệt là nguy cơ tụt hậu về chất lượng đào tạo và
hiệu quả nghiên cứu khoa học và công nghệ. Chính vì vậy, Nghị quyết 14/2005/NQ-
CP về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2010
đã nhấn mạnh yêu cầu “nâng cao rõ rệt quy mô và hiệu quả hoạt động khoa học và
công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học. Các trường đại học lớn phải là trung
tâm nghiên cứu khoa học mạnh của cả nước”. Để thực hiện được điều đó, một trong
các vấn đề cấp bách đặt ra là cần có hệ thống các giải pháp thúc đẩy hoạt động của


các tổ chức khoa học và công nghệ trong các trường đại học vì dây là các tổ chức
tập hợp chủ yếu lực lượng nghiên cứu trong các trường đại học.
Ở một số trường đại học kinh tế như Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường
Đại học Thương mại, Trường Đại học Ngoại thương, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ
Chí Minh, trong nhiều năm qua, các tổ chức khoa học và công nghệ (KH-CN) đã có
nhiều đóng góp trực tiếp cho phát triển kinh tế - xã hội thông qua thực hiện các hoạt
động KH-CN như các chương trình, đề tài, dự án nghiên cứu. Tuy nhiên, thực tế cho
thấy các tổ chức này chưa thực hiện được những vai trò và mục tiêu cơ bản như tập hợp
đội ngũ các nhà khoa học đầu ngành của trường, tập trung giải quyết những vấn đề lớn,
cấp thiết xuất phát từ thực tiễn phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Nguồn kinh phí cho
các viện, trung tâm nghiên cứu nhìn chung còn hết sức hạn hẹp, chưa đảm bảo được kinh
phí thường xuyên. Việc chuyển các viện, trung tâm nghiên cứu thuộc các trường đại học
kinh tế sang hoạt động theo cơ chế tự chủ thực sự theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP là
điều hết sức khó khăn cả về điều kiện đảm bảo thực thi và tâm lý e ngại của chính các tổ
chức này.
1
Để tiếp tục nâng cao năng lực hoạt động của các tổ chức KH-CN của trường
đại học kinh tế, cần có nghiên cứu, đánh giá toàn diện và đúng năng lực hoạt động
của các tổ chức KH-CN của các trường đại học khối kinh tế. Chỉ ra các nguyên
nhân khách quan, chủ quan làm hạn chế hoạt động của các tổ chức KH-CN này từ
đó đề xuất các kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt
động cũng như đề xuất các giải pháp đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức khoa học
công nghệ này tại các trường đại học kinh tế trong giai đoạn 2011- 2015.
Xuất phát từ các lý do trên, đề tài "Giải pháp đẩy mạnh hoạt động của các tổ
chức khoa học và công nghệ trong các trường Đại học kinh tế" được lựa chọn
nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
• Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Gần đây, vai trò của các trường đại học đối với quá trình hình thành và nâng
cao năng lực KH-CNkhoa học và công nghệ của mỗi quốc gia ngày càng được nhấn

mạnh. Cho đến nay, hầu hết các nhà khoa học đều thừa nhận vai trò quan trọng của
các trường đại học trong việc góp phần nâng cao tiềm lực KH-CNkhoa học và công
nghệ quốc gia. Các trường Đại học không chỉ là nơi đào tạo ra nguồn nhân lực chất
lượng cao để ứng dụng và vận hành những công nghệ được chuyển giao mà các
trường còn là trung tâm nghiên cứu, tạo ra các sản phẩm khoa học và công nghệ
hiện đại và chuyển giao sản phẩm KH- và CN cho khu vực sản xuất, kinh doanh.
Lịch sử phát triển của nhân loại trong suốt thế kỷ XX và những năm đầu của thế kỷ
XXI đã chứng kiến những phát minh vĩ đại được chuyển hoá thành công nghệ và
ứng dụng vào cuộc sống của các trường đại học. Nghiên cứu khoa học trong các
trường đại học không chỉ dừng lại ở nghiên cứu cơ bản mà đã có những đóng góp
trực tiếp cho thực tiễn.
Nghiên cứu khoa học kinh tế là quá trình tìm tòi nhằm đưa ra những cách thức để
đáp ứng nhu cầu của con người trên cơ sở các nguồn lực sản xuất hạn chế. Khoa học
kinh tế luôn gắn liền với việc xây dựng cơ chế và chính sách vận hành nền kinh tế của
một quốc gia, một địa phương hoặc hoạt động sản xuất – kinh doanh của một doanh
nghiệp. Vì vậy, mô hình tổ chức và hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ
trong các trường đại học kinh tế cũng có nhiều đặc thù khác biệt so với mô hình trong
các trường đại học kỹ thuật. Sau đây là một số công trình nghiên cứu về hoạt động của
các tổ chức khoa học và công nghệ ở các trường đại học trên thế giới:
2
- Kulakowski E., and Chronister L., Quản trị và quản lý nghiên cứu, Nhà xuất
bản Jones & Barlett , 2005.
- Atkinson T.M. Xây dựng thể chế và chuyển đổi quản lý nghiên cứu trường
đại học, Tạp chí Quản lý nghiên cưu, số 12, 2002.
- Welker M.E. and Cox A.R. Báo cáo về hoạt động nghiên cứu ở các trường
đại học nghiên cứu, Tạp chí Quản lý nghiên cứu, số 15, 2007.
- Yost J.K., Các quan hệ hợp tác trường đại học-ngành: Đối tác trong nghiên cứu
và thúc đẩy năng suất và tăng trưởng kinh tế, Tạp chí Quản lý nghiên cứu, số 13, 2003.
- Yost J.K. Các nguyên tắc có thể tăng cường quan hệ giữa các trường đại
học với các ngành như thế nào, Tạp chí Quản lý nghiên cứu, số 13, 2003.

- Quyền sở hữu trí tuệ trong nghiên cứu của các trường đại học do doanh
nghiệp và chính phủ tài trợ, Washington, DC, 1993.
- Mary Meadowcroft & Sandra Boyle, Phòng Nghiên cứu, Trường Đại học
Griffith, Phát triển cơ sở dữ liệu nghiên cứu mới ở Trường Đại học Griffith, 2003
- Trường Đại học New South Wale, Dịch vụ Phát triển Hệ thống, Phân tích
các yêu cầu về quản lý tài trợ nghiên cứu, 2003
- Trường Đại học Quốc gia úc, Hệ thống quản lý nghiên cứu tích hợp cho
Trường Đại học Quốc gia úc, 2003.
- Atkinson T.N., Gilleland D.S., Barret T.G., Các hướng tác động lên hành vi
của người quản lý nghiên cứu: Hướng tới một mô hình quản lý nghiên cứu với tư
cách là một nghề công vụ, Tạp chí Quản lý Nghiên cứu số 38, 2007.
- Cole S.S., Quản lý nghiên cứu với tư cách là hệ thống động, T/c Quản lý Nghiên
cứu số 38, 2007.
- Cole S.S., Cạnh tranh tài trợ bên trong : Cơ hội mới cho các nhà quản lý nghiên
cứu nhằm xây phân mục tài trợ cho tổ chức, Tạp chí Quản lý Nghiên cứu số 38, 2007.
Các nghiên cứu này chủ yếu chỉ đề cập đến phương pháp tiếp cận và giải
quyết một vấn đề kinh tế hoặc quản lý phát sinh trong thực tiễn hoạt động của các tổ
chức khoa học và công nghệ trong trường đại học. Tuy nhiên, các nghiên cứu ngoài
nước nêu trên chưa đề cập đến một cách đầy đủ về cơ sở lý luận và thực tiễn về
hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ trong trường đại học, nhất là
trong các trường đại học kinh tế.
• Tình hình nghiên cứu trong nước
Khoa học và công nghệ cùng với giáo dục và đào tạo được Đảng ta khẳng
3
định là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Chính vì vậy, phát triển khoa học và công nghệ thu hút được sự quan tâm của nhiều
nhà nghiên cứu và nhà quản lý. Liên quan đến vai trò của các trường đại học trong
việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, Nghị quyết 14/2005/NQ-CP về
đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2010 đã
nhấn mạnh yêu cầu “nâng cao rõ rệt quy mô và hiệu quả hoạt động khoa học và

công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học. Các trường đại học lớn phải là trung
tâm nghiên cứu khoa học mạnh của cả nước”. Có thể nhận thấy, hiệu quả nghiên
cứu khoa học trong các trường đại học là một trong những nhân tố quan trọng quyết
định sự thành công của chiến lược khoa học và công nghệ quốc gia mà hiệu quả này
lại phụ thuộc rất lớn vào hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ trong
các trường đại học.
Trong những năm gần đây, đã có một số kết quả nghiên cứu, đánh giá thực trạng
hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học của các trường đại học, trong đó
có năng lực hoạt động của các viện, trung tâm ở các trường đại học của Việt Nam thông
qua các cuộc điều tra hoặc công trình nghiên cứu của một số nhà quản lý và nhà khoa
học do Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo và một số trường đại học
thực hiện. Đề tài khoa học cấp Bộ năm 2003, mã số B2003.38.70 “Đổi mới tổ chức và
quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học trong các trường đại học khối kinh tế phục vụ
đào tạo và thực tiễn” do TS Phạm Hồng Chương làm chủ nhiệm đề tài đã bước đầu nêu
lên những giải pháp và điều kiện để đổi mới tổ chức và quản lý hoạt động nghiên cứu
khoa học kinh tế. Đề tài cấp Bộ “Tác động của hoạt động khoa học công nghệ ở trường
đại học tới phát triển kinh tế - xã hội trong công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước”, do
GS.TSKH. Đào Trọng Thi làm chủ nhiệm (2003) lại tiếp cận vấn đề ở một khía cạnh
khác. Các tác giả đã sử dụng phương pháp nội suy để đánh giá tác động của hoạt động
khoa học và công nghệ, trong đó nhấn mạnh đến những tiến bộ khoa học và công nghệ
được sản sinh và ứng dụng trong thực tiễn. Trong đề tài này, một số tiêu chí đánh giá
hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ của các trường đại học đã bước đầu được đề
cập. Tuy nhiên các tiêu chí và những đánh giá tập trung chủ yếu vào khối các trường đại
học kỹ thuật. Khoa học kinh tế với những đặc thù của nó chưa được đề cập thoả đáng do
không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Năm 2002, Viện khoa học giáo dục đã thực hiện đề tài khoa học cấp Bộ trọng
điểm với tiêu đề “Đánh giá hiệu quả nghiên cứu khoa học trong các trường đại học
4
giai đoạn 1996-2000”. Đề tài đã gợi mở ra một số vấn đề về hiệu quả nghiên cứu
khoa học trong các trường đại học phân theo các khối ngành chủ yếu như khoa học

giáo dục, khoa học kỹ thuật, khoa học nông lâm, khoa học y dược. Tuy vậy, việc
đánh giá hiệu quả nghiên cứu khoa học tập trung chủ yếu vào vấn đề đánh giá kết
quả nghiên cứu trong những năm 1996-2000 (tức đầu ra của quá trình nghiên cứu).
Sản phẩm cuối cùng của đề tài là bộ tiêu chí đánh giá, nghiệm thu các đề tài nghiên
cứu khoa học – công nghệ của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các vấn đề liên quan đến
mô hình và hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ trong các
trường đại học chưa được đề tài tập trung làm rõ.
Bên cạnh đó còn có các công trình nghiên cứu liên quan như:
• GS.TS Mai Ngọc Cường (2004): Xây dựng mô hình doanh nghiệp vừa và
nhỏ trong các trường đại học và cao đẳng. Đề án cấp Bộ B2003.38.76TĐ
• Mai Ngọc Cường (2005): Điều tra thực trạng và kiến nghị giải pháp đổi
mới đầu tư tài chính đối với các trường đại học Việt Nam phù hợp với cơ chế thị
trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Dự án điều tra cơ bản cấp Bộ năm 2004.
• Nguyễn Văn Phúc (2005): Cơ chế gắn hoạt động nghiên cứu khoa học của các
trường đại học với thực tiễn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Đề tài cấp Bộ
B2005.38.126.
• Phan Xuân Dũng - Hồ Thị Mỹ Duệ (2006): Đổi mới quản lý và hoạt động các
tổ chức khoa học công nghệ theo cơ chế doanh nghiệp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
• Phạm Duy Hiển (2006): Nghiên cứu khoa học tầm quốc tế ở các viện và
trường đại học Việt Nam, T/c Hoạt động khoa học, số tháng 4.2006, tr.12.
• Nguyễn Minh Sơn (2006): Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ
trong các trường đại học: Thử đi tìm một mô hình mới?, T/c Hoạt động khoa học, số
tháng 7.2006, tr. 29
• GS.TSKH Lê Du Phong (2006): Nghiên cứu kinh nghiệm của Hungary về phát
triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, vận dụng vào
Việt Nam. Nhiệm vụ hợp tác quốc tế về KHCN theo Nghị định thư với Hungari.
• Hồ Thị Hải Yến (2008): Hoàn thiện cơ chế tài chính đối với hoạt động
KH-CN trong các trường đại học ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ kinh tế
• GS.TS Nguyễn Văn Thường (2008): Nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa
học ở các trường đại học khối kinh tế. Đề tài cấp Bộ B2006-06-29.

• PGS.TS Hoàng Văn Hoa (2008): Vai trò của các trường đại học với sự phát triển thị
5
trường khoa học và công nghệ Việt Nam, Đề tài cấp Bộ trọng điểm B2006-06-30TĐ.
• GS.TS Nguyễn Thành Độ (2008): Xây dựng mô hình trung tâm ươm tạo doanh
nghiệp trong các trường đại học ở Việt Nam. Đề tài cấp Bộ trọng điểm B2006-06-33TĐ.
• Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007): Hợp tác quốc tế và nghiên cứu khoa học
trong các trường đại học và cao đẳng giai đoạn 2001-2006 và định hướng giai đoạn
2007-2015. Báo cáo này được trình bày tại Hội nghị chuyên đề về HTQT và KHCN, Hà
Nội tháng 06/2007.
• Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009): Thực trạng và giải pháp tăng nguồn thu
từ hoạt động KH-CN của các trường đại học. Báo cáo này được trình bày tại Hội
thảo khoa học: Giải pháp tăng nguồn thu từ hoạt động KH & CN của các trường đại
học, Hà Nội tháng 10/2009.
Các công trình nghiên cứu khoa học đã đề cập tới nhiều khía cạnh khác nhau
trong hoạt động KH-CN của các trường đại học Việt Nam, nghiên cứu học tập kinh
nghiệm quốc tế và đưa ra những bài học có khả năng áp dụng ở Việt Nam. Nhiều
công trình khoa học đã nghiên cứu về năng lực và đưa ra những biện pháp nâng cao
năng lực hoạt động KH-CN của các trường Đại học, nghiên cứu mô hình hoạt động,
cơ chế tài chính, cơ chế huy động nguồn lực cho hoạt động KH-CN của các trường
Đại học nói chung và đại học kinh tế nói riêng. Tuy nhiên các công trình đã kể trên
chưa đề cập tới hoạt động của các tổ chức KH-CN trong nhà trường đại học nhất là
đại học kinh tế với nhiều đặc thù riêng.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu của đề tài là đánh giá năng lực hoạt động, đề xuất các giải pháp có tính khả thi
để thúc đẩy hoạt động của các tổ chức KH- CN trong các trường đại học kinh tế. Cụ thể là:
• Xác định vai trò của các tổ chức KH-CN thuộc các trường đại học
kinh tế và tiêu chí đánh giá năng lực hoạt động của các tổ chức.
• Đánh giá thực trạng hoạt động của các tổ chức KH-CN thuộc các trường đại
học kinh tế ở Việt Nam thời gian qua.
• Đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức KH-CN thuộc

các trường đại học khối kinh tế giai đoạn 2011-2015.
4. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu
4.1 Cách tiếp cận nghiên cứu
Trên cơ sở khảo sát nghiên cứu đánh giá thực trạng hoạt động của các tổ chức
khoa học công nghệ trong các trường đại học kinh tế, đề tài hướng vào đánh giá về cơ
6
chế, chính sách, tổ chức quản lý đối với các tổ chức KH- CN trong các trường đại học
kinh tế từ góc độ quản lý Nhà nước của Bộ GD&ĐT và của lãnh đạo các nhà trường.
4.2 Phương pháp nghiên cứu:
Ngoài các phương pháp nghiên cứu khoa học kinh tế vẫn thường dùng như:
duy vật lịch sử và duy vật biện chứng, phân tích, tổng hợp, so sánh đề tài đặc biệt
chú trọng tới các phương pháp sau đây:
- Điều tra khảo sát thực tế tại các trường đại học khối kinh tế. Nhóm nghiên
cứu đề tài tiến hành khảo sát về năng lực và hoạt động của các tổ chức KH- CN của
10 trường đó là: (1) Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, (2) Trường Đại học Thương
mại, (3) Trường Đại học Ngoại thương, (4) Trường Đại học Kinh tế thành phố
HCM, (5) Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội), (6) Trường Đại học
Kinh tế (ĐH Đà Nẵng), (7) Học viện Tài chính – Kế toán, (8) Học viện Ngân hàng,
(9) Trường Đại học Ngân hàng Thành phố HCM, (10) Trường Đại học Kinh tế và
QTKD thuộc Đại học Huế.
- Khảo sát tại một số viện, trung tâm đã chuyển đổi và hoạt động có hiệu quả
theo Nghị định 115/2005-CP
- Xây dựng bộ mẫu phiếu và tổ chức lấy ý kiến trênkhoảng 200 cán bộ, giảng
viên đang công tác các trường đại học kinh tế.
- Phỏng vấn sâu 20 người là lãnh đạo, cán bộ quản lý ở 10 trường đại học
được khảo sát.
- Kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có để tổng hợp phân tích các tài liệu phục
vụ cho nghiên cứu của đề tài
- Hội thảo xin ý kiến của các chuyên gia am hiểu lĩnh vực nghiên cứu của đề
tài. Trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 10/2010, nhóm tác giả đã tổ chức 03 hội

thảo quy mô nhỏ với tổng số đại biểu tham dự là 53 người (mỗi cuộc khoảng 157-
20 đại biểu) tại Hà Nội.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các tổ chức KH-CN trong các trường đại
học kinh tế, các hoạt động của các tổ chức KH-CN này trong mối quan hệ chung
với các hoạt động KH-CN của nhà trường.
Do giới hạn về kinh phí và thời gian nên việc nghiên cứu đề tài chỉ tập trung
trong phạm vi các tổ chức KH-CN thuộc các trường đại học kinh tế công lập thuộc
Bộ GD&ĐT và bộ/ngành khác quản lý, chưa đề cập đến các trường đại học ngoài
7
công lập.
6. Dự kiến những kết quả đạt được của đề tài
Đề tài dự kiến đạt được các kết quả chính sau đây:
- Hệ thống hóa được lý luận về hoạt động KH- CN trong các trường đại học,
các tổ chức và hoạt động của các tổ chức KH- CN trong trường đại học.
- Đánh giá thực trạng về tổ chức, quản lý và hoạt động của các tổ chức KH-
CN trong các trường đại học kinh tế, tập trung vào giai đoạn 2006-2010. Làm rõ
hoạt động của tổ chức KH-CN, những thành tựu, những hạn chế trong hoạt động
của các tổ chức KH- CN trong các trường đại học kinh tế và tìm ra nguyên nhân của
các hạn chế này.
- Đưa ra được hệ thống quan điểm, các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động
của các tổ chức KH-CN trong các trường đại học kinh tế, các kiến nghị này tập
trung cho giai đoạn 2011-2015.
- Các báo cáo của đề tài là tài liệu tham khảo có giá trị cho các cơ quan quản
lý nhà nước liên quan như Bộ GD&ĐT, Bộ KH-CN. Bộ KH-ĐT, Bộ Tài chính và
các Bộ/ngành, UBND các tỉnh chủ quản của các đại học. Báo cáo của đề tài có giá
trị cho lãnh đạo các trường đại học và các cán bộ quản lý các tổ chức KH-CN trong
các trường đại học nói chung và đại học kinh tế nói riêng.
7. Kết cấu của Báo cáo tổng hợp đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, Báo cáo tổng hợp

kết quả nghiên cứu của đề tài được tổ chức thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động của các tổ chức KH-CNkhoa học và
công nghệ trong các trường đại học kinh tế
Chương 2: Thực trạng hoạt động của các tổ chức KH-CNkhoa học và công
nghệ trong trường đại học kinh tế Việt Nam
Chương 3: Quan điểm và giải pháp đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức KH-
CNkhoa học và công nghệ trong trường đại học kinh tế.
8
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC
TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
1.1 Hoạt động khoa học và công nghệ trong các trường đại học kinh tế
1.1.1. Khái niệm và nội dung của hoạt động khoa học công nghệ trong các
trường đại học kinh tế
a,Khái niệm
Theo Luật Khoa học và công nghệ, “Khoa học là hệ thống tri thức về các hiện
tượng, sự vật, quy luật của tự nhiờn, xó hội và tư duy”. “Công nghệ là tập hợp các
phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, cụng cụ, phương tiện dựng để biến đổi
các nguồn lực thành sản phẩm”.
Hoạt động khoa học-công nghệ là lĩnh vực rộng lớn liên quan đến toàn bộ
những hoạt động về “ nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và phát triển công nghệ,
dịch vụ KH-CN, hoạt động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản
xuất và các hoạt động khác nhằm phát triển KH - CN” .
Nghiên cứu khoa học kinh tế là quá trình tìm tòi nhằm đưa ra những cách thức
để đáp ứng nhu cầu của con người trên cơ sở các nguồn lực sản xuất hạn chế. Khoa
học kinh tế hiểu theo nghĩa rộng bao gồm các vấn đề về kinh tế vĩ mô, kinh tế vi
mô, về quản trị kinh doanh, về tâm lý hành vi của con người, về thống kê vv.
Phát triển công nghệ là hoạt động tạo ra và hoàn thiện công nghệ mới, sản
phẩm mới. Phát triển công nghệ bao gồm triển khai thực nghiệm và sản xuất thử

nghiệm. Triển khai thực nghiệm là hoạt động ứng dụng là hoạt động ứng dụng kết
quả nghiên cứu khoa học để làm thực nghiệm nhằm tạo ra công nghệ mới, sản phẩm
mới. Sản xuất thử nghiệm là hoạt động ứng dụng kết quả triển khai thử nghiệm để
sản xuất thử ở qui mô nhỏ nhằm hoàn thiện công nghệ mới, sản phẩm mới trước khi
đưa vào sản xuất và đời sống. (Luật Khoa học và Công nghệ).
Dịch vụ khoa học-công nghệ: Dịch vụ KH - CN là các hoạt động phục vụ việc
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; các hoạt động liên quan đến sở hữu
trí tuệ, chuyển giao công nghệ, các dịch vụ về thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng,
phổ biến, ứng dụng tri thức KH - CN và kinh nghiệm thực tiễn.
Nhìn chung các dịch vụ KH-CN mà các trường đại học kinh tế cung cấp cho
9
xã hội vừa ở tầm vi mô, vừa ở tầm vĩ mô. Ở tầm vi mô, các sản phẩm này là các
dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực tổ chức quản lý, xúc tiến đầu tư, marketing, tiêu thụ
sản phẩm Trên tầm vĩ mô, hoạt động KH-CN thể hiện ở các tư vấn hoạch định
chính sách, ảnh hưởng không những đến sự tăng trưởng kinh tế mà còn tác động
đến sự ổn định chính trị, an ninh quốc gia.
b,Nội dung
Hoạt động KH-CN gồm ba bộ phận chủ yếu: Nghiên cứu triển khai, dịch vụ
KH-CNkhoa học - công nghệ và chuyển giao công nghệ.
SƠ ĐỒ 1.1:SƠ ĐỒ HOẠT ĐỘNG KH-CN
Ở Việt Nam, dịch vụ KH – CN và chuyển giao công nghệ được điều chỉnh
theo Luật Doanh nghiệp, còn hoạt động nghiên cứu – triển khai được điều chỉnh
theo Luật Khoa học và Công nghệ.
Dịch vụ khoa học-công nghệ: Dịch vụ KH - CN là các hoạt động phục vụ việc
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; các hoạt động liên quan đến sở hữu
trí tuệ, chuyển giao công nghệ, các dịch vụ về thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng,
phổ biến, ứng dụng tri thức KH - CN và kinh nghiệm thực tiễn.
10
Hoạt động
Khoa học và công nghệ

Dịch vụ khoa học
-công nghệ
Hoạt động
Khoa học – cụng nghệ
Nghiên cứu
triển khai (R –D)
Chuyển giao
công nghệ
Hoạt động
Khoa học – cụng nghệ
Hoạt động
Khoa học – cụng nghệ
Nghiên cứu ứng dụng
Triển khai
thực nghiệm
Nghiên cứu nền tảng
(Điều tra cơ bản)
Nghiên cứu
chuyên đề
Hoạt động
Khoa học – cụng nghệ
Nghiên cứu cơ bản
Nghiên
cứu cơ
bản
thuần
tuý
Nghiên
cứu cơ
bản

định
hướng
Hoạt động nghiên cứu – triển khai bao gồm: Nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu
ứng dụng và phát triển công nghệ.
Nghiên cứu cơ bản trong khoa học kinh tế là hoạt động nghiên cứu lý thuyết
hay thực nghiệm nhằm thu được những tri thức mới và từ thực tế quan sát được,
hình thành nên những khái niệm, phạm trù về sự phát triển kinh tế - xã hội của các
quốc gia hay của một quốc gia.
Nghiên cứu cơ bản trong kinh tế học có tính trừu tượng và tổng kết khái quát
thực tiễn cao độ để nâng lên thành lý luận, thành học thuyết, tư tưởng phát triển
xuyên suốt cả một thời kỳ lịch sử của một quốc gia, thậm chí nhiều quốc gia trờn
thế giới.
Nghiên cứu cơ bản trong kinh tế tạo nền tảng khoa học cho sự phát triển khoa
học của các chuyên ngành kinh tế, cả ở tầm vĩ mô và vi mô. Trên cơ sở nền tảng
của nghiên cứu cơ bản trong kinh tế học, các môn khoa học chuyên ngành kinh tế,
kinh doanh có được cơ sở lý thuyết định hướng phát triển.
Nghiên cứu cơ bản trong khoa học kinh tế cũng là cơ sở cho nghiên cứu ứng
dụng và triển khai trong quản lý kinh tế và kinh doanh. Lý thuyết kinh tế đúng sẽ
dẫn dắt nền kinh tế phát triển, xã hội phồn vinh. Lý thuyết kinh tế sai dẫn đến thực
tiễn kinh tế đất nước bị trì trệ. Thực tiễn đã minh chứng điều đó. Thực tiễn phát
triển của khoa học kinh tế cho thấy rằng, nghiên cứu cơ bản chủ yếu được thực hiện
ở các quốc gia cỳ nền kinh tế phát triển cao. Nguyên nhân chủ yếu là do:
- Trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất chinh là điều kiện, tiền đề
quan trọng nhất để trên cơ sở đó làm xuất hiện các học thuyết, lý luận kinh tế. Thực
tiễn phát triển kinh tế-xã hội luôn đặt ra yêu cầu tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý
luận để đáp ứng yêu cầu phát triển không ngừng của thực tiễn. Và chính việc áp
dụng, triển khai lý luận kinh tế mới lại là nhân tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế
nhanh hơn ở các nền kinh tế phát triển.
- Ở các nước có nền kinh tế phát triển đã hình thành một đội ngũ các nhà kinh
tế học và kinh doanh có trình độ cao, có khả năng nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, đề

xuất các lý luận mới về kinh tế học.
- Cở sở vật chất, kinh phí cho nghiên cứu cơ bản và triển khai, ứng dụng được
đáp ứng.
- Cơ chế tổ chức, quản lý nghiên cứu, sự tự do thực trong tranh luận khoa học,
không phụ thuộc và ý thức hệ cũng tạo điều kiện cho các nhà khoa học tự do phát
biểu, đưa ra các ý tưởng khoa học mới và nhanh chóng được chấp nhận, ứng dụng
11
vào thực tiễn. Đây là một yếu tố rất quan trọng đối với khoa học kinh tế - một
ngành khoa học vốn có quan hệ chặt chẽ với các vấn đề nhạy cảm về chính trị.
Thực tiễn cũng đã cho thấy, cho đến nay, vấn đề nghiên cứu cơ bản trong
khoa học xã hội nhân văn nói chung và trong khoa học kinh tế nói riêng ở các nước
đang phát triển vẫn cũng nhiều hạn chế. Hầu như có rất ít các lý thuyết kinh tế mới
được hình thành từ các nước có nền kinh tế lạc hậu, kém phát triển.
Nghiên cứu ứng dụng là nghiên cứu được tiến hành nhằm đạt được những
nhận thức mới, cách làm mới nhưng chủ yếu dựa trên nền tảng kiến thức khoa học
đã có và có một mục đích hoặc mục tiêu ứng dụng thực tiễn riêng biệt.
Sản phẩm nghiên cứu ứng dụng là công trình nghiên cứu gắn liền với những
áp dụng kiến thức khoa học vào thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý.
Nó bao gồm hai loại chủ yếu là sản phẩm triển khai thực nghiệm và sản phẩm tư
vấn. Sản phẩm tư vấn là những khuyến nghị đối với nhà nước, các tổ chức xã hội và
doanh nghiệp về quan điểm, phương hướng, phương án, giải pháp hoàn thiện tổ
chức quản lý và phát triển các đối tượng nghiên cứu.
Triển khai thực nghiệm là một hoạt động có hệ thống nhằm vận dụng các kiến
thức đã đạt được nhờ nghiên cứu hoặc kinh nghiệm thực tiễn nhằm đưa ra những
giải pháp mới, vật liệu mới, công nghệ mới, những hệ thống và dịch vụ mới, từ đó
mở rộng phạm vi và quy mô của các nghiên cứu ứng dụng vào thực tiễn đời sống và
sản xuất.
Sản phẩm triển khai thực nghiệm là những hoạt động kỹ thuật nhằm áp dụng
kết quả nghiên cứu hoặc các kiến thức khoa học vào các sản phẩm hoặc các quá
trình sản xuất kinh doanh.

Chuyển giao công nghệ: là chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng
một phần hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có quyền chuyển giao sang bên nhận công
nghệ (Luật chuyển giao công nghệ). Hoạt động nghiên cứu chuyển giao công nghệ
trong các trường đại học khối kinh tế có thể tồn tại dưới hình thức sau đây:
- Chuyển giao các đề tài khoa học đã được bảo vệ phục vụ cho nghiên cứu,
đào tạo về kinh tế của các trường đại học. Hoạt động này được phản ánh thông qua
hai hình thức: một là xuất bản các đề tài khoa học và thương mại hóa sản phẩm
nghiên cứu của nhà trường; hai là công bố các bài viết trên các tạp chí khoa học của
trường và phát hành rộng rãi trên phạm vi cả nước. Thông qua hoạt động này, các
trường đại học xã hội hóa kết quả nghiên cứu để xã hội ứng dụng vào công tác đào
tạo, nghiên cứu và quản lý.
12
- Mở các lớp bồi dưỡng kiến thức kinh tế, kinh doanh cho cán bộ các doanh
nghiệp hoặc thực hiện các đề tài, dự án nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh và đổi
mới quản trị doanh nghiệp.
-Chuyển giao công nghệ đào tạo: hoạt động này được thực hiện dưới hình
thức tổ chức các chương trình đào tạo liên kết.
1.1.2. Đặc trưng của hoạt động KH-CNkhoa học và công nghệ trong trường đại học
kinh tế
Trường đại học khối kinh tế vừa là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực vừa
là trung tâm nghiên cứu khoa học về lĩnh vực kinh tế. Hoạt động KH - CN trong
trường đại học kinh tế vừa có những đặc điểm chung như hoạt động KH - CN trong
xã hội, lại vừa có những nét đặc trưng. Đó là:
Thứ nhất, hoạt động KH -CN trong các trường đại học kinh tế mang tính liên
ngành.
Nghiên cứu khoa học (NCKH) trong nhà trường tập hợp các cán bộ nghiên
cứu, giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên tham gia NCKH,
bao gồm nghiên cứu các vấn đề của khoa học cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và triển
khai công nghệ cao nhằm đáp ứng những nhu cầu trước mắt và lâu dài của nền kinh
tế quốc dân.

Các trường đại học kinh tế là nơi tập trung lực lượng cán bộ chuyên môn
không những có trình độ cao, chuyên môn sâu, mà cũng đồng bộ về cơ cấu ngành
nghề; là nơi hội tụ cả về bề rộng và sự phân ngành theo chiều sâu của các lĩnh vực
khoa học kinh tế. Đặc điểm đó làm cho trường đại học có ưu thế đặc biệt trong việc
tổ chức thực hiện các chương trình nghiên cứu liên ngành, các chương trình mục
tiêu theo vùng lãnh thổ mà bất kỳ lực lượng khoa học của một ngành sản xuất, một
tổ chức khoa học nào cũng không thể có được.
Thứ hai, hoạt động KH - CN trong các trường đại học kinh tế luôn gắn liền
với nhu cầu đào tạo và sản xuất kinh doanh, hình thành lên mối liên hệ KH-CN -
đào tạo - sản xuất kinh doanh.
Sứ mệnh quan trọng của các trường đại học khối kinh tế là cung cấp cho xã
hội nguồn nhân lực chất lượng cao về lĩnh vực kinh tế và quản trị kinh doanh. Hoạt
động KH-CN cho phép các nhà nghiên cứu có được những kiến thức mới, thực tiễn
về những lĩnh vực liên quan. Những kiến thức này sau đó lại được sử dụng vào quá
trình giảng dạy. Tiến bộ KH-CN thúc đẩy cung lao động xã hội, làm xuất hiện
những ngành sản xuất mới, do đó làm thay đổi trở lại cơ cấu đào tạo cán bộ, làm
13
nảy sinh ngành học mới, chuyên môn mới. KH-CN và đào tạo thúc đẩy, tạo điều
kiện để các hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển triển nhanh hơn bằng cách tạo
năng suất lao động cao nhờ có công nghệ tiến tiến và con người làm chủ công nghệ
đó.
Đẩy mạnh sự liên kết chặt chẽ giữa hoạt động KH-CN - đào tạo - sản xuất
kinh doanh trở thành một xu thế, một biện pháp tích cực của nền giáo dục hiện đại.
Điều này phát huy tính năng động, tích cực, sáng tạo của hệ thống giáo dục và phát
huy vai trò, hiệu quả của một bộ phận tiềm lực khoa học trong lực lượng sản xuất
xã hội. Hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động NCKH trong trường đại học kinh tế
trở thành yêu cầu cấp thiết bên cạnh hiệu quả sư phạm và hiệu quả NCKH.
Để cho hoạt động KH-CN trong các trường đại học phát huy tác dụng thì bản
thân các hoạt động đó phải có hiệu quả và chất lượng cao. Kết quả của NCKH cũng
phải thường xuyên được sử dụng cho sự phát triển kinh tế xã hội. Muốn vậy trong

thực tế cần có sự hợp tác giữa trường đại học với các tổ chức sản xuất kinh doanh.
Sự kết hợp KH-CN - đào tạo - sản xuất kinh doanh mang lại những tác dụng
như chuẩn bị kiến thức đón đầu cho nội dung giảng dạy, đảm bảo trình độ khoa học
cao cho quá trình đào tạo, gắn lý luận với thực tiễn, trên cơ sở đó nâng cao chất
lượng đào tạo đại học, đảm bảo cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao cho xã hội.
Qua hoạt động thực tiễn nhà trường phát huy được tiềm lực KH-CN phục vụ xã hội,
thể và chức năng quan trọng, trường đại học cũng giải quyết được những vấn đề nảy
sinh trong thực tiễn, đóng góp vào sự phát triển của KH-CN và sự ra đời của các
ngành nghề mới. Việc kết hợp “Nghiên cứu khoa học - Đào tạo - Sản xuất kinh
doanh” làm tăng chất lượng đội ngũ giảng viên và cán bộ nghiên cứu của trường đại
học, đồng thời tận dụng tối đa cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường và thúc
đẩy hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động KH-CN, đào tạo. Trên cơ sở
đó sẽ thúc đẩy sự phát triển của các trường đại học vươn lên đáp ứng những mục
tiêu và nhiệm vụ của mình trong sự phát triển của đất nước.
Thứ ba, sản phẩm của hoạt động KH-CN trong trường đại học không những
phục vụ xã hội mà cũng phục vụ trực tiếp cho hoạt động đào tạo nguồn nhân lực
khoa học.
Khác với các đơn vị nghiên cứu KH-CN khác, sản phẩm hoạt động KH-CN
trong các trường đại học thường đa dạng hơn, bao gồm hai nhóm chính là: sản
phẩm phục vụ cho nhu cầu phát triển KH-CN của xã hội và sản phẩm phục vụ nhu
cầu đào tạo của nhà trường.
14
Đối với các đơn vị nghiên cứu khác trong xã hội như viện nghiên cứu, các
trung tâm nghiên cứu, sản phẩm KH-CN chủ yếu là các phát minh, sáng chế, những
quy trình công nghệ, phục vụ cho quá trình quản lý, sản xuất kinh doanh. Trong
khi đó, đối với các trường đại học khối kinh tế, sản phẩm nghiên cứu KH-CN không
dừng lại ở đó. Điều có ý nghĩa quan trọng là sản phẩm hoạt động KH-CN phục vụ
trực tiếp cho quá trình đào tạo của các trường đại học, là hệ thống mục tiêu, chương
trình, học liệu phục vụ cho công tác đào tạo và nghiên cứu.
Trường đại học là những cơ sở đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho

đất nước. Vì vậy, việc xây dựng nội dung chương trình đào tạo của nhà trường có ý
nghĩa quan trọng.
Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực phụ thuộc trước hết vào đội ngũ giáo viên
và chương trình, giáo trình phục vụ cho cho công tác đào tạo. Đội ngũ giáo viên có
chất lượng cao, nội dung chương trình, giáo trình phục vụ đào tạo tiên tiến và phự
hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước và xu hướng phát triển của
nhân loại sẽ đảm bảo cho sản phẩm đào tạo có tính cạnh tranh tốt. Điều này phụ
thuộc phần lớn vào hoạt động nghiên cứu khoa học của nhà trường. Thông qua
nghiên cứu khoa học, một mặt, trình độ đội ngũ giảng viên được nâng cao, mặt
khác, nội dung, chương trình, giáo trình, hệ thống học liệu được xây dựng, bổ sung
và hoàn thiện. Kết quả nghiên cứu khoa học như thế được ứng dụng trực tiếp vào
công tác đào tạo nguồn nhân lực của nhà trường.
Chính vì thế, đầu tư cho hoạt động KH-CN trong nhà trường cũng phục vụ
trực tiếp cho công tác đào tạo nguồn nhân lực khoa học cho các trường đại học.
Thứ tư, hoạt động nghiên cứu KH-CN được thực hiện bởi một lực lượng cán
bộ nghiên cứu khoa học mạnh có khả năng đáp ứng được yêu cầu phát triển của tất
cả các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh.
Các trường đại học khối kinh tế có đội ngũ đông đảo các bộ khoa học cơ hữu
có trình độ chuyên môn cao và đầu ngành trong tất cả các lĩnh vực khoa học kinh tế.
Có thể nói, không có một cơ sở nghiên cứu và triển khai nào lại có được đội ngũ
cán bộ khoa học mạnh và có trình độ cao như trong các trường đại học. Chính từ
đội ngũ cán bộ cơ hữu đông đảo có trình độ cao này mà nhiều nghiên cứu được ứng
dụng trong thực tiễn đều xuất phát từ các trường đại học.
Bên cạnh đội ngũ giảng viên có trình độ cao và đa dạng ngành nghề, các
trường đại học nói chung và các trường đại học khối kinh tế nói riêng cũng có một
lực lượng cộng tác viên khoa học đông đảo là sinh viên, nhất là sinh viên năm cuối,
15
lực lượng học viên cao học, nghiên cứu sinh và đội ngũ cựu sinh viên. Việc phát
huy lực lượng sinh viên và cựu sinh viên này làm cho lực lượng đội ngũ cán bộ hoạt
động KH-CN của các trường đại học càng mạnh hơn.

Ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, việc tham gia hoạt động KH-CN làm
cho lực lượng khoa học trẻ này có điều kiện để một mặt, lĩnh hội được cáv kiến
thức cơ bản cần thiết, mặt khác họ am hiểu cả phạm vi ứng dụng kiến thức đó; họ
được rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo thực tiễn, phương pháp lao động khoa học cần thiết
cho hoạt động nghề nghiệp sau này.
Việc tổ chức cho các cựu sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh đã tốt nghiệp ra
trường tham gia các hoạt động NCKH không chỉ đơn giản là tăng số lượng và chất
lượng nguồn nhân lực KH-CN mà điều quan trọng hơn là thông qua đó, nối dài bàn
tay của nhà trường tới mọi lĩnh vực hoạt động của thực tiễn sản xuất kinh doanh,
đóng góp cụ thể và đáp ứng kịp thời nhu cầu đa dạng về KH-CN trong cuộc sống.
1.1.3. Vai trò, chức năng của hoạt động KH-CN trong trường đại học kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, với xu thế hội nhập và cạnh tranh mạnh
mẽ, sứ mạng của trường đại học được thay đổi căn bản. Trường đại học kinh tế vừa
là nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, vừa là trung tâm nghiên cứu khoa
học của đất nước về lĩnh vưc kinh tế và quản trị kinh doanh. Tuy nhiên, mức độ kết
hợp và thực hiện hai nhiệm vụ chủ yếu này cũng tuỳ thuộc vào từng trường đại học
và điều kiện cụ thể ở từng nước. Vai trò của các trường đại học trong việc tạo ra các
sản phẩm KH-CN được thể hiện ở việc đóng góp về KH-CN cho xã hội của nhà
trường thông qua nhiều phương thức nhưng chủ yếu được thể hiện qua hai kênh
chính thức, đó là:
Thứ nhất, cung cấp các tri thức khoa học, những hiểu biết về kinh tế- xã hội,
quản lý, quản trị kinh doanh. Việc cung cấp đó được thực hiện thông qua qua nguồn
lực được đào tạo hay qua các kênh thông tin khác như sách báo, tài liệu, hội thảo
khoa học, các công trình khoa học được công bố.v.v. Thông qua kênh này, ý nghĩa
chuyển giao KH-CN được thể hiện rõ nét là cung cấp và tăng cường nguồn nhân lực
có chất lượng cao cho sự phát triển nền kinh tế, đồng thời góp phần nâng cao dân trí
cho mọi đối tượng lao động.
Thứ hai, cung cấp các dịch vụ KH-CN; chuyển giao các kết quả nghiên cứu về
KH-CN để ứng dụng trong thực tế cả thị trường trong nước và quốc tế. Trong điều
kiện nền kinh tế mở hiện nay, kênh chuyển giao này là vô cùng quan trọng, vì nó

khẳng định tính giá trị của quá trình nghiên cứu, và quan trọng hơn các kết quả
16
nghiên cứu được sử dụng vào thực tiễn, tức là gián tiếp tạo ra các sản phẩm hàng
hóa có giá trị hơn, tốt hơn.
Thực tiễn cho thấy, các trường đại học, thông qua các kết quả nghiên cứu khoa
học, đã góp phần đắc lực phục vụ sự phát triển của nền kinh tế. Hàng loạt các chương
trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học được các trường đại học thực hiện có giá trị
thực tiễn cao. Ở nhiều nước phát triển, hầu hết các phát minh, sáng chế, các giải
thưởng về khoa học – cụng nghệ là do các nhà khoa học ở các trường đại học thực
hiện. Ngoài ra, với xu hướng phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, các trường đại
học đã tăng cường nghiên cứu chuyển giao công nghệ phục vụ trực tiếp vào phát triển
các ngành kinh tế, tăng cường ứng dụng những kiến thức quản lý kinh tế và kinh
doanh tiên tiến. Từ những kết quả đã đạt được qua các hoạt động gắn kết nghiên cứu
khoa học với doanh nghiệp, các trường đại học ngày càng khẳng định hơn vai trò
trong việc tạo ra các sản phẩm KH-CN phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.
Ở Việt Nam, vai trò hoạt động KH-CN của các trường đại học nói chung và
các trường đại học khối kinh tế nói riêng được thể hiện rõ trong các văn kiện của
Đảng và Nhà nước, như Nghị quyết Trung ương 2 khá VIII, Luật KH-CN, Văn kiện
Đại hội Đảng lần thứ IX và Kết luận của Hội nghị Trung ương 6 khóa IX, Nghị
quyết 14 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học, Đề án
phát triển thị trường khoa học và cụng nghệ.v.v. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2, Ban
chấp hành TW khóa VIII đã khẳng định: “Các trường Đại học phải là các Trung
tâm nghiên cứu khoa học, công nghệ, chuyển giao và ứng dụng công nghệ vào sản
xuất và đời sống”. Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam đến năm
2010 (Ban hành kèm theo Quyết định số 272/2003/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm
2003 của Thủ tướng Chinh phủ) đã chỉ rõ quan điểm phát triển khoa học và công
nghệ trong các trường đại học, theo đó: “Sự gắn kết giữa KH-CN với giáo dục - đào
tạo trước hết phải được thực hiện ngay trong các trường đại học, các tổ chức
nghiên cứu và phát triển; đồng thời có cơ chế khuyến khích kết hợp với biện pháp
hành chính để tạo ra sự hợp tác, phối hợp giữa các tổ chức này.

1.2. Các tổ chức KH-CNkhoa học và công nghệ trong trường đại học kinh tế
1.2.1. Phân loại các tổ chức KH-CNkhoa học và công nghệ trong trường đại học
kinh tế
Thông thường trong các trường đại học kinh tế có các tổ chức KH-CN như:
Viện, Trung tâm, Khoa, Bộ môn. Bên cạnh đó còng có các tổ chức cùng hoạt động
17
Khoa học và Công nghệ như Tạp chí, Nhà Xuất bản. Để thuận lợi cho nghiên cứu
đánh giá về các tổ cức KH-CN có thể phân chia các tổ chức KH-CN của các trường
Đại học Kinh tế theo một số tiêu chí sau:
a. Phân loại theo tư cách pháp nhân
Theo tư cách pháp nhân các tổ chức KH-CN trong trường đại học kinh tế
được phân chia làm hai loại:
+ Tổ chức có tư cách pháp nhân đầy đủ
+ Tổ chức không có tư cách pháp nhân đầy đủ.
a1. Các tổ chức có tư cách pháp nhân đầy đủ: Theo pháp luật Việt Nam thì
pháp nhân là những tổ chức có tư cách tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội. Một
tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện như (1). Được thành
lập hợp pháp; (2). Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; (3). Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ
chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; (4). Nhân danh mình tham gia các
quan hệ pháp luật một cách độc lập. Tổ chức có tư cách pháp nhân có con dấu
riêng, có tài khoản hoạt động và được giao dịch hợp pháp với các tổ chức, cá nhân
khác ví dụ: các công ty, doanh nghiệp, các viện nghiên cứu, đơn vị sự nghiệp khoa
học, vv.
a2. Các tổ chức không có tư cách pháp nhân đầy đủ: Là các đơn vị hoạt động
KH-CN trực thuộc, được trường đại học thành lập, nhằm thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ của trường đại học theo quy định pháp luật. Các tổ chức này có cơ cấu tổ
chức chặt chẽ, nhưng không có tài sản độc lập, không có con dấu, tài khoản riêng,
các hoạt động của nó phụ thuộc vào chức năng, nhiệm vụ được phân công của Hiệu
trưởng trường đại học hoặc của khoa, bộ môn thuộc trường đại học đó, do Hiệu
trưởng quy định.

b. Phân theo mức độ chuyên môn hóa hoạt động của các tổ chức KH-CN
Căn cứ vào mức độ chuyên môn hóa, có thể phân chia các tổ chức KH-CN
trong nhà trường đại học kinh tế thành các nhóm:
+ Tổ chức chuyên về nghiên cứu Khoa học.
+ Tổ chức chuyên về Tư vấn và Chuyển giao.
+ Tổ chức chuyên về Đào tạo.
Các tổ chức này đều thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, tư vấn,
chuyển giao và đào tạo. Tuy nhiên mức độ chuyên môn hóa của các tổ chức này với
các hoạt động trên khác nhau.
b1. Tổ chức chuyên về nghiên cứu Khoa học.
18
Các tổ chức nằm trong nhóm này hoạt động trọng tâm trong lĩnh vực nghiên
cứu trong đó có nghiên cứu cơ bản, nghiên cứ ứng dụng và hoạt động triển khai
thực nghiệm.
Hoạt động nghiên cứu cơ bản được hiểu là một nghiên cứu lý thuyết hoặc
thực nghiệm nhằm đạt đến những kiến thức mới về bản chất sự vật, hiện tượng mà
chưa quan tâm đến khả năng ứng dụng. Nghiên cứu cơ bản được đặc trưng bởi mức
độ tự do cao. Theo nghĩa này, các nghiên cứu cơ bản có thể quyết định phương
hướng nghiên cứu và tổ chức quá trình nghiên cứu của tổ chức KH-CN mà không
chịu sự chi phối quá nhiều về mặt quản lý hành chính từ phía đơn vị cấp trên.
Hoạt động nghiên cứu ứng dụng là nghiên cứu được tiến hành nhằm đạt được
những nhận thức mới, cách làm mới nhưng chủ yếu dựa trên nền tảng kiến thức
khoa học đã có và có một mục đích hoặc mục tiêu ứng dụng thực tiễn riêng biệt.
Hoạt động này thường diễn ra theo đặc thù của các tổ chức khoa học và công nghệ
trong các trường đại học kinh tế tuỳ thuộc vào chức năng, điều kiện cụ thể liên quan
đến tổ chức đó. Trong số này có các viện nghiên cứu, các trung tâm đào tạo bồi
dưỡng, thường tổ chức nghiên cứu, thực hiện các đề tài, chương trình, dự án liên
quan đến chức năng chuyên môn được giao.
Hoạt động triển khai thực nghiệm là một hoạt động có hệ thống nhằm vận
dụng các kiến thức đã đạt được nhờ quá trình nghiên cứu hoặc kinh nghiệm thực

tiễn nhằm đưa ra những giải pháp mới, vật liệu mới, công nghệ mới, những hệ
thống và dịch vụ mới, từ đó mở rộng phạm vi và quy mô của các nghiên cứu ứng
dụng vào thực tiễn đời sống và sản xuất.
b2. Tổ chức chuyên về đào tạo.
Các tổ chức nằm trong nhóm này hoạt động trọng tâm về lĩnh vực đào tạo bao gồm:
Các hoạt động đào tạo mang tính chuyên ngành (thuần tuý): Các tổ chức khoa
học và công nghệ KH-CNtrong trường đại học thực hiện chức năng đào tạo chuyên
môn thuần tuý theo chuyền ngành gắn với tên gọi của các tổ chức đó. Ví dụ, Khoa
tài chính ngân hàng đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực tài chính ngân hàng, Khoa
Marketing đào tạo chuyên sâu về các nghiệp vụ chuyên sâu liên quan đến
marketing, v.v.
Các hoạt động đào tạo không mang tính chuyên ngành: Các tổ chức khoa học
và công nghệ KH-CN trong trường đại học thực hiện hoạt động đào tạo gắn với
nhiệm vụ được giao, phù hợp với lĩnh vực, chuyên môn của tổ chức đó. Chẳng hạn,
các tổ chức này có thể mở các khoá đào tạo, bồi dưỡng kiến thức bổ sung hoặc nâng
cao cho các đối tượng khác nhau theo nhu cầu của thị trường. Ví dụ, Viện nghiên
19
cứu Kinh tế và Phát triển thuộc trường Đại học Kinh tế quốc dân, thực hiện các
chương trình đào tạo sau đại học, mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn về quản lý kinh tế
và quản trị kinh doanh, về phương pháp nghiên cứu kinh tế cho các cán bộ nghiên
cứu, giảng dạy, cán bộ quản lý ở tầm vĩ mô và vi mô.
b3. Tổ chức chuyên về tư vấn và chuyển giao.
Ngoài những nhiệm vụ được giao, các tổ chức KH-CN trong trường đại học,
còn cung cấp dịch vụ tư vấn trong các lĩnh vực, ngành nghề có liên quan đến
chuyên môn của tổ chức mình. Đây là các hoạt động có nguồn thu tài chính, ngoài
nguồn kinh phí được trường đại học cấp hàng năm theo kế hoạch ngân sách hàng
năm của trường.
c. Phân loại theo mức độ tự chủ và không tự chủ
Theo cách phân chia này, các tổ chức khoa học và công nghệKH-CN trong
trường đại học được phân chia thành các hình thức sau:

-Phụ thuộc hoàn toàn về tài chính: các tổ chức khoa học và công nghệKH-
CN trong trường đại học thuộc loại hình này thường là những tổ chức hưởng lương
từ ngân sách theo quy định của pháp luật, các trang thiết bị để phục vụ cho hoạt
động của tổ chức này đều phụ thuộc vào ngân sách chung của trường đại học. Cơ
cấu tổ chức nhân sự được sắp xếp, bố trí theo định biên của trường đại học và chịu
sự giám sát của lãnh đạo trường đại học.
-Phụ thuộc một phần về tài chính: các tổ chức khoa học và công nghệKH-CN
trong trường đại học thuộc loại hình này thường là những tổ chức được trường đại
học khoán một phần kinh phí, phần còn lại tổ chức có thể khai thác từ bên ngoài. Cơ
cấu tổ chức nhân sự được sắp xếp, bố trí theo định biên của trường đại học và chịu
sự giám sát của lãnh đạo trường đại học.
-Tự chủ hoàn toàn về tài chính: các tổ chức khoa học và công nghệKH-CN
trong trường đại học thuộc loại hình này thường là những tổ chức được giao tài sản
và hoạch toán độc lập với ngân sách của trường đại học. Tổ chức này có con dấu
riêng, tài khoản riêng và cơ cấu nhân sự có thể thuộc hoặc không thuộc biên chế của
trường đại học. Tuy nhiên, hoạt động của các tổ chức này vẫn chịu sự giám sát của
lãnh đạo trường đại học.
d. Phân loại theo hình thức tổ chức:
Theo hình thức tổ chức, các tổ chức KH-CN chia làm hai nhóm:
+ Tổ chức KH-CN có cơ câu tổ chức ổn định.
+ Tổ chức KH-CN có cơ cấu tổ chức không ổn định
d1. Tổ chức KH-CN có cơ cấu tổ chức ổn định:
20
Là những tổ chức có tên gọi, có thành viên trực thuộc, có bộ máy tổ chức và
hoạt động được duy trì trong thời gian dài. Các tổ chức này thực hiện nhiều hoạt
động KH-CN khác nhau dưới danh nghĩa của tổ chức. Đại đa số các tổ chức KH-
CN trong bộ máy hành chính của nhà trường như Viện, Khoa, Bộ môn, các Trung
tâm v v đều nằm trong nhóm này.
d2. Tổ chức KH-CN có cơ cấu tổ chức không ổn định
Là những tổ, nhóm khoa học được thành lập và có cơ cấu hoạt động mang

tính mùa vụ, thông thường các tổ chức này được thành lập gắn liền với thực hiện
một nhiệm vụ, hoạt động KH-CN cụ thể nào đó. Các tổ chức dạng này thường gặp
là các nhóm đề tài, nhóm dự án, nhóm tư vấn.
SƠ ĐỒ 1.2: QUAN HỆ GIỮA CÁC HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU
1.2.2 Vai trò của các tổ chức KH-CNkhoa học và công nghệ trong trường đại học
kinh tế
a. Vai trò của các tổ chức KH_CNkhoa học và công nghệ trong trường đại học
kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, với xu thế hội nhập và cạnh tranh mạnh
21
Nghiên cứu cơ bản thuần
tuý
Nghiên cứu cơ bản
Nghiên cứu nền
tảng
Nghiên cứu
ứng dụng
Triển khai thực
nghiệm
Nghiên cứu cơ bản
định hướng
Triển khai trong
phòng thí nghiệm
Triển khai bán
đại trà
Nghiên cứu
chuyên đề
mẽ, trường đại học vừa là nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu
cầu lao động của thị trường, vừa là trung tâm nghiên cứu khoa học của đất nước, sứ
mạng của các tổ chức khoa học và công nghệ trong trường đại học đã có những thay

đổi căn bản, vai trò của các tổ chức khoa học và công nghệ thể hiện ở những nội
dung sau:
Thø nhÊt, cung cấp các tri thức khoa học, những hiểu biết về kinh tế- xã hội,
kỹ thuật và công nghệ, về quản lý. Việc cung cấp đó thông qua nguồn lực được đào
tạo hay qua các kênh thông tin khác như sách, báo, tài liệu, hội thảo khoa học, các
công trình khoa học được công bố.v.v. Thông qua kênh này, ý nghĩa của việc
chuyển giao KH-CN được thể hiện rõ nét là cung cấp và tăng cường nguồn nhân lực
có chất lượng cao cho phát triển nền kinh tế, đồng thời góp phần nâng cao dân trí
cho mọi đối tượng lao động.
Thø hai, cung cấp các dịch vụ KH-CN; chuyển giao các kết quả nghiên cứu về
KH-CN để ứng dụng trong thực tế ngay tại trường học và ở thị trường trong và
ngoài nước. Trong điều kiện nền kinh tế mở hiện nay, kênh chuyển giao này là vô
cùng quan trọng, vì nó khẳng định tính giá trị của quá trình nghiên cứu, và quan
trọng hơn các kết quả nghiên cứu được sử dụng vào thực tiễn, tức là gián tiếp tạo ra
các sản phẩm hàng hóa có giá trị hơn, tốt hơn.
Thực tiễn cho thấy, kết quả nghiên cứu khoa học của các tổ chức KH-CN
trong trường đại học đã góp phần đắc lực phục vụ sự phát triển chung của trường
đại học và của cả nền kinh tế. Hàng loạt các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu
khoa học được các trường đại học thực hiện có giá trị thực tiễn cao.
Ở nhiều nước phát triển, hầu hết các phát minh, sáng chế, các giải thưởng về
KH-CN là do các nhà khoa học ở các trường đại học thực hiện. Ngoài ra, với xu
hướng phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, các trường đại học đã tăng cường
nghiên cứu chuyển giao công nghệ phục vụ trực tiếp vào phát triển các ngành kinh
tế, tăng cường ứng dụng những kiến thức quản lý kinh tế và kinh doanh tiên tiến.
Từ những kết quả đã đạt được qua các hoạt động gắn kết nghiên cứu khoa học với
doanh nghiệp, các tổ chức khoa học và công nghệ trong trường đại học ngày càng
khẳng định hơn vai trò của nó trong việc tạo ra các sản phẩm KH-CN phục vụ cho
phát triển kinh tế - xã hội nói chung và của từng đơn vị trường đại học nói riêng.
Nhiệm vụ chuyển giao công nghệ của các tổ chức KH-CN rất quan trọng,
được thể hiện cụ thể ở một số nội dung và hình thức chính sau đây:

Đa dạng hóa phương thức chuyển giao công nghệ, sản xuất kinh doanh
22
-Hoạt động triển khai công nghệ dưới dạng dự án sản xuất thử nghiệm: Loại
hình này có thể thực hiện ở tất cả các lĩnh vực khoa học, tuy nhiên chủ yếu thích
ứng với các khối kỹ thuật.
-Triển khai thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ trực tiếp với các
doanh nghiệp. Các tổ chức KH-CN cần có nhiều hình thức giới thiệu để ứng dụng
vào thực tế thông qua hợp đồng sản xuất, chuyển giao công nghệ, khuyến khích
việc liên kết giữa các nhà khoa học trong trường đại học với các doanh nghiệp.
-Hoạt động tư vấn KH-CN: Nội dung hoạt động tư vấn là việc chuyển giao
hàm lượng tri thức KH-CN của nhà khoa học trong từng tổ chức KH-CN hoặc của
trường đại học với các doanh nghiệp và đơn vị sản xuất kinh doanh, hướng vào việc
lựa chọn, làm chủ quy trình kỹ thuật và công nghệ, đi thẳng vào công nghệ tiên tiến;
tư vấn về quy hoạch phát triển kinh tế xã hội từng vùng và cả nước, lập dự án đầu
tư, khảo sát, thiết kế, lập tổng dự toán, thẩm định dự án; tư vấn các vấn đề xa hội ở
tầm vĩ mô và vi mô,
-Thành lập doanh nghiệp khoa học trong các trường đại học. Đây là xu hướng
phát triển của các trường đại học trên thế giới trong những năm gần đây; từng bước
chuyển các tổ chức KH-CN thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng và phát triển
công nghệ sang cơ chế tự trang trải kinh phí được hoạt động theo cơ chế doanh
nghiệp; phát triển nhanh doanh nghiệp KH-CN trong các trường đại học.
Ươm tạo công nghệ trong các trường đại học
Việc thực hiện các nhiệm vụ ươm tạo trong các trường đại học sẽ tạo ra các
sản phẩm có khả năng ứng dụng cao, giá thành hạ, thiết thực phục vụ kinh tế - xã
hội; đồng thời góp phần thúc đẩy công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển
giao công nghệ trong giai đoạn hội nhập, gắn nhà trường với doanh nghiệp. Thực
hiện các nhiệm vụ ươm tạo công nghệ là mô hình thích hợp trong các trường đại
học, cần được triển khai nhân rộng vì những kết quả đem lại là khá toàn diện. Tuy
nhiên, để mô hình này thực sự phát triển rộng rãi, cần có sự hỗ trợ của nhà nước
cũng như của các doanh nghiệp. Một số kết quả ươm tạo công nghệ muốn đưa vào

sản xuất ở quy mô công nghiệp thì cần có một nguồn vốn lớn, cần có chế độ khuyến
khích, ưu đãi (vốn, thuế ) cho các nhà khoa học, trường đại học vµ cả đơn vị tiếp
nhận công nghệ.
Thương mại hóa các sản phẩm KH-CN trên cơ sở tăng cường phát triển “Hội
chợ KH-CNhợ khoa học- công nghệ” và “Chợ khoa học công nghệ ảo”
“Chợ khoa học công nghệ” là nơi nơi gặp gỡ của nhà doanh nghiệp - nhà
23

×