Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Hoạch định kinh tế xã hội của huyện thanh trì đến năm 2012, 2015, 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (573.53 KB, 83 trang )

MỤC LỤC
52
Phương án 2 53
Phương án có tốc độ phát triển kinh – xã hội ở mức khá 53
`Vũ Như Quỳnh
Lớp: QTDNK51
1
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta đã có nhiều cải cách và đổi mới,
thành tựu trong phát triển kinh tế đó là xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống
cho người dân. Chính sách đổi mới cũng đưa nền kinh tế Việt Nam ngày càng
hội nhâp sâu với nền kinh tế thế giới.
Mặc dù vậy, sự phát triển kinh tế xã hội diễn ra không đồng đều giữa các
huyện, các tỉnh, các khu vực trong cả nước. Đặt ra vấn đề là phải phát triển bền
vững ở mỗi huyện, tỉnh, thành phố đem lại sự giàu có, nâng cao đời sống nhân
dân tại các địa phương đó, đồng thời góp vào sự phát triển chung của cả đất
nước. Do đó, từng tỉnh, thành phố, sáng tạo, khai thác lợi thế để đẩy nhanh tốc
độ phát triển kinh tế. Quá trình này đòi hỏi phải nghiên có sự nghiên cứu về tình
hình kinh tế xã hội ở từng địa phương.
Qua việc tiếp cận cụ thể, nghiên cứu về điều kiện kinh tế xã hội trên địa
bàn huyện Thanh Trì cùng với mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình nhằm
thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của huyện, em đã lựa chọn đề tài “ HOẠCH
ĐỊNH KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN THANH TRÌ ĐẾN NĂM 2012,
2015, 2020 ”.
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm xác định các mục tiêu,lựa chọn các
hoạt động và các nguồn lực trong tương lai gần và xa cụ thể để góp phần phát
triển kinh tế xã hội huyện Thanh Trì
Đề tài của em được chia là làm 3 phần chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận của hoạch định hoạt động của tổ chức kinh tế
- xã hội.
Chương 2: Thực trạng hoạch định phát triển kinh tế - xã hội của huyện


Thanh Trì
Chương 3: Hoạch định phát triển kinh tế - xã hội huyện Thanh trì đến
năm 2012, 2015, 2020
`Vũ Như Quỳnh
Lớp: QTDNK51
2
Đề tài này được thực hiện trong thời gian ngắn, hơn nữa trình độ và năng
lực bản thân còn nhiều hạn chế cho nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót.
Kính mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô.
Qua đây em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS Đỗ Văn
Phức đã tận tụy hướng dẫn, chỉ bảo, tạo điều kiện cho em hoàn thành đề tài này.
Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2011
Sinh Viên
Vũ Như Quỳnh
`Vũ Như Quỳnh
Lớp: QTDNK51
3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠCH ĐỊNH PHÁT
TRIỂN CỦA TỔ CHỨC KINH TẾ - XÃ HỘI
1.1. Thực chất, mục đích và đặc điểm của hoạt động của tổ chức kinh tế -
xã hội
Người ta thường thiết lập nhiều loại tổ chức như: Tổ chức quản lý nhà
nước, tổ chức sự nghiệp (trường học…), tổ chức kinh tế - xã hội (huyện…), tổ
chức doanh nghiệp…
Tổ chức kinh tế - xã hội được thiết lập nhằm thực hiện ba loại hoạt động
chủ yếu như: Hoạt động kinh tế, hoạt động công ích và hoạt động dân sinh.
Thực chất, mục đích và đặc điểm của hoạt động kinh tế
Đã từ lâu trong số các hoạt động của tổ chức KT – XH hoạt động kinh tế
trở thành hoạt động quan trọng
Trong kinh tế thị trường hoạt động của kinh tế của tổ chức KT – XH là quá

trình đầu tư, sử dụng các nguồn lực tranh giành với các đối thủ phần nhu cầu của
thị trường, những lợi ích phát sinh. Hoạt động kinh tế của tổ chức KT – XH
trong nền kinh tế thị trường bao gồm 6 giai đoạn sau:
1 Lựa chọn các cặp sản phẩm – khách hàng
2 Cạnh tranh vay vốn
3 Cạnh tranh mua các yếu tố kinh doanh
4 Cạnh tranh bán sản phẩm đầu ra
5 Suy tính sử dụng thành quả kinh doanh
Mục đích hoạt động kinh tế của tổ chức KT – XH là đạt được hiệu quả kinh
doanh bền lâu nhất có thể. Hiệu quả hoạt động kinh tế của tổ chức KT – XH là
kết quả tương quan, so sánh toàn bộ lợi ích (mức độ đạt được mục tiêu) với toàn
`Vũ Như Quỳnh
Lớp: QTDNK51
4
bộ chi phí (mức giá phải trả) cho có được các lợi ích đó. Hiệu quả hoạt động
kinh tế của tổ chức KT – XH là tiêu chuẩn được sáng tạo để đánh giá, lựa chọn:
tiến hành kinh doanh hay gửi tiền ngân hàng lấy lãi; kinh doanh theo các cặp sản
phẩm khách hàng hay các cặp khác; quy mô này hay quy mô khác; bằng các
nguồn lực này hay nguồn lực khác…Do đó cần tính toán tương đối chính xác
cho từng phương án và có chuẩn mực so sánh để đánh giá, lựa chọn. Để có cơ sở
đánh giá hiệu quả hoạt động hàng năm của tổ chức KT- XH cần sử dụng đồng
thời một số chỉ số với các trọng số khác nhau.
Thực chất, mục đích và đặc điểm của hoạt động công ích
Hoạt động công ích là hoạt động, cung ứng sản phẩm dịch vụ công cộng
cho người dân. Mục đích hoạt động công ích của tổ chức không vì mục tiêu lợi
nhuận, sản phẩm của hoạt động công ích do Nhà nước giao kế hoạch hoặc đặt
hàng và theo giá, khung giá hoặc phí do Nhà nước quy định. Các DNNN hoạt
động công ích bao gồm:
- Các doanh nghiệp sản xuất, sửa chữa vũ khí, khí tài, trang bị chuyên dùng
cho quốc phòng, an ninh và các doanh nghiệp tại các địa bàn chiến lược quan

trọng kết hợp kinh tế với quốc phòng.
 Giao thông, công chính đô thị;
 Quản lý, khai thác, duy tu, Bảo dưỡng hệ thống cơ sở hạ tầng: hệ thống
đường sắt quốc gia, đường bộ, đường thuỷ, sân bay, điều hành bay, bảo
đảm hàng hải, dẫn dắt tàu ra vào Cảng biển; Kiểm định kỹ thuật Phương
tiện giao thông đường bộ, đường thuỷ; kiểm tra, kiểm soát và phân phối
tần số vô tuyến điện.
 Khai thác bảo vệ các công trình thuỷ lợi;
 Sản xuất giống gốc cây trồng, vật nuôi;
Xuất bản và phát hành sách giáo khoa, sách báo chính trị. Sản xuất và phát
hành phim thời sự, tài liệu, phim cho thiếu nhi. Sản xuất và cung ứng muối ăn,
chiếu bóng phục vụ vùng cao, biên giới, hải đảo. Sản xuất sản phẩm, cung ứng
`Vũ Như Quỳnh
Lớp: QTDNK51
5
dịch vụ khác theo chính sách xã hội của Nhà nước
Thực chất, mục đích và đặc điểm của hoạt động dân sinh
Hoạt động dân sinh là hoạt động, tác động đến con người, để con người
có cuộc sống tốt đẹp hơn. Các hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực này là: Hoạt
động dân số, hoạt động y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, bảo đảm xã hội….
Hoạt động dân số : Đây là hoạt động sinh đẻ duy trì sự tồn tại của loài
người, tức là tái sản xuất xã hội của dân số. Hoạt động dân số chịu ảnh hưởng
nhiều của nhân tố xã hội khi chưa phát triển, hoạt động này mang tính tự nhiên,
còn khi xã hội loài người ở vào thời kỳ tiến hóa cao thì thuộc tính tự nhiên từng
bước nhường chỗ cho thuộc tính xã hội và thuộc tính kinh tế.
Hoạt động giáo dục: Hoạt động giáo dục có quan hệ chặt chẽ với hoạt
động kinh tế. Hoạt động giáo dục mang đến cho phát triển kinh tế một lượng lớn
sức lao động đủ tiêu chuẩn ở mức độ cao. Nó thể hiện ở việc đào tạo, bồi dưỡng
sức lao động nghề nghiệp, sức lao động ký thuật, nhân viên kỹ thuật, quản lý…
Các loại trường chuyên nghiệp có tính chất phục vụ kinh tế, mục tiêu đào tạo là

phát triển nhu cầu của phát triển kinh tế. Hoạt động giáo dục cũng gắn bó chặt
chẽ với sự phát triển của hoạt động kinh tế khác, đó là giáo dục căn cứ vào nhu
cầu của các hoạt động xã hội khác để đào tạo nhân tài phù hợp. Mục tiêu cơ bản
của giáo dục là đào tại ra những con người có tri thức, văn hóa, khoa học kỹ
thuật phù hợp với nhu cầu của xã hội và thời đại. Do đó đặc điểm cơ bản của
giáo dục là truyền bá tri thức, bồi dưỡng con người trí năng và kỹ năng phát
triển toàn diện.
Hoạt động y tế bảo vệ sức khỏe: Về cơ bản, hoạt động y tế bảo vệ sức
khỏe nhằm duy trì khả năng sinh tồn của con người. Hoạt động y tế bao gồm 2
mặt. Một mặt duy trì sự sinh tồn thông thường của loài người và phát triển sức
khỏe của họ, kéo dài tuổi thọ, ngăn ngừa và loại trừ bệnh tật. Hoạt động này
`Vũ Như Quỳnh
Lớp: QTDNK51
6
được thực hiện cho phương diện phục vụ cho việc chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe
nói chung. Mặt khác, việc bảo vệ sức khỏe và chữ trị bệnh tật cho sức lao động
thực hiện ở lĩnh vực kinh tế, nó hình thành nên một bộ phận của tái sản xuất dân
số kinh tế, hoạt động y tế này bao gồm phòng chữa bệnh nghề nghiệp, bảo hộ
lao động…
Hoạt động đảm bảo xã hội: Tác dụng của hoạt động này tương tự với hoạt
động y tế bảo vệ sức khỏe nhưng nội dung của nó chủ yếu không phải ở phương
diện có thể của lào người bị đe dọa mà ở khi môi trường xã hội làm tổn hại hoặc
đe dọa đến sự sinh tồn của loài người. Mục đích cơ bản của hoạt động đảm bảo
xã hội là mang lại cho các thành viên xã hội một môi trường cơ bản thiết lập cho
sự sinh tồn, trực tiếp giúp đỡ một bộ phận khi gặp rủi ro, tai họa, giúp họ dựa
vào sức mạnh xã hội để tiếp tục tồn tại.
Hoạt động văn hóa: Đây là hoạt động xã hội phong phú muôn màu nhưng lại
biến đổi nhanh chóng. Một mặt nó thể hiện sự phát triển trí tuệ của con người,
mặt khác nó thể hiện các nhu cầu vui chơi, giải trí của con người. Hoạt động văn
hóa với tư cách là hoạt động tương đối dặc biệt. Có rất nhiều nội dung liên quan

đến hoạt động sáng tạo vật chất.
1.2. Phương pháp hoạch định hoạt động của các tổ chức kinh tế - xã hội
Trước khi tiến hành hoạt động con người thường có những ý kế hoạch trong
đầu hoặc cả một bản kế hoạch chính thức được trình bày một cách bài bản. Để
có kế hoạch con người phải lập kế hoạch. Người ta có thể dùng thuật ngữ lập
(lên) kế hoạch hoặc hoạch định hoặc kế hoạch hóa hoạt động.
Hoạch định của các tổ chức kinh tế - xã hội là quá trình xác định các mục
tiêu, lựa chọn các hoạt động và các nguồn lực trong tương lai gần hoặc xa cụ thể.
Hoạch định hoạt động của tổ chức kinh tế xã hội có lợi ích gì?
Thường kết quả của hoạch định hoạt động của tổ chức kinh tế - xã hội được sử
dụng cho nhiều công việc quan trọng sau nó. Đó là:
`Vũ Như Quỳnh
Lớp: QTDNK51
7
Chuẩn bị trước, đầy đủ, đồng bộ các điều kiện, nguồn lực để triển khai
thành công các hoạt động.
Điều hành, tổ chức quá trình hành động.
Xây dựng và triển khai các biện pháp kiểm tra hoạt động của tổ chức kinh tế
- xã hội
Nếu tiến hành hoạt động có quy mô lớn mà không đo lường trước một cách
tinh tường, không được lên phương án trước một cách chi tiết, cụ thể thì khó
hoặc không tập trung được các nguồn lực, không nỗ lực tối đa, các điều kiện
không được chuẩn bị tốt dẫn đến trục trặc nhiều, lãng phí nhiều, hiệu quả thấp.
Nếu tiến hành hoạt động kinh doanh theo một kế hoạch (đường lối, chiến
lược, phương hướng, dự định…) sai lầm chúng ta không chỉ thu được ít kết quả,
lợi ích; tổn phí nhiều (lãng phí nhiều), mà còn giảm sút lòng tin, con người uể
oải, chán chường, tổ chức bị rối loạn…
Hoạch định phát triển kinh tế - xã hội của tổ chức còn cụ thể trong một
tương lai cụ thể là:
Xác định mục tiêu phát triển:

Trước khi xác định được mục têu phát triển kinh tế - xã hội của tổ chức ta cần
Phân tích các đặc điểm của tổ chức. Các đặc điểm đó bao gồm vị trí địa lý,
tự nhiên, đặc điểm khí hậu, phong tục tập quán dân cư, tài nguyên thiên nhiên….
Phân tích tình hình phát triển kinh tế xã hội của tổ chức: Bao gồm phát
triển trong các ngành nông nghiệp; công nghiệp , TTCN – XD, thương mại ;
dịch vụ và các vấn đề xã hội của tổ chức
Phân tích thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của tổ chức để từ đó tìm ra
những điều làm tốt, làm không tốt; các nguyên nhân.
- Mục tiêu phát triển là: Những kết quả cuối cùng, hiệu quả mà chúng
`Vũ Như Quỳnh
Lớp: QTDNK51
8
ta ( dự kiến, kỳ vọng ) đạt được sau toàn bộ hoạt động, là những thứ
thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển.
- Các chỉ tiêu của mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bao gồm
1. Tỷ trọng (cơ cấu) các loại hoạt động
2. Tốc độ tăng trưởng GTGT
3. Chất lượng cuộc sống nhân dân
Các chỉ tiêu về chất lượng cuộc sống người nhân dân là chỉ tiêu cuối cùng
đạt được của nền kinh tế. Các mục tiêu về tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nhằm vào mục tiêu cuối cùng là phát triển xã hội, đẩm bảo phúc lợi cho xã
hội, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, đảm bảo sự phát triển toàn diện của
con người. Các chỉ tiêu chủ yếu phản ánh chất lượng cuộc sống người dân
Chỉ tiêu phản ánh mức sống
 Thu nhập thực tế bình quân: Chỉ tiêu này được tính bằng mức GDP thực
tế bình quân đầu người.
 Lương thực bình quân: phản ánh khả năng đáp ứng nhu cầu tối thiểu cho
cuộc sống con người, được tính từ tổng sản lượng sản xuất lương thực
trong nước chia cho toàn bộ dân số
Chỉ tiêu phản ánh tuổi thọ trung bình và chăm sóc sức khỏe

 Tuổi thọ bình quân là một chỉ tiêu khá tổng hợp phản ánh về đảm bảo
phúc lợ của xã hội. Chỉ tiêu này không những phụ thuộc vào chăm sóc y
tế, nghèo đói và bệnh tật là lý do cơ bản ảnh hưởng đến tuổi thọ
 Tỷ lệ chết của trẻ em sơ sinh: Chỉ tiêu này thường được tính cho hai nhóm
tuổi: tỷ lệ trẻ em chết dưới 1 tuổi và tỷ lệ trẻ em chết dưới 5 tuổi.
 Số người trên 1 bác sỹ: So sánh giữa số lượng bác sỹ với số dân phản ánh
khả năng chăm sóc y tế
 Tỷ lệ chi tiêu cho ngân sách và chăm sóc sức khỏe: Phản ánh việc lựa
`Vũ Như Quỳnh
Lớp: QTDNK51
9
chọn chính sách của nhà nước trong việc hỗ trợ chi têu ngân sách cho sức
khỏe con người.
Chỉ tiêu phản ánh trình độ văn hóa, giáo dục bao gồm:
 Tỷ lệ người biết chữ: thông thường mù chữ gắn liền với nghèo đói, ty vậy
mù chữ cũng có thể do nguyên nhân về chính sách mục tiêu xã hội của
từng nước. Trên thực tế Việt Nam là nước có thu nhập không cao, nhưng
tỷ lệ biết chữ của Việt Nam cao hơn nhiều so với các nước có thu nhập
cao khác.
 Tỷ lệ phổ cập giáo dục các cấp
 Tỷ lệ chi tiêu ngân sách cho giáo dục
 Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi không được đi học
 Số học sinh hiện có tại các cấp, các trường
 Số lượng học sinh tốt nghiệp tại các cấp học, các loại trường.
Chỉ tiêu phản ánh tình trạng tăng dân số, lao động và việc làm:
 Tốc độ tăng dân số bình quân.
 Tỷ trọng dân số thành thị và dân số nông thôn
 Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động so với tổng quy mô dân số
 Tỷ lệ dân số lao động qua đào tạo, cơ cấu lao động qua đào tạo
 Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn

Các chỉ tiêu về môi trường sống, xã hội
 Tỷ lệ dân số được dùng nước sạch
 Tỷ lệ che phủ/ đất rừng
 Diện tích bị ô nhiễm môi trường, không khí
 Diện tích bị ô nhiễm tiếng ồn dân cư
 Khối lượng chất thải rắn chưa bị xử lý
`Vũ Như Quỳnh
Lớp: QTDNK51
10
 Tổng chi từ ngân sách cho các hoạt động môi trường
- Phương pháp xác định từng chỉ tiêu.
Phương pháp tính định mức.
Theo quy định của nhà nước, mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,
v.v có sử dụng vật tư, lao động đều phải quản lý bằng định mức kinh tế - kỹ
thuật
Định mức kinh tế - kỹ thuật (dưới đây gọi tắt là định mức) là lượng lao
động sống và lao động quá khứ biểu hiện bằng thời gian lao động, bằng giá trị
hoặc hiện vật được phép sử dụng để sản xuất một đơn vị sản phẩm (hoặc thực
hiện một khối lượng công việc) theo tiêu chuẩn, chất lượng quy định và theo
quy trình công nghệ hợp lý, trong những điều kiện trang thiết bị kỹ thuật, tổ
chức sản xuất và trình độ quản lý của thời kỳ kế hoạch.
Định mức kinh tế kỹ thuật phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
 Bảo đảm là căn cứ tương đối chính xác để xây dựng và thực hiện tốt kế
hoạch, quản lý kinh tế, tài chính và quản lý kỹ thuật;
 Phù hợp với các điều kiện tổ chức - kỹ thuật của tững thời kỳ kế hoạch;
 Bảo đảm sự thống nhất giữa các loại định mức và phương pháp xây dựng
định mức;
 Bảo đảm sự quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước, bảo đảm tính
quần chúng, quyền làm chủ tập thể của người lao động và quyền tự chịu
trách nhiệm của các đơn vị cơ sở.

Định mức được chia thành các loại sau đây:
 Định mức Nhà nước áp dụng chung cho các ngành, các cấp, được quy
định cho những sản phẩm (công việc) chủ yếu, do Nhà nước thống nhất
`Vũ Như Quỳnh
Lớp: QTDNK51
11
quản lý, xó liên quan đến các cân đối chung của nền kinh tế quốc dân.
 Định mức áp dụng trong từng ngành, được quy định cho những sản phẩm
(công việc) khi chưa có định mức Nhà nước, khi cần cụ thể hóa định mức
Nhà nước,hoặc cho những sản phẩm (công việc) của ngành được phân cấp
quản lý.
 Định mức tỉnh,thành phố và đặc khu trực thuộc trung ương (sau đây gọi
tắt là tỉnh) áp dụng trong phạm vi tỉnh, được quy định cho những sản
phẩm (công việc) khi chưa có định mức Nhà nước, định mức ngành; khi
cần cụ thể hóa định mức Nhà nước, định mức ngành; hoặc cho những sản
phẩm (công việc) của tỉnh, được phân cấp quản lý.
 Định mức huyện, quận và thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt
là huyện) áp dụng trong phạm vi huyện được quy định cho những sản
phẩm (công việc) khi chưa xó định mức Nhà nước, định mức ngành, định
mức tỉnh, thành phố; khi cần cụ thể hoá định mức của cấp trên, hoặc cho
những sản phẩm (công việc) của huyện được phân cấp quản lý.
 Định mức đơn vị cơ sở áp dụng trong từng đơn vị xơ sở được quy định
cho những sản phẩm (công việc ) khi chưa có định nức Nhà nước, định
mức ngành (đối với xí nghiệp quốc doanh trung ương), định mức địa
phương (đối với xí nghiệp quốc doanh địa phương); khi cần cụ thể hoá
định mức của cấp trên; hoặc cho những sản phẩm ( công việc ) của đơn vị
cơ sở sản xuất được phân cấp quản lý.
Định mức đã được phân cấp có thẩm quyền ban hành theo quy định là căn cứ
pháp lý để tiến hành các công việc sau đây:
 Xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch;

 Phân phối và cung ứng vật tư, lao động, tiền vốn ;
`Vũ Như Quỳnh
Lớp: QTDNK51
12
 Xác định giá thành và giá chỉ đạo của Nhà nước;
 Đánh giá việc thực hiện kế hoạch; xem xét chất lượng sản phẩm (công
việc); xét thưởng hoặc phạt đối với các đơn vị hoặc cá nhân trong việc
thực hiện kế hoạch.
 Trường hợp chưa có định mức chính thức do cơ quan có thẩm quyền ban
hành hoặc đã có, nhưng cần được sửa đổi bổ sung thì trong khi chờ có
định mức chính thức, hội đồng xét duyệt định mức cấp trên quyết định
việc áp dụng định mức tạm thời để làm căn cứ tinhs kế hoạch, tính giá
tnhành và đánh giá công việc quản lý của cấp dưới.
Đối với định mức để tính kế hoạch hàng năm.
 Định mức đơn vị cơ sở và định mức huyện phải hoàn thành 8 tháng trước
khi bước vào năm kế hoạch.
 Định mức ngành và định mức tỉnh, thành phố phải hoàn thành 6 tháng
trước khi bước vào năm kế hoạch .
 Định mức Nhà nước phải hoàn thành 4 tháng trước khi bước vào năm kế
hoạch.
Đối với định mức để tính kế hoạch 5 năm.
 Định mức đơn vị cơ sở và định mức huyện phải hoàn thành 2 năm trước
khi xây dựng kế hoạch 5 năm tiếp theo.
 Định mức ngành và định mức tỉnh, thành phố phải hoàn thành 18 tháng
trước khi xây dựng kế hoạch 5 năm tiếp theo.
 Định mức Nhà nước phải hoàn thành 12 tháng trước khi xây dựng kế
hoạch 5 năm tiếp theo.
Khi xây dựng, xét duyệt và ban hành các định mức, các ngành, các cấp phải
`Vũ Như Quỳnh
Lớp: QTDNK51

13
dựa vào các căn cứ sau đây:
 Các số liệu của tài liệu thiết kế, quy trình công nghệ, công thức chế tạo,
quy trình công nghệ, công thức chế tạo, quy trình thao tác và những điều
kiện kỹ thuật trong sản xuất;
 Các tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm (công việc) do
cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước quy định;
 Các chỉ tiêu về tiết kiệm tiêu dùng vật tư, tiền vốn, lao động để sản xuất
sản phẩm (công việc) được ghi trong các kế hoạch hàng năm và 5 năm;
 Các số liệu thống kê hàng năm và các tài liệu có liên quan khác.
Về phương pháp xây dựng định mức, các ngành, các cấp có thể, tuỳ theo
đặc điểm kinh tế- kỹ thuật sản xuất, kinh doanh cụ thể mà quyết định vận dụng
đồng thời hoặc một phương pháp thích hợp sau đây:
 Phương pháp tổng hợp (trong đó có thống kê, kinh nghiệm; ước lượng so
sánh) ;
 Phương pháp phân tích (trong đó có phân tích khảo sát; thí nghiệm, thực
nghiệm; phân tích tính toán).
Về xác định các hoạt động phát triển của tổ chức kinh tế - xã hội
- Lựa chọn các hoạt động phát triển của tổ chức kinh tế - xã hội: Là so
sánh cân nhắc các phương án hoạt động phát triển của tổ chức kinh tế - xã hội đã
được xây dựng về các mặt vốn đầu tư, hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế - xã
hội, về mặt môi trường cùng với sự thể hiện ngày càng các điều kiện, các tiền rõ
hơn của đề đi đến chính thức lựa chọn một phương án kế hoạch, tối ưu nhất, sát
hợp nhất, khả thi nhất…Trong trường hợp phải so sánh nhiều phương án người
ta phải áp dụng vận trù học, các thuật toán và các máy điện toán.
- Lựa chọn quy mô từng hoạt động và cơ cấu của chúng:
Sau khi đã lựa chọn các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội ta cần lựa chọn
quy mô từng loại hoạt động và cơ cấu của chúng, đó là việc xác định cụ thể tỷ
`Vũ Như Quỳnh
Lớp: QTDNK51

14
trọng của từng loại hoạt động để xác định xu hướng tăng giảm của từng loại hoạt
động trong một khoảng thời gian nào đó.
Để xác định xu hướng tăng giảm ta xử dụng phương pháp hồi quy tuyến
tính bình phương nhỏ nhất để xác định.
Trong ba tiêu thức đánh giá sự phát triển, cơ cấu kinh tế được xem như là tiêu
thức thay đổi về chất, là dấu hiệu đánh giá, so sánh các giai đoạn của nền kinh
tế. Cơ cấu kinh tế biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau như: Cơ cấu ngành kinh
tế, cơ cấu vùng kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu khu vực kinh tế…
Trong đó cơ cấu ngành là quan trọng nhất, nó phản ánh sự phát triển của phân
công lao động trong xã hội và sự phát triển của lực lượng sản xuất. Xu hướng
dịch chuyển cơ cấu ngành chính là nội dung quan trọng của quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa
Cơ cấu ngành kinh tế: là tương quan giữa các ngành trong tổng thể kinh tế, thể
hiện mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại cả về số lượng và chất lượng
giữa các ngành với nhau. Các mối quan hệ này được hình thành trong mối quan
hệ kinh tế - xã hội nhất, luôn vận động hướng vào những mục tiêu cụ thể
Về xác định các nguồn lực của tổ chức kinh tế - xã hội
- Xác định từng nguồn lực cho các hoạt động phát triển tổ chức kinh tế xã
hội
Các yếu tố về vị trí địa lý, tự nhiên gồm có: Vị trí địa lý của quốc gia
hoặc địa phương. Đặc điểm địa hình địa hình, tự nhiên bao gồm cả các danh lam
thắng cảnh và ảnh hưởng của nó đến phát triển các ngành kinh tế, đặc biệt là các
lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, du lịch và khả năng giao lưu hàng hóa trên thị
trường. Đặc điểm về khí hậu thủy văn.Tài nguyên nước, bao gồm cả phần tài
nguyên nước mặt và nước ngầm.
`Vũ Như Quỳnh
Lớp: QTDNK51
15
Các yếu tố tiềm năng gắn với đất bao gồm: Đất nông nghiệp, đất phi

nông nghiệp, đất chưa sử dụng; tài nguyên biển và ven biển,tài nguyên rừng, tài
nguyên khoáng sản.
Các tiềm năng không gắn với đất. Hệ thống các công trình văn hóa, các
giá trị phi vật thể và các điểm du lịch có tiềm năng khai khá; tiềm năng về nguồn
nhân lực; nguồn nhân lực tài chính và khả năng huy động cho đầu tư phát triển
kinh tế - xã hội; các đặc điểm về lịch sử, truyền thống, tập quán dân cư
- Tổng hợp các nguồn lực và cơ cấu của chúng
- Tài nguyên đất cần thấy được quy mô và cơ cấu sử dụng đất, bao gồm: Đất
nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng. Khả năng khai thác
quỹ đất cho quá trình công nghiệp hóa và đô thị cần được làm rõ.
Tài nguyên biển và ven biển: Diện tích và khả năng khai thác cho phát
triển kinh tết trên các mặt: Thủy sản, du lịch.
Tài nguyên rừng: Dự kiến về khối lượng gỗ có khả năng khai thác.
Tài nguyên khoáng sản bao gồm: Nhóm khoáng sản nguyên liệu (dầu, khí
đốt, than…); Nhóm khoáng sản kim loại (vàng, quặng sắt, titian…); Nhóm
khoáng sản phi kim loại (đá granit, đá vôi, cao lanh…); Nhóm khoáng sản nước
khoáng, nước nóng. Để có thể xác định được tiềm năng này cần phải làm rõ
được qui mô, khả năng khai thác phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Tiềm năng về nguồn nhân lực bao gồm các chỉ tiêu về số và chất lượng:
Nguồn nhân lực phân theo giới tính, độ tuổi và nghề nghiệp; tỷ lệ lao động có kỹ
năng, trình độ đào tạo.
-Xác định các nguồn vốn và cơ cấu của chúng:
Các nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm: Các nguồn vốn
từ ngân sách nhà nước, các nguồn từ khu vực dân cư và tư nhân và các nguồn tài
`Vũ Như Quỳnh
Lớp: QTDNK51
16
chính thu hút bên ngoài. Các nguồn vốn này được huy động để phục vụ cho các
hoạt động khác nhau. Để xác định được nhu cầu vốn đầu tư cho các mục tiêu
tăng trưởng kinh tế cần dựa vào kế hoạch tăng trưởng, các mục tiêu cụ thể đề ra

về GDP kỳ kế hoạch. Sau đó xác định tỷ lệ, cơ cấu vốn đầu tư theo ngành, các
lĩnh vực, đối tượng, khu vực đầu tư.
Kết quả hoạch định phát triển kinh tế - xã hội của hệ thống lớn là một căn
cứ cho hoạch định phát triển của tổ chức kinh tế - xã hội của một hệ thống con
cụ thể.
Phương pháp có 2 thành tố: Quy trình và các cơ sở, căn cứ. Để hoạch định
hoạt động của tổ chức kinh tế - xã hội cần có các nguyên liệu sau đây:
Nhu cầu, chủ trương phát triển của tổ chức kinh tế - xã hội cụ thể trong
tương lai cụ thể;
Các nguồn lực chắc chắn và có thể huy động, sử dụng cho phát triển kinh
tế - xã hội của tổ chức kinh tế - xã hội;
Hiệu quả kỳ vọng của phát triển kinh tế - xã hội của tổ chức kinh tế - xã hội
cụ thể trong tương lai cụ thể;
`Vũ Như Quỳnh
Lớp: QTDNK51
17
Hoạch định phát triển kinh tế - xã hội
của tổ chức: Các mục tiêu, các hoạt
động và các nguồn lực
Nhu cầu, ý
tưởng phát
triển KT-XH
Dự kiến các
nguồn lực của
TC
Kỳ vọng, hiệu
quả
Thực tế cho thấy, nhiều tổ chức ở nước ta vẫn còn đang trong tình trạng
tiến hành hoạt động kiểu: Nước đến chân mới nhảy, kiểu úp nơm, không có kế
hoạch trước với các căn cứ đầy đủ, không được chuẩn bị trước chiếm tới 30%,

tiến hành hoạt động có kế hoạch nhưng thiếu ( phiến diện) và sai cơ sở, căn cứ
chiếm tới 50%; tiến hành kế hoạch đảm bảo chất lượng chỉ đạt khoảng 15%.
Tình trạng hoạt động kém hiệu quả, có hiệu quả thấp ở nước ta có nguyên nhân
đầu tiên và lớn nhất là trình độ lập kế hoạch hóa ( lập kế hoạch ) hoạt động còn
yếu kém cần sớm được khắc phục
Hình 3.2 Nội dung các giai đoạn hoạch định hoạt động của tổ chức
kinh tế - xã hội
`Vũ Như Quỳnh
Lớp: QTDNK51
18
Kết quả
Xác định nhu
cầu phát triển
Kết quả dự kiến
các nguồn lực
Kỳ vọng hiệu
quả hoạt động
của tổ chức
cơ sở, căn cứ
hoạch định, hoạt động của tổ chức kinh tế - xã hội
Các chỉ tiêu của
mục tiêu
Các hoạt động
Các nguồn lực
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
C
A
B
Giai đoạn chuẩn bị các cơ sở, căn cứ - nguyên liệu cho hoạch định hoạt động
của tổ chức kinh tế - xã hội

Giai đoạn xác định: Các mục tiêu, các hoạt động và các nguồn lực huy động
Giai đoạn thẩm định, quyết định kết quả hoạch định hoạt động của tổ chức kinh
tế - xã hội
A
B
C
`Vũ Như Quỳnh
Lớp: QTDNK51
19
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠCH ĐỊNH PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN THANH TRÌ
2.1. Các đặc điểm của huyện Thanh Trì
Các yếu tố về vị trí địa lý tự nhiên gồm có
Địa Lý: Huyện Thanh Trì nằm ven phía Nam và Đông Nam Hà Nội với
diện tích tự nhiên là 6.292,7 ha , giáp các quận: Thanh Xuân (phía Tây Bắc),
Hoàng Mai (phía Bắc), Hà Đông (phía Tây); và các huyện Gia Lâm (với Sông
Hồng làm ranh giới tự nhiên) ở phía Đông, Thanh Oai và Thường Tín ở phía
Nam. Là đầu mối giao thông quan trọng của Thủ đô, thuận lợi cho việc giao lưu
kinh tế - xã hội với các tỉnh phía Nam.
Huyện Thanh Trì nằm ở hữu ngạn sông Hồng, địa thế thấp dần về phía
Đông Nam theo hướng dòng chảy của sông Hồng, trên địa bàn huyện có đoạn
cuối của sông Tô Lịch chảy qua nối với sông Nhuệ ở phía Tây Nam. Địa hình
của huyện Thanh Trì thấp với nhiều điểm trũng. Sông Hồng nhiều lần chuyển
dòng để lại vết tích những điểm trũng này là các ao, hồ, đầm. Tên huyện Thanh
Trì và tên cổ Thanh Đàm có nghĩa "ao xanh" và "đầm xanh" chính là dựa vào
đặc điểm địa hình của huyện.
Hành chính: Huyện Thanh Trì có một thị trấn Văn Điển và 15 xã :
Thanh Liệt, Đông Mỹ, Yên Mỹ, Duyên Hà, Tam Điệp, Tứ Hiệp, Ngũ Hiệp,
Ngọc Hồi, vĩnh Quỳnh, Tả Thanh Oai, Đại Áng, Vạn Phúc, Liên Ninh, Hữu
Hòa, Tân Triều.

Khí hậu: Thanh Trì nằm trong vùng khí hậu Bắc Bộ, mang những nét
điển hình của khí hậu nhiệt đới gió mùa như: mùa hè nóng ẩm mưa
nhiều, mùa đông lạnh, cuối đông ẩm ướt và mưa phùn.Thanh Trì có độ
ẩm và lượng mưa khá lớn, trung bình 114 ngày mưa một năm. Một đặc
`Vũ Như Quỳnh
Lớp: QTDNK51
20
điểm rõ nét của khí hậu Thanh Trì là sự thay đổi và khác biệt của hai
mùa nóng, lạnh. Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9, kèm theo
mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 28,1 °C. Từ tháng 11 tới tháng 3 năm
sau là khí hậu của mùa đông với nhiệt độ trung bình 18,6 °C. Cùng với
hai thời kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 và tháng 10, Thanh Trì có đủ bốn
mùa xuân, hạ, thu và đông. Lượng mưa trung bình hàng năm 1.700 –
1.800 mm tập trung từ tháng 5 đến tháng 10 nên Thanh Trì thường
ngập úng khi có mưa, báo lớn xảy ra.
Điều kiện thủy văn: Theo số liệu khí tượng thuỷ văn , nhiệt độ không
khí trung bình qua các năm là 23,3 độ C .
Tài nguyên nước: Thanh Trì có hệ thống sông ngòi khá dày. Ngoài hệ
thống sông Hồng chảy qua phía đông huyện trên một tuyến dài gần 16 km và
các chi lưu của nó, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước tưới tiêu
cho sản xuất nông nghiệp của các xã. Những thuận lợi về khí hậu, thuỷ văn, tài
nguyên đất đã giúp cho sản xuất nông nghiệp của Thanh Trì phát triển với thế
mạnh là nông nghiệp.
Ngoài ra Thanh Trì còn có nhiều đầm, hồ, lớn nhất là đầm Linh Đường.
Sông Tô Lịch chảy suốt từ bắc đến nam, phía tây nam huyện còn có sông Nhuệ.
Phía bắc có sông Kim Ngưu, sông Lừ, sông Sét chảy qua nên việc cung cấp
nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp có nhiều thuận lợi
Giao thông: Huyện Thanh Trì có lợi thế là nằm ở ngay những tuyến giao
thông huyết mạch; đường thủy có sông Hồng, đường bộ có quốc lộ 1A, 1B,
đường sắt Bắc Nam, do đó huyện có vị trí quan trọng cả về quân sự và kinh tế,

tạo điều kiện phát triển ngành dịch vụ và thương mại.
Các yếu tố gắn với đất
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Thanh Trì là 6292.7138 ha, trong
đó: 3462.9603 ha là đất nông, lâm nghiệp (chiếm 55.03%); 2798.4636ha là đất
`Vũ Như Quỳnh
Lớp: QTDNK51
21
phi nông nghiệp (chiếm 44.47%); 31.29 ha đất chưa sử dụng (chiếm 0.49%).
Tiềm năng đất đai của Thanh Trì là rất lớn, với diện tích đất chủ yếu phù hợp
cho phát triển nông nghiệp, tầng đất dày canh tác tốt, chất lượng đất tốt.
Bảng 2.1: Tình hình đất đai của Huyện năm 2010
Loại đất Số lượng (ha) Cơ cấu (%)
Tổng diện tích đất tự nhiên 6292.7138 100
I. Đất nông nghiệp 3462.9603 55.03
1. Đất sản xuất nông nghiệp 2587.9582 41.13
1.1. Đất trồng cây hàng năm 2577.8521 40.97
1.1.1. Đất chuyên trồng lúa 1929.0874 30.66
1.1.2 Đất chuyên trồng cây hàng năm khác 648.7647 10.31
1.2. Đất trồng cây lâu năm 10.1061 0.16
2. Đất nuôi trồng thủy sản 866.7428 13.77
3. Đất nông nghiệp khác 8.2592 0.13
II. Đất phi nông nghiệp 2798.4636 44.47
1. Đất ở 820.08 13.03
1.1 Đất ở nông thôn 786.9828 12.51
1.2 Đất ở đô thị 33.0972 0.53
2. Đất chuyên dùng 1337.3024 21.25
2.1 Đất trụ sở cơ quan 73.9414 1.17
2.2 Đất quốc phòng an ninh 85.8496 1.36
2.3 Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 289.6073 4.6
2.4 Đất có mục đích công cộng 887.9041 14.11

3. Đất tín ngưỡng 20.4537 0.33
4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 118.1265 1.88
5.Đất sông suối và mặt đất chuyên dùng 502.501 7.98
III. Đất chưa sử dụng 31.29 0.49
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Thanh Trì - Tài liệu phục vụ Luận văn
• Đối với đất phi nông nghiệp
Năm 2010, diện tích đất phi nông nghiệp là 2798.4636 ha (chiếm 44.47%
tổng diện tích đất tự nhiên của toàn Huyện). Trong cơ cấu đất phi nông nghiệp,
diện tích đất ở chiếm 13.03 %, đất chuyên dùng chiếm 21.25%, đất tôn giáo tín
ngưỡng 0.32%, đất nghĩa trang nghĩa địa chiếm 0.32 %, đất sông suối và mặt
`Vũ Như Quỳnh
Lớp: QTDNK51
22
nước chuyên dùng chiếm 7.98%
• Đối với đất nông nghiệp
Năm 2010, diện tích đất nông nghiệp là 3462.9603ha (chiếm 55.03% tổng
diện tích đất tự nhiên toàn huyện). Trong cơ cấu đất nông nghiệp có đất sản xuất
nông nghiệp là 2587.9582 ha chiếm 41.13% ( đất trồng cây hàng năm là
2577.8521 chiếm 40.97%; đất trồng cây lâu năm là 10.1061ha chiếm 0.16%).
Đất nuôi trồng thủy sản là 866.7428 ha chiếm 13.77%. Đất nông nghiệp khác là
8.2592 ha chiếm 0,13%
• Đất chưa sử dụng
Diện tích đất chưa sử dụng là 31.29ha chiếm 0,49 %
Các yếu tố không gắn với đất
• Nguồn nhân lực: Dân số trung bình của Thanh Trì năm 2010 là 202,500
người, Số lao động được giải quyết việc làm mới trong năm 4,550. Tỷ lệ lao
động được đào tạo so với tổng số lao động đạt 53%.
• Các đặc điểm lịch sử, truyền thống tập quán dân cư:
Thanh Trì từ xa xưa đã lấy nông nghiệp làm chủ yếu như nuôi trâu, nuôi
bò, nuôi cá, nuôi lợn, trồng rau, hoa cây ăn quả. Ngày nay thanh trì hình thành

vùng nuôi trồng thủy sản tập trung tại các xã Đông Mỹ, Tứ Hiệp, Tả Thanh
Oai, Đại Áng, Thanh Liệt hàng năm cung cấp hàng nghìn tấn cá cho thành phố.
Thanh Trì còn có nhiều làng nghề thủ công như ngành nghề gắn liền với chế
biến nông sản, thực phẩm, chế biến mây tre đan tinh xảo dùng trong nước và
xuất khẩu…
Do từ xưa Thanh Trì đã gần kinh thành Thăng Long nên Trì có rất nhiều
chợ búa thuận tiện cho việc buôn bán lưu thông hàng hóa như chợ Thọ Om,
Chợ Đông phù,chợ Quang (chợ xã Thanh Liệt), Chợ Vĩnh Quỳnh, Chợ Đám…
`Vũ Như Quỳnh
Lớp: QTDNK51
23
Cùng với truyền thống lao động sản xuất, huyện còn có nhiều đền chùa,
đền miếu, có giá trị về kiến trúc nghệ thuật và cũng là những danh tích. Đình
Vĩnh Ninh thờ nàng Tía, ở Thanh Liệt đình ngoài thờ Phạm Tu, đình trong thờ
Chu Văn An. Đình Đông Phù và Việt Yên thờ Nguyễn Siêu. Đền tả Thanh Oai
thờ Lê Đại Hành; Đình Quỳnh Đô thờ Tô Hiến Thành; Đình Triều Khúc thờ
Phùng Hưng: Chùa Ninh Xá và chùa Tự Khoát ….
2.2. Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - hội huyện thanh trì
đến năm 2010
2.2.1 Tình hình thực hiện mục tiêu về kinh tế
Năm 2004, thực hiện nghị định 132/CP của chính phủ, huyện Thanh Trì
đã chuyển giao chín xã về thành lập quận Hoàng Mai. Do đó, địa bàn Thanh Trì
còn 15 xã, 1 thị trấn. 15 xã còn lại đều thuộc địa bàn nông nghiệp, sản xuất gặp
nhiều khó khăn, tốc độ phát triển kinh tế chậm. Với tinh thần chủ động, nỗ lực
khắc phục mọi khó khăn Thanh Trì đã điều chỉnh thay đổi cơ cấu kinh tế
Trong 5 năm năm qua, kinh tế của huyện đã ổn định và tăng trưởng cao.
Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm vượt kế hoạch là 2,1%. Cơ cấu kinh tế
chuyển dịch mạnh, đến năm 2010 cơ cấu kinh tế huyện đã chuyển dịch thành
Công nghiệp - XD – TMDV – NN. Cum công nghiệp Ngọc Hồi đã đi vào hoạt
động. Mạng lưới chợ các xã được đầu tư đồng bộ. Số lượng các doanh nghiệp và

hộ kinh doanh tăng cao, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp rõ nét
`Vũ Như Quỳnh
Lớp: QTDNK51
24
Bảng 2.2 : Giá trị sản xuất và tăng trưởng GTSX trên địa bàn huyện
Chỉ tiêu
Giá trị sản xuất ( triệu đồng ) giá cố định năm 1994
2005 2006 2007 2008 2009 2010
BQ (2005
– 2010)
Tăng
GTSX
548,781 667,435 789,996 906,550 1,042,530 1,209,335
17.15%
NN 126,229 131,457 132,862 119,639 123,233 127,550
0.35%
CN, TTCN
- XD
332,272 427,438 511,352 612,614 712,884 834,075
20.2%
TM, DV 90,280 108,540 145,820 174,297 206,413 247,710
22.4 %
Nguồn: Phòng thống kê huyện Thanh Trì
Khảo sát số liệu cho thấy, giai đoạn 2005-2010 tổng giá trị sản xuất có xu
hướng tăng đều qua các năm từ 2005 đến 2007, và tăng cao trong 3 năm gần đây
(2008-2010). Tính chung cho giai đoạn từ 2005 đến 2010, tốc độ tăng trưởng giá
trị sản xuất trên địa bàn huyện đạt bình quân 17,15%.
Ngành thương mại, dịch vụ (TM, DV) có tốc độ tăng trưởng cao nhất, với
mức tăng trưởng bình quân đạt 22,4 % Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
và xây dựng (CN, TTCN, XD) cũng có mức tăng trưởng khá cao, với mức tăng

trưởng bình quân đạt 20,2% . Ngành nông nghiệp có mức tăng trưởng bình quân
thấp hơn so với các ngành khác, đạt bình quân 0,35%.
Cơ cấu kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của huyện: Nhìn
chung, cơ cấu kinh tế giữa các ngành và trong nội bộ từng ngành còn chậm
chuyển dịch trong giai đoạn 2005-2007 và có đột biến năm 2008
`Vũ Như Quỳnh
Lớp: QTDNK51
25

×