Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Cổ Công nghiệp điện Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.18 KB, 55 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC5
1.1 Khái niệm, mục đích và sự cần thiết của đánh giá thực hiện công việc 5
1.1.1 Khái niệm 5
1.1.2 Mục đích 5
1.1.3 Sự cần thiết của đánh giá thực hiện công việc 6
1.2 Hệ thống ĐGTHCV và các yêu cầu đối với một hệ thống ĐGTHCV 7
1.2.1 Hệ thống đánh giá thực hiện công việc 7
1.2.2 Các yêu cầu đối với một hệ thống đánh giá thực hiện công việc 8
1.3 Các phương pháp đánh giá thực hiện công việc 9
1.3.1 Phương pháp ghi chép các sự kiện quan trọng 9
1.3.2 Phương pháp thang đo đánh giá đồ họa 10
1.3.3 Phương pháp thang đo đánh giá dựa trên hành vi 10
1.4 Xây dựng và thực hiện chương trình đánh giá 11
1.4.1 Xác định phương pháp đánh giá 11
1.4.2 Lựa chọn chu kỳ đánh giá 11
1.4.3 Lựa chọn người đánh giá 11
1.4.4 Phỏng vấn đánh giá 11
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC
HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP ĐIỆN HẢI
PHÒNG…………………… ………………………………………….………12
2.1 Một số đặc điểm của công ty ảnh hưởng đến công tác ĐGTHCV 12
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 12
2.1.2 Hệ thống tổ chức, bộ máy chức năng và nhiệm vụ của các đơn vị 14
2.1.3 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty 16
2.1.4 Kết quả SXKD của Công ty và phương hướng trong thời gian tới 17
2.1.5 Đặc điểm về nguồn nhân lực của Công ty 19
2.2 Phân tích thực trạng công tác ĐGTHCV tại Công ty 23
2.2.1 Hệ thống đánh giá thực hiện công việc 23


Nguyễn Văn Pho – QTNL – K10
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
2.2.2 Chương trình đánh giá thực hiện công việc 26
2.2.3 Kết quả đánh giá qua các năm 30
2.2.4 Sử dụng kết quả ĐGTHCV cho các chương trình quản trị nhân lực 31
2.2.5 Nhận xét chung về công tác đánh giá thực hiện công việc tại Công ty 33
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ
THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY 35
3.1 Giải pháp hoàn thiện tiêu chuẩn đánh giá 35
3.1.1 Hoàn thiện công tác phân tích công việc 35
3.1.2 Xác định rõ các tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc 43
3.2 Giải pháp hoàn thiện chương trình đánh giá 44
3.2.1 Hoàn thiện phương pháp đánh giá 44
3.2.2 Điều chỉnh chu kỳ đánh giá 49
3.2.3 Lựa chọn người đánh giá 49
3.2.4 Thực hiện phỏng vấn đánh giá 51
KẾT LUẬN 53
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
PHỤ LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Nguyễn Văn Pho – QTNL – K10
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
Trong thời đại kinh tế phát triển mạnh mẽ như hiện nay, đặc biệt là trong giai
đoạn hội nhập kinh tế toàn cầu – WTO như nước ta hiện nay, sự cạnh tranh giữa
các doanh nghiệp, tổ chức ngày càng gay gắt hơn. Chính hoàn cảnh này đòi hỏi
các doanh nghiệp, tổ chức phải có phương pháp quản trị và sử dụng nguồn vốn của

mình sao cho có hiệu quả nhất. Trong đó quản trị nhân sự - quản trị con người là
một công tác vô cùng quan trọng. Vì con người là nguồn vốn quan trọng của mỗi
doanh nghiệp. Một doanh nghiệp biết duy trì và sử dụng con người có hiệu quả thì
doanh nghiệp đó sẽ phát triển ổn định và mạnh mẽ trong thị trường cạnh tranh gay
gắt này.
Để thực hiện được mục đích quản trị nhân lực một cách có hiệu quả thì công
tác quản trị thực hiện công việc hay đánh giá thực hiện công việc rất cần được
quan tâm, chú ý. Công tác đánh giá thực hiện công việc chính là cơ sở để cải thiện
sự thực hiện công việc của nhân viên, và cung cấp tài liệu cho các nhà quản lý
trong quá trình đưa ra quyết định nhân sự khác một cách khoa học và đúng đắn.
Tuy nhiên tình hình công tác đánh giá thực hiện công việc tại doanh nghiệp hiện
nay hầu như chưa được chú ý đúng mức. Một số doanh nghiệp hầu như chưa có
một hệ thống đánh giá cũng như chương trình đánh giá khoa học và hợp lý. Chính
vì lý do này mà tôi đã chọn chuyên đề thực tập tốt nghiệp là “Hoàn thiện công tác
đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Cổ Công nghiệp điện Hải Phòng.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp này được thực hiện nhằm mục đích phân tích
thực trạng công tác đánh giá thực hiện công việc tại công ty, từ đó đưa ra một hệ
thống đánh giá thực hiện công việc một cách hoàn thiện và chương trình đánh giá
khoa học, hợp lý.
Từ mục đích trên mà đối tượng nghiên cứu của chuyên đề chỉ giới hạn trong phạm
vi hệ thống đánh giá và chương trình đánh giá đang được thực hiện tại công ty Cổ
phần Công nghiệp điện Hải Phòng.
Để thực hiện việc nghiên cứu chuyên đề một cách có khoa học và hệ thống,
tôi đã sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp thống kê, phương
pháp so sánh, cho quá trình thu thập tài liệu cũng như quá trình phân tích tài liệu.
Chuyên đề bao gồm 3 phần chính:
Nguyễn Văn Pho – QTNL – K10
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
Chương 1: Cơ sở lý luận về đánh giá thực hiện công việc.

Chương 2: Phân tích thực trạng công tác đánh giá thực hiện công việc tại công
ty Cổ phần Công nghiệp điện Hải Phòng.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công
việc tại Công ty.
Với mục đích phân tích thực trạng nhằm hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện
công việc tại Công ty cổ phần Công nghiệp điện Hải Phòng, tôi hy vọng chuyên đề
này có thể giúp ích cho Công ty trong công tác đánh giá nhân viên nói riêng và từ
đó hoàn thiện công tác nhân sự nói chung.

CHƯƠNG 1
Nguyễn Văn Pho – QTNL – K10
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
1.1. Khái niệm, mục đích và sự cần thiết của đánh giá thực hiện công việc
1.1.1. Khái niệm
“Đánh giá thực hiện công việc (ĐGTHCV) được hiểu là sự đánh giá có hệ
thống và chính thức tình hình thực hiện công việc của người lao động trong quan hệ
so sánh với các tiêu chuẩn đã được xây dựng và thảo luận sự đánh giá đó với người
lao động.”
(1)
Có thể hiểu bản chất của đánh giá thực hiện công việc là bất kỳ hoạt động
nào nhằm đánh giá có hệ thống hiệu quả công việc và năng lực của nhân viên, bao
gồm kết quả công việc, phương pháp làm việc cũng như những phẩm chất kỹ năng
có liên quan đến công việc.
Như vậy, ở nhiều doanh nghiệp và tổ chức, đánh giá thực hiện công việc
gắn liền với việc đánh giá nhân viên, thái độ, hành vi cũng như tác phong của nhân
viên đó đối với tổ chức cũng như đồng nghiệp.
1.1.2. Mục đích của đánh giá thực hiện công việc
Đánh giá thực hiện công việc là một công tác quan trọng của quản trị nhân

lực, vì thế mục đích của đánh giá thực hiện công việc cũng luôn hướng tới phục vụ
và nâng cao hiệu quả quản lý tổ chức.
Thứ nhất, đánh giá thực hiện công việc là cơ sở để tổ chức đưa ra các quyết
định nhân sự một cách khoa học, tránh sai sót trong việc kỷ luật, khen thưởng.
Thứ hai là thông qua đánh giá thực hiện công việc, người lao động có thể
cải tiến sự thực hiện công việc của mình. Cung cấp thông tin phản hồi để người lao
động khắc phục những sai sót, nâng cao khả năng thực hiện công việc, đồng thời
nâng cao ý thức trách nhiệm, tạo điều kiện cho người lao động tự khẳng định mình.
Thứ ba là đánh giá thực hiện công việc nhằm xây dựng kế hoạch cũng như
hoàn thiện công tác tuyển mộ, tuyển chọn.
Cuối cùng, đánh giá thực hiện công việc cũng nhằm phát hiện những tài
năng làm cơ sở để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đào tạo, phát triển nhân sự.
1.1.3. Sự cần thiết của đánh giá thực hiện công việc.
Đánh giá thực hiện công việc rất cần thiết ở mỗi doanh nghiệp. Đánh giá
thực hiện công việc giúp đánh giá hiệu quả của các hoạt động nhân sự khác như
(
1)
Giáo trình Quản trị nhân lực, Ths. Nguyễn Vân Điềm & PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quân, NXB ĐH KTQD năm 2007.
Nguyễn Văn Pho – QTNL – K10
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
tuyển chọn, định hướng, thăng tiến, đào tạo để từ đó có phương hướng điều chỉnh
phù hợp.
Do công tác này cung cấp thông tin phản hồi cơ bản về công việc cũng như
sự thực hiện công việc của người lao động, nên có thể giúp người quản lý biết được
sự phân công công việc có được “đúng người đúng việc”, hoặc công việc đó có phù
hợp với khả năng của người lao động hay không. Điều này sẽ giúp cho cán bộ nhân
sự cũng như nhân viên xây dựng kế hoạch điều chỉnh lại những sai sót trong quá
trình thực hiện công việc của nhân viên. Vì thế mà đánh giá thực hiện công việc còn
là cơ sở để hoạch định nhân sự, kế hoạch hóa nguồn nhân lực một cách khoa học.

Công tác đánh giá thực hiện công việc được thực hiện tốt còn giúp nâng cao
ý thức, thái độ lao động của người lao động, đồng thời phát triển bầu không khí tâm
lý xã hội trong tập thể lao động.
Đánh giá thực hiện công việc chính xác sẽ đưa ra quyết định nhân sự đúng
đắn, mọi người trong tổ chức sẽ cảm nhận được sự đối xử công bằng. Do đó người
lao động sẽ có động lực phấn đấu và gắn bó với doanh nghiệp, tổ chức hơn.
Đánh giá thực hiện công việc là cơ sở để trả lương theo số lượng và chất
lượng công việc vì dựa trên thực tế thực hiện công việc của người lao động.
Ngoài ra, những thông tin phản hồi thu được từ công tác đánh giá thực hiện
công việc góp phần hoàn thiện các điều kiện thực hiện công việc, cải tiến sự thực
hiện công việc, do đó nâng cao khả năng tăng năng suất lao động.
1.2. Hệ thống đánh giá thực hiện công việc và các yêu cầu đối với hệ thống
đánh giá
1.2.1. Hệ thống đánh giá thực hiện công việc
Thông thường một hệ thống đánh giá gồm 3 yếu tố cơ bản có mối quan hệ
chặt chẽ và thống nhất với nhau: tiêu chuẩn thực hiện công việc, đo lường thực
hiện công việc và thông tin phản hồi.
Hình 1.1 Mối quan hệ giữa các yếu tố của hệ thống đánh giá
Nguyễn Văn Pho – QTNL – K10
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
(Nguồn: Ths. Nguyễn Vân Điềm & PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân, “Giáo trình quản
trị nhân lực, NXB ĐH KTQD 2007, Trang 136)
Các tiêu chuẩn thực hiện công việc cho biết những gì người lao động phải
làm và mức độ cần đạt tới là như thế nào.
Đo lường sự thực hiện công việc được hiểu là việc so sánh sự thực hiện
công việc của người lao động theo các tiêu thức trong tiêu chuẩn thực hiện công
việc, từ đó xác định thứ hạng hay mức độ thực hiện công việc của người lao động.
Thông tin phản hồi về kết quả đánh giá thường được thu thập bằng phỏng
vấn đánh giá. Thông qua cuộc phỏng vấn đánh giá, người quản lý trực tiếp và người

lao động thảo luận vào cuối kỳ đánh giá nhằm chỉ ra những ưu nhược điểm trong
qua trình thực hiện công việc của người lao động, cũng như phương hướng hành
động trong tương lai. Từ đó có hướng điều chỉnh sao cho tăng cường phát huy
những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực.
Theo sơ đồ hình 1.1, có thể nhận thấy trong một hệ thống đánh giá tiêu
chuẩn thực hiện công việc chính là nền tảng, là cơ sở quan trọng của hệ thống đánh
giá. Đo lường sự thực hiện công việc được xem như phần kết nối quan trọng giữa
tiêu chuẩn thực hiện công việc với cả hệ thống đánh giá. Mà cụ thể ở đây là đo
lường sự thực hiện công việc cho kết quả đánh giá ban đầu, sau đó từ thông tin
phản hồi sẽ thu được kết quả đánh giá cuối cùng. Từ kết quả này, người quản lý có
Nguyễn Văn Pho – QTNL – K10
Đánh giá thực
hiện công việc
Thực tế thực hiện
công việc
Quyết định
nhân sự
Đo lường sự thực
hiện công việc
Tiêu chuẩn thực
hiện công việc
Hồ sơ nhân
viên
Thông tin
phản hồi
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
quyết định nhân sự hợp lý tác động trở lại nhằm điều chỉnh thực tế thực hiện công
việc của nhân viên cho phù hợp.
1.2.2. Các yêu cầu đối với một hệ thống đánh giá thực hiện công việc

Để đạt được mục đích của công tác đánh giá thực hiện công việc đã được đề
ra thì một hệ thống đánh giá, với tư cách là “bộ khung” của công tác đánh giá thực
hiện công việc, cần phải đảm bảo một số yêu cầu nhất định.
Đầu tiên, hệ thống đánh giá phải tương thích với chiến lược của doanh
nghiệp. Điều này có nghĩa là các tiêu chuẩn đánh giá phải nhằm triển khai chiến
lược của doanh nghiệp, phù hợp với mục tiêu quản lý.
Bên cạnh đó, hệ thống đánh giá cũng phải thể hiện tính bao quát và chi tiết
ở chỗ phản ánh đầy đủ sự cống hiến của từng lao động.
Một hệ thống đánh giá khoa học và hợp lý luôn phải đảm bảo tính tin cậy,
có nghĩa là các tiêu chuẩn phải định lượng được, đo lường được mức độ hoàn thành
công việc và mang tính ổn định.
Bên cạnh đó hệ thống đánh giá còn phải đảm bảo tính nhạy cảm. Các yếu tố
của hệ thống đánh giá phải có hệ thống đo lường chính xác, phân biệt được mức độ
thực hiện công việc của mỗi người lao động.
Vì hệ thống đánh giá áp dụng cho mọi người lao động trong doanh nghiệp
nên một hệ thống đánh giá phải đảm bảo tính chấp nhận được tức là phải có sự
chấp nhận và ủng hộ của người lao động.
Ngoài ra, khi áp dụng một hệ thống đánh giá tại doanh nghiệp thì phải chú ý
đảm bảo được tính thực hiễn. Hệ thống phải đơn giản, dễ hiểu, dễ sử dụng với
người lao động và người quản lý.
1.3. Các phương pháp đánh giá thực hiện công việc
1.3.1. Phương pháp ghi chép các sự kiện quan trọng
1.3.1.1. Nội dung:
Phương pháp ghi chép các sự kiện quan trọng là phương pháp mà người
đánh giá quan sát nhân viên và ghi lại những hành vi tích cực và không tích cực
trong quá trình thực hiện công việc.
Trong đó người quan sát sẽ thể hiện đánh giá của mình về nhân viên, đối
tượng được đánh giá thông qua một bản báo cáo đánh giá. Bản báo cáo đánh giá
này tập trung ghi chép lại những hành vi tích cực (thành tích xuất sắc) và hành vi
không tích cực (hành vi yếu kém) trong quá trình làm việc, theo những yếu tố của

công việc.
1.3.1.2. Ưu nhược điểm
Nguyễn Văn Pho – QTNL – K10
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
Phương pháp này có ưu điểm là có thể đánh giá được hầu hết các khía cạnh
liên quan đến công việc người lao động. Đồng thời người đánh giá cũng có thể chủ
động đưa ra mức độ đánh giá mà họ thấy phù hợp, tạo sự linh hoạt cho việc đánh
giá nhân viên. Phương pháp này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc thảo luận với
người lao động về các ưu, nhược điểm của họ trong việc thực hiện công việc và
việc đưa ra quyết định.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có những nhược điểm khi sử dụng phương pháp
này như công việc ghi chép có thể bị bỏ qua khi người đánh giá không thể quan sát
đối tượng đánh giá một cách thường xuyên. Hơn thế nữa, người lao động cũng
không thoải mái khi người đánh giá ghi lại hành vi không tích cực của mình. Ngoài
ra người đánh giá cũng dễ mắc lỗi thiếu kỹ năng đánh giá, ghi chép qua loa, không
rõ ràng. Nếu kỹ năng viết báo cáo của người đánh giá không tốt thì sẽ làm méo mó
toàn bộ quá trình đánh giá.
1.3.2. Phương pháp thang đo đánh giá đồ họa.
1.3.2.1. Nội dung:
Đây là phương pháp đánh giá thông qua một hệ thống thang đo từ thấp đến
cao theo những tiêu thức đánh giá liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến công việc
cụ thể.
Các tiêu thức này được lựa chọn tùy thuộc vào bản chất từng loại công việc
khác nhau về số lượng, chất lượng công việc, kiến thức đòi hỏi, tính sáng tạo
Thang đo được sử dụng có thể lựa chọn thang đo liên tục hoặc rời rạc tùy
từng điều kiện cụ thể cho phù hợp.
1.3.2.2. Ưu, nhược điểm
Phương pháp này có ưu điểm dễ thấy nhất là đơn giản, dễ hiểu, dễ sử dụng.
Sử dụng thang đo có thể lượng hóa được thực tế thực hiện công việc của nhân viên

bằng điểm, từ đó có thể so sánh điểm số, thuận lợi cho việc đánh giá năng lực nhân
viên. Ngoài ra, một mẫu phiếu có thể thiết kế dùng chung cho nhiều loại lao động
với các tiêu thức chung phù hợp với nhiều loại công việc.
Nhưng phương pháp này cũng tồn tại nhược điểm là có thể bị ảnh hường
bởi lỗi chủ quan, hoặc các đặc trưng công việc có thể bị bỏ qua. Hơn nữa, nếu các
tiêu thức đánh giá không phù hợp, hay trọng số của tiêu thức không được xem xét
Nguyễn Văn Pho – QTNL – K10
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
cẩn thận, hợp lý thì sẽ ko phản ánh chính xác đặc trưng công việc. Từ đó mà kết
quả đánh giá không được chính xác.
1.3.3. Phương pháp đánh giá bằng thang đo dựa trên hành vi
1.3.3.1. Nội dung
Phương pháp này là sự kết hợp giữa phương pháp thang đo đánh giá đồ họa
và phương pháp ghi chép các sự kiện quan trọng, đánh giá được thể hiện dựa trên
những hành vi cụ thể trong thang đánh giá theo mức độ từ thấp đến cao.
1.3.3.2. Ưu nhược điểm:
Phương pháp này có ưu điểm là công bằng, thể hiện sự khách quan thống
nhất giữa những người đánh giá vì dựa trên những hành vi cụ thể và các đặc trưng
đã được lựa chọn.
Nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là tốn thời gian và chi phí cho
việc thiết kế thang đo. Bên cạnh đó phương pháp này cũng tốn cả thời gian cho việc
sử dụng thang đo để cho điểm. Ngoài ra kết quả đánh giá bị chi phối bởi việc mô tả
và lựa chọn các đặc trưng và hành vi.
1.4.Xây dựng và thực hiện chương trình đánh giá
1.4.1. Xác định phương pháp đánh giá
Để lựa chọn được phương pháp đánh giá phù hợp cần dựa vào mục tiêu của
đánh giá. Trong đó cụ thể mục đích đánh giá là gì và mức độ chi tiết cao hay thấp.
Từ đó đưa ra phương án lựa chọn hợp lý.
Bên cạnh đó khi lựa chọn phương pháp đánh giá cũng nên dựa vào mục tiêu

quản lý, có nghĩa là định hướng ngắn hạn hay dài hạn.
1.4.2. Lựa chọn chu kỳ đánh giá
Chu kỳ đánh giá thường xuyên hay định kỳ dựa vào đợt đánh giá hoặc tính
chất của công việc. Thường thì chu kỳ đánh giá không dài hơn 1 năm.
1.4.3. Lựa chọn người đánh giá
Trong đánh giá người quản lý bộ phận trực tiếp đánh giá chủ yếu còn các ý
kiến khác mang tính tham khảo.
Đôi khi có các nhóm đánh giá sau: tự đánh giá, đồng nghiệp đánh giá, cấp
dưới đánh giá cấp trên, khách hàng đánh giá. Tùy vào tính chất công việc mà lựa
chọn nhóm đánh giá phù hợp.
1.4.4. Phỏng vấn đánh giá.
Phỏng vấn đánh giá là cuộc trao đổi giữa người quản lý trực tiếp và người
lao động nhằm cung cấp thông tin phản hồi, giúp người quản lý và người lao động
điều chỉnh lại cách thức quản lý cũng như cách thực hiện công việc sao cho đạt mục
tiêu một cách hiệu quả.
Nguyễn Văn Pho – QTNL – K10
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
Trên đây là những cơ sở lý thuyết, nguyên tắc khoa học giúp ích cho việc
phân tích thực trạng công tác đánh giá thực hiện tại Công ty Cổ phần Công ty cổ
phần Công nghiệp điện Hải Phòng một cách có hệ thống.
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG
CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN CÔNG NGHIỆP ĐIỆN HẢI PHÒNG
PHẦN 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG
NGHIỆP ĐIỆN HẢI PHÒNG
1.1 Giới thiệu chung về công ty Cổ Phần Công Nghiệp Điện Hải
Phòng
1.1.1Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty Cổ Phần Công Nghiệp Điện Hải Phòng với nhiều năm nghiên cứu
và phát triển giải pháp an ninh, kiểm tra kiểm soát trong nhiều lĩnh vực, HEIJCO
đã và đang khẳng định vị thế và thương hiệu của Công ty tại thị trường Việt Nam
nói chung và Hà Nội nói riêng. Trong vài năm trở lại đây, công ty Cổ Phần Công
Nghiệp Điện Hải Phòng luôn được xem là một trong những công ty uy tín trong
lĩnh vực cung cấp, phân phối các thiết bị về tàu biển như tủ điện, báo cháy…cùng
với đội ngũ nhân viên có năng lực và hết sức nhiệt tình trong công việc nên công
ty ngày càng phát triển nhanh và vững mạnh.
Sau đây là một sô thông tin giới thiệu về công ty Cổ Phần Công Nghiệp
Điện Hải Phòng
Chủ tịch hội đồng quản trị : Mai Thế Truyền
Trụ sở chính: Số 3 - Km92 - An Trì - Hùng Vương - Hồng Bàng – Hải Phòng
Tel: (8431).3538597
Fax: (8431).3538766
Email:
Website: www.dientauthuy.com
Nguyễn Văn Pho – QTNL – K10
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
Vốn điều lệ của công ty là:
Số tài khoản tại ngân hàng là:
Logo của Công ty đang được sử dụng:
Không có tổ chức kinh doanh nào là hoàn hảo, chúng tôi cũng vậy. Tuy
nhiên, chúng tôi nhận thức rằng, trong thời đại thay đổi nhanh chóng này, nếu
chúng tôi thất bại trong việc tiến lên phía trước, có nghĩa là chúng tôi đang tiến dần
về thất bại. Do đó, mục tiêu của chúng tôi là liên tục cải tiến để nâng cao khả năng
cạnh tranh trong mọi lĩnh vực kinh doanh tập trung vào sự thỏa mãn của khách
hàng.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.
Được thành lập năm 2003 Công ty Cổ phần Công nghiệp điện Hải phòng
(HEIJCO) là một trong những công ty có bề dày kinh nghiệm về sản xuất tủ bảng

điện tàu thuỷ, chuyên kinh doanh các loại vật tư thiết bị điện công nghiệp, điện
dân dụng điện tàu thuỷ. Công ty đã thiết kế, lắp đặt và chế tạo trọn gói các tủ bảng
điện, thiết bị báo động cho các tàu đóng mới có trọng tải từ 1.500 DWT đến
20.000 DWT và đã được các chủ tàu mến mộ.
Áp dụng công nghệ hiện đại cùng với sự tích lũy kinh nghiệm nhiều năm,
chúng tôi thấu hiểu tầm quan trọng của việc sản xuất ra những sản phẩm chất lượng
hoàn hảo, mẫu mã đẹp, giá cả hợp lý, đáp ứng nhu cầu đa dạng và ngày càng cao
của Quý khách hàng.
Mong muốn của Công ty là mỗi sản phẩm mang nhãn hiệu HEJCO dù ở bất kỳ
nơi nào trên lãnh thổ Việt Nam đều có chất lượng và dịch vụ hậu mãi hoàn hảo
giống nhau.
Nguyễn Văn Pho – QTNL – K10
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
PHẦN 2: CÁC ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP ĐIỆN HẢI PHÒNG
2.1. Đặc điểm về sản phẩm và thị trường của Công ty.
2.1.1 Đặc điểm về sản phẩm
Công ty Cổ Phần Công Nghiệp Điện Hải Phòng là một trong những công ty
đi đầu trong việc kinh doanh các thiết bị tàu thuỷ. Đây là một lĩnh vực hiện đang
rất phát triển và được nhiều người quan tâm.
Những lĩnh vực cụ thể mà công ty đang tham gia trên thị trường với tư cách
là nhà cung cấp, lắp đặt và thi công là:
Chuyên kinh doanh các loại vật tư, thiết bị điện công nghiệp, tàu thuỷ.
- Chuyên kinh doanh các loại máy móc công cụ và dụng cụ cắt gọt, hàng chính
hãng được nhập trực tiếp từ EU.
- Chuyên chế tạo và sản xuất các loại bảng, tủ điện dùng cho tàu thuỷ, dùng trong
công nghiệp.
- Chuyên chế tạo và sản xuất các loại máy lái tàu thuỷ.
- Nhà phân phối chính thức tại Việt nam cho hãng cáp điện TMC Hàn Quốc.

- Nhà phân phối chính thức tại Việt Nam cho hãng đèn tàu thuỷ Haixing - Trung
Quốc. - Hệ thống kiểm soát vào ra (Access control)
2.1.2 Đặc điểm về thị trường
Với việc là nhà phân phối của các hãng danh tiếng nên các sản phẩm công
ty cung cấp chiếm được lòng tin của các khách hàng cũng như của các công ty
cùng ngành nghề do đó công ty đã xây dựng được hệ thống đại lý rộng khắp trên
toàn quốc.
Công ty có 3 đại diện chính:
Đại diện số 1: 2B Trần Nguyên Hãn - Hải Phòng.
ĐT: 0983282878
Nguyễn Văn Pho – QTNL – K10
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
Đại diện số 2: 1 Phan Thanh Tài - Đà nẵng.
ĐT: 0511- 3631071 FAX: 0511- 3631072
Đại diện số 3: 68/21 Hoàng Diệu - Hồ Chí Minh
ĐT: 08-8266411 - 8253122 FAX: 08-8266411
Theo bộ phận nghiên cứu thị trường thuộc phòng kinh doanh của công ty thì
hiện tại công ty đang chiếm khoảng 30% thị phần trên toàn quốc đối với mặt hàng
chống mất cắp siêu thị cũa hãng Sciendy, chiếm 90% thị phần trên toàn quốc đối
với mặt hàng báo trộm không dây HG-1500 của hãng SONIC SAFETY - Đài
Loan, còn đối với các mặt hàng khác thì khả năng cạnh tranh về giá cả, chất lượng
hàng hóa, chất lượng dịch vụ được đánh giá khá cao so với các đối thủ cạnh tranh
trực tiếp.
2.2 Đặc điểm vể cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty
2.2.1 Đặc điểm về bộ máy tổ chức
Là công ty Cổ Phần nên ngay từ khi ra đời Công ty đã tổ chức bộ máy quản
lý kinh doanh với phương châm nhỏ - gọn và hiệu quả. Cụ thể bộ máy quản lý của
Công ty được tổ chức theo mô hình
Nguyễn Văn Pho – QTNL – K10

14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty Cổ Phần Công Nghiệp Điện
Hải Phòng
Nguyễn Văn Pho – QTNL – K10
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
năng, các chuyên gia, các hội đồng tư vấn trong việc suy nghĩ, nghiên cứu, bàn bạc
và tìm những giải pháp tối ưu cho những vấn đề phức tạp dựa vào đó giám đốc sẽ
đưa ra các quyết định. Những quyết định quản lý do phòng chức năng nghiên cứu,
đề xuất sẽ được giám đốc xem xét thông qua, biến thành mệnh lệnh được truyền
đạt từ trên xuống dưới theo phòng ban
Đây là bộ máy tổ chức quản lý phù hợp với quy mô và đặc thù kinh doanh
của công ty. Với mô hình quản lý trực tuyến - chức năng, Giám đốc có thể dễ dàng
nắm bắt được thông tin một cách chính xác từ các bộ phận quản lý đến các phòng,
các đội thi công để điều hành. Các phòng được tập trung chuyên sâu theo các lĩnh
vực cụ thể do ban giám đốc giao cho.
2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng, ban.
- Ban giám đốc công ty: gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc
* Trong đó: Chủ Tịch HĐQT trực tiếp chỉ đạo mọi hoạt động của công ty
đồng thời giám đốc phải chịu trách nhiệm trước nhà nước, trước hội đồng thành
viên về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Hiện nay, Chủ tịch hội
đồng quản trị : ông Mai Thế Truyền
*Giám đốc : Được Chủ tịch HĐQT ủy quyền phu trách trực tiếp chỉ đạo
hoạt động của công ty.
* Bên cạnh giám đốc là 02 phó giám đốc, được giám đốc công ty ủy quyền
phụ trách các lĩnh vực: kinh doanh, kỹ thuật.
Ngoài ra, công ty còn có các phòng ban chức năng với công việc và nhiệm
vụ cụ thể dưới sự chỉ đạo trực tiếp của các trưởng phòng. Các phòng, ban, đội có
nhiệm vụ độc lập nhưng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tác động và phối hợp

thành một hệ thống nhất.
- Phòng kế toán - tài chính:
* Chức năng tài chính mà phòng phải đảm nhiệm như lập kế hoạch thu chi,
đảm bảo công ty có đủ vốn để sinh hoạt, lập kế hoạch huy động vốn, tổ chức quản
lý và sử dụng vốn hiệu quả, chấp hành chế độ tài chính của nhà nước ban hành,
Nguyễn Văn Pho – QTNL – K10
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
thực hiện các chức năng giám sát bằng tiền đối với mọi quá trình hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.
* Chức năng kế toán: Có nhiệm vụ về quản lý nguyên giá, khấu hao, ghí trị
còn lại, thực hiện các công việc về tập hợp chi phí và tính giá sản phẩm, ngoài ra
còn thực hiện các công việc và nhiệm vụ mà ban giám đốc giao phó. Ngoài ra còn
làm các công việc về công nợ, thanh quyết toán các công trình, dự án và khách
hàng.
- Phòng kinh doanh: với nhiệm vụ chính là tìm kiếm và khai thác thị trường,
xây dựng các kế hoạch các chiến lược kinh doanh ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Phòng kinh doanh quản lý toàn bộ hồ sơ khách hàng trong đó có thông tin chi tiết
của khách hàng, lượng hàng đã mua của công ty, kết hợp với phòng kế toán trong
việc thanh quyết toán công nợ với khách hàng. Ngoài ra, phòng kinh doanh thường
xuyên cập nhật các thông tin về sản phẩm thay thế, sản phẩm của các công ty cùng
ngành nghề, để từ đó gửi thông tin
- Phòng kỹ thuật: Tham mưu cho giám đốc trong việc triển khai, tổ chức,
chỉ đạo và chịu trách nhiệm về công tác kỹ thuật thiết kế, kỹ thuật thi công, chất
lượng tiến độ, sáng kiến, công nghệ mới, an toàn lao động. Đồng thời, phải đôn
đốc kiểm tra các đội thi công, xem xét các công trình đã thi công có đảm bảo chất
lượng hay không, có đúng quy trình, quy phạm hay không? Đồng thời phòng còn
có chức năng tư vấn, thiết kế cho các đối tượng khách hàng có nhu cầu về sản
phẩm và dịch vụ của Công ty.
- Phòng dự án: Tiến hành lập và triển khai các dự án, các công trình được

coi là dự án khi có giá trị lớn hơn 1 tỷ và có thời gian làm việc kéo dài trên 6 tháng
(đây là quy ước của công ty) thì được chuyển sang bộ phận dự án đảm nhiệm.
- Phòng chăm sóc khách hàng: Phòng có nhiệm vụ thường xuyên liên lạc
với khách hàng để phục vụ các vấn đề về chất lượng thiết bị, hệ thống, tư vấn cho
khách hàng sau khi đã lắp đặt. Đồng thời phải tổ chức các chương trình họp mặt
khách hàng, khách hàng thân thiết, và đưa ra các chương trình khác như: bảo trì
miễn phí cho toàn bộ các sản phẩm công ty cung cấp.
Nguyễn Văn Pho – QTNL – K10
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
2.3 Đặc điểm về nguồn nhân lực của Công ty
Hiện nay số lao động làm việc trực tiếp tại văn phòng của công ty là 50
người, công nhân lam tại các công trình la 252 người với chất lượng lao động
tương đối đồng đều, người lao động nhiệt tình và yêu thích công việc, họ luôn xác
định sẽ gắn bó để xây dựng công ty ngày càng phát triển.
Bảng 2.1 Cơ cấu nguồn nhân lực của Công ty Cổ Phần Công Nghiệp Điện
Hải Phòng
Đơn vị tính: người
STT
Trình độ chuyên
Tổn
g số
Tron
g đó
Tuổi
<
25
tuổi
25
-30

tuổi
>
30 tuổi
1 Trên đại học 3 0 2 1
2 Đại học 34 6,12 4 20 10
3 Cao đẳng,
trung cấp
199 4,08 30 76 93
4 Lao động phổ
thông
16 07 3 7 7
Chung toàn Công ty 252 10,2 36 105 111
(nguồn: Tổng hợp từ hồ sơ nhân sự của nhân viên Công ty )
Công ty Cổ Phần Công Nghiệp Điện Hải Phòng là doanh nghiệp vừa và nhỏ
cho nên việc tuyển dụng và sử dụng lao động đều thực hiện với phương châm: một
người có thể đảm nhiệm được nhiều công việc và bộ máy làm việc của công ty
phải được gọn nhẹ, tinh giản đối đa. Với cơ cấu lao động như trên, ta có thể có một
số nhận xét cơ bản như sau:
Về cơ cấu lao động theo trình độ:với tỷ lệ trình độ đại học và trên đại học
30,61%, trình độ cao đẳng và trung cấp 26,53 %, lao động phổ thông 42,86 %,
Công ty đảm bảo hoạt động hiệu quả và toàn dụng về lao động. Công ty đã sử
Nguyễn Văn Pho – QTNL – K10
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
dụng lao động có trình độ phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của công việc, đảm bảo
không lãng phí năng lực của người lao động cũng như chi phí nhân công.
Về cơ cấu lao động theo giới tính, ta thấy rõ ràng số lao động nữ trong Công
ty là 5 người chiếm một tỷ lệ không lớn: 10,2 %. Tuy nhiên số lao động nữ này
đều là lao động có trình độ chuyên môn cao, từ trung cấp trở lên, và các lao động
nữ này đều trong bộ phận quản lý.

Về cơ cấu lao động theo tuổi: lao động trong Công ty hầu hết đều có tuổi
đời trẻ. Chính điều này là một thế mạnh cho Công ty vì tận dụng được sự năng
động, linh hoạt và thích ứng nhanh từ giới trẻ. Điều này rất có ích cho Công ty, nhất
là lĩnh vực hoạt động của Công ty là sản xuất tủ bảng điện tàu thuỷ, chuyên kinh
doanh các loại vật tư thiết bị điện công nghiệp, điện dân dụng điện tàu thuỷ.
2.4 Đặc điểm về công nghệ
Công ty đã và đang càng ngày càng chiếm được lòng tin của khách hàng và
tạo được uy tín trên thị trường với tư cách là nhà phân phối độc quyền sản phầm
của các hãng danh tiếng. Vị trí hiện nay của Công ty có được một phần không nhỏ
là do Công ty không ngừng nghiên cứu tìm hiểu và cập nhật các sản phẩm có công
nghệ tiên tiến hiện đại trong lĩnh vực thiết bị Tàu Biẻn. Điển hình các công nghệ
hiện đại mà Công ty đang sử dụng như:
- Loại sản phẩm : Tủ điện
Thông số : Tủ điện chính tàu .
Tiếp nhận và phân phối nguồn điện chính cho tàu
Cấp bảo vệ: IP22
Thiết bị chỉ báo: RISUN (Đài Loan)
Thiết bị đóng cắt: HUYNDAI (Hàn Quốc)
- Tủ điện máy phát sự cố Loại sản phẩm : Tủ điện
Thông số :
Máy phát sự cố dùng cho tàu thuỷ
Ngăn động lực 380v/220v
Nguyễn Văn Pho – QTNL – K10
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
Ngăn điều khiển máy phát sự cố
64KW-122A-50Hz-400V-3fa
Sản xuất tại HEIJCO
Máy lái điện/Thuỷ lực 6T/M Loại sản phẩm : Máy Lái
Thông số :

- Máy lái kiểu: HEIJCO-EHSG-6TM
Mômen: 60.000 N.m
Tốc độ: 65/25 độ/S
Đường kính Píttông: 60
Hành trình: 390 mm
(ở: 70 độ
- Bơm kiểu: Bánh răng JP20/18/F21-S1-R
Nhà máy chê tạo: JOYANG – hàn Quốc
Lưu lượng: 1,5 m3/h
Áp suất: 210 Kg/cm2
Vòng quay: 1440 V/f
- Môtơ kiểu: 3KB112M4
Nơi chế tạo: Cty chế tạo máy điện Việt Hung
Công suát: 4KW
Điện thế, tần số: 380/50 V/Hz
Vòng quay: 1435 V/f
Cấp cách điện: F
- Hộp điện
Thông số :
Tủ điện bơm nước biển dịch vụ 400x300x160mm nguồn 3pha 380V/7,5Kw
Máy biến áp cách ly Loại sản phẩm : Máy biến áp
Thông số :
Nguyễn Văn Pho – QTNL – K10
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
Máy biến áp cách ly dùng cho tàu thuỷ
Nguồn 400/220v-3pha - Tần số: 50 Hz
Công suất: 40/30/20 KW
- Tủ điều khiển Loại sản phẩm : Tủ điện
Thông số :

Tủ điều khiển động cơ dùng cho Công nghiệp
- Bàn điều khiển buồng lái tàu thuỷ
Loại sản phẩm : Tủ điện
Thông số :
Bàn điều khiển buồng lái tàu thuỷ - tàu 4300 DWT
- Loại sản phẩm : Dây cáp
Thông số :
Dây cáp điện tàu thuỷ TMC HÀN QUỐC chuyên dùng cho tàu thuỷ.
2.5 Đặc điểm về tổ chức hệ thống sản xuất kinh doanh
Công ty Cổ Phần Công Nghiệp Điện Hải Phòng là công ty chuyên sản xuất
và nhập khẩu các sản phẩm về thiết bị về Tàu Biển từ các nước trên thế giới, sau
đó công ty tiến hành phân phối sản phẩm thông qua các kênh như: phân phối lắp
đặt trực tiếp và phân phối thông qua hình thức đại lý ủy quyền.
Với hình thức phân phối trực tiếp thì khi khách hàng có nhu cầu công ty sẽ
tiến hành khảo sát, tư vấn và lắp đặt toàn bộ cho khách. Chính vì đặc điểm đó nên
bộ phận sản xuất của công ty chính là phòng kỹ thuật và cụ thể hơn là bộ phận
thiết kế và bộ phận thi công, bộ phận thi công được phân thành các đội thi công,
mỗi đội đều có 1 đội trưởng và 1 đội phó thi công
Hình 2.2: Sơ đồ về tổ chức hệ thống sản xuất kinh doanh
Nguyễn Văn Pho – QTNL – K10
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
Trong sơ đồ trên các ban và đội có nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Ban kỹ thuật thiết kế: khảo sát, tư vấn, thiết kế các công trình, các công
việc mà phòng kinh doanh chuyển sang
Nguyễn Văn Pho – QTNL – K10
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
- Ban kỹ thuật thi công: sau khi ban kỹ thuật thiết kế lên được phương án cụ
thể thi công sẽ tiến hành lập tiến độ thi công, chuẩn bị các hàng hóa, vật tư, nhân

công, các phương án về an toàn lao động.
Tuy nhiên các đội thi công vẫn có sự kết hợp mềm dẻo, trong một vài
trường hợp thì nhân viên của đội này có thể luân chuyển sang đội khác tùy thuộc
vào các yêu cầu cụ thể của từng công trình, dự án và yêu cầu về tiến độ của chủ
đầu tư.
Nhân công mỗi đội là 17 người và hưởng lương cơ bản cũng như các chế độ
do công ty đưa ra, còn theo yêu cầu câu việc thì nhân lực của từng đội sẽ được
tăng cường từ công ty.
Các đội thi công đều phải tổ chức tốt các công tác ghi chép ban đầu và luân
chuyển chứng từ theo đúng quy định, các chứng từ này phải phản ánh khách quan,
đầy đủ, chính xác, kịp thời các hoạt động kinh tế phát sinh, các chứng từ phải đảm
bảo đúng chế độ, chính sách, kỷ luật tài chính, cuối quý phải kiểm kê khối lượng
thi công dở dang. Các đội thi công phải lập các kế hoạch hàng tháng về vật tư,
nhân công và tiến độ thi công cụ thể.
Các đơn vị thi hạch toán phụ thuộc vào công ty, mọi công việc đều được
bàn giao từ bộ phận kinh doanh, dự án (tiếp nhận và xử lý các thông tin ban đầu
của khách hàng) sang bộ phận kỹ thuật thiết kế và chuyển sang bộ phận thi công.
Trong quá trình làm việc, nếu tiến độ làm việc được rút ngắn, hoặc hoàn thành tốt
các công việc được giao thì công ty sẽ có các mức thưởng cụ thể cho từng đội thi
công.
2.6 Kết quả kinh doanh trong những năm gần đây.
Bảng 2.2 Kết quả kinh doanh Công ty ty Cổ Phần Công Nghiệp Điện Hải
Phòng năm 2007-2010
Nguyễn Văn Pho – QTNL – K10
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
Đơn vị tính: nghìn đồng
(nguồn: Báo cáo quyết toán qua các năm của Công ty Cổ Phần Công Nghiệp
Điện Hải Phòng )
Nguyễn Văn Pho – QTNL – K10

STT
Chỉ tiêu
Đơn
vị
2006 2007 2008 2009 2010
1 Doanhthu thuần Tr.đ
3.988.532.896 4.368.964.324 5.032.896.462 5.874.963.768 6.327.020.384
2 Lợi nhuận thuần Tr.đ
148.174.123 232.980.875 298.574.798 271.075.894 367.176.717
3
Vốn kinh doanh
bình quân
Tr.đ
1.258.132.904 1.219.575.719 1.248.246.757 1.079.136.760 1.271.260.876
4
Vốn lưu động
bình quân
Tr.đ
331.830.363 469.325.428 530.965.080 561.791.949 530.965.080
5
Doanh lợi
doanh thu (2:1)
%
4,00 5,00 6,00 4,61 6,00
6
Doanh lợi tổng
vốn (2:3)
%
11,78 19,10 23,92 25,12 28,88
7

Doanh lợi vốn
lưu động (2:4)
%
44,65 49,64 56,23 48,25 69,15
8
Vòng quay toàn
bộ vốn (1:3)
vòng
3,17 3,58 4,03 5,44 4,98
9
Vòng quay vốn
lưu động (1:4)
vòng
12,02 9,3 9,48 10,46 11,92
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
Như đã nói ở trên, công ty Cổ Phần Công Nghiệp Điện Hải Phòng là một tổ chức
kinh tế hoạt động vì mục đích lợi nhuận, do vậy, mọi hoạt động của công ty đều
hướng tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.
Với kết quả kinh doanh như trên, nhìn chung mỗi năm Công ty đều hoạt
động hiệu quả, làm ăn có lãi và lợi nhuận này tăng ổn định qua các năm. Cụ thể về
số liệu tài chính như sau:
Nguyễn Văn Pho – QTNL – K10
25

×