Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

Mở cửa dịch vụ bán lẻ ở Việt Nam theo cam kết WTO (trường hợp BigC)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (491.14 KB, 86 trang )

Chuyên đề cuối khoá GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn nhà trường, các thầy cô giáo trong khoa
Thương mại và Kinh tế quốc tế đã giảng dạy và truyền đạt cho em những
kiến thức vô cùng quý báu. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến
PGS.TS Nguyễn Thường Lạng, người thầy đã nhiệt tình hướng dẫn và chỉ
bảo em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện chuyên đề.
Em xin chân thành cảm ơn các anh chị tại công ty TNHH thương
mại quốc tế và dịch vụ siêu thị Big C Thăng Long đã tạo điều kiện giúp
đỡ em trong thời gian thực tập và nghiên cứu tại công ty.
Do kiến thức còn hạn hẹp nên nội dung chuyên đề không thể tránh
khỏi có những sai sót. Kính mong các thầy cô giáo góp ý để chuyên đề
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày tháng năm
Sinh viên
Nguyễn Thanh Huyền
Nguyễn Thanh Huyền Kinh tế quốc tế 49A
Chuyên đề cuối khoá GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng
LỜI CAM ĐOAN
Chuyên đề thực tập chuyên ngành đề tài: ” Mở cửa dịch vụ bán lẻ
ở Việt Nam theo cam kết WTO (trường hợp BigC)” do em thực hiện
dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thường Lạng và sự giúp đỡ
của các anh chị tại công ty TNHH thương mại quốc tế và dịch vụ siêu
thị Big C Thăng Long.
Em xin cam đoan chuyên đề không sao chép từ bất kỳ chuyên đề
nào. Các số liệu có trong luận văn là hoàn toàn trung thực, có nguồn
gốc rõ ràng, do em thu thập được từ các tài liệu và do các anh chị tại
công ty TNHH thương mại quốc tế và dịch vụ siêu thị Big C Thăng
Long cung cấp.
Nếu có gì sai sót với lời cam đoan trên em xin hoàn toàn chịu trách


nhiêm.
Hà Nội, ngày tháng năm
Sinh viên
Nguyễn Thanh Huyền
Nguyễn Thanh Huyền Kinh tế quốc tế 49A
Chuyên đề cuối khoá GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Thanh Huyền Kinh tế quốc tế 49A
Chuyên đề cuối khoá GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
Số
thứ
tự
Ký hiệu Chú giải Trang
1 Bảng 1.1 Quy mô nhân sự BigC Thăng Long năm 2010 6
Nguyễn Thanh Huyền Kinh tế quốc tế 49A
STT Ký hiệu
Nghĩa đầy đủ
Nghĩa tiếng anh Nghĩa tiếng việt
1 B2B Bussiness to bussiness
Hình thức thương mại điện tử
mà khách hàng là công ty
2 B2C Bussiness to customer
Hình thức thương mại điện tử
mà khách hàng là cá nhân
3 CH Cửa hàng
4 CĐ Cao đẳng

5 Dh Duyên hải
6 Đb Đồng bằng
7 ĐH Đại học
8 FDI Foreign direct investement
Vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài
9 HAPRO Công ty thương mại Hà Nội
10 GDP Gross domestic product Tổng sản phẩm quốc nội
11 KH&KT Khoa học và kỹ thuật
12 Sp Sản phẩm
13 SRA Hiệp hội bán lẻ Singapore
14 UAE United Arab Emirates Các tiểu vương quốc Ả Rập
15 WTO World trade organization
Chuyên đề cuối khoá GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng
phân theo trình độ học vấn
2 Bảng 2.1
Tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ theo các
vùng trên cả nước
32
3 Bảng 2.2
Giá cả hàng hóa qua các năm ( giai đoạn 2000
– 2006)
41
4 Bảng 2.3
Tổng mức doanh thu bán lẻ của BigC Thăng
Long theo giá danh nghĩa ( 2005 - 2010)
48
5 Biểu đồ 2.1 Tổng mức bán lẻ giai đoạn 2000 – 2006 31
6 Biểu đồ 2.2 Cơ cấu mạng lưới bán lẻ Việt Nam 34
7 Biểu đồ 2.3

Tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ của cả
nước phân theo cơ cấu các thành phần kinh tế
giai đoạn 2000 - 2005
35
8 Biểu đồ 2.4 Diện tích bán buôn giai đoạn 2005 - 2012 42
9 Biểu đồ 2.5 Doanh thu và số lượng siêu thị 2005 - 2014 44
10 Biểu đồ 2.6
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội
từ 2005 - 2010
53
11 Sơ đồ 1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty 7
12 Sơ đồ 2.1 Cấu trúc kênh phân phối thị trường bán lẻ 8
13 Sơ đồ 2.2
Minh họa cho các cửa hàng làm người trung
gian bán lẻ
9
14 Sơ đồ 2.3
Các kênh phân phối từ người sản xuất đến
người tiêu dùng
12
Nguyễn Thanh Huyền Kinh tế quốc tế 49A
Chuyên đề cuối khoá GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động phân phối – bán lẻ là một khâu quan trọng trong chu trình tái sản
xuất xã hội, đó là cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Hoạt động phân
phối – bán lẻ phát triển sẽ tạo động cơ thúc đẩy quá trình sản xuất, qua đó kích thích
nền kinh tế phát triển. Do đó, muốn nền kinh tế trong nước tăng trưởng ổn định và
bắt nhịp được với sự phát triển của nền kinh tế Thế giới thì cần chú trọng đến khâu
phân phối đối với các sản phẩm sản xuất trong nước, nhất là thông qua hệ thống bán

lẻ hiện đại.
Hội nhập kinh tế quốc tế đi kèm với các cam kết của Việt Nam trong việc mở
cửa thị trường, giảm dần bảo hộ. Điều đó mang lại nhiều cơ hội và thách thức cho
các doanh nghiệp Việt Nam. Mở của dịch vụ bán lẻ là một trong những cam kết của
Chính phủ Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Thị trường
bán lẻ hiện đại Việt Nam là một lĩnh vực khá mới mẻ với nhiều doanh nghiệp sản
xuất và người tiêu dùng, tuy nhiên lại có đóng góp quan trọng trong sự phát triển
kinh tế, phân phối – bán lẻ đóng góp khoảng 14% GDP, sử dụng hơn 5 triệu lao
động, cao nhất trong các ngành dịch vụ. Với dân số khoảng 86 triệu người (Số liệu
từ cuộc Tổng điều tra dân số 2009- Tổng cục thống kê), cơ cấu dân số vàng, đi kèm
với những điều kiện thuận lợi khác đã khiến Việt Nam trở thành mảnh đất màu mỡ
cho việc phát triển hệ thống bán lẻ. Để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh trong
lĩnh vực bán lẻ khi Việt Nam thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng,
xây dựng và phát triển theo mô hình chuỗi siêu thị là một trong những phương cách
mà BigC hướng tới để nhằm đạt được sự thành công. Việt Nam chính thức mở cửa
thị trường bán lẻ cho các nhà đầu tư nước ngoài theo lộ trình gia nhập WTO từ ngày
1/1/2009. Do đó, sự cạnh tranh trong lĩnh vực phân phối bán lẻ sẽ rất lớn và khốc
liệt đối với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước nói chung và BigC riêng. Các nhà
phân phối, bán lẻ trong nước sẽ phải ý thức được điều đó để xây dựng cho mình
những chiến lược kinh doanh cụ thể có tính khả thi cao sao cho có thể cạnh tranh
được với các doanh nghiệp nước ngoài.
Nguyễn Thanh Huyền Kinh tế quốc tế 49A
1
Chuyên đề cuối khoá GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng
BigC đang từng bước nâng cao chất lượng phục vụ và có những biện pháp
nâng cao khả năng cạnh tranh để có thể đứng vững và phát triển. Tuy nhiên, việc
thực hiện cam kết mở cửa dịch vụ sau khi gia nhập WTO cần nhiều khó khăn và
BigC vẫn còn có những lúng túng nhất định. Chính vì vậy đề tài: “Mở cửa dịch vụ
bán lẻ ở Việt Nam theo cam kết WTO ( trường hợp BigC).” được chọn để
nghiên cứu.

2. Mục đích nghiên cứu
- Khái quát một số lý luận về thị trường bán lẻ và các cam kết mở cửa thị
trường bán lẻ của Việt Nam khi tham gia WTO.
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng mở cửa dịch vụ bán lẻ của Việt Nam theo
cam kết của WTO.
- Đề xuất một số giải pháp vĩ mô và vi mô nhằm giúp Việt Nam tuân thủ các
cam kết mở cửa thị trường dịch vụ trong thời gian tới.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mở cửa dịch vụ bán lẻ của Việt Nam theo
cam kết WTO ( trường hợp BigC).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về mặt thời gian: Số liệu nghiên cứu tổng hợp từ năm 2007 đến năm 2010
Về mặt địa điểm : Siêu thị BigC Thăng Long
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài có sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
-Thông tin được thu thập dựa trên các báo cáo các sách báo và tài liệu
khác.
-Phương pháp thông kê, ước lượng, so sánh và đối chiếu số liệu.
-Phương pháp ước tính và dự báo dựa trên cơ sở của kinh tế lượng.
Nguyễn Thanh Huyền Kinh tế quốc tế 49A
2
Chuyên đề cuối khoá GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng
5. Kết cấu đề tài
Ngoài lời mở đầu, mục lục, danh mục đồ thị bảng biểu, danh mục từ viết tắt,
kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài được trình bày trong 3
chương:
-Chương 1. Giới thiệu cơ sở thực tập và thị trường bán lẻ
-Chương 2.Thực trạng mở cửa thị trường bán lẻ của Việt Nam theo cam kết
WTO và hoạt động của BigC

-Chương 3. Triển vọng và giải pháp thúc đẩy mở cửa thị trường bán lẻ Việt
Nam theo cam kết WTO
Nguyễn Thanh Huyền Kinh tế quốc tế 49A
3
Chuyên đề cuối khoá GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP VÀ THỊ
TRƯỜNG BÁN LẺ
1.1 Giới thiệu chung về công ty TNHH thương mại quốc tế và dịch vụ siêu thị
Big C Thăng Long
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH thương mại quốc tế và dịch vụ siêu thị Big C Thăng Long là
công ty thành viên của hệ thống siêu thị BigC tại Việt Nam – chi nhánh của tập
đoàn bán lẻ Châu Âu Caisino.
BigC là thương hiệu của tập đoàn Casino, một trong những tập đoàn bán lẻ hàng
đầu Châu Âu với hơn 9000 cửa hàng tại Việt Nam, Thái Lan, Achentina, Uruguay,
Vênezuela, Braxin, Colombia, Ân Độ Dương, Hà Lan, Pháp…sử dụng trên 19000
nhân viên.
Hệ thống 8 siêu thị BigC trên toàn quốc hiện nay đang sử dụng gần 6000 lao
động, kinhdoanh trên 50000 mặt hàng, trong đó 95% hàng hóa sản xuất tại Việt
Nam. Ngoài hoạt động kinh doanh bán lẻ, BigC còn xuất khẩu trên 1000 container
hàng hóa mỗi năm với kim ngạch trên 13 triệu USD sang hệ thống các cửa hàng tập
đoàn Casino tại Châu Âu và Nam Mỹ. Tập đoàn siêu thị hàng đầu thế giới BigC
Thăng Long rộng 12000 m2, tọa lạc tại đường Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy,
chính thức đi vào hoạt động 21/1/2005
Sau hơn 3 năm hoạt động ngày 8/1/2008, trung tâm thương mại BigC đã chính
thức khai trương. BigC Thăng Long vừa hoàn thành việc mở rộng với 3 tầng lầu
bao gồm một đại siêu thị lớn nhất tại Việt Nam với diện tích kinh doanh tự chọn
9000m2 và trung tâm mua sắm trên 10000m2 với 135 cửa hiệu kinh doanh, nhiều
loại hình dịch vụ đa dạng và phong phú nhiều thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam
cũng như trên thế giới, ngoài ra còn có các khu vui chơi, giải trí, ẩm thực

Nguyễn Thanh Huyền Kinh tế quốc tế 49A
4
Chuyên đề cuối khoá GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động của công ty
Chức năng và nhiệm vụ chính của siêu thị BigC Thăng Long bán lẻ - bán hàng
hóa trực tiếp cho người tiêu dùng với phương châm “ BigC – Giá rẻ cho mọi nhà”.
Thương hiệu « Big C » thể hiện hai tiêu chí quan trọng nhất trong đinh hướng
kinh doanh và chiến lược để thành công của chúng tôi.
« Big » có nghĩa tiếng Việt là “To lớn”, điều đó thể hiện quy mô lớn của các
cửa hàng và sự lựa chọn rông lớn về hàng hóa mà chung tôi cung cấp. Hiện tại, mỗi
Big C có khoảng hơn 40.000 mặt hàng để đáp ứng cho nhu cầu của Khách hàng.
« C » là cách viết tắt của chữ “Customer” (Tiếng Anh), có nghĩa tiếng Việt là
“Khách hàng”, Chữ “C” đề cập đến những Khách hàng thân thiết của chúng tôi, họ
là chìa khóa dẫn đến thành công trong chiến lược kinh doanh của Big C.
Với sự nỗ lực không ngừng của tập thể trên 5.600 thành viên, Big C tự hào giới
thiệu đến người tiêu dùng trên toàn quốc những không gian mua sắm hiện đại,
thoáng mát, thoải mái với chủng loại hàng hóa đa dạng, phong phú, chất lượng kiểm
soát và giá cả hợp lý, đi cùng với những dịch vụ khách hàng thật hiệu quả. Bên cạnh
đó, tất cả các cửa hàng Big C trên toàn quốc đều cung cấp những kinh nghiệm mua
sắm với nhiều dịch vụ tiện ích cho khách hàng.
Lĩnh vực kinh doanh: BigC Thăng Long kinh doanh theo mô hình thể nghiệm
mới ( Trung tâm thương mại cao cấp), kết hợp giữa cửa hàng kinh doanh bán lẻ với
giá bán thưc phẩm lấy thẳng từ nhà sản xuất. Đặc biệt 95%hàng hóa có mặt tại siêu
thị là made in Việt Nam. Với cơ cấu mặt hàng kinh doanh đa dạng và phong phú,
chiều dài lên tới trên 50000 mặt hàng các loại,bao gồm các mặt hàng thực phẩm
tươi sống, hàng may mặc, hàng bách hóa,các mặt hàng có sức tiêu thụ lớn như : đồ
ăn khô, các loại gia vị,đồ uống,bánh,rượu, thuốc lá, hóa chất, thực phẩm, mỹ
phẩm… đáp ứng tối đa nhu cầu mua sắm ngày càng cao và phong phú của người
dân ở lân cận và trong thành phố Hà Nội.
1.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty

Big C Thăng Long sử dụng gần 3.000 nhân viên trong hệ thống siêu thị, hầu
hết các nhân viên của Big C tại các cửa hàng có trình độ THPT và đang học ĐH,
Nguyễn Thanh Huyền Kinh tế quốc tế 49A
5
Chuyên đề cuối khoá GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng
CĐ chủ yếu là nhân viên bán hàng và thu ngân, nhân viên trình độ trên ĐH có tỷ lệ
thấp nhất.
Bảng 1.1 : Quy mô nhân sự của BigC Thăng Long năm 2010 phân theo trình độ học
vấn
Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ trọng (%)
Tốt nghiệp THPT 210 43,2
Đang học CĐ, ĐH 185 38,06
Tốt nghiệp CĐ, ĐH 91 18,74
Tổng 486 100
(Nguồn: Tổ chức nhân sự tại siêu thị Big C Thăng Long)
Về đặc điểm bộ máy quản lý, Big C có quy mô quản lý gọn nhẹ và có hệ
thống, bộ máy gián tiếp được sắp xếp phù hợp với khả năng có thể kiêm được nhiều
việc.
 Giám đốc
Điều hành hoạt động kinh doanh, đưa ra những định hướng phát triển sự tồn tại
của công ty, phụ trách những vấn đề đối nội, đối ngoại, chịu trách nhiệm trước pháp
luật và Bộ Công thương về các hoạt động và hiệu quả kinh doanh của toàn công ty.
Điều hành quản lý công ty theo luật doanh nghiệp và các quy định khác có liên
quan theo thỏa ước lao động, hợp đồng lao động, quy chế điều khiển công ty.
 Phó giám đốc
Giúp việc cho Giám đốc, thay mặt Giám đốc chỉ đạo, điều hành công việc của
Trung tâm khi Giám đốc vắng mặt.Trực tiếp phụ trách một số công việc cụ thể được
Giám đốc phân công như: phụ trách mảng công việc tổng hợp - nghiệp vụ, biên tập,
phát hành.
 Trợ lý giám đốc

Giúp Giám đốc lên kế hoạch lich trình công viêc
 Văn phòng công ty
Mỗi một văn phòng phụ trách một khâu nhất định, dưới sự chỉ đạo của Giám
đốc.
 Bộ phận bán hàng
Là những người chịu trách nhiệm làm việc trực tiếp khách hàng.
Nguyễn Thanh Huyền Kinh tế quốc tế 49A
6
Chuyên đề cuối khoá GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty
2.1 Tổng quan về thị trường bán lẻ
2.1.1 Định nghĩa về thị trường bán lẻ
Bán lẻ là hoạt động bán các sản phẩm hoàn chỉnh và dịch vụ cho người tiêu
thụ để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng cá nhân hay hộ gia đình. Nói cách khác, bán lẻ
gồm tất cả các hoạt động liên quan đến việc bán hàng hóa trực tiếp cho người tiêu
dùng cuối cùng để họ sử dụng vào mục đích cá nhân, không kinh doanh.
Người bán lẻ là các cá nhân hay tổ chức làm công việc bán lẻ thông qua các
hình thức đa dạng như bán hàng trực tiếp, bán qua điện thoại, bán hàng qua
internet…
Thị trường bán lẻ là thị trường ở đó diễn ra hoạt động bán lẻ. Những người bán
lẻ và người tiêu dùng là hai tác nhân chính của thị trường. Những người bán lẻ (cá
Nguyễn Thanh Huyền Kinh tế quốc tế 49A
Văn phòng
công ty
Bộ phận bán
hàng
Phòng
trưởng quầy
Phòng kỹ
thuật

Phòng kế
toán
Phòng kiểm
soát nội bộ
Đồ tiêu
dùng
Thực
phẩm
Giám đốc
Trợ lý giám
đốc
Phó giám
đốc
Phòng nhân
sự
Phòng thu
mua
Dịch vụ
khách
hàng
7
Người sản
xuất
Chuyên đề cuối khoá GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng
nhân, tổ chức) và người tiêu dùng tiến hành hoạt động mua bán hàng hóa trong một
khuôn khổ khung pháp lý nhất định.
2.1.2 Cấu trúc kênh phân phối của thị trường bán lẻ
Sơ đồ 2.1: Cấu trúc kênh phân phối cảu thị trường bán lẻ
Dù hàng hoá được phân phối như thế nào thì kênh phân phối của thị trường bán lẻ
về cơ bản bao gồm 3 thành viên: người sản xuất, người trung gian và người tiêu

dùng cuối cùng.
- Người sản xuất: là người trực tiếp sản xuất ra hàng hoá đó. Đôi khi người sản
xuất cũng là người bán thẳng hàng hoá đó tới tay người tiêu dùng không cần qua
trung gian.
- Người trung gian: là những người tham gia vào việc phân phối hàng hoá tới
người tiêu dùng. Người trung gian có thể gồm: đại lý môi giới, người bán buôn,
người bán lẻ (cửa hàng tiện dụng, siêu thị và đại siêu thị, cửa hàng bách hoá, cửa
hàng đại hạ giá, cửa hàng chuyên doanh, trung tâm thương mại ).
Nguyễn Thanh Huyền Kinh tế quốc tế 49A
8
Người trung
gian
Người tiêu
dùng
Chuyên đề cuối khoá GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng
Sơ đồ 2.2 : Minh hoạ cho các cửa hàng làm người trung gian bán lẻ
- Người tiêu dùng: là người cuối cùng nhận được hàng hoá đó. Họ nhận hàng
hoá đó với mục đích để tiêu dùng.
Do sự đa dạng của khâu trung gian mà hàng hoá có thể đến tay của người tiêu
dùng theo nhiều con đường dài ngắn khác nhau:
- Người sản xuất trực tiếp đưa hàng hoá của mình tới tận tay người tiêu dùng
mà không qua một khâu trung gian nào khác. Hàng hoá được bán tại các cửa hàng
bán và giới thiệu sản phẩm của mình hoặc qua điện thoại, qua mạng, qua đơn đặt
hàng
+ Ưu điểm: Ưu điểm của trường hợp này là hàng hoá tiêu thụ nhanh chóng. Vì
hàng hoá đến thẳng tay người tiêu dùng nên giá cả hợp lý hơn. Đồng thời, do không
phải qua khâu trung gian nên nhà sản xuất có thể thu được nhiều lợi nhuận hơn. Đặc
Nguyễn Thanh Huyền Kinh tế quốc tế 49A
Môi giới
CH nhượng quyền

CH Bán và giới thiệu
sản phẩm
CH bán lẻ độc lập
9
Người
sản
xuất
Các loại hình khác:
CH đại lý, CH của
HTX bán lẻ
Người
tiêu
dùng
Chuyên đề cuối khoá GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng
biệt, ưu điểm lớn nhất đó là nhà sản xuất có thể dễ dàng nắm bắt, nhận biết nhu cầu
của khách hàng.
+Nhược điểm: Để thực hiện đưa hàng hoá theo con đường này và đảm bảo
được nguyên tắc lợi nhuận thì người tiêu dùng ở đây phải là người có nhu cầu tiêu
thụ lớn và ổn định. Trên thực tế, rất khó doanh nghiệp có thể tìm kiếm được những
người tiêu dùng đáp ứng được yêu cầu đó.
+ Ứng dụng: Con đường trực tiếp thường được áp dụng trong trường hợp bán
những hàng hoá có giá trị lớn, những hàng hoá có tính chất thương phẩm đặc biệt
(hàng tươi sống, hàng lâu bền) Ví dụ: bán ô tô, cửa hàng bán và giới thiệu sản
phẩm.
- Người sản xuất đưa hàng hoá của mình tới tay người tiêu dùng thông qua khâu
trung gian là những nhà bán lẻ hoặc là thông qua nhà bán buôn rồi đến người bán lẻ
cuối cùng là đến người tiêu dùng.
Trường hợp hàng hoá theo con đường ngắn chỉ có một người trung gian là
người bán lẻ:
+ Ưu điểm: Trong trường hợp này thì người sản xuất có thể tận dụng được vị trí

bán hàng, hệ thống phân phối của người bán lẻ. Qua đó, nhà sản xuất có thể tăng
được uy tín của hàng hoá. Ngoài ra, người sản xuất cũng dễ dàng điều chỉnh hoạt
động bán hàng của mình.
+ Nhược điểm: Rõ ràng trong trường hợp này lợi nhuận đã bị phân chia một
phần cho nhà bán lẻ. Người sản xuất cũng khó điều phối hàng hoá của mình do các
địa điểm bán hàng thuộc sở hữu nhiều người bán lẻ khác nhau.
+ Ứng dụng: Các người sản xuất có quy mô nhỏ nên thường kiêm cả hoạt động
bán buôn thì áp dụng trường hợp này. Các người bán lẻ cần phải đáp ứng được yêu
cầu là phải có vốn lớn và mạng lưới rộng rãi.
Trường hợp hàng hoá theo con đường trung bình là qua người bán buôn đến
người bán lẻ rồi đến người tiêu dùng.
Nguyễn Thanh Huyền Kinh tế quốc tế 49A
10
Chuyên đề cuối khoá GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng
+ Ưu điểm: Để mở rộng được thị trường của mình thì người sản xuất cần phải
có vốn lớn, quan hệ rộng rãi, có bí quyết trong sản xuất, phân phối, bảo quản hàng
hoá. Không phải người sản xuất nào cũng có thể đáp ứng được yêu cầu đó. Khi đó,
để mở rộng thị trường thì những người sản xuất này sẽ nhờ đến vai trò của người
bán buôn.
+ Nhược điểm: Chi phí sản xuất hàng hoá chắc chắn sẽ tăng lên, từ đó người
sản xuất bị chia sẻ lợi nhuận nhiều hơn. Người sản xuất cũng không thể tự mình
điều chỉnh được thị trường phân phối của mình do còn phải phụ thuộc vào người
bán buôn.
+ Ứng dụng: Mở rộng thị trường phân phối hàng hoá.
- Ngoài ra, hàng hoá có thể đến tay người tiêu dùng qua những con đường dài
hơn. Hàng hoá đi từ nhà môi giới đến những nhà bán buôn rồi đến những nhà bán lẻ
cuối cùng mới là người tiêu dùng.
+ Ưu điểm: Trong trường hợp này người sản xuất có thể chuyên tâm vào sản
xuất, khâu phân phối được giao phối các người môi giới.
+ Nhược điểm: Chi phí tăng lên rất nhiều.

+ Ứng dụng: Trường hợp này áp dụng khi hàng hoá phải thâm nhập vào những
thị trường có những luật lệ quy tắc khó khăn hoặc là những thị trường đầu tiên mà
người sản xuất bán hàng hoá của mình. Tại những thị trường này, để có thể bán
được hàng hoá thì cần những người am hiểu sâu sắc thị trường, có mối quan hệ tốt
với các người bán buôn. Người đó chính là người môi giới.
Cụ thể phân tích trên sơ đồ sau:
Nguyễn Thanh Huyền Kinh tế quốc tế 49A
11
Người
sản xuất
Người
sản xuất
Người
tiêu dùng
Người
bán lẻ
Người
tiêu dùng
Chuyên đề cuối khoá GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng
Sơ đồ 2.3: Các kênh phân phối từ người sản xuất đến người tiêu dùng
Qua sơ đồ trên ta thấy, người sản xuất có rất nhiều cách để đưa hang hoá của
mình đến người tiêu dùng. Họ có thể bán hàng trực tiếp tới tay người tiêu dùng
thông qua các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm, bán buôn cho những người bán
lẻ để phân phối được nhiều sản phẩm, đồng thời họ có thể bán hàng thông qua môi
giới khi đưa hàng hoá của mình sang thị trường nước ngoài. Kết hợp nhiều con
đường phân phối khác nhau giúp người sản xuất vừa am hiểu nhu cầu của thị trường
để điều chỉnh sản xuất vừa tiêu thụ sản phẩm được tốt hơn. Khi lựa chọn các con
đường phân phối hàng hoá của mình thì người sản xuất cần căn cứ vào:
+ Nhu cầu của thị trường: Nhu cầu của thị trường được xem xét trên các góc
độ sau: số lượng của hàng hoá thị trường cần nhiều hay ít; quy mô, những khu vực

có nhu cầu đối với sản phẩm hàng hoá; chu kỳ sống của sản phẩm.
+ Điều kiện của người sản xuất: Điều kiện ở đây là thực tế về vốn, về mạng
lưới phân phối của người sản xuất. Điều kiện cũng có thể hiểu đó là người sản xuất
muốn tung ra sản phẩm mới hay là mở rộng thị trường.
+ Chiến lược phân phối hàng hoá của người sản xuất.
2.1.3. Các loại hình bán lẻ
Các loại hình bán lẻ vô cùng phong phú và đa dạng. Dựa trên các tiêu chí khác
nhau người ta có thể phân loại ra nhiều loại hình bán lẻ khác nhau. Ví dụ phân loại
theo quy mô thì các loại hình bán lẻ có các cơ sở bán lẻ lớn, vừa và nhỏ. Hay phân
loại theo các chủ thể tham gia bán lẻ thì các loại hình bán lẻ gồm có doanh nghiệp
bán lẻ, hợp tác xã bán lẻ, cá thể hộ gia đình Tuy nhiên, phổ biến và dễ hiểu nhất
Nguyễn Thanh Huyền Kinh tế quốc tế 49A
12
Người
sản xuất
Người
sản xuất
Người
tiêu dùng
Người
tiêu dùng
Người
bán lẻ
Người
bán lẻ
Người
môi giới
Người
bán buôn
Người

bán buôn
Chuyên đề cuối khoá GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng
thì người ta thường phân loại thị trường bán lẻ theo tiêu thức cách thức bán hàng và
hàng hoá kinh doanh.
Theo đó, trong thị trường bán lẻ các loại hình bán lẻ gồm có bán lẻ tại cửa
hàng, bán lẻ không qua cửa hàng và bán lẻ dịch vụ:
- Bán lẻ tại cửa hàng: Đây là loại hình bán lẻ phổ biến nhất hiện nay. Theo loại
bán lẻ này, các tổ chức hay cá nhân bán lẻ có một địa điểm kinh doanh cố định. Tại
đây, người ta tổ chức trưng bày hàng hoá và người tiêu dùng tới đây để mua và
thanh toán trực tiếp. Các địa điểm bán hàng này tuỳ theo quy mô, tính chất của từng
loại cửa hàng mà người ta phân loại ra các loại cửa hàng khác nhau. Hiện nay có
các loại cửa hàng bán lẻ như sau:
Chợ: Chợ là một loại hình bán lẻ truyền thống lâu đời và phổ biến khắp nơi trên
thế giới. Chợ có thể hiểu là một nơi quy tụ nhiều người bán lẻ và người tiêu dùng để
tiêu thụ các loại hàng hoá khác nhau. Hoạt động buôn bán của chợ có thể diễn ra
hàng ngày hoặc định kỳ theo một khoảng thời gian nhất định.
Siêu thị: Siêu thị là một loại hình bán lẻ hiện đại, xuất hiện chưa lâu tại Việt
Nam. Siêu thị được hiểu là một cửa hàng bán lẻ kinh doanh theo phương thức tự
phục vụ, được trang bị cơ sở vật chất tương đối hiện đại, bày bán nhiều mặt hàng
đáp ứng nhu cầu phong phú của người dân. Giá cả tại siêu thị thường cố định theo
sự ấn định của người kinh doanh không linh hoạt như giá cả tại chợ là kết quả
thương lượng giữa người bán và người mua. Siêu thị thường phải đáp ứng được một
số quy định nhất định về cơ sở vật chất: quy mô, địa điểm, kho Quy định này tuỳ
thuộc vào cơ quan quản lý của siêu thị này.
Cửa hàng bán lẻ độc lập: Loại hình bán lẻ này tồn tại rất phổ biến. Các cửa
hàng này thường thuộc sở hữu của cá nhân hay hộ gia đình. Nó tồn tại dưới hình
thức các cửa hàng, cửa tiệm nhỏ tại các mặt phố, khu dân cư. Các loại hàng hoá tại
các cửa hàng này thường là các hàng tiêu dùng, dân dụng phục vụ cho nhu cầu tiêu
dùng hàng ngày.
Nguyễn Thanh Huyền Kinh tế quốc tế 49A

13
Chuyên đề cuối khoá GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng
Cửa hàng bán lẻ dạng hợp tác xã: Hợp tác xã bán lẻ được hình thành bởi một
nhóm người bán lẻ liên kết với nhau để cùng buôn bán, phân phối hàng hoá. Sự liên
kết này dựa trên sự tự nguyện, đồng thời các thành viên có quyền tự do gia nhập
tách khỏi hợp tác xã và tự cung ứng hàng hoá từ các nguồn ngoài hợp tác xã.
Cửa hàng bách hoá: Đây là loại hình cửa hàng lớn cả về quy mô và số lượng
hàng hoá. Các cửa hàng bách hoá thường được xây dựng tại các khu dân cư tập
trung đông đúc. Hàng hoá tại đây phong phú về chủng loại và mẫu mã nên thường
được bày bán chuyên biệt tại các khu vực riêng của cửa hàng.
Cửa hàng đại lý: Các cửa hàng này được người sản xuất hoặc người phân phối
trung gian cho việc tiêu thụ hàng hoá trên cơ sở hợp đồng đại lý. Hoạt động của các
cửa hàng này thường độc lập và hưởng một khoản hoa hồng nhất định.
Cửa hàng nhượng quyền thương mại: Đây là một hình thức mới mẻ, nó bắt đầu
xuất hiện tại Mỹ từ đầu thế kỷ 20 và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Cửa hàng này
thường được kí hợp đồng để được nhượng quyền kinh doanh một loại hàng hoá
dịch vụ nhất định từ nhà sản xuất. Các cửa hàng nhượng quyền là các cửa hàng có
vốn sẵn và địa điểm kinh doanh. Các cửa hàng này kinh doanh dựa vào thương hiệu
của một hãng đã nổi tiếng trên thị trường. Ngoài ra, các cửa hàng này cũng nhận
được sự tư vấn, cung cấp bí quyết về marketing, tổ chức quản lý, đào tạo nguồn
nhân lực từ đơn vị trao quyền kinh doanh. Để đổi được điều đó, thì ngoài số tiền
đóng lúc đầu ,các cửa hàng còn phải đóng thêm một khoản phí nhất định.
Cửa hàng chuyên doanh: Đây là hình cửa hàng kinh doanh chuyên sâu. Nó chỉ
cung cấp một hay một nhóm hàng hoá nhất định hay chỉ phục vụ một nhóm người
tiêu dùng nhất định. Ví dụ:cửa hàng chuyên doanh có thể là cửa hàng chỉ bán một
loại hàng hoá như quần áo, giày dép hay một nhóm sản phẩm như hàng tươi sống,
hàng đông lạnh; cửa hàng chuyên bán hàng cho trẻ em, người già
Cửa hàng giảm giá, hạ giá: Cửa hàng này bán các loại hàng hoá với giá thấp
hơn với giá bán lẻ theo yêu cầu của người sản xuất hoặc tính chất của sản phẩm.
Nguyễn Thanh Huyền Kinh tế quốc tế 49A

14
Chuyên đề cuối khoá GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng
Cửa hàng kho: Cửa hàng này mang tính chất như một kho hàng. Các cửa hàng
này thường không trưng bày hàng hoá, không quảng cáo tận dụng được diện tích và
chi phí.
Cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm: Cửa hàng thuộc sở hữu của người sản
xuất. Đây là kênh phân phối của trực tiếp của người sản xuất tới người tiêu dùng.
- Bán lẻ không qua cửa hàng: Theo đó các tổ chức và cá nhân bán lẻ không cần
thiết phải có một địa điểm bán hang cố định. Người ta có thể bán hàng tận nhà bán
hàng qua bưu điện, bán hàng qua mạng…
- Bán lẻ dịch vụ: Tức là, ở đây hàng hoá là dịch vụ chứ không phải là hàng hoá
đơn thuân. Các loại hình bán lẻ dịch vụ như: cho thuê phòng ở, giặt là, cho thuê
phương tiện…
Mặc dù, các cửa hàng bán lẻ vẫn còn phổ biến nhưng cùng với sự phát triển của
cuộc sống thì các loại hình bán lẻ không qua cửa hàng và bán lẻ dịch vụ cũng ngày
càng phổ biến hơn. Do sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, công nghệ viễn thông
đặc biệt là mạng internet thì hiện nay hoạt động thương mại điện tử (giới thiệu, bán
hàng và thanh toán qua mạng) đang rất phát triển. Đồng thời, thu nhập của người
tiêu dùng tăng lên dẫn tới nhu cầu di lại, nghỉ ngơi, ăn uống tăng lên kéo theo các
loại hình dịch vụ tăng lên không ngừng.
2.1.4 Vai trò của thị trường bán lẻ
Khi hoạt động bán lẻ phát triển tốt, lành mạnh thì nhờ đó sản xuất tăng, phục vụ
được nhu cầu của người tiêu dùng và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Hoạt động bán lẻ có vai trò điều tiết hàng hoá. Nó điều tiết hàng hoá từ nơi sản
xuất tới người tiêu dùng. Nó điều tiết hàng hoá ở tất cả các vùng miền từ thành phố,
nông thôn, vùng sâu vùng xa bất kể nơi đâu có nhu cầu. Hoạt động bán lẻ phát triển
nó đảm bảo cung cấp hàng hoá công bằng cho mọi người dân trên khắp các vùng
trên cả nước. Do vậy, hoạt động bán lẻ cũng có vai trò góp phần vào việc giảm
khoảng cách giàu nghèo giữa các khu vực.
Nguyễn Thanh Huyền Kinh tế quốc tế 49A

15
Chuyên đề cuối khoá GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng
Cơ cấu thương mại có những biến đổi sâu sắc khi mà hoạt động bán lẻ phát
triển. Khi đó thị trường ngày càng lành mạnh, cạnh tranh hiệu quả hơn.
Sự phát triển của hoạt động bán lẻ cũng tăng cường khả năng tự điều tiết ít chịu
ảnh hưởng của Nhà nước của thị trường hơn. Khi hoạt động bán lẻ phát triển tức là
hàng hoá phong phú và với nhiều nhà phân phối cộng với các quy định cạnh tranh
lành mạnh thì chắc chắn người tiêu dùng sẽ nhận được những hàng hoá tốt nhất với
giá cả hợp lý nhất.
Trong nền sản xuất hàng hoá kinh tế thị trường có xuất hiện mâu thuẫn cơ bản
giữa một nền sản xuất hàng hoá lớn và nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Sở dĩ
có mâu thuẫn đó là do vô số người tiêu dùng khác nhau lại có những nhu cầu, sở
thích khác nhau. Khi xã hội càng phát triển thì sự đa dạng của những nhu cầu này
ngày càng tăng. Trong khi đó các doanh nghiệp phải tăng quy mô sản xuất để tối đa
hoá lợi nhuận. Và hoạt động bán lẻ có vai trò giải quyết được mâu thuẫn cơ bản đó.
2.1.5 Chức năng của hoạt động bán lẻ:
Hoạt động bán lẻ có rất nhiều chức năng. Nhưng các chức năng chính của bán
lẻ là mua, bán, vận chuyển, lưu kho, phân loại, tài chính, chịu rủi ro và thông tin thị
trường.
- Chức năng cơ bản nhất của hoạt động bán lẻ là chức năng mua và bán: Chức
năng mua tức là tìm kiếm, đánh giá, so sánh giá trị các loại hàng hoá dịch vụ. Chức
năng bán là tiêu thụ, phân phối các loại sản phẩm này. Lợi nhuận của các nhà bán lẻ
chính là nhờ vào sự chênh lệch giữa giá hàng hoá bán ra và mua vào. Do đó để tối
đa hoá lợi nhuận các nhà bán lẻ cố gắng mua hàng với giá rẻ và bán ra với số lượng
lớn và giá cao.
- Chức năng cung cấp tài chính: Chức năng này thể hiện ở việc các nhà bán lẻ
cung cấp tài chính tín dụng cần thiết cho một hoạt động sản xuất hàng hoá nào đó.
Có thể nhà bán lẻ cung cấp tài chính trước một phần để nhà sản xuất. Việc thực hiện
chức năng này tuỳ thuộc vào khả năng tài chính của nhà bán lẻ và mối quan hệ giữa
nhà bán lẻ và nhà sản xuất.

Nguyễn Thanh Huyền Kinh tế quốc tế 49A
16
Chuyên đề cuối khoá GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng
- Chức năng thông tin: Chức năng thông tin của hoạt động bán lẻ được thể hiện
ở hai chiều. Thông qua các hoạt động quảng bá, marketing của các nhà bán lẻ thì
các thông tin về sản phẩm được giới thiệu tới người tiêu dùng. Đồng thời, qua hoạt
động bán lẻ các nhà bán lẻ là người tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng. Họ là
những người hiểu rõ nhu cầu, thị hiếu, thu nhập của người tiêu dùng nhất. Qua đó,
nhà bán lẻ sẽ cung cấp những thông tin phản hồi tới nhà sản xuất để nhà sản xuất có
thể điều chỉnh sản xuất để đưa ra những sản phẩm tốt nhất, phù hợp nhất với nhu
cầu của người tiêu dùng.
- Chức năng vận tải: dựa vào việc mua bán hàng hoá của nhà sản xuất để bán
cho người tiêu dùng thì nhà bán lẻ có thể tự mình thực hiện chức năng vận tải hàng
hoá trong hệ thống phân phối của mình.
- Chức năng phân loại và tiêu chuẩn hoá các loại hàng hoá: Người tiêu dùng có
nhu cầu, thu nhập rất đa dạng. Người tiêu dùng ở nông thôn có thu nhập khác với
người tiêu dùng ở thành thị. Người trẻ có yêu cầu về mẫu mã chất lượng hàng hoá
khác với người già. Hoạt động bán lẻ đã thực hiện chức năng sắp xếp, phân loại số
lượng hàng hoá gần nhất với nhu cầu của người tiêu dùng. Tiêu chuẩn hoá là công
việc tìm kiếm những sản phẩm đồng nhất giữa các nhà sản xuất có thể thay thế cho
nhau.
- Chức năng lưu kho, bảo quản sản phẩm: Đối với mọi hàng hoá đều có thời hạn
sử dụng và điều kiện bảo quản nhất định. Chức năng này của hoạt động bán lẻ là
đảm bảo hàng hoá đảm bảo chất lượng nguyên gốc nhất có thể khi đến tay người
tiêu dùng. Thước đo của chức năng này là khả năng đảm bảo sự ăn khớp về thời
gian giữa sản xuất và tiêu dùng.
- Chức năng chia sẻ rủi ro: Mức độ chia sẻ rủi ro tuỳ thuộc vào mối quan hệ giữa
nhà bán lẻ và nhà sản xuất. Nếu như nhà sản xuất tự phân phối hàng hoá của mình
thì sự chia sẻ rủi ro bằng không. Nếu như nhà bán lẻ mua đứt hàng hoá của nhà sản
xuất thì sau đó họ sẽ tự chịu trách nhiệm về bảo hành, vận chuyển hàng hoá cho

khách hàng. Khi đó rủi ro đối với nhà sản xuất đã được chuyển tới nhà bán lẻ tại
thời điểm bán xong sản phẩm đó. Trong trường hợp các nhà sản xuất gửi bán sản
Nguyễn Thanh Huyền Kinh tế quốc tế 49A
17
Chuyên đề cuối khoá GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng
phẩm, hay nhà bán lẻ là đại lý hoa hồng, tiêu thụ cho nhà sản xuất thì rủi ro được
chia sẻ đối với cả người sản xuất và bán lẻ đến khi bán, bảo hành xong sản phẩm.
- Một số chức năng khác: Các nhà bán lẻ như các siêu thị hiện đại còn thực hiện
chức năng chế biến nhất đối với hàng thực phẩm. Ngoài ra, các nhà bán lẻ còn thực
hiện các công việc khác như đóng gói, gắn nhãn mác
Tóm lại, hoạt động bán lẻ có vai trò, chức năng vô cùng quan trọng. Nó được coi
là một mắt xích không thể thiếu của quá trình tái sản xuất mở rộng đảm bảo cho quá
trình này thông suốt từ đó đem lại hiệu quả kinh tế xã hội.
2.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển tới thị trường bán lẻ:
+ Các chính sách của Nhà nước: Đây là yếu tố có tác động quyết định tới sự
hình thành và phương thức hoạt động của thị trường bán lẻ. Các phương thức hoạt
động của thị trường bán lẻ như: phân phối kế hoạch hoá; tự do buôn bán hay hoạt
động theo cơ chế thị trường có quản lý Các chính sách của Nhà nước thông qua
các văn bản pháp luật sẽ quyết định phương thức hoạt động của thị trường bán lẻ.
Hiện nay, chính sách của Nhà nước Việt Nam là thị trường bán lẻ phát triển theo
kiểu kinh tế thị trường có quản lý. Chính sách của Nhà nước cũng thể hiện định
hướng, chiến lược phát triển thị trường bán lẻ theo từng nhóm hàng; nhóm đối
tượng tham gia vào thị trường. Ví dụ như tại Việt Nam các chính sách liên quan
tới thị trường bán lẻ đều có những quy định hạn chế tiêu dùng những mặt hàng cao
cấp hay hỗ trợ và phát triển các doanh nghiệp, cơ sở bán lẻ trong nước.
Các chính sách của Nhà nước còn có vai trò trong việc tạo ra môi trường cạnh
tranh giữa các nhóm đối tượng tham gia vào thị trường bán lẻ. Các thị trường bán lẻ
càng phát triển thị các chính sách của Nhà nước càng có xu hướng thông thoáng và
tạo ra môi trường kinh doanh công bằng hơn. Ngoài ra, các chính sách của Nhà
nước cũng thể hiện mức độ can thiệp của vào các hoạt động kinh doanh thương mại.

+ Các yếu tố kinh tế: Đối với thị trường bán lẻ thì các yếu tố kinh tế được hiểu
là tổng cung và cầu về hàng hoá dịch vụ bán lẻ. Một số yếu tố kinh tế có liên quan
tới thị trường bán lẻ:
Nguyễn Thanh Huyền Kinh tế quốc tế 49A
18
Chuyên đề cuối khoá GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng
Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế: thể hiện mức độ gia tăng lượng hàng hoá
dịch vụ cung ứng trên thị trường bán lẻ.
Lạm phát: tác động giá cả hàng hoá.
Tình hình thu hút vốn FDI: thể hiện lượng vốn, sức cạnh tranh trên thị trường
bán lẻ.

+ Dân cư (người tiêu dùng): Đây là yếu tố tác động tới sự sống còn của thị
trường bán lẻ. Thị trường bán lẻ được coi là thị trường trung gian giữa các nhà sản
xuất cung ứng với người tiêu dùng. Do vậy, sức mua thị hiếu mua sắm của người
tiêu dùng là yếu tố định hướng sự phát triển của thị trường. Rõ ràng, nơi có mật độ
dân cư đông thì trường bán lẻ sẽ phát triển thuận lợi hơn nơi có mật độ dân cư thưa.
Nơi người dân giàu có, mức chi tiêu lớn thị trường bán lẻ sẽ phát triển hơn nơi dân
cư nghèo đói, mức chi tiêu nhỏ bé.
+ Cơ sở hạ tầng: các yếu tó về cơ sở hạ tầng có liên quan sản xuất kinh doanh
trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, tập thể, cá nhân tham gia thị
trường bán lẻ. Sự phát triển của cơ sở hạ tầng góp phần to lớn vào sự phát triển của
thị trường bán lẻ. Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế liên quan tới sự phát triển của thị
trường bán lẻ bao gồm một số yếu tố sau:
Trình độ hiện đại của hệ thống giao thông đường xá, bến bãi, thông tin liên
lạc
Chi phí vận chuyển bảo quản hàng hoá.
Chi phí xây mới thuê, mua mặt bằng kinh doanh.
+ Yếu tố khoa học kỹ thuật: Các yếu tố khoa học kỹ thuật quyết định và chi
phối việc ứng dụng KH&KT trên thị trường; quyết định sự ra đời của sản phẩm

mới, hình thành phương thức kinh doanh mới, ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu dùng của
người dân. Một số yếu tố KH& KT tác động đến thị trường bán lẻ:
Trình độ trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế.
Nguyễn Thanh Huyền Kinh tế quốc tế 49A
19
Chuyên đề cuối khoá GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng
Mức độ đầu tư khoa học công nghệ và tốc độ triển khai của ứng dụng mới trong
nền kinh tế.
Chiến lược phát triển khoa học kỹ thuật của quốc gia.
3.2. Thị trường bán lẻ Việt Nam theo các cam kết gia nhập WTO:
3.2.1. Các cam kết trong WTO của Việt Nam về mở cửa thị trường bán lẻ:
Trong cam kết WTO, Việt Nam cam kết mở cửa lĩnh vực dịch vụ trong đó
ngành dịch vụ phân phối hàng hóa được thương lượng rất kỹ. Quá trình mở cửa thị
trường phân phối hàng hóa gồm 3 giai đoạn cơ bản:
Giai đoạn 1: Các doanh nghiệp nước ngoài muốn tham gia cung cấp dịch vụ
phân phối hàng hóa sẽ phải liên doanh với các doanh nghiệp của Việt Nam. Sau khi
Việt Nam gia nhập WTO, phần vốn góp của nước ngoài sẽ bị giới hạn ở mức tối đa
là 49%.
Giai đoạn 2: 1/1/2008. Tỷ lệ góp vốn 49 % sẽ được dỡ bỏ. Các công ty có vốn
đầu tư nước ngoài được phép làm đại lý, là nhà bán buôn và kinh doanh bán lẻ tất
cả các mặt hàng nhập khẩu hợp pháp và các sản phẩm trong nước theo quy định của
pháp luật, ngoại trừ xi măng và clinker, lốp (bào gồm cả lốp máy bay), sản phẩm
giấy, các loại máy kéo, xe tải, xe con và xe máy, sắt và thép, thiết bị nghe nhìn,
rượu các sản phẩm có cồn, phân bón.
Giai đoạn 3: Tại thời điểm 1/1/2009, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài sẽ
được phép tham gia làm đại lý, kinh doanh bán buôn và bán lẻ các loại sản phẩm:
máy kéo, xe tải, xe con và xe máy. Sau 3 năm tính từ thời điểm Việt Nam gia nhập
WTO, tất cả những hạn chế trên sẽ được dỡ bỏ. Việc thành lập các đại lý cung cấp
dịch vụ bán lẻ sẽ được cho phép trên cơ sở “xem xét nhu cầu nền kinh tế”.
3.2.2. Cơ hội và thách thức khi gia nhập WTO của thị trường bán lẻ Việt Nam:

Thông qua những phân tích và dự đoán ở trên, dưới đây đề tài xin tóm tắt lại
những cơ hội và thách thức đối với thị trường bán lẻ Việt Nam khi gia nhập WTO:
Nguyễn Thanh Huyền Kinh tế quốc tế 49A
20

×