Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (526.91 KB, 73 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS TS Phan Thị Nhiệm
LỜI NÓI ĐẦU
Bắc Giang là một tỉnh miền núi, địa hình phức tạp , gồm nhiều huyện vùng
cao. Khi bước vào thực hiện công cuộc đổi mới, Bắc Giang gặp không ít khó khăn
cả về địa hình, khí hậu và điểm xuất kinh tế chủ yếu là thuần nông. Trong những
năm qua, với quyết tâm cao Bắc Giang đã từng bước chuyển tư nền kinh tế thuần
nông tự cấp tự túc sang nền kinh tế sản xuất hàng hoá và thực hiện chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH.
Nhìn lại những năm đổi mới, kinh tế Bắc Giang liên tục phát triển, GDP tăng
đều qua các năm, tỷ lệ hộ đói nghèo giảm đáng kể, cơ sở hạ tầng phát triển.
Một trong những yếu tố góp phần làm nên sự thành công của Bắc Giang đó
chính là hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nguồn vốn FDI đã đem lại cho kinh
tế Bắc Giang những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, bên cạnh đó hoạt động đầu tư
của tỉnh trong những năm qua còn tồn tại nhiều khó khăn bất cập cần phải được
khắc phục như: sự mất cân đối theo ngành nghề, vùng lãnh thổ, có những tranh
chấp trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chưa được giải quyết kịp thời,
chuyển giao công nghệ vẫn còn chậm trễ, hay tác động tích cực của FDI tới môi
trường Chính vì vậy, việc nâng cao hiệu quả đầu tư, đầy mạnh đầu tư trên địa bàn
tỉnh trong những năm tới là vấn đề nổi cộm cần được quan tâm hàng đầu. Vì lý do
này, chuyên đề "Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI
trên địa bàn tỉnh Bắc Giang” được hoàn thành với mong muốn đóng góp một
phần vào việc giải quyết vấn đề trên.
Mục đích nghiên cứu của chuyên để:
Nghiên cứu cơ sở lý luận về vai trò, nội dung, đặc điểm của nguồn vốn FDI.
Phân tích và đánh giá thực trạng huy động và sử dụng vốn FDI ở Bắc Giang.
Đề xuất một số giải pháp khắc phục những tồn tại và nâng cao hiệu quả huy
động và sử dụng FDI nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước
nói chung và Bắc Giang nói riêng trong giai đoạn 2011 – 2020.
Phương pháp nghiên cứu:
Chuyên đề nghiên cứu trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật biện chứng và một số
phương pháp nghiên cứu như: phương pháp logic, phương pháp phân tích thống kê,


phương pháp so sánh, phương pháp toán kinh tế.
Sinh viên: Vũ Thị Ngư
1
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS TS Phan Thị Nhiệm
Nội dung kết cấu của chuyên đề:
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài ở Bắc Giang.
Nội dung chính của chuyên đề:
Chương I: lý luận chung về vốn đầu tư và hiệu quả sử dụng vốn FDI.
Chương II: Thực trạng vốn FDI và hiệu quả sử dụng vốn FDI ở Bắc Giang.
Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI tỉnh Bắc Giang.
Trong thời gian thực tập tại sở kế hoạch tỉnh Bắc Giang, chuyên đề của em đã
được hoàn thành. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của các anh chị
trong phòng kinh tế ngành. Qua bài viết này, em xin chân thành cảm ơn PGS TS
Phan Thị Nhiệm, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình làm
chuyên đề.
Tuy đã có có gắng nhưng do hạn chế về kinh nghiệm thực tế và phương pháp
nghiên cứu nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến để có thể học tập thêm những kiến thức bổ ích nhằm nâng cao chất
lượng của đề tài của mình.
Lời cam đoan: Em xin cam đoan nội dung chuyên đề là do bản thân thực hiện,
không sao chép, cắt ghép các báo cáo hoặc luận văn của người khác, nếu sai phạm
em xin chịu kỷ luật của nhà trường.
Sinh viên: Vũ Thị Ngư
2
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS TS Phan Thị Nhiệm
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1

LỜI NÓI ĐẦU 1
Mục đích nghiên cứu của chuyên để: 1
Phương pháp nghiên cứu: 1
Nội dung kết cấu của chuyên đề: 2
MỤC LỤC 3
MỤC LỤC 3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 8
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 8
MỤC LỤC BẢNG SỐ LIỆU VÀ HÌNH VẼ 9
MỤC LỤC BẢNG SỐ LIỆU VÀ HÌNH VẼ 9
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG VỐN FDI 10
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG VỐN FDI 10
I. Các khái niệm cơ bản: 10
1. Khái niệm về vốn đầu tư và nguồn vốn đầu tư 10
1.1. Khái niệm về đầu tư và vốn đầu tư 10
1.2. Các nguồn hình thành vốn đầu tư (Vốn đầu tư của nến kinh tế được
hình thành từ hai nguồn chính vốn trong nước và vốn nước ngoài.) 11
2. Khái niệm về vốn FDI 13
2.1. Khái niệm về vốn FDI 13
2.2. Phân loại: 14
2.3. Đặc điểm của nguồn vốn FDI 18
2.4 Vai trò của FDI với nền kinh tế của các nước nhận đầu tư 20
2.5. Hạn chế của nguồn vốn FDI. 25
Sinh viên: Vũ Thị Ngư
3
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS TS Phan Thị Nhiệm
II. Xu hướng vận động của dòng FDI trên thế giới trong những năm gần

đây.(hầu hết các nước trên thế giới, dòng vốn FDI cả vào và ra đều liên tục
tăng) 26
III. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn FDI. ( lý thuyết FDI) 27
1. Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế 27
2. Đóng góp vào ngân sách nhà nước 27
3. Các chỉ số phản ánh đóng góp của FDI vào năng lực sản xuất công nghiệp
và xuất khầu 27
4. Đóng góp của FDI vào việc làm và nguồn nhân lực 28
5. Đóng góp của FDI vào nâng cao cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại địa phương 28
IV. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn FDI 29
1. Nhân tố quốc tế 29
2. Nhân tố thuộc các nhà đầu tư: 29
3. Nhân tố trong nước (nước tiếp nhận đầu tư): 30
V. Thực trạng thu hút và hiệu quả sử dụng vốn FDI của Việt Nam thời gian
qua 31
Bảng 1.1. Đóng góp của FDI vào GDP 32
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỐN FDI VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN FDI
TỈNH BẮC GIANG 33
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỐN FDI VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN FDI
TỈNH BẮC GIANG 33
I. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang: 33
1. Điều kiện tự nhiên tài nguyên và cảnh quan môi trường 33
1.1. Điều kiện tự nhiên: 33
Hình 2.1. Suối Mỡ - Lục Nam 33
1.2 Tài nguyên thiên nhiên 35
2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh từ năm 1997 – 2010 36
2.1. Tình hình phát triển kinh tế chung của tỉnh 36
2.2. Tình hình phát triển kinh tế từng ngành giai đoạn 2006 – 2010 36
Sinh viên: Vũ Thị Ngư
4

4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS TS Phan Thị Nhiệm
2.3. Thương mại, dịch vụ và xuất, nhập khẩu, vận tải hàng hóa tiếp tục
phát triển 38
2.3. Dân số, lao động, việc làm, thu nhập 39
3. Tiềm năng và thách thức 39
3.1. Tiềm năng và lợi thế của Bắc Giang. 39
3.2. Thách thức của tỉnh trong xây dựng và phát triển kinh tế trong thời
gian tới 40
II. Thực trạng về vốn đầu tư phát triển tỉnh 40
1.Quy mô, cơ cấu vốn đầu tư trong thời gian qua 40
Bảng 2.1. Các nguồn đầu tư vào phát triển kinh tế xã hội Bắc Giang 41
2. Thực trạng cơ cấu vốn đẩu tư theo địa bàn huyện 42
3. Thực trạng vốn đầu tư theo lĩnh vực ngành kinh tế 43
II. Thực trạng về tình hình thu hút và sử dụng vốn FDI 43
1. Tình hình thu hút vốn FDI đăng ký, thực hiện và vốn giải ngân 43
1.1. Tình hình cấp giấy phép đầu tư của các dự án 43
Hình 2.2: số vốn đầu tư đăng ký từ năm 1999 đến 2010(đơn vị nghìn USD) 45
1.2. Tình hình tái cấp vốn đầu tư 45
1.3. Quy mô của các dự án 45
Hình 2.3. Quy mô 1 dự án qua các năm 1999 – 2010 46
1.4 Cơ cấu vốn FDI 46
Bảng 2.2. Cơ cấu FDI theo địa bàn huyện 49
2. Tình hình sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài những năm gần đây 49
2.1. Vốn thực hiện 49
2.2. Tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh 50
2.3. Tình hình thu hồi, chấm dứt hoạt động của các dự án đầu tư 50
2.4. Tình hình đăng ký lại của các dự án đầu tư 51
2.5. Tình hình đóng góp vào kinh tế xã hội của tỉnh 51
3. Hiệu quả sử dụng vốn FDI trong những năm gần đây 51

Sinh viên: Vũ Thị Ngư
5
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS TS Phan Thị Nhiệm
3.1. FDI trong tổng đầu tư xã hội và đóng góp cho tăng trưởng kinh tế và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế 51
Bảng 2.3: tỷ trọng doanh thu của các doanh nghiệp có vốn FDI và toàn bộ các
doanh nghiệp trong toàn tỉnh giai đoạn 52
3.2.FDI nâng cao năng lực sản xuât công nghiệp và xuất khẩu. Đóng góp
vào chuyển dịch cơ cầu theo hướng tich cực 52
Hình 2.4: sự thay đổi cơ cấu kinh tế theo ngành Bắc Giang 53
giai đoạn 1999 – 2006 53
3.3. Tạo Việc làm cho người lao động và phát triển nguồn nhân lực 54
Bảng 2.5. Số việc làm mới tại khu vực FDI của Bắc 54
3.4. Đóng góp của FDI vào cơ sở hạ tầng 54
3.5. Thay đổi tích cực của những cân đối vĩ mô trong nền kinh tế 55
Bảng 2.6: Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2006 – 2009 55
Hình : Tỷ lệ thu NSNN của cdác thành phần kinh tế 55
4. Những hạn chế trong sử dụng vốn FDI và Nguyên nhân 56
4.1. Những hạn chế 56
4.2. Nguyên nhân 57
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN FDI
TỈNH BẮC GIANG 59
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN FDI
TỈNH BẮC GIANG 59
I. Định hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang tới năm 2020 59
1. Định hướng phát triển kinh tế bảo đảm hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế
nhanh, hiệu quả và phát triển bền vững 59
2. Các mục tiêu xã hội của tỉnh 59
II. Mục tiêu, định hướng và triển vọng FDI của tỉnh tới năm 2020 60

1. Mục tiêu: 60
2. Định hướng thu hút đầu tư đến năm 2020 61
2.1. Về đối tác đầu tư 61
Sinh viên: Vũ Thị Ngư
6
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS TS Phan Thị Nhiệm
2.2. Về lĩnh vực đầu tư 62
III. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI 63
1. Thực hiện tốt công tác quy hoạch phát triển kinh tế; xây dựng hệ thống kết
cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại đáp ứng yêu cầu thu hút đầu tư phát triển kinh tế
63
2. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong phê duyệt và cấp giấy phép
đầu tư 63
3. Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước đối với FDI 64
4. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các dự án triển khai hoạt động mở rộng tăng
công suất hiện có 67
5. Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực 68
6. Nhóm giải pháp về giải phóng mặt bằng 68
7. Giải pháp về ngoại hối và hỗ trợ vốn 69
IV. Kiến nghị đề xuất với chính phủ và các bộ ngành địa phương 69
1. Về cơ chế chính sách 69
2. Trợ giúp triển khai các quy hoạch phát triển kinh tế 69
3. Trợ giúp tiếp cận thông tin và tổ chức thực hiện công tác xúc tiến đầu tư
70
KẾT LUẬN 72
KẾT LUẬN 72
Danh mục tài liệu tham khảo 73
Danh mục tài liệu tham khảo 73
Sinh viên: Vũ Thị Ngư

7
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS TS Phan Thị Nhiệm
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.
Sinh viên: Vũ Thị Ngư
1 FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
2 TW Trung ương
3 TT - BCT Thông tư - bộ công thương
4 NĐ - CP Nghị định chính phủ
5 ĐTNN Đầu tư nước ngoài
6 KCN Khu công nghiệp
7 GPĐT Giấy phép đầu tư
8 UBND Ủy ban nhân dân
9 EU Cộng đồng chung châu Âu
10 TTCN Tiểu thủ công nghiệp
11 CT Công ty
12 WTO Tổ chức thương mại thế giới
13 TSCĐ Tài sản cố định
14 CNH - HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
8
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS TS Phan Thị Nhiệm
MỤC LỤC BẢNG SỐ LIỆU VÀ HÌNH VẼ
Bảng 1.1. Đóng góp của FDI vào GDP 32
Hình 2.1. Suối Mỡ - Lục Nam 33
Bảng 2.1. Các nguồn đầu tư vào phát triển kinh tế xã hội Bắc Giang 41
Hình 2.2: số vốn đầu tư đăng ký từ năm 1999 đến 2010(đơn vị nghìn USD) 45
Hình 2.3. Quy mô 1 dự án qua các năm 1999 – 2010 46
Bảng 2.2. Cơ cấu FDI theo địa bàn huyện 49
Bảng 2.3: tỷ trọng doanh thu của các doanh nghiệp có vốn FDI và toàn bộ các

doanh nghiệp trong toàn tỉnh giai đoạn 52
Hình 2.4: sự thay đổi cơ cấu kinh tế theo ngành Bắc Giang 53
giai đoạn 1999 – 2006 53
Bảng 2.5. Số việc làm mới tại khu vực FDI của Bắc 54
Bảng 2.6: Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2006 – 2009 55
Hình : Tỷ lệ thu NSNN của cdác thành phần kinh tế 55
Sinh viên: Vũ Thị Ngư
9
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS TS Phan Thị Nhiệm
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN ĐẦU TƯ VÀ HIỆU
QUẢ SỬ DỤNG VỐN FDI.
I. Các khái niệm cơ bản:
1. Khái niệm về vốn đầu tư và nguồn vốn đầu tư.
1.1. Khái niệm về đầu tư và vốn đầu tư.
1.1.1. Hoạt động đầu tư và vốn đầu tư.
Cho đến nay, đầu tư không phải là một khái niệm mới đối với nhiều người,
nhất là đối với những người hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội. Tuy
nhiên, thuật ngữ này lại được hiểu rẩt khác nhau. Có người cho rằng đầu tư là phải
bỏ một cái gì đó vào một việc nhất định để thu lại một lợi ích trong tương lai.
Nhưng cũng có người lại quan niệm đầu tư là các hoạt động sản xuất kinh doanh để
thu lợi nhuận. Thậm chí thuật ngữ này thường được sử dụng rộng rãi, như câu cửa
miệng để nói lên chi phí về thời gian, sức lực và tiền bạc vào mọi hoạt động của con
người trong cuộc sống. Nhưng có thể đưa ra một khái niệm cơ bản về đầu tư được
nhiều người thừa nhận, đó là “đầu tư là việc sử dụng một lượng tài sản nhất định
như vốn, công nghệ, đất đai, … vào một hoạt động kinh tế cụ thể nhằm tạo ra một
hoặc nhiều sản phẩm cho xã hội để thu lợi nhuận”. Người bỏ ra một số lượng tài
sản được gọi là nhà đầu tư hay chủ đầu tư. Chủ đầu tư có thể là các tổ chức, cá nhân
và cũng có thể là nhà nước.
Nguồn vốn đầu tư này có thể là những tài sản hữu hình như đất đai, nhà cửa,

nhà máy, thiết bị, hàng hoá hoặc tài sản vô hình như bằng sáng chế, phát minh,
nhãn hiệu hàng hoá, bí quyết kỹ thuật, uy tín kinh doanh, bí quyết thương mại Các
doanh nghiệp còn có thể đầu tư bằng cổ phần, trái phiếu, các quyền về sở hữu tài
sản khác như quyền thế chấp, cầm cố hoặc các quyền có giá trị về mặt kinh tế như
các quyền thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
Đối với nền kinh tế nói chung, toàn bộ việc đầu tư được tiến hành ở một thời
kỳ nhất định là nhân tố cơ bản duy trì và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật của nền
kinh tế tạo ra sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, giải quyết công ăn việc làm, đáp ứng
nhu cầu của nền kinh tế trong thời kỳ tiếp theo. Xét về lâu dài, khối lượng đầu tư
Sinh viên: Vũ Thị Ngư
10
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS TS Phan Thị Nhiệm
của ngày hôm nay sẽ quyết định dung lượng sản xuất, tốc độ tăng trưởng kinh tế,
mức độ cải thiện đời sống trong tương lai.
1.1.2. Đặc điểm hoạt động đầu tư.
* Có sử dụng vốn: huy động nguồn lực vốn và sử dụng vào hoạt động sản
xuất kinh doanh thu lợi nhuận cho nhà đầu tư. Trong suốt quá trình của dự án đầu
tư, nguồn vốn được sử dụng trong quá trình sản xuất, nhằm mục đích đưa các yếu tố
đầu vào thành các yếu tố đầu ra. Nguồn vốn được dùng để trang trải các chi phí
nguyên nhiên vật liệu, các chi phí nhân công và chi phí quản lý. Các hoạt động sản
xuất không thể thực hiện được nếu thiếu nguồn vốn, và doanh nghiệp cũng không
thể thu lại được lợi nhuận.
*Có sinh lợi: Lợi nhuận và/hoặc lợi ích kinh tế xã hội
Thứ nhất lợi nhuận là chênh lệch giữa thu nhập mà hoạt động đầu tư đem lại
cho chủ đầu tư với chi phí mà chủ đầu tư phải bỏ ra để tiến hành hoạt động đầu tư
đó. Thứ 2 lợi ích kinh tế xã hội là chênh lệch giữa những gì mà xã hội thu được với
những gì mà xã hội mất đi từ hoạt động đầu tư. Lợi ích kinh tế xã hội được đánh giá
qua các chỉ tiêu định tính và các chỉ tiêu định lượng. Ví dụ: việc xây dựng cầu
Thanh Trì mang lại lợi ích kinh tế xã hội. Thông thường, tư nhân và doanh nghiệp

theo đuổi mục tiêu lợi nhuận; còn chính phủ theo đuổi mục tiêu lợi ích kinh tế xã
hội.
*Có mạo hiểm: Hoạt động đầu tư thường diễn ra trong một thời gian dài, theo
thời gian mức độ rủi ro của hoạt động đầu tư càng cao như khi đó có thể sảy ra các
biến động khách quan tác động đến tính khả thi của dự án. Thời gian càng dài thì
các biến động càng nhiều hơn và khó kiểm soát hơn làm cho rủi ro càng lớn.
1.2. Các nguồn hình thành vốn đầu tư (Vốn đầu tư của nến kinh tế được hình
thành từ hai nguồn chính vốn trong nước và vốn nước ngoài.)
a. Vốn trong nước
Cơ sở vật chất - kỹ thuật để có thể tiếp thu và phát huy tác dụng của vốn đầu
tư nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế của đất nước chính là khối lượng vốn
đầu tư trong nước. Tỷ lệ giữa vốn huy động được ở trong nước để tiếp nhận và sử
dụng có hiệu quả vốn nước ngoài tuỳ thuộc vào đặc điểm và điều kiện phát triển
kinh tế xã hội của mỗi nước. Xét về lâu dài thì nguồn vốn đảm bảo cho sự tăng
Sinh viên: Vũ Thị Ngư
11
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS TS Phan Thị Nhiệm
trưởng kinh tế một cách liên tục, đưa đất nước đến sự phồn vinh một cách chắc
chắn và không phụ thuộc phải là nguồn vốn đầu tư trong nước.
- Vốn ngân sách nhà nước: gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa
phương. Vốn ngân sách được hình thành từ vốn tích luỹ của nền kinh tế và được
Nhà nước duy trì trong kế hoạch ngân sách để cấp cho đơn vị thực hiện các công
trình thuộc kế hoạch Nhà nước.
- Vốn của các doanh nghiệp quốc doanh: Được hình thành từ lợi nhuận để lại
của các doanh nghiệp để bổ sung cho vốn kinh doanh. Nguồn vốn này luôn có vai
trò to lớn và tác dụng trực tiếp nhất đối với tốc độ tăng trưởng hàng năm của tổng
sản phẩm trong nước. Đây chính là nguồn vốn mà các chính sách kinh tế trong các
giai đoạn tiếp theo.
- Vốn của tư nhân và của hộ gia đình: Trong xu hướng khuyến khích đầu tư

trong nước và cổ phần hoá những doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ thì nguồn
vốn đầu tư từ khu vực này ngày càng lớn về quy mô và tỷ trọng so với vốn đầu tư
của khu vực Nhà nước.
Vốn đầu tư của tư nhân hay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là phần lợi
nhuận còn lại sau khi trừ đi các loại thuế và các khoản lãi cho các cổ đông (đối với
công ty cổ phần). Vốn của dân cư là phần thu nhập chưa dùng đến thường được tích
luỹ dưới dạng trữ kim, USD hay các bất động sản hoặc gửi tiết kiệm trong ngân
hàng hoặc ngày công lao động.
b. Vốn nước ngoài
Vốn đầu tư nước ngoài là vốn của các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào
trong nước dưới các hình thức đầu tư gián tiếp hoặc đầu tư trực tiếp.
- Vốn đầu tư gián tiếp: là vốn của các Chính Phủ, các tổ chức quốc tế như:
Viện trợ không hoàn lại, cho vay ưu đãi với lãi suất thấp với thời hạn dài, kể cả vay
theo hình thức thông thường. Một hình thức phổ biến của đầu tư gián tiếp tồn tại
dưới hình thức ODA-Viện trợ phát triển chính thức của các nước công nghiệp phát
triển. Vốn đầu tư gián tiếp thương lớn, cho nên tác dụng mạnh và nhanh đối với
việc giải quyết dứt điểm các nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của nước nhận đầu
tư. Vai trò đầu tư gián tiếp được thể hiện ở những thành tựu phát triển kinh tế xã hội
của Hàn Quốc, philipine những năm sau giải phóng và đối với Việt Nam những
năm chống Mỹ cứu nước. Tuy nhiên, tiếp nhận vốn đầu tư gián tiếp thường gắn với
việc trả giá bằng chính trị và nợ nần chồng chất nếu không sử dụng có hiệu quả vốn
Sinh viên: Vũ Thị Ngư
12
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS TS Phan Thị Nhiệm
vay và thực hiện nghiêm ngặt chế độ trả nợ vay. Các nước Đông Nam á và NICS
Đông á đã thực hiện giải pháp vay dài hạn, vay ngắn hạn rất hạn chế và đặc biệt
không vay thương mại. Vay dài hạn lãi suất thấp, việc trả nợ không khó khăn ví có
thời gian hoạt động đủ để thu hồi vốn.
- Vốn đầu tư trực tiếp (FDI):

Tuỳ theo điều kiện cụ thể của mình, các nước ASEAN và NICS Đông á, có
nước dựa chủ yếu vào vốn đầu tư gián tiếp (Hàn Quốc, philipin, Thái lan,
Inđônêsia, Malaixia), có nhiều nước lại chú trọng vốn đầu tư trực tiếp ( Singapo,
Hồngkông).
2. Khái niệm về vốn FDI.
2.1. Khái niệm về vốn FDI.
Theo nguồn quốc tế:
Khái niệm của IMF : FDI là một hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm đạt
được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một
nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành
quyền quản lý thực sự doanh nghiệp.
Khái niệm của OECD : Đầu tư trực tiếp là hoạt động đầu tư được thực hiện
nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp đặc biệt là
những khoản đầu tư mang lại khả năng tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh
nghiệp nói trên bằng cách : Thành lập hoặc mở rộng một doanh nghiệp hoặc một
chi nhánh thuộc toàn quyền quản lý của chủ đầu tư (GI), mua lại toàn bộ doanh
nghiệp đã có (M&A), tham gia vào một doanh nghiệp mới, cấp tín dụng dài hạn.
Quyền kiểm soát : nắm từ 10% cổ phiếu thường hoặc quyền biểu quyết trở lên.
Theo định nghĩa của Chính phủ Mỹ, ngoài những nội dung tương tự khái niệm
FDI của IMF và OECD, FDI còn gắn với “quyền sở hữu hoặc kiểm soát 10% hoặc
hơn thế các chứng khoán kèm quyền biểu quyết của một doanh nghiệp, hoặc lợi ích
tương đương trong các đơn vị kinh doanh không có tư cách pháp nhân”.
Theo nguồn Việt Nam
Luật đầu tư: năm 2005 mà quốc hội khoá XI Việt Nam đã thông qua có các
khái niệm về “đầu tư”, “đầu tư trực tiếp”, “đầu tư nước ngoài”, “đầu tư ra nước
ngoài nhưng không có khái niệm “đầu tư trực tiếp nước ngoài”. Tuy nhiên, có thể
“gộp” các khái niệm trên lại và có thể hiểu FDI là hình thức đầu tư do nhà đầu
Sinh viên: Vũ Thị Ngư
13
13

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS TS Phan Thị Nhiệm
nước ngoài bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư ở Việt Nam hoặc
nhà đầu tư Việt Nam bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư ở nước
ngoài theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan”.
Kết luận:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một khoản đầu tư đòi hỏi một mối quan tâm lâu
dài và phản ánh lợi ích dài hạn và quyền kiểm soát (control) của một chủ thể cư trú
ở một nền kinh tế (được gọi là chủ đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc doanh nghiệp
mẹ) trong một doanh nghiệp cư trú ở một nền kinh tế khác nền kinh tế của chủ đầu
tư nước ngoài (được gọi là doanh nghiệp FDI hay doanh nghiệp chi nhánh hay chi
nhánh nước ngoài)
FDI chỉ ra rằng chủ đầu tư phải có một mức độ ảnh hưởng đáng kế đối với
việc quản lý doanh nghiệp cư trú ở một nền kinh tế khác. Tiếng nói hiệu quả trong
quản lý phải đi kèm với một mức sở hữu cổ phần nhất định thì mới được coi là FDI
2.2. Phân loại:
2.2.1. Theo hình thức thâm nhập (quốc tế):
*/ Đầu tư mới :là hoạt động đầu tư trực tiếp vào các cơ sở sản xuất kinh
doanh hoàn toàn mới ở nước ngoài, hoặc mở rộng một cơ sở sản xuất kinh doanh đã
tồn tại.
*/Mua lại và sáp nhập qua biên giới: Mua lại và sáp nhập qua biên giới là
một hình thức FDI liên quan đến việc mua lại hoặc hợp nhất với một doanh nghiệp
nước ngoài đang hoạt động.
Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ
tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác,
đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.
Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ
tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh
nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất.
Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần
tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành

nghề của doanh nghiệp bị mua lại.
Liên doanh giữa các doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng
nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình
Sinh viên: Vũ Thị Ngư
14
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS TS Phan Thị Nhiệm
thành một doanh nghiệp mới.
Các hình thức của sáp nhập
- Sáp nhập theo chiều ngang: là hình thức sáp nhập diễn ra giữa các công ty
trong cùng một ngành kinh doanh (hay có thể nói là giữa các đối thủ cạnh tranh)
Ví dụ: Procter & Gamble là một trong những công ty lớn nhất thế giới sản
xuất sản phẩm tiêu dùng chăm sóc sắc đẹp cho phụ nữ và trẻ em. Năm 2004 doanh
thu là 56,74 tỷ USD, lợi nhuận ròng là 7,26 tỷ USD. Gillette là công ty của Mỹ
đứng đầu thế giới về sản phẩm chăm sóc vệ sinh cá nhân cho nam. Doanh số năm
2004 là 9 tỷ USD. Mục đích của M&As: P&G từ lâu đã hướng về đối tượng khách
hàng là phụ nữ và trẻ em sơ sinh giờ muốn mở rộng sang đối tượng là nam giới =>
muốn mua lại Gillette. Tháng 01/2005, công ty Procter & Gamble đã mua lại
Gillette với giá 57 tỷ USD, gấp 6 lần doanh số của Gillette (9 tỷ USD). Sau M&A
với Gillette, P&G trở thành tập đoàn số 1 thế giới vượt cả Unilever. Hoạt động
M&As đã đem lại sức tăng trưởng với tỷ lệ cao nhất và sự bao trùm về địa lý cho
công ty.
- Sáp nhập theo chiều dọc: là hình thức sáp nhập của các công ty khác nhau
trong cùng một dây chuyền sản xuất ra sản phẩm cuối cùng. Có 2 dạng sáp nhập
theo chiều dọc là: Backward: Liên kết giữa nhà cung cấp và công ty sản xuất,
Forward: Liên kết giữa công ty sản xuất và nhà phân phối
Sáp nhập theo chiều dọc diễn ra nhiều trong lĩnh vực dầu mỏ.
VD: Công ty Exxol Mobile Coporation là công ty sáp nhập giữa 2 công ty dầu
mỏ Exxol và Mobile. Thương vụ hoàn thành năm 1991. Công ty UCB SA của Bỉ
hoạt động trong lĩnh vực hoá dược và sản phẩm thực vật (medicinal chemicals and

botanical products) mua lại công ty Celltech Group Plc nghiên cứu thương mại vật
lý và sinh học (commercial physical and biological reseach) với giá 2.7 tỷ USD

- Sáp nhập hỗn hợp (conglomerate): là hình thức sáp nhập giữa các công ty
kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau. Mục tiêu của những vụ sáp nhập như vậy
là đa dạng hóa, và chúng thường thu hút sự chú ý của những công ty có lượng tiền
mặt lớn.
Ví dụ: Công ty General Electric của Mỹ hoạt động trong lĩnh vực năng lượng,
phân phối và máy bién thế đặc biệt mua lại công ty Amersham Plc của Anh hoạt
Sinh viên: Vũ Thị Ngư
15
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS TS Phan Thị Nhiệm
động trong lĩnh vực các sản phẩm sinh học, sản phẩm chẩn đoán loại trừ với giá 9.6
tỷ USD, thương vụ này kết thúc vào 8/4/2004.
2.2.2.Theo quy định của pháp luật Việt Nam:
*/ Doanh nghiệp liên doanh
Là hình thức được sử dụng rộng rãi nhất của đầu tư trực tiếp nước ngòai trên
thế giới từ trước tới nay. Đó là công cụ để xâm nhập thị trừơng nước ngòai một
cách hợp pháp và có hiệu quả thông qua họat động hợp tác. Liên doanh là một hình
thức tổ chức kinh doanh có tính chất quốc tế hình thành từ những sự khác biệt giữa
các bên về quốc tịch, quản lý, hệ thống tài chính, luật pháp và bản sắc văn hóa.
Hoạt động trên cơ sở sự đóng góp của các bên về vốn, quản lý lao động và cùng
chịu trách nhiệm về lợi nhuận cũng như rủi ro có thể sảy ra.
*/ Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngòai cũng là một hình thức doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài nhưng ít phổ biến hơn hình thức liên doanh trong hoạt động
đầu tư quốc tế; đồng thời là một thực thể kinh doanh có tư cách pháp nhân, được
thành lập dựa trên các mục đích của chủ đầu tư và nước sở tại; và họat động theo sự
điều hành quản lý của chủ đầu tư nước ngoài nhưng vẫn phải tùy thuộc vào các điều

kiện về môi trường kinh doanh của nước sở tại, đó là điều kiện chính trị, kinh tế,
pháp luật, văn hóa, mức độ cạnh tranh… Những doanh nghiệp này là một thực thể
pháp lý độc lập họat dộng theo luật pháp nước sở tại. Được thành lập dưới dạng là
công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
*/ Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh
Đây là hình thức đầu tư trực tiếp trong đó hợp đồng hợp tác kinh doanh được
ký kết giữa hai hay nhiều bên (gọi là các bên hợp tác kinh doanh) để tiến hành một
hoặc nhiều hoạt động kinh doanh ở nước nhận đầu tư trong đó quy định trách nhiệm
và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên tham gia mà không cần thành lập xí
nghiệp liên doanh hoặc pháp nhân mới. Hình thức này không làm hình thành một
công ty hay một xí nghiệp mới. Mỗi bên vẫn hoạt động với tư cách pháp nhân độc
lập của mình và thực hiện các nghĩa vụ của mình trước nước nhà.
*/ Đầu tư theo hợp đồng BOT (Build Opera Transfer), BTO, BT
Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT): là văn bản ký kết giữa
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây
Sinh viên: Vũ Thị Ngư
16
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS TS Phan Thị Nhiệm
dựng kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật (như cầu đường, sân bay, bến
cảng, …tại Việt Nam) trong một khoảng thời gian nhất định. Với hình thức này, các
chủ đầu tư chịu trách nhiệm tiến hành xây dựng và kinh doanh công trình trong một
thời gian để thu hồi đủ vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý. Sau khi dự án kết thúc,
toàn bộ công trình sẽ được chuyển giao cho nước chủ nhà mà không thu bất cứ
khoản tiền nào.
Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO): với hình thức này, sau
khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình cho nước chủ nhà. Chính phủ
nước chủ nhà giành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong thời gian
nhất định để thu hồi đủ vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý.
Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT): với hình thức này, sau khi xây dựng

xong, chủ đầu tư chuyển giao công trình cho nước chủ nhà. Nước chủ nhà sẽ tạo
điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi đủ vốn đầu tư.
*/ Đầu tư thông qua công ty mẹ và con (Holding company)
Holding company là một công ty sở hữu vốn trong một công ty khác ở mức đủ
để kiểm sóat hoạt động quản lý và điều hành công ty đó thông qua việc gây ảnh
hưởng hoặc lựa chọn thành viên hội đồng quản trị.
Holding company được thành lập dưới dạng công ty cổ phần và chỉ giới hạn
hoạt động của mình trong việc sở hữu vốn, quyết định chiến lượt và giám sát hoạt
động quản lý của các công ty con, các công ty con vẫn duy trì quyền kiểm soát họat
động kinh doanh của mình một cách độc lập.
*/ Hình thức chi nhánh công ty nước ngoài
Hình thức này được phân biệt với hình thức công ty 100% vốn nước ngoài ở
chổ chi nhánh không được coi là một pháp nhân độc lập, trong khi công ty con
thường là một pháp nhân độc lập. Trách nhiệm công ty con thường giới hạn trong
phạm vi tài sản ở nước sở tại, trong khi trách nhiệm của chi nhánh theo quy định
của một số nước thì không chỉ giới hạn trong phạm vi tài sản của chi nhánh mà còn
đươc mở rộng đến cả phần tài sản của công ty mẹ ở nước ngoài.
Việc thành lập chi nhánh thường đơn giản hơn so với việc thành lập công ty
con do không thành lập một pháp nhân độc lập, việc thành lập chi nhánh không phải
tuân thủ theo các quy định về thành lập công ty thường chỉ thông qua việc đăng ký
tại các cơ quan có thẩm quyền của nước nhà.
Sinh viên: Vũ Thị Ngư
17
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS TS Phan Thị Nhiệm
Ngoài ra còn một số hình thức khác như công ty hợp danh và công ty cổ phần cũng
được dùng trong quá trình đầu tư.
2.3. Đặc điểm của nguồn vốn FDI.
2.3.1. Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trong
vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tuỳ theo quy định của luật pháp từng nước để giành

quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư. Luật các nước
thường quy định không giống nhau về vấn đề này. Luật Mỹ quy định tỷ lệ này là
10%, Pháp và Anh là 20%, Việt Nam theo luật hiện hành là 30% (điều 8 Luật
ĐTNN 1996), trừ những trường hợp do Chính phủ quy định thì nhà đầu tư nước
ngoài có thể góp vốn với tỉ lệ thấp hơn nhưng không dưới 20% (Điều 14 mục 2
Nghị định 24/2000 NĐ-CP)
1
, còn theo qui định của OECD (1996) thì tỷ lệ này là
10% các cổ phiếu thường hoặc quyền biểu quyết của doanh nghiệp - mức được
công nhận cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia thực sự vào quản lý doanh
nghiệp.
Tỷ lệ đóng góp của các bên trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định sẽ quy định
quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, đồng thời lợi nhuận và rủi ro cũng được phân chia
dựa vào tỷ lệ này. Theo Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam, trong doanh nghiệp
liên doanh, các bên chỉ định người của mình tham gia vào Hội đồng quản trị theo tỷ
lệ tương ứng với phần vốn góp vào vào vốn pháp định của liên doanh.
2.3.2. Tìm kiếm lợi nhuận: đầu tư FDI chủ yếu là đầu tư từ các nhà đầu tư tư
nhân với mục đích hàng đầu là tìm kiếm và thu lợi nhuận: theo cách phân loại
ĐTNN của UNCTAD, IMF và OECD, FDI là đầu tư tư nhân. Do chủ thể là tư nhân
nên FDI có mục đích ưu tiên hàng đầu là lợi nhuận. Các nước nhận đầu tư, nhất là
các nước đang phát triển cần lưu ý điều này khi tiến hành thu hút FDI, phải xây
dựng cho mình một hành lang pháp lý đủ mạnh và các chính sách thu hút FDI hợp
lý để hướng FDI vào phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của nước
mình, tránh tình trạng FDI chỉ phục vụ cho mục đích tìm kiếm lợi nhuận của các
chủ đầu tư.
2.3.3. Thu nhập mà chủ đầu tư thu được phụ thuộc vào kết quả kinh doanh
của doanh nghiệp mà họ bỏ vốn đầu tư. Thu nhập của nhà đầu tư được trích từ lợi
nhuận của doanh nghiệp theo tỷ lệ đóng góp và điêu lệ công ty, lợi nhuận mà doanh
nghiệp muốn thu được phải dựa vào kết quả của hoạt động kinh doanh. Vậy nên
1

Theo luật đầu tư được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005 thì Việt Nam không quy định vốn tối thiểu của chủ đầu tư nước ngoài nữa
Sinh viên: Vũ Thị Ngư
18
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS TS Phan Thị Nhiệm
doanh nghiệp nào muốn có lợi nhuận cao dựa vào tăng doanh thu và giảm trừ chi
phí trong quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm. Các hoạt động được đầu tư chủ
yếu là các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm dựa
vào lợi thế so sánh chủ yếu như lợi thế về nguồn nguyên liệu giá rẻ và nguồn nhân
công với chi phí thấp. Còn các hoạt động đầu tư nhằm mục đích thu lợi tức thì các
doanh nghiệp có vốn FDI hầu như không được hoạt động. Và lợi nhuận của các
doanh nghiệp thu được mang tính chất thu nhập kinh doanh chứ không phải dưới
dạng lợi tức.
2.3.4 Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự
chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Nhà đầu tư nước ngoài được quyền tự lựa chọn lĩnh vực
đầu tư, hình thức đầu tư, thị trường đầu tư, quy mô đầu tư cũng như công nghệ cho
mình, do đó sẽ tự đưa ra những quyết định có lợi nhất cho họ. Vì thế, hình thức này
mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không có những ràng buộc về chính trị,
không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế nước nhận đầu tư.
2.3.5 FDI và chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhận đầu tư. Thông
qua hoạt động FDI, nước chủ nhà có thể tiếp nhận được công nghệ, kĩ thuật tiên
tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý. Đặc biệt là dưới tác động tràn tác động gián tiếp
xuất hiện khi có mặt của các doanh nghiệp FDI làm cho các doanh nghiệp trong
nước thay đổi hành vi của mình như thay đổi công nghệ, thay đổi chiến lược sản
xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước. Dưới tác động của 4 kênh xuất
hiện tác động tràn nhiều nhất: kênh di chuyển lao động, kênh phổ biến & chuyển
giao công nghệ, kênh liên kết sản xuất và kênh cạnh tranh.Ví dụ về quá trình
chuyển giao công nghệ như trong lĩnh vực bưu chính viễn thông của Việt Nam, hầu
hết công nghệ mới trong lĩnh vực này có được nhờ chuyển giao công nghệ từ nước
ngoài.

2.3.6. FDI gắn liền với sự di chuyển vốn từ nước chủ đầu tư sang nước nhận
đầu tư. Các nước chủ đầu tư muốn thu lại khoản lợi nhuận cao từ đồng vốn của
mình bỏ ra, bằng cách tận dụng lợi thế của các nước tiếp nhận đầu tư nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn và khả năng sinh lời của nguồn vốn đó từ đó nguồn vốn được chảy
vào các nước nhận vốn đầu tư. Ngày nay, ở Việt Nam, nguồn vốn FDI ngày càng
đóng vai trò quan trọng trong cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Việt nam là một
nước đang phát triển để thoát khỏi cài vòng luẩn quẩn của nghèo đói thì thu hút và
Sinh viên: Vũ Thị Ngư
19
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS TS Phan Thị Nhiệm
sử dụng hiệu quả nguồn vốn này là nhiệm vụ ngày càng quan trọng trên con đường
phát triển đất nước.
2.3.7 FDI tạo ra thị trường mới cho cả nước đầu tư và nước nhận đầu tư.Dựa
vào hoạt động đầu tư của mình, nước đầu tư có thể xâm nhập vào thị trường nước
nhận đầu tư một cách dễ dàng hơn nhờ các chính sách ưu đãi về thị trường và các
hàng rào khi tham gia thị trường cũng được hạ xuống, xây dựng nên nhiều lợi thế so
với các đối thủ cạnh tranh. Còn nước tiếp nhận đầu tư có thể phát triển thêm về các
thị trường của các mặt hàng bổ trợ cho các ngành có đầu tư FDI. Ví dụ như đầu tư
vào ngành chế biến thì thị trường cho nganh nông lâm thủy sản sẽ được mở rộng
hơn, tạo ra hiệu ứng tác động lan tóa tới các ngành trong nước
2.3.8 .FDI hiện nay gắn liền với kinh doanh quốc tế song phương và đa
phương. FDI là hình thức đầu tư của nước chủ đầu tư vào nước nhận đầu tư, thông
qua đó FDI còn mở rộng thị trường hoạt động của mình trên lãnh thổ nước nhận đầu
tư. Những công ty có vốn FDI chủ yếu là những công ty kinh doanh trên theo hình
thức đa quốc gia như công ty Cannon, công ty Mishubitsi… Một số khác được thực
hiện theo hình thức song phương như công ty TNHH một thành viên FUGIANG
thuộc tập đoàn Hồng Hải…Qua Vốn FDI, hình thức kinh doanh quốc tế song
phương và đa phương ngày càng được mở rộng và phát triển.
2.4 Vai trò của FDI với nền kinh tế của các nước nhận đầu tư.

2.4.1 Phá vỡ vòng tròn luẩn quẩn ở các nước đang phát triển, bổ xung nguồn
vốn cho hoạt động đầu tư phát triển.
Từ thế kỷ trước, nhà kinh tế học Paul Samuelson đã đưa ra lý thuyết vòng luẩn
quẩn của sự chậm tiến và cú huých từ bên ngoài. Theo lý thuyết này, đa số các nước
đang phát triển đều thiếu vốn, do khả năng tích luỹ vốn hạn chế. Những nước dẫn
đầu trong chạy đua tăng trưởng phải đầu tư ít nhất 20% thu nhập quốc dân vào việc
tạo vốn. Trái lại, những nước nông nghiệp lạc hậu thường chỉ có thể tiết kiệm được
5% thu nhập quốc dân. Hơn nữa, phần nhiều trong khoản tiết kiệm nhỏ bế này phải
dùng để cung cấp nhà cửa và những công cụ giản đơn cho số dân đang tăng lên.
Trong cuốn Những vấn đề hình thành vốn ở các nước chậm phát triển,
R.Nurkes đã trình bày có hệ thống việc giải quyết vấn đề vốn . Theo ông, xét về
lượng cung người ta thấy khả năng tiết kiệm ít ỏi, tình hình đó là do mức độ thấp
của thu nhập thực tế. Mức thu nhập thực tế phản ánh năng suất lao động thấp, đến
Sinh viên: Vũ Thị Ngư
20
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS TS Phan Thị Nhiệm
lượt mình, năng suất lao động tháp phần lớn do tình trạng thiếu tư bản gây ra. Thiếu
tư bản lại là kết quả của khả năng tiết kiệm ít ỏi đưa lại. Và thế là cái vòng được
khép kín. Trong cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói đó, nguyên nhân cơ bản là
thiếu vốn. Do vậy, mở cửa cho đầu tư trực tiếp nước ngoài được ông xem là giải
pháp thực tế nhất đối với các nước đang phát triển.
Samuelson cũng cho rằng, để phát triển kinh tế phải có cú huých từ bên ngoài
nhằm phá vỡ cái vòng luẩn quẩn đó, phải có đầu tư của nước ngoài vào các nước
đang phát triển. Theo ông, nếu có quá nhiều trở ngại đối với việc đi tìm nguồn tiết
kiệm trong nước để tạo áôn thì tại sao không dựa nhiều hơn vào các nguồn bên
ngoài? Chẳng phải lý thuyết kinh tế đã từng nói với chúng ta rằng, một nước giàu
sau khi đã hút hết những dự án đầu tư có lợi nhuận cao cho mình, cũng có thể làm
lợi cho chính nó và nước nhận đầu tư bằng cách đầu tư vào những dự án lợi nhuận
cao ra nước ngoài đó sao. FDI không chỉ bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển mà

còn là một luồn vốn ổn định hơn so với các luồng vốn đầu tư quốc tế khác, bởi FDI
dựa trên quan điểm dài hạn về thị trường, về triển vọng tăng trưởng và không tạo ra
nợ cho chính phủ nước tiếp nhận đầu tư, do vậy, ít có khuynh hướng thay đổi khi có
tình huống bất lợi.
2.4.2 Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển
kinh tế.
FDI giúp các nước tăng GDP. ở nhiều nước đang phát triển, tốc độ tăng
trưởng của khu vực có vốn FDI thường cao hơn tốc độ tăng trưởng của khu vực
kinh tế có vốn trong nước, chính vì vậy FDI góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển
và tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển. Tỷ trọng
của khu vực kinh tế có vốn FDI trong cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế ngày
càng tăng. Khu vực này liên tục có tốc độ tăng trưởng cao hơn mức trung bình của
nền kinh tế.
Đầu tư trực tiếp còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Các nước đang phát
triển thường có cơ cấu kinh tế bất hợp lý, chủ yếu phát triển khu vực một do không
có nhiều vốn. Vi vậy FDI sẽ cung cấp vốn để đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp
lý hơn, dần dần mang tính chất của một nền kinh tế phát triển. Kinh nghiệm của các
nước trên thế giới cho thấy, con đường tất yếu có thể tăng trưởng nhanh với tốc độ
mong muốn (9-10%) là tăng cường đầu tư nhằm tạo ra sự phát triển nhanh ở khu
vực công nghiệp và dịch vụ. Đầu tư sẽ góp phần giải quyết những mất cân đối về
Sinh viên: Vũ Thị Ngư
21
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS TS Phan Thị Nhiệm
phát triển giữa các vùng lãnh thổ, đưa những vùng kém phát triển thoát khỏi tình
trạng nghèo đói. Phát huy tối đa những lợi thế so sánh về tài nguyên, địa lý, kinh tế,
chính trị, … Cơ cấu ngành, cơ cấu công nghệ, cơ cấu sản phẩm và lao động, cơ cấu
lãnh thổ sẽ được thay đổi theo chiều hướng ngày càng đáp ứng tốt hớn các nhu cầu
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
2.4.3. Tạo việc làm, phát triển nguồn nhân lực

FDI giúp các nước đang triển tận dụng được lợi thế về nguồn lao động dồi
dào. ở nhiều nước, khu vực có vốn FDI tạo ra số lượng lớn việc làm cho người lao
động đặc biệt là trong lĩnh vực chế tạo. Nhìn chung, số lượng việc làm trong khu
vực có vốn FDI và tỷ trọng trong tổng lao động ở các nước đang phát triển có xu
hướng tăng lên.
Bên cạnh đó, FDI còn góp phần vào việc đào tạo, nâng cao trình độ cho người
lao động. Năng suất lao động trong các doanh nghiệp có vốn FDI thường cao hơn
trong các doanh nghiệp trong nước. Với tiêu chí coi hiệu quả làm việc là ưu tiên
hàng đầu trong tuyển dụng và sử dụng lao động, các doanh nghiệp có vốn FDI
thường xây dựng được một đội ngũ công nhân, nhân viên lành nghề, có tác phong
công nghiệp, có kỷ luật cao. Đội ngũ cán bộ của nước nhận đầu tư tham gia quản lý
hoặc phụ trách kỹ thuật trong các dự án FDI trưởng thành nhiều mặt. Phần lớn số
lao động cấp cao này được tham gia đào tạo, huấn luyện ở trong và ngoài nước,
được tiếp thu những kinh nghiệm quản lý điều hành của các nhà kinh doanh nước
ngoài. Nhiều nghiên cứu cho thấy tiền lương trả cho lao động trong các doanh
nghiệp có vốn FDI lớn hơn trong các doanh nghiệp trong nước. Lý do chủ yếu là
các doanh nghiệp có vốn FDI thường có xu hướng đầu tư vào các ngành hoặc các
địa bàn có mức lương tương đối cao ở nước nhận đầu tư, hoặc thường thuê lao động
có tay nghề cao, hoặc nhờ công nghệ chủ đầu tư đem vào hiện đại hơn nên có thể
đem lại năng suất cao hơn, do đó tiền lương trả cho lao động cao hơn.
2.4.4. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đẩy nhanh quá trình tiếp nhận công nghệ ở
các nước tiếp nhận đầu tư:
Các nước đi đầu tư thường có tiềm lực về vốn, có điều kiện để nghiên cứu
triển khai công nghệ kỹ thuật cao, luôn xuất hện công nghệ mới dẫn tới xuất hiện
công nghệ hạng hai, công nghệ hạng ba. Đã dẫn tới nhu cầu chuyển giao công nghệ.
Trong khi nước sở tại khan hiếm vốn không có điều kiện nghiên cứu nên mặt bằng
công nghệ thường thấp hơn, luôn có nhu cầu tiếp nhận công nghệ song cũng rất hạn
Sinh viên: Vũ Thị Ngư
22
22

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS TS Phan Thị Nhiệm
chế việc tiếp nhận công nghệ thông qua con đường quan hệ thương mại vì không có
vốn. Nên thông qua con đường FDI để tiếp nhận công nghệ là chủ yếu. Với hình
thức này nước tiếp nhận có điều kiện tiếp nhận công nghệ mới và tận dụng được các
công nghệ hạng hai đã lỗi thời ở nước đối tác nhưng còn tiên tiến hơn so với công
nghệ trong nước với chi phí thấp, tiết kiệm được thời gian nghiên cứu, có điêù kiện
đi tắt đón đầu rút ngắn khoảng cách về mặt bằng công nghệ kỹ thuật. Đầu tư trực
tiếp nước ngoài có tác dụng lan tỏa, thúc đẩy cạnh tranh và phát triển doanh nghiệp
nội địa ở các nước đang phát triển. Hiệu quả họat động của doanh nghiệp đầu tư
trực tiếp nước ngoài được nâng cao qua số lượng các doanh nghiệp tăng vốn đầu tư
mở rộng quy mô sản xuất. Hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài tại Việt Nam cũng đã thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước không
ngừng đổi mới công nghệ, phương thức quản lý để nâng cao hơn chất lượng, sức
cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ trên thị trường trong nước và quốc tế.
2.4.5. Góp phần tích cực vào các cân đối lớn của nền kinh tế.
Các dự án FDI góp phần ổn định kinh tế vĩ mô của các nước đang phát triển.
Các cân đối lớn của nền kinh tế như cung cầu hàng hóa trong nước, xuất nhập khẩu,
thu chi ngân sách đều thay đổi theo chiều hướng tích cực nhờ sự đóng góp của FDI.
FDI đối với cung cầu hàng hóa trong nước. Khu vực có vốn FDI đáp ứng một
phần nhu cầu hàng hóa trong nước, làm giảm căng thẳng cung cầu, giảm sự phụ
thuộc hàng nhập khẩu. Trong những năm sau, khi FDI vào sản xuất vật chất ngày
càng tăng thì các doanh nghiệp có vốn FDI tham gia cung ứng ngày càng nhiều các
loại hàng hóa cho tiêu dùng trong nước. Trong cơ cấu nhập khẩu, tỷ trọng hàng tiêu
dùng giảm xuống. Thêm vào đó, chất lượng hàng hóa đáp ứng được nhu cầu trong
nước, chủng loại hàng hóa phong phú, từ hàng tiêu dùng cá nhân, hàng tiêu dùng
gia đình đến hàng tiêu dùng cao cấp.
FDI đối với xuất nhập khẩu. Không chỉ đáp ứng nhu cầu nội địa, FDI ngày
càng hướng mạnh vào xuất khẩu. Nguồn ngoại tệ đáng kể từ xuất khẩu đã giúp các
nước đang phát triển cải thiện cán cân thương mại. Do nhu cầu hàng hóa trong nước
được đáp ứng tốt hơn và có nguồn ngoại tệ từ xuất khẩu mà nhập khẩu cũng thay

đổi theo hướng tích cực. Cơ cấu nhập khẩu thay đổi mạnh, tỷ trọng hàng máy móc
thiết bị, công cụ sản xuất tăng. FDI còn có những tác động tích cực đến cán cân
vãng lai và cán cân thanh toán nói chung. Ngoài nguồn thu từ xuất khẩu, các nguồn
thu khác trong cán cân vãng lai cũng chịu ảnh hưởng dây chuyền từ hoạt động FDI.
Sinh viên: Vũ Thị Ngư
23
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS TS Phan Thị Nhiệm
Mặc dù ảnh hưởng của FDI đến cán cân thanh toán còn là vấn đề tranh cãi, do quan
điểm cho rằng nguồn lợi nhuận chuyển ra nước ngoài dần sẽ lớn và có tác động bất
lợi, nhưng về lâu dài FDI vẫn có ảnh hưởng tích cực cho cán cân thanh toán nói
chung. Nguồn thu từ xuất khẩu và từ các dịch vụ thu ngoại tệ sẽ ngày càng tăng,
còn nhu cầu nhập khẩu sẽ ổn định.
FDI đối với tăng thu ngân sách Nhà nước. FDI cũng góp phần tăng thu cho
ngân sách nước nhận đầu tư thông qua thuế và tiêu dùng các dịch vụ công cộng.
2.4.6. Mở rộng thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường
quốc tế.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng một vai trò quan trọng cho sự tăng trưởng
cuả nền kinh tế nói chung và cho ngành công nghiệp nói riêng, trong đó từng bước
trở thành nguồn đầu tư quan trọng của quốc gia, góp phần phát triển các ngành công
nghiệp và tạo công ăn việc làm cho người lao động. Đồng thời, đầu tư trực tiếp
nước ngoài đã góp phần hình thành và phát triển trong cả nước hệ thống các khu
công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao tương đối đồng bộ và hiện đại, đem
lại hiệu quả sử dụng đất cao hơn ở một số địa phương đất kém màu mỡ. Điều này
giúp cho các nước đang phát triển nâng cao được năng lực cạnh tranh với các quốc
gia trong khu vực và trên thế giới trong việc tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài.
2.4.7. Củng cố và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đẩy nhanh tiến trình hội
nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Trong các hoạt động kinh tế đối ngoại, hoạt động ĐTNN ngày càng có ý nghĩa
và vai trò quan trọng. Quan hệ đầu tư góp phần thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối

ngoại khác phát triển. Cam kết bảo đảm cho hoạt động FDI và hiệu quả của các dự
án FDI là cơ sở để các nước đang phát triển thu hút các nguồn vốn ĐTNN khác
(ODA, tín dụng quốc tế, ). Quan hệ thương mại của các nước mở rộng theo quá
trình phát triển của các doanh nghiệp có vốn FDI. Ngoại thương của các nước nhận
đầu tư được mở rộng cả về chủng loại hàng hóa cũng như thị trường nhờ rất nhiều
vào các doanh nghiệp có vốn FDI. Thông qua các dự án FDI, các nước đang phát
triển từng bước tham gia vào phân công lao động quốc tế và vào hệ thống sản xuất
thế giới.
Sinh viên: Vũ Thị Ngư
24
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS TS Phan Thị Nhiệm
2.5. Hạn chế của nguồn vốn FDI.
Tuy đạt được những kết quả quan trọng nêu trên, nhưng hoạt động đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam còn những mặt hạn chế như sau:
- Sự mất cân đối về ngành nghề, vùng lãnh thổ:
Các nhà đầu tư nước ngoài trong khi lựa chọn địa điểm để triển khai dự án đầu
tư thường tập trung vào những nơi có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thuận lợi, do
đó các thành phố lớn, những địa phương có cảng biển, cảng hàng không, các tỉnh
đồng bằng là nơi tập trung nhiều dự án đầu tư nước ngoài nhất. Trong khi đó, các
tỉnh miềm núi, vùng sâu, vùng xa, những địa phương cần được đẩy nhanh tốc độ
phát triển kinh tế, mặc dù chính phủ và chính quyền địa phương có những ưu đãi
cao hơn nhưng không được các nhà đầu tư quan tâm. Đối với các ngành nghề cũng
xảy ra tình trạng tương tự, các nhà đầu tư nước ngoài chỉ đầu tư vào các ngành có
khả năng sinh lợi cao, rủi ro thấp, còn các ngành, lĩnh vực có khả năng sinh lời thấp,
rủi ro cao không được sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài
- Bất công với lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chưa được
giải quyết kịp thời.
Các tranh chấp lao động là khó tránh, đặc biệt trong những thời điểm doanh
nghiệp mới bắt đầu hoạt động, hoặc khi doanh nghiệp gặp khó khăn về sản xuất

kinh doanh. Nhìn chung người chủ thường trả công cho người lao động thấp hơn cái
mà họ đáng được hưởng, không thỏa đánh với nhu cầu của người lao động. Điều đó
dẫn đến mâu thuẫn giữa chủ sử dụng lao động và người lao động, dẫn đến tình trạng
đình công bãi công làm thiệt hại cho doanh nghiệp.
- Sự yếu kém trong chuyển giao công nghệ: (mặt trái của công nghệ trọn
gói)
Nhìn chung công nghệ được sử dụng trong các doanh nghiệp đầu tư nước
ngoài thường cao hơn mặt bằng công nghệ cùng ngành và cùng loại sản phẩm tại
nước ta. Tuy vậy, một số trường hợp các nhà đầu tư nước ngoài đã lợi dụng sơ hở
của pháp luật Việt Nam, cũng như sự yếu kém trong kiểm tra giám sát tại các cửa
khẩu nên đã nhập vào Việt Nam một số máy móc thiết bị có công nghệ lạc hậu
thậm chí là những phế thải của các nước phát triển. Tính phổ biến của việc nhập
máy móc thiết bị là giá cả đươc ghi trong hóa đơn thường cao hơn giá trung bình
của thị trường thế giới. Nhờ vậy một số nhà đầu tư nước ngoài có thể lợi dụng để
khai tăng tỷ lệ góp vốn trong các liên doanh với Việt Nam.
Sinh viên: Vũ Thị Ngư
25
25

×