Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam giai đoạn 2006-2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 38 trang )

Báo cáo thực tập
MỤC LỤC
Chức năng trung gian tín dụng 4
Chức năng trung gian thanh toán 5
Chức năng tạo tiền 5
GVHD: PGS-TS Bùi Đức Triệu
Báo cáo thực tập
LỜI MỞ ĐẦU
I, Sự cần thiết của đề tài:
Ở hầu hết các nước, ngành ngân hàng được coi là một khu vực then chốt đảm
bảo cho nền kinh tế quốc gia hoạt động một cách nhịp nhàng. Vì vậy khu vực này
được chính phủ các nước đặc biệt quan tâm, và là một trong những ngành được
giám sát chặt chẽ nhất trong nền kinh tế. Hơn 20 năm qua, nhờ có đổi mới và hội
nhập, Việt Nam đã kiểm soát được lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo ra các điều
kiện thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế cao và dần dần chuyển đổi cơ cấu kinh tế
theo hướng hiện đại hóa và công nghiệp hóa, thu được nhiều thành tựu to lớn. Cũng
nhờ chính sách đổi mới kinh tế trong 20 năm qua, ngành ngân hàng Việt Nam đã có
những thay đổi to lớn và Việt Nam đã xây dựng được các cơ sở quan trọng về tiền
tệ và hệ thống ngân hàng phù hợp hơn với nền kinh tế thị trường.
Bên cạnh đó, xu thế chung của thế giới hiện nay là hội nhập kinh tế. Việt Nam
đã và đang gia nhập với những tổ chức kinh tế thế giới như ASEAN, AFTA, APEC,
WTO…Điều này đòi hỏi nền kinh tế Việt Nam phải hòa nhập vào “luật chơi chung”
của thế giới. Chính vì thế mà áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn cho các
doanh nghiệp cũng như các ngân hàng thương mại. Nếu như trước đây, các ngân
hàng chỉ chịu sự cạnh tranh của chính các ngân hàng trong nước hoặc liên doanh,
thì càng về sau sự cạnh tranh càng được nâng cao với sự xuất hiện của những ngân
hàng cũng như tập đoàn tài chính nước ngoài với nguồn vốn hùng hậu và năng lực
kinh doanh lâu đời. Chính điều này đã cảnh báo nguy cơ bị thu hẹp thị trường đối
với những ngân hàng thương mại Việt Nam, từ đó xuất hiện yêu cầu đối với các
ngân hàng thương mại Việt Nam là phải có chiến lược kinh doanh đúng đắn. Để có
thể xây dựng được một hệ thống ngân hàng hiện đại có đủ năng lực cạnh tranh


trong thời kỳ hội nhập, đòi hỏi bản thân mỗi ngân hàng phải cơ cấu lại bộ máy,
hoạch định các chiến lược kinh doanh một cách đúng đắn, cần đánh giá lại hoạt
động của ngân hàng một cách khách quan qua đó giúp chúng ta nhìn thấy rõ điểm
mạnh và điểm yếu của ngân hàng là gì? Có như vậy mới giúp cho việc hoạch định
chính sách cũng như quản trị ngân hàng ngày càng trở lên hiệu quả hơn và nhờ đó
mà nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế.
GVHD: PGS-TS Bùi Đức Triệu
1
Báo cáo thực tập
Xuất phát từ thực tiễn đó và là một sinh viên ngành thống kê, em đã chọn đề
tài “Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích kết quả hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam giai đoạn 2006-2009” để
thực hiện báo cáo thực tập của mình.
II, Nội dung nghiên cứu:
Với mục đích nêu trên đề tài tập trung chủ yếu giải quyết một số vấn đề sau:
- Khái quát một số lý thuyết cơ bản được vận dụng trong phân tích.
- Tổng quan về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt
Nam giai đoạn 2006-2009
- Vận dụng của một số phương pháp thống kê để phân tích kết quả
hoạt động kinh doanh giai đoạn 2006-2009 và dự báo kết quả kinh doanh đến năm
2011
- Một số khuyến nghị để nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng
III, Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu
tư và phát triển Việt Nam qua 4 năm (2006-2009), đặc điểm phát triển, những thời
cơ, thách thức của lĩnh vực ngân hàng.
 Phương pháp sử dụng trong báo cáo:
o Thu thập số liệu trực tiếp từ tài liệu của Ngân hàng.
o Tổng hợp và thu thập các thông tin trên báo chí, sách, internet…
o Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thông qua phân

tích các chỉ tiêu:
 Phân tích tình hình biến động tài sản và nguồn vốn.
 Phân tích hoạt động tín dụng.
 Phân tích chi phí-thu nhập-lợi nhuận của hoạt động tín dụng.
 Phân tích một số các chỉ tiêu khác
GVHD: PGS-TS Bùi Đức Triệu
2
Báo cáo thực tập
CHƯƠNG I
CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
VÀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
I, Các vấn đề chung về ngân hàng thương mại
1.1: Định nghĩa ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại (NHTM) đã hình thành tồn tại và phát triển hàng
trăm năm gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá. Sự phát triển hệ thống
NHTM đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế
hàng hoá, ngược lại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao nhất là
nền kinh tế thị trường thì NHTM cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành
những định chế tài chính không thể thiếu được.
Ở Việt Nam, theo Luật tổ chức tín dụng khoản 1 và khoản 7 Điều 20 đã xác
định "tổ chức tín dụng là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ
ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung cấp
các dịch vụ thanh toán" và trong các loại hình tổ chức tín dụng thì " ngân hàng là
một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền
gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực
hiện các nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán".
Từ nhận định trên có thể thấy NHTM là một trong những định chế tài chính
mà đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản là
nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Ngoài ra, NHTM còn
cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ

của xã hội.
1.2: Vai trò của ngân hàng thương mại
Trong các trung gian tài chính thì ngân hàng thương mại là một tổ chức quan
trọng nhất, nó nắm giữ khoảng 2/3 tài sản Có trong hệ thống ngân hàng. Chính vì
vậy, ngân hàng thương mại là một tổ chức trung gian tài chính có vai trò quan trọng
nhất trong tài chính gián tiếp, có khả năng chi phối hoạt động của hệ thống tài
chính. Vị trí, vai trò của nó trong hệ thống tài chính được thể hiện qua hai biểu hiện
GVHD: PGS-TS Bùi Đức Triệu
3
Báo cáo thực tập
chủ yếu sau:
- Thứ nhất, ngân hàng thương mại là một loại trung gian tài chính có số lượng
lớn nhất trong hệ thống các tổ chức trung gian tài chính và thực hiện phần lớn hoạt
động của các tổ chức trung gian tài chính nói chung. Ngân hàng thương mại tập
trung và huy động vốn bằng cách nhận tiền gửi của dân chúng dưới các hình thức
tiền gửi có kì hạn, không kì hạn và tiền gửi tiết kiệm. Với số vốn đó, ngân hàng tiến
hành cho vay các doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu về vốn. Là một trung gian tài
chính giữa nhà tiết kiệm và nhà đầu tư, ngân hàng thương mại thu lợi nhuận thông
qua chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất huy động.
- Thứ hai, ngân hàng thương mại đống vai trò quan trọng trong việc đáp ứng
đầy đủ lợi ích của hệ thống tài chính. Ngân hàng thương mại có thể cho phép tiết
kiệm thời gian, chi phí về thu thập xử lý thông tin cho những người cho vay cũng
như những người đi vay, trên cơ sở đó hạ thấp được chi phí sử dụng vốn. Ngân
hàng thương mại là tổ chức thương xuyên nhận tiền gửi và cho vay, do đó chi phí
giao dịch cho mỗi khoản vay sẽ giảm đi rất nhiều. Bằng cách đó, các ngân hàng đã
dễ dàng thu hút được lượng tiền nhàn rỗi khá lớn trong nền kinh tế. Những người có
tiền nhàn rỗi có thể gửi vào ngânhàng, ngân hàng sẽ tập hợp số tiền đó để đầu tư
kiếm lời đảm bảo khả năng thanh toán cho các nhà đầu tư và mở rộng khả năng
cung cấp các dịch vụ cho nền kinh tế.
Tại các nước đang phát triển như Việt Nam, ngân hàng thương mại thực

sự đóng một vai trò rất quan trọng, vì nó đảm nhận vai trò giữ cho dòng vốn của
nền kinh tế được lưu thông, trên cơ sở đó tạo điều kiện kích thích đầu tư phát triển
nền kinh tế. Và có vậy mới góp phần bôi trơn cho hoạt động của một nền kinh tế thị
trường còn non yếu
1.3: Chức năng của ngân hàng thương mại
Chức năng trung gian tín dụng
Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của
ngân hàng thương mại. Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, NHTM đóng
vai trò là cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn. Với chức năng
này, ngân hàng thương mại vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa đóng vai trò là
GVHD: PGS-TS Bùi Đức Triệu
4
Báo cáo thực tập
người cho vay và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi
suất cho vay và góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền và
người đi vay.
Chức năng trung gian thanh toán
Ở đây NHTM đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thực
hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi
của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của
khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ. Các NHTM
cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như séc, ủy nhiệm
chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng… Tùy theo nhu cầu,
khách hàng có thể chọn cho mình phương thức thanh toán phù hợp. Do vậy các chủ
thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian, lại đảm bảo thanh toán an
toàn. Chức năng này vô hình chung đã thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc
độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế.
Chức năng tạo tiền
Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của ngân NHTM.
Với mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận như là một yêu cầu chính cho sự tồn tại và phát

triển của mình, các NHTM với nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù của mình
đã vô hình chung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế. Chức năng tạo tiền
được thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của NHTM là chức năng tín dụng và
chức năng thanh toán. Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng
số vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàng sử dụng
để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh
toán của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ sử
dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ… Với chức năng này, hệ thống NHTM
đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh
toán, chi trả của xã hội.
II, Tổng quan về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
GVHD: PGS-TS Bùi Đức Triệu
5
Báo cáo thực tập
Thông tin ngân hàng
Tên đầy đủ: NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Tên giao dịch quốc tế: Bank for Investment and Development of Viet nam
Tên gọi tắt: BIDV
Mã giao dịch SWIFT: BIDVVNX
Địa chỉ: Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Chủ sở hữu: Chính phủ Việt Nam (100%)
Chủ quản: Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam
Thông tin xếp hạng 2009 do Moody’Investor Service Ltd thực hiện
Triển vọng: Ổn định
Xếp hạng tiền gửi nội tệ/ ngoại tệ: Ba2/ B1
Xếp hạng nhà phát hành: Ba2
Xếp hạng tài chính độc lập: E+
Lịch sử hình thành và phát triển BIDV
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập theo quyết định
177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ. Trong quá trình hoạt động và

trưởng thành, Ngân hàng được mang các tên gọi khác nhau phù hợp với từng thời
kỳ xây dựng và phát triển của đất nước.
Giai đoạn 1957 – 1980:
Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam – tiền thân của Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam được thành lập trực thuộc Bộ tài chính với qui mô ban đầu gồm 11
chi nhánh, 200 nhân viên với nhiệm vụ chủ yếu là cấp phát, quản lý vốn kiến thiết
cơ bản từ nguồn vốn ngân sách cho tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội.
Giai đoạn 1981 – 1989:
Ngân hàng Kiến thiết Vệt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây
dựng Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với nhiệm vụ chủ yếu là
cấp phát, cho vay, quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc kế hoạch nhà nước
cho tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế.
GVHD: PGS-TS Bùi Đức Triệu
6
Báo cáo thực tập
Giai đoạn 1990 – 1994:
Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu
tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) với nhiệm vụ được thay đổi về cơ bản: ngoài việc
tiếp tục nhận vốn ngân sách để cho vay các dự án thuộc chỉ tiêu kế hoạch nhà nước
thì BIDV đã thực hiện huy động các nguồn vốn trung dài hạn để cho vay đầu tư
phát triển, kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực
xây lắp phục vụ đầu tư phát triển.
Giai đoạn từ 1995 – 2000:
BIDV được phép kinh doanh đa năng tổng hợp như một ngân hàng thương
mại, phục vụ chủ yếu cho đầu tư phát triển của đất nước. Đây là thời kì BIDV đã
khẳng định được vị trí vai trò là ngân hàng thương mại hàng đầu tại Việt Nam trong
sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước với danh hiệu Đơn vị anh hung
lao động thời kì đổi mới.
Giai đoạn từ năm 2001 đến nay:
BIDV đã triển khai đồng bộ Đề án cơ cấu lại được chính phủ phê duyệt và Dự

án hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán do Ngân hàng thế giới tài trợ tiến
tới phát triển thành một ngân hàng đa năng hàng đầu của việt nam, hoạt động ngang
tầm với các ngân hàng khu vực và năm 2010
Cơ cấu tổ chức
BIDV là một trong những ngân hàng có mạng lưới phân phối lớn nhất trong
hệ thống các ngân hàng tại Việt Nam, chia thành hai khối:
Khối kinh doanh
 Ngân hàng thương mại gồm 103 chi nhánh cấp 1 với gần 400 điểm giao dịch,
hơn 700 máy ATM và hàng chục ngàn điểm máy cà thẻ POS trên phạm vi toàn lãnh
thổ, sẵn sàng phục vụ mọi nhu cầu khách hàng. Trong đó có 2 đơn vị chuyên biệt.
 Ngân hàng chỉ định thanh toán phục vụ thị trường chứng khoán (Nam Kì
Khởi Nghĩa)
 Ngân hàng bán buôn phục vụ làm đại lý ủy thác giải ngân nguồn vốn ODA
(Sở Giao dịch 3).
 Chứng khoán
GVHD: PGS-TS Bùi Đức Triệu
7
Báo cáo thực tập
 Công ty chứng khoán BIDV (BSC)
 Bảo hiểm
 Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC): Gồm Hội sở chính và 10 chi nhánh
 Đầu tư – Tài chính:
 Công ty Cho thuê Tài chính I
 Công ty Cho thuê Tài chính II
 Công ty Đầu tư Tài chính (BFC)
 Công ty Quản lý Quỹ Công nghiệp và Năng lượng,
 Các Liên doanh
 Công ty Quản lý Đầu tư BVIM
 Ngân hàng Liên doanh VID Public (VID Public Bank)
 Ngân hàng Liên doanh Lào Việt (LVB)

 Ngân hàng Liên doanh Việt Nga (VRB)
 Công ty liên doanh Tháp BIDV.
Khối sự nghiệp
 Trung tâm Đào tạo (BTC).
 Trung tâm Công nghệ thông tin (BITC)
Tổng số cán bộ công nhân viên của toàn hệ thống là hơn 10.000 người.
Hoạt động kinh doanh:
 Ngân hàng
 Cung cấp đầy đủ, trọn gói dịch vụ ngân hàng truyền thống và hiện đại
 Bảo hiểm
 Bảo hiểm, tái bảo hiểm tất cả các loại hình nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ
 Chứng khoán
 Môi giới chứng khoán; Lưu ký chứng khoán
 Tư vấn đầu tư (doanh nghiệp, cá nhân)
 Bảo lãnh, phát hành
 Quản lý danh mục đầu tư
 Đầu tư Tài chính
 Chứng khoán (trái phiếu, cổ phiếu,…)
GVHD: PGS-TS Bùi Đức Triệu
8
Báo cáo thực tập
 Góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án
Bên cạnh việc hoạt động đầy đủ các chức năng của một ngân hàng thương mại
được phép kinh doanh đa năng tổng hợp về tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và
phi ngân hàng, làm ngân hàng đại lý, phục vụ các dự án từ các nguồn vốn, các tổ
chức kinh tế, tài chính, tiền tệ trong và ngoài nước, BIDV luôn khẳng định là ngân
hàng chủ lực phục vụ đầu tư phát triển, huy động vốn cho vay dài hạn, trung hạn,
ngắn hạn cho các thành phần kinh tế; là ngân hàng có nhiều kinh nghiệm về đầu tư
các dự án trọng điểm.


GVHD: PGS-TS Bùi Đức Triệu
9
Báo cáo thực tập
CHƯƠNG II
VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
I, Phân tích các chỉ tiêu tổng tài sản và nguồn vốn
Tổng tài sản và tổng vốn chủ sở hữu là hai chỉ tiêu tài chính cơ bản phản ánh
quy mô cũng như tiềm lực tài chính của ngân hàng
Bảng 1: Quy mô tài sản và vốn chủ sở hữu của BIDV
Năm
Chỉ tiêu
2006 2007 2008 2009
Tổng tài sản (trđ)
158.064.482 200.259.615 246.809.595 294.340.156
Vốn chủ sở hữu(trđ)
4.180.628 7.888.404 13.170.614 17.106.238
Tỷ lệ VCSH/TTS
2.64% 3.94% 5.34% 5.81%
1.1: Phân tích biến động quy mô tổng tài sản
Đến 31.12.2009, tổng tài sản của BIDV đạt 294.340 tỷ tương đương 16,4 tỷ đô
la Mỹ. Với quy mô tổng tài sản như trên, BIDV vẫn giữ vị trí thứ 2 trên thị trường
nội địa sau Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam.
Bảng 1.1: Biến động quy mô tổng tài sản BIDV
Năm
Tổng tài
sản(trd)
Lượng tăng tuyệt
đối(trd)

Tốc độ phát
triển(%)
Tốc độ
tăng(%)
Giá trị
1% tăng
trưởng
(trd)
Liên
hoàn
Định gốc
Liên
hoàn
Định
gốc
Liên
hoàn
Định
gốc
2006
158.064.482
2007
200.259.615 42.195.133 42.195.133 126,69 126,69 26,69 26,69 1.580.645
2008
246.809.595 46.549.980 88.745.113 123,24 156,14 23,24 56,14 2.002.596
2009
294.340.156 47.530.561 136.275.674 119,26 186,22 19,26 86,22 2.468.096
BQ
45.425.225 123,03 23,86
Trong giai đoạn 2006 – 2009 tổng tài sản của BIDV đã tăng 136.275 tỷ đồng

từ 158.064 tỷ đồng năm 2006 lên 294.340 tỷ đồng năm 2009 ( tương ứng tăng
186,22%). Lượng tăng tuyệt đối bình quân là 45.425 tỷ đồng/năm và tốc độ tăng
trưởng bình quân là 23,86% / năm. Quy mô tổng tài sản của BIDV biến động tăng
dần qua từng năm tuy tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm do quy mô tổng tài sản
GVHD: PGS-TS Bùi Đức Triệu
10
Báo cáo thực tập
ngày một cao ( giá trị tuyệt đối 1% của tốc độ tăng liên hoàn là 1.580 tỷ đồng năm
2007, 2.002 tỷ đồng năm 2008 và 2.468 tỷ đồng năm 2009 ). Tuy nhiên, lượng tăng
tuyệt đối liên hoàn của năm sau luôn cao hơn năm trước ( 42.159 tỷ đồng năm 2007,
88.745 tỷ đồng năm 2008 và 136.275 tỷ đồng năm 2009 ).
Đồ thị 1: Quy mô tổng tài sản của BIDV
Năm 2007 là năm tốc độ tăng trưởng tổng tài sản đạt cao nhất, tăng 42.159 tỷ
đồng so với năm 2006 ( tương ứng tăng 126,69 %). Sự tăng trưởng này có một phần
nguyên nhân do trong năm 2007, BIDV tiếp tục được Chính phủ cấp bổ sung 3.400
tỷ VND vốn điều lệ ( tăng vốn tự có từ 6.214 tỷ VND năm 2006 lên mức 10.643 tỷ
VND).
Năm 2008 là một năm khó khăn với các doanh nghiệp nói chung và các ngân
hàng thương mại nói riêng do tác động của khủng hoảng kinh tế. Trong bối cảnh
nền kinh tế thế giới và trong nước trải qua một năm diễn biến phức tạp, hoạt động
kinh doanh của BIDV vẫn đạt được hiệu quả. Quy mô tổng tài sản năm 2008 đạt
246.809 tỷ đồng, tăng 88.745 tỷ so với năm 2007 ( tương ứng với tốc độ phát triển
là 123,45% ). Tốc độ phát triển này giảm so với năm 2007 nhưng lượng tăng tuyệt
đối vẫn cao hơn ( tăng 46.550 tỷ đồng so với năm 2007 và tăng 88.745 tỷ đồng so
với năm 2006 ). Đạt được kết quả như trên là do trong năm 2008, Ngân hàng tiếp
tục thực hiện đề án phát triển mạng lưới hoạt động giai đoạn 2007-2010. Năm 2008,
BIDV đã mở mới 5 chi nhánh trên địa bàn TP Hà Nội, nâng cấp và mở mới 40
GVHD: PGS-TS Bùi Đức Triệu
11
Báo cáo thực tập

phòng giao dịch nâng tổng số chi nhánh ( sở giao dịch ) trực thuộc lên 108 đơn vị
và 400 phòng giao dịch /quỹ tiết kiệm.
Năm 2009 tổng tài sản tăng 19,26% so với năm 2008 và giảm nhẹ so với tốc
độ tăng trưởng bình quân 23% trong 3 năm trở lại đây do quy mô tổng tài sản ngày
một tăng cao và chịu tác động bất lợi từ môi trường kinh doanh nhiều biến động
trong năm 2009. Xét về lượng tăng tuyệt đối, tổng tài sản năm 2009 tăng 47.530 tỷ
đồng so với năm 2008 ( tương ứng 119,26% ) và tăng 136.275 tỷ đồng so với năm
2006 ( tương ứng 186,22% ). Hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại
Việt Nam nói chung và BIDV nói riêng trong năm 2009 gặp nhiều khó khăn, thách
thức do những diễn biến bất lợi trong môi trường kinh doanh. Song với mục tiêu
duy trì sự ổn định và phát triển, BIDV đã nỗ lực đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh
doanh.
Như vậy, với những tác động bất lợi từ môi trường kinh doanh trong những
năm qua, đặc biệt là trong năm 2008 và 2009, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt
Nam vẫn đạt được sự tăng trưởng tổng tài sản rất khả quan. Quy mô tổng tài sản
không ngừng gia tăng qua các năm, tốc độ tăng trưởng tuy có xu hướng giảm nhưng
tổng tài sản trong giai đoạn 2007-2008 vẫn đạt mức tăng trưởng cao, bình quân 23,86%
/năm và vẫn giữ được vị trí thứ 2 về tổng tài sản trong các ngân hàng nội địa.
1.2: Phân tích biến động quy mô vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu là một yếu tố quan trọng đối với một Ngân hàng thương mại
trong quá trình hoạt động kinh doanh. Vốn chủ sở hữu là một chỉ tiêu phản ánh tiềm
lực tài chính, thể hiện được thế mạnh tài chính của một ngân hàng; đồng thời nó
cũng đảm bảo được độ an toàn trong hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng
thương mại và tạo lòng tin với công chúng.
GVHD: PGS-TS Bùi Đức Triệu
12
Báo cáo thực tập
Bảng 1.2: Biến động quy mô vốn chủ sở hữu BIDV
Năm
Vốn chủ

sở
hữu(trd)
Lượng tăng tuyệt
đối(trd)
Tốc độ phát
triển(%)
Tốc độ
tăng(%)
Giá trị
1% tăng
trưởng
(trd)
Liên
hoàn
Định gốc
Liên
hoàn
Định
gốc
Liên
hoàn
Định
gốc
2006
4.180.628
2007
7.888.404 3.707.776 3.707.776 188,69 188,69 88,69 88,69 41806.28
2008
13.170.614 5.282.210 8.989.986 166,96 315,04 66,96 215,04 78884.04
2009

17.106.238 3.935.624 12.925.610 129,88 409,18 29,88 309,18 131706.14
BQ
4308537 159,94 59,94
Trong giai đoạn 2007-2009, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cũng
đã đạt được tăng trưởng cao về vốn chủ sở hữu. Tổng vốn chủ sở hữu năm 2009 đã
tăng 12.925 tỷ đồng so với năm 2006 ( tương ứng 409,18% ) đưa tổng vốn chủ sở
hữu từ 4.180 tỷ năm 2006 lên 17.106 tỷ đồng. Cũng giống như tổng tài sản, tốc độ
tăng trưởng tổng nguồn vốn cũng đang có xu hướng giảm qua các năm. Tuy nhiên,
tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản – một chỉ số phản ánh tỷ lệ an toàn vốn cũng
được nâng cao qua từng năm ( từ 2,64% năm 2006 lên 5,81% năm 2009 ). Điều này
cho thấy tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu luôn đạt cao hơn tốc độ tăng trưởng
tổng tài sản. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của Ngân hàng tuy đang được
cải thiện dần nhưng vẫn còn thấp so với yêu cầu của chuẩn mực quốc tế.
Đồ thị 2: Quy mô tổng vốn chủ sở hữu của BIDV
Tổng vốn chủ sở hữu năm 2007 tăng 3.707 tỷ đồng so với năm 2006 ( tương
ứng với tốc độ phát triển là 188,69% ). Điều này đã làm tăng hệ số an toàn vốn từ
2,64% lên 3,94%. Các hệ số này được cải thiện đàng kể do trong năm 2007 ngân
hàng đã được Chính phủ cấp bổ sung vốn điều lệ thêm 3.400 tỷ VND và ngân hàng
GVHD: PGS-TS Bùi Đức Triệu
13
Báo cáo thực tập
thực hiện thành công đề án tăng vốn. Ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước chấp
thuận phát hành trái phiếu tăng vốn cấp II với khối lượng 3.250 tỷ VND. Ngân hàng
đã phát hành thành công 2 đợt trái phiếu, là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam phát
hành trái phiếu dài hạn để tăng vốn cấp II theo đúng các điều kiện quy định của
Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính. Mức vốn cấp II vừa đảm bảo mức an toàn
vốn vừa tuân theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước không vượt quá 50%
vốn cấp I.
Năm 2008, tốc độ tăng vốn chủ sở hữu tuy có giảm so với năm 2007 ( 66,96%
so với 88,69% ) nhưng vẫn cao hơn về lượng tăng tuyệt đối. Tổng vốn chủ sở hữu

năm 2008 tăng 5.282 tỷ đồng so với năm 2007 ( tương ứng là 166,96% ). Vốn và
các quỹ của của ngân hàng tăng đã cải thiện chỉ số an toàn vốn ( từ 3,94% năm
2007 lên 5,34% năm 2008 ).
Đến 31.12.2009, vốn chủ sở hữu của Ngân hàng đạt 17.106 tỷ đồng và tăng
29,88% so với năm 2008, đưa tỷ lệ vốn chủ sở hữu / tổng tài sản tăng từ mức 5,34%
năm 2008 lên 5,81% năm 2009 góp phần nâng cao năng lực tài chính của ngân
hàng. Có được kết quả này chủ yếu do vốn điều lệ tăng thêm 2.193 tỷ lên mức
10.489 tỷ, các quỹ của ngân hàng cũng tăng mạnh ( 2.055 tỷ ).
Qua kết quả tính toán trên, ta có thể thấy tổng vốn chủ sở hữu của Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam cũng có sự tăng trưởng qua các năm. Lượng tăng
tuyệt đối của vốn chủ sở hữu tăng giảm không đều trong giai đoạn 2006-2007
nhưng tốc độ tăng trưởng lại có xu hướng giảm xuống. Cũng giống như tổng tài sản,
tổng vốn chủ sở hữu cũng chịu ảnh hưởng do quy mô vốn ngày càng tăng. Tuy
nhiên, so với tốc độ tăng tổng tài sản, tốc độ tăng tổng vốn chủ sở hữu luôn đạt cao
hơn, điều này đã góp phần làm tăng các chỉ số an toàn vốn của ngân hàng, nâng cao
năng lực vốn của ngân hàng.
GVHD: PGS-TS Bùi Đức Triệu
14
Báo cáo thực tập
1.3: Phân tích hoạt động huy động vốn
Bảng 1.3: Quy mô, cơ cấu vốn huy động của BIDV
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2006 2007 2008 2009
Tiền gửi của khách hàng 107.017.634 135.977.375 164.527.153 188.042.869
Phát hành giấy tờ có giá 6.522.494 7.115.749 17.650.692 16.017.821
Tổng vốn huy động 113.540.128 143.093.124 182.177.845 204.060.690
Vốn huy động là công cụ chính đối với hoạt động kinh doanh của các ngân
hàng thương mại nói chung và của BIDV nói riêng. Nó là nguồn vốn chiếm tỷ trọng

lớn nhất trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Nhìn vào bảng số liệu trên có thể
thấy rằng tổng vốn huy động của BIDV tăng trưởng đều qua các năm trong đó tiền
gửi của khách hàng luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động.
Đồ thị 3: Biến động vốn huy động của BIDV
Trong giai đoạn 2006-2009, nguồn vốn huy động của BIDV đã tăng từ
133.540 tỷ đồng năm 2006 lên 204.060 tỷ đồng năm 2009 ( tăng 70.520 tỷ đồng –
tương ứng 52.8% ). Chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn huy động của ngân hàng là
tiền gửi của khách hàng cũng tăng dần qua các năm tuy nhiên tốc độ tăng có xu
hướng giảm xuống ( 27% năm 2007, 21% năm 2008 và 14% năm 2009). Nguyên
GVHD: PGS-TS Bùi Đức Triệu
15
Báo cáo thực tập
nhân làm tốc độ tăng tiền gửi giảm mạnh trong năm 2009 xuất phát từ những biến
động của nền kinh tế. Ảnh hưởng của xuy thoái kinh tế và sự cắt giảm lãi suất cơ
bản dẫn đến giảm lãi suất huy động tiền gửi đã làm giảm nhu cầu gửi tiền của khách
hàng. Trong khi đó, nguồn vốn từ phát hành giấy tờ có giá của ngân hàng lại có sự
biến động không đồng đều. Năm 2007, nguồn vốn từ phát hành giấy tờ có giá của
BIDV là 7115.7 tỷ đồng ( tăng 9,1% so với năm 2006 ). Đến năm 2008, nguồn vốn
này tăng mạnh lên 17.650,7 tỷ đồng ( tăng 148 % so với năm 2007 ). Tuy nhiên,
sang đến 2009, nguồn vốn này lại giảm nhẹ xuống còn 16.017 tỷ đồng ( giảm 9,3 %
so với năm 2008 ).
Bảng 1.4: Tăng trưởng vốn huy động của BIDV
Đơn vị: triệu đồng
2007/2006 2008/2007 2009/2008
Tuyệt đối
Tương
đối
Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối
Tiền gửi KH
28.959.741 127.06 % 28.549.778 121 % 23.515.716 114.29 %

Giấy tờ có
giá
593.255 109.1 % 10.534.943 248.05 % -1.632.871 90.75 %
Tổng vốn
huy động
29.552.996 126.03 % 39.084.721 127.31 % 21.882.845 112.01 %
Trong huy động vốn dưới hình thức phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu
ngân hàng, các ngân hàng thương mại phải trả lãi suất cao hơn so với lãi suất tiền
gửi huy động. Nghiệp vụ này chỉ được tiến hành khi ngân hàng thiếu vốn mà vốn tự
có và vốn huy động tiền gửi không đủ. Điều này cho thấy trong năm 2008, ngân
hàng thiếu một lượng vốn lớn vì vậy lượng vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá
tăng cao so với năm 2007. Sang đến năm 2009, tình trạng này tuy có được cải
nhưng lượng vốn cần huy động qua giấy tờ có giá vẫn còn cao. Nguyên nhân của sự
thiếu hụt vốn này xuất phát từ những ảnh hưởng bất lợi trong môi trường kinh
doanh, sự cạnh tranh từ những ngân hàng khác. Để chằn đà suy giảm tốc độ tăng
trưởng kinh tế, Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng, cắt giảm
lãi suất cơ bản, đồng thời thực hiện gói chính sách kích cầu hỗ trợ lãi suất. Quy mô
tín dụng tăng lớn hơn quy mô tăng trưởng nguồn vốn dẫn đến khó khăn trong nguồn
GVHD: PGS-TS Bùi Đức Triệu
16
Báo cáo thực tập
vốn, điều này khiến ngân hàng phải huy động một lượng vốn lớn thông qua phát
hành giấy tờ có giá.
Bảng 1.5: Phân loại tiền gửi theo đối tượng
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009
TG của tổ chức kinh tế 50.150.655 75.318.302 89.073.402 90.334.947
TG của dân cư 51.752.117 52.003.541 58.320.179 74.196.550
TG của đối tượng khác 4.593.108 8.013.859 17.133.572 23.511.372

Nhìn vào bảng số liệu trên có thể nhận thấy quy mô tiền gửi theo các đối
tượng đều có xu hướng tăng qua các năm. Tuy nhiên, đang có sự gia tăng nhanh
tiền gửi của tổ chức kinh tế và tiền gửi của tổ đối tượng khác. Tại thời điểm năm
2006, tiền gửi của dân cư chiếm khối lượng lớn nhất trong tổng tiền gửi khách hàng
với quy mô 51.752 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 48 % thì qua các năm 2007-2009, tốc độ
tăng trưởng tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt cao hơn tốc độ tăng trưởng tiền gửi
của dân cư đã đưa quy mô tiền gửi của tổ chức kinh tế từ chỗ xấp xỉ quy mô tiền gửi
của dân cư lên chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tiền gửi khách hàng. Đến năm
2009, tổng tiền gửi của các tổ chức kinh tế đã đạt quy mô gần 90.335 tỷ, đồng thời
chiếm tỷ trọng cao nhất với 48 %. Quy mô tiền gửi của dân cư cũng tăng qua các
năm nhưng với tốc độ tăng trưởng chậm hơn. Đến năm 2009, tiền gửi của dân cư
đạt hơn 74.196 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 39 %. Tiền gửi của các đối tượng khác cũng
tăng nhanh về quy mô và tỷ trọng. Nếu tại năm 2006, loại tiền gửi này là 4.593 tỷ
đồng ( chiếm 4,3 % ) thì đến năm 2009, quy mô của loại tiền gửi này là 23.511 tỷ
đồng ( chiếm 12,5 % ). Như vậy đang có sự thay đổi trong cơ cấu tiền gửi phân theo
đối tượng của ngân hàng, tỷ trọng tiền gửi của dân cư có xu hướng giảm thay vào
đó là sự gia tăng trong tỷ trọng của tiền gửi từ các tổ chức kinh tế và tiền gửi của
đối tượng khác. Để xem xét các nguồn vốn này ảnh hưởng như thế nào đến thanh
khoản của ngân hàng hãy phân tích bảng cơ cấu tiền gửi theo loại hình.
Bảng 1.6: Phân loại tiền gửi khách hàng theo loại hình
GVHD: PGS-TS Bùi Đức Triệu
17
Báo cáo thực tập
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009
TG không kỳ hạn 29.739.260 43.195.445 45.472.918 49.285.922
TG có kỳ hạn 75.047.014 90.215.323 115.861.381 135.441.561
TG vốn chuyên
dụng

2.566.607 2.231.360 3.192.854 3.315.386
Vốn huy động ( nhất là tiền gửi ) luôn biến động nên ngân hàng không được
phép sử dụng hết số vốn đó vào kinh doanh mà phải dự trữ với một tỷ lệ hợp lý để
đảm bảo khả năng thanh toán. Theo bảng phân tích trên, các loại hình tiền gửi của
ngân hàng đều tăng về quy mô qua các năm. Xét về tỷ trọng các loại tiền gửi, tiền
gửi có kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng lơn trong tiền gửi khách hàng. Tỷ trọng tiền gửi
có kỳ hạn trên tiền gửi khách hàng qua các năm thường dao động ở mức 70%, tiếp
theo là tiền gửi không kỳ hạn, chiếm tỷ trọng gần 30 % , tiền gửi vốn chuyên dụng
chiếm tỷ trọng nhỏ nhất với khoảng 2 % tổng tiền gửi khách hàng. Đứng trên góc
độ ngân hàng, tiền gửi không kỳ hạn là một khoản nợ mà ngân hàng luôn phải chủ
động trả cho khách hàng vào bất cứ lúc nào vì vậy ngân hàng cần cố kế hoach sử
dụng, cho vay nguồn vốn này một cách hợp lý, đặc biệt là với các khoản đầu tư
và cho vay dài hạn. Với nguồn vốn từ tiền gửi không kỳ hạn, ngân hàng luôn
phải dự trữ với tỷ lệ cao hơn các loại tiền gửi khác vì vậy ngân hàng cần giữ tỷ
trọng nguồn vốn này ở mức an toàn đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng và
khả năng thanh khoản. Bên cạnh đó,ngân hàng cũng đảm bảo tỷ lệ nguồn vốn
ngắn hạn cho vay trung dài hạn luôn dưới 30 % ( theo thông tư 15/TT-NHNN ),
tại 31/12/2009 là 25,5 %.
II, Phân tích hoạt động tín dụng
Tín dụng là hoạt động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản của ngân
hàng, đây cũng là hoạt động mang lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng. Thông qua
tín dụng ngân hàng, có thể kiểm soát được khối lượng tiền cung ứng trong lưu
thông, thực hiện yêu cầu của quy luật lưu thông tiền tệ.
GVHD: PGS-TS Bùi Đức Triệu
18
Báo cáo thực tập
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động tín dụng rất đa dạng và phong phú với
nhiều hình thức khác nhau. Để sử dụng và quản lý tín dụng có hiệu quả thì phải tiến
hành phân loại tín dụng. Mặt khác, để đảm bảo an toàn vốn trong kinh doanh thì
việc cấp tín dụng phải gắn liền với đối tượng vay, để tạo điều kiện cho sự vận động

của vốn phù hợp với sự vận động của vật tư hàng hóa thì phải tiến hành phân loại
tín dụng.
Bảng 2.1: Cơ cấu dư nợ theo loại hình
Đơn vị: tỷ đồng
2006 2007 2008 2009
Cho vay TM 89.617
( 90.9% )
118.573
( 89.8% )
148.223
( 92.9% )
189.815
( 93.3% )
Cho thuê TC 963
( 0.98% )
1.501
( 1.14% )
2.501
( 1.57% )
2.878
( 1.42% )
Cho vay ODA 4.883
( 4.95% )
5.545
( 4.2% )
6.009
( 3.77% )
8.268
( 4.07% )
Cho vay ủy thác _

( 0% )
4380
( 3.32% )
1.500
( 0.94% )
1.639
( 0.81% )
Cho vay theo chỉ định 3.152
( 3.2% )
1.966
( 1.49% )
1.246
( 0.78% )
754
( 0.37% )
Nợ được khoanh và chờ
xử lý
22
( 0.02% )
16
( 0.01% )
1
( 0% )
0
( 0% )
Tổng dư nợ 98.637
( 100% )
131.981
( 100% )
159.480

( 100% )
203.354
( 100% )
Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy tổng dự nợ tín dụng trước dự phòng dự
phòng rủi ro của ngân hàng đang có xu hướng tăng dần qua các năm. Cơ cấu các
khoản vay cũng có sự thay đổi về quy mô và tỷ trọng.
Các khoản cho vay thương mại ( bao gồm cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân
trong nước và cho vay chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ) tăng cả về
lượng và tỷ trọng. Năm 2007, quy mô của các khoản vay này tăng 28.956 tỷ đồng
lên 18.573 tỷ đồng tuy nhiên lại giảm một lượng nhỏ về tỷ trọng ( 90,9 % năm 2006
xuống 89,8 % năm 2007 ). Các khoản cho thuê tài chính và cho vay ODA đều tăng
lên về lượng nhưng không thay đổi lớn về tỷ trọng. Đặc biêt, trong cơ cấu dư nợ của
năm 2007 có thêm khoản mục cho vay ủy thác với quy mô 4.380 tỷ đồng ( chiếm tỷ
GVHD: PGS-TS Bùi Đức Triệu
19
Báo cáo thực tập
trọng 3 % ). Cơ cấu dư nợ năm 2007 có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, các
khoản cho vay theo chỉ định của Chính phủ và nợ cho vay được khoanh chờ xử lý
đều giảm về quy mô và tỷ trọng. Tỷ trọng của các khoản mục này đều giảm xuống
chỉ còn một nửa so với năm 2006.
Năm 2008, quy mô và cơ cấu dư nợ tín dụng của ngân hàng tiếp tục được cải
thiện. Tổng dư nợ tín dụng tiếp tục tăng so với năm 2007 lên 159.480 tỷ đồng. Quy
mô các khoản cho vay thương mại, cho thuê tài chính đều tăng về lượng nhưng
không thay đổi lớn về tỷ trọng. Cho vay thương mại năm 2008 đạt 148.223 tỷ đồng
và tăng nhẹ về tỷ trọng lên 93 %. Cho thuê tài chính đạt 2.501 tỷ đồng và cũng tăng
về tỷ trọng lên 1,6 %. Các khoản cho vay theo chỉ định, nợ cho vay được khoanh và
chờ xử lý tiếp tục giảm cả về lượng và tỷ trọng. Cho vay theo chỉ định giảm từ
1.966 tỷ đồng năm 2007 xuống 1.246 tỷ đồng năm 2008 qua đó tỷ trọng của các
khoản vay này trong cơ cấu dư nợ được hạ xuống chỉ còn 0,8 %. Đặc biệt, các
khoản nợ cho vay được khoanh và chờ xử lý đã giảm mạnh xuống chỉ còn 1,2 tỷ

đồng, chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng dư nợ.
Tổng dư nợ trước dự phòng rủi ro của năm 2009 đạt 203.354 tỷ tăng 28% so
với năm 2008, chủ yếu là tăng từ các khoản cho vay thương mại ( chiếm 95 % dư
nợ tăng thêm ), cho vay chỉ định và kế hoạch nhà nước giảm dần ( đến cuối năm
2009 chỉ còn 754 tỷ, chiếm chưa đầy 0,4 % tổng dư nợ ). Đặc biệt số dư nợ cho vay
được khoanh và nợ chờ xử lý đã không còn. Lĩnh vực cho vay đa dạng trong nhiều
ngành nghề như cơ sở hạ tầng, công nghiệp chế biến, thương nghiệp, dịch vụ, nông
lâm thủy sản …, cho vay doanh nghiệp quốc doanh (21%), doanh nghiệp ngoài
quốc doanh ( TNHH, cổ phần…) chiếm 65 %, doanh nghiệp có vốn nước ngoài (3
%), tư nhân và cá thể (10 %). Tăng trưởng tín dụng được kiểm soát chặt chẽ gắn với
chất lượng tín dụng, tập trung ưu tiên đáp ứng vốn cho sản xuất và xuất khẩu, cho
các công trình trọng điểm quốc gia đồng thời kết hợp với kiểm soát chất lượng để
hoạt động tín dụng của BIDV luôn đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Bảng 2.2: Phân loại nhóm nợ theo tiêu chuẩn
Đơn vị: tỷ đồng
2006 2007 2008 2009
GVHD: PGS-TS Bùi Đức Triệu
20
Báo cáo thực tập
Nợ đủ tiêu chuẩn 49.138 86.798 118.837 159.918
Nợ cần chú ý 32.753 28.005 31.452 32.108
Nợ dưới tiêu chuẩn 6.231 3.426 2.883 3.531
Nợ nghi ngờ 333 212 413 864
Nợ không thu hồi được 2.124 1.117 937 1.173
Tổng 90.579 119.558 154.472 197.594
Theo số liệu trên có thể thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng liên tục
được cải thiện qua các năm. Nhóm nợ đủ tiêu chuẩn có mức tăng trưởng rất cao,
các nhóm nợ cần chú ý được kiểm soát. Bên cạnh đó, nhóm nợ xấu ( bao gồm nợ
dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ không thu hồi được đã giảm cả về khối lượng
và tỷ lệ.

Đồ thị 4: Cơ cấu tín dụng theo chất lượng
GVHD: PGS-TS Bùi Đức Triệu
21
Báo cáo thực tập
Năm 2007, quy mô và cơ cấu chất lượng tín dụng của ngân hàng đã được cải
thiện đáng kể. Tổng dư nợ tín dụng tăng 29.009 tỷ đồng ( tương ứng tăng 32 % ) lên
119.558 tỷ đồng trong đó nhóm nợ tốt ( nợ đủ tiêu chuẩn ) có mức tăng khá cao,
tăng 37.660 tỷ so với năm 2006 ( tương ứng tăng 76% ). Các nhóm nợ xấu và nợ
tiềm tàng có nguy cơ phát sinh nợ xấu cao được cải thiện, giảm cả về khối lượng và
tỷ trọng. Nợ nhóm 2 giảm từ 32.753 tỷ xuống 28.005 tỷ đồng ( tương ứng giảm tỷ
trọng từ 36 % xuống 23 % ). Nhóm nợ xấu đã được giảm cả về khối lượng và tỷ
trọng ( giảm 1.128 tỷ đồng và chỉ còn chiếm 4 % ). Có thể nói năm 2007 là một
năm thành công trong hoạt động tín dụng của BIDV khi tất cả các chỉ tiêu về chất
lượng tín dụng đều cải thiện theo chiều hướng tốt.
Tiếp tục xu hướng phát triển của năm 2007, chất lượng tín dụng của BIDV
trong năm 2008 có những chuyển biến tích cực. Tổng dư nợ tín dụng tiếp tục tăng
lên 154.472 tỷ đồng, trong đó các nhóm nợ tốt và nợ cần chú ý đều tăng lên. Nhóm
nợ đủ tiêu chuẩn tăng 32.039 tỷ đồng lên 118.837 tỷ đồng và chiếm 77 % về tỷ lệ
( tăng hơn so với tỷ lệ 73 % ) của năm 2007. Nhóm nợ cần chú ý và nợ không thu
hồi được tiếp tục giảm so với 2007. Nhóm nợ nghi ngờ tuy có tăng nhưng nhìn
chung tổng nợ xấu đã giảm về cả khối lượng và tỷ lệ. Nhóm nợ này năm 2008 là
4.233 tỷ đồng ( chiếm 3 % ), giảm so với mức 4.755 tỷ ( 4 % ) của năm 2007.
Sang năm 2009, mặc dù những dấu hiệu suy thoái kinh tế toàn cầu ảnh hưởng
nhiều đến tình hình tài chính của khách hàng cũng như hoạt động kinh doanh ngân
hàng song chất lượng tín dụng của BIDV đã được cải thiện đáng kể. Tỷ lệ nợ xấu
tiếp tục được khống chế ở mức thấp dưới 3 %. Năm 2009 tổng dư nợ tăng thêm hơn
43 nghìn tỷ đồng ( tương ứng tăng 28 % ) song tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức
2,82 %,có tăng nhẹ so với năm 2008 song là mức thấp so với mặt bằng chung trong
bối cảnh kinh tế không thuận lợi, đặc biệt tiếp tục xu hướng giảm so với mức 3,98
% năm 2007. Tỷ lệ nợ tốt ( nợ nhóm 1 ) tăng lên đáng kể tưg mức 77 % năm 2008

lên 81 % năm 2009, đồng thời tỷ lệ nợ cần chú ý giảm được 4 % từ mức 20 % năm
2008 xuống 16 % năm 2009.
Nhìn chung trong giai đoạn 2006-2009, hoạt động tín dụng của BIDV đã được
kiểm soat tốt. Tổng dư nợ tín dụng và các khoản nợ đủ tiêu chuẩn cũng tăng. Bên
GVHD: PGS-TS Bùi Đức Triệu
22
Báo cáo thực tập
cạnh đó, các khoản nợ cần chú ý và nhóm nợ xấu đang giảm về tỷ lệ. Với những bất
lợi trong môi trường kinh doanh những năm gần đây, kết quả trên là rất khả qua. Tỷ
lệ bù đắp rủi ro ( quỹ dự phòng rủi ro / nợ xấu ) luôn được đảm bảo >1 (năm 2008
là 199 % và 2009 là 163 % ) cho thấy chất lượng tín dụng được đảm bảo nên tỷ lệ
trích lập / nợ xấu có xu hướng giảm. Quy mô, cơ cấu bà chất lượng tín dụng đã cho
thấy ngân hàng đã thực thi tốt các chính sách tính dụng: kiểm soát chất lượng, đa
dạng hóa khách hàng, nâng cao quản lý rủi ro vừa đảm bảo tăng trưởng song vẫn
kiểm soát tốt chất lượng tín dụng.
III, Phân tích thu nhập – chi phí – lợi nhuận
Ngân hàng thương mại cũng giống như các doanh nghiệp khác, hoạt động
nhằm mục tiêu lợi nhuận. Để đánh giá chính xác nhất kết quả hoạt động kinh doanh
của ngân hàng, hãy phân tích các chỉ tiêu về thu nhập – chi phí – lợi nhuận, đây là
các chỉ tiêu cơ bản trong nhóm các chỉ tiêu biểu hiện khả năng sinh lời.
GVHD: PGS-TS Bùi Đức Triệu
23
Báo cáo thực tập
Bảng 3.1: Các chỉ tiêu về thu nhập – chi phí – lợi nhuận
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2006 2007 2008 2009
Thu lãi thuần 3.388.406 4.617.721 5.956.732 6.884.633
Thu phi lãi 568.201 954.404 2.735.070 2.911.934

Tổng thu nhập 3.956.607 5.572.125 8.691.802 9.796.567
Chi phí hoạt động 1.724.514 2.546.541 3.815.860 4.365.762
Lợi nhuận sau thuế 421.822 1.374.279 2.044.839 2.740.599
Theo những số liệu về kết quả kinh doanh của ngân hàng ở bảng trên, có thể
thấy trong giai đoạn 2006 – 2009 ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam luôn đạt
kết quả khả quan trong hoạt động kinh doanh. Tổng thu nhập hoạt động luôn lớn
hơn tổng chi phí hoạt đông điều này có nghiã là ngân hàng luôn làm ăn có lãi. Ta
cũng có thể thấy các chỉ tiêu về tổng doanh thu hoạt động và chi phí của ngân hàng
đều có xu hướng tăng. Tuy nhiên lượng tăng tuyệt đối của tổng thu nhập lớn hơn
lượng tăng tuyệt đối của chi phí vì vậy lợi nhuận của ngân hàng cũng có xu hướng
tăng theo. Mặc dù trong những năm gần đây, nền kinh tế có nhiều biến động, ảnh
hưởng từ suy thoái kinh tế và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các nhân hàng
khác song BIDV vẫn đạt được lợi nhuận và lợi nhuận này có xu hướng tăng dần
theo thời gian
Đồ thị 5: Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV
3.1: Phân tích biến động quy mô doanh thu
Bảng 3.2: Biến động quy mô doanh thu của BIDV
GVHD: PGS-TS Bùi Đức Triệu
24

×