Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào Hoa KỳThực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (409.57 KB, 42 trang )

MỤC LỤC
3
LỜI MỞ ĐẦU
Trong điều kiện toàn cầu hóa và khu vực hóa của đời sống kinh tế thế giới của
thế kỷ 21, không một quốc gia nào có thể phát triển nền kinh tế của mình mà không
tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế và khu vực. Điều đó không ngoại trừ đối
với Việt Nam, để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng nền kinh tế, Đại hội
Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VIII tiếp tục khẳng định đường lối đổi mới và mở
cửa nền kinh tế, thực hiện chiến lược CNH-HĐH hướng mạnh vào xuất khẩu.
Để tăng xuất khẩu trong thời gian tới, Việt Nam chủ trương kết hợp xuất khẩu
những mặt hàng mà đất nước có lợi thế tương đối (những mặt hàng xuất khẩu
truyền thống: hàng nông lâm thủy sản, khoáng sản, hàng giầy dép và dệt may) và
một số mặt hàng có hàm lượng kỹ thuật công nghệ cao bao gồm: ôtô, xe máy, hàng
điện tử và dịch vụ phần mềm
Hàng thủy sản là mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Việt Nam trong thời
gian qua đã gặt hái được sự thành công rực rỡ. Từ mức kim ngạch xuất khẩu là
550,6 triệu USD vào năm 1995, đã tăng lên mức 4.25 tỉ USD vào năm 2009, ,
chiếm khoảng 8% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và là mặt hàng có kim
ngạch xuất khẩu lớn trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta trong nhiều
năm vừa qua. Thị trường xuất khẩu thủy sản đã và đang được mở rộng đáng kể,
thủy sản của Việt Nam đã chiếm được vị trí quan trọng trong thị trường nhập khẩu
thuỷ sản của thế giới.
Thị trường Hoa kỳ là thị trường quan trong trong việc xuất khẩu thủy sản của
Việt Nam. Tuy nhiên xuất khẩu thuỷ sản sang Hoa Kỳ trong thời gian qua còn
nhiều bất cập và khó khăn. Để góp phần giúp ngành thuỷ sản ngày càng phát triển
vươn xa ra các nước trên thế giới và tháo gỡ những khó khăn này: Đề tài “ Xuất
khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào Hoa Kỳ:Thực trạng và giải pháp” đã được lựa
chọn làm đề tài nghiên cứu.
 Mục đích nghiên cứu của đề tài là: Thúc đẩy xuất khẩu hàng thuỷ sản của
Việt Nam vào thị trường Mỹ.
1


 Phạm vi nghiên cứu của đề tài là: Hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản của
Việt Nam.
 Kết cấu của đề tài gồm 3 phần:
PhầnI: Cơ sở lí luận về hoạt động xuất khẩu
Phần II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào Hoa Kỳ
Phần III: Một số giải pháp nhăm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản
Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song do trình độ còn hạn chế nên đề tài nghiên
cứu này không thể tránh khỏi nhứng thiếu sót. Vì vậy em mong nhận được sự chỉ
bảo góp ý của thầy cô và bạn bè để em có thể hoàn thành tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Trần Việt Lâm đã nhiệt tình hướng dẫn em
để em hoàn thành đề tài này.


2
PHẦN I
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN
I-Hoạt động xuất khẩu thủy sản
1.Khái niệm và ý nghĩa
1.1.Khái niệm
Xuất khẩu là một trong những hình thức kinh doanh quan trọng nhất , nó phản
ánh quan hệ thương mại , buôn bán giữa các quốc gia trong phạm vi khu vực và thế
giới . Cùng với hình thức kinh doanh nhập khẩu , hình thức kinh doanh xuất khẩu là
hoạt động kinh tế cơ bản của một quốc gia , nó là “chiếc chìa khoá” mở ra những
giao dịch kinh tế quốc tế cho một quốc gia , tạo ra nguồn thu chi ngoại tệ chủ yếu
của một nước khi tham gia vào hoạt động kinh tế quốc tế .
Kinh doanh xuất nhập khẩu cũng chính là một hoạt động kinh doanh quốc tế
đầu tiên của một doanh nghiệp . Hoạt động này được tiếp tục ngay cả khi doanh
nghiệp đã đa dạng hoá các hoạt độnh kinh doanh của mình .
Kinh doanh xuất nhập khẩu thường diễn ra các hình thức sau : Xuất khẩu hành hoá

hữu hình , hàng hoá vô hình (dịch vụ) ; xuất khẩu trực tiếp do chính các doanh nghiệp
sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu đảm nhận ; xuất khẩu gián tiếp (hay uỷ thác) do các
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh , tổ chức kinh doanh trung gian đảm nhận . Gắn liền
với xuất khẩu hàng hoá hữu hình , ngày nay xuất khẩu dịch vụ rất phát triển.
1.2. Ý nghĩa của xuất khẩu.
1.2.1. Ý nghĩa lý luận.
Xuất khẩu khai thác hiệu quả lợi thế tuỵêt đối , lợi thế tương đối của đất nước
và kích thích các ngành kinh tế phát triển , góp phần tăng tích luỹ vốn, mở rộng sản
xuất, tăng thu nhập cho nền kinh tế, cải thiện từng bước đời sống nhân dân.
Xuất khẩu cho phép tập trung năng lực sản xuất cho những mặt hàng truyền
thống được thế giới ưa chuộng hay những mặt hàng tận dụng được những nguyên
liệu có sẵn trong nước hay nước khác không làm được hoặc làm được nhưng giá
thành cao .Thông qua hoạt động xuất khẩu đã thúc đẩy phát triển quanhệ đối ngoại
3
với tất cả các nước nhất là với các nước trong khu vực Đông Nam á , nâng cao uy
tín của Việt Nam trên trường Quốc tế .
Thông qua hoạt động xuất khẩu, ban bè trên thế giới biết đến hàng hoá của
Việt Nam.
1.2.2. Ý nghĩa thực tiễn.
Xuất khẩu góp phần không nhỏ vào giải quyết công ăn việc làm mới cho
người lao động đồng thời tác động tích cực đến trình độ tay nghề cũng như nhận
thức về công việc của công nhân làm hàng xuất khẩu .
Xuất khẩu thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển nhất là các ngành có tiềm
năng về xuất khẩu
Xuất khẩu làm tăng giữ trữ ngoại tệ cho Quốc gia, làm tăng tổng thu nhập
Quốc dân.
Xuất khẩu cũng có thể cho các doanh nghiệp Việt Nam học hỏi được kinh
nghiệm của quốc tế trong kinh doanh.
2.Những nội dung chủ yếu
2.1.Một số lý luận cơ bản về thương mại hàng thủy sản

2.1.1. Mặt hàng thủy sản:
Mặt hàng thủy sản bao gồm các loại như: cá, tôm, cua, mực, sò huyết… chúng
sống ở ao, hồ, biển, …và được dùng như một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng.
Mặt hàng thủy sản có những đặc điểm chung sau đây:
- Rất đa dạng về chủng loại: tôm, cá, mực…và có thể chế biến được nhiều loại
thực phẩm có giá trị.
- Có giá trị kinh tế cao
- Có giá trị dinh dưỡng cao
- Sinh trưởng và phát triển phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên.
- Là mặt hàng khó bảo quản tươi sống, mau hỏng.
- …
Ở mỗi nước, tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, nguồn lợi thủy
sản và những điều kiện cho phát triển sản xuất, chế biến, xuất khẩu hàng thủy sản
4
có những điểm riêng biệt. Ở Việt Nam, những lợi thế này có thể kể đến như:
Việt Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi: diện tích biển, ao, hồ… lớn nên về
chủng loại thì mặt hàng thủy sản ở Việt Nam rất đa dạng và phong phú.
Biển Việt Nam có khả năng tái tạo sinh học cao của vùng sinh thái nhiệt đới
và môi trường biển còn tương đối sạch do đó thủy sản được đánh giá là an toàn cho
sức khỏe.
Thuỷ sản Việt Nam có nhiều lại có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, sò huyết,
cá ngừ…
Tuy nhiên cũng có một số loài mang tính chất ven biển chiếm 65 %, sống rải rác,
phân tán và có đặc điểm chung là kích cỡ nhỏ, cá tạp nhiều, và biến động theo mùa vụ
Chu kỳ sinh sống của các loài cá biển Việt Nam tương đối ngắn, từ 3 đến 4 năm và có
tốc độ sinh trưởng tương đối nhanh. Chính vì vậy mà chiều dài các loài cá kinh tế ở
biển nước ta hầu hết chỉ dài khoảng 15 đến 20 cm, cỡ lớn nhất đạt 75 đến 80 cm
2.1.2. Đặc điểm thương mại hàng thủy sản
Với những đặc thù về hàng thủy sản, thương mại hàng thủy sản có những đặc
trưng sau:

Số lượng hàng cho xuất khẩu thủy sản sang các quốc gia không phải tùy thuộc
vào ý muốn của con người mà phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên (nguồn lợi tự
nhiên, điều kiện thời tiết, khí hậu…). Điều kiện tự nhiên thuận lợi thì sản lượng
thủy sản nuôi trồng, đánh bắt có thể gia tăng, từ đó tạo tiền đề gia tăng sản lượng
thủy sản dành cho xuất khẩu.
Việc nuôi trồng và chế biến thủy sản có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của
người dân, đến những khía cạnh kinh tế, xã hội… do đó chính phủ các nuớc thương
có những chính sách tạo điều kiện thuận lợi để phát triển thương mại hàng thủy sản.
Thương mại ngành thủy sản không chỉ phải tuân thủ những quy định trong
nước mà còn phải tuân thủ các quy định khác nhau từ các quốc gia khác nhau. Vì
vậy, trong điều kiện hiện nay, để gia tăng quy mô, kim ngạch xuất khẩu thì từ việc
sản xuất đến chế biến thủy sản phải đảm bảo chất lượng.
5
-Xuất khẩu thủy sản không chỉ phụ thuộc vào các sản phẩm có trong nước,
những lợi thế về điều kiện tự nhiên mà còn phụ thuộc nhiều vào nhu cầu về thủy sản
của nước ngoài.
- Xuât hàng ts khẩu hủy sản thế giới thời gian qua có tốc độ tăng trưởng cao do
nhu cầu và đòi hỏi ngày càng lớn từ các nước phát triển như EU, Mỹ, Nhật.
- Ngoài rào cản về thuế quan thì thương mại hàng thủy sản còn chịu ảnh hưởng
nhiều của các biện pháp phi thuế quan, các biện pháp liên quan đến vệ sinh an toàn
thực phẩm.
2.2. Vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc dân
Thủy sản là một ngành kinh tế- kỹ thuật đặc trưng gồm có các lĩnh vực: khai
thác, nuôi trồng, chế biến, cơ khí hậu cần, dịch vụ thương mại, là một trong những
ngành kinh tế biển quan trọng của đất nước. Sản xuất kinh doanh thủy sản dựa trên
khai thác có hiệu quả, lâu bền nguồn lợi thủy sinh, tiềm năng các vùng nước, do vậy
có mối liên ngành rất chặt chẽ với sản xuất nông nghiệp, vận tải, dầu khí, hải quan
Xuất phát từ tiềm năng thiên nhiên to lớn, vai trò quan trọng của ngành thủy
sản trong sự phát triển kinh tế- xã hội, nhất là trong 20 năm qua, với tốc độ phát
triển kinh tế nhanh chóng về sản lượng và giá trị xuất khẩu. Ngành kinh tế thủy sản

ngày càng được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn và là một trong những hướng
ưu tiên của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.
Ngành thủy sản được xác định là giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển
kinh tế- xã hội của đất nước, bởi vì nó khai thác và phát triển một trong những
nguồn tài nguyên có thể tái sinh của đất nước.
2.2.1. Đóng góp của ngành thủy sản trong tổng sản phẩm quốc dân
Theo số liệu thống kê, GDP của Việt Nam năm 2008 ước tính khoảng
1808.692 tỷ đồng. Điều này tương ứng với mức GDP tính theo đầu người vào
khoảng gần 1000 đôla Mỹ.
Nghề nuôi trồng thủy sản từ tự cung tự cấp đã đáp ứng được nhu cầu cho tiêu
dùng trong và ngoài nước, đáng kể là sản lượng tôm nuôi phục vụ xuất khẩu của
nước ta đứng vào khoảng thứ 4 trên thế giới; thủy sản xuất khẩu cũng đã được xác
6
định là đối tượng chủ yếu để phát triển nuôi trồng.
Công nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu mà chủ yếu là công nghiệp đông
lạnh thủy sản, với 164 cơ sở với tổng công suất là 760 tấn/ngày đã đóng vai trò to
lớn hàng đầu về công nghiệp chế biến thực phẩm trong cả nước và thu hút nguyên
liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
Sự đóng góp đáng kể của khoa học công nghệ, trước hết phải kể đến kỹ thuật
sinh sản nhân tạo để tạo nguồn tôm giống vào cuối những năm 80, cung cấp hơn 1
tỷ tôm giống các cỡ. Trong công nghiệp đánh cá, dần dần tạo ra các công nghệ để
chuyển dịch cơ cấu nghề khai thác theo hướng hiệu quả cao, du nhập nghề mới từ
nước ngoài để có thể vươn ra khai thác xa bờ.
Hoạt động hợp tác quốc tế trên cả ba mặt: thị trường xuất khẩu, nguồn vốn
nước ngoài và chuyển giao công nghệ đều đạt những kết quả khích lệ. Từ cơ chế “
lấy phát triển xuất khẩu để tự cân đối, tự trang trải, tạo vốn đầu tư cho khai thác và
nuôi trồng “, qua các thời kỳ, Nhà nước thực hiện chính sách mở cửa đến nay, sản
phẩm thủy sản nước ta đã có mặt tại hơn 134 nước và vùng lãnh thổ với một số sản
phẩm bắt đầu có uy tín trên các thị trường quốc tế
Dự tính toàn bộ sự đóng góp của ngành thủy sản đối với nền kinh tế quốc dân

sẽ tăng tư mức hiện nay lên 7,8tỉ USD vào năm 2020. Tỷ trọng tương ứng của
ngành thủy sản trong GDP sẻ giảm do có sự tăng trưởng mạnh trong các ngành khác
của nền kinh tế. Song sự đóng góp của ngành thủy sản đối với ổn định xã hội và an
toàn quốc gia là quan trọng vì tiềm năng phân phối thu nhập của ngành thủy sản ở
các vùng nông thôn. Một bộ phận dân cư ở nông thôn, thường là các vùng nghèo
vẫn tiếp tục sống dựa vào nghề cá và nuôi trồng thủy sản, bao gồm cả thiểu số ở
vùng cao.
2.2.2.Vai trò của ngành thủy sản đối với hoạt động xuất khẩu
Nếu trong GDP, ngành thủy sản đóng góp tương đối thì ngành đã có sự bù
đắp lại bởi sự đóng góp mạnh mẽ vào kim ngạch xuất khẩu cả nước. Kim ngạch
xuất khẩu thủy sản nước ta qua các năm đã không ngừng tăng lên, điều đó thể hiện
rõ nét qua bảng số liệu sau:
7
Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam qua một số năm
Năm
2005 2006 2007 2008 2009
Giá trị xuất khẩu cả nước
(triệu USD)
32000 39600 48000 63500 56000
Giá trị xuất khẩu thủy sản
(triệu USD)
2738.7 3300 3500 4500 4250
Tỷ trọng xuất khẩu thủy
sản so với cả nước (%)
8.56 8.33 5.5 7.086 7.6
Nguồn: Tổng cục Hải Quan.
Qua bảng số liệu trên đây ta thấy rằng: kim ngạch xuất khẩu thủy sản nước
ta đã tăng rất đáng kể qua các năm Từ năm 2005 đến 2009, giá trị xuất khẩu thủy
sản tăng 1511.3 triệu USD, hay tăng 65,04% đóng vai trò là một trong những
mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong một số năm qua và trong nhiều

năm tiếp theo.
Giá trị xuất khẩu thủy sản các năm qua đã đóng góp một phần không nhỏ vào
tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Từ năm 2005 đến 2009, năm nào kim ngạch
xuất khẩu thủy sản cũng tăng (ngoại trừ năm 2009 do ảnh hưởng của cuộc khủng
hoảng hoảng suy thoái kinh tế)
2.2.3. Vai trò của ngành thủy sản trong việc tạo công ăn việc làm
Công nghiệp đánh bắt và nuôi trồng thủy sản đảm bảo việc làm thường xuyên
cho khoảng 3 triệu lao động, đặc biệt là từ năm 2005, số lao động thủy sản là 3,03
triệu người. Khoảng 3,8 triệu người sống trong các hộ gia đình làm nghề đánh bắt
và nuôi trồng thủy sản. Như vậy, khoảng 6,8 triệu người chiếm 8,7% dân số sống
phụ thuộc vào ngành thủy sản như một nguồn sinh sống.
Tổng số lao động có thu nhập từ đánh bắt và nuôi trồng thủy sản cũng như từ
các ngành và các hoạt động hỗ trợ thủy sản ước tính lên tới 8 triệu người. Ngoài ra,
đánh bắt và nuôi trồng thủy sản còn đảm bảo việc làm không thường xuyên và thu
nhập phụ cho hơn 20 triệu người.
Theo dự tính, số lao động trong ngành thủy sản năm 2010 sẽ là 10 triệu người
8
(trong đó: khai thác hải sản khoảng 420.000 người, nuôi trồng thủy sản khoảng
559.364 người, chế biến thủy sản: 58.768 người, lao động dịch vụ nghề cá khoảng
1.991.868 người). Hơn nữa, thu nhập trực tiếp của những người lao động thường
xuyên trong nghề cá và nuôi trồng thủy sản dự tính sẽ tăng trung bình 16%/năm
trong thời gian nêu trên. Trên 1,2 triệu người trong các hộ gia đình phụ thuộc vào
nghề cá và nuôi trồng thủy sản sẽ có thêm thu nhập vào năm 2010. Điều đó có
nghĩa là số dân được ngành thủy sản hỗ trợ sẽ tăng 3 triệu người.
3.Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu thủy sản
3.1. Yếu tố kinh tế:
Trong đó có yếu tố kinh tế vĩ mô và yếu tố kinh tế vi mô.
Yếu tố kinh tế vĩ mô là tình trạng kinh tế của mỗi quốc gia, nếu nền kinh tế
của một quốc gia đang ở trong giai đoạn suy thoái về kinh tế hoặc đang có lạm phát
thì sẽ ảnh hởng đến quá trình mua sắm của ngời dân nước đó, chính sách kinh tế đối

ngoại của nhà nước, chính sách tài chính tiền tệ của nước đó cũng ảnh hởng rất
nhiều đến xuất nhập khẩu, khi chinh phủ duy trì tỷ giá hối đoái cao tức là hạ giá
đồng tiền của nước mình xuống sẽ tạo ra một lực kích thích xuất khẩu và hạn chế
nhập khẩu ngược lại nếu nhà nước áp dụng tỷ giá hối đoái thấp thì sẽ kích thích
hàng nhập khẩu nước ngoài vào thị trờng trong nước.
Yếu tố kinh tế vi mô, đó là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp của các nước
khác nhau cùng kinh doanh trên thị trờng nước ngoài, mỗi quốc gia đều có những
lợi thế cạnh tranh khác nhau, dựa vào đó các doanh nghiệp sẽ sản xuất ra những mặt
hàng có khả năng cạnh tranh khác nhau.
3.2. Địa lý và khí hậu:
Mỗi khu vục địa lý khác nhau có đặc điểm khí hậu khác nhau do vậy không
thể đem những hàng hoá được tiêu dùng bình thường ở một nước nhiệt đới sang
một nướccó khí hậu ôn đới mà phải có kỹ thuật và công nghệ sản xuất ra những sản
phẩm phù hợp với điều kiện khí hậu nước mà ta muốn xuất khẩu hàng hoá sang.
Khoảng cách địa lý quá xa cũng ảnh hưởng nhiều đến chi phí vận tải, chi phí này sẽ
làm tăng giá hàng hoá lên từ đó có thể làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm thủy
9
sản xuất khẩu so với các nước có khoảng cách gần hơn.
3.3. Chính trị và pháp luật:
Quan hệ chính trị giữa hai quốc gia có ảnh hưởng quyết định đến hoạt động
xuất nhập khẩu giữa hai nước, nếu hai quốc gia có hiệp định song phơng thì việc
trao đổi hàng hoá giữa hai nước sẽ đợc tiến hành thuận lợi hơn so với các nớc khác.
Hơn nữa nếu nắm chắc được các quy định pháp luật của quốc gia mà mình xuất
khẩu vào sẽ thuận lợi rất nhiều trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại, các
doanh nghiệp có thể dựa vào vốn hiểu biết của mình về pháp luật để kinh doanh
một cách hiệu quả nhất. Mỗi quốc gia có hệ thống pháp luật riêng do đó sẽ có
những điểm trái ngược nhau giữa nước này với nước kia trong các quy định của luật
pháp.
3.4. Yếu tố văn hoá:
Khi kinh doanh trên thị trường quốc tế sẽ có nhiều điểm khác biệt về văn hoá,

một hành động có thể nói là rất lịch sự ở nước này có thể là một hành động khiếm
nhã ở nước khác, do vậy cần lưu ý vấn đề này đặc biệt là ở những nước có nền văn
hoá đặc thù.
Ngoài ra các yếu tố như công nghệ, hệ thống phân phối cũng ảnh hưởng không
nhỏ đến thị trường xuất khẩu của một nước.
II-Tổng quan về các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam
1.Những lợi thế của ngành thủy sản nước ta
Việt Nam có bờ biển dài 3260 km, 112 cửa sông lạch, vùng đặc quyền kinh tế
rộng khoảng 1triệu km
2
với 4000 hòn đảo lớn nhỏ tạo nên, nhiều eo, vịnh, vụng,
đầm, phá và nhiều ngư trường, trữ lượng hải sản gần 3 triệu tấn. Thềm lục địa nước
ta rộng hơn 1 triệu km
2
(gấp 3 lần diện tích đất liền), diện tích mặt nước 1triệu km
2
,
trong đó diện tích khai thác đạt 553.000 km, nhưng hiện tại mới chỉ khai thác được
khoảng 65% nguồn lực hải sản cho phép.
Tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản nước ta rất lớn với 1,4 triệu ha mặt
nước nội địa, 300.000 ha bãi triều, 400.000 ha hồ chứa, sông suối, 600.000 ha ao hồ
nhỏ ruộng trũng, có thể đưa vào sử dụng để nuôi trồng thủy sản. Năng suất nuôi
10
trồng thủy sản mới chỉ bằng 10%- 25% năng suất của các nước trong khu vực.
Theo Bộ Thủy sản, Việt Nam có trên 2000 loài cá, trong đó có khoảng 100 loài
có giá trị kinh tế cao. Bước đầu đánh giá trữ lượng cá biển trong vùng thềm lục địa
khoảng trên 4 triệu tấn. Khả năng khai thác hàng năm khoảng 1,67 triệu/năm. Tình
hình cụ thể của các loài cá:
-Cá tầng đáy: 856.000 tấn, chiếm 51,3%.
-Cá nổi nhỏ: 694.000 tấn, chiếm 41,5%.

-Cá nổi đại dương (chủ yếu là cá ngừ): 120.000 tấn, chiếm 7,2%.
Trong đó, phân bố trữ lượng và khả năng khai thác giữa các vùng như sau:
-Vịnh Bắc Bộ: trữ lượng: 681.166 tấn, khả năng khai thác: 271.467 tấn (chiếm
16,3%).
Biển Trung Bộ: trữ lượng: 606.399 tấn, khả năng khai thác 242.560 tấn(chiếm
14,3%).
Biển Đông Nam Bộ: trữ lượng: 2.075.889 tấn, khả năng khai thác: 830.456 tấn
(chiếm 49,3%).
Biển Tây Nam Bộ: trữ lượng: 506.679 tấn, khả năng khai thác: 202.272 tấn
(chiếm 12,1%).
Nhìn chung khả năng phát triển ngành thủy sản nước ta rất lớn bởi mỗi vùng
có những tiềm năng đặc thù và sản vật đặc sắc riêng. Việt nam có một số vùng sinh
thái đất thấp, đặc biệt là đồng bằng song Cửu Long, ở mỗi và châu thổ sông Hồng,
nơi có thể đưa nước mặn vào rất sâu tạo ra một vùng nuôi nước lợ hoặc nuôi trồng
thuỷ hải sản kết hợp với trồng lúa và các hợp đồng canh tác nông nghiệp khác rộng
lớn gần 1 triệu ha. Trong hệ sinh thái này có thể tiến hành các hợp đồng nuôi trồng
thuỷ hải sản vừa có chất lượng cao vừa có giá thành hạ mà các hệ thống canh tác
khác không thể có những lợi thế cạnh tranh đó được. Lợi thế này đặc biệt phát huy
thế mạnh trong cạnh tranh với hệ thống nuôi trồng công nghiệp khi giá cả thuỷ sản
trên thị trường thế giới ở mức thấp nhất là mặt hàng tôm.
Việt Nam chưa phát triển nuôi trồng thuỷ sản công nghiệp nên còn nhiều tiềm
năng đất đai để phát triển nuôi mà không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Việc
11
đưa thành công kỹ thuật nuôi hải sản trên các vùng cát ven biển đã mở ra một tiềm
năng và triển vọng mới cho việc phát triển vùng nuôi tôm và các hải sản khác theo
phương thức nuôi công nghiệp.
Việt Nam có nhiều lao động và nguồn nhân lực còn ít được đào tạo, sẽ thích
hợp cho những lợi thế khởi điểm mang tính tĩnh khi dùng loại lao động này trong
lĩnh vực phát triển nuôi trồng và chế biến thuỷ sản.
Chính nhờ những lợi thế trên mà ngành thuỷ sản Việt nam trở thành một trong

những ngành kinh tế mũi nhọn và thế mạnh của kinh tế nước ta. Trong những năm
qua ngành thuỷ sản đã đạt được tốc độ phát triển cao, ổn định và mức tăng tổng sản
lượng thuỷ sản bình quân hàng năm trên 4% , giá trị kim ngạch xuất khẩu bình quân
chiếm 10% đến 15% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt nam hàng năm Xuất
khẩu thuỷ sản không ngừng tăng lên hàng năm. Mặt khác cơ cấu sản phẩm xuất
khẩu rất phong phú: mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt nam là tôm các loại như:
tôm hùm, tôm càng xanh, tôm sú, tôm bạc có giá trị xuất khẩu cao và chiếm hơn
một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu, mực và cá chiếm 17% và 15,2% trong tổng kim
ngạch xuất khẩu. Thị trường nhập khẩu thuỷ sản của Việt nam là các nước EU,
Châu Á và Mỹ, trong đó Mỹ đang là thị trường mục tiêu mà chúng ta hướng vào
nhất là sau khi hiệp định thương mại Việt- Mỹ được thông qua, cơ hội cho các ngành
xuất khẩu của Việt nam đưa hàng vào thị trường Mỹ trong đó có thuỷ sản ngày càng
được mở rộng. Tuy nhiên Việt nam không phải là đối tác duy nhất của Mỹ, xuất khẩu
thuỷ sản sang Mỹ có nhiều đối thủ cạnh tranh với ta như: Indonesia, Canada, Trung
Quốc…thị phần thuỷ sản Việt nam trên thị trường Mỹ còn rất khiêm tốn Đó là một
đòi hỏi, thách thức rất lớn đối với nhà hoạch định chiến lược của Việt nam
2.Sự phát triển của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam
2.1.Tổng quan về các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam
Trong mạng lưới các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam,Tổng công ty
thủy sản Việt Nam là doanh nghiệp hàng đầu với tổng doanh số 9867,5 tỉ dồng
trong đó xuất khẩu là 278 triệu USD chiếm 12,3% kim ngạch xuất khẩu toàn ngành
12
năm 2008.Trong số 14 đơn vị thành viên của tổng công ty tham gia xuất khẩu có
4đơn vị đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu cao la :Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Miền Trung :87 triêu USD,Công ty xuất nhập khẩu thủy sản dặc sản 58 triệu USD,
công ty kinh doanh va xuất nhập khẩu thủy sản Minh Hải 45 triệu USD va công ty
xuất nhập khẩu thủy sản Hà Nội 25 triệu USD.Đạt được kết quả khả quan trên các
đơn vị thành viên có nỗ lực rất lớn trong đầu tư đổi mới công nghệ tân dụng thời cơ
thị trường mùa vụ. Mặt hàng chế biến của công ty đã có mặt ở trên 30 quốc gia trên
thế giới đặc biệt ở thị trường Hoa Kỳ đạt tăng trưởng cao so với năm trước.Tổng

sản lượng thủy sản xuất khẩu của Tổng công ty năm 2008 là 58000 tấn tăng 30%
so với cùng kì năm ngoái. Với hàng chục mặt hàng mẫu mã đa dạng.
Ngoài ra còn có 28 doanh nghiệp khác có kim ngạc xuất khẩu hơn 10triệu
USD trong đó có mười doanh nghiệp dẫn đầu .
Như vậy ngoài Tổng công ty thủy sản Việt Nam và các đơn vị thành viên ,các
công ty xuất nhập khẩu thủy sản lớn của Việt Nam la: công ty thủy sản XNK tổng
hợp Sóc Trăng , Xị nghiệp chế biến thủy sản Cần Thơ….măc dù con nhiều vấn đề
cần phải giải quyết nhưng các công ty đã cố gắng thích ứng dần với mội trường
quốc tế đạt được vị trí nhất định trên thị trường thủy sản thế giới Các công ty đã đạt
được điều đó bằng việc cung cấp các sản phẩm xuất khẩu thủy sản tương đối phong
phú và đa dạng(hầu như mọi dạng sản phẩm thủy sản ) ra khắp thị trường thủy sản
lớn của thế giới như Nhật Bản , Hoa Kỳ, EU
Với sự chuyện dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản ,năm 2006 Việt Nam
được công nhận vào danh sách 1 các nước xuất khẩu sang EU với 86 doanh nghiệp
đồng thời cũng được EU công nhận vào danh sách 1 các nước xuất khẩu nhuyễn thể
2 mãnh vỏ .Còn đối với thị trường Hoa Kỳ nước ta hiện có 182 doanh nghiệp đủ
diều kiện xuất khẩu thủy sản vào thị trường này.
2.2.Sự phát triển của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản
Năm 1998, khi xuất khẩu gạo đạt 1 tỷ USD, thì tổng xuất khẩu tất cả các loại
tôm, cá mới chỉ ở mức chưa được phân nửa. Nhưng sự thay đổi đã diễn ra rất
nhanh trong những năm tiếp theo. Đến 2008, riêng xuất khẩu cá đã lên đến gần 2 tỷ
13
USD, vượt xa các loại hàng hóa khác và đua với gạo.
Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan Việt Nam, 9 tháng đầu năm 2010, Việt
Nam đã xuất khẩu trên 969.200 tấn thủy sản, đạt trên 3,5 tỷ USD, tăng 10,9% so với
cùng kỳ năm 2009. Với đà này, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản 2010 có thể đạt
4,5 tỷ USD như dự kiến, tăng so với mức 4,2 tỷ USD năm ngoái. Các vụ kiện cáo,
áp thuế chống bán phá giá kéo dài nhiều năm tại các thị trường Âu, Mỹ, Nhật
tuy gây bất lợi, nhưng nhờ kiên trì theo đuổi, đấu tranh nên xuất khẩu thủy sản vẫn
tăng trưởng.

Năm nay, doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam gặp nhiều khó khăn từ
nguồn nguyên liệu, đến thị trường tiêu thụ nhưng xuất khẩu các mặt hàng chính
sang các thị trường đều tăng trưởng khá. Ngoài các thị trường truyền thống, các thị
trường không truyền thống cũng đột ngột tăng mạnh, đáng kể là Nga, Trung Đông
và Nam Mỹ Việt Nam có được cơ hội vàng này là do một số nước xuất khẩu thủy
sản lớn như Ấn Độ, Thái Lan mất mùa và sự cố tràn dầu tại vịnh Mexico đã khiến
nhiều ngư trường tại khu vực này phải đóng cửa.
Như vậy, chỉ trong vòng 9 năm (2000-2009), riêng xuất khẩu cá tra và ba sa đã
tăng 930 lần về sản lượng và 560 lần về kim ngạch. Diện tích nuôi năm 2008 là
6.160ha, cung cấp sản lượng cá hơn 1,1 triệu tấn, xuất khẩu hơn 1,4 tỷ USD. Tính
bình quân 1ha nuôi đạt sản lượng 183 tấn, cung cấp cho chế biến 103 tấn thành
phẩm và xuất khẩu đạt giá trị 234.000 USD. Chưa có một ngành nào trong nông
nghiệp tạo ra được năng suất cao đến mức này và cũng không có ngành hàng xuất
khẩu nào của Việt Nam đạt mức tăng trưởng cao như vậy liên tục trong nhiều năm.
Chính lợi nhuận cao đã tạo nên cơn sốt đầu tư. Sản lượng cá nuôi ở Đồng bằng
sông Cửu Long năm 2008 tăng gấp 12 lần so với năm 1995. Chỉ 5 năm từ 2003 đến
2008, số nhà máy chế biến thủy sản tăng 2,3 lần, công suất thiết kế tăng 2,7 lần,
hàng loạt dịch vụ phục vụ cho ngành cá khai trương, số nhà máy chế biến thức ăn
tăng 3,5 lần về số lượng và công suất.
14
PHẦN II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN
VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ
I.Khái quát thị trường thủy sản Hoa Kỳ
1.1.Đặc điểm nhu cầu thủy sản của thị trường Hoa Kỳ
Thị trường Mỹ luôn là môt thị trường hấp dẫn không chỉ đối với các nước châu
Á (trong đó có Việt Nam) mà còn là mục tiêu của nhiều nước trong các châu lục
khác.Trong số các thị trường tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam thì Mỹ là thị
trường khá rộng lớn và giàu tiềm năng đứng thứ 3 trong số thị trường nhập khẩu
thủy sản lớn nhất Việt Nam, chỉ đứng sau Nhật Bản, EU. Nước Mỹ với hơn 300

triệu dân, thu nhập bình quân đầu người vào loại cao nhất thế giới, đời sống vật chất
của người dân Mỹ ở mức rất cao nên nhu cầu về các loại thực phẩm là rất lớn cả về
số lượng và chất lượng, trong đó đặc biệt là nhu cầu về sản phẩm thuỷ sản. Sức mua
của người dân Mỹ lớn, giá cả ổn định, mặt hàng chất lượng càng cao, càng đắt giá
thì lại càng dễ tiêu thụ.

Biểu 1 : Thị trường xuất khẩu thủy sản chính Việt Nam
15
1.1.1. Về nhu cầu thủy sản:
Khi đời sống lên cao thì nhu cầu về thủy sản của người dân Mỹ cũng tăng
lên. Hàng năm, số lượng thủy sản mà người dân Mỹ tiêu thụ là rất lớn và rất nhiều
chủng loại khác nhau. Tuy ngành thủy sản trong nước của Mỹ vẫn phát triển rất
mạnh mẽ nhưng vẫn chưa đủ để đáp ứng được nhu cầu của người dân trong nước,
do đó hàng năm Mỹ phải nhập khẩu thủy sản từ các quốc gia khác với số lượng
lớn để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước. Nghiên cứu sức mua hàng năm
được tiến hành với 1.170 người tiêu dùng ở Mỹ cho thấy, 28% người tiêu dùng
thường xuyên mua thủy sản và 52% người tiêu dùng thỉnh thoảng mua thủy sản để
cải thiện thói quen ăn uống của mình. Ngoài ra, ở độ tuổi khác nhau, người tiêu
dùng cũng có cái nhìn khác nhau về lợi ích của thủy sản. 40% người tiêu dùng ở
độ tuổi 65 và trên 65 thích ăn thủy sản, trong khi đó chỉ có 16% người tiêu dùng ở
độ tuổi 18 đến 24 thích ăn thủy sản.

Biểu 2
1.1.2.Yêu cầu về chủng loại thủy sản:
Nhu cầu thủy sản của người dân Mỹ là rất lớn, và họ đòi hỏi sự đa dạng của
các chủng loại thủy sản, một số loại thủy sản điển hình được người dân Mỹ ưa
chuộng và tiêu dùng nhiều nhất là tôm, cá phile, cá ngừ, cá basa, cá bơn lưỡi
ngựa…trong đó tôm vẫn được tiêu dùng nhiều nhất.
1.1.3.Yêu cầu về chất lượng thủy sản:
Thị trường Mỹ cũng là một thị trường khá khắt khe và khó tính trong nhập

16
khẩu thủy sản. Một sản phẩm thuỷ sản phải đạt tiêu chuẩn về mẫu mã, chất lượng,
độ an toàn thực phẩm và hàm lượng chất dinh dưỡng thì mới có đủ khả năng xuất
hiện và cạnh tranh trên thị trường Mỹ. Nếu không có đủ tất cả các yêu cầu về chất
lượng, chủng loại thì sản phẩm đó sẽ bị các sản phẩm của các hãng khác cạnh tranh
loại bỏ, hoặc bị chính người tiêu dùng Mỹ tẩy chay, khả năng tồn tại và phát triển
của sản phẩm đó là rất khó khăn. Đó là về phía những người tiêu dùng còn về phía
Chính phủ Mỹ cũng có rất nhiều những qui định đặt ra cho các sản phẩm thuỷ sản
nhập khẩu. Khi đưa sản phẩm thuỷ sản vào thị trường Mỹ, chúng ta phải quan tâm
và hiểu được hệ thống pháp luật của Mỹ. Hệ thống luật của Mỹ khá phức tạp, chặt
chẽ và mới lạ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Vì vậy nếu không
nghiên cứu tìm hiểu rõ thì các doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu những thua thiệt
nặng nề trong kinh doanh. Có thể đơn cử một số luật: i) Luật chống độc quyền đưa
ra các chế tài hình sự khá nặng đối với những hành vi độc quyền hoặc cạch tranh
không lành mạnh trong kinh doanh, cụ thể là phạt tiền đến 1 triệu USD đối với các
công ty,100.000 USD hoặc tù 3 năm đối với cá nhân; ii) Luật về trách nhiệm đối
với sản phẩm, theo đó người tiêu dùng bị thiệt hại có thể kiện nhà sản xuất về mức
bồi thường thiệt hại quy định gấp nhiều lần thiệt hại thực tế; iii) Luật liên bang và
các tiểu bang của Mỹ được áp dụng cùng một lúc trong lĩnh vực thuế kinh doanh
đòi hỏi ngoài việc nắm vững luật của tiểu bang mà các doanh nghiệp có quan hệ
kinh doanh còn phải nắm vững luật của Liên bang nữa. Vì vậy có thể nói chưa có sự
phù hợp cao giữa việc xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam với yêu cầu nhập khẩu
của thị trường Mỹ.
1.2. Các thể chế của Mỹ đối với thuỷ sản nhập khẩu
Cơ quan thực phẩm và dược phẩm Hoa kỳ (FDA) là một cơ quan của Bộ Y tế
(DHHS) và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng (PHS). Tất cả các thực phẩm phải được
sản xuất phù hợp với các tiêu chuẩn của Cơ quan thực phẩm và dược phẩm Hoa kỳ.
FDA chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm (trừ thịt, thịt gia cầm, trứng sấy khô và
đông lạnh, các loại đồ uống có cồn, thuốc lá, mỹ phẩm, dược phẩm, các chế phẩm
sinh học, các dụng cụ y tế và các sản phẩm X-quang). FDA có nhiệm vụ đảm bảo

17
rằng các thực phẩm nhập vào Mỹ phải là các sản phẩm an toàn, sạch, không độc
hại, đúng nhãn mác với đầy đủ các thông tin về sản phẩm. FDA đã triển khai một số
chương trình an toàn thực phẩm. Năm 1994, FDA đề xuất các quy định về Hệ thống
điểm kiểm soát tới hạn và phân tích mối nguy (HACCP). ngành cá ở Mỹ và từ khi
có đạo luật về thị trường nông nghiệp năm 1946, NMFS cung cấp dịch vụ giám
định chuyên ngành tự nguyện. Chương trình giám định sản phẩm thuỷ sản của
NMFS cung cấp một loạt các dịch vụ giám định chuyên ngành nhằm đảm bảo sự
tuân thủ các quy định áp dụng đối với thực phẩm. Hơn nữa, cơ quan này còn cung
cấp các dịch vụ chứng thực, phân loại và đánh giá chất lượng sản phẩm.
Ngoài ra còn có các quy định khác liên quan đến hàng thuỷ sản nhập khẩu:
Luật thực phẩm: Các thực phẩm nhập khẩu vào Mỹ không chỉ là đối tượng
chịu thuế nhập khẩu mà còn phảI đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng và phẩm cấp
để đảm bảo cung cấp thực phẩm an toàn.
Đạo luật chống khủng bố sinh học năm 2002 (BTA). Việc ban hành đạo luật
này tạo điều kiện cho FDA phản ứng nhanh chóng trước các nguy cơ khủng bố và
ra các báo hiệu khẩn cấp liên quan đến việc cung cấp thực phẩm. Đạo luật này quy
định rằng FDA và Hải quan cửa khẩu (CBP) có thể cấm nhập các thực phẩm nhập
khẩu không đăng ký theo quy định và các sản phẩm không có đủ những thông tin
cần thiết. FDA và CBP đã ban hành hướng dẫn thực hiện trong đó giải thích các cơ
quan chức năng làm thế nào để thực thi các quy định này. Theo bản hướng dẫn,
trong tám tháng đầu thực hiện, các cơ quan chức năng tập trung vào việc đào tạo
hướng dẫn cho các bên có liên quan thay vì từ chối tiếp nhận các lô hàng không đạt
yêu cầu. Đạo luật bắt đầu có hiệu lực từ 12/8/2004 và được áp dụng rộng rãi
Luật về nhãn hiệu hàng hóa ở Mỹ tồn tại nhiều quy định do các cơ quan chức
năng khác nhau ban hành nhằm bảo vệ lợi ích của các chủ sở hữu về nhãn hiệu, tên
thương mại, tác quyền và sáng chế. Đạo luật về Nhãn hiệu năm 1946 cấm nhập
khẩu những sản phẩm làm nhái theo những thương hiệu đã được đăng ký tại Hoa
kỳ, hoặc gây tương tự đến mức gây nhầm lẫn. Đạo luật Thuế quan năm 1930 cho
phép các cơ quan hảI quan Mỹ cấm nhập các sản phẩm từ nước ngoàI mang nhãn

18
hiệu đã đựơc các tổ chức, công dân Mỹ đăng ký tại Hoa kỳ. Các quy định của Mỹ
cũng cho phép các chủ sở hữu những đối tượng như nhãn hiệu hàng hóa và tác giả
nộp đơn xin bảo hộ tại cơ quan có thẩm quyền và nộp phí đăng ký theo quy định.
Hệ thống đăng ký quốc gia Hoa kỳ. Có hai đạo luật quy định về chức năng cơ
bản của hệ thống đăng ký quốc gia và phạm vi ban hành các quy phạm pháp luật
liên quan là Đạo luật về đăng ký toàn liên bang và Đạo luật về các thủ tục hành
chính. Đạo luật về về các thủ tục hành chính ban hành năm 1934 thiết lập một hệ
thống đồng bộ các quy định cho các cơ quan quản lý hành chính, còn Đạo luật đăng
ký toàn liên bang ban hành năm 1946 đã bổ sung những yêu cầu quan trọng áp dụng
cho Hệ thống đăng ký liên bang.
Các yêu cầu về dán nhãn hàng hóa. Về nguyên tắc, tất cả các sản phẩm phải
được kiểm tra và dán nhãn đáp ứng các quy định và điều luật tương thích. Theo Đạo
luật về Thực phẩm, Dược phẩm và Mỹ phẩm toàn liên bang (FD&C Act), mỗi nhãn
hiệu thực phẩm phải chứa đựng các thông tin cụ thể, dễ nhận biết mà các khách
hàng bình thường cũng có thể đọc và hiểu theo những điều kiện thông thường khi
mua và sử dụng. Tất cả các thực phẩm phải có nhãn hiệu bằng tiếng Anh, chứa
đựng các thông tin về thành phần, dinh dưỡng, cách sử dụng, giá trị chuẩn khi sử
dụng hàng ngày, nước xuất xứ, tên và địa chỉ của nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu
v.v… bằng tiếng Anh.
Các quy định về phụ gia thực phẩm. Các phụ gia thực phẩm phải được kiểm
duyệt trước khi đưa ra thị trường. Trước khi chào bán một loại thực phẩm hoặc phụ
gia tạo màu vào thị trường Mỹ, nhà sản xuất phải nộp đơn yêu cầu lên FDA để được
phê duyệt. Một đơn xin phê duyệt về thực phẩm hoặc phụ gia tạo màu phải có các
bằng chứng thuyết phục rằng chất phụ gia đó thực sự có tác dụng như dự kiến. FDA
sau đó dựa trên cơ sở tiến bộ khoa học hiện có sẽ quyết định chuẩn thuận nếu chất
phụ gia đó an toàn theo các điều kiện sử dụng đã được đề xuất.
II.Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Hoa kỳ
1.Cơ cấu mặt hàng thủy sản tại thị trường Hoa Kỳ
Cơ cấu mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu vào Hoa Kỳ rất đa dạng bao gồm những

19
mặt hàng chủ yếu sau:
1.Tôm
Mặt hàng này được tiêu thụ với khối lượng lớn do dân chúng Hoa Kỳ ưa thích
nhất. Từ năm 2000 đến năm 2009, nước này nhập khẩu khoảng 3,1 tỷ USD mỗi
năm, 50% khối lượng được nhập từ châu Á
Nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ tăng mạnh vào 6 tháng cuối năm.
2. Cá nước ngọt, phi lê tươi và đông lạnh
Hoa Kỳ có nhu cầu lớn về cá da trơn nước ngọt trắng như cá Ba sa (Pangenus
hypoththalmus), cá tra (Pargasius bocunti) tương tự với loài cá nheo Hoa Kỳ gọi là
Catfooh. Cá ba sa và cá tra xuất khẩu sang Hoa Kỳ chủ yếu từ các quốc gia:
Guyana, Braxin, Thái Lan, Canada và Việt Nam. Trong đó nhập khẩu từ Việt Nam
chiếm 80%.
3. Tôm hùm tươi sống và ướp lạnh
Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ tôm hùm lớn nhất thế giới. Người dân hiện ưa
chuộng tôm hùm sống hoặc ướp đá, nhu cầu về mặt hàng này luôn ở mức cao.
4. Cá ngừ nguyên con và ướp lạnh
Từ năm 1990 Hoa Kỳ phải nhập khẩu cá ngừ. Năm 2008 Hoa Kỳ nhập khẩu
530.000 tấn cá ngừ nguyên liệu trị giá 1305 triệu USD để cứu hàng loạt nhà máy
đóng hộp cá ngừ khỏi nguy cơ phá sản.
5. Cá ngừ đóng hộp
Mặc dù là nước có công nghệ đóng hộp cá ngừ mạnh nhất thế giới, nhưng
hang nawm Hoa Kỳ vẫn phải nhập cá ngừ để đáp ứng nhu cầu trong nước
6. Cá hồi nguyên con tươi và ướp lạnh
Hoa Kỳ đứng thứ 2 thế giới về khai thác cá hồi với sản lượng 550 tấn năm
nhưng người tiêu dùng trong nước rất ưa chuộng cá hồi Đại Tây Dương nuôi nhân
tạo ở Nauy, Canada và Chi Lê nên mỗi năm họ phải nhập khẩu 60.000 tấn cá hồi trị
giá 280 triệu USD.
7. Điệp tươi và ướp lạnh
Hoa Kỳ là nước tiêu thụ điệp tươi lớn thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Nhật Bản.

20
Nhìn chung, do thói quen nên cơ cấu mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu vào Hoa
Kỳ rất đa dạng, phong phú bao gồm nhiều loại thuỷ sản nước mặn, nước ngọt,
nguyên liệu hoặc đã qua chế biến. Do sức mua lớn nên khối lượng nhập khẩu thuỷ
sản vào thị trường này rất lớn và mức tăng trưởng vẫn duy trì ở mức cao. Các doanh
nghiệp đánh bắt sản xuất thuỷ sản Việt Nam có thể tăng cường đầu tư để nâng cao
sản lượng phục vụ cho xuất
2.Cơ cấu mặt hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ
Trong thời gian gần đây xuất khẩu thủy sản vào thị trường Mỹ không ngừng
tăng lên về quy mô, cơ cấu các mặt hàng thủy sản, thành phần tham gia và cả về
hình thức kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
2.1.Về quy mô:
Năm 2007, việc Việt Nam gia nhập WTO đã tạo thuận lợi để xuất khẩu thủy
sản đạt tốc độ tăng trưởng cao khi các doanh nghiệp đã chủ động chuyển hướng
thị trường, vừa giữ được thị trường truyền thống, vừa mở rộng phát triển sang
các thị trường mới với khoảng 150 quốc gia và vùng lãnh thổ. Càng ngày Mỹ
càng trở thành thị trường quan trọng của Việt Nam trong xuất khẩu các mặt hàng
thủy sản, nhất là tôm. Hàng năm kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Mỹ không
ngừng tăng lên.
Trong những năm gần đây thủy sản xuất khẩu tăng cả về lượng lẫn chất: Năm
2007, sản lượng thủy sản ước đạt 3,9 triệu tấn trong đó khai thác đạt 1, 95 triệu tấn,
nuôi trồng 1,95 triệu tấn, với kim ngạch xuất khẩu 3,75 tỷ USD. Sản lượng thủy sản
xuất khẩu vào thị trường Mỹ là 740 triệu USD, tăng 11% so với năm 2006.

21
Nguồn: TCTK và Vietstock tổng hợp
Biểu 3: Kim ngạch xuất khẩu 7 tháng / 2009 và so với cùng kỳ năm 2008
7 tháng đầu 2009, kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước đạt 2.17 tỷ USD. Mỹ
là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ 2 của Việt Nam, chỉ đứng sau Nhật Bản.
Xuất khẩu thủy sản 7 tháng đầu năm của Việt Nam vào Mỹ đạt 380.83 triệu USD,

tăng 11.36% và là một trong ít thị trường có kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng.
Quy mô xuất khẩu thủy sản tăng thúc đẩy các cơ sở nuôi trồng và chế biến
thủy sản cũng mọc lên nhiều hơn và có nhiều công nghệ, khoa học kỹ thuật được
ứng dụng nhiều hơn vào các khâu nuôi trồng và chế biến thủy sản, góp phần nâng
cao chất lượng, chủng loại thủy sản, từ đó tác động trở lại thúc đẩy quy mô nhập
khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ ngày càng tăng lên.
Việc xuất khẩu sang thị trường khác là cơ hội cho việc tiếp cận khoa học kỹ
thuật tiên tiến từ các nước khác là nhiều hơn, cơ hội học hỏi kinh nghiệm nhiều hơn,
do đó ngành thủy sản cũng như các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam có cơ hội để
phát triển mặt hàng thủy sản của nước mình và tạo điều kiện cho thương mại hàng
thủy sản sang Mỹ ngày càng phát triển hơn.
2.2.Về cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu:
Số lượng mặt hàng xuất khẩu thủy sản vào Mỹ ngày càng tăng về số lượng và
đa dạng hơn về chủng loại.
2.2.1.Nhóm mặt hàng tôm
22

Biểu 4 :Cơ cấu thị trường của mặt hàng tôm
Tôm vẫn là sản phẩm xuất khẩu lớn của Việt Nam vào Mỹ đứng thứ 2 trong số
thị trường nhập khẩu nhiều tôm nhất của Việt nam
Phân theo mặt hàng, tôm vẫn là mặt hàng có giá trị lớn nhất trong các mặt
hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ, kim ngạch 7 tháng năm 2009 đạt 185 triệu
USD chỉ đứng sau thị trường Nhật Bản (242 triệu USD). Tôm xuất khẩu vào Mỹ
chiếm 24.5% kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam. Điều này cho thấy Mỹ vẫn là
một thị trường quan trọng đối với tôm xuất khẩu của Việt Nam. Trong năm 2008,
Việt Nam đứng thứ 4 về xuất khẩu tôm sang Mỹ với 47.900 tấn.
Hơn nữa, Việt Nam xuất khẩu rất nhiều loại tôm: tôm tươi, tôm đông, tôm
chân trắng…trong đó tôm chân trắng và tôm đông có thị phần nhập vào Mỹ là lớn
nhất: năm 2008 Mỹ nhập khẩu tôm trắng là nhiều nhất, chiếm 28 % trên tổng số
tôm Mỹ nhập vào từ Việt Nam. Năm 2007 giá trị xuất khẩu tôm đông vào Mỹ là

tăng so với giai đoạn từ trước năm 2006: năm 2007 đạt 1387,6 triệu đô la Mỹ, năm
2006 đạt 1262,8 triệu đô la Mỹ, năm 2005 đạt 1265,7 đô la Mỹ, năm 2004 đạt
1084,5 triệu đô la Mỹ, năm 2003 đạt 943,6 triệu đô la Mỹ, năm 2002 đạt 717,7 triệu
23
đô la Mỹ.
Theo Cục Xúc tiến Thương mại, tôm đông lạnh nhập khẩu được người Mỹ ưa
thích cả về hình thức và kích cỡ phổ biến. Người tiêu dùng thường mua tôm với
nhiều cỡ khác nhau, thông dụng nhất là cỡ 26-30 con/pound (pound ≈ 0,45 kg) và
36-40 con/pound. Ngoài ra, tôm sú, tôm nâu, tôm hùm cũng là mặt hàng tiêu thụ
nhiều ở Hoa Kỳ. Thị trường tôm của Mỹ có xu hướng rất rõ ràng theo yêu cầu về
sức khỏe và thuận lợi cho người tiêu dùng. Cũng như thế, người tiêu dùng ngày
càng quan tâm nhiều hơn về việc chứng minh nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, đảm
bảo an toàn, sức khỏe cho người sử dụng và bảo vệ môi trường.
2.2.2.Cá ngừ
Cá ngừ là một trong những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng về xuất khẩu thủy
sản nhanh nhất.Việt Nam xuất khẩu cá ngừ sang rất nhiều thị trường như Nhật
Bản ,EU,Canada,Ấn Độ…trong đó riêng thị trường Hoa Kỳ đã chiếm gần một nửa
tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam với 21.5 nghìn tấn trị giá gẩn 100 triệu
USD tăng lần lượt là 62% va 113% so với năm 2008.Mặc dù khối lượng xuất khẩu
giảm nhưng giá trị lại tăng lên chứng tỏ mặt hàng cá ngừ đang được giá trên thị
trường.Giá trung bình xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Hoa Kỳ 4.13 USD /kg tăng
17% so với năm 2008
2.2.3. Cá tra và basa
Mặt hàng nàyđứng thứ 3 trong số các mặt hàng thủy sản lớn nhất xuất khẩu
vào Mỹ. Kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2009 đạt 88 triệu USD, chiếm
9.64% giá trị xuất khẩu của mặt hàng này. Kể từ sau vụ kiện chống bán phá giá
“Cat fish” ở Mỹ năm 2002 đến nay, kim ngạch xuất khẩu loại cá này không ngừng
tăng và thị trường cũng được mở rộng rất nhiều nước. Thị trường Mỹ mặc dù không
tăng mạnh như các thị trường khác nhưng vẫn đạt tốc độ tăng khả quan. Đây vẫn là
một thị trường lớn cho xuất khẩu cá tra và basa lớn của Việt Nam dù cho tháng

6/2009, Ủy ban thương mại quốc tế Mỹ (ITC) vẫn quyết định duy trì thuế chống
bán phá giá đối với sản phẩm cá tra của Việt Nam.

24

×