Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

BÁO CÁO TỐM TẮT ĐỀ TÀI KHCN CẤP TỈNH THỬ NGHIỆM SẢN XUẤT GIỐNG CÁ CHIM VÂY VÀNG (Trachinotus blochii Lacepede, 1801) TẠI KHÁNH HÒA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.79 KB, 9 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
SỞ KHOA HỌC& CÔNG NGHỆ KHÁNH HÒA
SỞ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN KHÁNH HÒA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
BÁO CÁO TỐM TẮT ĐỀ TÀI KHCN CẤP TỈNH
THỬ NGHIỆM SẢN XUẤT GIỐNG CÁ CHIM VÂY VÀNG
(Trachinotus blochii Lacepede, 1801) TẠI KHÁNH HÒA
CƠ QUAN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI : SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
KHÁNH HÒA
CƠ QUAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI : TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
ĐỊA CHỈ : 02 NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU – NHA TRANG – KHÁNH HÒA
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI : PGS.TS. LẠI VĂN HÙNG
NHA TRANG, THÁNG 09 NĂM 2011
1
MỞ ĐẦU
Cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepede, 1801) là loài cá nổi, ưa hoạt động,
dễ nuôi, có khả năng nuôi với mật độ cao trong lồng hoặc trong ao ở cả thủy vực nước lợ và
nước mặn. Đây là đối tượng có tốc độ sinh trưởng khá nhanh và giá trị kinh tế cao được thị
trường trong và ngoài nước như Trung Quốc, Hồng Công, Đài Loan, Singapo… ưa chuộng,
giá bán tại thị trường trong nước từ 80.000 – 100.000 đồng/kg, giá trên thị trường thế giới từ
6 – 8 USD/kg và cá phi lê từ 25 – 35 USD/kg.
Khánh Hoà và một số tỉnh Nam Trung bộ có điều kiện tự nhiên thuận lợi như nguồn
nước biển luôn trong sạch, độ mặn cao ổn định, có nhiều đảo nhỏ, eo vịnh kín gió, diện tích
mặt nước ven biển phong phú, người dân có nhiều kinh nghiệm về nuôi hải sản. Đây là điều
kiện rất thuận lợi cho sản xuất giống các đối tượng cá biển cũng như phát triển nuôi các đối
tượng này nói riêng và hải sản nói chung. Theo kế hoạch của Sở Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn, đến năm 2010 Khánh Hóa phấn đấu đạt diện tích nuôi cá biển là 250 ha và 130
lồng, sản lượng 1.200 tấn. Tuy nhiên, năm 2008 diện tích nuôi cá biển đã đạt khoảng 600 ha
và 125 lồng với tổng sản lượng cá nước mặn, lợ đạt khoảng 7.000 tấn, trong đó cá chẽm
chiếm trên 5.000 tấn, còn lại là các đối tượng khác như cá mú, cá giò, cá hồng, cá chim,…
Mặt khác, nghề nuôi cá chẽm, tôm sú, tôm thẻ chân trắng lúc này gặp nhiều khó khăn về thị


trường, dịch bệnh, trong khi giá cá mú giống lại quá cao và nguồn cung cấp không đủ. Do
vậy, cá chim vây vàng có thể trở thành đối tượng đầy tiềm năng để thay thế một phần cho
những đối tượng trên, vừa góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi vừa giúp người nuôi ổn định
công ăn việc làm. Hiện nay, nguồn cá chim giống ở tỉnh Khánh Hòa phải nhập từ Trung
Quốc và Đài Loan về nuôi chủ yếu bằng lồng trên biển và cho ăn bằng cá tạp, sau 1 năm nuôi
cá có thể đạt 1 kg. Tuy nhiên, con giống nhập từ nước ngoài về thường đắt, nguồn cung cấp
không ổn định, tỷ lệ sống trong quá trình ương nuôi thường thấp do ảnh hưởng khi vận
chuyển và không thích ứng ngay được với môi trường nuôi mới. Vấn đề đặt ra hiện nay là
cần nghiên cứu quy trình sản xuất giống cá chim vây vàng cho phù hợp với điều kiện của các
trại sản xuất giống hải sản mà địa phương đang có nhằm sản xuất ra số lượng con giống đủ
lớn và đảm bảo chất lượng cung cấp cho người nuôi trong tỉnh cũng như các tỉnh lân cận.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên, chúng tôi đã được UBND tỉnh Khánh Hòa,
Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Khánh Hòa xét duyệt
đồng ý cấp kinh phí cho phép thực hiện đề tài “Thử nghiệm sản xuất giống cá chim vây
vàng (Trachinotus blochii Lacepède, 1801) tại Khánh Hoà” theo Hợp đồng khoa học và
công nghệ Số 704/HĐ-KHCN ký ngày 08/10/2009.
Mục tiêu: Thử nghiệm nuôi vỗ, cho đẻ cá chim vây vàng, ấp nở trứng và ương nuôi ấu
trùng, cá giống. Trên cơ sở các thông số kỹ thuật thu được, đề xuất qui trình sản xuất giống
cá chim vây vàng phù hợp với điều kiện ở Khánh Hòa.
Các nội dung chính của đề tài:
1. Tuyển chọn, nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ
2. Cho đẻ và ấp nở trứng cá chim vây vàng
3. Kỹ thuật ương nuôi cá bột từ mới nở đến 30 ngày tuổi (1,5 – 2 cm)
4. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương, chế độ tập chuyển đổi thức ăn và hàm lượng
n-3 HUFA trong thức ăn sống lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá con.
5. Kỹ thuật ương nuôi cá giống từ 30 ngày tuổi (1,5 – 2 cm) đến cỡ 4 – 5 cm
6. Nghiên cứu phòng, trị một số bệnh thường gặp ở cá chim vây vàng
7. Sơ bộ tính toán giá thành con giống
2
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1.1 Tuyển chọn, nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ
Nguồn cá bố mẹ mua được tuyển chọn từ lồng nuôi cá chim vây vàng thương phẩm
của Công ty Marine Farms Việt Nam, đặt tại Đầm Môn, Vạn Ninh, Khánh Hòa và của người
nuôi thương phẩm tại khu vực Vũng Ngán, tổng số lượng là 150 con, cá đạt 2 - 3 năm tuổi,
chiều dài trung bình 47,7 - 48,7 cm, khối lượng 1,7 – 2,1 kg/con, cá khỏe mạnh, không bị
bệnh và dị hình. Cá được vận chuyển về bè nuôi vỗ bằng thuyền thông thủy, tỷ lệ sống khi
vận chuyển là 100%.
Cá bố mẹ sau 2 năm nuôi, tổng số cá còn lại là 129 con, trong đó có 80 con cái và
49 con đực, đạt tỷ lệ sống 90 – 92%. Chiều dài cá cái từ 58,7 – 58,9 cm, khối lượng từ 2,8 –
2,9 kg/con. Cá đực đạt chiều dài từ 56,3 – 57,1 cm, khối lượng từ 2,3 – 2,4 kg. Tỷ lệ thành
thục của cá bố mẹ từ 57,14 – 95,45%, trung bình là 81,54%, đạt được chỉ tiêu do đề tài đặt ra
(>80%) và tương đương kết quả nhập công nghệ của Ngô Vĩnh Hạnh (2007). Qua 20 lần
kiểm tra trong khoảng thời gian 19 tháng (từ tháng 12/2009 đến tháng 7/2011) thấy rằng, cá
chim vây vàng nuôi vỗ tại vùng biển Nha Trang, Khánh Hòa có thể thành thục và cho đẻ
quanh năm, trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến 2011 tỷ lệ thành thục của cá bố mẹ tăng
dần, trong năm thì sự thành thục của cá đạt tỷ lệ cao vào 2 thời điểm là tháng 3, 4 và tháng 8,
9, thấp hơn vào các tháng còn lại. Trong khi đó, các tỉnh phí Bắc nước ta loài cá này chỉ
thành thục vào thời gian từ tháng 5 – tháng 10, còn ở Trung Quốc thì cá chỉ thành thục 1 lần
trong năm (Ngô Vĩnh Hạnh, 2007). Đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho việc chủ động sản
xuất giống quanh năm đối tượng này tại Khánh Hòa.
2. Kỹ thuật cho đẻ, thu và ấp nở trứng
2.1 Kỹ thuật cho cá đẻ
Cá bố mẹ tuyển chọn cho đẻ là những cá thể khỏe mạnh, không bị bệnh, dị hình và đã
thành thục sinh dục. Đối với cá cái thành thục sinh dục, trứng sẽ có màu vàng nhạt, đường
kính trên 500 µm, hạt trứng tròn. Đối với cá đực khi kiểm tra thấy sẹ màu trắng đục và đặc là
có thể tiêm hormone kích thích cá sinh sản.
Các loại kích dục tố được sử dụng gồm HCG, LHRHa. Liều lượng hormone HCG sử
dụng khi tiêm độc lập là từ 1000 – 1200 IU/kg cá vào thời điểm chính của mùa sinh sản, hoặc
kết hợp HCG với LHRHa với liều lượng 1000 IU HCG với 20 µg LHRHa/kg cá bố mẹ vào
đầu và cuối mùa sinh sản. Não thùy thử nghiệm kích thích sinh sản cá với liều lượng 10

mg/kg cá. Liều lượng sử dụng cho cá đực và cá cái là như nhau.
Kết quả thử nghiệm cho thấy, tiêm HCG với liều lượng 1000 IU/kg cá trong năm 2010
cho kết quả sinh sản rất tốt (11 lần đẻ/ 11 lần tiêm). Tuy nhiên đến năm 2011, trong 4 lần tiêm
HCG với liều 1000 IU/kg chỉ có 2 lần cá đẻ trứng, trong khi đó khi tăng liều lượng lên 1200
IU/kg cá lại sinh sản tốt. Bên cạnh đó, các thử nghiệm tiêm kết hợp 1000 IU HCG với 20 µg/kg
cá cũng cho kết quả sinh sản khá tốt (7 lần đẻ/8 lần tiêm), nhưng khi sử dụng kết hợp HCG với
LHRHa với liều lượng 1000 IU và 20 µg LHRHa/kg cá, hoặc não thùy liều lượng 10 mg/kg cá
hay chỉ tiêm nước muối sinh lý thì cá không đẻ mặc dù cá bố mẹ thành thục rất tốt.
2.2 Thu, vận chuyển và ấp trứng
Thông thường cá đẻ sau khi tiêm hormone từ 32 đến 34 giờ. Sau khi cá đẻ xong 2 đến 3
giờ có thể vớt trứng ngay hoặc vớt vào sáng sớm hôm sau để chuyển về ấp nở trong trại sản
xuất giống.
Kết quả cho cá chim đẻ cho thấy, tổng số trứng qua 20 đợt cho đẻ từ tháng 12/2009
đến tháng 7/2011 thu được là 31.320.000 trứng, với tỷ lệ thụ tinh từ 56,46% đến 96,74%,
trung bình 78,53%, tổng số trứng thụ tinh thu được là 23.534.000 trứng. Sức sinh sản thực tế
của cá dao động từ 38.544 – 122.482 trứng/kg cá cái, trung bình là 73.922 trứng/kg cá cái.
3
Trứng sau khi chuyển về trại ương được ấp trong xô nhựa hoặc bể composite thể tích
từ 100 – 200 L, mật độ ấp trứng từ 1.500 – 2.000 trứng/L. Ở điều kiện độ mặn 31 – 33 ppt,
nhiệt độ nước 22 – 30
o
C, pH từ 8,1 – 8,3 sau thời gian phát triển phôi từ 20 giờ 30 phút đến
27 giờ 15 phút trứng nở ra ấu trùng, tỷ lệ nở từ 61,66 – 89,12%, trung bình 75,30%, tổng số
ấu trùng cá qua 17 lần ấp thu được 12.628.000 con.
Trứng cá chim vây vàng sau khi trương nước có đường kính từ 0,95 – 1,05 mm, tưng
bình 1,00 ± 0,09 mm, trứng nổi trên mặt nước nhờ giọt dấu có kích thước từ 225 – 325 µm.
Kích thước ấu trùng 1 ngày tuổi dao động từ 2,79 – 3,11 mm, trung bình là 2,92 ± 0,16 mm;
cá 3 ngày tuổi có kích thước từ 3,02 – 3,31 mm, trung bình 3,08 ± 0,21 mm. Kích thước
miệng cá 3 ngày tuổi trung bình 198,11 ± 41,15 µm, dao động từ 176,39 – 216,35 µm, trong
khi kích thước luân trùng loài Brachionus plicatilis lại dao động từ 120 – 210 µm, do vậy ấu

trùng cá chim vây vàng có thể sử dụng tốt luân trùng làm thức ăn ở ngày thứ 3 kể từ khi nở.
3. Kỹ thuật ương ấu trùng lên cá hương cỡ 2 – 2,5 cm (30 ngày tuổi)
Cá được ương với mật độ 18 – 60 ấu trùng/L, trong các bể xi măng thể tích 4 – 12
m
3
/bể. Các loại thức ăn sử dụng để ương ấu trùng cá chim vây vàng gồm: tảo đơn bào
(Nannochloropsis oculata, Tetraselmis sp), luân trùng (Brachionus plicatilis), ấu trùng
Artemia đã làm giàu DHA Protein Selco và thức ăn tổng hợp NRD, INVE, Tháii Lan. Giai
đoạn đầu cá còn nhỏ sục khí nhẹ, khi cá bắt đầu ăn ấu trùng Artemia sục khí mạnh hơn và khi
cá sử dụng hoàn toàn thức ăn tổng hợp thì sục khí mạnh nhằm đảm bảo hàm lượng oxy hòa
tan duy trì ở mức trên 4 ppm. Chế độ chiếu sáng duy trì từ 16 – 18 giờ/ngày và cường độ
chiếu sáng nên trên 200 lux và dưới 5.000 lux ở giai đoạn ăn thức ăn sống.
Qua 16 đợt ương thử nghiệm với tổng số 9.820.000 ấu trùng, đề tài đã thành công 13
đợt, 3 đợt còn lại cá chết hết sau 5 – 8 ngày ương do các nguyên nhân như nhiệt độ nước quá
thấp (21
o
C) hoặc do giải phóng mặt bằng trại sản xuất. Kết quả thành công của 13 đợt ương với
mật độ thả từ 18 – 60 con/L, trung bình 34 con/L, sau thời gian ương từ 30 – 37 ngày đề tài thu
được 644.800 con cá hương cỡ từ 17,2 – 26,0 mm, tỷ lệ sống dao động từ 2,38 – 28,20%, trung
bình đạt 14,43% và tỷ lệ dị hình của cá hương khá cao từ 2,88 – 9,09%, trung bình 5,79%.
4 Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương, chế độ cho ăn và hàm lượng n-3 HUFA
trong thức ăn sống lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá con
4.1 Ảnh hưởng của mật độ ương lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá con
Kết quả cho thấy, giai đoạn từ 1 đến 13 ngày tuổi, mật độ nuôi từ 15 – 60 con/L
không ảnh hưởng lên sinh trưởng chiều dài (SL) và hệ số phân đàn (CV) của cá (P > 0,05),
chiều dài của cá từ 4,06 – 4,26 mm và có xu hướng giảm khi tăng mật độ nuôi. Tuy nhiên,
sinh trưởng về khối lượng ở nghiệm thức nuôi với mật độ 15 con/L lại tương đương vơi
nghiệm thức 45 con/L và cao hơn so với các mật độ còn lại (P < 0,05). Đến ngày thứ 23 thì
mật độ nuôi lại không ảnh hưởng đến sinh trưởng của cá chim vây vàng (P > 0,05). Chiều dài
của cá 23 ngày tuổi 10,23 – 11,16 mm, khối lượng từ 71,63 – 96,11 mg. Hệ số phân đàn dao

động từ 17,50 – 23,23% và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức.
Tỷ lệ sống của cá sau 23 ngày nuôi ảnh hưởng bởi mật độ nuôi (P <0,05), tỷ lệ sống thấp nhất
ở mật độ nuôi 60 con/L (3,51%)) và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các
nghiệm thức nuôi từ 15 – 45 con/L (5,73 – 7,35%). Từ kết quả trên cho thấy, mật độ phù hợp
khi ương ấu trùng cá chim vây vàng không nên quá 45 con/L
4.2 Ảnh hưởng của chế độ tập chuyển đổi thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá
con
Trong giai đoạn ương từ ngày tuổi thứ 13 đến 23 cho thấy, thời điểm tập chuyển đổi
thức ăn ảnh hưởng lên sinh trưởng chiều dài (SL), khối lượng (BW) và mức độ phân đàn của
cá (P < 0,05). Chiều dài thấp nhất ở nghiệm thức (NT) tập chuyển đổi thức ăn ở ngày thứ 17
(9,85 mm), kế đến là NT chuyển đổi ở ngày thứ 19 và 21 (11,50 – 11,73 mm), cao nhất ở các
4
NT có thời điểm tập chuyển đổi từ ngày 23 và 25 (12,20 – 12,37 mm). Khối lượng cá cũng
tăng khi thời điểm tập chuyển đổi thức ăn diễn ra muộn hơn. Tuy nhiên, khi xét đến toàn bộ
quá trình ương từ ngày 13 đến 33 thì lại không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P > 0,05)
về các chỉ tiêu sinh trưởng (SL, BW, LDG, SGR) giữa các NT tập chuyển đổi thức ăn khác
nhau. Cá sau 33 ngày nuôi đạt chiều dài từ 23,20 – 24,37 mm, khối lượng từ 353,28 – 399,35
mg. Tỷ lệ sống thấp nhất (60,38%) ở nghiệm thức tập chuyển đổi từ ngày thứ 17, kế đến là
nghiệp thức tập chuyển đổi từ ngày thứ 25 (68,29%) và cao nhất ở các nghiệm thức có thời
điểm tập chuyển đổi thức ăn từ ngày 19 – 23.
4.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ DHA Protein Selco làm giàu thức ăn sống lên
sinh trưởng, tỷ lệ sống và dị hình của cá con
Sản phẩm DHA Protein Selco được sử dụng để làm giàu luân trùng và Artemia ở
nhiều nồng độ từ 50 ppm đến 350 ppm nhằm đánh giá ảnh hưởng lên sinh trưởng, tỷ lệ sống,
khả năng chịu sốc cơ học và dị hình hình thái ngoài của ấu trùng cá chim vây vàng
(Trachinotus blochiii Lacepede, 1801). Ấu trùng cá mới nở được nuôi trong thời gian 33
ngày và được kiểm tra sinh trưởng ba lần vào ngày thứ 13, 23, và 33. Tỷ lệ sống được ghi
nhận lại trong suốt quá trình nuôi. Thí nghiệm sốc cơ học được diễn ra vào các ngày thứ 23
và 33. Khi kết thúc thí nghiệm, cá được kiểm tra dị hình hình thái ngoài. Kết quả thí nghiệm
cho thấy tất cả các nồng độ DHA Protein Selco làm giàu đều giúp cải thiện một cách đáng kể

chiều dài tiêu chuẩn (15.24 – 15.83 mm so với 14.68 mm của đối chứng), tỷ lệ sống (4.68 -
7.64% so với 2.29% của đối chứng) và tỷ lệ dị hình bên ngoài (5.5 - 9.26% so với 28.64% ở
đối chứng) so với không làm giàu (p < 0.05), nhưng không ảnh hưởng đến khối lượng và hệ
số biến thiên về chiều dài của cá (p > 0.05). Chiều dài cao nhất đạt được ở nồng độ 200 ppm
(15.83 mm) và tỷ lệ sống cao nhất ở nồng độ 250 ppm (7.64%). Trong thực tế, tỷ lệ cá bị sốc
và cá chết do bị sốc cơ học ở giai đoạn 23 ngày tuổi rất cao, tuy nhiên việc làm giàu từ 100
ppm trở lên đã giảm đáng kể tỷ lệ này (p < 0.05), trong đó làm giàu từ 200 ppm trở lên giúp
giảm nhiều nhất (tỷ lệ cá bị sốc từ 2.22 - 10.43% và tỷ lệ cá chết do bị sốc từ 0.58 - 4.02%).
Tỷ lệ cá bị sốc và cá chết do bị sốc ở giai đoạn 33 ngày tuổi không còn cao như lúc cá còn
nhỏ, nhưng việc có làm giàu vẫn giúp giảm tỷ lệ này đi rất nhiều (tỷ lệ cá bị sốc từ 0 - 0.82%
so với 7.14% của đối chứng và tỷ lệ cá chết do bị sốc từ 0 - 0.4% so với 2.91% của đối
chứng) (p < 0.05).
5 Kỹ thuật ương nuôi cá giống từ 30 ngày tuổi (1,5 – 2 cm) đến cỡ 4 – 5 cm
5.1 Kỹ thuật ương cá giống trong bể xi măng
Cá giống cỡ 1,7 – 2,5 cm sau khi phân cỡ được thả nuôi với mật độ từ 1000 – 1500
con/m
3
. Khi cá lớn thì có thể tiến hành phân cỡ san thưa mật độ xuống còn 800 – 1200
con/m
3
khi cá đạt cỡ 4 – 5 cm. Cá được cho ăn thức ăn tổng hợp NRD, của INVE, Thái Lan
với kích thước hạt từ 400 – 1200 µm, tỷ lệ cho ăn 6 – 13% khối lượng thân cho ăn 4 lần/ngày.
Định kỳ siphon, thay nước và phân cỡ cá nhằm hạn chế hiện tượng cạnh tranh thức ăn ảnh
hưởng tới sinh trưởng và mức độ đồng đều của cá.
Qua 12 đợt ương thử nghiệm, đề tài thành công 10 đợt, 2 đợt cá bị nhiễm bệnh do vi
khuẩn Streptococcus sp gây ra khi nguồn nước thay vào có chất lượng kém, các giải pháp
thử nghiệm trị bệnh (như trình bày ở trên) đều không mang lại hiệu quả. Tổng số cá hương
thả là 598.100 con với mật độ từ 1000 đến 1500 con/m
3
, sau thời gian ương từ 20 – 36 ngày

cá đạt chiều dài trung bình từ 43,1 – 53,01 mm, tổng số cá giống cỡ 4 – 5 cm thu được là
404.500 con, vượt trên 300% so với chỉ tiêu đề tài đặt ra. Tỷ lệ sống từ giai đoạn cá hương
lên cá giống từ 83,11 – 99,82%, cao hơn rất nhiều so với công nghệ nhập của Trường cao
đẳng Thủy sản Bắc Ninh (tỷ lệ sống từ 50,0 – 62,5%).
5.2 Kỹ Thuật ương giống bằng lồng trên biển
5
Lồng ương cá giống là dạng lồng nổi, thể tích 8 m
3
- 16 m
3
, kích thước mắt lưới 2 a =
0,8 – 1,5 cm. Cá giống thả với mật độ từ 100 – 890 con/m
3
. Thức ăn sử dụng là thức ăn tổng
hợp: NRD G8, của INVE, Thái Lan và thức ăn C5000L, C5001 của Công ty Uni – President
có hàm lượng protein > 45% và lipid < 11%. Tỷ lệ cho ăn từ 7 – 11% khối lượng thân (BW),
ngày cho ăn 4 lần. Định kỳ 5 – 7 ngày thay lưới lồng một lần để vệ sinh, loại bỏ sinh vật bám
và các tác nhân gây bệnh cho cá bằng cách làm sạch lưới.
Qua 9 đợt ương thử nghiệm bằng lồng trên biển với tổng số cá giống thả là 40.000
con cỡ 2,63 – 4,95 cm, sau thời gian ương từ 12 – 62 ngày bằng thức ăn công nghiệp NRD và
Uni-President, cá đạt chiều dài trung bình từ 5,55 – 12,9 cm, tổng số cá giống thu được là
19.860 con, tỷ lệ sống 19,87 – 98,44%, trung bình 66,44%, hệ số tiêu tốn thức ăn từ 0,83 –
2,07, trung bình 1,38. So với ương trong bể xi măng thi tỷ lệ sống của cá khi ương bằng lồng
thấp hơn nhiều (66,14% so với 93,86%). Nguyên nhân có thể do ương trong lồng chất lượng
nguồn nước cũng như mầm bệnh không thể kiểm soát được như ương trong bể xi măng.
6 Phòng trị một số bệnh thường gặp ở cá chim vây vàng
6.1 Phòng trị một số bệnh thường gặp ở cá bố mẹ
Cá chim bố mẹ nuôi vỗ thường hay bị bệnh ký sinh trùng do rận cá (Argulus spp) bám
trên da, vây, mắt và mang. Ký sinh trùng bám trên cá làm cá khó chịu, hay có tác động bơi
bất thường cọ mình vào lưới lồng, thậm chí có thể gây mù mắt. Cá bị ký sinh trùng hút máu

làm gầy yếu, ảnh hưởng tới sự thành thục và là tiền đề cho sự xâm nhập của các tác nhân gây
bệnh lở loét do vi khuẩn.
Cách phòng, trị bệnh ký sinh trùng do rận cá chủ yếu là định kỳ tắm cá bằng nước
ngọt trong thời gian 5 – 10 phút, kết hợp vệ sinh thay lưới lồng. Mặt khác, tăng khả năng đề
kháng với bệnh tật cho cá bố mẹ thông qua cải thiện chế độ dinh dưỡng cũng là giải pháp
phòng bệnh hiệu quả.
6.2 Phòng trị một số bệnh thường gặp ở cá hương
Do trong quá trình ương nuôi không bị bệnh, do vậy trong suốt quá trình ương nuôi
ấu trùng cá vây vàng chủ yếu áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp như xử lý trứng
bằng iodine 10 ppm trong 2 – 3 phút và rửa sạch trứng bằng nước biển trước khi ấp; xử lý
nước biển bằng chlorine A 20 ppm; vệ sinh kỹ bể ương, dụng cụ trước và sau khi sử dụng;
tăng cường khả năng đề kháng của cá thông qua quá trình làm giàu thức ăn sống, quản lý chất
lượng nước bể ương luôn nằm trong khoảng thích hợp.
6.3 Phòng trị một số bệnh thường gặp ở cá giống
6.3.1 Phòng trị một số bệnh thường gặp ở cá giống ương trong bể xi măng
Trong quá trình ương chủ yếu áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp như bổ sung
vitamin C, B, D, E với liều lượng 2g/kg thức ăn để tăng sức đề kháng cho cá, kiểm soát các
thông số chất lượng nước nằm trong khoảng thích hợp.
Trong quá trình ương, vào thời điểm tháng 6 và 7 chất lượng nước kém nên bệnh
bùng phát làm cá chết hàng loạt, kết quả kiểm tra cho thấy cá bị nhiễm vi khuẩn
Streptococcus sp, các giải pháp như: giảm mật độ ương xuống còn 200 – 300 con/m
3
, thay
100% nước, tắm nước ngọt, thuốc Natalic Acid nồng độ 200 ppm trong thời gian 5 – 7 phút
và oxytetracilne nồng độ 250 ppm trong 5-7 phút đều không hiệu quả.
6.3.2 Phòng trị một số bệnh thường gặp ở cá giống ương bằng lồng trên biển
Trong quá trình ương giống cá thường xuyên bị mè cá (Benedenia epinepheli) ký
sinh, làm cá ngứa ngáy, khó chịu, bơi lội bất thường, cọ mình vào giai ương. Loại ký sinh
trùng này hút máu cá làm cá gầy yếu, tạo điều kiện cho nhóm vi khuẩn Vibrio sp. xâm nhập
gây bệnh lở loét. Mè cá có chu kỳ phát triển trực tiếp không qua ký chủ trung gian nên gặp

6
điều kiện môi trường thuận lợi chúng sinh sản rất nhanh làm tỷ lệ và cường độ cảm nhiễm
cao. Do vậy thường xuyên vệ sinh lồng nuôi để tạo môi trường trong sạch và định kỳ tắm
nước ngọt cho cá sẽ hạn ché bệnh mè cá. Tắm nước ngọt là một biện pháp sinh thái làm thay
đổi áp suất thẩm thấu gây chết ký sinh trùng ngoại ký sinh ở đàn cá ương nhưng lại không
ảnh hưởng xấu tới sức khoe cá, dồng thời tiết kiệm chi phí sản xuất.
Cá chim giống ương bằng lồng trên biển cũng thường gặp một loại bệnh rất nguy hiểm
là bệnh đốm trắng nội tạng. Cá giống khi bị bệnh thường xuất hiện các nốt phồng rộp từ dưới
da, khi vỡ ra tạo nên các vết loét nhỏ màu xám; các đốm trắng dạng u hạt xuất hiện ở mang,
thận, lách và gan của cá bệnh. Một số con cá bệnh có xuất hiện mội vài khối u xương dọc cột
sống làm cá bệnh có cơ thể bị cong gập dị dạng. Cá bị bệnh này đã có hiện tượng chết rải rác
nhưng tỷ lệ chết tích lũy trong các lồng nuôi trên biển khá cao ở cá có chiều dài từ 5-12 cm.
Đặc điểm mô bệnh học đặc trưng của cá chim vây vàng bị bệnh đốm trắng đã biểu hiện một
dạng bệnh lý giống nhau trong mô của các cơ quan nội tạng như: cơ, thận, lách, gan và xương,
đó là tồn tại các thương tổn dạng u hạt, dày đặc ở thận và lách làm biến dạng mô của các tổ
chức này. Đặc biệt, các thương tổn dạng u hạt cũng đã gặp tồn tại ở các khối u cột sống của cá
bệnh, gây chèn ép làm biến dạng các tế bào của mô xương. Tại mang, các biến đổi mô bệnh lại
được đặc trưng bởi sự kết dính của các tơ mang thứ cấp do sự chiếm chỗ của các mô nhày, sự
phì đại và sự cong keo các đầu mút của các tơ mang thứ cấp, sự tồn tại các tổn thương dạng u
hạt đã được phát hiện ở tơ mang sơ cấp và ở gốc các tơ mang.
Tác nhân gây bệnh đốm trắng ở nôi tạng cá cá chim vây vàng nuôi tại vịnh Nha Trang
là một loại trực khuẩn Gram dương, dạng sợi mảnh, phân nhánh, phân đốt, là vi khuẩn kháng
acid và đã được xác định thuộc loài Nocardia sp. Hiện tượng cảm nhiễm hệ thống vi khuẩn
Nocardia sp vào cơ thể là nguyên nhân gây ra các dấu hiệu và biến đổi bệnh lý ở cá cá chim
vây vàng như đã nêu ở trên. Tắm cá bằng nước ngọt, hoặc kết hợp tắm nước ngọt với thuốc
oxytetraciline nồng độ 250 ppm sau đó chuyển lồng ương đều không hiệu quả. Do vậy, cần
thử nghiệm để tìm ra loại kháng sinh có độ nhậy cao với vi khuẩn này để sử dụng chữa bệnh
cho cá.
7 Sơ bộ hoạch toán giá thành cá giống
7.1 Giá thành trứng thụ tinh

Tổng chi phí cho 20 tháng nuôi vỗ cá bố mẹ và cho đẻ 20 đợt là 148.000.000 đồng,
trong đó chi phí thức ăn là 46.800.000 đồng, chiếm tỷ lệ cao nhất 31,62%. Với tổng số trứng
thụ tinh thu được qua 20 lần cho đẻ là 24.586.000 trứng thì giá thành của 1 trúng thụ tinh vào
khoảng 6,02 đồng/trứng.
7.2 Giá thành cá giống
Tổng chi phí cho 16 đợt ương cá bột lên cá hương và 12 đợt ương cá hương lên cá
giống trong bể xi măng trong thời gian 20 tháng là 844.582.000 đồng, trong đó chi phí thức
ăn (tảo, luân trùng, artemia và thức ăn tổng hợp NRD) là 343.966.000 đồng; chiếm tỷ lệ cao
nhất 40,73%. Với tổng số cá giống cỡ 4 – 5 cm thu được là 424.300 con thì giá thành của cá
giống là 1.991 đồng/con.
So với giá cá giống cỡ 4 – 5 cm sản xuất trong nước (Quảng Ninh) hiện nay là 3.000
– 3500 đồng/con và giá cá giống nhập từ nước ngoài về là 4.000 – 5.000 đ/con thì giá thành
cá giống do đề tài sản xuất ra thấp hơn nhiều. Với giá thành cá giống cỡ 4 – 5 cm sản xuất là
1.991 đồng/con, so với giá bán hiện tại thì các trại sản xuất giống cá chim sẽ có lời. Đồng
thời việc chủ động sản xuất giống ở quy mô đại trà cung cấp cho người nuôi sẽ góp phần làm
giảm giá con giống, từ đó giảm chi phí sản xuất cho người nuôi thương phẩm tại địa phương
do không phải nhập giống từ nước ngoài (giá cao) và giảm chi phí vận chuyển khi mua giống
ở các tỉnh khác trong nước.
7
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN
1. KẾT LUẬN
1.1. Cá bố mẹ số lượng 150 con được tuyển chọn từ lồng nuôi thương phẩm, khối lượng từ
1,7 – 2,1 kg và nuôi vỗ trong lồng với mật độ 1,0 – 1,5 kg/m
3
, thức ăn là cá tạp, tôm,
mực tươi có bổ sung vitamin và khoáng tổng hợp 1 lần/tuấn với khẩu phần ăn từ 6 – 8%
khối lượng thân/ngày. Sau 2 năm, còn lại 80 con cá cái và 49 con đực, khối lượng của cá
bố mẹ từ 2,2 – 2,9 kg, tỷ lệ sống từ 90,0 – 92,0%, tỷ lệ thành thục trung bình là 81,54%.
1.2. Cá bố mẹ được kích thích sinh sản thành công trong lồng trên biển bằng hormone HCG
nồng độ 1200 IU/kg cá hoặc kết hợp 1000 IU HCG với 20 µg LRHa/kg cá, và thời gian

hiệu ứng thuốc từ 31 - 34 giờ, sức sinh sản là 73.922 trứng/kg, tỷ lệ thụ tinh là 78,53%.
1.3. Trứng khi chuyển về trại được ấp trong bể composite 200 L với mật độ 1.500 – 2.000
trứng/L. Ở điều kiện độ mặn 31 – 33 ppt, nhiệt độ nước 22 – 30
o
C, pH từ 8,1 – 8,3 sau 20
giờ 30 phút đến 27 giờ 15 phút phát triển phôi từ trứng nở ra ấu trùng, tỷ lệ nở từ 61,66 –
89,12%, trung bình 75,30%, tổng số ấu trùng cá thu được là 12.628.000 con.
1.4. Ấu trùng cá được ương theo mô hình nước xanh trong bể xi măng thể tích 4 và 12 m
3
với
mật độ từ 18 – 60 con/L, thức ăn cho cá là luân trùng, ấu trùng Artemia, thức ăn tổng hợp
NRD, qua 16 đợt ương với thời gian nuôi từ 30 – 37 ngày thu được 644.800 con cá
hương cỡ từ 17,2 – 26,0 mm, tỷ lệ sống từ 2,83 – 28,20%, trung bình đạt 14,43%.
1.5. Tỷ lệ sống và sinh trưởng của cá có xu hướng giảm khi tăng mật độ nuôi và mật độ ương
cá chim vây vàng thích hợp là từ 15 – 45 con/L; nồng độ DHA Protein Selco làm giàu
thức ăn sống tuy tác động không nhiều đến sinh trưởng ở giai đoạn ấu trùng của cá chim
vây vàng, nhưng ở nồng độ làm giàu từ 200 ppm trở lên lại có ảnh hưởng rất tích cực đến
sức sống của ấu trùng cá, bao gồm việc nâng cao tỷ lệ sống, khả năng chống chịu sốc cơ
học, và giảm thiểu tỷ lệ dị hình của cá trong thời gian 33 ngày đầu; và ngày tuổi thứ 19
kể từ khi nở được coi thời điểm bắt đầu tiến hành tập chuyển đổi từ thức ăn sống
(Artemia) sang thức ăn tổng hợp phù hợp nhất đối với ấu trùng cá chim vây vàng.
1.7. Cá hương từ cỡ 17,2 – 26,0 mm ương trong bể xi măng với mật độ từ 1.000 – 1.500
con/m
3
, cho ăn bằng thức ăn tổng hợp NRD 4 lần/ngày với khẩu phần 8 – 12% khối
lượng thân, định kỳ 2 – 3 ngày thay 70 – 80% nước. Qua 12 đợt sản xuất với chu kỳ
ương từ 20 – 36 ngày thu được 404.500 con cá giống cỡ 4 – 5 cm, tỷ lệ sống từ giai đoạn
cá hương lên cá giống từ 83,11 – 99,84%, trung bình 94,89%.
1.8. Cá giống cỡ 28,5 – 49,8 mm ương bằng lồng trên biển với mật độ từ 100 – 890 con/m
3

,
cho ăn 3 – 4 lần/ngày bằng thức ăn tổng hợp với khẩu phần 7 – 11% khối lượng thân.
Sau 9 đợt ương thu được 19.860 con cá giống có chiều dài từ 5,55 – 12,9 cm, tỷ lệ sống
19,87 – 98,44%, trung bình 66,44%, FCR từ 0,83 – 2,07, trung bình 1,38.
1.9. Qua 20 tháng sản xuất thử nghiệm, tổng chi phí cho nuôi vỗ cá bố mẹ và cho đẻ là
148.000.000 đồng và sản xuất giống là 844.582.000 đồng. Giá thành của trứng thụ tinh là
6,02 đồng/trứng và giá thành cá giống cỡ 4 – 5 cm là 1.991 đồng/con.
2. ĐỀ XUẤT Ý KIẾN
2.1. Cần tiếp tục nghiên cứu nhằm hoàn thiện quy trình sản xuất giống như: nâng cao chất
lượng trứng, ấu trùng thông qua cải thiện chế độ dinh dưỡng cho cá bố mẹ, đặc biệt là
vào các tháng 6, 7, 8, 9, 10; bổ sung vitamin D, canxi để giảm tỷ lệ dị hình của cá giống;
xác định cỡ cá giống và thời điểm thả giống thích hợp nhằm nâng cao tỷ lệ sống của cá
giống khi ương ngoài lồng.
8
2.2. Đàn cá chim vây vàng bố mẹ giao về cho Khoa Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại học
Nha Trang quản lý, nuôi dưỡng để tiếp tục nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo, chuyển
giao công nghệ.
9

×