Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

tài liệu ôn lịch sử nhà nước và pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.01 KB, 49 trang )

Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam
Mục Lục
VD 1: Trình bày các điều kiện tiền đề làm xuất hiện nhà nước Văn Lang
VD 2: Có quan điểm cho rằng: “Việc xác định thời điểm cụ thể hình thành Nhà nước
Văn Lang là rất khó”. Quan điểm này đúng hay sai? Vì sao?
VD 3: Có quan điểm cho rằng: “Nhà nước Văn Lang hình thành có nhiều điểm khác biệt
so với sự hình thành các Nhà nước ở Phương Tây”. Quan điểm này đúng hay sai? Vì
sao?
VD 4: Có quan điểm cho rằng: “Nhà nước Âu Lạc là sự phát triển kế tiếp của Nhà nước
Văn Lang”. Quan điểm này đúng hay sai? Vì sao?
VD 5: Có quan điểm cho rằng: “Nhà nước Văn Lang không phải là nhà nước chiếm
hữu nô lệ thuần túy và không phải là nhà nước quân chủ chuyên chế phong kiến”. Quan
điểm này đúng hay sai? Vì sao?
vD 6: Phân tích những quan hệ xã hội mới phát sinh khi nhà nước Văn Lang hình
thành, cần phải điều chỉnh bằng pháp luật.
VD 7: Trình bày tổ chức bộ máy nhà nước và pháp luật thời Văn Lang, Âu Lạc.
VD 8: Có quan điểm cho rằng: “đất nước ta đã trải qua 4000 năm lịch sử dựng nước và
giữ nước”. Quan điểm này đúng hay sai? Vì sao?
VD 9: Có quan điểm cho rằng: “Nhà nước Âu Lạc là không tồn tại. Nếu tồn tại thì đó
không phải là một nhà nước của người Việt”. Quan điểm này đúng hay sai? Vì sao?
VD 10: So sánh những điểm giống nhau, khác nhau cơ bản về quan điểm tổ chức bộ
máy cai trị trên lãnh thổ nước ta trước và sau cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng.
VD 11: Trong thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất, các triều đại phong kiến phương Bắc nào
chia lãnh thổ nước ta thành các quận trực thuộc triều đình phong kiến phương Bắc?
VD 12: Có quan điểm cho rằng: “Triều đại nhà Hán, do Hán Cao Tổ Lưu Bang khởi
dựng, đã thực hiện sự cai trị đối với nhân dân ta lâu dài nhất”. Quan điểm trên là đúng
hay sai? Vì sao?
VD 13: Phân tích những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của thời kỳ Bắc thuộc đối với
dân tộc và con người Việt Nam
VD 14: Phân tích những nguyên nhân cơ bản làm thất bại chính sách đồng hóa của
phong kiến phương Bắc đối với dân tộc ta.


VD 15: So sánh những điểm giống nhau và khác nhau giữa thời kỳ Bắc thuộc lần thứ
nhất với thời kỳ Bắc thuộc lần thứ hai.
VD 16:Cho biết ý nghĩa cơ bản của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng .
VD 17: Có quan điểm cho rằng: “Thời kỳ Bắc thuộc lần thứ 2 (thời nhà Minh đô hộ nước
ta), tuy diễn ra trong thời gian ngắn, nhưng lại gây nên hậu quả rất nặng nề đối với dân
tộc ta”. Quan điểm trên là đúng hay sai? Vì sao?
VD 18: Trình bày chính sách, pháp luật được phong kiến phương Bắc áp dụng trên
lãnh thổ nước ta thời Bắc thuộc.
VD 19: Phân tích tại sao các quan do triều đình phương Bắc được cử sang cai trị nước
ta thời Bắc thuộc lại có tập tục tham ô, làm đủ điều gian trá.
VD 20: So sánh những điểm giống nhau và khác nhau giữa thời kỳ Bắc thuộc và thời kỳ
Pháp thuộc.
VD 21 Trình bày khái quát về tổ chức MBNN và pháp luật phong kiến Việt Nam
VD 22: Phân tích những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa nhà nước phong
kiến Việt Nam với nhà nước phong kiến Phương Tây.
VD 23: Phân tích tại sao nhà nước phong kiến Việt Nam lại chủ yếu tồn tại dưới hình
thức nhà nước quân chủ chuyên chế phong kiến.
VD 24: Phân tích vị trí, thẩm quyền của vua trong bộ máy nhà nước phong kiến Việt
Nam.
VD 25: Trình bày các mô hình tổ chức chính quyền trung ương thời kỳ phong kiến Việt
Nam.
VD 26: Trình bày các mô hình tổ chức chính quyền địa phương trong thời kỳ phong
kiến Việt Nam.
VD 27: Có quan điểm cho rằng: “Nhà nước thời Ngô - Đinh- Tiền Lê đều là các nhà
nước võ trị”. Quan điểm trên là đúng hay sai? Vì sao?
VD 28: Có quan điểm cho rằng: “Pháp luật thời Ngô- Đinh-Tiền lê có nhiều hình phạt
nặng hơn so với thời Lý -Trần - Hồ”. Quan điểm trên là đúng hay sai? Vì sao?
VD 29: Có quan điểm cho rằng: “Trong thời đại phong kiến dân tộc, các triều đại phong
kiến Việt Nam luôn có tư tưởng sánh ngang cùng với triều đại phong kiến phương Bắc”.
Quan điểm trên là đúng hay sai? Vì sao?

VD 30: Tại sao triều đại phong kiến Việt Nam tuy độc lập, nhưng vẫn sang triều đình
phương Bắc để xin sắc phong.
VD 31: Trình bày lược sử thời Ngô- Đinh-Tiền Lê
VD 32: Trình bày lược sử thời Lý – Trần – Hồ.
VD 33: Trình bày tổ chức bộ máy nhà nước và pháp luật thời Ngô – Đinh – Tiền Lê
VD 34: Trình bày tổ chức bộ máy nhà nước và pháp luật thời Lý – Trần -Hồ.
VD 35: Có quan điểm cho rằng: “Pháp luật thời Lý-Trần ảnh hưởng nhiều của tư tưởng
Phật giáo”. Quan điểm trên là đúng hay sai? Vì sao?
VD 36: Phân tích những nguyên nhân dẫn đến thời kỳ loạn 12 xứ quân.
VD 37: Phân tích tại sao triều đại nhà Hồ lại sụp đổ nhanh chóng.
VD 38: Tại sao chính sách, pháp luật thời Lý- Trần mang đường lối “thân dân” ?
VD 39: Hãy cho biết năm 1300 thuộc triều đại phong kiến nào? Trình bày về triều đại
phong kiến đó: Lược sử triều đại; Tổ chức bộ máy nhà nước; những đặc điểm cơ bản
về pháp luật.
VD 40: Phân tích những nét độc đáo của mô hình tổ chức quyền lực vừa có vua và thái
thượng hoàng trong Triều Trần.
VD 41: Phân tích mục đích và những nội dung cơ bản của việc cải tổ bộ máy nhà nước
của vua Lê Thánh Tông.
VD 42: Trình bày tổ chức bộ máy nhà nước dưới thời vua Lê Thánh Tông
VD 43: Trình bày về các cơ quan có chức năng chuyên trách về giám sát trong tổ chức
bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông.
VD 44: Phân tích ưu, nhược điểm của việc bỏ chức danh tể tướng (tướng quốc) trong
bộ máy nhà nước phong kiến Việt Nam.
VD 45: Trình bày nguồn gốc, cấu trúc và các nội dung cơ bản của Bộ luật Hồng Đức.
VD 46: Trình bày chế định thừa kế trong Bộ luật Hồng Đức
VD 47: Trình bày về nhóm tội thập ác được quy định trong Bộ luật Hồng Đức.
VD 48: Trình bày về chế định hình phạt trong Bộ luật Hồng Đức.
VD 49: So sánh những điểm giống nhau và khác nhau giữa Bộ luật Hồng Đức với Bộ
luật Gia Long.
VD 50: Trình bày các nguyên tắc cơ bản trong lĩnh vực hình sự của Bộ luật Hồng Đức.

VD 51: Trình bày lược sử thời kỳ nội chiến phân liệt.
VD 52: Trình bày tổ chức chính quyền vua Lê- chúa Trịnh.
VD 53: Cho biết sự khác nhau cơ bản giữa thời Lê sơ và thời Lê Trung Hưng.
VD 54: Trình bày nguồn gốc, cấu trúc và các nội dung cơ bản của Quốc triều khám tụng
điều lệ.
VD 55: Tại sao chúa Trịnh lại duy trì sự tồn tại của vua Lê.
VD 56: Trình bày sự khác nhau cơ bản của triều Nguyễn giai đoạn trước 1884 và sau
1884.
VD 57: Trình bày tổ chức bộ máy nhà nước triều Nguyễn giai đoạn độc lập.
VD 58: Trình bày nguồn gốc, cấu trúc và các nội dung cơ bản của Bộ luật Gia Long.
VD 59: Trình bày lược sử thời Pháp thuộc.
VD 60: Trình bày tổ chức bộ máy cai trị và pháp luật thời Pháp thuộc.
Bài Giải
Câu 1: ĐK tiền đề xuất hiện NN Văn Lang ?
_ Kinh tế : 500 – 700 năm TCN, xuất hiện công cụ kim loại, 3 lần phân công lao động
=> KT Pt mạnh, xuất hiện tư hữu về TLSX, tuy nhiên với nền KT chủ yếu là nn, ruộng
đất vẫn là của chung.
_ XH : Khi tư hữu xuất hiện :+,phân hóa gc giàu nghèo nhưng k gay gắt
+, Các thị tộc bộ lạc tách ra thành các gđ nhỏ
+, các gđ nhỏ gần nhau hình thành làng xã
_ Nhu cầu trị thủy : nền KT nn là chủ yếu, sống nd chủ yếu sống ở vùng hạ lưu sông
hồng, nước chảy mạnh, thường xuyên lũ lụt => nc về trị thủy và làm thủy lợi => cần
nhiều sức ng => cần ng lãnh đạo, chỉ huy => xhien nhóm ng lãnh đạo.
_ Nhu cầu tự về và chống giặc ngoại xâm : Chức năng đối ngoại hàng đầu của các tộc
ng là mở rộng lãnh thổ, VN nằm trong vùng “ bình Bách việt ” của TQ => cần số lg ng
lớn để đi xâm lược, tự vệ cũng như chống giặc ngoại xâm => Cần sự lãnh đạo, chỉ huy
=> xh nhóm ng lãnh đạo.
_ 2 Nc trên đã hình thành 1 lực lượng đứng ra tổ chức, quản lí và điều hành số lượng
ng đông đảo trong xh được huy động để phục vụ 2 nc trên. Nhóm ng này dần kiêm
nhiệm thêm những việc khác và tổ chức, quản lí mọi vđề trong đsxh. Tách biệt thành gc

riêng trong xh => nn hình thành.
Câu 2.việc xđ thời gian cụ thể hthanh nn VL là rất khó. Đúng hay sai, vì sao?
Quan điểm trên là đúng. Có 3 lý do sau đây
_ Tiền đề hình thành nn do 2 nc trị thủy và chống ngoại xâm…=. Tgian hình thành dần
dần, từ từ, rất khó xd thời điểm cụ thể.
_ Thời kì đó chưa có chữ viết
_ Tư liệu lịch sử do đời sau ghi lại phần lớn bị TQ xuyên tạc or tiêu hủy
Câu 3 : hthanh nn VL khác phương tây ? đúng hay sai? Vì sao?
Quan điểm trên là đúng. Sự khác biệt về sự hình thành giữa 2nn thể hiện ở những
điểm sau:
_Đtrưng NN VL:
+, dựa trên chế độ công hữu là chủ yếu
+, Nhu cầu trị thủy và chống giặc ngoại xâm là tiền đề chính ( Câu 1 )
+ quá trình hình thành dần dần từ từ trong 1 khoảng thời gian dài, k cụ thể
_ NN phương Tây :
+, chế độ tư hữu là chủ yếu
+, mâu thuẫn giai cấp k thể điều hòa => đấu tranh giai cấp => giai cấp mạnh hơn đứng
lên cầm quyền => thành lập nhà nước để thống trị các gc khác
+,Thời gian hình thành có thể xác định được thời điểm chính xác.
Câu 4 :NN âu lạc là sự pt kế tiếp của nn Vl ? Đúng hay sai? Vì sao?
Qđiểm đúng, do 3 nguyên nhân sau đây.
_ NN âu lạc hình thành là kết quả của cuộc kc chống quân tần của 2 tộc ng âu việt và
lạc việt dưới sự lãnh đạo của thục phán. Chiến tranh kết thúc, âu việt và lạc việt hợp
nhất dân cư và lãnh thổ. ND thấy Thục Phán có tài bàu lên làm vua => hthanh nn âu lạc
_Các mặt văn hóa chính trị của nn âu lạc đều phát triển dựa trên tiền đề những thành
tựu đạt được của nn vl trước đây.
_Tổ chức BMNN của Âu lạc cũng đk thục phán áp dụng theo mô hình tổ chức của nn
văn lang trươc đây. Đứng đầu là an dương vương thục phán, giúp việc cho ông có các
lạc hầu lạc tướng. Đơn vị hành chính địa phương được chia thành các bộ, trong các bộ
lại có nhiều công xã như cũ.

Câu 5 : NN Vl k phải nn chiếm hữu nô lệ thuần túy và cũng k phải nn quân chủ
chuyên chế phong kiến ? quan điểm đúng hay sai? Vì sao ?
Đúng, do những nguyên nhân sau đây
_ Lực lượng nô lệ trong xã hội thời kì này không có nhiều, chủ yếu là người hầu trong
các gia đình giàu có, không phải là lực lượng sx chính, do đó không tồn tại tầng lớp nô
lệ nên NN vl lúc này không thể là nn chiếm hữu nô lệ thuần túy.
_ Mặt khác, chế độ sở hữu về tư liệu sx chính là ruộng đất vẫn là công hữu do vậy
quan hệ sx phong kiến chưa hình thành, xh chưa phân hóa giai cấp rõ ràng,
_ Tinh thần dân chủ, hòa mục, đoàn kết vẫn thể hiện rõ nét . Quan hệ giữa vua, quan
lại và nhân dân còn gần gũi, do vậy…
Câu 6 :PT những quan hệ xh mới phát sinh khi nn văn lang mới hình thành cần
pháp luật điều chỉnh.
2 QH
_ QH giữa vua với các lạc hầu ( BMNN câu 7 )
_ QH giữa TW với công xã. Chính quyền các công xã được tự trị nhưa phải thần phục
tuyệt đối với chính quyền TW
Câu 7 : Khái quát Tổ chức BMNN và PL thời Văn Lang, Âu Lạc
• BMNN
TW
_ Đứng đầu bộ máy là Vương ( HV, ADV ), là người nắm trong tay mọi quyền quản lí
đất nước về mặt chính trị, chỉ huy quân sự và chủ trì các nghi lễ tôn giáo.
_ Lạc hầu : là người giúp việc cho vua, thay mặt vua giải quyết các công việc trong
nước, gồm các tướng tài lớn nhỏ, trong tay có quân đội, sẵn sang làm nhiệm vụ trấn
áp.
ĐP
_ NN được chia thành 15 bộ. Đứng đầu các bộ là các Lạc tướng ( thực chất là thủ lĩnh,
tù trưởng 1 vùng ). Lạc tướng cũng được cha truyền con nối, có chức năng cai quản
địa phương, phân bố đốc thúc công phẩm, truyền đạt mệnh lệnh từ trên xuống, lãnh
đạo quân khi có chiến tranh.
_ Dưới bộ là các công xã do bồ chính đứng đầu

Nxet về NN…
• PL
PL hình thành như một điều tất yếu, đồng nghĩa với sự ra đời của nhà nước, để điều
chỉnh những mối quan hệ mới phát sinh trong xã hội.Vì hình thức nhà nước còn rất sơ
khai nên pháp luật thời kì này cũng khá đơn giản, dù có thêm nhiều nguyên tắc nhưng
cơ bản vẫn duy trì tập quán pháp từ trước. Mối quan hệ giữa vua, các tướng với nhân
dân chưa phân hóa sâu sắc, còn rất gần gũi.
Câu 8 Có quan điểm cho rằng đất nước ta đã trải qua 4000 năm lịch sử, quan
điểm này đúng hay sai, vì sao?
Qđ trên là sai. Trong quá trình tìm hiểu về sự ra đời và phát triển của gốc gác, cội
nguồn dân tộc ta, các nhà sử học cuối cùng đã khẳng định nhà nước Văn Lang dưới
thời Hùng Vương là nhà nước đầu tiên của dân tộc ta, hình thành cách đây 2500-2700
năm, tức là khoảng TK VIII-VII TCN. Chính vì vậy, dù k xđ đk thời gian cụ thể nhưng bề
dày lịch sử nước ta chỉ vào khoảng 2500-2700 năm chứ chưa đk 4000 năm.
Câu 9 Có qđ : nn Âu lạc là k tồn tại, nếu tồn tại thì nó không phải là nhà nước của
ng Việt, quan điểm trên là đúng hay sai, vì sao?
Sai, giải thích ( quá trình hình thành nn âu lạc – Câu 4 )
 Âu lạc là bước pt kế tiếp của Văn Lang nên nó là NN của người Việt.
Câu 10 So sánh những điểm giống nhau, khác nhau cơ bản về quan điểm tổ chức
bộ máy cai trị ở nước ta trước và sau cuộc khởi nghĩa Hai bà trưng.
• Giống nhau
_ Các tập đoàn pk phương bắc ngày càng ra sức củng cố bm cai trị của chúng trên đất
nước ta với những thủ đoạn vô cùng thâm độc.
_ Chính quyền đô hộ được tăng cường chặt chẽ hơn nhưng không thể đặt 1 hệ thống
quan lại trên toàn bộ lãnh thổ nước ta.
_ Không thể trực tiếp quản lí đến cấp làng xã, nhiều vùng rộng lớn vẫn nằm ngoài sự
cai trị của chính quyền phương bắc.
• Khác nhau
_ Trước cuộc khởi nghĩa : chính quyền đô hộ mới tổ chức bộ máy cai trị tới cấp quận.
Từ cấp quận trở xuống vẫn do người Việt đảm nhiệm, chế độ Lạc tướng và tổ chức

chính quyền của công xã vẫn mặc nhiên tồn tại. Chính sách cai trị thời điểm này là ràng
buộc lỏng lẻo, dùng người việt trị người việt.
_ Sau cuộc khởi nghĩa : bộ máy cai trị ở nước ta được các triều đại phương Bắc ngày
càng tổ chức chặt chẽ hơn, dập khuôn như các vùng khac. Chúng thực thi chế độ cai trị
đến tận cấp huyện, chức huyện lệnh do Lạc tướng nắm giữ nay cũng bị thay thế bởi
các viên quan do triều đình phương Bắc gửi xuống
Câu 11 : Trong thời kì bắc thuộc lần thứ nhất,các triều đại phong kiến nào chia
lãnh thổ nước ta thành các quận trực thuộc triều đình phong kiến phương Bắc
_ Nhà Triệu : 179-111 TCN : Quận Giao Chỉ, Cửu chân
_ Nhà Tây Hán : 111 TCN – 8 SCN : Quận giao chỉ, cửu chân, nhật nam.
Câu 12 Triều đại nhà Hán do hán cao tổ Lưu bang khởi dựng đã thực hiện chính
sách cai trị đối với nước ta dài nhất. đúng hay sai, vì sao?
Quan điểm trên là đúng. Ta xét niên biểu các triều đại đã đô hộ nước ta trong suốt thời
kì Bắc thuộc
_ Nhà Triệu : 179 – 111 SCN : 68 năm
_ Tây Hán : 111TCN – 8 SCN
_ Tấn : 8 – 23
_ Đông Hán : 23 – 40 và 43 – 220 : 194 năm
_ Ngô : 220 – 263 và 271 – 280
_Ngụy : 263 – 265
_ Tấn : 265 – 271 và 280 – 420
_ Tống : 420 – 477
_ Tề : 477 – 501
_ Lương : 502 – 544
_ Tùy : 603 – 618
_ Đường : 618 – 905
_ Nam Hán : 930 – 931
 Như vậy, nhà Hán ( đông hán và tây hán ) là triều đại đô hộ nước ta nhiều nhất,
tổng cộng 313 năm.
Câu 13 : Phân tích những ảnh hương tích và tiêu cực của thời Bắc thuộc đối dân

tộc và con người việt nam ?
Câu 14 : Nguyên nhân thất bại của chính sách đồng hóa
Nguyên nhân khách quan:
_ xét theo chiều dọc : thời gian đô hộ của pk phương bắc tuy dài nhưng k liên tục
_ xét theo chiều ngang và chiều sâu : chính quyền đô hộ k thể với tay tới tận cơ cấu
làng xã - nơi tồn tại của nền văn hóa, của những phong tục tập quán mang bản sắc
dân tộc. hơn thế, nhiều vùng đất rộng lớn xa xôi vẫn nằm ngoài phạm vi cai trị của
chúng.
Nguyên nhân chủ quan
_ Trước khi băc thuộc, nước ta đã có nền văn hóa tiền sử hàng vạn năm – nên v h
đông sơn, trong đó đã hình thành thể chế chính trị - xh riêng –nn Văn lang, âu lạc.
_ tinh thần k chịu khuất phục của nhân dân ta : thời kì bắc thuộc cũng chính là thời kì
chống bắc thuộc, chống hán hóa diễn ra liên tục, quyết liệt, kiên cường, giữ vững tính
tự chủ, tự quản và tập quán của làng xã, bền bỉ tiến hành những cuộc đấu tranh vũ
trang anh dũng giành độc lập của người việt.
Câu 15 : so sánh những điểm giống và khác nhau của thời kì bắc thuộc 1 và 2
Câu 16 : ý nghĩa cơ bản của cuộc khởi nghĩa hai bà trưng
_ Kn có ý nghĩa thời đại to lớn,định hướng mở đường cho công cuộc giành lại độc lập
của nhân dân ta sau đó,. Trong suốt hơn 1000 năm đô hộ, ý chí quyết đấu tranh bằng
mọi giá để giành lại nền độc lập, tự do cho dân tộc, phải dùng đấu tranh = bạo lực để
xóa bỏ ách thống chị ngoại xâm
_ thể hiện bản lĩnh của người phụ nữ việt nam, sau khi chuyển từ mẫu hệ sag phụ hệ,
khi nam giới để mất nước thì phụ nữ phải đứng lên lãnh đạo nhân dân.
Câu 17 : Thời kì bắc thuộc lần 2-thời nhà minh đô hộ, tuy diễn ra trong thời gian
ngắn nhưng lại để lại hậu quả rất nặng nề đối với dân tộc ta. Quan điểm đúng hay
sai, vì sao
So với thời kì Bắc thuộc lần 1, diễn ra trong hơn 1000 năm thì thời kì Bắc thuộc lần 2
chỉ diễn ra trong thời gian rất ngắn, thời gian nhà Minh đô hộ chỉ có 20 năm ( 1407 –
1427 ) nhưng lại để lại hậu quả rất nặng nề cho dân tộc ta.
_ Trong thời gian ngắn, nhà minh thực hiện chính sách vơ vét, bóc lột của cải tàn bạo.

Thể hiện ở việc chúng cướp bóc, đem về phương bắc vô số tài sản quý hiếm, phụ nữ
trẻ em bị bắt về làm nô tì, bắt các nho sĩ, trí thức, kiến trúc sư nổi tiếng về để sử dụng.
_ Chính sách thuế khóa nặng nề, bắt nhân dân ta hàng tháng, hàng năm phải cống nạp
rất nhiều sản phẩm quý hiếm.
_ Chúng thiêu hủy, cướp bóc sách vở mang về phương bắc “ Một mảnh giấy, 1 nửa
chữ cũng k được để lại => nhiều tác phẩm có giá trị của dân tộc bị thiêu hủy, các di tích
lịch sử cũng bị phá bỏ.
_ Chúng thi hành chính sách đồng hóa , ngu dân 1 cách triệt để, áp dụng phong tục
phương bắc vào trong đời sống, mở trường dạy chữ hán, tuyên truyền tư tưởng nho
giáo cưỡng bức.
_ Kiểm soát việc sản xuất muối, độc quyền bán muối, cướp ruộng đất của nhân
dân,biến thành đồn điền giao cho quan lính cày cấy. Nhân dân bị cưỡng bức đi khai
thác vàng, mò ngọc trai dưới biển, đồn điền mọc lên khắp nơi, dùng các hình phạt hà
khắc, tàn bạo với nhân dân ta.
Câu 18 : Trình bày chính sách, pháp luật phong kiến phương Bắc được áp dụng
trên nước ta thời kì Bắc thuộc.
• Chính sách
_ Vơ vét bóc lột tàn bạo thông qua cống nạp, thuế khóa, và cưỡng ép lao động
+, Tất cả sản phẩm lao động của nhân dân ta, các của cải tự nhiên thuộc phạm vi lãnh
thổ của nước ta đều là đối tượng cống nạ, chúng bắt nộp 3000 chim công để dâng vua
Ngô, nộp hương liệu, sừng tê, minh châu, ngà voi. Chúng còn bắt hàng nghìn thợ sang
xây dựng kinh đô.
+, Chính sách thuế khóa nặng nề, đặc biệt là tô thuế làm cho nông dân đói khổ. Chính
quyền cai trị còn lập các đồn điền, ấp trại dồn dân ta vào sống trong đó để biến thành
nông nô của chúng.
_ Chính sách ngu dân, đồng hóa dân tộc, khủng bố và đàn áp dã man các cuộc các
cuộc đấu tranh của nhân dân ta:
+, Xóa bỏ tên nước Âu Lạc, biến lãnh thổ nước ta thành thành phần lãnh thổ của nhà
nước Phương Bắc.
+, Thiết lập bộ máy thống trị theo mô hình như ở phương Băc, coi đó như là 1 phần

trong bộ máy nhà nước địa phương.
+, Áp dụng rộng rãi pháp luật Phương bắc trong đời sống xã hội. Truyền bá cưỡng bức
tư tưởng Nho giáo, bắt nhân dân ta phải học chữ Hán
+, Di dân từ phương bắc sang sống cùng nhân dân ta, bắt thay đổi các phong tục tập
quán như bên đó.
+, Pháp luật thời kì này vô cùng hà khắc, dã man. Chúng xây dựng nhiều thành lũy kiên
cố trên lãnh thổ, tăng cường quân đồn trú trên vùng. Các cuộc đấu tranh nổi dậy của
nhân dân đều bị đàn áp, những người đứng đầu bị giết, hành hạ dã man để răn đe.
_ Pháp Luật
Gồm 2 nguồn luật :
_ PL của các triều đại pk phương bắc được đem sang áp dụng ở nước ta : các bộ luật
hành văn, các lệnh, luật của hoàng đế ngoài ra còn có luật do các quan cai trị đại
phương trực tiếp đưa ra.
_ PL của người Việt từ thời VL – AL vẫn được thừa nhận như 1 nguông luật chính
thống, chủ yếu là tập quán pháp và Lệ Làng
Câu 19 :Phân tích tại sao các quan do triều đình phương Bắc cử sang cai trị
nước ta thời Bắc thuộc lại có tập tục tham ô, làm đủ điều gian trá.
_ Nước ta là vùng thuộc địa xa nên quan lại được điều đến đây gần như là bị phạt –
chủ yếu là các quan có phẩm hạnh, phẩm chất kém.
_ Nước ta cách xa trung tâm cai trị của các vua phương Bắc, đi lại, thông tin liên lạc
khó khăn nên các quan cai trị thỏa sức hoành hành
_ Hơn thế nữa, trình độ phát triển nước ta còn kén, dân trí thấp nên dễ dàng áp đặt
chế độ cai trị. Tài nguyên khoáng sản lại vô cùng dồi dào nên chúng thi nhau vơ vét về
nước.
Câu 20 : So sánh thời kì Bắc thuộc với thời kì Pháp thuộc
Bắc thuộc Pháp thuộc
Nhà nước - trước kn Hai bà trưng:
nhà nước được chia thành
các quận, huyện, đứng
đầu là Thái thú, huyện

lệnh. Dưới cấp quận,
chính quyền vẫn do người
Việt tự cai trị
- sau kn Hai bà trưng: nhà
nước được chia thành
châu, quận, huyện hoặc
quận, huyện. Khác thời kì
trước, Bộ máy cai trị của
pk phương bắc được tổ
chức đến cấp huyện
Xu hướng chung là lãnh
thổ nước ta bị chia nhỏ ra
để dễ cai trị hơn
Tuy nhiên, dù chính quyền
đô hộ được tăng cường
chặt chẽ hơn, bộ máy cai
trị của phg bắc ko thể
kiểm soát trực tiếp, toàn
bộ lãnh thổ nước ta.
- chính sách cai trị hà
khắc, tàn bạo, thẳng tay
áp bức, bóc lột
- sau khi chiếm được 3
tỉnh: chính quyền phong
kiến cấp tỉnh trở xuống tan
rã, trên cấp tỉnh đều do F
quản lý. Thực dân F sử
dụng hàng ngũ chánh
tổng, lý trưởng cũ để duy
trì cấp tổng và xã

- sau khi chiếm 6 tỉnh: về
cơ bản như trên nhưng
được chia ra các cơ quan
cụ thể hơn, có cả cơ quan
chuyên môn giúp việc. Từ
cấp huyện trở xuống, ng`
Việt tham gia quản lý .
- sau khi vua tự đức qua
đời: lãnh thổ chia băc,
trung, nam kỳ. Trên cấp
tỉnh là người pháp quản lý,
dưới tỉnh do người việt
quản lý. Triều nguyễn và
bộ máy phong kiễn vẫn
được duy trì nhg chỉ là bù
nhìn. Thực tế, triều đình bị
viên khâm sứ Pháp tại
trung kì khống chế, giám
sát
Pháp luật Nguồn luật - luật của các triều đại pk
phương Bắc, gồm: luật
hành văn, luật, lệnh của
hoàng đế, luật do cơ quan
địa phương ban hành
- một số phong tục, tập
quán, tục lệ cổ truyền của
làng xã người Việt có từ
thời Văn Lang, Âu Lạc
được chính quyền cai trị
thừa nhân, áp dụng

- pl của chính quốc
- pl của triều Nguyễn, có
thể bị ép sửa đổi nhiều
điều khoản để phục vụ lợi
ích chính quốc
- các quy định của Pháp
áp dụng cho nước thuộc
địa
Nội dung - Pháp luật hình sự: trừng
trị các tội phạm chủ yếu
nhằm phục vụ lợi ích của
chính quyền đô hộ.
- Pháp luật dân sự: có 2
hình thức sở hữu ruộng
đất
- Pháp luật hình sự quy
định cụ thể các loại tội
phạm và hình phạt
- Pl dân sự: quy định về
nghĩa vụ, trách nhiệm dân
sự, sở hữu, hôn nhân gia
+ sở hữu tối cao của
Hoàng đế Trung Quốc
+ sở hữu tư nhân: các chủ
sở hữu chủ yếu là những
quan lại và địa chủ người
Hán.
đình, thừa kế,
- Pl hành chính: quy định
về việc thành lập, chức

năng, nhiệm vụ của các
cơ quan trong bm nhà
nước, tổ chức xã hội
Câu 21 : Khái quát về tổ chức BMNN và PL phong kiến Việt Nam.
• BMNN : Chính thể Quân chủ chuyên chế
_ Vua : Hình thành theo nguyên tắc thế tập. Nó quyền lực tối cao, nắm mọi quyền hành
trong tay, quản lý nhà nước bằng cả vương quyền và thần quyền, tự xưng mình là
Thiên tử,đại diện cho thần thánh xuống cai trị nhân dân
_ Quan lại : là tay sai, giúp việc , tư vấn cho vua. Hệ thống quan lại được chia thành
các bộ chuyên môn đảm nhiệm chức năng và vai trò khác nhau, quan lại cũng được
phân thành những cấp bậc khác nhau từ trung ương tới địa phương. Nguồn gốc của
quan lại thời kì đầu chủ yếu cũng là cha truyền con nối, mua bán chức tước về sau mới
có chế độ khoa cử.
_ Bên cạnh tầng lớp quan lại còn có tầng lớp quý tộc lớn ở trung ương là hoàng thân
quốc thích của vua, cũng được vua giao cho lãnh thổ lớn nhỏ để cai trị.
• Pháp Luật
_ Hình thức : Truyền khẩu , hanh văn, các tục lệ cổ truyền, quy định chung của làng xã.
_ Nguồn luật :2 nguồn chính
+, Luật lệ từ các nhà nước pk phương bắc vẫn được duy trì
+, Tập quán pháp, lệ làng được duy trì từ thời VL AL và xác lập thêm bởi các công xã
nông thô – làng xã
+, Ngoài ra còn có luât do vua ban hành.
_ Tính chất :
+, PL mang tính đẳng cấp và đẳng quyền, chủ yếu mang quyền lợi cho giai cấp thống
trị. “ Lễ nghi không tới thứ dân, hình phạt k tới trượng phu.
+, Pháp luật phong kiến là pháp luật của kẻ mạnh. Pháp luật cho phép sử dụng bạo lực
để giải quyết mâu thuẫn tranh chấp, thừa nhận chân lý thuộc về kẻ mạnh.
+, Pl mang nặng tính hà khắc, hình sự. Các hình phạt rất tàn bạo
+, Chịu ảnh hưởng nhiều của Nho giáo, quy định của tôn giáo vào đạo đức.
+, Hình thức pháp luật phong kiến bao gồm: tập quán pháp, luật truyền khẩu, luật hành

văn. Ngoài ra, các tục lệ cổ truyền, các hương ước trong làng xã vẫn đóng một vai trò
rất lớn trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Câu 22 : Phân tích những điểm giống nhau cơ bản giữa nhà nước phong kiến
Việt Nam và nhà nước pk Phương tây.
1. Sự giống nhau:
Kinh tế:
Kinh tế nông nghiệp là chính, bên cạnh là kinh tế thủ công nghiệp và buôn bán nhỏ.
Tư liệu sản xuất chính là ruộng đất.
Lực lượng sản xuất chính là nông dân /nông nô
Đặc điểm cơ bản là tự cung tự cấp.
Xã hội:
Tất cả ruộng đất, con người đều là của cải và thuộc quyền sở hữu của nhà vua.
Hai giai cấp cơ bản và cũng chính là mâu thuẫn cơ bản là chủ đất và nông dân làm
thuê.
Phân chia đẳng cấp là đặc điểm tiêu biểu.
Chính trị:
Bộ máy nhà nước đứng đầu là vua, giúp vua là quan. Vua, quan là những giai cấp
thống trị nhân dân.
Chế độ chính trị: đi từ phân quyền cát cứ đến tập quyền, đây là đỉnh tột cùng của chế
độ phong kiến.
Tư tưởng
Cả hai đều lấy tôn giáo làm cơ sở lí luận cho sự thống trị của mình (Trung Quốc: Khổng
giáo, Ấn Độ: Hồi giáo, châu Âu: Thiên chúa giáo).
2. Sự khác nhau:
Kinh tế - xã hội:
- Giai cấp thống trị phương Đông là địa chủ, quý tộc, ở phương Tây thế lực thống trị
gồm quý tộc, tăng lữ, lãnh chúa. Chúng câu kết với nhau rất chặt và bóc lột nông nô tàn
bạo và khắc nghiệt hơn so với phương Đông.
- Giai cấp bị trị: Nông dân tá điền (phương Đông) so với nông nô (phương Tây) có phần
dễ chịu và ít khắt khe hơn.

- Mâu thuẫn giữa hai giai cấp cơ bản trong chế độ phong kiến phương tây nặng nề và
gay gắt hơn phương Đông. Điều này lí giải sự sụp đổ sớm của chế độ phong kiến
phương Tây (tồn tại 1o thế kỉ) và sự tồn tại lâu dài của chế độ PK phương Đông (hơn
2500 năm).
Chính trị và tư tưởng.
Chế độ quân chủ phương Đông xuất hiện sớm hơn ở phương Tây khoảng 1000 năm.
Sự chuyển biến từ chế độ phân quyền sang tập quyền ở phương Đông diễn ra sớm.
Trong khi đó ở phương tây sự tập quyền diễn ra chậm trễ (thế kỉ XIV) và nhà vua được
sự giúp đỡ của thị dân mới dẹp được sự cát cứ của các lãnh chúa.
Cơ sở lí luận cho chế độ phong kiến phương Đông và phương tây là các tôn giáo có
sẵn từ trước. tuy nhiên, sự can thiệp của tầng lớp tăng lữ phương tây vào hệ thống
chính trị là rõ ràng và chặt chẽ hơn. Trong khi đó, ở phương Đông tầng lớp này không
mang tính công khai và rất ít nơi trở thành giai cấp thống trị.
Câu 23 : Vì sao nhà nước phong kiến việt nam chủ yếu tồn tại dưới hình thức nhà
nước quân chủ chuyên chế phong kiến
_ Nguyên nhân khách quan : Do Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á , 1 trong
những nơi mà nhà nước Phong kiến hình thành sớm và hưng thịnh nhất, hơn thế nữa
sau hơn 1000 năm bắc thuộc, sự ảnh hưởng của BM chính quyền cai trị phương Bắc
tới tư tưởng và tiềm thức của nhân dân ta rất lớn, nhà nước độc lập của nước ta cũng
hình thành ngay sau khi chấm dứt sự đô hộ của PK Phương Bắc nên những vị vua lên
cầm quyền vẫn duy trì BMNN như vậy.
_ Nguyên nhân chủ quan : Đầu tiên phải nói đến những điểm nổi bật của chế độ Quân
chủ chuyên chế pk : Đây là hình thái nhà nước phù hợp với quan hệ sản xuất phong
kiến, vua được hình thành theo nguyên tắc thế tập, giữ quyền lực tối cao về mọi mặt, là
người sở hữu cao nhất về ruộng đất.Việc nhà vua hình thành theo thế tập cũng đảm
bảo cho nền thống trị của các dòng họ.
+, Quan hệ sản xuất trong nước thời này vẫn duy trì như ở phương bắc là quan hệ sx
phong kiến, xã hội có 2 giai cấp chính là địa chủ và nông dân lĩnh canh, có 1 phần nhỏ
nông dân tự do và nô lệ.
+, Mặt khác, thời kì đầu, những người đứng lên lãnh đạo khởi nghĩa chống PK phương

Bắc về cơ bản đều là những đại chủ giàu có, nên khi khởi nghĩa thắng lợi họ duy trì chế
độ pk để đảm bảo quyền thống trị của mình., các vị tướng về sau lên cầm quyền cũng
vậy.
 Chế độ quan chủ chuyên chế TW tập quyền là hình thái nn phát triển tất yếu.
Câu 24 : Phân tích vị trí thẩm quyền của vua trong BMNN phong kiến Việt Nam
• Vị trí
_ Vua tự coi mình là thiên tử - con trời, do trời cử xuống để cai trị nhân dân. Địa vị đó
đã được trời định sẵn, vua là người đứng đầu cả nước, mọi người đều là thần dân của
vua.
_ Vua chỉ đứng dưới trời còn đứng trên tất cả nhân dân, nắm trọn trong tay cả vương
quyền và thần quyền.
• Thẩm quyền : Tùy từng thời kì, từng mô hình BMNN khác nhau, thẩm quyền của
vua cung khác. Nhưng nhìn chung đều có những quyền hạn sau đây:
_ Là người duy nhất có quyền lập pháp.
_ Toàn quyền bổ nhiệm, thăng, giáng, thưởng, phạt, thuyên chuyển, quy định quyền
hạn, trách nhiệm và lương bổng đối với quan lại trong cả nước.
_ Có quyền xét xử cao nhất đối với các vụ án, có quyền đại xá, đặc xá cho các can
phạm. Ngoài vương quyền, vua còn nắm cả thần quyền. Thể hiện ở việc chỉ có vua mới
có quyền tế trời, còn thần dân chỉ được thờ cúng tổ tiên của mình và các thành thánh,
vua đóng vai trò là chủ tế trong các buổi tế trời. Vua đứng đầu thần quyền trong cả
nước, có quyền sắc phong chức, tước trong lĩnh vực tôn giáo. Trong chế độ phong
kiến, vua còn là chủ sở hữu tối cao đối với ruộng đất công của các làng xã trong cả
nước.
Tuy nhiên quyền lực của vua lúc đó vẫn không phải là vô hạn. còn bị hạn chế bởi nhiều
nguyên nhân khác nhau.
Câu 25 : Mô hình tổ chức chính quyền Trung Ương thời kì phong kiến VN.
Mô hình 1: áp dụng từ thời Ngô đến thời lý, trần
Đứng đầu triều đình là vua, giúp việc cho vua là tể tướng, dưới tể tướng là các quan
đại thần (quan văn, quan võ) là cố vấn cao cấp của vua, tổng chỉ huy quân đội, quan
phụ trách tôn giáo (khác nhau về tên gọi đối với mỗi giai đoạn). Ngoài ra có các bộ, các

cơ quan chuyên môn, cơ quan phụ trách văn thư và các cơ quan khác
Mô hình 2: áp dụng thời hồ
Như mô hình 1 nhưng có thêm Thái thượng hoàng và . Thái thượng hoàng và vua cùng
tham gia cai trị đất nước, quyền lực tối cao thuộc về thái thượng hoàng. Vua chỉ quyết
định những việc nhỏ, không quan trọng; thái thượng hoàng quyết định những việc trọng
đại của đất nước. Mô hình này có nhiều ưu điểm, đặc biệt là kết hợp được sức sáng
tạo và tuổi trẻ của vua với kinh nghiệm và uy tín của thái thượng hoàng.
Mô hình 3: thời Lê sơ, Mạc, thời chúa Nguyễn ở đàng trong (thời kì đàng trong đàng
ngoài), thời tây sơn
Trước cải tổ của Lê Thánh Tông, Như mô hình 1 nhưng chức tể tướng thay bằng 2
chức là tả, hữu tướng quốc (chức năng tương tự tể tướng). Các cơ quan dưới tướng
quốc tương tự như mô hình 1
Sau cải tổ, cơ bản vẫn giữ nguyên, nhưng Không còn chức tể tướng (hay tướng quốc).
Giúp vua là các quan đại thần. Ngoài ra hệ thống các cơ quan có thêm các Tự và các
Khoa. Tự được lập ra để giúp các bộ. Khoa gồm các cơ quan giám sát. Như vậy quyền
lực tập trung trực tiếp và nhiều hơn vào tay vua, công việc giám sát được coi trọng hơn
để nâng cao trách nhiệm của quan lại và tránh lộng quyền.
Mô hình 4: thời vua lê chúa trịnh
Có 2 chính quyền song song tồn tại: triều đình của vua lê và phủ chúa của chúa trịnh.
Trên danh nghĩa , chúa là bầy tôi đặc biệt của vua, nhưng thực tế vua rất ít quyền lực,
chính quyền triều đình chỉ là bù nhìn. Quyền cai trị đất nước tập trungkiiiimmm vào
tay chúa. Các chức quan và cơ quan cấp dưới về cơ bản giống thời Lê sơ
Câu 26 : Mô hình tổ chức chính quyền địa phương thời kì phong kiến Việt Nam
Mỗi triều đại cầm quyền đều có cách tổ chức BMNN khác nhau.
• Thời Ngô - Đinh – Tiền lê
_ Ngô : Do tồn tại trong khoảng thời gian ngắn nên tổ chức các đơn vị hành chính thời
họ Khúc vẫn được duy trì. Lãnh thổ được chia thành: Lộ, phủ, châu, giáp, xã.
_ Đinh : Lãnh thổ triều Đinh được chia thành các Đạo, các đạo lại được chia thành
nhiều giáp (đứng đầu là quản giáp, phó tri giáp), giáp bao gồm nhiều xã (đứng đầu là
Chánh lệnh trưởng, tá lệnh trưởng).

_ Tiền Lê : Tổ chức hành chính triều Tiền Lê gồm: Phủ, châu, giáp - hương, xã.
• Thời Lý – Trần – Hồ
- Giai đoạn từ năm 1009 - 1242: Lãnh thổ được chia thành các Lộ (đứng đầu là Thông
phán) và Trại (đứng đầu là Chủ trại). Lộ, trại được chia thành các Châu (miền núi), Phủ
(miền xuôi), đứng đầu là các Tri châu, Tri phủ. Các Châu, Phủ lại chia thành nhiều
hương, xã, sách.
- Giai đoạn từ năm 1242 - 1397: Lãnh thổ được chia thành các Lộ (đứng đầu là An phủ
chánh sứ). Lộ được chia thành các Phủ (ở miền xuôi), châu (ở miền núi), đứng đầu là
Tri phủ, Chuyển vận sứ. Châu, Phủ được chia thành các xã (đứng đầu là xã chính).
- Giai đoạn từ năm 1397- 1407: Lãnh thổ được chia thành các Lộ, đứng đầu là các An
phủ sứ. Lộ được chia thành các Phủ, đứng đầu là Trấn phủ sứ. Phủ được chia thành
các Châu, đứng đầu là Thông phán. Châu chia thành các huyện, đứng đầu là Lệnh uý.
Huyện chia thành các xã, đứng đầu là Xã chính.
* Thời Lê sơ
_ Trước cải cách của Lê Thánh Tông : Các cơ quan địa phương được tổ chức theo các
đơn vị hành chính. Lãnh thổ được chia thành 5 Đạo, đứng đầu mỗi Đạo là quan hành
khiển, phụ trách quân sự ở mỗi đạo là Tổng quản. Đạo chia thành các Lộ (đứng đầu là
An phủ sứ), Phủ (đứng đầu là Tri phủ), Trấn (đứng đầu là Trấn phủ sứ). Lộ chia thành
các Châu, Châu chia thành các huyện ( đứng đầu là Chuyển vận sứ, Tuần sát), huyện
chia thành các xã.
_ Sau cả cách : Lãnh thổ được chia thành nhiều đạo (sau gọi là các xứ), đứng
đầu mỗi đạo không còn là quan hành khiển như trước mà thay vào đó là tam Ty. Tam ty
gồm: Thừa ty (phụ trách hành chính, tài chính, dân sự, đứng đầu là Thừa chính sứ, cấp
phó là Thừa phó sứ); Đô ty (có chức năng trông coi việc quân, đứng đầu là Đô tổng
binh sứ, cấp phó là Phó tổng binh); Hiến ty (có chức năng xét xử và giám sát Thừa ty,
Đô ty; đứng đầu là Hiến sát, cấp phó là hiến sát phó sứ). Đạo được chia thành các Phủ.
Đứng đầu mỗi phủ là Tri phủ, cấp phó là Đồng tri phủ. Dưới cấp phủ là cấp huyện, châu
(ở miền núi), đứng đầu là Tri huyện, tri châu. Dưới huyện, châu là các xã. Đứng đầu là
xã trưởng.
• Thời kì nội chiến Phân Liệt

_ Nhà Mạc : Như Lê sơ
_ Vua Lê – Chúa Trịnh : Chính quyền địa phương về cơ bản vẫn theo tổ chức thời Lê
sơ. Lãnh thổ được chia thành các xứ (trấn). Các xứ được chia thành các phủ. Các phủ
được chia thành các huyện, châu. Huyện, châu được chia thành các xã.
_ Chúa Nguyễn ở đàng trong : Lãnh thổ được chia thành 6 dinh. Dinh ở địa phương
cũng mô phỏng theo mô hình tổ chức ở chính dinh nhưng đơn giản hơn. Có dinh chỉ có
một ty lệnh sử, có dinh chỉ có 2 ty là ty lệnh sử và ty xá sai, có dinh lại có ty xá sai và ty
tướng thần lại. Dinh được chia thành các phủ, đứng đầu là Tri phủ. Phủ được chia
thành nhiều huyện, đứng đầu là tri huyện. Huyện lại được chia thành các xã, đứng đầu
là các tướng thần, xã trưởng.
_ Thời Tây Sơn : Trung đều mô phỏng theo triều Lê sơ, không có điểm gì đặc trung nổi
bật. Bộ máy nhà nước triều đại Tây Sơn mang nặng tính võ trị.

Câu 27 : Có quan điểm cho rằng : “ NN thời Ngô – đinh – tiền lê đều là nhà nước
võ trị “ .quan điểm trên đúng hay sai, vì sao?
_ Nhà nước các triều đại này đều là các nhà nước võ trị, thể hiện ở việc coi trọng võ
quan. Các vua cũng xuất thân từ võ tướng, quan lại chủ yếu là những võ tướng đã từng
tham gia các cuộc đánh dẹp các sứ quân.
Câu 28 : Quan điểm : PL thời Ngô đinh tiền lê có nhiều hình phạt hà khắc hơn
thời Lý Trần hồ. Quan điểm đúng hay sai, vì sao?
Quan điểm cho rằng: “Pháp luật thời Ngô- Đinh-Tiền lê có nhiều hình phạt nặng hơn so
với thời Lý -Trần - Hồ” là đúng .Lí do:
- thời Ngô là thời kì đầu của nền độc lập tự chủ sau bắc thuộc nên triều đình phải tập
trung vào việc bình định, chống lại các thế lực cát cứ, chống ngoại xâm. Nhu cầu chống
giặc, ổn định đất nước được đặt lên hàng đầu. Pháp luật chưa có điều kiện để hoàn
thiện nên phải dùng hình phạt nặng để mang tính răn đe cao, đặc biệt với các thế lực
âm mưu chống đối, làm phản. Thời Lý đất nước đã ổn định, hòa bình, độc lặp nên có
đủ điều kiện xây dựng và hoàn thiện pháp luật.
- nhà Ngô là nhà nước võ trị, từ vua đến các quan đều xuất thân từ võ tướng nên
pháp luật hà khắc, bạo lực là điều dễ hiểu

- pháp luật thời Ngô chưa chịu ảnh hưởng của nho giáo mà ảnh hưởng nhiều tự phật
giáo (yêu cái đẹp cái thiện, ghét cái ác) nên những kẻ phạm tội ác đều phải bị trừng trị
nghiêm khắc. Thời Lý – Trần – Hồ các vua trị vì cơ bản đều áp dụng chính sách thân
dân, khoan thư sức dân để lấy long quần chúng, duy trì nền thống trị của mình, phật
giáo thời kì này lại vô cùng hưng thịnh nên pháp luật có phần bớt hà khắc và tàn bạo
hơn.
- thời Ngô tồn tại ngắn (chưa đầy 100 năm) so với thời Lý (400 năm ) nên điều kiện
hoàn thiện pl ít hơn.
Như vậy pl Ngô đinh tiền lê có nhiều hình phạt nặng hơn thời lý nhưng những hình
phạt như vậy là phù hợp với hoàn cảnh đất nước đương thời.
Câu 29 : Qd : Trong thời kì phong kiến, các triều đại Việt Nam luôn có tư tưởng
muốn sánh ngang với các triều đại phong kiến Phương bắc. Qđ đúng hay sai ? vì
sao?
Đúng. Vì
_ Trung Quốc thời đó trong mắt người Việt cũng như các nước xung quanh là Thiên
triều, phát triển hơn Việt Nam về mọi mặt kinh tế - văn hóa – chính trị - giáo dục nên
nước ta luôn muốn học hỏi, phát triển tới tầm cỡ như vậy.
_ Hơn thế nữa, Việt nam tuy nhỏ nhưng lại rất nhiều tài nguyên, điều kiện tự nhiên
thuận lợi, luôn bị các triều đại trung quốc nhòm ngó. Các vua cầm quyền của nước ta
đều có tư tưởng sánh ngang với các triều đại phương bắc đó như một quyết sách phát
khẳng định vị thế của đất nước, giữ vững nền độc lập tự chủ.
Câu 30 : Tại sao triều đình phong kiến Việt Nam tuy độc lập nhưng vẫn sang
phương Bắc xin sắc phong?
Thời kì đó, Trung Quốc trong mắt nhân dân nước ta cũng như các quốc gia lân cận là
Thiên Triều, có uy quyền rất lớn, là quốc gia phát triển mạnh về mọi mặt: Kinh tế, quan
đôi, giáo dục… Các vị vua của nước ta tuy đều có tư tướng muốn sánh ngag với các
triều đại phương Bắc nhưng vẫn sang đó xin sắc phong để thoả hiệp, cũng để xoa dịu
chúng cho chúng thấy nước ta đã quy phục nên k xâm lăng nữa, từ đó duy trì được nền
thống trị của mình
Câu 31 : Lược sử thời Ngô – Đinh – Tiền Lê

• Lược sử triều Ngô (939- 965)
_ Triều Ngô tồn tại trong khoảng thời gian ngắn, 26 năm, từ năm 939 - 965, trải qua 3
đời vua:
- Ngô Quyền
- Ngô Xương Văn và Ngô Xương Ngập
- Ngô Xương Xí
_ Triều Ngô được thiết lập sau khi Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán. Năm 939, Ngô
Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa. Năm 944, Ngô Quyền mất, Dương Tam Kha,
em vợ của Ngô Quyền, con của Dương Đình Nghệ, đã cướp ngôi vua. Đến năm 950,
Ngô Xương Văn, là con thứ của Ngô Quyền, mới dẹp được Dương Tam Kha. Sau khi
dẹp được Dương Tam Kha, Ngô Xương Văn đón anh là Ngô Xương Ngập về cùng
gánh vác việc cai trị đất nước. Năm 954, Ngô Xương Ngập chết, năm 965 Xương Văn
tử trận trong khi đi dẹp loạn, Ngô Xương Xí lên thay và cũng bắt đầu thời kỳ loạn 12 sứ
quân.
• Lược sử triều Đinh (968 – 980)
Triều Đinh tồn tại trong khoảng thời gian ngắn, 12 năm, từ năm 968- 980, trải
qua 2 đời vua:
- Đinh Tiên Hoàng (968 - 979)
- Đinh Phế Đế (979 - 980)
_ Triều Đinh được thiết lập sau khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, lên ngôi
năm 968, tự xưng là Đại Thắng Minh Hoàng đế. Sau khi chết, đặt tên thụy là Tiên
hoàng đế. Năm 979, Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị Đỗ Thích sát hại, con thứ là Đinh
Tuệ, mới 6 tuổi, được tôn lên ngôi, lấy hiệu là Đinh Phế Đế. Năm 980, Thái hậu Dương
Vân Nga quyết định nhường ngôi của con cho Lê Hoàn, một vị tướng đứng đầu quân
đội. Lê Hoàn lên ngôi vua, triều Đinh chấm dứt.
• Lược sử triều Tiền Lê (980 - 1009)
_ Triều Tiền Lê - được gọi để phân biệt với triều đại của Lê Lợi sau này, tồn tại trong
khoảng thời gian ngắn, 29 năm, từ năm 980 - 1009, trải qua 3 đời vua:
- Lê Đại Hành (980 - 1005)
- Lê Long Việt (3 ngày)

- Lê Long Đĩnh (1005 - 1009)
_ Triều Tiền Lê được thiết lập sau khi Lê Hoàn được tôn lên làm vua. Sau khi chết,
Long Việt lên ngôi được 3 ngày thì bị Lê Long Đĩnh sát hại, các hoàng tử đánh nhau,
tranh chấp ngôi vua trong vòng 8 tháng, sau đó các hoàng tử lần lượt bị giết hoặc chịu
đầu hàng Long Đĩnh. Tình hình trở lại ổn định, Lê Long Đĩnh xoay sang ăn chơi trụy lạc,
chính sự đổ nát, lòng người chán nản. Khi Long Đĩnh chết, nhà Tiền Lê chấm dứt.
Câu 32 : Trình bày lược sử thời Lý – Trần – Hồ.
• Lược sử triều Lý (1009 - 1226)
Triều Lý kéo dài từ năm 1009 - 1226, trải qua 217 năm, với 9 đời vua:
- Lý Thái Tổ (1009 - 1028)
- Lý Thái Tông (1028 - 1054)
- Lý Thánh Tông (1054 - 1072)
- Lý Nhân Tông (1072 - 1127)
- Lý Thần Tông (1128 - 1138)
- Lý Anh Tông (1138 - 1175)
- Lý Cao Tông (1176 - 1210)
- Lý Huệ Tông (1211 - 1225)
- Lý Chiêu Hoàng (1225 - 1226)
_ Triều Tiền Lý được thiết lập do các triều thần suy tôn, chọn Lý Công Uẩn lên làm vua.
Lúc đó, Lê Long Đĩnh là một vị vua tàn ác vừa chết, con còn nhỏ, uy tín của nhà Lê đối
với dân chúng đã hết. Lý Công Uẩn lúc bấy giờ đương giữ chức điện tiền chỉ huy sứ,
chỉ huy cấm quân, có uy tín lớn trong triều
_ Đời Lý Thánh Tông, đặt quốc hiệu Đại Việt. Bắt đầu từ đời vua Lý Cao Tông, triều Lý
suy vong, thế lực cát cứ các nơi nổi dậy. Trong đó, thế lực Đoàn Thượng (Hải Dương-
Hải Phòng); Nguyễn Nộn (Sơn Tây); Trần Tự Khánh (Thái Bình- Nam Định) là những
thế lực mạnh. Lý Huệ Tông không có con trai, bất lực trước thời cuộc suy tàn của nhà
Lý, phải nhường ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng và bỏ đi tu. Lý Chiêu Hoàng lúc
bấy giờ mới lên 7 tuổi. Quyền lực nằm trong tay Trần Thủ Độ, thái sư thống quốc, nắm
tất cả quyền chính trị, quân sự. Trần Thủ Độ đã dàn dựng việc lấy chồng cho Chiêu
Hoàng, rồi ép Chiêu Hoàng phải nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Triều đại nhà Lý

chấm dứt.
• Lược sử triều Trần (1226 - 1400)
Triều Trần kéo dài từ năm 1226 - 1400, trải qua 174 năm với 12 đời vua:
- Trần Thái Tông (1226 - 1258)
- Trần Thánh Tông (1258 - 1278)
- Trần Nhân Tông (1279 - 1293)
- Trần Anh Tông (1293 - 1314)
- Trần Minh Tông (1314 - 1329)
- Trần Hiếu Tông (1329 - 1341)
- Trần Dụ Tông (1341 - 1369)
- Trần Nghệ Tông (1370 - 1372)
- Trần Duệ Tông (1372 - 1377)
- Trần Phế Đế (1377 - 1388)
- Trần Thuận Tông (1388 - 1398)
- Trần Thiếu Đế (1398 - 1400)
_ Triều Trần được thiết lập sau sự kiện Trần Thủ Độ ép Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi
cho Trần Cảnh. Triều Trần đến đời Dụ Tông thì bắt đầu suy vong. Nạn mất mùa, đói
kém liên tiếp xảy ra, khởi nghĩa vũ trang nổ ra khắp nơi, các đại thần tham nhũng, cờ
bạc, rượu chè, tham ăn, hiếu sắc. Quân Chămpa nhiều lần đánh phá Thăng Long. Đến
năm 1400, Hồ Quý Ly, một vị quan to, nắm giữ chức vụ quan trọng về chính trị, quân
sự: Khu mật sứ, Thống chế, Đồng binh chương sự, đã ép vua Trần Thiếu Đế phải
nhường ngôi cho mình, lập nên Triều Hồ. Triều đại nhà Trần, sau 174 năm tồn tại đã
chấm dứt.
• Lược sử triều Hồ (1400 - 1407)
Triều Hồ tồn tại trong khoảng thời gian ngắn, 7 năm, từ năm 1400 - 1407, trải
qua 2 đời vua:
- Hồ Quý Ly (1400)
- Hồ Hán Thương (1401 - 1407)
Triều Hồ được hình thành sau khi Hồ Quý Ly ép vua Trần Thiếu Đế nhường ngôi cho
mình. Sau một năm làm vua, Hồ Quý Ly truyền ngôi cho con, lui về làm Thái thượng

hoàng. Năm 1407, lấy cơ phù Trần diệt Hồ, quân Minh do Trương Phụ chỉ huy đã tiến
hành xâm lược nước ta. Quân nhà Hồ nhanh chóng tan rã do không được lòng dân,
cha con Hồ Quý Ly bị bắt về triều đình Phong kiến phương Bắc trị tội. Triều nhà Hồ sụp
đổ sau 7 năm tồn tại.
Câu 33 : Trình bày tổ chức BMNN và pháp luật Ngô Đinh Tiền Lê
* BMNN
- Tổ chức bộ máy nhà nước triều Ngô - Đinh - Tiền Lê còn đơn giản, mô phỏng theo mô
hình tổ chức của phương Bắc.
- Các triều đình đều chú trọng đến cấp hành chính địa phương. Tuy nhiên, chính quyền
trung ương chưa quản lý được tất cả các vùng lãnh thổ của cả nước, nhiều vùng vẫn
nằm ngoài sự kiểm soát của triều đình, do thủ lĩnh địa phương quản lý
- Nhà nước các triều đại này đều là các nhà nước võ trị, thể hiện ở việc coi trọng võ
quan. Các vua cũng xuất thân từ võ tướng, quan lại chủ yếu là những võ tướng đã từng
tham gia các cuộc đánh dẹp các sứ quân.
- Tuy tổ chức bộ máy nhà nước còn đơn giản, nhưng cũng đánh dấu một giai đoạn
quan trọng, giai đoạn khẳng định nền độc lập tự chủ của dân tộc, bước đầu xây dựng
nhà nước trung ương tập quyền.
* Pháp Luật:
Tư liệu lịch sử ghi chép về pháp luật thời kỳ này không nhiều. Tuy vậy, có thể khái
quát một vài đặc điểm của pháp luật thời này:

×