MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC SINH GIẢI BÀI TOÁN
LIÊN QUAN ĐẾN RÚT VỀ ĐƠN VỊ.
A.ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong quá trình đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay nói chung, ở bậc tiểu
học nói riêng đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức, thường xuyên đổi mới
phương pháp, đúc rút kinh nghiệm dạy học. Dạy môn toán lớp 3, giáo viên cần
chú trọng các biện pháp hướng dẫn cho học sinh cách giải các bài toán của
từng dạng toán cụ thể đối với lớp mình, cấp học mình đang dạy.
Khi học hết chương trình lớp 3, học sinh đã được học cách giải các bài toán
đơn bằng một cách tính, giải các bài toán bằng hai phép tính. Bài toán liên quan
đến rút về đơn vị là một dạng của bài toán hợp giải bằng hai phép tính.Bài toán
liên quan đến rút về đơn vị được hiểu là dạng toán trong khi thực hiện bước 1
“tính giá trị một đơn vị của đại lượng nào đó” hay cần phải tính “rút về đơn vị
“. Bước 2 trong dạng toán này ”tính kết quả” để trả lời câu hỏi của bài
toán,cách giải thường là “gấp lên một số lần”(ý nghĩa phép nhân ) hoặc “số lớn
gấp mấy lần số bé”(chia theo nhóm). Khi dạy loại bài toán này, chúng ta
thường thấy trong một lớp có nhiều đối tượng học sinh, việc lĩnh hội kiến thức
các đối tượng học sinh khác nhau. Trong thực tế hiện nay vẫn còn một số học
sinh lớp 3 chưa giải được bài toán đơn, chưa biết tóm tắt bài toán, thường giải
sai, giải thiếu, câu lời giải dài dòng, chưa đúng, ghi sai tên đơn vị đo… để giải
quyết tình trạng trên, người giáo viên cần nghiên cứu có các biện pháp hữu
hiệu, thường xuyên đúc kết kinh nghiệm dạy học sinh giải bài toán liên quan
đến rút về đơn vị. Đây chính là lý do chọn đề tài và nội dung chính của bản
sáng kiến kinh nghiệm này.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1.Cơ sở lí luận.
Bài toán liên quan đến rút về đơn vị được học thành hai tiết: Tiết 122 :
HS giải bằng phép tính chia và phép tính nhân. Tiết 157 : HS giải bằng hai
phép tính chia.Các bài toán này được xây dựng từ hai bài toán đơn là ý nghĩa
thực tế của phép nhân hoặc phép chia.
Ví dụ1: “Bài toán 1-trang 128” Có 24 viên thuốc chứa đều trong 4 vỉ.
Hỏi 3 vỉ thuốc có bao nhiêu viên thuốc? được xây dựng từ bài toán đơn Có 24
viên thuốc chứa đều trong 4 vỉ. Hỏi mỗi vỉ thuốc có bao nhiêu viên thuốc?” và
bài toán đơn mỗi vỉ 6 viên. Hỏi 3 vỉ có bao nhiêu viên thuốc?
Ví dụ 2: Bài toán : “ Có 40kg đường đựng đều trong 8 túi. Hỏi 15kg
đường đựng trong mấy túi như thế?” được xây dựng từ bài toán đơn “ Có 40kg
đường đựng đều trong 8 túi.Hỏi mỗi túi có bao nhiêu kg đường?” và bài toán
đơn “ Mỗi túi có 5kg đường. Hỏi 15kg đường thì đựng trong mấy túi như thế?”
Như vậy,các bài toán ở ví dụ 1 và ví dụ 2 ,có thể giải bằng hai phép
tính,mỗi phép tính ứng với phép tính giải của mỗi bài toán đơn tạo thành tương
ứng.
2. Cơ sở thực tiễn.
a.Thuận lợi.
-GV trực tiếp giảng dạy lớp 3.
-HS: ý thức học tập tốt,đồ dùng học tập đầy đủ
-Cơ sở vật chất của lớp đầy đủ,phục vụ tốt cho viêc dạy và học.
b.Khó khăn.
-HS chưa biết tóm tắt đề bài toán.
-Khi giải, HS thường giải sai hoặc thiếu (chỉ giải 1 phép tính đã đáp số).
-Viết câu lời giải dài hoặc chưa đúng.
-Viết phép tính còn nhầm vị trí giữa 2 số , ghi đơn vị đo sai.
-Chưa hiểu rõ bước nào là bước rút về đơn vị.
-Hay nhầm cách giải giữa Mẫu 1 học ở tiết 122 và Mẫu 2 học ở tiết 157 (học kì
2)
3. Một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến HS giải sai hoặc chưa biết
cách giải “Bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
* Qua tìm hiểu việc học toán của học sinh trên lớp, qua trao đổi kinh
nghiệm với đồng nghiệp, tôi thấy sở dĩ học sinh chưa giải được các bài toán ở
các dạng trên là do nguyên nhân sau đây:
- Do chưa đọc kĩ đề bài toán trước khi giải.
- HS chưa hiểu ý nghĩa của bài toán,chưa hiểu mối quan hệ giữa các dữ
liệu (đại lượng) của bài toán.
- HS chưa nắm được quy trình giải
Mẫu 1:
+Tìm giá trị 1 phần ,ta thực hiện phép chia.
+Tìm giá trị nhiều phần đó ,ta thực hiện phép nhân.
Mẫu 2 :
+Chia để rút về đơn vị.
+Chia để tìm ra kết quả.
- Chưa biết cách trình bày bài giải.Các câu lời giải còn lệ thuộc máy móc dập
khuôn thường hay lệ thuộc vào sách giáo khoa.
4. Một số biện pháp dạy “ Bài toán liên quan đến rút về đơn vị” cho
HS lớp 3.
a. Chuẩn bị giáo án và TBDH.
Việc này rất quan trọng .nó quyết định đến hiệu quả tiết dạy.Bao gồm:
-GV soạn bài ,nghiên cứu kĩ mục tiêu,chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt
qua tiết học.
- Nghiên cứu kĩ các TBDH đã có hoặc tự làm để sử dụng cho phù hợp
tiết dạy.
- Dự kiến các tình huống có thể xảy ra trong khi HS tiếp thu bài và làm
bài tập để GV có biện pháp xử lí phù hợp.
- Lựa chọn phương pháp, các hình thức tổ chức cho các em làm bài sao cho phù
hợp với từng đối tượng HS trong lớp.
b .Tìm hiểu kĩ các đối tượng HS trong lớp:
-Số em có thể giải được bài toán.
-Số em giải hay nhầm,giải thiếu 1 phép tính đã đáp số.
- Số em chưa biết giải (các em học sinh tiếp thu bài chậm).
c.Tổ chức dạy học trên lớp:
* Bước 1: Phân tích đề bài toán,hướng dẫn HS tóm tắt.
+ GV gọi HS đọc đề toán ,đặt câu hỏi gợi ýđể giúp HS nhận ra được : bài toán
cho biết những gì? Bài toán hỏi gì?. GV giải thích rõ từng dữ liệu của đề
toán,mối quan hệ giữa các dữ liệu đó để HS hiểu.
Ví dụ 1: “Bài toán SGK trang - 128”: Có 35l mật ong chia đều vào 7 can.Hỏi 2
can có mấy lít mật ong?
GV hỏi:
- Bài toán cho em biết những gì? (7 can có 35 lít mật ong). GV giải
thích rõ: 35l mật ong là số lít mật ong của 7 can đựng được,là giá trị
của 7 phần bằng nhau.
Bài toán hỏi gì? ( 2 can có mấy lít mật ong). GV giải thích : 2 can là giá trị của
hai phần bằng nhau.
+ Từ đó HS tự tóm tắt:
7 can : 35 lít
2 can : …lít?
Ví dụ 2 : “Bài toán SGK trang - 166” Có 35l mật ong đựng đều vào 7 can.Nếu
có 10l mật ong thì đựng đều vào mấy can như thế?
GV hỏi:
- Bài toán cho em biết những gì?( 35l mật ong đựng đều vào 7
can).GV giải thích :35l mật ong là số lít mật ong của 7 can đựng được.
- Bài toán hỏi gì? ( 10l mật ong thì đựng vào mấy can như thế ).
GVgiải thích:
Đây chính là số lít mật ong đựng trong …? Can mà các em cần tìm.
+ HS tự tóm tắt bài toán:
35l : 7 can
10l : …can?
* Bước 2: Lập kế hoạch giải bài toán.
GV hướng dẫn HS.( GV lấy ví dụ 1,2 ở bước 1)
Mẫu 1: ( tiết 122)
- Tìm giá trị của 1 phần ( bước rút về đơn vị). Đây chính là tìm số lít
mật ong mỗi can
- ( 7 can chứa 35l, 1 can chứa …l?.).Ta tìm được số lít mật ong đựng
trong 1 can thì ta
có thể tìm được số lít mật ong đựng trong 2,3,4,5,….,can như thế.
- Tìm giá trị nhiều phần đó.Chính là tìm số lít mật ong đựng trong 2
can.
Mẫu 2 : (tiết 157)
-Tìm giá trị 1 phần ( bước rút về đơn vị) . Bước này thực hiện như ở bước 1 của
mẫu 1.
- Chia để tìm ra kết quả . Bước này là tìm số can chứa 10l mật ong ( ta tìm được
số lít mật ong trong mỗi can thì sẽ tìm được số can cần có để đựng 10l mật
ong.)
* Bước 3: Thực hiện kế hoạch giải toán.
GV đặt các câu hỏi giúp HS tìm ra các câu lời giải ,các phép tính tương ứng.HS
hiểu:
Mẫu 1:
- Biết 7 can chứa 35l mật ong,muốn tìm mỗi can chứa mấy lít mật ong
ta làm phép chia.
35 : 7 = 5 (l). GV kết hợp giải thích đây là bước rút về
đơn vị tức là tìm giá trị của một phần.
- Biết mỗi can chứa 5l mật ong ,muốn tìm 2can chứa bao nhiêu lít mật
ong ta làm phép nhân – áp dụng quy tắc gấp một số lên nhiều lần để
tính.
Mẫu 2:
- Tìm số mật ong trong 1 can.Đây là bước chia để rút về đơn vị.Ta
chọn phép chia.
- Tìm số can chứa 10l mật ong :
5l : 1 can
10l: …can?
Ta chọn phép chia.( 10 : 5 = 2 can ).Ta áp dụng quy tắc So sánh số
lớn gấp mấy lần số bé để tính.
* Bước 4:Trình bày bài giải.
GV yêu cầu HS tự trình bày bài giải, HS tự nhận xét về quy trình giải,các câu
lời giải, các phép tính và đáp số.
Nếu HS mới chỉ giải một phép tính mà đáp số thì GV chỉ vào phần tóm tắt
hướng dẫn HS đọc lại đề bài toán ,xác định lại mối quan hệ giữa các dữ liệu của
đề bài với yêu cầu của đề bài để HS hiểu và giải tiếp.
Ví du1:( ví dụ 1 ở bước 1)
Bài giải:
Mỗi can đựng được số lít mật ong là:
35 : 7 = 5(l)
Hai can đựng được số lít mật ong là:
5 x 2 = 10 (l)
Đáp số: 10l mật ong.
Ví dụ 2: (ví dụ 2 ở bước 1)
Bài giải:
Số lít mật ong mỗi can là:
35 : 7 = 5(l)
Số can cần có để đựng 10l mật ong là:
10 : 5 = 2 (can)
Đáp số: 2 can.
* Bươc 5: HS rút ra kết luận:
Mẫu 1( tiết 122).
Bước 1: Tìm giá trị 1 phần( thực hiện phép chia)
Bước 2: Tìm giá trị nhiều phần đó (thực hiện phép nhân)
Mẫu 2(tiết 157).
Bước 1: Tìm giá trị 1 phần (ta thực hiện phép chia để rút về đơn vị)
Bước 2: Chia để tìm ra kết quả.
* Bước 6: Hướng dẫn HS giải bằng nhiều cách.
- Trong tiết học,HS giải bằng 2 phép tính.Khi nhận xét, sửa chữa xong , giáo
viên khuyến khích HS khá và giỏi tìm nhiều cách giải và biết so sánh , lựa
chọn cách giải hay nhất,cụ thể là:
+Tìm câu lời giải cho phù hợp.
+ Gộp hai phép tính trên thành một.
+Tính,ghi kết quả cuối cùng của bài tập.
+ Ghi đáp số.
Ví dụ: Có 28kg gạo đựng đều trong 7 bao.Hỏi 5 bao đó có bao nhiêu kg gạo?
* HS Tóm tắt:
7 bao gạo : 28 kg
5 bao gạo: …kg?
* HS giải bằng hai cách:
Cách 1: Bài giải:
Mỗi bao gạo đựng được là:
28 : 7 = 4 (kg)
Năm bao gạo đựng được là:
4 x 5 = 20 (kg)
Đáp số: 20 kg gạo
Cách 2:
Năm bao gạo đựng được là:
28 :7 x 5 = 20 (kg)
Đáp số : 20 kg gạo.
* Tóm lại: Khi dạy dạng toán trên,GV dạy cho HS biết cách giải toán
(phương pháp giải toán) ,cụ thể là:
-GV hướng dẫn HS phân tích đề toán,HS hiểu được ý nghĩa của bài toán ,hiểu
được mối quan hệ giữa các dữ liệu của bài toán(cái gì đã cho, cái gì phải
tìm),HS tự tóm tắt được đề bài toán
-Lập kế hoạch giải bài toán.
-Thực hiện kế hoạch giải toán thông qua việc thiết lập mối quan hệ giữa các dữ
liệu với yêu cầu của đề bài toán để tìm ra phép tính tương ứng.
-Trình bày bài giải (viết các câu lời giải,các phép tính,đáp số)
-HS tự rút ra kết luận về cách giải
-HS biết giải bài toán bằng nhiều cách,biết so sánh,lựa chọn cách giải tốt.
- Qua mỗi bài tập, dần dần hình thành cho HS thói quen không bằng lòng với
kết quả đạt được và có lòng mong muốn tìm giải pháp tốt cho bài làm của
mình. Vì vậy, điều quan trọng không phải là học sinh làm được nhiều bài và
GV cung cấp thêm nhiều bài tập ( kể cả các bài tập khó) cho HS mà chính là
GV cùng HS khai thác được các tiềm năng trong các bài tập có sẵn trong sách
giáo khoa. GV hướng dẫn HS trao đổi ý kiến về các cách giải, qua đó củng
cố ,khắc sâu kiến thức bài học.
C. KẾT QUẢ VÀ VIỆC PHỔ BIẾN ỨNG DỤNG.
1. KẾT QUẢ:
Trong năm học 2009 – 2010, tôi được nhà trường phân công và trực tiếp
giảng dạy lớp 3D có 33 em học sinh. Trong quá trình dạy tôi luôn có gắng tìm
tòi học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, đổi mới phương pháp giảng dạy, chất
lượng môn toán ngày càng nâng cao các em có tiến bộ rõ rệt qua các lần kiểm
tra định kì là:
2 . PHẠM VI PHỔ BIẾN ỨNG DỤNG.
Cách chuẩn bị tiết dạy và cách tổ chức dạy học trên lớp nêu trên có thể vận
dụng phù hợp với tất cả các lớp trong khối 3 của trường Tiểu học 3 thị trấn
Năm Căn và một số trường có các điều kiện gần giống như trường Tiểu học 3
thị trấn Năm Căn,
Thời
điểm
Số HS
kiểm tra
Điểm
9-10 7-8 6-5 Dưới trung bình
SL TL SL TL SL TL SL TL
GHKI 33 5 15,15 6 18,18 22 66,66 3 9,09
CHKI 33 7 21,21 9 27,27 17 51,51 1 3,03
GHKII 33 10 30,30 12 36,36 11 33,33 0
CHKII 33 12 36,36 15 45,45 6 18,18 0
3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
1. Chuẩn bị thật tốt giáo án, đầy đủ đồ dùng dạy học.
2. Xây dựng kế hoạch giảng dạy sát với tình hình thực tế lớp.
3. Tổ chức dạy học trên lớp:
+ Bước 1: Hướng dẫn HS phân tích, tóm tắt đề toán.
+ Bước 2: Lập kế hoạch giải toán.
+Bước 3: Thực hiện kế hoạch giải toán.
+ Bước 4: Trình bày bài giải.
+Bước 5: HS rút ra kết luận cách giải.
+ Bước 6: Hướng dẫn HS giải bằng nhiều cách.
* Trên đây là một số biện pháp dạy học sinh giải “Bài toán có liên quan
đến rút về đơn vị” của tôi. Rất mong sự đóng góp ý kiến nhiệt tình của các cấp
lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp để tôi có thêm một số kinh nghiêm, tự hoàn
thiện hơn góp phần nâng cao chất lượng dạy-học môn toán ở lớp 3 nói riêng và
môn toán ở tiểu học nói chung.
Năm Căn ngày 11 tháng 10 năm
2010
Người viết
VŨ THỊ LÝ