Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

chiếm đoạt tài sản trái pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.61 KB, 8 trang )

A - LỜI MỞ ĐẦU
Sự yên bình của người dân là điều rất quan trọng. Nhưng thời gian gần
đây tình trạng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản một cách trái pháp luật không chỉ gia
tăng về số lượng mà còn gia tăng về mức độ nguy hiểm, táo tợn hơn, xảy ra ở
khắp nơi trên cả nước. Trên thực tế việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản diễn ra với rất
nhiều tình huống phức tạp. Điều này đã làm rất nhiều người dân phải lo ngại. Là
một khách thể được luật Hình Sự bảo vệ, quyền sở hữu của cá nhân nói riêng và
của các tổ chức nói chung được coi trọng và tại chương XXIV của Bộ luật hình
sự 1999 đã quy định về các tội xâm phạm sở hữu. Việc phân tích các tình tiết để
làm rõ trách nhiệm hình sự của các cá nhân tham gia vào vụ việc cũng như việc
xác định loại tội phạm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc áp dụng hình
phạt để từ đó có các biện pháp ngăn chặn tình trạng lừa đảo chiếm đoạt gia tăng.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, em đã chọn tình huống số 6 để đưa
ra quan điểm của mình trước vấn đề này:
B - TÌNH HUỐNG
A,B,C bàn nhau tìm kiếm tiền bằng cách tổ chức trò chơi đỏ đen trên xe
khách liên tỉnh. Ngày 20 tháng 1 năm 2008 chúng giả làm hành khách đi xe
trên tuyến Hà Nội – Vinh và dụ dỗ hành khách cùng chơi. Sau một vài ván biểu
diễn thử trò chơi làm cho hành khách trên xe tò mò và thấy dễ thắng mà tham
gia, chúng đã dụ được M và N tham gia chơi. Khi thấy M đặt cược 5 triệu
đồng, chúng dùng thủ đoạn tráo bài để dành phần thắng. Để tìm cách gỡ số
tiền bị mất, M tiếp tục đặt cược 3 triệu đồng và lại thua.
1. A, B, C phạm tội gì?
2. M và N có phạm tội không? Nếu phạm tội thì là tội gì? Tại sao?
1
C - GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1 – A, B, C phạm tội gì?
Xét tình huống ta thấy hành vi của A, B, C đã phạm tội lừa đảo chiếm đoạt
tài sản theo khoản 1 Điều 139 BLHS.
( Tội ) lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản người khác
bằng thủ đoạn gian dối.


Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản cấu thành tội khi thỏa mãn một trong
các dấu hiệu sau:
- Tài sản chiếm đoạt có giá trị từ 500000 đồng trở lên;
- Gây hậu quả nghiêm trọng;
- Đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt;
- Đã bị kết án về tội chiếm đoạt và chưa được xóa án tích.
Mà trong tình huống trên ta thấy hành vi của A, B, C đã thỏa mãn các dấu
hiệu cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ( A, B, C đã lừa đảo chiếm đoạt
được tiền của M tổng cộng là 8 triệu đồng ( từ 500.000 đồng trở lên). Cụ thể các
yếu tố cấu thành tội phạm như sau:
1.1 Khách thể của tội phạm
Khách thể của tội phạm là quan hệ sở hữu. Đối tượng của này là tài sản.
Hành vi của A, B, C đã xâm phạm đến khách thể của tội phạm mà cụ thể
ở đây là quan hệ sở hữu của M.
1.2 Xét mặt khách quan của tội phạm
2
Theo quy định của BLHS thì hành vi phạm tội của tội lừa đảo chiếm đoạt
tài sản gồm hai hành vi khác nhau. Đó là hành vi lừa dối và hành vi chiếm đoạt.
Giữa hai hành vi này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Hành vi lừa dối là điều
kiện để hành vi chiếm đoạt có thể xảy ra, còn hành vi chiếm đoạt là mục đích và
là kết quả của hành vi lừa dối.
• Hành vi lừa dối
Hành vi lừa dối là hành vi cố ý đưa ra thông tin không đúng sự thật nhằm
để người khác tin đó là sự thật.
Xét tình huống ta thấy: Việc A, B, C giả làm hành khách đi xe đó là những
thông tin không đúng sự thật nhằm tạo lòng tin cho các hành khách trên xe đồng
thời để dễ dàng dụ dỗ hành khách cùng chơi bài. Với việc biểu diễn thử trò chơi
sau một vài ván làm cho hành khách tò mò và thấy dễ thắng A, B, C đã dụ được
M và N ( 2 hành khách trên xe ) cùng chơi. Một lần nữa A, B, C lại lừa dối M, N
bằng thủ đoạn tráo bài để dành phần thắng khi M đặt cược 5 triệu đồng và tiếp

đó M lại đặt 3 triệu đồng để gỡ số tiền 5 triệu đồng đã mất. Vậy hành vi lừa dối
của A, B, C là nhằm chiếm đoạt số tiền của hành khách trên xe mà cụ thể ở tình
huống trên đó là số tiền 8 triệu đồng của M. Hành vi gian dối của A, B, C có
trước sau đó mới nhận và chiếm đoạt tài sản của M.
• Hành vi chiếm đoạt
Xét tình huống trên ta thấy tài sản bị chiếm đoạt ( 8 triệu đồng ) đang
trong sự chiếm hữu của chủ tài sản là M. Vậy hình thức cụ thể của hành vi chiếm
đoạt là hành vi nhận tài sản từ người bị lừa dối là M. Vì đã tin vào thông tin sai
sự thật của A, B, C mà M đã bị A, B, C chiếm đoạt tài sản. Khi A, B, C nhận
được tài sản cũng là lúc đã làm chủ được tài sản định chiếm đoạt và người bị lừa
dối là M đã mất khả năng làm chủ tài sản là 8 triệu đồng trên thực tế. Vậy thời
3
điểm A, B, C chiếm đoạt được 5 triệu đồng thì tội lừa đảo coi hoàn thành ở thời
điểm này.
=> Như vậy, giữa hành vi lừa dối để hành khách trên xe tham gia trò chơi (cụ
thể là M và N đã tham gia) và hành vi chiếm đoạt 8 triệu đồng có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau. Chính hành vi lừa dối M, N tham gia là điều kiện để hành vi
chiếm đoạt được tiền của M, N xảy ra. Còn hành vi chiếm đoạt tiền của M và N
là kết quả của hành vi lừa dối được M, N tham gia trò chơi.
• Hậu quả của tội phạm:
Hậu quả mà cấu thành tội phạm này đòi hỏi là “ giá trị tài sản từ 2 triệu
đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gậy hậu quả
nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết
án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt
cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm ”
Xét tình huống trên ta thấy A, B, C bằng hành vi lừa dối của mình qua
việc giả làm hành khách và tráo bài khi chơi với M để dành phần thắng mà A, B,
C đã chiếm được tổng cộng 8 triệu đồng từ M. Vậy chính việc gian dối của A, B,
C mà hậu quả xảy ra là M đã mất số tiền 8 triệu đồng.
• Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả

Việc M bị mất số tiền 8 triệu đồng là do chính hành vi lừa dối và hành vi
chiếm đoạt của A, B, C gây ra.
1.3 Mặt chủ quan của tội phạm
Lỗi của A, B, C là lỗi cố ý trực tiếp.
• Về lý trí:
4
A, B, C biết việc giả làm hành khách trên xe, việc chơi vài vãn bài, là
thông tin giả nhưng A, B, C vẫn cố tình làm cho hành khách thấy tò mò, dễ thắng
và mong muốn hành khách tin đó là thật mà tham gia.
Mặt khác A, B, C không những nhận thức rõ hành vi của mình mà khi
thực hiện hành vi lừa dối các hành khách trên xe cũng thấy trước được hậu quả
của nó. Thấy trước hậu quả của hành vi là sự dự kiến của A, B, C về sự phát
triển của hành vi. A, B, C có thể dự kiến hành vi tất nhiên sẽ gây hậu quả hoặc
dự kiến hành vi có thể gây ra hậu quả.
• Về ý chí:
A, B, C đã nhận thức được hành vi lừa dối của mình ngay từ khi giả làm
hành khách trên xe nhưng A, B, C vẫn tiếp tục thực hiện hành vi lừa dối đó.
Chứng tỏ A, B, C mong muốn hậu quả xảy ra đó là chiếm được số tiền của các
hành khách trên xe.
Mục đích của A, B, C là chiếm đoạt tài sản.
1.4 Chủ thể của tội phạm:
là chủ thể thường, người có năng lực TNHS và đạt tuổi chịu TNHS.
2 – M và N có phạm tội không? Nếu phạm tội thì là tội gì? Tại
sao?
Xét tình huống ta thấy hành vi của M và N đã phạm tội và phạm tội đánh
bạc theo khoản 1, Điều 248 BLHS 1999.
Trong BLHS năm 1985, tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc được
quy định chung trong Điều 200, BLHS năm 1999 tách thành tội đánh bạc và tổ
chức đánh bạc hoặc gá bạc. Việc tách riêng các tội phạm nói trên là nhằm cá thể
hóa cũng như phân biệt tính nguy hiểm của các tội phạm với nhau đồng thời qui

định chính sách hình sự xử lý đúng đắn.
5

×