Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Lâm Sơnq

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.22 KB, 43 trang )

Luận văn tốt nghiệp Trường ĐHKD &CNHN
MỤC LỤC
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG
DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1.1 Khái ni m, vai trò v c i m c a nguyên v t li u trong doanh nghi p s n xu tệ àđặ để ủ ậ ệ ệ ả ấ 1
1.1.1 Khái niệm nguyên vật liệu
1.1.2 Đặc điểm của nguyên vật liệu
1.2 Vai trò c a nguyên v t li uủ ậ ệ 1
1.3. Yêu c u qu n lý NVL v nhi m v c a k toán NVL trong doanh nghi pầ ả à ệ ụ ủ ế ệ 2
1.3.1 Yêu cầu quản lý NVL
1.3.2 Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu
1.4 Phân lo i v ánh giá nguyên v t li uạ àđ ậ ệ 3
1.4.1 Phân loại nguyên vật liệu
1.4.2 Đánh giá nguyên vật liệu
1.5 K toán chi ti t nguyên v t li uế ế ậ ệ 7
1.5.1 Chứng từ sử dụng
1.5.2 Sổ kế toán chi tiết nguyên vật liệu
1.5.3 Các phương pháp hạch toán chi tiết nguyên vật liệu
1.6 K toán t ng h p nguyên v t li uế ổ ợ ậ ệ 10
1.6.1 Kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp kê khai thường xuyên
1.6.2. Kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp kiểm kê định kỳ
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI
CÔNG TY TNHH LÂM SƠN
2.1 Quá trình hình th nh v phát tri n c a công ty TNHH Lâm S nà à ể ủ ơ 16
2.2 Ch c n ng v nhi m v c a công tyứ ă à ệ ụ ủ 16
2.3 c i m v t ch c b máy qu n lý c a công tyĐặ để ề ổ ứ ộ ả ủ 17
2.3.1. Sơ đồ quá trình tổ chức bộ máy quản lý của công ty (Sơ đồ 09)


2.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban
2.4. K t qu ho t ng kinh doanh c a công ty qua 2 n m 2009 - 2010ế ả ạ độ ủ ă 18
2.5.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
2.5.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty (Sơ đồ10)
2.5.3 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán
2.6 Chính sách k toán áp d ng t i công tyế ụ ạ 20
2.7 Th c tr ng t ch c công tác k toán nguyên v t li u t i công ty TNHH Lâm S nự ạ ổ ứ ế ậ ệ ạ ơ 21
2.7.1 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
2.7.2 Đặc điểm sử dụng và quản lý vật liệu của Công ty TNHH Lâm Sơn
2.7.3 Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Lâm Sơn
2.8 T ch c công tác k toán nguyên v t li u t i Công tyổ ứ ế ậ ệ ạ 26
GVHD: ThS. Phan Thị Thanh SV: Bùi Thị Nhung
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐHKD &CNHN
2.8.1 Tổ chức kế toán ban đầu nguyên vật liệu tại Công ty
2.8.2 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu
2.8.3 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu
CHƯƠNG III
MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN
NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH LÂM SƠN
3.1 Nh ng k t qu ch y u ã t cữ ế ả ủ ế đ đạ đượ 33
3.2 M t s m t còn t n t iộ ố ặ ồ ạ 34
3.3 M t s ý ki n nh m ho n thi n t ch c công tác k toán nguyên v t li u t i công tyộ ố ế ằ à ệ ổ ứ ế ậ ệ ạ
35
KẾT LUẬN
GVHD: ThS. Phan Thị Thanh SV: Bùi Thị Nhung
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐHKD &CNHN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG BÀI
1-SXKD Sản xuất kinh doanh
2-DN Doanh nghiệp
3-TSCĐ Tài sản cố định

4-CSH Chủ sở hữu
5-GTGT Giá trị gia tăng
6-BH&CCDV Bán hàng và cung cấp dịch vụ
7-TK Tài khoản
8-CPBH Chi phí bán hàng
9-CPQLDN Chi phí quản lý doanh nghiệp
GVHD: ThS. Phan Thị Thanh SV: Bùi Thị Nhung
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐHKD &CNHN
LỜI MỞ ĐẦU
Có thể nói rằng nền kinh tế nước ta đang đặt những bước chân đầu tiên
lên thềm của thế kỷ 21, thế kỷ của khoa học kỹ thuật, thế kỷ của công nghệ
thông tin, thế kỷ của nền kinh tế trí thức.
Nguyên vật liệu là một yếu tố đầu vào không thể thiếu trong quá trình sản
xuất, nó chiếm một bộ phận lớn trong cấu thành vật chất cũng như giá trị sản
phẩm. Do vậy việc tập trung quản lý chặt chẽ các loại vật liệu này trong các
khâu thu mua, bảo quản, dự trữ, sử dụng vật tư là điều hết sức quan trọng.Tổ
chức kế toán nguyên vật liệu hợp lý sẽ tạo điều kiện đẩy nhanh công việc của
các phần hành khác. Đảm bảo cung cấp đủ về số lượng, đãng chất lượng theo
kịp tiến độ sản xuất. Từ đó giúp cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục, theo
đãng kế hoạch sản xuất.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán nguyên vật liệu
tại Công ty TNHH Lâm Sơn, Sau một thời gian thực tập, trên cơ sở những
kiến thức có được và được sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hưỡng dẫn
Th.S Phan Thị Thanh , sự giúp đỡ của các anh chị trong phòng kế toán, em
đó chọn đề tài: “Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Lâm Sơn”
Sau đây em xin trình bày những nội dung cơ bản trong bài chuyên đề tốt
nghiệp của mình:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về kế toán nguyên vật liệu trong doanh
nghiệp sản xuất
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty

TNHH Lâm Sơn
Chương 3: Một số ý kiến đóng góp về kế toán nguyên vật liệu tại công ty
TNHH Lâm Sơn
GVHD: ThS. Phan Thị Thanh SV: Bùi Thị Nhung
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐHKD &CNHN
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG
DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1.1 Khái niệm, vai trò và đặc điểm của nguyên vật liệu trong doanh
nghiệp sản xuất
1.1.1 Khái niệm nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu là các loại đối tượng lao động, là một trong ba yếu tố
cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh và là cơ sở vật chất cấu thành nên
thực thể của sản phẩm.
Nguyên vật liệu là tài sản lưu động, thuộc nhóm hàng tồn kho, được
doanh nghiệp mua sắm, dự trữ cho quá trình sản xuất kinh doanh bằng nguồn
vốn lưu động.
1.1.2 Đặc điểm của nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu là đối tượng lao động chịu tác động của lao động con
người và được các đơn vị sản xuất sử dụng làm chất liệu ban đầu để tạo ra sản
phẩm.
Nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản suất kinh doanh, khi
tham gia vào quá trìnhsản xuất kinh doanh nó không giữ nguyên được hình thể
vật chất ban đầu. Giá trị của nguyên vật liệu được chuyển dịch toàn bộ một lần
vào giá trị sản phẩm mới tạo ra (vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ).
1.2 Vai trò của nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu là yếu tố không thể thiếu được khi tiến hành sản xuất sản
phẩm, tình hình sản xuất chịu ảnh hưởng rất lớn của việc cung cấp vật liệu.
Không có vật liệu thì không có một quá trình sản xuất nào có thể thực hiện
được, nhưng khi được cung cấp vật liệu đầy đủ thì chất lượng vật liệu,

phương pháp sử dụng vật liệu sẽ quyết định một phần lớn chất lượng sản
phẩm của doanh nghiệp. Do vậy việc hạ thấp giá thành sản phẩm chủ yếu phụ
thuộc vào việc quản lý sử dụng nguyên vật liệu nhằm giảm chi phí vật liệu,
GVHD: ThS. Phan Thị Thanh SV: Bùi Thị Nhung
1
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐHKD &CNHN
giảm mức tiêu hao vật liệu trong sản xuất cho mỗi đơn vị sản phẩm, đây là
yếu tố quyết định sự thành công trong quản lý sản xuất kinh doanh. Giảm
mức tiêu hao nguyên vật liệu là cơ sở để tăng thêm sản phẩm cho xã hội.
Mặt khác nguyên vật liệu là một bộ phận quan trọng trong tài sản lưu
động, cần phải sử dụng hợp lý, tiết kiệm vật liệu.
1.3. Yêu cầu quản lý NVL và nhiệm vụ của kế toán NVL trong doanh
nghiệp
1.3.1 Yêu cầu quản lý NVL
Xuất phát từ vai trò, đặc điểm của NVL trong quá trình sản xuất đòi hỏi
phải quản lý chung chặt chẽ cả hai chỉ tiêu hiện vật và giá trị ở các khâu: từ
khâu thu mua, bảo quản, dự trữ đến khâu sử dụng.
Để có đủ NVL đáp ứng kịp thời yêu cầu của sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp thì nguồn cung cấp chính là do thu mua. Do đó ở khâu này đòi
hỏi phải quản lý chặt chẽ về số lượng, chất lượng, quy cách, chủng loại, giá
mua, chi phí thu mua và cả tiến độ về thời gian thu mua phù hợp với kế hoạch
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong khâu bảo quản dự trữ, doanh nghiệp phải tổ chức tốt kho hàng,
bến bãi chứa NVL, thực hiện đãng chế độ bảo quản và xác định được định
mức dự trữ tối thiểu, tối đa cho từng loại NVL để giảm bớt hư hỏng, hao hụt,
mất mát đảm bảo an toàn, giữ được chất lượng của vật tư.
Trong khâu sử dụng, phải tuân thủ việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm trên
cơ sở định mức tiêu hao NVL, dự toán chi phí để có thể giảm chi phí NVL, hạ
giá thành sản phẩm từ đó có thể tăng sức cạnh tranh và tăng lợi nhuận cho
doanh nghiệp.

1.3.2 Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu
Để đáp ứng tốt yêu cầu quản lý nguyên vật liệu, kế toán có các nhiệm
vụ chủ yếu sau đây:
- Tổ chức, thực hiện việc phân loại NVL theo các tiêu chuẩn phù hợp
với yêu cầu quản lý và ghi chép kế toán.
GVHD: ThS. Phan Thị Thanh SV: Bùi Thị Nhung
2
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐHKD &CNHN
- Tổ chức chứng từ, tài khoản kế toán, sổ sách kế toán phù hợp với
phương pháp kế toán hàng tồn kho áp dụng tại công ty để ghi chép phản ánh
kịp thời, đầy đủ, chính xác tình hình biến động tăng giảm nguyên vật liệu
trong quá trình sản xuất kinh doanh để cung cấp thông tin cho việc tập hợp
chi phí SXKD và xác định giá vốn hàng bán.
- Kiểm tra và giám sát việc chấp hành các định mức chi phí, kế hoạch
thu mua, giá cả, chi phí thu mua cùng như việc thực hiện các chế độ quản lý
và chế độ kế toán NVL do nhà nước quy định.
1.4 Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu
1.4.1 Phân loại nguyên vật liệu
* Căn cứ vào nội dung kinh tế, và yêu cầu quản trị doanh nghiệp,
NVL được chia thành:
Nguyên liệu chính: Là những nguyên liệu, vật liệu sau quá trình gia
công chế biến cấu thành hình thể vật chất chủ yếu của sản phẩm.
Vật liệu phụ: Là những vật liệu có tác dụng phụ trong quá trình sản
xuất được sử dụng kết hợp với vật liệu chính để hoàn thiện và nâng cao tính
năng chất lượng của sản phẩm hoặc để sử dụng để đảm bảo cho công cụ lao
động hoạt động bình thường, hoặc để phục vụ cho nhu cầu kỹ thuật, nhu cầu
quản lý.
Nhiên liệu, năng lượng: Là những thứ dùng để cung cấp nhiệt lượng
trong quá trình sản xuất kinh doanh như: Than, củi, xăng, dầu, hơi đốt, khí
đốt,

Nhiên liệu thực chất là một loại vật liệu phụ tuy nhiên nó được tách ra
thành một loại riêng vì việc sản xuất và tiêu dùng nhiên liệu chiếm tỷ trọng
lớn trong nền kinh tế quốc dân, nhiên liệu có những yêu cầu kỹ thuật quản lý
khác nhau với vật liệu phụ thông thường.
Phụ tùng thay thế: Là loại vật tư được sử dụng cho hoạt động sửa chữa
tài sản cố định của doanh nghiệp. Trong các doanh nghiệp để bảo quản, bảo
GVHD: ThS. Phan Thị Thanh SV: Bùi Thị Nhung
3
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐHKD &CNHN
dưỡng, sửa chữa, khôi phục năng lực hoạt động của tài sản cố định đòi hỏi các
doanh nghiệp phải mua sắm, dự trữ các loại phụ tùng thay thế.
Vật liệu thiết bị XDCB: Là các loại vật liệu và thiết bị phục vụ cho hoạt
động xây dựng cơ bản tái tạo tài sản cố định.
Vật liệu khác: là những loại vật liệu chưa được xếp vào các loại vật
liệu trên, thường là những vật liệu được loại ra từ quá trình sản xuất, hoặc là
phế liệu thu hồi từ việc thanh lý TSCĐ.
* Căn cứ vào nguồn hình thành của nguyên vật liệu thì nguyên vật
liệu được chia thành:
Nguyên vật liệu mua ngoài: là NVL do doanh nghiệp mua ngoài bao
gồm có mua ngoài trong nước.
Nguyên vật liệu tự chế: là NVL do doanh nghiệp tự sản xuất chế biến.
Nguyên vật liệu nhận viện trợ, biếu tặng, nhận góp vốn liên doanh
* Căn cứ vào mục đích công dụng của các loại nguyên vật liệu thì
nguyên vật liệu bao gồm:
Nguyên vật liệu dùng cho sản xuất, chế tạo sản phẩm thực hiện công
việc lao vụ, dịch vụ.
Nguyên vật liệu dùng cho nhu cầu khác như bán, phục vụ quản lý, sản
xuất, góp vốn liên doanh, liên kết, biếu tặng
1.4.2 Đánh giá nguyên vật liệu
1.4.2.1 Nguyên tắc đánh giá nguyên vật liệu

Khi đánh giá nguyên vật liệu phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
- Nguyên tắc giá gốc: áp dụng theo chuẩn mực kế toán số 02- hàng tồn
kho thì NVL phải được đánh giá theo giá gốc. Giá gốc hay còn được gọi là trị
giá vốn thực tế của NVL là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có
được NVL đó tại thời điểm hiện tại.
- Nguyên tắc thận trọng
- Nguyên tắc nhất quán
GVHD: ThS. Phan Thị Thanh SV: Bùi Thị Nhung
4
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐHKD &CNHN
Ngoài ra, việc xác định trị giá vốn thực tế của NVL còn phải được tiến
hành theo các thời điểm cụ thể như sau:
- Tại thời điểm mua
- Tại thời điểm nhập kho
- Tại thời điểm xuất kho
- Tại thời điểm xác định là tiêu thụ
1.4.2.2 Nguyên tắc đánh giá nguyên vật liệu nhập kho
Trị giá vốn thực tế của NVL nhập kho: Trị giá vốn thực tế của hàng
nhập kho được xác định theo từng nguồn nhập.
 Đối với NVL mua ngoài: trị giá vốn thực tế của NVL được xác định
như sau:
Trị giá vốn thực
tế của NVL mua
ngoài nhập kho
=
Giá mua
ghi trên
hóa đơn
+
Chi phí

thu mua
+
Các khoản
thuế không
được hoàn lại
-
Các khoản chiết
khấu, giảm giá
(nếu có)
Trong đó giá mua ghi trên hóa đơn của người bán là giá chưa tính thuế GTGT
nếu doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp khấu trừ. Nếu doanh nghiệp
tính thuế theo phương pháp trực tiếp thì giá mua là giá đã tính thuế GTGT.
 Đối với NVL tự gia công chế biến: thì trị giá vốn thực tế của NVL
được xác định là:
Trị giá vốn
thực tế tự gia
công chế biến
=
Trị giá thực tế của
NVL xuất dùng để
gia công, chế biến
+
Chi phí gia
công, chế biến
 Đối với NVL thuê ngoài gia công chế biến: thì trị giá vốn thực tế của
NVL bao gồm:
Trị giá vốn thực tế
của NVL thuê ngoài
gia công, chế biến
=

Giá trị vốn thực tế
của NVL đem đi thuê
gia công, chế biến
+
Chi phí
vận chuyển
bốc dỡ
+
Chi phí thuê
gia công, chế
biến
 Đối với vật tư nhận góp vốn: liên doanh, liên kết, vốn góp cổ phần thì
trị giá vốn thực tế là giá được các bên tham gia góp vốn(cộng với chi
phí tiếp nhân nếu có), liên doanh chấp nhận.
GVHD: ThS. Phan Thị Thanh SV: Bùi Thị Nhung
5
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐHKD &CNHN
 Đối với các lại phế liệu thu hồi: thì giá trị thực tế của nó được xác
định là giá ước tính hoặc xác định theo giá trị sử dụng để định giá.
1.4.2.2 Nguyên tắc đánh giá nguyên vật liệu xuất kho
Theo chuẩn mực kế toán số 02- Hàng tồn kho thì trị giá thực tế của
NVL xuất kho được xác định theo 4 phương pháp sau đây:
Phương pháp bình quân gia quyền:
Theo phương pháp này thì trị giá vốn thực tế của hàng xuất kho được
tính căn cứ vào số lượng vật tư xuất kho và đơn giá bình quân gia quyền,
được xác định theo công thức:
Trị giá vốn thực tế
của NVL xuất kho
=
Số lượng NVL

xuất kho
x
Đơn giá bình
quân gia quyền
Trong đó, đơn giá bình quân gia quyền được xác định theo một trong 3
cách sau:
 Đơn giá bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ:
Đơn giá bình quân
gia quyền cả kỳ dự
trữ
=
Trị giá vốn thực tế
NVL tồn đầu kỳ
+
trị giá vốn thực tế
NVL nhập trong kỳ
Số lượng NVL tồn
đầu kỳ
+
Số lượng NVL nhập
trong kỳ
 Đơn giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập:
Trị giá vốn NVL tồn Trị giá vốn NVL nhập
Đơn giá kho sau lần xuất trước + kho sau lần xuất trước
bình quân sau =
mỗi lần nhập Số lượng NVL tồn kho + Số lượng NVL nhập
sau lần xuất trước kho sau lần xuất trước
Phương pháp nhập trước-xuất trước:
Theo phương pháp này, trị giá vốn thực tế của hàng xuất kho được xác
định trên cơ sở giả định là NVL nào nhập trước sẽ xuất trước theo đơn giá của

lần nhập đó. Do đó, giá trị của NVL tồn cuối kỳ được tính theo đơn giá của
những lần nhập sau cùng.
Phương pháp nhập sau-xuất trước:
GVHD: ThS. Phan Thị Thanh SV: Bùi Thị Nhung
6
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐHKD &CNHN
Phương pháp này dựa trên giả định lô hàng nào nhập sau sẽ được xuất
trước theo đơn giá của lần nhập đó. Trị giá NVL tồn cuối kỳ được tính theo
đơn giá của những lần nhập đầu tiên.
Phương pháp thực tế đích danh:
Theo phương pháp này, khi xuất kho vật tư thì căn cứ vào số lượng
NVL xuất kho thuộc từng lô hàng và đơn giá vốn thực tế lô hàng đó để tính trị
giá vốn thực tế của NVL xuất kho.
1.5 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu
1.5.1 Chứng từ sử dụng
Theo chế độ chứng từ kế toán ban hành theo quyết định số
15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của bộ trưởng bộ tài chính, các chứng từ
về kế toán NVL bao gồm:
- Phiếu nhập kho (mẫu 01 - VT)
- Phiếu xuất kho (mẫu 02 - VT)
- Biên bản kiểm nghiêm vật tư, sản phẩm, hàng hóa (mẫu 03 - VT)
- Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ (mẫu 04 - VT)
- Biên bản kiểm kê vật tư, CCDC, hàng hóa (mẫu 05 - VT)
- Bảng kê mua hàng (mẫu 06 - VT)
- Hóa đơn GTGT (mẫu 01 GTGT - 3LL)
- Hóa đơn bán hàng thông thường (mẫu 02 GTGT - 3LL)
- Bảng phân bổ NVL, CCDC (mẫu 07 - VT)
- Và một số loại chứng từ khác tuỳ theo yêu cầu quản lý của từng
doanh nghiệp.
1.5.2 Sổ kế toán chi tiết nguyên vật liệu

Để kế toán chi tiết NVL kế toán sử dụng các loại sổ, thẻ kế toán chi tiết sau:
- Sổ (thẻ) kho
- Sổ kế toán chi tiết NVL
- Sổ đối chiếu luân chuyển, Sổ số dư.
- Bảng kê nhập- xuất- tồn NVL
GVHD: ThS. Phan Thị Thanh SV: Bùi Thị Nhung
7
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐHKD &CNHN
1.5.3 Các phương pháp hạch toán chi tiết nguyên vật liệu
1.5.3.1 Phương pháp thẻ song song
+ Ở kho:Thủ kho sử dụng "thẻ kho" để ghi chép tình hình nhập, xuất,
tồn kho NVL trên cơ sở các chứng từ nhập, xuất nhưng chỉ ghi chép về mặt số
lượng. Thủ kho phải sắp xếp thẻ kho theo từng loại, nhóm NVL để tiện cho
công việc kiểm tra, đối chiếu. Hàng ngày hoặc định kỳ, thủ kho phải kiểm tra
chuyển chứng từ nhập, xuất cho phòng kế toán và phải kiểm tra đối chiếu số
tồn kho trên thẻ kho với thực tế.
+ Ở phòng kế toán: Kế toán sử dụng sổ (thẻ) kế toán chi tiết NVL để
ghi chép, phản ảnh tình hình nhập xuất của từng loại vật liệu cả về giá trị và
số lượng. Việc ghi chép sổ (thẻ) kế toán chi tiết phải được thực hiện hàng
ngày hoặc định kỳ sau khi nhận được chứng từ do thủ kho chuyển lên. Cuối
tháng, kế toán phải tổng hợp số liệu trên sổ kế toán chi tiết về mặt lượng để
đối chiếu với thẻ kho của thủ kho và tổng hợp số liệu về giá trị trên sổ (thẻ) kế
toán chi tiết để đối chiếu với số liệu kế toán tổng hợp NVL. (Sơ đồ 01)
+ Ưu điểm: Phương pháp này đơn giản, dễ kiểm tra, đối chiếu số liệu.
+ Nhược điểm: Tuy nhiên, theo phương pháp này thì việc ghi chép còn
trùng lặp giữa kho và kế toán (cừng theo dõi số lượng), khối lượng ghi chép
còn nhiều. Nếu có nhiều loại NVL thì việc ghi chép, kiểm tra, đối chiếu sẽ
khó khăn và hạn chế tính kịp thời của việc kiểm tra, giám sát trong công tác
quản lý.
+ Phạm vi áp dụng: Phương pháp này thích hợp với những doanh

nghiệp có ít chủng loại NVL, việc nhập - xuất NVL diễn ra không thường
xuyên.
1.5.3.2 Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển
+ Ở kho: Thủ kho cũng sử dụng sổ (thẻ) kho để ghi chép tình hình
nhập, xuất, tồn kho NVL trên cơ sở các chứng từ nhập, xuất nhưng chỉ ghi
chép về mặt số lượng.
+ Ở phòng kế toán: Kế toán sử dụng sổ đối chiếu luân chuyển để ghi
GVHD: ThS. Phan Thị Thanh SV: Bùi Thị Nhung
8
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐHKD &CNHN
chép phản ảnh và tổng hợp số nhập, xuất, tồn kho cuối tháng của từng loại
NVL cả về mặt số lượng và giá trị. Sổ đối chiếu luân chuyển được mở cho cả
năm và mỗi tháng chỉ ghi một lần vào cuối tháng theo từng loại NVL. Mỗi
loại NVL được ghi vào một dũng trên sổ.
Hàng ngày, khi nhận được chứng từ kế toán tiến hành kiểm tra và hoàn
chỉnh chứng từ. Sau đã tiến hành phân loại chứng từ theo từng loại NVL,
chứng từ nhập riêng, chứng từ xuất riêng.
Cuối tháng, kế toán tổng hợp số liệu để đối chiếu, kiểm tra, đối chiếu
trên sổ đối chiếu luân chuyển với thẻ kho về số lượng và với sổ kế toán tổng
hợp về mặt giá trị (Sơ đồ 02).
+ Ưu điểm: khối lượng ghi chép của kế toán được giảm bớt do chỉ ghi một lần
vào cuối tháng.
+ Nhược điểm: phương pháp này vẫn còn ghi sổ trùng lặp giữa kho và phòng
kế toán về chỉ tiêu số lượng, việc kiểm tra và đối chiếu chỉ được tiến hành vào
cuối tháng nên hạn chế tác dụng kiểm tra của kế toán.
+ Phạm vi áp dụng: thích hợp với những doanh nghiệp có ít chủng loại NVL,
không có điều kiện ghi chép, theo dõi tình hình nhập, xuất hàng ngày. phương
pháp này rất ít được áp dụng trong thực tế.
1.5.3.3 Phương pháp sổ số dư
+ Ở kho: Thủ kho vẫn sử dụng thẻ kho để ghi chép như hai phương

pháp trên. Đồng thời, cuối tháng thủ kho còn ghi vào “sổ số dư” số tồn kho
cuối tháng của từng loại NVL vào cột số lượng. Sổ số dư do kế toán lập cho
từng kho, được mở cho cả năm. Cuối mỗi tháng sổ số dư được chuyển cho thủ
kho để ghi chép.
+ Ở phòng kế toán: Kế toán định kỳ xuống kho kiểm tra việc ghi chép
trên thẻ kho của thủ kho và trực tiếp nhận chứng từ nhập, xuất kho. Sau đã kế
toán ký xác nhận vào từng thẻ kho và ký nhận vào phiếu giao nhận chứng từ.
Tại phòng kế toán, nhân viên kế toán kiểm tra lại chứng từ, hoàn chỉnh
chứng từ và tổng hợp giá trị theo từng nhóm, loại NVL để ghi chép vào cột số
GVHD: ThS. Phan Thị Thanh SV: Bùi Thị Nhung
9
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐHKD &CNHN
tiền trên "Phiếu giao nhận chứng từ". Số liệu này được ghi vào bảng kê luỹ kế
nhập và bảng kê luỹ kế xuất NVL.
Cuối tháng, căn cứ vào hai bảng kê này cộng tổng số tiền theo từng
nhóm NVL để ghi vào "Bảng kê nhập - xuất - tồn". Đồng thời khi nhận được
sổ số dư do thủ kho chuyển lên, kế toán tính toán và ghi vào cột số dư bằng
tiền. Sau đã kế toán đối chiếu số liêu trên cột số dư bằng tiền trên sổ số dư với
“bảng kê nhập - xuất - tồn”. Đối chiếu số liệu trên “Bảng kê nhập - xuất - tồn”
với số liệu trên sổ kế toán tổng hợp.(Sơ đồ 03)
+ Ưu điểm:
- Giảm được khối lượng ghi chép do kế toán chỉ ghi theo chỉ tiêu số
tiền và chủ yếu ghi theo loại, nhóm vật tư
- Phương pháp này đã kết hợp chặt chẽ giữa công việc của kế toán và
thủ kho.
Kế toán đã thực hiện được việc kiểm tra thường xuyên việc ghi chép và
bảo quản vật tư của thủ kho
- Công việc được chia đều trong tháng
+ Nhược điểm:
- Kế toán không theo dõi chi tiết đến từng loại vật tư nhập, xuất nên để

có thông tin về tình hình nhập, xuất, tồn của từng thứ vật tư thì phải căn cứ
vào số liệu trên thẻ kho.
- Nếu có sự sai sót hay chênh lệch số liệu thì việc xác định nguyên
nhân do thủ kho hay kế toán là rất phức tạp.
+ Phạm vi áp dụng: Phương pháp này áp dụng cho những doanh
nghiệp có nhiều chủng loại NVL, việc nhập, xuất NVL diễn ra thường xuyên,
hệ thống giá hạch toán, hệ thống danh điểm NVL hợp lý, trình độ của cán bộ
kế toán cao.
1.6 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu
1.6.1 Kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp kê khai thường
xuyên
GVHD: ThS. Phan Thị Thanh SV: Bùi Thị Nhung
10
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐHKD &CNHN
1.6.1.1 Đặc điểm của phương pháp kê khai thường xuyên
Phương pháp KKTX là phương pháp kế toán tổ chức ghi chép một cách
thường xuyên, liên tục các nghiệp vụ nhập kho, xuất kho và tồn kho của NVL
trên tài khoản vật tư, hàng tồn kho.
Trị giá vốn thực tế của vật tư, hàng hóa tồn kho trên các tài khoản, sổ
kế toán được xác đinh ở bất cứ thời điểm nào trong kỳ kế toán.
1.6.1.2 Tài khoản sử dụng
Để phản ảnh số hiện có và tình hình biến động tăng giảm vật tư kế toán
sử dụng các tài khoản sau:
 Tài khoản 152- Nguyên liệu, vật liệu
Tài khoản này phản ảnh số hiện có và tình hình tăng giảm NVL theo trị
giá vốn thực tế. Kết cấu của tài khoản này như sau:
- Bên Nợ ghi:
+ Trị giá vốn thực tế của NVL nhập trong kỳ
+ Số tiền điều chỉnh tăng giá khi đánh giá lại NVL
+ Trị giá vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê

- Bên Có ghi:
+ Trị giá vốn thực tế NVL giảm
+ Khoản chiết khấu thương mại giảm giá hàng mua
+ Số điều chỉnh giảm khi đánh giá lại
+ Giá trị NVL hao hụt, mất mát thiếu khi kiểm kê hoặc trả lại người
bán.
Số dư Nợ: Trị giá vốn thực tế NVL hiện còn.
Để theo dõi riêng từng loại NVL, TK 152 còn được mở thành các tài
khoản cấp 2 tương ứng cho các loại NVL phù hợp với cách phân loại NVL
theo nội dung kinh tế tính chất lý hóa học và yêu cầu quản trị của từng doanh
nghiệp.
 Tài khoản 151- Hàng mua đang đi đường
GVHD: ThS. Phan Thị Thanh SV: Bùi Thị Nhung
11
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐHKD &CNHN
Tài khoản này phản ảnh giá trị thực tế các loại vật tư, hàng hóa mua
ngoài thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (doanh nghiệp đã mua, đã thanh
toán, hoặc đã chấp nhận thanh toán) nhưng chưa về nhập kho (còn đang đi
đường hoặc đang chở kiểm nghiệm để nhập kho). Tài khoản này có kết cấu cụ
thể như sau:
- Bên Nợ ghi:
+ Giá trị hàng mua đang đi đường
- Bên có ghi:
+ Trị giá vật tư đang đi đường đã về nhập kho hoặc giao thẳng cho
khách hàng sử dụng ngay hoặc bị hư hỏng hao hụt
- Số dư Nợ: Trị giá hàng mua đang đi đường hiện còn.
Ngoài ra, kế toán còn sử dụng các tài khoản có liên quan khác như TK
111 , TK 112, TK 133, TK 141, TK 311, TK 331, TK 333. . .
1.6.1.3 Phương pháp kế toán
 Hạch toán tình hình biến động tăng vật liệu đối với các doanh

nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Đối với các cơ sở kinh doanh đã có đủ điều kiện để tính thuế GTGT
theo phương pháp khấu trừ (thực hiện việc mua, bán hàng hóa có hóa đơn,
chứng từ, ghi chép đầy đủ), thuế GTGT đầu vào được tách riêng, không ghi
vào giá thực tế của vật liệu. Như vậy khi mua hàng, trong tổng giá thanh toán
phải trả cho người bán, phần giá mua chưa thuế được ghi tăng giá vật liệu,
còn phần thuế GTGT đầu vào được ghi vào số được khấu trừ.
 Đặc điểm hạch toán tăng vật liệu trong các doanh nghiệp tính thuế
GTGT theo phương pháp trực tiếp:
Đối với các đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp (đơn vị
chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về sổ sách kế toán, về chứng từ hoặc với
các doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc), do phần thuế GTGT được tính vào
giá thực tế vật liệu nên khi mua vào, kế toán ghi vào tài khoản 152 theo tổng
giá thanh toán.
GVHD: ThS. Phan Thị Thanh SV: Bùi Thị Nhung
12
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐHKD &CNHN
 Hạch toán tình hình biến động giảm vật liệu:
Vật liệu trong doanh nghiệp giảm chủ yếu do xuất sử dụng cho sản xuất
kinh doanh, phần còn lại có thể xuất bán, xuất góp vốn liên doanh Mọi
trường hợp giảm vật liệu đều ghi theo giá thực tế ở bên có của tài khoản 152.
Nội dung kế toán tổng hợp theo phương pháp kê khai thường xuyên
được thể hiện qua Sơ đồ 04- Phụ Lục
1.6.2. Kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp kiểm kê định kỳ
1.6.2.1 Đặc điểm của phương pháp kiểm kê định kỳ
Phương pháp KKĐK là phương pháp hạch toán trên cơ sở các kết quả
kiểm kê thực tế. Trị giá vốn thực tế của NVL nhập kho hàng ngày được phản
ảnh trên tài khoản "mua hàng".
Việc xác định trị giá vốn thực tế của vật tư xuất kho căn cứ vào kết quả
kiểm kê cuối kỳ để tính theo công thức:

Trị giá vốn thực
tế của NVL xuất
kho trong kỳ
=
Giá trị vốn thực
tế của NVL tồn
kho đầu kỳ
+
Trị giá vốn thực
tế của NVL nhập
kho trong kỳ
+
Trị giá vốn thực
tế của NVK tồn
kho cuối kỳ
1.6.2.2 Tài khoản sử dụng
Để ghi chép NVL theo phương pháp KKĐK, kế toán sử dụng:
 Tài khoản 611 - Mua hàng
Tài khoản này dựng để phản ảnh tình hình tăng giảm NVL trong kỳ của
doanh nghiệp theo trị giá vốn thực tế. Kết cấu của tài khoản này như sau:
- Bên Nợ ghi:
+ Kết chuyển trị giá vật tư tồn đầu kỳ từ các TK151, 152
+ Trị giá thực tế của NVL mua vào trong kỳ
- Bên Có ghi:
+ Kết chuyển trị giá NVL nhập kho theo kết quả kiểm kê cuối kỳ.
+ Trị giá thực tế NVL xuất dựng trong kỳ.
Tài khoản này không có số dư cuối kỳ và bao gồm 2 TK cấp 2:
+ TK 6111- Mua NVL
GVHD: ThS. Phan Thị Thanh SV: Bùi Thị Nhung
13

Luận văn tốt nghiệp Trường ĐHKD &CNHN
+ TK6112- Mua hàng hóa
 TK152 và TK151: Hai tài khoản này chỉ phản ảnh trị giá hàng mua
đang đi đường và trị giá NVL tồn đầu kỳ và cuối kỳ.
1.6.2.3 Phương pháp kế toán:( Sơ đồ 05)
Đầu kỳ: căn cứ giá thực tế vật liệu đang đi đường và tồn kho đầu kỳ
kết chuyển vào tài khoản 611. Trong kỳ, khi mua vật liệu, căn cứ vào các hóa
đơn, chứng từ liên quan, kế toán ghi sổ phản ảnh trực tiếp vào tài khoản 611.
Cuối kỳ, căn cứ kết quả kiểm kê, kế toán kết chuyển giá trị vật liệu chưa sử
dụng và xác định giá trị xuất dùng. Để xác định giá trị vật liệu xuất dùng của
từng loại cho sản xuất, kế toán phải kết hợp với kế toán chi tiết mới có thể xác
định được do kế toán tổng hợp không theo dõi xuất liên tục.
1.6.3. Kế toán kiểm kê, đánh giá lại nguyên vật liệu
1.6.3.1.Kế toán kiểm kê nguyên vật liệu
 Khái niệm kiểm kê
Kiểm kê là một trong các biện pháp để quản lý vật tư, tài sản. Kiểm kê
vật tư là việc cân đo đong, đếm số lượng, xác nhận và đánh giá chất lượng,
giá trị của vật tư nguồn hình thành vật tư có tại thời điểm kiểm kê và đối
chiếu với số liệu trên sổ sách kế toán.
Mục đích của việc kiểm kê vật tư là xác định số thực có và chất lượng
hiện trạng các loại vật tư của doanh nghiệp. Thông qua kiểm kê vật tư để ngăn
ngừa, hạn chế những hiện tượng tiêu cực và xử lý kịp thời những vật tư thiếu
hụt, kém phẩm chất.
Thời điểm kiểm kê: Việc kiểm kê vật tư hàng hóa thường được tiến
hành định kỳ hoặc bất thường, cụ thể như sau:
- Kiểm kê định kỳ vào cuối năm tài chính
- Khi chia tách, hợp nhất, giải thể, phá sản doanh nghiệp
- Khi mua bán, cho thuê doanh nghiệp
- Khi chuyển đổi hình thức sở hữu
- Khi gặp thiên tai hay rủi ro bất thường

GVHD: ThS. Phan Thị Thanh SV: Bùi Thị Nhung
14
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐHKD &CNHN
* Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu
Trường hợp kiểm kê phát hiện thiếu (Sơ đồ 06)
1.6.3.2 Kế toán đánh giá lại nguyên vật liệu
 Khái niệm đánh giá lại:
Đánh giá lại vật tư hàng hóa là việc tính toán xác định lại giá trị của vật
tư, hàng hóa khi có quyết định của Nhà nước, khi chia tách, hợp nhất, giải
thể
Thời điểm đánh giá lại: NVL thường được đánh giá lại vào các thời
điểm sau
- Khi có quyết định của Nhà Nước
- Khi chia tách, hợp nhất, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động
- Khi chuyển đổi hình thức sở hữu của doanh nghiệp
 Tài khoản sử dụng: kế toán sử dụng tài khoản 412 - chếnh lệch
đánh giá lại tài sản để phản ảnh số chênh lệch giữa đánh giá lại và giá trị ghi
sổ kế toán.
Tài khoản này có kết cấu như sau:
Bên Nợ ghi:
+ Số chênh lệch giảm khi đánh giá lại tài sản
+ Xử lý số chêch lệch tăng do đánh giá lại tài sản
Bên Có ghi:
+ Số chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản
+ Xử lý số chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản
- Số dư Nợ: Số chênh lệch giảm chưa được xử lý
- Số dư Có: Số chênh lệch tăng chưa được xử lý
 Phương pháp kế toán: theo quy định khi có quyết định của Nhà
nước về việc đánh giá lại tài sản theo (Sơ đồ 07)
CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI
CÔNG TY TNHH LÂM SƠN
GVHD: ThS. Phan Thị Thanh SV: Bùi Thị Nhung
15
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐHKD &CNHN
2.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Lâm Sơn
Công ty TNHH Lâm Sơn với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong
ngành điện nói chung và kinh doanh các sản phẩm công nghệ thông tin nói
riêng tên tuổi của công ty đó được nhiều bạn hàng biết đến.
Công ty TNHH Lâm Sơn được thành lập chính thức ngày 23/01/2006
theo quyết định số 27/2006/QĐ-BCN của Bộ Công Nghiệp với mã số thuế là:
0102322172.
Nhờ chính sách mở cửa của Nhà nước từ những năm 1989, công ty đó
làm việc với nhiều hóng sản xuất công tơ nổi tiếng như Nhật Bản, Hàn Quốc,
Đài Loan, Thuỵ Sỹ… Công ty đã kí hợp đồng chuyển giao công nghệ và xuất
khẩu sản phẩm với hãng LANDIS & GYP của Thuỵ Sỹ. Không chỉ sản xuất
các thiết bị điện công ty cũng mở rộng sang kinh doanh dịch vụ khác.
Công ty được đặt tại 37 Châu Lộc – Quỳ Hợp – Nghệ An, tên giao dịch
viết bằng tiếng anh là: Lâm Sơn Joint Stock Company với vốn điều lệ là
39.000.000.000 đ (Ba mươi chín tỷ đồng), đội ngũ cán bộ công nhân viên có
gần 160 người.
2.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty
Nền kinh tế càng phát triển thì đời sống nhân dân càng được cải thiện,
nhu cầu tiêu dùng điện càng tăng. Để quản lý tốt việc tiêu thụ điện và giúp
người dân kiểm soát được hệ thống điện mà mình dùng, Công ty TNHH Lâm
Sơn chuyên sản xuất các thiết bị điện phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người
dân. Sản phẩm của công ty không chỉ chất lượng tốt, mà giá cả rất hợp lý.
Cụ thể các ngành nghề kinh doanh chính của Công ty TNHH Lâm Sơn
gồm có:
- Kinh doanh, thiết bị, vật tư, phụ tùng điện công nghiệp và dân dụng

- Thiết kế, chế tạo, kinh doanh và sửa chữa các loại thiết bị đo, đếm
điện 1 pha, 3 pha (có dòng điện 1 chiều và xoay chiều) các cấp điện áp hạ thế,
trung thế và cao thế.
GVHD: ThS. Phan Thị Thanh SV: Bùi Thị Nhung
16
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐHKD &CNHN
Quá trình tổ chức bộ máy sản xuất và kinh doanh của
công ty (Sơ đồ 08)
2.3 Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý của công ty
2.3.1. Sơ đồ quá trình tổ chức bộ máy quản lý của công ty (Sơ đồ 09)
2.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban
Để thực hiện công tác sản xuất kinh doanh và quản lý có hiệu quả, công
ty đó thiết kế mô hình bộ máyquản lý theo mô hình trực tuyến một cấp. Đứng
đầu công ty là Tổng giám đốc là người lãnh đạo cao nhất trong công ty trong
mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.
Giúp việc cho Tổng giám đốc là giám đốc sản xuất và giám đốc kinh
doanh. Trong đó giám đốc sản xuất phụ trách chính về sản xuất và trực tiếp
chỉ đạo cho các bộ phận phân xưởng được uỷ quyền; Giám đốc kinh doanh hỗ
trợ tổng giám đốc trong việc quản lý các mảng về tài chính kế toán, tổ chức,
hành chính, kế hoạch.
Bên dưới là một hệ thống các phòng ban chức năng.Công ty TNHH Lâm
Sơn có 9 phòng ban. Chức năng nhiệm vụ cụ thể của từng phòng như sau:
 Phòng tổ chức: Thực hiện nhiệm vụ tuyển chọn nhân sự, đào tạo, bố trí,
sắp xếp, thguyên chuyển, thôi việc, kí kết hợp đồng lao động, theo dõi
hợp đồng lao động.
 Phòng kế hoạch: Có chức năng nghiên cứu thị trường, xây dựng kế
hoạch sản xuất sản phẩm cho tháng, quý, năm. Phụ trách tiếp thị, kí kết
và bán sản phẩm cho khách hàng
 Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm nghiên cứu, thiết kế, cải tiến sản
phẩm, theo dõi áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn thử nghiệm,

quy trình công nghệ mới.
 Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS): Kiểm tra chất lượng của
những sản phẩm sau khi đó lắp ráp hoàn chỉnh
GVHD: ThS. Phan Thị Thanh SV: Bùi Thị Nhung
17
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐHKD &CNHN
 Phòng vật tư: Xác định nhu cầu về vật tư hàng quý, hàng năm từ đó lập
kế hoạch cung ứng, dự trữ. Quản lý việc sử dụng và dự trữ vật tư, quản
lý toàn bộ phương tiện vận tải.
 Phòng tài chính kế toán: Thực hiện công tác kế toán nhằm sử dụng vốn
có hiệu quả, quản lý tốt nguồn tài nguyên của công ty, đảm bảo cung cấp
thông tin kịp thời cho ban lánh đạo của công ty.
 Phòng lao động: Lập kế hoạch về quỹ lương hàng quý, hàng năm, xây
dựng đơn giá tiền lương hợp lý, đảm bảo việc trả lương hàng tháng công
bằng, minh bạch, kiểm tra các điều kiện bảo hộ lao động nhằm đảm bảo
an toàn cho người lao động.
 Phòng bảo vệ: Thực hiện nhiệm vụ duy trì trật tự an ninh, bảo vệ tài sản
của công ty.
 Phòng hành chính đời sống- xây dựng - y tế: Quản lý việc sử dụng các
công trình công cộng trong công ty, chăm lo đời sống cho các bộ công
nhân viên trong công ty.
2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 2 năm 2009 - 2010
Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được thể hiện qua
(Phụ lục 01) ta thấy:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2010 đạt
423.262.852.096 đồng tăng so với 2009 là 125.839.041.900 đồng ứng với tỷ
lệ tăng là 38% so với năm 2009.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: năm 2010 đạt
40.400.441.318 đồng tăng so với năm 2009 là 2.798.663.000 đồng ứng với tỷ
lệ tăng 7,4%.

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế: năm 2010 đạt 41.287.310.198 đồng
tăng so với năm 2009 là 4.649.383.000 đồng ứng với tỷ lệ tăng 11%.
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2010 đạt 5.928.230.946
đồng tăng so với năm 2009 là 6.458.481.000 đồng ứng với tỷ lệ tăng 20,86%.
GVHD: ThS. Phan Thị Thanh SV: Bùi Thị Nhung
18
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐHKD &CNHN
Qua đó ta thấy doanh thu từ hoạt động kinh doanh của công ty đó tăng
lên đáng kể so với năm trước đó. Đây là kết quả đáng mừng chứng tỏ sự tăng
trưởng hiệu quả, chất lượng của công ty. Hơn nữa kết quả này cũng gốp phần
khẳng định vị thế của công ty trên thị trường cả nước.
2.5.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
2.5.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty (Sơ đồ10)
2.5.3 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán
Công ty tổ chức công tác kế toán theo hình thức tập trung với nội dung:
hợp nhất công tác kế toán, tài vụ, tiền lương vào một phòng kế toán. các phân
xưởng không tổ chức kế toán mà chỉ bố trí một nhân viên kinh tế tại phân
xưởng với nhiệm vụ ghi chép ban đầu những thông tin kinh tế tại phân xưởng,
cuối tháng chuyển các chứng từ cùng các báo cáo về phòng kế toán để xử lý.
Cơ cấu tổ chức của phòng kế toán được thể hiện trên sơ đồ 10. Cụ thể
nhiệm vụ công việc của từng người như sau:
 Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm chung về toàn bộ công
tác kế toán của công ty. Có nhiệm vụ kí duyệt các chứng từ, lập báo cáo hàng
quý, gửi lên ban giám đốc, ngoài ra cũng làm nhiệm vụ tham mưu giúp ban
giám đốc đưa ra các quyết định tài chính phù hợp.
 Phó phòng 1: Đồng thời là kế toán tổng hợp chịu trách nhiệm tập
hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.
 Phó phòng 2: Đồng thời là kế toán các đơn vị trực thuộc của công
ty. Chịu trách nhiệm thu thập các báo cáo kế toán từ các đơn vị trực thuộc gửi
đến, từ đó lập các báo cáo cần thiết phản ánh tình hình hoạt động sản xuất

kinh doanh của các đơn vị trực thuộc.
 Kế toán vật tư: Hạch toán các nghiệp vụ nhập, xuất, tồn kho, thu
thập các chứng từ nhập, xuất từ các phân xưởng chuyển về.
GVHD: ThS. Phan Thị Thanh SV: Bùi Thị Nhung
19
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐHKD &CNHN
 Kế toán mua hàng: Theo dõi các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến
mua vật tư, theo dõi tình hình thanh toán công nợ phải trả.
 Kế toán vồn bằng tiền và lương: theo dõi các nghiệp vụ phát sinh
liên quan đến thu chi tiền mặt, TGNH, tính lương cho cán bộ công nhân viên
trong công ty.
 Kế toán tài sản và thanh toán với người bán hàng: Theo dõi khấu
hao TSCĐ, tình hình sử dụng TSCĐ ở các phân xưởng, và tình hình thanh
toán công nợ phải thu.
 Thủ quỹ: Có nhiệm vụ quản lý tiền mặt trong quỹ, cấp phát tiền và
cân đối quỹ.
2.6 Chính sách kế toán áp dụng tại công ty
- Chế độ kế toán: Công ty Lâm Sơn áp dụng chế độ kế toán doanh
nghiệp được ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006.
- Hình thức sổ kế toán: Công ty áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ (Sơ
đồ 11).
- Phương pháp tính thuế GTGT: Tính thuế theo phương pháp khấu trừ.
- Phương pháp tình giá hàng tồn kho: Hàng tồn kho được hạch toán
theo phương pháp kê khai thường xuyên. Hàng tồn kho tính giá xuất theo
phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng để ghi chép trong kế toán: là Đồng Việt Nam,
và nguyên tắc chuyển đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam.
- Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Áp dụng phương pháp khấu hao
đường thẳng.
- Niên độ kế toán: Kỳ kế toán năm bắt đầu từ 01/01 đến ngày 31/12

hàng năm.
GVHD: ThS. Phan Thị Thanh SV: Bùi Thị Nhung
20
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐHKD &CNHN
2.7 Thực trạng tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty
TNHH Lâm Sơn
2.7.1 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Hệ thống tài khoản kế toán được sử dụng trong công ty thống nhất với
hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp mà nhà nước ban hành năm 2006.
tuy nhiên đối với một số tài khoản, kế toán công ty đó xây dựng thêm các tài
khoản chi tiết để thuận lợi cho việc theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Cụ thể như sau:
TK 152: Nguyên liệu ,vật liệu được chi tiết thành 9 tài khoản cấp 2:
TK 1521: Nguyên vật liệu chính
TK 1522: Nguyên vật liệu phụ
TK 1523: Nhiên liệu
TK 1524: Phụ tùng , dụng cụ
TK 1526: Thiết bị XDCB
TK 1528: Nguyên vật liệu khác
TK 1529: Bảo hộ lao động
TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang được chi tiết thành:
TK 1541: SP dở dang sản xuất chính. TK này lại được chi tiết thành
TK 15411: Công tơ 1 pha
TK 15412: Công tơ 3 pha

TK 15419: Công tơ 3 pha 3 giá
TK 1542: Chi phí SX-KD dở dang phụ. TK này được chi tiết thành
TK 15421: Vận tải
TK 15422: SX-KD dở dang PX cơ dụng
TK 15423: Thuê bên ngoài gia công

TK 155: Thành phẩm. TK này được chi tiết thành:
TK 1551: Công tơ 1 pha
GVHD: ThS. Phan Thị Thanh SV: Bùi Thị Nhung
21

×